Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Thời đại Kim khí Đắk Lắk trong bối cảnh tiền - sơ sử Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 237 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM BẢO TRÂM

THỜI ĐẠI KIM KHÍ ĐẮK LẮK
TRONG BỐI CẢNH TIỀN SƠ SỬ TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 62 22 03 17

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN KHẮC SỬ
2. TS. LƢƠNG THANH SƠN

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

....................................................................................................................... 1

Chƣơng một. TỔNG QUAN TƢ LIỆU .......................................................................10
1.1. Vài nét về địa - văn hóa tỉnh Đắk Lắk...................................................................10
1.2. Tình hình phát hiện, nghiên cứu ...........................................................................22
1.3. Ti u kết ............................................................................................................41
Chƣơng hai. ĐẶC TRƢNG DI TÍCH VÀ DI VẬT - ĐÔI NÉT PHÁC THẢO


VỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CƢ DÂN THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở ĐẮK LẮK ........ 43
2.1. Đặc trƣng di tích và di vật....................................................................................43
2.2. Niên đại và các giai đoạn phát tri n ......................................................................91

2.3. Phác thảo đôi nét diện mạo lịch sử - văn hóa cƣ dân thời đại Kim khí Đắk Lắk ....... 95
2.4. Ti u kết ..........................................................................................................103
Chƣơng ba. THỜI ĐẠI KIM KHÍ ĐẮK LẮK TRONG BỐI CẢNH
RỘNG HƠN .......................................................................................... 106
3.1. Thời đại Kim khí Đắk Lắk trong bối cảnh tiền - sơ sử Tây Nguyên ......................106
3.2. Thời đại Kim khí Đắk Lắk với các di tích Kim khí khác ngoài Tây Nguyên ........... 119
3.3. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khảo cổ ở tỉnh Đắk Lắk ................................126
3.4. Ti u kết ............................................................................................................137
KẾT LUẬN ..........................................................................................................140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...........................................................142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................143
PHỤ LỤC MINH HỌA ..........................................................................................155


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC

- Before Christ (Trƣớc Công nguyên)

BP

- Before Present (Cách ngày nay)

Cm

- Xentimét


GS

- Giáo sƣ

KCH

- Khảo cổ học

KHXH

- Khoa học xã hội

KH&KT

- Khoa học và Kỹ thuật

Km

- Kilômét

m

- Mét

Nxb.

- Nhà xuất bản

NPHM…


- Những phát hiện mới về khảo cổ học năm

PGS

- Phó giáo sƣ

ThS

- Thạc sĩ

Tr.

- Trang

TS

- Tiến sĩ

TT

- Thứ tự

Tp.

- Thành phố

VHTT

- Văn hoá Thông tin



DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 1.1. Địa danh khảo cổ thuộc tỉnh Đắk Lắk dùng trong luận án [Nguồn: 189,
tr.51-56];
Bảng 1.2. Phân loại trống đồng trong Bảo tàng Đắk Lắk [Nguồn: Bảo tàng Đắk
Lắk];
Bảng 2.3. Thống kê các địa đi m thuộc thời đại Kim khí Đắk Lắk [Nguồn: Bảo tàng
Đắk Lắk];
Bảng 2.4. Thống kê địa đi m - loại hình di tích Kim khí Đắk Lắk [Nguồn: Bảo tàng
Đắk Lắk];
Bảng 2.5. Bảng thống kê phân loại mảnh gốm di chỉ D‟ha Prong [Nguồn: Trần Quý
Thịnh 2002];
Bảng 2.6. Thống kê số lƣợng mảnh loại hình đồ gốm Buôn M‟râu [Nguồn: Trần
Quý Thịnh 2007];
Bảng 2.7. Thống kê mảnh gốm hoa văn và loại hình gốm Buôn M‟râu [Nguồn: Trần
Quý Thịnh 2007];
Bảng 2.8. Thống kê phân loại rìu, bôn di tích Chƣ K‟tur [Nguồn: Nguyễn Gia Đối
2003];
Bảng 2.9. Phân loại phác vật di tích Chƣ K‟tur [Nguồn: Nguyễn Gia Đối 2003];
Bảng 2.10. Phân loại hiện vật đá trong di tích D‟ha Prong [Nguồn: Trần Quý Thịnh
2003].
Bảng 2.11. Phân loại đồ đá trong một số địa đi m khai quật ở Đắk Lắk [Nguồn: Tác
giả].
Bảng 2.12. Niên đại tuyệt đối của văn hoá Lung Leng (Kon Tum) [Nguồn: Nguyễn
Khắc Sử (chủ biên) 2005, tr.593-595].


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, là địa bàn chiến lƣợc
quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội và quân sự của Tây Nguyên nói riêng và cả
nƣớc nói chung; nơi có địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ; nơi cƣ trú
lâu đời của nhiều dân tộc bản địa với các sắc thái văn hóa đặc sắc.
Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung là địa bàn nghiên cứu hấp d n
của khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có khảo cổ học. Các di tích và di vật
khảo cổ học ở đây là nguồn sử liệu quan trọng không chỉ đối với nghiên cứu lịch sử
văn hóa của Đắk Lắk mà của cả vùng đất Tây Nguyên. Nó còn góp phần soi rõ các
chặng đƣờng giao lƣu, hội nhập và tiếp biến văn hoá giữa vùng đất này với các
vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam và các nƣớc Đông Nam Á.
1.2. Trƣớc năm 1975, trên đất Đắk Lắk chỉ có một vài phát hiện lẻ về khảo cổ
học. Từ năm 1975 đến nay, với Ch

ng tr nh nghiên c u Tr

N m Bộ 1993 - 2000) của Thủ tƣớng Chính phủ; Ch

ng S - T y Nguyên -

ng tr nh i u tr c bản

hảo c h c T y Nguyên - N m Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;
các đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp cơ sở của Viện Khảo cổ học, Viện Phát tri n bền
vững vùng Tây Nguyên, Viện KHXH vùng Nam Bộ Tp. Hồ Chí Minh và Sở Văn
hoá, Th thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho thấy tiềm năng khảo cổ học ở đây rất lớn
và bƣớc đầu đƣợc khơi dậy.
Một số công trình về khảo cổ học Tây Nguyên đã đƣợc công bố. Đó là các bài
báo đã đăng tải trên Tạp chí Khảo c h c; trong Kỷ yếu hội nghị Nh ng phát hi n
m iv


hảo c h c hàng năm; một số công trình chuyên khảo nhƣ: Ti n sử Gi L i

(1995), Khảo c h c ti n sử

L

(2004); Khảo c h c ti n sử - s sử Mi n

Trung - Tây Nguyên (2006); Khảo c h c Ti n sử T y Nguyên (2007); Khảo c h c
Ti n sử Kon Tum (2007), Khảo c h c ti n - s sử và lịch sử l m ồng (2014) hoặc
một số luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ khảo cổ học đã đƣợc bảo vệ thành công.
Những kết quả nghiên cứu trên đã đóng góp không nh vào quá trình nhận thức
1


chung về khảo cổ học tiền - sơ sử Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Tuy
nhiên, cho đến nay v n chƣa có một công trình chuyên khảo nào nói về thời đại
Kim khí ở tỉnh Đắk Lắk.
1.3. Các di tích khảo cổ học Đắk Lắk khá đa dạng thuộc nhiều giai đoạn, từ
thời đại Đá cũ, Đá mới đến thời đại Kim khí. Trong đó một số di tích thời đại Kim
khí tiêu bi u ở Đắk Lắk nhƣ di tích Chƣ K‟tur, D‟ha Prong, Buôn M‟râu, ... đã đƣợc
khai quật và một số di tích khác đã thám sát. Đắk Lắk cũng là địa bàn có nhiều sƣu
tập hiện vật đồng, đặc biệt là trống đồng. Các phát hiện này cho thấy đây là vùng
đất sớm có sự khai phá của con ngƣời và trong tiến trình phát tri n văn hóa, đây
cũng là vùng đất năng động, sáng tạo và có mối giao lƣu rộng mở với khu vực xung
quanh, đặc biệt là thời đại Kim khí, thời đại văn minh.
1.4. Nghiên cứu các di tích, di vật thời đại Kim khí ở Đắk Lắk góp phần vào
việc hoàn thiện bức tranh phát tri n văn hóa vùng nam Tây Nguyên, còn là cơ sở
cho công tác điều tra, phát hiện và qui hoạch bảo vệ, phát huy di sản khảo cổ học
trong tƣơng lai; góp thêm tƣ liệu khảo cổ học cho việc trƣng bày bảo tàng các tỉnh,

biên soạn địa chí, giáo trình đào tạo đại học và sau đại học ở Tây Nguyên.
Tác giả luận án sinh ra trên đất Đắk Lắk, đƣợc công tác ở Bảo tàng Đắk Lắk,
có nhiều cơ may tham gia điều tra, khảo sát, phát hiện và khai quật một số di tích
thời đại Kim khí tỉnh nhà, thƣờng xuyên tiếp cận di tích và di vật khảo cổ trong kho
đ ki m kê, bảo quản, trƣng bày. Do vậy, nghiên cứu sinh mạnh dạn chọn tiêu đề:
“Th i ại Kim hí

L

trong bối cảnh ti n - s sử T y Nguyên” làm đề tài

nghiên cứu sinh, chuyên ngành Khảo cổ học của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1. Hệ thống hóa tƣ liệu điều tra, thám sát và khai quật các di tích thời đại
Kim khí, gồm thời đại Đồng thau và sắt sớm ở Đắk Lắk; các công trình nghiên cứu
khảo cổ học về đề tài này, nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin
đầy đủ, cập nhật và có hệ thống nguồn sử liệu về tiến trình phát tri n văn hóa thời
đại Kim khí ở Đắk Lắk

2


2.2. Nghiên cứu các di tích và di vật khảo cổ thời đại Kim khí Đắk Lắk, các
sƣu tập di vật đồ đồng và đồ sắt, đặc biệt là sƣu tập trống đồng góp phần làm rõ đặc
trƣng, tính chất, niên đại và các giai đoạn phát tri n thời đại Kim khí Đắk Lắk.
2.3. Trên cơ sở phân tích so sánh các di tích và di vật thời đại Kim khí Đắk
Lắk với các tỉnh Tây Nguyên, với một số tỉnh ven bi n liền kề ở Trung Bộ và ở
miền Đông Nam Bộ, bƣớc đầu xác định vị trí thời đại Kim khí Đắk Lắk trong bối
cảnh rộng hơn.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣ ng ng i n cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là các di tích đã đƣợc thám sát, khai
quật thuộc thời đại Kim khí ở Đắk Lắk, gồm 16 di tích. Trong số đó có 5 di tích đã
đƣợc khai quật là D‟ha Prong, Chƣ K‟tur, Buôn M‟râu, Buôn Triết (l p trên), Buôn
Kiều (l p trên); 11 địa đi m đƣợc phát hiện, thám sát là Hòa Hiệp, Ea Hning, Thôn
Ba, Cao Thắng, Ea Tiêu, Tsham A, Ea Gar, Thanh Sơn, Bản Thái, Xuân Vĩnh,
Buôn Hàng Năm. Ngoài ra còn có một số sƣu tập phát hiện lẻ đáng chú ý nhƣ: đàn
đá, trống đồng phát hiện ng u nhiên...
- Ngoài các di chỉ thời đại Kim khí ở Đắk Lắk, đề tài luận án còn tham khảo
tài liệu về các di tích thời đại Kim khí ở Tây Nguyên, miền Trung và Nam Bộ.
Những tƣ liệu này nhằm so sánh, đối chiếu về các đặc trƣng di tích, di vật thời đại
Kim khí ở Đắk Lắk với các vùng miền khác trong quá khứ. Bên cạnh đó, đề tài còn
tham khảo nguồn tƣ liệu của các ngành khoa học khác: tƣ liệu địa chất, địa lý, tƣ
liệu sử học, nhân học, vật lý, ngôn ngữ học, dân tộc học… trong nghiên cứu thời đại
Kim khí Đắk Lắk.
3.2. P ạm vi ng i n cứu: Về không gian: tỉnh Đắk Lắk; có mở rộng ra một
số tỉnh liền kề khi phân tích so sánh, đặc biệt là Tây Nguyên. Về thời gian: Những
di tích, di vật thuộc thời đại Kim khí ở Đắk Lắk.
Về phạm vi vấn đề chính mà luận án đi sâu nghiên cứu là: xác định đặc trƣng,
tính chất, niên đại, các giai đoạn phát tri n của các di tích, di vật thuộc thời đại Kim
khí ở Đắk Lắk; đồng thời đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa của cƣ dân thời đại Kim

3


khí Đắk Lắk trong tiến trình phát tri n văn hóa chung của Tây Nguyên nói riêng và
Việt Nam nói chung.
3.3. Nguồn tƣ liệu sử dụng trong luận án là các sƣu tập hiện vật hiện có
trong Bảo tàng Đắk Lắk, các hồ sơ khai quật, các bài viết trên tạp chí Khảo c h c
và Kỷ yếu Nh ng phát hi n m i v


hảo c h c xuất bản hàng năm, các đề tài

nghiên cứu khoa học đã công bố và một số bài viết đăng trên tạp chí khoa học trong
và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài luận án.
4. P ƣơng p áp ng i n cứu
4.1. Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống trong khảo cổ
học nhƣ: điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ; phƣơng pháp đo, v , chụp ảnh, miêu
tả di tích và di vật đi n hình; phƣơng pháp thống kê, phân loại di vật; phân tích so
sánh kỹ thuật chế tác công cụ đá giữa các di tích ở Đắk Lắk với nhau và giữa Đắk
Lắk với các di tích khác ở trong và ngoài Tây Nguyên, làm rõ hơn đặc trƣng di tích
và di vật.
4.2. Luận án sử dụng phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành nhƣ: địa khảo cổ, địa - văn hóa, khảo cổ - nhân học so sánh và ngôn ngữ - tộc ngƣời trong
việc lý giải tiến trình nảy sinh và phát tri n của thời đại Kim khí ở Đắk Lắk. Luận
án sử dụng một số kết quả nghiên cứu của khoa học tự nhiên liên quan đến di tích
và di vật thời đại Kim khí nhƣ phân tích niên đại tuyệt đối (C14); phân tích bào tử
phấn hoa; phân tích thành phần thạch học trong gốm bằng soi lát cắt m ng.
4.3. Luận án vận dụng cơ sở lý luận, phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử đ phân tích các thông tin tƣ liệu thu thập đƣợc, sử liệu hóa các tƣ liệu
khảo cổ, phác thảo diện mạo kinh tế - văn hóa - xã hội của những cộng đồng cƣ dân
thời đại Kim khí ở Đắk Lắk.
5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
5.1. T ời đại Kim k í là thuật ngữ khảo cổ học chỉ khái quát giai đoạn phát
tri n lịch sử sau thời đại đá, bao gồm cả thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt, ở đó đồ
kim loại đã xuất hiện. Trong các ấn phẩm khảo cổ học Việt Nam thuật ngữ thời đại
Kim khí bao gồm thời đại đồng thau và sắt sớm. Thời đại đồng thau (với ý nghĩa là

4



hợp kim giữa đồng với các kim loại khác) đ chỉ giai đoạn đồ đồng, còn sự xuất
hiện công cụ sắt ở thời kỳ đầu gọi chung là sơ kỳ thời đại đồ sắt (hay sắt sớm) [51,
tr.175- 223], [108, tr.11]. Trong phân kỳ khảo cổ học Tây Nguyên, đôi khi các nhà
khảo cổ thƣờng sử dụng khái niệm Hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí hoặc Đá mới
muộn đ chỉ một khung rộng hơn, nằm vắt qua hai thời đại này, với ý nghĩa trong
đó có khả năng đã có yếu tố Kim khí.
Khi nghiên các di tích khảo cổ ở Đắk Lắk, chúng tôi xem sự xuất hiện kim
loại, sự phát tri n đỉnh cao của kỹ thuật chế tác đồ đá và kỹ thuật làm đồ gốm là tiêu
chí chính đ xếp di tích vào thời đại Kim khí. Tuy nhiên, do một số di tích diện tích
hố thám sát hoặc khai quật còn nh , chƣa phát hiện đƣợc dấu tích kim loại nhƣ rìu
đồng hoặc liên quan đến kim loại nhƣ khuôn đúc rìu đồng, nhƣng bản thân đồ đá và
đồ gốm ở các di tích này giống di vật cùng loại ở các di tích có công cụ kim loại,
cũng đƣợc chúng tôi xếp vào di tích thời đại Kim khí. Một số địa đi m tìm thấy
trống đồng và đàn đá vốn là những di vật đã đặc trƣng cho thời đại Kim khí, cũng
đƣợc xếp vào thời đại Kim khí.
5.2. Đặc trƣng di tíc và di vật:
- Đặc trƣng di tích là đ chỉ tính đặc hữu, tính trội của di tích nghiên cứu so
với các di tích đồng đại khác. Trong khảo cổ học có nhiều loại hình di tích nhƣ: di
tích cƣ trú, di tích mộ táng, di tích công xƣởng, đôi khi đan xen hai yếu tố đó nhƣ
cƣ trú - mộ táng, cƣ trú - xƣởng, thậm chí cả ba. Trong khảo cổ còn có các loại di
tích khác có ý nghĩa khi xem xét đặc trƣng của di chỉ, đó là di tích địa tầng và tầng
văn hóa, di tích bếp, di tích hố đất đen, di tích động - thực vật.
- Đặc trƣng di vật là khái niệm đ chỉ tính đặc thù của tổ hợp di vật, chủ yếu là
công cụ lao động đƣợc phản ánh qua các tiêu chí chất liệu (đá, đồng, sắt, gốm, thủy
tinh…), loại hình công cụ, kỹ thuật chế tác và chức năng sử dụng. Đối với đồ gốm
khi xem xét đặc trƣng ngoài các tiêu chí nhƣ chất liệu, loại hình, kỹ thuật ra còn đặc
biệt chú ý đến hoa văn trang trí.
5.3. P ân công lao động và p ân công lao động xã ội là hai khái niệm khác
nhau. Phân công lao động là khái niệm chung rộng, chẳng hạn nhƣ phân công theo


5


tuổi tác, theo giới tính, theo ngành nghề… Còn phân công lao động xã hội lại mang
ý nghĩa chính trị - kinh tế học đƣợc Ph. Ăng ghen tổng kết bằng 3 cuộc phân công
lao động xã hội lớn, gắn với các thay đổi mang tính cách mạng trong xã hội loài
ngƣời. Và vì vậy, khái niệm phân công lao động xã hội mà luận án sử dụng là theo
nghĩa tƣơng đối; sự phân công ở đây là chỉ trong một nhóm ngƣời có chuyên môn
kỹ thuật thành một bộ phận riêng chuyên chế tác các công cụ lao động hoặc vật
dụng nào khác nhằm phục vụ cho cộng đồng và giao lƣu trao đổi rộng hơn. Theo
Ph. Ăng ghen đây là sự trao đổi ng u nhiên, là hiện tƣợng phân công lao động ngoại
lệ. Nói cách khác, đây là sự phân công lao động “nhất th i” chƣa mang lại sự phân
công lao động mang tính cách mạng trong xã hội.
5.4. Cơ cấu kin tế - xã ội t ời đại Kim k í sử dụng trong luận án là khái
niệm đƣợc dùng đ nghiên cứu mối tƣơng tác qua lại giữa các ngành nghề sản xuất
trong xã hội giai đoạn tiền sử và sơ sử. Đối với thời đại Kim khí chủ yếu là đề cập
đến cơ cấu của kinh tế nông nghiệp, các hoạt động thủ công chế tác đá, làm gốm;
mức độ chuyên môn hóa các ngành nghề thủ công và những tác động của nó đến cơ
tầng xã hội thời tiền sử.
5.5. Văn óa và văn min hiện có nhiều định nghĩa khác nhau. Trong luận án
chúng tôi sử dụng các thuật ngữ, văn hó , văn minh và văn hó

hảo c với nội

dung cơ bản sau:
- Văn hó là khái niệm chung rộng đ chỉ trình độ phát tri n về vật chất và tinh
thần của các cộng đồng ngƣời cụ th . Theo PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm thì "Văn
hó là một h thống h u c các giá trị v t chất và tinh th n do con ng
và tích l y qu quá tr nh hoạt ộng th c ti n, trong s t
m i tr


ng t nhiên và

ng tác gi

i sáng tạo

con ng

iv i

hội củ m nh" [114, tr.27]. Văn hóa của con ngƣời có

đƣợc nhờ thông qua những hoạt động, những ứng xử, mà cách ứng xử của con
ngƣời lại theo một chuẩn mực nhất định. Những chuẩn mực ấy đƣợc th hiện ra
trong mọi hoạt động, hành vi, nếp nghĩ, cách ăn, cách ở, cách làm, từ lối sinh hoạt
đến đối nhân xử thế... Nếu con ngƣời là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, thì văn hóa

6


là sản phẩm tự nhiên đặc sắc nhất đƣợc con ngƣời tạo ra nhằm thoả mãn cuộc sống
và sự phát tri n của mình [106, tr. 23-24].
Văn hoá sử dụng trong luận án là hệ thống các quy tắc ứng xử của con ngƣời
với thiên nhiên, con ngƣời với xã hội và con ngƣời với con ngƣời; đƣợc kết tinh
bằng các sản phẩm hoạt động lao động của con ngƣời nhƣ công cụ lao động, vũ khí,
nhạc khí, các đồ dùng sinh hoạt khác và trang sức…
- Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời đi m xét đến đ tạo
nên, duy trì, vận hành và tiến hóa xã hội loài ngƣời. Các yếu tố của văn minh có th
hi u gọn lại là di sản tích luỹ tri thức, tinh thần và vật chất của con ngƣời k từ khi

loài ngƣời hình thành cho đến thời đi m xét đến. Khái niệm văn minh thƣờng liên
quan đến kỹ thuật, trình độ hoạt động của con ngƣời khi tác động vào tự nhiên,
nhằm phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời. Trong các văn liệu khảo cổ đôi khi
ngƣời ta sử dụng khái niệm: văn minh đồ đá, văn minh đồ đồng, văn minh đồ sắt,
văn minh lúa nƣớc... Văn hó và văn minh là hai khái niệm khác nhau, nhƣng chúng
lại có quan hệ mật thiết với nhau, nếu nhƣ văn minh liên quan mật thiết tới kỹ thuật,
thì văn hóa thƣờng đƣợc bi u hiện bằng mối liên hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, con
ngƣời với con ngƣời và con ngƣời với thần linh. Nói cách khác, văn minh là khái
niệm đ chỉ trình độ đạt đƣợc trong sự phát tri n văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần của loài ngƣời trong từng giai đoạn nhất định. Trong luận án, tác giả sử dụng
khái niệm văn minh là theo hàm nghĩa này.
- Văn hó

hảo c là thuật ngữ chuyên ngành khảo cổ, đ chỉ tập hợp các di tích

có những đặc trƣng chung ổn định về di vật, chúng phân bố liền khoảnh, tồn tại liên
tục trong một thời gian nhất định, của một cộng đồng ngƣời. Những đặc trƣng ổn
định của văn hóa đƣợc phân biệt rõ ràng với các văn hóa khác, đồng đại và lịch đại
[52, tr.14-15].
Trong một văn hóa khảo cổ có th tồn tại các loại h nh văn hó khác nhau, mỗi
loại hình ấy phản ánh đặc tính địa phƣơng khác nhau. Đ xác lập đƣợc một văn hóa
khảo cổ, cần thiết phải nghiên cứu một tập hợp di chỉ khảo cổ, làm rõ đặc trƣng di
tích, đặc thù di vật, niên đại, các giai đoạn phát tri n, nguồn gốc, chủ nhân, vị trí của

7


nó trong bối cảnh rộng hơn. Nghiên cứu văn hóa khảo cổ có th phác thảo diện mạo
văn hóa, các hình thái kinh tế xã hội của cƣ dân văn hóa cổ.
Thông thƣờng các văn hóa khảo cổ tồn tại khá dài, đƣợc bảo lƣu dấu tích văn

hóa bằng hiện vật cụ th nhƣ là sản phẩm, những đồ tạo tác nhƣ công cụ lao động, đồ
gốm, mộ táng, lớp văn hóa đ lại ở nơi cƣ trú… Khảo cổ học hoàn toàn có th giải
mã văn hóa thông qua các di tích và di vật trên từng lát cắt địa tầng thời gian hiện còn
lƣu lại. Việc tổng hợp, phân tích, so sánh và lý giải các mức độ văn hóa khác nhau
trên cột địa tầng khảo cổ trong một văn hóa, giữa các văn hóa kế tiếp nhau là cơ sở đ
đƣa ra những giá trị văn hóa đặc trƣng và vị trí văn hóa trong diễn trình lịch sử văn
hóa. Nghiên cứu các di tích văn hóa thƣờng gắn liền với bảo tồn và phát huy ở các
góc độ khác nhau.
6. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Luận án đã phân tích, thống kê, khảo tả các di tích - di vật thời đại Kim khí
hiện biết ở tỉnh Đắk Lắk từ trƣớc đến nay, cung cấp thông tin tƣ liệu khách quan,
cập nhật và có hệ thống về thời đại Kim khí ở Đắk Lắk cho các nhà nghiên cứu,
giảng dạy và quản lý văn hóa ở địa phƣơng.
- Luận án bƣớc đầu phác thảo bức tranh toàn cảnh về kinh tế - văn hóa - xã hội
thời đại Kim khí ở Đắk Lắk, xác định đƣợc vị trí của thời đại Kim khí ở Đắk Lắk
trong bối cảnh rộng hơn. Từ đó cung cấp một cái nhìn toàn diện, lịch sử về quá khứ
xa xƣa một vùng đất, về sự thích ứng của con ngƣời với thiên nhiên, về thành tựu
nổi bật của họ khi bƣớc vào văn minh.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp,
định hƣớng sƣu tầm, bảo quản, trƣng bày ở Bảo tàng Đắk Lắk; đồng thời gợi mở
định hƣớng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thời địa Kim khí Đắk
Lắk trong tƣơng lai.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài luận án gồm ba chƣơng
Chƣơng 1. Tổng quan tƣ liệu

8


Chƣơng 2. Đặc trƣng di tích và di vật - Đôi nét phác thảo về lịch sử - Văn hóa

cƣ dân thời đại Kim khí ở Đắk Lắk;
Chƣơng 3. Thời đại Kim khí Đắk Lắk trong bối cảnh tiền - sơ sử Tây Nguyên
Ngoài ra, trong luận án còn có các phần: Danh mục các công trình của tác giả
liên quan đến luận án (6 bài báo); tài liệu tham khảo (134 tài liệu tiếng Việt và 16
tài liệu tiếng nƣớc ngoài); phụ lục minh hoạ gồm: 6 bản đồ, 64 bản v , 3 bản dập
hoa văn và 157 ảnh. Những trang đầu của luận án có: Lời cam đoan, mục lục, bảng
các chữ viết tắt, danh mục các bảng bi u trong luận án (12 bảng) và danh mục các
minh hoạ trong phụ lục.

9


C ƣơng một
TỔNG QUAN TƢ LIỆU
1.1. VÀI NÉT VỀ ĐỊA - VĂN HÓA TỈNH ĐẮK LẮK
1.1.1. Đặc điểm tự n i n
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, phía Bắc
giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk
Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vƣơng quốc
Campuchia với đƣờng biên giới dài 70 km. Tọa độ địa lí 11045‟ - 13025‟ vĩ độ Bắc
và 107012‟ - 108054‟ kinh độ Đông. Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37km²,
chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cả nƣớc Việt Nam.
Đắk Lắk có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự
và an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên và trong cả nƣớc. Đắk Lắk đƣợc
coi nhƣ là cái xƣơng sống, nóc nhà của ba nƣớc Đông Dƣơng. Đó là một vùng đất
đ basalt rộng lớn với bạt ngàn cây công nghiệp cùng nhiều địa danh lịch sử, thắng
cảnh nổi tiếng Bản ồ 1, 3).
1.1.1.2. Địa chất - Địa hình
Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự

nhiên với độ cao trung bình 450m. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao
gồm những bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột.
Đáng chú ý là diện tích đất đ basalt rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên
thích hợp cho việc phát tri n cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, cao su, điều, hồ
tiêu và cây ăn quả Bản ồ 2).
Phần lớn địa bàn tỉnh Đắk Lắk thuộc sƣờn phía tây nam dãy Trƣờng Sơn nên
địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía nam và đông nam
tỉnh với độ cao trung bình 1.000 - 1.200m, trong đó có đỉnh Chƣ Yang Sin cao
2.442m, Chƣ H‟mu cao 2.051m, Cƣ Djê cao 1.793m, Chƣ Yang Pel cao 1.600m
Bản ồ 4).
10


Quá trình kiến tạo địa hình Đắk Lắk gồm 6 thời kỳ chính sau đây:
Th i ỳ P leogen - thời kỳ trƣớc tân kiến tạo (cách đây khoảng 65,5 triệu
năm) là một thời kỳ yên tĩnh kéo dài. Toàn Đông Dƣơng nói chung, Đắk Lắk nói
riêng tồn tại một bề mặt san bằng rộng lớn với các khối núi sót cao khoảng 300 400m. Dấu tích còn đ lại là các bề mặt san bằng tồn tại trên dãy núi địa lũy Chƣ
Yang Sin ở độ cao 2.200 - 2.405m và trên dãy núi khối tảng Chƣ H‟mu ở độ cao
1.900 - 2.050m;
Th i ỳ Miocen (cách đây 23,03 triệu năm) hoạt động tân kiến tạo bắt đầu xảy
ra, các khối tảng Ngọc Linh và Đà Lạt nâng mạnh với cự ly đến 500m. Các khối núi
tiếp tục đƣợc thành tạo với sự đan xen giữa các thời đoạn khác nhau;
Th i ỳ Pliocene (cách đây khoảng 5,3 triệu năm) hoạt động tân kiến tạo tiếp
tục xảy ra. Hoạt động phun trào basalt xảy ra mạnh ở khu vực trung tâm tỉnh Đắk
Lắk đã tạo thành các cao nguyên rộng lớn Buôn Ma Thuột với bề dày basalt hàng
trăm mét. Xen k với quá trình phun trào là tích tụ trầm tích Pliocen ở Krông Pắc.
Trong thời kỳ này địa hình núi, các cao nguyên núi lửa, bình nguyên bóc mòn đã
đƣợc cơ bản hình thành trên cơ sở kế thừa các yếu tố địa chất cổ, các chuy n động
nâng, hạ trên từng vùng cụ th . Kết thúc thời kỳ này là việc hình thành bình sơn
nguyên bóc mòn rất rộng ở Ea Súp, M‟Đrắk. Dấu tích các bề mặt san bằng Pliocene

đ lại rất phong phú ở Chƣ Yang Sin, Chƣ H‟mu, Cƣ Prông, Cƣ Mil;
Th i ỳ Pleistocene s m (cách đây khoảng 1,8 triệu năm), thời kỳ đầu tiếp tục
xảy ra hoạt động nâng dạng vòm kèm theo hoạt động đứt gãy. Cự ly nâng từ vài
chục đến vài trăm mét. Phun trào basalt diễn ra mãnh liệt ở trung tâm Đắk Lắk phủ
khắp bề mặt basalt Pliocene mới đƣợc thành lập, củng cố diện tích và bề dày của
chúng, đem lại dáng vẻ nhƣ hiện nay cho cao nguyên Buôn Ma Thuột;
Th i ỳ Pleistocene gi

- muộn (cách đây khoảng 0,7 triệu năm), hoạt động

tân kiến tạo tiếp tục xảy ra, phun trào basalt dạng chảy tràn và phụt nổ với phạm vi
phân bố và khối lƣợng hạn chế hơn xảy ra ở Cƣ M‟gar và Krông Ana, tạo ra các
dạng địa hình núi lửa trẻ với các miệng núi lửa trẻ rất đặc trƣng;

11


Th i ỳ Holocene (cách đây khoảng 11.500 năm), vào đầu thời kỳ này, quá
trình phân dị địa hình tiếp tục xảy ra. Các dãy núi tiếp tục đƣợc nâng lên, đồng thời
với quá trình xâm thực, bóc mòn, san bằng địa hình. Cùng với hoạt động nâng của
các dãy núi là hoạt động sụt lún cục bộ tạo các thung lũng sông suối trẻ và các tích
tụ Đệ tứ lấp đầy trũng. Quá trình này tiếp diễn đến ngày nay, hình thành các trũng
giữa núi ở Krông Pắc - Lắk - Krông Ana với các sản phẩm trầm tích sông, sông đầm lầy lấp đầy trũng.
Ngày nay xu hƣớng nâng hiện đại th hiện khá rõ trên các bề mặt địa hình.
Các thung lũng đang trong giai đoạn xâm thực, đào lòng. Các bề mặt sƣờn núi tiếp
tục bị bóc mòn, phân cắt [125, tr.58-65].
Các nhà địa chất, địa lý đã chia Tây Nguyên thành ba khu vực địa lý gồm: khu
Kon Tum - Nam Nghĩa; khu Đắk Lắk - Phú Bình và khu cực Nam Trung Bộ, với 21
ti u vùng địa lý. Trong đó các di tích khảo cổ tiền sử Đắk Lắk tập trung mật độ cao
ở các ti u vùng địa lý: cao nguyên Buôn Ma Thuột, cao nguyên M‟Đrắk, trũng

Krông Pắc - Lắk thuộc khu vực địa lý Đắk Lắk - Phú Bình Bản ồ 2).
1.1.1.3. Các đơn vị hành chính của Đắk Lắk gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13
huyện (với 184 xã, phƣờng và thị trấn): Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn
Hồ, huyện: Buôn Đôn, Cƣ Kuin, Cƣ M‟gar, Ea H‟Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông
Bông, Krông Búk, Krông Pắc, Lắk, M‟Đrắk, Krông Ana, Krông Năng Bản ồ 3).
1.1.1.4. Khí hậu - thuỷ văn:
Khí h u: Đắk Lắk nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, phía Tây
Trƣờng Sơn, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vì vậy khí hậu Đắk
Lắk vừa mang những đặc trƣng chung của vùng chịu ảnh hƣởng của gió mùa vừa có
những đặc trƣng riêng của cao nguyên do độ cao, địa hình chi phối.
Khí hậu toàn tỉnh đƣợc chia thành hai ti u vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí
hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát
mẻ, ôn hoà. Khí hậu sinh thái nông nghiệp của tỉnh đƣợc chia ra thành 6 ti u vùng:
- Ti u vùng bình nguyên Ea Súp chiếm 28,43% diện tích tự nhiên.

12


- Ti u vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột - Ea H‟Leo chiếm 16,17% diện tích
tự nhiên.
- Ti u vùng đồi núi và cao nguyên M‟Đrắk chiếm 15,82% diện tích tự nhiên.
- Ti u vùng đất ven sông Krông Ana - Sê-rê-pốk chiếm 14,51% diện tích tự nhiên.
- Ti u vùng núi cao Chƣ Yang Sin chiếm 3,98% diện tích tự nhiên.
- Ti u vùng núi Rlang Dja chiếm 3,88% diện tích tự nhiên.
Khí hậu Đắk Lắk có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa. Mùa mƣa tập trung
từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa trung bình thời kỳ này chiếm trên 75% lƣợng
mƣa hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm thay đổi theo từng khu vực, càng lên cao
nhiệt độ càng giảm [125, tr.97-115].
Một đặc trƣng quan trọng của khí hậu Tây Nguyên là chỉ số độ ẩm - vào mùa
khô ở Tây Nguyên thiếu nƣớc, độ ẩm thấp, gây hạn hán, trong khi mùa mƣa chỉ số

độ ẩm rất cao. Điều này đã ảnh hƣởng không nh đến đời sống của con ngƣời.
Thủy văn: Với đặc đi m địa hình Tây Nguyên cao ở giữa và chạy dài theo
hƣớng bắc nam, nên đƣờng phân thủy chảy theo hai hƣớng: hoặc về phía đông đổ
nƣớc ra bi n Đông (sông Ba, Krông Năng…), hoặc về phía tây đổ vào sông Mê
Kông (Ea Krông, Ea Hleo). Ngoài ra, cao nguyên Đắk Lắk còn là nơi phát nguồn
của sông Đồng Nai [125, tr.117-133].
Ở Đắk Lắk có mạng lƣới sông suối rất dày với một số sông chính nhƣ sông
Krông H‟Năng, sông Ea H‟Leo, sông Đồng Nai, sông Sê-rê-pốk; lớn nhất là dòng
sông Sê-rê-pốk dài 322km, là sông nhánh cấp I của sông Mê Kông. Sông Sê-rê-pốk
bắt nguồn từ hai nhánh nh là sông Krông Ana và sông Krông Nô. Ngoài ra còn có
3 nhánh nh chảy vào Sê-rê-pốk trên lãnh thổ Campuchia là Ea H‟Leo, Ia Lốp, Ia
Đrăng. Các nhánh sông Sê-rê-pốk bắt nguồn từ những độ cao khác nhau. Krông Nô
bắt nguồn từ dãy Chƣ Yang Sin cao trên 2000m, Krông Bông trên 1700m, Krông
Pắc trên 1100m, các nhánh Krông Búk, Ea H‟Leo và Ia Lốp từ độ cao 600 - 700m.
Trên 50% diện tích lƣu vực sông nằm ở độ cao trên 550m. Sông Krông Ana có 3
nhánh chính là Krông Búk, Krông Bông và Krông Pắc. Krông Búk bắt nguồn từ dãy
núi Đơ Run cao 900m, là nguồn chính của sông Sê-rê-pốk. Thung lũng sông Krông

13


Búk ở thƣợng lƣu hẹp, chảy quanh co. Trên chiều dài hơn 90km dòng sông chảy
theo hƣớng bắc nam trong miền dồi núi thoải. Sau đó sông chảy vào vùng đầm lầy
rộng và nhập vào sông Krông Pắc chảy từ phía đông tới. Nhánh Krông Pắc bắt
nguồn từ vùng núi cao, chảy theo hƣớng đông tây, dòng sông chảy trong một địa
hình dốc trên chiều dài khoảng 30km, sau đó sông chảy qua vùng thung lũng mở
rộng, bằng phẳng. Sự chuy n tiếp một cách dột ngột lòng sông từ đồi núi xuống
đồng bằng gây nên thoát nƣớc kém vào mùa mƣa lũ và d n tới ngập lụt thƣờng
xuyên ở vùng này. Nhánh Krông Bông đổ vào sông Krông Ana ở bờ trái, nó bắt
nguồn từ sƣờn phía tây nam dãy núi Chƣ Yang Sin. Từ chỗ nhập lƣu của Krông

Bông, Krông Ana chảy về phía tây cho tới chỗ nhập lƣu với Krông Nô. Từ đó sông
vƣợt qua thác Đray Hling, chảy lên phía tây bắc. Trên quãng đƣờng hơn 100km
dòng sông chảy trong một vùng trũng, dọc sông là bãi lầy, đất chua và ngập nƣớc.
Krông Nô bắt nguồn từ dãy núi Chƣ Yang Sin, chảy theo hƣớng đông nam - tây
bắc, lòng sông hẹp và sâu. Phần lớn lƣu vực có rừng che phủ, cấu tạo bằng sa thạch
hoặc phong hóa từ đá granite, tầng phong hóa không dày. Ở trung lƣu thung lũng
sông mở rộng, hình chữ U. Đến hạ lƣu dòng sông phải vƣợt qua những nếp địa tầng
chắn ngang, tạo điều kiện cho việc xây dựng các công trình thủy lợi trên sông.
Nhìn chung, địa hình trong lƣu vực sông Sê-rê-pốk tƣơng đối bằng phẳng,
tầng phong hóa sâu, khả năng thấm nƣớc lớn, mƣa trên phần lớn lãnh thổ không
lớn, khả năng bốc hơi cao nên sông suối kém phát tri n hơn so với các sông khác.
Tổng lƣợng nƣớc hàng năm của sông Sê-rê-pốk bằng khoảng 30km3, trong đó sông
Sêsan chiếm khoảng 1/3. Lƣu lƣợng dòng chảy của toàn lƣu vực tƣơng đối phong
phú, nhƣng phân bố không đều trên các nhánh sông. Thƣợng nguồn sông Krông
Búk là nơi có nguồn nƣớc nghèo nhất.
Khí hậu trong lƣu vực sông mang sắc thái khí hậu nhiệt đới gió mùa cao
nguyên, lƣợng bức xạ mặt trời tƣơng đối dồi dào, đạt tới 235 - 240kcalo/cm2/năm
trong điều kiện quang mây và giảm xuống còn 120 - 140kcalo/cm2/năm trong điều
kiện có mây. Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế giảm theo độ cao. Ở độ
cao dƣới 500m, nhiệt độ không khí lớn hơn 240C và giảm xuống dƣới 180C ở độ

14


cao trên 1500m. Nói chung, độ cao địa hình tăng lên 100m thì nhiệt độ không khí
giảm đi 0,60C. Gió thay đổi theo mùa rõ rệt, từ tháng 5 đến tháng 9, gió có hƣớng
tây là chính, còn các tháng giữa mùa đông (tháng 11, 12, 1) gió đông nhiều nhất ở
Buôn Ma Thuột. Do sự ảnh hƣởng của địa hình nên lƣợng mƣa phân bố không đều,
trong phần lớn lƣu vực là do gió mùa tây nam, các trung tâm mƣa lớn đều xuất hiện
trên các sƣờn núi cao đón gió mùa ẩm. Sự phân phối lƣợng mƣa trong năm không

đều, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, lƣợng mƣa đạt 75 - 80% ở vùng trũng
Krông Pắc - Lắk, số ngày mƣa trong năm khoảng 100 - 120 ngày ở bán bình nguyên
Ea Súp và tăng lên 140 - 150 ngày ở cao nguyên Buôn Ma Thuột. Dòng sông Sê-rêpốk có nhiều thác ghềnh hùng vĩ và hoang sơ tạo nên những đi m du lịch hấp d n
nhƣ thác Đray Sáp, thác Đray Nur, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh...
Ở Đắk Lắk có một số hồ lớn tự nhiên lớn nhƣ Hồ Ea Rbin (Nam Kar), Hồ
Lắk; một số hồ lớn nhân tạo nhƣ hồ Buôn Triết tập trung một số di tích thuộc Văn
hóa Buôn Triết, hồ Buôn Tría, hồ Ea Kao, hồ Ea Súp thƣợng... Tuy là một tỉnh cao
nguyên nhƣng ở đây có đến trên 500 hồ nƣớc tự nhiên và nhân tạo lớn nh với
47.000 ha mặt nƣớc, một tiềm năng không nh về phát tri n chăn nuôi thủy sản.
Nhìn chung hệ thống sông ngòi phần chảy trên cao nguyên đều ngắn và dốc.
Tất cả các sông đều bắt nguồn từ hệ thống khe suối và các mạch nƣớc ngầm với
nguồn cung cấp chính là nƣớc mƣa. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho thấy hầu
nhƣ các di tích tiền sử Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đều phân bố
ven các sông suối hay hồ lớn.
Những yếu tố của khí hậu và thủy văn trên đây đã tác động không nh đến
cuộc sống của con ngƣời thời tiền sử Đắk Lắk [11], [12], [130].
1.1.1.5. Động vật - Thực vật:
Đắk Lắk nổi tiếng với Vƣờn quốc gia Yok Đôn, một trong những Vƣờn quốc
gia rộng nhất nƣớc ta với diện tích 115.500ha. Đây còn là khu vực duy nhất ở Việt
Nam có nhiều động vật quý tập trung với số lƣợng lớn nhƣ bò rừng, báo, nai cà
toong, kỳ đà nƣớc… Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 464 loài, trong
đó nhiều loài chỉ có ở khu vực Tây Nguyên. Nơi đây cũng tập hợp nhiều loài hoa

15


quý hiếm, chỉ riêng hoa phong lan đã có trên 23 loài với đủ màu sắc tuyệt đẹp. Yok
Đôn là khu vực duy nhất ở Việt Nam bảo tồn ki u rừng kho cây họ Dầu.
Ngoài ra còn có 4 khu rừng đặc dụng: Vƣờn quốc gia Chƣ Yang Sin, Khu bảo
tồn thiên nhiên Nam Kar, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và Khu rừng lịch sử văn

hóa môi trƣờng Hồ Lắk. Đắk Lắk là nơi hội tụ nhiều họ thực vật khác nhau nhƣ: họ
Bàng, họ Tử vi, họ Gạo, họ Dầu… cùng một số cây lá kim và cây rừng có giá trị
kinh tế và khoa học cao. Với một mặt bằng khá rộng rãi và đƣợc phủ kín bằng lớp
đất đ basalt, rất thuận lợi cho việc phát tri n các loại cây công nghiệp nhƣ: cao su,
cà phê, tiêu…; và các loại cây ăn quả nhƣ: bơ, sầu riêng, xoài…; các loại hoa màu
nhƣ: ngô, sắn, rau củ, chuối…
Đắk Lắk không chỉ có núi non trùng điệp, những thảm rừng sinh thái với hơn
3 nghìn loài cây rừng mà còn nổi tiếng với tài nguyên động vật rừng phong phú, đa
dạng, mang tính đặc hữu cao, với hơn 105 loài [125, tr.159-202].
Chính các điều kiện tự nhiên thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất
basalt màu mỡ này, là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động cƣ trú của
cƣ dân từ thời tiền sử đến ngày nay.
1.1.2. Đặc điểm àn c ín - Dân số - Dân cƣ
1.1.2.1. Đặc đi m hành chính
Tỉnh Đắk Lắk (ghi theo tiếng Pháp là Darlac) đƣợc thành lập theo Nghị định
ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dƣơng và tách kh i Lào, đặt
dƣới quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Đến ngày 9 tháng 2 năm
1913 thì Đắk Lắk trở thành một Đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum đƣợc
thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đắk Lắk mới đƣợc
thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chƣa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị
làng (còn gọi là buôn): ngƣời Êđê có 151 làng, ngƣời Bih có 24 làng, ngƣời Gia rai
có 11 làng, ngƣời Krung có 28 làng, ngƣời M'dhur có 120 làng, ngƣời Mnông có
117 làng, ngƣời Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn
Đông Dƣơng, tỉnh Đắk Lắk đƣợc chia làm 5 quận: Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đắk
Song, Lắk và M'Đrắk, dƣới có 440 làng.

16


Ngày 15 tháng 4 năm 1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung

phần, trong đó có Đắk Lắk, làm Hoàng triều cƣơng thổ, có quy chế cai trị riêng.
Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2
tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đắk Lắk (đƣợc ghi là Darlac) có 5 quận, 21 tổng và
77 xã: Quận Ban Mê Thuột; Quận Lạc Thiện; Quận M'Đrắk; Quận Đắk Song; Quận
Buôn Hồ.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tách gần nhƣ toàn bộ quận Đắk Song của
tỉnh Darlac, lập ra tỉnh Quảng Đức vào ngày 23 tháng 1 năm 1959. Nhƣ vậy tỉnh
Darlac còn lại 4 quận. Sau đó quận M'Đrắk lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh
Khánh Hòa.
Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phƣớc An, quận lỵ
đặt tại Phƣớc Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuy n về Thuận Hiếu. Sau này
lại b cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã.
Tỉnh Đắk Lắk của nƣớc Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai
tỉnh Darlac và Quảng Đức, có diện tích lớn thứ hai Việt Nam sau tỉnh Gia Lai - Kon
Tum, gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Búk, Krông Pach (tức Krông
Pắc), Đắk Mil, Đắk Nông và Lắk. Tỉnh chỉ lớn nhất nƣớc khi tỉnh Gia Lai - Kon
Tum tách làm đôi, khi đó Đắk Lắk diện tích 19.800km². Số huyện tăng dần cho đến
18 huyện. Từ 1 tháng 1 năm 2004, Đắk Lắk lại đƣợc chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk
và Đắk Nông, nên số huyện giảm xuống còn 13.
Đắk Lắk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết,
tùy theo góc độ nhìn nhận của ngôn ngữ học, dân tộc học hay xã hội học. Sau đây là
một số biến th của tên tỉnh: Đắc Lắc, Đắk Lắk, Đắk Lắc, Đắc Lắk, DăkLắk, Dak
Lak... Theo quy định hiện tại của Chính phủ Việt Nam, địa danh này đƣợc viết là
Đắk Lắk.
Ngoài ra các địa danh khảo cổ trong luận án cũng đƣợc tác giả sử dụng theo
quy định địa danh hành chính của Nhà nƣớc Bảng 1.1).

17



Bảng 1.1. Địa danh khảo cổ thuộc tỉnh Đắk Lắk dùng trong luận án
[Nguồn: Địa chí Đắk Lắk, tr.51-56]
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

Cấp t àn p ố,
t ị xã, uyện
Buôn Ma Thuột
Buôn Đôn
Cƣ Kuin
Cƣ M‟gar
Ea H‟Leo
Ea Kar
Ea Súp
Krông Bông
Buôn Hồ

Krông Búk
Krông Pắc
Lắk
M‟Đrắk
Krông Ana
Krông Năng

Cấp xã
Cƣ Êbur, Ea Kao, Hòa Thắng
Krông Na, Ea Nuôl, Ea Wer
Ea Ning, Ea Ktur, Ea Bhốk, Ea Hu, Cƣ Ê Wi
Ea Pốk, Ea Kiết, Ea Tar
Ea Drăng, Ea Khal, Ea Hiao, Ea Sol
Chƣ Yang, Ea Đar, Ea Sô, Ea Păl, Cƣ Ni, Ea Kmút
Ea Rốc, Ia Rvê, Cƣ Mlan
Krông Kmar, Yang Mao
Cƣ Bao, Ea Drông
Cƣ Pơng, Pơng Drang
Ea Kênh, Ea Yiêng, Ea Kuăng
Buôn Triết, Yang Tao
Cƣ Mta, Ea Riêng
Buôn Trấp, Đray Sáp
Ea Tân, Cƣ Klông

1.1.2.2. Dân cƣ - dân tộc
Nằm ở ngã ba của vùng Đông Dƣơng, Đắk Lắk là địa bàn giao lƣu văn hóa
của nhiều dân tộc anh em. Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2014 đạt 1.833.251 ngƣời,
mật độ dân số đạt hơn 139 ngƣời/km², đông nhất là ngƣời Kinh (chiếm tới 70% dân
số), rồi đến ngƣời Êđê, Nùng, Tày, Mnông Bản ồ 5).
Năm 1922, cả tỉnh có khoảng 60.000 ngƣời. Trong số các dân tộc bản địa,

ngƣời Êđê chiếm đa số, tiếp đến là ngƣời Mnông và Giarai; lúc bấy giờ ngƣời Kinh
rất ít. Từ những năm 50 và nhất là sau 1975, rất đông ngƣời từ nhiều nơi đến cộng
cƣ: ngƣời Kinh từ các vùng khác nhau; ngƣời Nùng, Tày, Hmông, Dao, Mƣờng...
đến từ miền Bắc. Ngày nay, ở Đắk Lắk có ngƣời của 45 dân tộc (2015).
Các dân tộc bản địa của Đắk Lắk có bản sắc riêng, với truyền thống cùng
những phong tục tập quán của mình, bao gồm Êđê, Mnông, Gia rai. Các cƣ dân từ
nơi khác chuy n đến đều mang theo những nét văn hoá của quê hƣơng gốc nhƣ Tày,
Nùng, Thái, Mƣờng, H‟mông…. Tuy các tộc ngƣời có sự khác nhau về lịch sử cƣ

18


trú, ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo… nhƣng tất cả cùng tham gia vào quá trình phát
tri n mạnh m kinh tế, xã hội và văn hoá của tỉnh, trong xu thế toàn cầu hoá [125,
tr.203-222].
- Ng

i Ê ê: Êđê hay còn gọi Rađê: là tộc ngƣời sinh sống khá tập trung ở

tỉnh Đắk Lắk và các vùng lân cận thuộc tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa. Ngƣời
Êđê nói ngôn ngữ Malayo - Polynesien, mang những đặc trƣng nhân chủng thuộc
loại hình Indoneisian. Gồm nhiều nhóm địa phƣơng: Êđê Kpă, Êđê Ađham, Êđê
Mthur, Êđê Ktul, Êđê Blô, Êđê Bih,…
Ngƣời Êđê làm r y là chính, riêng nhóm Bih làm ruộng nƣớc theo lối cổ sơ.
Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lƣợm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trong
gia đình ngƣời Êđê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ m u hệ, con cái mang họ mẹ,
con trai không đƣợc hƣởng thừa kế. Ngƣời Êđê có kho tàng văn học truyền miệng
phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các Khan (trƣờng ca, sử
thi) nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh M'lan... Nhà ngƣời Êđê thuộc
loại hình nhà dài sàn thấp, thƣờng dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều

ngƣời hay ít ngƣời. Ngƣời Êđê ƣa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cƣờm.
Nam đ tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Y phục truyền thống
gồm áo và khố [25].
- Ng

i Mn ng: Dân tộc Mnông thuộc chủng Indonesian (có tầm vóc thấp,

nƣớc da ngăm đen, môi hơi dày, râu thƣa, mắt nâu đen, tóc đen, thẳng, có khi uốn),
ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer miền núi phía Nam. Địa bàn cƣ trú của ngƣời
Mnông bao gồm những phần đất thuộc tây nam tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Lâm Đồng và
các huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Phƣớc. Ngoài ra còn cƣ trú ở phía đông lãnh
thổ Campuchia, trên những cao nguyên giáp ranh với các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông,
Quảng Nam, Lâm Đồng và Bình Phƣớc.
Trong quá trình lịch sử phát tri n dân tộc của mình, do địa bàn cƣ trú trên
vùng rừng núi hi m trở, việc giao lƣu giữa các vùng Mnông rất khó khăn, hạn chế,
đã phân chia cƣ dân Mnông ra thành rất nhiều nhóm địa phƣơng nhƣ: Mnông Gar,
Mnông Nong, Mnông Kuênh, Mnông Preh, Mnông Prâng, Mnông Rlăm, Mnông

19


Chil, Mnông Bu Nơr, Mnông Đip, Mnông Biăt, Mnông Sitô, Mnông K‟ah, Mnông
Phê Đâm…
Mnông là một trong những nhóm cƣ dân làm nông nghiệp dùng cuốc ở Tây
Nguyên, kinh tế nƣơng r y giữ vị trí hàng đầu. Ruộng nƣớc chỉ thấy xuất hiện ở
những vùng gần đầm hồ hoặc ven sông suối. Nghề thủ công truyền thống: dệt sợi,
thêu nhuộm hoa văn trên nền vải, nghề đan (kỹ thuật đan cải hoa văn trên các loại
gùi, gi , thúng…), nghề rèn. Ven hồ Lắk, cƣ dân còn bảo lƣu nghề làm gốm truyền
thống bằng tay, không sử dụng bàn xoay. Nghề săn bắt và thuần dƣỡng voi rừng
phổ biến ở Bản Đôn, Ea Súp, Lắk. Nhà nền đất: nhóm Nong, Gar, Prâng, Preh,

Sitô… Nhà sàn: nhóm Chil, Kuênh, Rlăm…. Nhà dài từ 20 - 30m, có khi tới 40m
với đặc đi m kiến trúc nổi bật là kết cấu vì kèo chứ không có kèo. Xã hội truyền
thống của ngƣời Mnông còn bảo lƣu những dấu ấn khá đậm nét của chế độ m u hệ.
Ngƣời Mnông thích mang nhiều đồ trang sức nhƣ: vòng cổ, vòng tay, vòng chân,
nh n bằng đồng, kền hay bạc, chuỗi hạt cƣờm ngũ sắc. Vòng đồng hầu nhƣ ai cũng
có, là kỷ vật của lễ hiến sinh hay kết nghĩa anh em, bạn bè [25].
- Ng

i Gi r i: thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesien, gồm 5 nhóm:

Gia rai Aráp, Gia rai Hdrung, Gia rai Chor, Gia rai Tbuăn và Gia rai Mdhur (huyện
M‟Đrắk). Trƣớc năm 1945, kinh tế của ngƣời Gia rai chủ yếu là nƣơng r y, dùng
cuốc là chính. Với những khu ruộng trồng lúa nƣớc, cuốc cũng đƣợc dùng đ xới
đất, sục bùn. Có nơi đồng bào dùng sức trâu, bò vào công việc này. Ngƣời Gia rai
có nhiều giống lúa khác nhau, thích ứng với từng loại đất, song lúa tẻ v n là lƣơng
thực chính. Ngô, khoai, sắn cũng đƣợc trồng dùng chăn nuôi hoặc làm lƣơng thực
phụ. Các nghề thủ công đan lát mây tre, trồng bông dệt vải, mộc, rèn cũng đạt tới
một trình độ tinh xảo. Săn bắn, hái lƣợm, bắt cá giữ một vị trí quan trọng trong đời
sống của đồng bào. Những sản vật thu lƣợm trong rừng nhƣ rau, măng, nấm, cá,
chim, thƣờng xuyên có trong các bữa ăn của các gia đình Gia rai.
Mô hình gia đình truyền thống Gia rai là gia đình lớn thị tộc m u hệ. Tín
ngƣỡng cổ truyền của ngƣời Gia rai là đa thần hay vật linh. Các nghi lễ của cộng
đồng thƣờng diễn ra vào hai thời kỳ chuy n mùa trong năm. Ngƣời Gia rai là chủ

20


nhân của một kho tàng văn hoá dân gian và âm nhạc phong phú, đặc sắc. Nghệ thuật
tạo hình truyền thống gồm các hình thức trang trí trên các đồ đan bằng mây tre, trên
các cột nêu trong các lễ cúng, các hoa văn trang trí trên vải, các tƣợng gỗ quanh nhà

mồ và các hoa văn trang trí trên nhà mồ... với các mô-tip quen thuộc nhƣ hình tƣợng
những ngƣời đàn bà mang thai, những ngƣời đàn ông gục đầu, cặp đàn ông và đàn
bà đang làm tình, những hình chim chóc, muông thú, những hình hoa lá cách điệu...
mang một phong cách thẩm mỹ riêng, rất độc đáo, đặc sắc [85, tr.75-87], [132].
- Các d n tộc nh p c : Họ thuộc nhiều dân tộc, nhập cƣ đến Đắk Lắk vào các
thời gian khác nhau, chiếm khoảng 79,5% dân số của tỉnh (2009), trong đó ngƣời
Kinh (Việt) là đông nhất.
Thời thuộc Pháp, một bộ phận đáng k ngƣời Kinh đƣợc tuy n mộ đến Đắk
Lắk làm công nhân, lao dịch, viên chức. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954),
trong cuộc di cƣ lớn từ Bắc vào Nam, có một bộ phận là tín đồ Công giáo ngƣời
Kinh và cả ngƣời Thái, Mƣờng, Tày, Nùng, Hoa đã tới Đắk Lắk. Thời kỳ 1957 1972, khá đông ngƣời Kinh từ các tỉnh Nam Trung Bộ và một bộ phận ngƣời BruVân kiều và ngƣời Xơ-đăng bị cƣỡng ép chuy n cƣ tới Đắk Lắk. Đồng thời, cũng
có nhiều ngƣời đến đây làm ăn hoặc phục vụ trong mạng lƣới quân sự của Mỹ và
trong hệ thống chính quyền Sài Gòn. Sau 1975, dòng ngƣời đến Đắk Lắk càng đông
và từ khắp mọi miền đất nƣớc. Ngƣời Kinh từ các vùng đồng bằng đến theo kế
hoạch của Nhà nƣớc.
Các dân tộc miền núi miền Bắc tự di cƣ đ tìm đất sống mới, vì thế ngày nay ở
Đắk Lắk, ngƣời Nùng, Tày, Thái, Dao và Hmông có dân số rất đông. Năm 2009, có
71.461 ngƣời Nùng, 51.285 ngƣời Tày, 22.760 ngƣời Hmông, 15.303 ngƣời Dao,
15.510 ngƣời Mƣờng, 17.135 ngƣời Thái… Phần đông họ tới đây từ những năm 80
của thế kỷ 20 trở đi, theo ki u vài ba gia đình hoặc cả bản tự đi tìm đất mới. Những
ngƣời cùng dân tộc thƣờng sống thành bản làng riêng. Trừ bộ phận ngƣời Thái và
Mƣờng đến đây đầu tiên, vào năm 1954, ở gần Buôn Ma Thuột, còn những ngƣời
đến sau cƣ trú chủ yếu ở vùng sâu. Bên cạnh việc mỗi cộng đồng v n giữ truyền
thống của mình, quan hệ hôn nhân hỗn hợp giữa các dân tộc đang dần phát tri n.

21


×