Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.8 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

TRÌNH THỊ QUỲNH

`

SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA
TRÊN BÁO IN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

HÀ NỘI, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

TRÌNH THỊ QUỲNH

`

SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA
TRÊN BÁO IN VIỆT NAM

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã sô: 60 32 01 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quý Phƣơng

HÀ NỘI, 2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG ...................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................... Error! Bookmark not defined.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7
3.1. Mục đích .............................................................................................. 7
3.2. Nhiệm vụ .............................................................................................. 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài....................................................... 9
6.1. Ý nghĩa lý luận ..................................................................................... 9
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 9
7. Kết cấu khóa luận ....................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN ĐỒ HỌA
TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRÊN BÁO IN ...................................... 10
1.1. Một số khái niệm................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm thông tin......................................................................... 10
1.1.2. Khái niệm tin ................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.3. Khái niệm thông tin đồ họa ............ Error! Bookmark not defined.

1


1.2. Lịch sử hình thành và phát triển thông tin đồ họaError! Bookmark not
defined.
1.2.1. Trên thế giới .................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Ở Việt Nam...................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Các tiêu chí phân loại thông tin đồ họa Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Phân chia theo tiêu chí nội dung .... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Phân chia theo tiêu chí hình thức ... Error! Bookmark not defined.
1.3. Đặc điểm của thông tin đồ họa ............. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Thông tin đồ họa là dạng ngôn ngữ phi văn tự, thông tin trực quan
................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Thông tin đồ họa mang tính đa dạng và phổ biếnError! Bookmark
not defined.
1.3.3. Thông tin đồ họa hàm chứa nhiều thông tinError! Bookmark not
defined.
1.4. Vai trò của thông tin đồ họa .................. Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Thông tin đồ họa góp phần làm phong phú hình thức thông tin báo
chí .............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Thông tin đồ họa giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề
................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.3. Dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách có hệ thống (tiến trình, tư
duy hệ thống)............................................. Error! Bookmark not defined.
1.4.4. Thông tin đồ họa giúp tác phẩm báo chí trở nên hấp dẫn hơn
................................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .......................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ CÓ SỬ DỤNG

THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO IN VIỆT NAM .................... ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.

2


2.1. Thông tin đồ họa trên báo in ................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Vài nét về 3 tờ báo được khảo sát... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Khảo sát cụ thể về định lượng và loại hình thông tin đồ họa trên báo
in................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Hạn chế của thông tin đồ họa trên báo inError!

Bookmark

not

defined.
2.2.1. Thông tin đồ họa có tính chất minh họa thay ảnh, giá trị thông tin
thấp............................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2.Số lượng thông tin đồ họa ít ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Kích cỡ thông tin đồ hoạ nhỏ.......... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Nội dung đóng khung trong một vài thể loạiError! Bookmark not
defined.
2.2.5. Chất lượng in ấn chưa tốt ............... Error! Bookmark not defined.
2.3. Xu hướng sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam ........... Error!
Bookmark not defined.
2.3.1. Sử dụng kết hợp đa dạng loại hình . Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Giảm bớt chữ viết............................ Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Chiếm diện tích lớn trên mặt báo ... Error! Bookmark not defined.
2.4. Nhận xét về thông tin đồ họa trên báo in Việt NamError!


Bookmark

not defined.
2.4.1. Về định lượng .................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Về kích thước .................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Tính đa dạng của thông tin đồ họa . Error! Bookmark not defined.
2.5. Tiếp nhận của công chúng đối với thông tin đồ họa trên báo in ... Error!
Bookmark not defined.
2.5.1. Tiếp nhận về mặt hình thức............. Error! Bookmark not defined.
2.5.2. Tiếp nhận về mặt nội dung.............. Error! Bookmark not defined.

3


2.5.3. Khó khăn - thuận lợi đối với công chúng khi tiếp nhận thông tin
đồ họa........................................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 .......................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÔNG
TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO IN VIỆT NAMERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
3.1. Xu hướng sử dụng thông tin đồ họa ở một vài tờ báo quốc tế điển hình
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Kết hợp đa dạng loại hình .............. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Chiếm diện tích lớn trên mặt báo ... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Thay thế cho chữ viết ...................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo in ở
Việt Nam ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Yếu tố chủ quan............................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Yếu tố khách quan ........................... Error! Bookmark not defined.

3.3. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên
báo in ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Đối với cơ quan báo chí.................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Đối với cá nhân phóng viên, biên tập viên, thiết kế làm thông tin đồ
họa ............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Đối với việc thể hiện tác phẩm báo chíError!

Bookmark

not

defined.
Tiểu kết chƣơng 3 .......................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
KẾT LUẬN .................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 12
PHỤ LỤC ....................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

4


5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, công chúng báo chí hiện đại không chỉ
mong muốn một tác phẩm báo chí kịp thời, chính xác về mặt nội dung mà còn
phải hấp dẫn về mặt hình thức. Bên cạnh đó, công chúng báo chí cũng mong
muốn ở tác phẩm báo chí có thể đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu thông
tin của họ trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Do đó, vấn đề đặt ra với báo chí nói chung và báo in nói riêng đó là
thay đổi cách thức, phương phức và hình thức truyền tải thông tin để đáp ứng
nhu cầu của độc giả. Đặc biệt ngày nay, các cơ quan báo chí hiện đại cũng
đang phát triển theo hướng tích hợp nhiều yếu tố thông tin trong một tác
phẩm báo chí và sử dụng nó như một “công cụ” để thu hút độc giả và thông
tin đồ họa cũng là một trong những “công cụ” đó.
Trong một bài phỏng vấn, ông Eric Scherer - Giám đốc chiến lược kế
hoạch và hợp tác tại Agence France Presse (Pháp) đã khẳng định: "Báo chí trực
quan đang là một trong những xu hướng không chỉ của phương tiện truyền
thông truyền thống mà còn của các phương tiện truyền thông mới. Một bức ảnh
hoặc đồ họa tốt có thể đáng giá hơn 1.000 - 2.000, thậm chí 3.000 từ".
Thông tin đồ họa (tên tiếng Anh được gọi là Infographics hay
Information graphics) là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình
bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức tạo thành những thống kê chính xác và
rõ ràng giúp cho người đọc dễ hiểu. Thông tin đồ họa thường được bố trí khoa
học, đẹp mắt giúp người đọc dễ hiểu, thay vì bạn phải đọc và xem qua hàng
ngàn trang web, hay thiết kế, các thống kê phức tạp… thì chỉ cần xem một
thông tin đồ họa là có thể nắm đủ thông tin của chủ đề mà mình muốn xem.
Với những thế mạnh của thông tin đồ họa mà báo chí đã ứng dụng loại hình

6


này trong việc truyền tải thông tin trên các loại hình báo chí, đặc biệt phải kể
đến việc ứng dụng hình thức thông tin mới này trên báo in.
Báo in là một loại hình báo chí ra đời sớm nhất so với báo phát thanh,
báo truyền hình và báo mạng điện tử. Với lịch sử phát triển lâu đời, cùng hạn
chế chỉ thể hiện qua ngôn ngữ phi văn tự, chữ viết, hình ảnh buộc báo in phải
thay đổi về hình thức trình bày thông tin để hấp dẫn độc giả hơn.
Qua việc theo dõi các tờ báo in trong nước và một số tờ báo in ngoài

nước tôi thấy như sau:
Hiện nay, nhiều tờ báo in nổi tiếng thế giới có sử dụng rất nhiều thông
tin đồ họa. Tuy nhiên, đối với báo in trong nước, cụ thể là Lao động, Tuổi Trẻ
và Thời báo Kinh tế Việt Nam việc sử dụng thông tin đồ họa còn khá hạn chế,
ít ỏi về số lượng đồng thời chất lượng của thông tin đồ họa cũng chưa được
cao, hình thức còn sơ sài và đơn giản.
Báo Lao Động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam. Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong
hệ thống báo chí truyền thông của chính quyền Việt Nam hiện tại. Hiện nay,
báo có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản điện tử. Về nội dung, báo
luôn giữ vững quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Tổng
liên đoàn Lao động Việt Nam, cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời
sống: Chính trị, kinh tế, thể thao, pháp luật... Đối tượng báo hướng đến những
độc giả nằm trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi.
Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm các
ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi
Trẻ Cười và báo điện tử Tuổi Trẻ Online. Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức
ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo Tuổi Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng
khoảng 5.000 bản/tuần.

7


xuất bản năm 1993.
Bằng những tài liệu đã nêu ở trên đã giúp chúng tôi có một cái nhìn
tổng quan về việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo chí nói chung và cho thể
loại báo in nói riêng. Mặc dù đã cố gắng sưu tầm, thống kê nhưng chưa đầy
đủ về các tài liệu, nguồn còn ít ỏi nói về thông tin đồ họa, nhưng chúng tôi đã
cố gắng khái quát nhất về loại hình thông tin mới này trên báo in.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thông tin đồ họa trên báo chí
nói chung và báo in nói riêng, đánh giá thực trạng sử dụng thông tin đồ họa
trong các tác phẩm báo chí trên báo in Lao động, Tuổi trẻ và Thời báo Kinh tế
Việt Nam.
Bên cạnh đó chỉ ra được những ưu, nhược điểm và đóng góp giải pháp
giúp nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng thông tin đồ họa trên báo in và
vai trò của thông tin đồ họa đối với báo chí trong tương lai (đánh giá xu
hướng).
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, Luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu các tài liệu, sách tham khảo, các bài báo trên các tờ báo
in, các tài liệu trên internet… để hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thông tin
đồ họa trên báo in ở Việt Nam hiện nay.
- Sưu tầm, thống kê, định lượng, định tính các yếu tố liên quan đến các
tác phẩm báo chí trên báo in có sử dụng thông tin đồ họa.
- Khảo sát thực trạng ứng dụng hình thức thông tin đồ họa này vào các tác
phẩm báo chí trên các tờ báo in trên thế giới và trong nước như Lao động, Tuổi
Trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam. Bao gồm: Quá trính thực hiện, cách thức thể
hiện và hiệu quả của những sản phẩm báo chí ứng dụng thông tin đồ họa đó.

8


- Từ hiện trạng việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo in nói chung, các
tờ báo lựa chọn khảo sát nói riêng, để đưa ra đánh giá về vai trò, hiệu quả sử
dụng và xu hướng thay đổi của thông tin đồ họa trên trang báo in Việt Nam.
Nội dung khảo sát cụ thể làm các nhiệm vụ sau đây: Tổng hợp, phân
tích các loại hình thông tin đồ họa theo tiêu chí; vị trí, đặc điểm và vai trò

thông tin đồ họa trên báo in, một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng của việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo in của Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Là thông tin đồ họa trong các tác phẩm báo chí trên báo in
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác phẩm báo chí trên 3 tờ báo in: Lao động, Tuổi trẻ và Thời báo Kinh
tế Việt Nam từ ngày 01/10/2014 đến 30/3/2015.
Với phạm vi nghiên cứu như vậy, chúng tôi mong sẽ tạo ra được sự
phong phú, đa dạng, rút ra được những nhận xét mang tính thực tiễn, bổ ích.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Được sử dụng với mục
đích khái quát, bổ sung hệ thống lý thuyết về nghiên cứu thông tin đồ họa.
Đây chính là những lý thuyết cơ sở cho việc đánh giá các kết quả khảo sát
thực tế và tìm kiếm những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích nội dung: Được sử dụng vào việc phân tích
tờ báo in Tuổi Trẻ, Lao động, Thời báo Kinh tế Việt Nam và một số tờ báo in
trong và nước ngoài có sử dụng thông tin đồ họa.
+ Phương pháp khảo sát, thống kê được vận dụng để làm sáng tỏ thực
trạng sử dụng thông tin đồ họa trong tác phẩm báo in trong diện khảo sát với
những ưu điểm, hạn chế, những thành công và các vấn đề đặt ra.

9


+ Phương pháp định lượng: Nghiên cứu, tổng hợp các tác phẩm thông
tin đồ họa chuyển thành dạng số để đối chiếu, so sánh.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Khảo sát các tác phẩm báo chí
sử dụng thông tin đồ họa trên các tờ báo in: Lao Động, Tuổi Trẻ, Thời báo

Kinh tế Việt Nam.
+ Phương pháp anket: Phát phiếu điều tra với khoảng 100 phiếu để thu
thập ý kiến của độc giả về những vấn đề mà luận văn nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đây có thể coi là một nguồn tài liệu tham khảo dành cho những thế hệ
sinh viên, học viên của các ngành khoa học xã hội nhân văn nói chung và
ngành báo chí truyền thông nói riêng, cũng như những ai có quan tâm đến
thông tin đồ họa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hy vọng với những vấn đề được đúc rút ra từ luận văn, nó sẽ trở thành
nguồn tài liệu tham khảo có hệ thống cho các tòa soạn báo, đặc biệt với những
người thực hiện thông tin đồ họa trên báo in, tài liệu tham khảo cho sinh viên
được đào tạo về thiết kế và trình bày báo in…
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, hình minh
họa… luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thông tin đồ họa trong tác phẩm báo chí
trên báo in
Chương 2: Khảo sát các tác phẩm báo chí có sử dụng thông tin đồ họa trên
báo in Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên báo in
Việt Nam

10


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN ĐỒ HỌA
TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRÊN BÁO IN
1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm thông tin
Trong quá trình phát triển của lịch sử lý luận, cho đến nay đã có rất
nhiều khái niệm về thông tin. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này, chúng
tôi chỉ dẫn ra những khái niệm được nhiều người sử dụng và mang nội hàm
chính xác hơn cả.
Thông tin (tiếng Anh là Information) qua phân tích khái niệm thông tin
có thể hiểu theo hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về một hành động cụ thể để
tạo ra một hình thái; thứ hai là, nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái
niệm hay biểu tượng. Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm sự tạo lập
cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt. Nó thể hiện sự gắn
kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức.
Theo quan điểm của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có của
vật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Nội dung của thông
tin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự kiện hiện
tượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sự
vật khác. Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh. Những dấu ấn để lại
chính là những thông tin của hệ thống vật chất này đối với hệ thống vật chất
khác. Phản ánh của vật chất này đối với hệ thống vật chất khác. Phản ánh của
vật chất là phản ảnh thông tin, không có thông tin chung chung mà thông tin
là thông tin về sự vật này đối với sự vật khác.
Ví dụ:
- Một cái bàn có thông tin là làm bằng chất liệu gì? Màu gì? Bàn ăn hay bàn
làm việc?...

11


- Tờ báo có thông tin: in bằng giấy gì? cơ quan chủ quản là ai? Đối tượng độc
giả là ai? Tác giả là ai?...
Theo Đại từ điển tiếng Việt (NXB Văn hóa - Thông tin, 1996 do

Nguyễn Như Ý chủ biên), thông tin là: (1) tin tức được truyền đi cho nhau
biết; (2) tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh.
Ví dụ như thông tin về thời tiết, thông tin về Quốc hội, thông tin về
biển Đông...
Từ điển Bách Khoa (NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội, 2005), thông tin
được định nghĩa là một khái niệm khái quát về các điều hiểu biết, tri thức thu
được qua nghiên cứu, khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối tượng với nhau.
"Thông tin là một loại hình hoạt động để chuyển đi các nội dung thông
báo. Hoạt động thông tin không chỉ có trong xã hội loài người. Ngay trong
thiên nhiên cũng có những hoạt động thông tin phức tạp, đa dạng của các
loài động vật khác nhau" – [21, tr22]
Như vậy, có thể hiểu và phân tích thông tin có nghĩa là truyền đi tin tức
có thông điệp ở trong đó. Thông tin có thể hiểu theo phân tích nghĩa của từ
Thông - nghĩa là có thông điệp, thông báo; còn Tin - nghĩa là tin tức. Khi cả 2
từ "thông" ghép với từ "tin" thành thông tin ở đây được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, đó chính là nội dung thông tin; Thứ hai, đó là phương tiện thông
báo, báo tin. Trong lĩnh vực báo chí truyền thông thì nghĩa thứ hai phù hợp
hơn và mục đích sử dụng nhiều hơn cả.
Từ những quan niệm khác nhau trong nhiều cuốn sách, chúng ta đi đến
cách hiểu chung nhất như sau: Thông tin là tất cả những kiến thức, tri thức,
hiểu biết hay những tín hiệu, dấu hiệu mang ý nghĩa và giá trị nhất định đối
với đời sống xã hội, được truyền bá, loan báo hoặc trao đổi giữa con người
hay các tổ chức xã hội với nhau.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo in Lao Động

2. Báo in Tuổi Trẻ
3. Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam
4. Hoàng Đình Cúc - Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại,
NXB Lý luận Chính trị
5. Hà Minh Đức (2001), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
ĐH Quốc gia Hà Nội
6. Nguyễn Việt Hà (1998) Thông tin phi văn tự trên báo chí hiện nay, Khóa
luận tốt nghiệp
7. Khoa Báo chí và Truyền thông (2010), “Báo chí những vấn đề lý luận và
thực tiễn” (tập VII), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
8. Vũ Quang Hào (2009), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, NXB Hà
Nội, Hà Nội.
9. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông Tấn, Hà Nội
10. Phạm Thị Thúy Hằng - Mats Wikman (2010), Những trang báo đẹp Cẩm nang dành cho các nhà thiết kế, Bộ Thông tin và Truyền thông - Đại sứ
quán Thụy Điển tại Việt Nam.
11. Nguyễn Chí Hùng (2011), Maket phụ trương báo in ở thành phố Hồ Chí
Minh, từ góc độ lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
12. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí - truyền thông, NXB ĐH
Quốc gia Hà Nội
13. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội

13


14. Hội Nhà báo Việt Nam - Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (2007),
Thực hành thiết kế và trình bày báo
15. Trần Bích Ngân (2011), Việc sử dụng đồ hoa tin tức trên báo Đầu Tư,
Khoa luận tốt nghiệp

16. Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh
17. Nhiều tác giả (1998), Nhà báo - bí quyết, kỹ năng nghề nghiệp, NXB Lao
động
18. Roger C.Parker’s (2003), Thiết kế - tạo mẫu và dàn trang – Design &
Layout Volume 1, NXB Trẻ.
19. Hà Huy Phượng (2000), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn
Hóa – Thông Tin.
20. Hà Huy Phượng (2006), Tổ chức nội dung và thiết kế trình bày báo in,
NXB Lý luận Chính trị
21. E.P. Prôkhôrốp (2007), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Thông Tấn
22. Alam Swann (2003), Ý tưởng - bố cục và thể hiện – Design & Layout
Volume 2, NXB Trẻ.
23. Phan Quang (2007), Về diện mạo báo chí Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin
24. Trần Quang (2001), Làm báo lý thuyết và thực hành, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội
25. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa Thông tin
26. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia
27. Tạ Ngọc Tấn (2007), Một số vấn đề về phát triển báo chí nước ta hiện nay
/>
14


so-van-de-ve-phat-trien-bao-chi-nuoc-ta-hien.aspx
28. Nguyễn Minh Tiến (2002), Từ điển báo chí Anh Việt, NXB Thông tấn
29. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ
30. Tạp chí Thế giới tiếp thị
31. Nguyễn Thị Thiện (2011), Vấn đề sử dụng đồ họa trong thông tin báo chí
ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội

32. Hữu Thọ (1998), Công việc của người viết báo, NXB Giáo dục
33. Đào Thu Trang (2013), Đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo mạng
điện tử Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội
34. Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí (2012): Thông tin đồ họa
- Xu thế thời đại
/>35. Nguyễn Như Ý (chủ biên – 2005), Từ điển Bách Khoa, NXB Từ điển
Bách khoa Hà Nội
36. Ngô Thị Yến (2013), Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình
truyền hình, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội
Tiếng Anh
37. Kelly Barry (2001), Reporting and editing news
38. Creative Bloq (2016): 10 free tools for creating infographics
/>39. Valentina D'Efilippo & James Ball (2003), The Infographic History of the
World, USA.

15


40. Banu Uyan Dur (2014); Interactive Infographic on The Internet at
Internatinal Conference on Communication, Media, Technology and Design,
Istabul – Tukey.
41. />42. />43. />44. Chiqui Esteban (2008): Infographics departments around the world: RCS
Quotidiani, Italia (Corriere della Sera, La Gazzetta dello Sport)
/>45. Jennifer George – Palilonis (2006); A Practical Guide to graphics
reporting information graphics for Print, Web & Broadcast; USA.
46. Peter Ong (1994), Newspaper design: Inforgraphics
47. Oxfort Advanced learner'sDictionary
48. Mark Smiciklas (2012), The Power of Infographics: Using Pictures to

Communicate and Connect with Your Audiences, USA.
49. Understanding Graphics (2011): Infoposters Are Not Infographics: A
Comparison
/>50. Fianalcial Times newspaper
51. Eugene Woo (2016) How to Make an Infographic in 5 Steps
/>
16



×