Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÁO CÁO MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.82 KB, 7 trang )

BÁO CÁO MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG

BÁO CÁO
MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XÂY
DỰNG NỀN ĐƯỜNG

YÊU CẦU:

1. Trình bày nguyên lý làm việc của các biện pháp xử lý nền đất

yếu bằng phương tiện thoát nước thẳng đứng. Những chú ý khi thiết kế và thi
công. Điều kiện áp dụng.
2. Khái niệm và ứng dụng của Neoweb.

HỌC VIÊN: NGUYỄN ĐỨC NAM HẢI

MHV: 4153218

LỚP: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG A K23.2
1


BÁO CÁO MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG

Câu 1. Trình bày nguyên lý làm việc của các biện pháp xử lý nền đất yếu
bằng phương tiện thoát nước thẳng đứng. Những chú ý khi thiết kế và thi công.
Điều kiện áp dụng.
* Biện pháp xử lý nền đất yếu bằng phương tiện thoát nước thẳng đứng:
1. Nguyên lý làm việc:
Là biện pháp dùng các thiết bị tiêu nước thẳng đứng kết hợp với tải trọng ngoài
làm cho nước lỗ rỗng trong nền đất thoát nước ra theo phương ngang về phía các


thiết bị tiêu nước, sau đó chảy tự do hướng ra ngoài. Quá trình làm cho chiều dài
đường thấm được rút ngắn và giảm thời gian hoàn thoàn cố kết.
Cấu tạo nền đường có bố trí phương tiện thoát nước thẳng đứng là giếng cát,
bấc thấm và các thiết bị tiêu nước thẳng đứng chế tạo sẵn.
Nền đắp
Đệm cát

Lớp thoát nước

Đất yếu

- Bấc thấm
- Giếng cát

Nền cứng hoặc đất yếu
Đất cứng

a. Gia cố nền bằng giếng cát: Là biện pháp làm cho nền đường nhanh chóng
đạt giới hạn về độ lún nhờ quá trình thoát nước nhanh ra ngoài thông qua giếng cát.

HỌC VIÊN: NGUYỄN ĐỨC NAM HẢI

MHV: 4153218

LỚP: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG A K23.2
2


BÁO CÁO MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG


Trong trường hợp khoảng cách cũng như chiều sâu của các giếng cát thích hợp thì nó
có tác dụng làm tăng sức chịu tải cho nền đất.
Có thể thay bằng giếng túi cát có đường kính 7-:-10cm để làm giảm lượng cát
sử dụng.
* Ưu điểm:
- Do túi vải địa kỹ thuật bọc kín nên duy trì được đường thoát nước thẳng đứng
liên tục và tin cậy từ dưới lên đến tầng đệm cát bất chấp sự xáo trộn của bùn hoặc đất
yếu trong quá trình cố kết dưới tác dụng của tải trọng nền đắp. Nếu không có túi bọc
thì buộc phải làm đường kính giếng cát lớn (30-:-40cm) để đề phòng nếu có sự xáo
trộn một đoạn nào đó thì giếng cát vẫn liên tục không bị đứt đoạn (vẫn còn phần tiết
diện giữ được lien tục đảm bảo đường thoát nước không bị gián đoạn).
- Khi dùng đường kính giếng cát nhỏ thì khoảng cách bố trí chúng sẽ phải cắt
giảm đi để đạt yêu cầu về thời gian và độ cố kết mong muốn. Tuy nhiên theo kết quả
nghiên cứu cho thấy: Để đạt cùng một yêu cầu độ cố kết như nhau thì tổng lượng cát
sử dụng làm thoát nước thẳng đứng sẽ càng nhỏ khi đường kính giếng cát càng nhỏ.
Nếu tính cả chi phí làm túi lọc thì tổng chi phí cũng không đắt hơn trong khi tiết
kiệm được cát cũng góp phần giảm tác động xấu đến môi trường thiên nhiên.
b. Gia cố nền bằng bấc thấm: Sử dụng bấc thấm sẽ cho hiệu quả rất cao so với
giếng cát. Khi thi công trên nền đất yếu thì quá trình cố kết sẽ diễn ra trong thời gian
dài, dùng bấc thấm sẽ cho qua trình cố kết diễn ra rất nhanh, đồng thời sẽ làm độ bền
chống cắt của đất tang. Sử dụng bấc thấm kết hợp với vải địa kỹ thuật và gia tải trước
sẽ làm cho nền đất giảm hiện tượng lún không đều và đảm bảo cho quá trình lún kết
thúc gần hết trong giai đoạn thi công.
* Ưu điểm: Tốc độ thi công nhanh, khả năng thấm nước cao, chiều sâu cắm lớn
và có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng, vận chuyển dễ dàng.
Khả năng thoát nước của bấc thấm cao, tối thiểu 15m3/ năm nhưng nếu gặp các
HỌC VIÊN: NGUYỄN ĐỨC NAM HẢI

MHV: 4153218


LỚP: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG A K23.2
3


BÁO CÁO MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG

lớp cát xen kẹp trong đất yếu thì đầu cắm bấc thấm không xuyên qua được, nếu
muốn xuyên qua thì phải dùng thiết bị cắm bấc thấm có tác động rung.
c. Những tồn tại khi sử dụng giếng cát và bấc thầm:
- Công nghệ đóng giếng cát và bấc thấm làm xáo động vùng đất yếu dưới nền
đắp. Khi đất yếu bị xáo động, hệ số thấm giảm nhanh do đó đất lún lấu hơn. Ngoài ra
do xáo động làm phá hoại kết cấu nguyên trạng của đất yếu có thể làm tăng hệ số nén
chặt của đất dẫn đến độ lún tổng cộng tăng lên. Đây là những vấn đề cần nghiên cứu
làm rõ thông qua quan trắc trên các công trình đắp thực tế.
- Chiều sâu đóng giếng cát hoặc cắm bấc thấm có hiệu quả liên quan đến trạng
thái cố kết trước của đất yếu (thông qua áp lực tiền cố kết và chỉ số OCR) và liên
quan đến áp lực do tải trọng đắp gây ra ở mỗi độ sâu trong đất yếu (hay liên quan tới
chiều cao nền đắp). Đồng thời cũng cần nghiên cứu chiều sâu cắm lớn nhất của
phương tiện thoát nước thẳng đứng để đảm bảo sự tồn tại liên tục không đứt gãy của
đường thấm thẳng đứng.
- Cách xác định (ở trong phòng và ngoài hiện trường) các thông số tính toán
quan trọng đó là hệ số cố kết theo phương thẳng đứng Cv và theo phương ngang Ch.
Các thông số này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dự tính độ cố kết trong trường hợp
có sử dụng các phương tiện thoát nước thẳng đứng.
- Phương pháp dự báo độ cố kết tổng hợp U=f(Uv, Uh) trong trường hợp chiều
sâu đóng giếng cát hoặc cắm bấc thấm không đồng nhất với vùng gây lún (thường là
nhỏ hơn chiều sâu vùng gây lún).
- Chiều sâu đóng giếng cát, túi cát hoặc cắm bấc thấm có hiệu quả liên quan đến
trạng thái cố kết trước của đất yếu và liên quan đến chiều cao đắp. Để đảm bảo hiệu
quả thoát nước, chiều sâu xử lý bằng các phương tiện thoát nước thẳng đứng lơn nhất

chỉ nên là 18m.

HỌC VIÊN: NGUYỄN ĐỨC NAM HẢI

MHV: 4153218

LỚP: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG A K23.2
4


BÁO CÁO MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG

2. Những chú ý khi thiết kế và thi công:
Khi áp dụng các phương tiện thoát nước thẳng đứng thì nhất thiết phải bố trí
tầng đệm cát (hoặc bấc thấm ngang). Nếu dùng giếng cát thì đỉnh giếng cát phải tiếp
xúc trực tiếp với tầng đệm cát. Nếu dùng túi cát thì phải chon ngập vào tầng đệm cát
tối thiểu là 30cm. Nếu dùng bấc thấm phải cắm xuyên qua tầng cát đệm tối thiểu
20cm cao hơn tầng đệm cát. Ngoài ra khi áp dụng cần kết hợp với gia tải trước hoặc
một số phương pháp khác để tang nhanh tốc độ cố kết, làm giảm thời gian thi công
và nhanh đưa công trình vào khai thác.
3. Điều kiện áp dụng:
Như vậy biện pháp xử lý nền đất yêu bằng phương tiện thoát nước thẳng đứng
chủ yếu áp dụng cho các nền đất loại sét yếu có hệ số thấm nhỏ. Những nền đất này
thì quá trình cố kết cần rất nhiều thời gian.
Câu 2. Khái niệm và ứng dụng của Neoweb.
1. Khái niệm về Neoweb:
Vấn đề xây dựng trên nền đất yếu luôn là thách thức trong quá trình xây dựng
các công trình giao thông. Mặt đường cấp thấp thường xuyên mất ổn định, bị hư
hỏng trong điều kiện trời mưa, ẩm ướt. Vấn đề mái taluy và mái dốc bị sạt lở mất ổn
định …. Để giải quyết các vấn này, công nghệ ô ngăn hình mạng Neoweb đã được

nghiên cứu và phát triển từ thập niên 1970 của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ để tìm giải
pháp làm đường cho xe quân sự đi qua vùng đất yếu và cát biển với yêu cầu thi công
nhanh khả năng vượt tải lớn và hiệu quả.
Hệ thống Neoweb là mạng lưới các ô ngăn hình mạng dạng tổ ong được đục lỗ
và tạo nhám được tạo ra từ một hỗn hợp mới gồm nhiều sợi polymer sắp xếp một
cách đồng bộ. Khi chèn lấp vật liệu, một kết cấu liên hợp địa kỹ thuật bao gồm các
vách ngăn và vật liệu được tạo ra, với các đặc tính cơ lý địa kỹ thuật được tăng
HỌC VIÊN: NGUYỄN ĐỨC NAM HẢI

MHV: 4153218

LỚP: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG A K23.2
5


BÁO CÁO MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG

cường. Vật liệu chèn lấp rất phòng phú từ đất trồng, đá dăm, sỏi cuội, cát, xỉ than đến
bê tông.
Hệ thống Neoweb gồm hơn 30 loại với các kích thước khác nhau về chiều cao ô
ngăn và kích thước ô ngăn.
Tùy theo yêu cầu thiết kế của công trình mà chọn loại Neoweb nào cho phù hợp
cả về mặt kỹ thuật và kinh tế.
2. Ứng dụng của Neoweb:
Hệ thống Neoweb được ứng dụng trong các công trình giao thong trong các lĩnh
vực:
- Tăng cường sức chịu tải cho móng đường cấp cao.
- Làm lớp mặt cho đường cấp thấp và đường cấp phối.
- Tăng ổn định cho nền đường khi đi qua vùng đất yếu.
- Tăng cường sức chịu tải cho móng đường sắt.

- Tăng cường sức chịu tải cho kết cấu móng băng của tường chắn.
- Làm tường chắn giữ đất.
- Gia cố mố trụ cầu, gia cố bảo vệ mái hầm.
- Bảo vệ mái taluy và mái dốc chống sạt lở v.v…
***

HỌC VIÊN: NGUYỄN ĐỨC NAM HẢI

MHV: 4153218

LỚP: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG A K23.2
6




×