Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Trường cao đẳng Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.28 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ THÚY

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ THÚY

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN
MÃ SỐ: 60 32 02 03
Người hướng dẫn khoa học: TSKH. Nguyễn Thị Đông
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm
Luận văn thạc sỹ

TSKH. Nguyễn Thị Đông



PGS. TS . Trần Thị Quý

HÀ NỘI – 2016


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cụm từ “Văn hóa đọc” đã và đang trở thành đề tài sôi nổi của
xã hội. Bởi, văn hóa đọc dần có vị trí quan trọng mỗi nhận thức của mỗi con
người. Văn hóa đọc - một bộ phận của Văn hóa – là một trong những động
lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết,
có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa
trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.
Ở nước ta, hưởng ứng “Ngày đọc sách thế giới” được tổ chức hàng năm
do Hội đồng Anh (British Council) khởi xướng từ năm 1996,Trung tâm văn
hoá Pháp tại Hà Nội - L’Espace cũng có nhiều hoạt động ý nghĩa để tuyên
truyền cho văn hoá đọc. Ngày 01/04/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã ban hành Quyết định số 1166/QĐ-BVHTTDL chọn ngày 23/04/2011 là
“Ngày hội sách Việt Nam năm 2011”. Đây là lần đầu tiên, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch xây dựng, đồng thời trực tiếp triển khai Đề án tổ chức Ngày
hội đọc sách Việt Nam nhằm tôn vinh sách, quảng bá cho văn hóa đọc cũng
như bảo vệ quyền lợi của những người làm sách chân chính. Ngày 23 tháng 4
hàng năm đã trở thành ngày hội đọc sách,một nét đẹp văn hóa của con người
Việt Nam. Ngày 24/2/2014, theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông,
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách
Việt Nam góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp,
các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, văn hoá đọc vẫn phải đối mặt với
nhiều thách thức không nhỏ. Đáng chú ý là sự phát triển nhanh chóng của

khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông
đang khiến cho việc kiểm soát chất lượng thông tin trở nên khó khăn, hiện
tượng nhiễu tin và thông tin rác là vấn nạn khó khắc phục..., “với sự phát triển
của CNTT, xu thế phát triển tất yếu các xuất bản điện tử - tài liệu số cùng với
1


việc sử dụng ngày một rộng rãi mạng Internet, văn hóa đọc sẽ là sự tích hợp
giữa văn hóa đọc truyền thống với văn hóa nghe - nhìn” [4]. Phát triển văn
hóa đọc càng trở nên quan trọng và là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của
mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn
nhân lực. Bởi phát triển văn hóa đọc của mỗi cá nhân trong cộng đồng chính
là nền tảng xây dựng một xã hội học tập góp phần tạo nên sức mạnh trí tuệ
của toàn dân tộc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống
trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát
triển Văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc
gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực
– nhân tố quyết định mọi thành công. Đây cũng chính là trọng trách quan
trọng mà ngành khoa học thư viện trong và ngoài nước cần có chính sách
đúng đắn để thu hút độc giả đến với các cơ quan thư viện và phát triển sự
nghiệp thư viện ngày càng trở nên cấp thiết hơn nữa đối với toàn dân.
Cùng với sự phát triển chung của sự nghiệp thư viện trong cả nước,
Thư viện trường Cao đẳng Vĩnh Phúc cũng được nhà trường ngày từ những
ngày đầu ra đời đã có định hướng phát triển đúng đắn phù hợp với yêu cầu
của Nhà trường và xã hội. Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc hiện nay là trường
đào tạo đa ngành cho sinh viên trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, nguồn lực thông
tin của thư viện cũng đa dạng và phong phú nhằm góp phần thúc đẩy quá
trình học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong nhà trường. Tuy

nhiên, sự phát triển của thư viện cũng như nhu cầu sử dụng thư viện của
người dùng tin tại thư viện trường vẫn là điều cần nghiên cứu. Nhất là trong
giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay, vấn đề văn hóa đọc đối với sinh
trường Cao đẳng Vĩnh Phúc còn nhiều bất cập và cần được xem xét và nghiên
cứu để có hướng phát triển đúng với xu thế phát triển của thư viện trong cả
nước nói chung và trong tỉnh nói riêng.
2


Nhận thấy nhu cầu cấp thiết để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên
trường Cao đẳng Vĩnh Phúc hiện nay, tôi thiết thấy cần có công trình nghiên
cứu thật nghiêm túc để có thể nâng cao khả năng đọc, học và sử dụng nguồn
lực thông tin có trong thư viện của nhà trường. Góp phần làm tăng thêm sự
ham học hỏi, khả năng hiểu biết cũng như trình độ cho sinh viên nhà trường.
Đồng thời qua đó thúc đẩy hơn nữa quá trình hoạt động của thư viện trong
nhà trường. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Pháp phát triển văn hóa đọc
cho sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc” làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc những năm gần đây đã
được các nước trên thế giới hết sức quan tâm và đã có những hoạt động cụ thể
nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy văn hóa đọc trong thời đại bùng nổ thông
tin. Việc khẳng định vai trò của sách, xác định các giải pháp cho phát triển
văn hóa đọc là việc là vô cùng cần thiết và cấp bách của mọi quốc gia, trong
đó có Việt Nam.
Xét theo xu hướng đề tài nghiên cứu, bài báo đăng trên tạp chí khoa học,
các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ của ngành Thông tin – Thư viện,
Phát hành xuất bản phẩm, Giáo dục học, Xã hội học, văn hóa học… đề cập
đến vấn đề văn hóa đọc. Cụ thể có:
- Về sách tham khảo có những tài liệu sau:

Cuốn “Suy nghĩ về sách, văn hóa đọc và thư viện: Tiểu luận - Bài viết
chọn lọc” của tác giả Nguyễn Hữu Giới tập hợp các bài viết nghiên cứu về
sách, văn hóa đọc. Trong đó, có các bài viết: “Văn hóa đọc trong bối cảnh
bùng nổ truyền thông”, “Ngày hội đọc sách ở Việt Nam nhìn từ thực tiễn cuộc
sống”, “Làm gì để góp phần nâng cao văn hóa đọc cho nhân dân”,“Làm thế
nào để có thể đọc được nhanh”. Thông qua các bài viết, tác giả khẳng định vị
trí, vai trò quan trọng của sách và văn hóa đọc trong đời sống xã hội, đặc biệt
là trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, mặt tích cực của những Ngày
3


hội đọc sách ở nước ta và đưa ra một số đề xuất nhằm thu hút đông đảo bạn
đọc đến tham dự. Những biện pháp để đưa được nhiều sách báo tới tay bạn
đọc, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao văn hóa
đọc cho nhân dân; tác giả còn giới thiệu kỹ năng đọc nhanh và nắm bắt thông
tin để thích ứng với cuộc sống thời hiện đại.
- Các bài viết về văn hóa đọc đăng trên các báo và và tạp chí như:
Bài báo “Văn hóa đọc trong xã hội thông tin”của tác giả Trần Thị
Minh Nguyệt, bài “Văn hóa đọc và công tác đào tạo hướng dẫn bạn đọc người dùng tin” của tác giả Nguyễn Công Phúc, “Biện pháp phát triển văn
hóa đọc trong cộng đồng ở Việt Nam” của tác giả Vũ Dương Thúy Ngà,
“Sách và đọc sách ở nước ta hiện nay” của tác giả Phạm Hồng Toàn, “Nhu
cầu đọc và văn hóa đọc”, “Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt
Nam”của tác giả Nguyễn Hữu Viêm,… Nhìn chung, các tác giả trình bày nội
hàm của khái niệm “văn hóa đọc", xem xét văn hóa đọc ở cấp độ cá nhân bao
gồm nhu cầu đọc, kỹ năng đọc, ứng xử văn hóa; vai trò, nhiệm vụ của các thư
viện trong việc phát triển văn hóa đọc; nội dung và hình thức đào tạo - hướng
dẫn bạn đọc; mặt tích cực và hạn chế của văn hóa đọc nước ta, giải pháp để
phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Tại Hội nghị WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) tổ chức tại
Nairobi, Kenya , ngày 3-4, tháng 5, năm 2012 với chủ đề:"Tăng cường văn

hóa đọc và Sách trong kỷ nguyên số: Quyền tác giả như một phương tiện để
thúc đẩy sự sáng tạo và truy cập", tác giả Japhet Otike trong báo cáo“The role
of the library in promoting reading” đã nêu lênvai trò của thư viện công cộng
trong thúc đẩy việc đọc sách đối với trẻ em thông qua những cách thức như:
ưu tiên trẻ em, giáo viên nên khuyến khích việc sử dụng thư viện trường học
hiệu quả. Tác giả cũng nêu lên những thách thức mà thư viện phải đối mặt
trong việc thúc đẩy đọc sách như: thiếu kinh phí cho các thư viện, phụ thuộc
vào sự đóng góp tự nguyện, cung cấp dịch vụ thư viện miễn phí,…

4


- Vấn đề văn hóa đọc cũng được nhiều tác giả chọn làm đối tượng
nghiên cứu trong các luận văn thạc sỹ chuyên ngành TT-TV như: “Phát triển
văn hóa đọc cho sinh viên tại Học viện cảnh sát nhân dân” của tác giả Đỗ
Thu Thơm; “Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác
giả Nguyễn Thị Thanh Thủy; Xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh
viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” của tác giả Lê Thị Hòa… Trong các
nghiên cứu trên, khái niệm văn hóa đọc được xem xét dưới nhiều góc độ. Đặc
biệt, các tác giả đều nhấn mạnh đến vai trò của thư viện trong việc phát triển
văn hóa đọc. Những giải pháp được đưa ra để phát triển văn hóa đọc đều dựa
trên nghiên cứu cụ thể về đặc điểm người dùng tin.
- Ngoài ra, những công trình nghiên cứu về hoạt động TV trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có công trình nghiên cứu: Hoàng Thị Bích Liên (2012)
“Công tác phục vụ ban đọc tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”,
Nguyễn Thị Hạnh (2012) “Nghiên cứu phát triển các sản phẩm và dịch vụ
thông tin thư viện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”, Lê Văn Minh
(2012) “Tổ chức và hoạt động thư viện cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc”… Tuy
nhiên, các công trình này có hướng nghiên cứu chủ yếu về phục vụ bạn đọc
hay nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin…

Vì vậy, tác giả nhận thấy, nghiên cứu về văn hóa đọc, đây không phải
là đề tài quá mới lạ, thực chất đã có nhiều công trình, bài viết về đề tài này.
Nhưng đối với SV tại trường CĐVP là điều cấp thiết và rất thiết thực. Bởi
vậy, tác giả hi vọng thông qua nghiên cứu, tìm hiểu có thể thúc đẩy hơn nữa
phong trào học và đọc của SV nhà trường để làm cho hoạt động TV của
trường ngày càng gắn bó mật thiết hơn nữa đối với các bạn SV nói riêng và cả
những độc giả đến với TV nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa đọc cho SV.
Phạm vi nghiên cứu: Tại trường CĐVP

5


Thời gian: Từ năm 2014 đến tháng 2015. Lý do tác giả luận văn chọn
thời điểm này, bởi đây chính là thời điểm Trường CĐVP dần chuyển đổi
phương pháp đào tạo từ niên chế sang đào tạo sang tín chỉ. Sự đổi mới
phương pháp đào tạo yêu cầu cả giảng viên và SV phải chủ động trong việc
dạy và học. Đòi hỏi hoạt động thư viện cần hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng
nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục của Nhà trường.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của SV trường
CĐVP, trên cơ sở này đưa ra các giải pháp định hướng phát triển văn hóa đọc
cho SV của trường
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của văn hóa đọc cho SV, xem
xét vai trò và tác động của văn hoá đọc trong nâng cao chất lượng của SV
trường CĐVP.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa đọc của SV trường CĐVP.
- Đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho SV trường CĐVP.

6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp phương pháp luận thư viện
học và thông tin học gắn liền với các quan điểm mới của Đảng và Nhà nước
ta về công tác sách báo và hoạt động thông tin - thư viện.
6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp các tài liệu có liên quan
đến văn hóa đọc. Thực hiện phương pháp này để làm rõ các cơ sở lý luận về
văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc.

6


- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tác giả tiến hành khảo sát văn
hóa đọc của SV trường CĐVP bằng phiếu hỏi. Số phiếu phát ra có 200 phiếu
(tác giả luận văn căn cứ vào số lượng SV của từng khóa), dành cho SV năm
thứ nhất (80 phiếu); SV năm thứ 2 (60 phiếu) và SV năm thứ 3 (60 phiếu).
Tổng số phiếu thu về 200 phiếu. Để được kết quả như vậy, tác giả phát phiếu
câu hỏi tại những buổi học tập trung và thu ngay sau khi SV trả lời xong.
- Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này tại các phòng phục
vụ của Thư viện nhằm thu được thông tin về kỹ năng tìm kiếm tài liệu, lượng
bạn đọc đến Thư viện, cách thức đọc, ứng xử đối với tài liệu, thông tin…
Tác giả đã trực tiếp quan sát tại các phòng đọc sách báo, phòng mượn
sách báo trong thư viện vào hai ngày khác nhau: 1 ngày vào giữa học kỳ 1, 1
ngày vào cuối học kỳ 1 năm 2014. Trong mỗi ngày đặc biệt chú ý vào các giờ
khác nhau: đầu giờ sáng, giữa buổi sáng, buổi trưa và giữa buổi chiều.
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện và làm sáng tỏ thêm lý
luận về phát triển văn hóa đọc cho SV trong bối cảnh đổi mới Giáo dục –
Đào tạo và hội nhập quốc tế.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả nghiên cứu và giải pháp đề xuất của luận văn có thể được
áp dụng tại trường CĐVP nhằm phát triển văn hóa đọc cho SV, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo đối với
các nghiên cứu có liên quan.
8. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu chú trọng phát triển văn hóa đọc cho SVcủa trường CĐVP thì sẽ
nâng cao kỹ năng học tập độc lập cho SV, phát triển khả năng tích cực, chủ
động, sáng tạo của SV góp phần nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu
khoa học của SV.
7


9. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu dự kiến dài khoảng 100 trang A4 bao gồm nội
dung, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Văn hóa đọc với sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
Chương 2: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trường Cao đẳng
Vĩnh Phúc
Chương 3: Đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên
trường Cao đẳng Vĩnh Phúc.


8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

[1]

Nguyễn Thị Kim Anh (2014), Những khó khăn của sinh viên khi tham
gia

nghiên cứu khoa học, Báo Nhân dân điện tử, truy cập tại địa chỉ:

khan-cua-sinh-vien-khi-tham-gia-nghien-cuu-khoa-hoc.html
[2]

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hỏi đáp về một số nội dung đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.81.

[3]

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Dự thảo đề án "Phát triển
Văn hóa

Đọc trong cộng đồng Giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn

2030", website Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, truy cập tại địa chỉ:

/>

duthao/24/index.html
[4]

Huỳnh Đình Chiến, Huỳnh Thị Xuân Phương, Hoàng Thị Trung thu
(2012), Vai trò của thư viện trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục
đại học: hướng đến một cách nhìn nhận tích cực (bản rút gọn), Bản tin
các Trung tâm Học liệu, truy cập tại địa chỉ:
/>
[5]

Nguyễn Tấn Đại (2008), Giáo trình điện tử Phương pháp nghiên cứu
tài liệu

trong nghiên cứu khoa học, truy cập tại địa chỉ:

o/meresci/vi/meresci00.html
[6]

Nguyễn Thị Đông (2014), Internet có thể thay thế được thư viện,
website trường Đại học Kinh tế TP. HCM, truy cập tại địa chỉ:
/>
9


[7]

Nguyễn Hữu Giới (2013), Suy nghĩ về sách, văn hoá đọc và thư viện:
Tiểu luận - Bài viết chọn lọc, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

[8]


Lê Thị Hòa (2014), Xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên
TrườngĐại học Bách khoa Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư
viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

[9]

Trần Anh Khôi (2013), ""Văn hóa đọc", có quá lời không", website
Báo Tuổi

trẻ Online, truy cập tại địa chỉ:

/>[10] Hoàng Lê (2012), Văn hóa đọc thời hiện đại, Báo Nhân dân điện tử,
truy cập tại địa chỉ:
/>[ 11] Trần Viết Long (2012), Vi phạm quyền tác giả trong các trường đại
học ở Việt Nam, website Đại học Huế, Trường Đại học Luật, truy cập
tại

địa

chỉ:

/>
837_837.html
[12] Vũ Dương Thúy Ngà (2010), Biện pháp phát triển văn hóa đọc trong
cộng đồng ở Việt Nam, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4, tr. 17-25.
[13] Nguyễn Ngọc Nguyên (2014), Kỹ năng đọc, Nxb VHTT, Hà Nội.
[14] Trần Thị Minh Nguyệt (2010), Người dùng tin và nhu cầu tin, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
[15] Trần Thị Minh Nguyệt (2006), Suy nghĩ về nghệ thư viện và đào tạo

cán bộ thông tin thư viện trước ngưỡng cửa tương lai, Kỷ yếu hội thảo
khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội
[16] Trần Thị Minh Nguyệt (2009), Văn hóa đọc trong xã hội thông tin, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, số 297, tr. 29-31.
[17] Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung
tâm từ điển học, 1221 tr.

10


[18] Nguyễn Công Phúc (2012), Văn hóa đọc và công tác đào tạo hướng
dẫn bạn

đọc - người dùng tin, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2 (34), tr.

7-10.
[19] Minh Phước (2010), Từ chiếc bookmark nghĩ về văn hóa đọc, Tạp chí
Tia sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ, truy cập tại địa chỉ:
/>D
[20] Nguyễn Hoàng Sơn (2011), Bi kịch của thói quen đọc sách thời xưa
cần được hóa giải, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (4), tr25-31
[21] Đỗ Thu Thơm (2011), Phát triển văn hóa đọc cho SV tại Nhà trường
cảnh sát nhân dân, Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
[22] Thủ tướng Chính phủ (2009), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm
2020: Ban hành kèm theo QĐ 581/QĐ - TTg ngày 06/5/2009.
[23] Nguyễn Thị Thanh Thủy (2014), Văn hóa đọc của sinh viên Đại học
Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại
học Khoa học xã hội


và Nhân văn.

[24] Phạm văn Tình (2006), “ Đọc và văn hóa đọc trước ngưỡng cửa thông
tin”, Tạp chí Thư viện, số 3.
[25] Phạm Hồng Toàn (2012), Sách và đọc sách ở nước ta hiện nay, Tạp chí
Thư viện Việt Nam, số 4 (36), tr. 69-73.
[26] Phạm Hồng Toàn (2012), Hướng tới người đọc, hướng phát triển cho các
thư viện công cộng trong xã hội thông tin, Tạp chí Thư viện Việt Nam (1),
tr.4-8
[27] Nguyễn Hữu Viêm (2013), Nhu cầu đọc và văn hóa đọc, Tạp chí Thư
viện Việt Nam, số 3.
[28] Nguyễn Hữu Viêm (2009), Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở
Việt Nam, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1 (17), tr. 19-26.

11


[29] Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
[30] Trần Quốc Vượng (2009), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Giáo dục Việt

Nam, Hà Nội.
Tiếng Anh
[31] Japhet Otike (2012), The role of the library in promoting reading, truy
cập tại địa chỉ:
/>py.pdf
[32] Langan, John.- Ten steps to building college reading skills: Form A:
Course.-2nd. ed. .- Martol: Townsend press, 1994.
[33] McWhorter, Kathleen T.- Efficient and Flexible Reading: Fifth Edition.New York: Logman, 1998.
[34] Nancy K. Schroeder (2010), Developing a culture of reading in middle

school: What teacher - librarians can do, truy cập tại địa chỉ:
/>ionEDEL900/~/media/elementaryed/Documents/GraduatePrograms/Ca
pping_SamplePaper_Schroeder.pdf

12


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ THÚY

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ THÚY

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN
MÃ SỐ: 60 32 02 03

Người hướng dẫn khoa học: TSKH. Nguyễn Thị Đông
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm
Luận văn thạc sỹ

TSKH. Nguyễn Thị Đông

PGS. TS . Trần Thị Quý

HÀ NỘI – 2016


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cụm từ “Văn hóa đọc” đã và đang trở thành đề tài sôi nổi của
xã hội. Bởi, văn hóa đọc dần có vị trí quan trọng mỗi nhận thức của mỗi con
người. Văn hóa đọc - một bộ phận của Văn hóa – là một trong những động
lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết,
có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa
trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.
Ở nước ta, hưởng ứng “Ngày đọc sách thế giới” được tổ chức hàng năm
do Hội đồng Anh (British Council) khởi xướng từ năm 1996,Trung tâm văn
hoá Pháp tại Hà Nội - L’Espace cũng có nhiều hoạt động ý nghĩa để tuyên
truyền cho văn hoá đọc. Ngày 01/04/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã ban hành Quyết định số 1166/QĐ-BVHTTDL chọn ngày 23/04/2011 là
“Ngày hội sách Việt Nam năm 2011”. Đây là lần đầu tiên, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch xây dựng, đồng thời trực tiếp triển khai Đề án tổ chức Ngày
hội đọc sách Việt Nam nhằm tôn vinh sách, quảng bá cho văn hóa đọc cũng

như bảo vệ quyền lợi của những người làm sách chân chính. Ngày 23 tháng 4
hàng năm đã trở thành ngày hội đọc sách,một nét đẹp văn hóa của con người
Việt Nam. Ngày 24/2/2014, theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông,
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách
Việt Nam góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp,
các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, văn hoá đọc vẫn phải đối mặt với
nhiều thách thức không nhỏ. Đáng chú ý là sự phát triển nhanh chóng của
khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông
đang khiến cho việc kiểm soát chất lượng thông tin trở nên khó khăn, hiện
tượng nhiễu tin và thông tin rác là vấn nạn khó khắc phục..., “với sự phát triển
của CNTT, xu thế phát triển tất yếu các xuất bản điện tử - tài liệu số cùng với
1


việc sử dụng ngày một rộng rãi mạng Internet, văn hóa đọc sẽ là sự tích hợp
giữa văn hóa đọc truyền thống với văn hóa nghe - nhìn” [4]. Phát triển văn
hóa đọc càng trở nên quan trọng và là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của
mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn
nhân lực. Bởi phát triển văn hóa đọc của mỗi cá nhân trong cộng đồng chính
là nền tảng xây dựng một xã hội học tập góp phần tạo nên sức mạnh trí tuệ
của toàn dân tộc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống
trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát
triển Văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc
gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực
– nhân tố quyết định mọi thành công. Đây cũng chính là trọng trách quan
trọng mà ngành khoa học thư viện trong và ngoài nước cần có chính sách
đúng đắn để thu hút độc giả đến với các cơ quan thư viện và phát triển sự

nghiệp thư viện ngày càng trở nên cấp thiết hơn nữa đối với toàn dân.
Cùng với sự phát triển chung của sự nghiệp thư viện trong cả nước,
Thư viện trường Cao đẳng Vĩnh Phúc cũng được nhà trường ngày từ những
ngày đầu ra đời đã có định hướng phát triển đúng đắn phù hợp với yêu cầu
của Nhà trường và xã hội. Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc hiện nay là trường
đào tạo đa ngành cho sinh viên trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, nguồn lực thông
tin của thư viện cũng đa dạng và phong phú nhằm góp phần thúc đẩy quá
trình học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong nhà trường. Tuy
nhiên, sự phát triển của thư viện cũng như nhu cầu sử dụng thư viện của
người dùng tin tại thư viện trường vẫn là điều cần nghiên cứu. Nhất là trong
giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay, vấn đề văn hóa đọc đối với sinh
trường Cao đẳng Vĩnh Phúc còn nhiều bất cập và cần được xem xét và nghiên
cứu để có hướng phát triển đúng với xu thế phát triển của thư viện trong cả
nước nói chung và trong tỉnh nói riêng.
2


Nhận thấy nhu cầu cấp thiết để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên
trường Cao đẳng Vĩnh Phúc hiện nay, tôi thiết thấy cần có công trình nghiên
cứu thật nghiêm túc để có thể nâng cao khả năng đọc, học và sử dụng nguồn
lực thông tin có trong thư viện của nhà trường. Góp phần làm tăng thêm sự
ham học hỏi, khả năng hiểu biết cũng như trình độ cho sinh viên nhà trường.
Đồng thời qua đó thúc đẩy hơn nữa quá trình hoạt động của thư viện trong
nhà trường. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Pháp phát triển văn hóa đọc
cho sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc” làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc những năm gần đây đã
được các nước trên thế giới hết sức quan tâm và đã có những hoạt động cụ thể
nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy văn hóa đọc trong thời đại bùng nổ thông

tin. Việc khẳng định vai trò của sách, xác định các giải pháp cho phát triển
văn hóa đọc là việc là vô cùng cần thiết và cấp bách của mọi quốc gia, trong
đó có Việt Nam.
Xét theo xu hướng đề tài nghiên cứu, bài báo đăng trên tạp chí khoa học,
các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ của ngành Thông tin – Thư viện,
Phát hành xuất bản phẩm, Giáo dục học, Xã hội học, văn hóa học… đề cập
đến vấn đề văn hóa đọc. Cụ thể có:
- Về sách tham khảo có những tài liệu sau:
Cuốn “Suy nghĩ về sách, văn hóa đọc và thư viện: Tiểu luận - Bài viết
chọn lọc” của tác giả Nguyễn Hữu Giới tập hợp các bài viết nghiên cứu về
sách, văn hóa đọc. Trong đó, có các bài viết: “Văn hóa đọc trong bối cảnh
bùng nổ truyền thông”, “Ngày hội đọc sách ở Việt Nam nhìn từ thực tiễn cuộc
sống”, “Làm gì để góp phần nâng cao văn hóa đọc cho nhân dân”,“Làm thế
nào để có thể đọc được nhanh”. Thông qua các bài viết, tác giả khẳng định vị
trí, vai trò quan trọng của sách và văn hóa đọc trong đời sống xã hội, đặc biệt
là trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, mặt tích cực của những Ngày
3


hội đọc sách ở nước ta và đưa ra một số đề xuất nhằm thu hút đông đảo bạn
đọc đến tham dự. Những biện pháp để đưa được nhiều sách báo tới tay bạn
đọc, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao văn hóa
đọc cho nhân dân; tác giả còn giới thiệu kỹ năng đọc nhanh và nắm bắt thông
tin để thích ứng với cuộc sống thời hiện đại.
- Các bài viết về văn hóa đọc đăng trên các báo và và tạp chí như:
Bài báo “Văn hóa đọc trong xã hội thông tin”của tác giả Trần Thị
Minh Nguyệt, bài “Văn hóa đọc và công tác đào tạo hướng dẫn bạn đọc người dùng tin” của tác giả Nguyễn Công Phúc, “Biện pháp phát triển văn
hóa đọc trong cộng đồng ở Việt Nam” của tác giả Vũ Dương Thúy Ngà,
“Sách và đọc sách ở nước ta hiện nay” của tác giả Phạm Hồng Toàn, “Nhu
cầu đọc và văn hóa đọc”, “Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt

Nam”của tác giả Nguyễn Hữu Viêm,… Nhìn chung, các tác giả trình bày nội
hàm của khái niệm “văn hóa đọc", xem xét văn hóa đọc ở cấp độ cá nhân bao
gồm nhu cầu đọc, kỹ năng đọc, ứng xử văn hóa; vai trò, nhiệm vụ của các thư
viện trong việc phát triển văn hóa đọc; nội dung và hình thức đào tạo - hướng
dẫn bạn đọc; mặt tích cực và hạn chế của văn hóa đọc nước ta, giải pháp để
phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Tại Hội nghị WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) tổ chức tại
Nairobi, Kenya , ngày 3-4, tháng 5, năm 2012 với chủ đề:"Tăng cường văn
hóa đọc và Sách trong kỷ nguyên số: Quyền tác giả như một phương tiện để
thúc đẩy sự sáng tạo và truy cập", tác giả Japhet Otike trong báo cáo“The role
of the library in promoting reading” đã nêu lênvai trò của thư viện công cộng
trong thúc đẩy việc đọc sách đối với trẻ em thông qua những cách thức như:
ưu tiên trẻ em, giáo viên nên khuyến khích việc sử dụng thư viện trường học
hiệu quả. Tác giả cũng nêu lên những thách thức mà thư viện phải đối mặt
trong việc thúc đẩy đọc sách như: thiếu kinh phí cho các thư viện, phụ thuộc
vào sự đóng góp tự nguyện, cung cấp dịch vụ thư viện miễn phí,…

4


- Vấn đề văn hóa đọc cũng được nhiều tác giả chọn làm đối tượng
nghiên cứu trong các luận văn thạc sỹ chuyên ngành TT-TV như: “Phát triển
văn hóa đọc cho sinh viên tại Học viện cảnh sát nhân dân” của tác giả Đỗ
Thu Thơm; “Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác
giả Nguyễn Thị Thanh Thủy; Xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh
viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” của tác giả Lê Thị Hòa… Trong các
nghiên cứu trên, khái niệm văn hóa đọc được xem xét dưới nhiều góc độ. Đặc
biệt, các tác giả đều nhấn mạnh đến vai trò của thư viện trong việc phát triển
văn hóa đọc. Những giải pháp được đưa ra để phát triển văn hóa đọc đều dựa
trên nghiên cứu cụ thể về đặc điểm người dùng tin.

- Ngoài ra, những công trình nghiên cứu về hoạt động TV trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có công trình nghiên cứu: Hoàng Thị Bích Liên (2012)
“Công tác phục vụ ban đọc tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”,
Nguyễn Thị Hạnh (2012) “Nghiên cứu phát triển các sản phẩm và dịch vụ
thông tin thư viện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”, Lê Văn Minh
(2012) “Tổ chức và hoạt động thư viện cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc”… Tuy
nhiên, các công trình này có hướng nghiên cứu chủ yếu về phục vụ bạn đọc
hay nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin…
Vì vậy, tác giả nhận thấy, nghiên cứu về văn hóa đọc, đây không phải
là đề tài quá mới lạ, thực chất đã có nhiều công trình, bài viết về đề tài này.
Nhưng đối với SV tại trường CĐVP là điều cấp thiết và rất thiết thực. Bởi
vậy, tác giả hi vọng thông qua nghiên cứu, tìm hiểu có thể thúc đẩy hơn nữa
phong trào học và đọc của SV nhà trường để làm cho hoạt động TV của
trường ngày càng gắn bó mật thiết hơn nữa đối với các bạn SV nói riêng và cả
những độc giả đến với TV nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa đọc cho SV.
Phạm vi nghiên cứu: Tại trường CĐVP

5


Thời gian: Từ năm 2014 đến tháng 2015. Lý do tác giả luận văn chọn
thời điểm này, bởi đây chính là thời điểm Trường CĐVP dần chuyển đổi
phương pháp đào tạo từ niên chế sang đào tạo sang tín chỉ. Sự đổi mới
phương pháp đào tạo yêu cầu cả giảng viên và SV phải chủ động trong việc
dạy và học. Đòi hỏi hoạt động thư viện cần hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng
nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục của Nhà trường.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của SV trường

CĐVP, trên cơ sở này đưa ra các giải pháp định hướng phát triển văn hóa đọc
cho SV của trường
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của văn hóa đọc cho SV, xem
xét vai trò và tác động của văn hoá đọc trong nâng cao chất lượng của SV
trường CĐVP.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa đọc của SV trường CĐVP.
- Đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho SV trường CĐVP.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp phương pháp luận thư viện
học và thông tin học gắn liền với các quan điểm mới của Đảng và Nhà nước
ta về công tác sách báo và hoạt động thông tin - thư viện.
6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp các tài liệu có liên quan
đến văn hóa đọc. Thực hiện phương pháp này để làm rõ các cơ sở lý luận về
văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc.

6


- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tác giả tiến hành khảo sát văn
hóa đọc của SV trường CĐVP bằng phiếu hỏi. Số phiếu phát ra có 200 phiếu
(tác giả luận văn căn cứ vào số lượng SV của từng khóa), dành cho SV năm
thứ nhất (80 phiếu); SV năm thứ 2 (60 phiếu) và SV năm thứ 3 (60 phiếu).
Tổng số phiếu thu về 200 phiếu. Để được kết quả như vậy, tác giả phát phiếu
câu hỏi tại những buổi học tập trung và thu ngay sau khi SV trả lời xong.

- Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này tại các phòng phục
vụ của Thư viện nhằm thu được thông tin về kỹ năng tìm kiếm tài liệu, lượng
bạn đọc đến Thư viện, cách thức đọc, ứng xử đối với tài liệu, thông tin…
Tác giả đã trực tiếp quan sát tại các phòng đọc sách báo, phòng mượn
sách báo trong thư viện vào hai ngày khác nhau: 1 ngày vào giữa học kỳ 1, 1
ngày vào cuối học kỳ 1 năm 2014. Trong mỗi ngày đặc biệt chú ý vào các giờ
khác nhau: đầu giờ sáng, giữa buổi sáng, buổi trưa và giữa buổi chiều.
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện và làm sáng tỏ thêm lý
luận về phát triển văn hóa đọc cho SV trong bối cảnh đổi mới Giáo dục –
Đào tạo và hội nhập quốc tế.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả nghiên cứu và giải pháp đề xuất của luận văn có thể được
áp dụng tại trường CĐVP nhằm phát triển văn hóa đọc cho SV, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo đối với
các nghiên cứu có liên quan.
8. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu chú trọng phát triển văn hóa đọc cho SVcủa trường CĐVP thì sẽ
nâng cao kỹ năng học tập độc lập cho SV, phát triển khả năng tích cực, chủ
động, sáng tạo của SV góp phần nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu
khoa học của SV.
7


9. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu dự kiến dài khoảng 100 trang A4 bao gồm nội
dung, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
10. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Văn hóa đọc với sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
Chương 2: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trường Cao đẳng
Vĩnh Phúc
Chương 3: Đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên
trường Cao đẳng Vĩnh Phúc.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

[1]

Nguyễn Thị Kim Anh (2014), Những khó khăn của sinh viên khi tham
gia

nghiên cứu khoa học, Báo Nhân dân điện tử, truy cập tại địa chỉ:

khan-cua-sinh-vien-khi-tham-gia-nghien-cuu-khoa-hoc.html
[2]

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hỏi đáp về một số nội dung đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.81.

[3]

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Dự thảo đề án "Phát triển

Văn hóa

Đọc trong cộng đồng Giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn

2030", website Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, truy cập tại địa chỉ:

/>
duthao/24/index.html
[4]

Huỳnh Đình Chiến, Huỳnh Thị Xuân Phương, Hoàng Thị Trung thu
(2012), Vai trò của thư viện trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục
đại học: hướng đến một cách nhìn nhận tích cực (bản rút gọn), Bản tin
các Trung tâm Học liệu, truy cập tại địa chỉ:
/>
[5]

Nguyễn Tấn Đại (2008), Giáo trình điện tử Phương pháp nghiên cứu
tài liệu

trong nghiên cứu khoa học, truy cập tại địa chỉ:

o/meresci/vi/meresci00.html
[6]

Nguyễn Thị Đông (2014), Internet có thể thay thế được thư viện,
website trường Đại học Kinh tế TP. HCM, truy cập tại địa chỉ:
/>
9



×