Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM HUY TƯ

QUẢN LÝ DẠY HỌC
THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH VĨNH LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM HUY TƯ

QUẢN LÝ DẠY HỌC
THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH VĨNH LONG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS TRẦN KIỂM
TS ĐÀO LAN HƯƠNG


HÀ NỘI - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dƣới sự hƣớng dẫn
của các nhà khoa học.
Kết quả thu đƣợc của Luận án là khách quan, trung thực. Số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả luận án

Phạm Huy Tƣ


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Kiểm và
TS Đào Lan Hƣơng, cùng tập thể các Thầy, Cô của Khoa Quản lí giáo dục
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã quan tâm, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, góp ý về
những ý tƣởng khoa học và đƣa ra những nhận xét quý báu đối với tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành Luận án.
Tôi vô cùng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các nhà khoa học, các
chuyên gia nghiên cứu giáo dục, các nhà quản lí giáo dục cơ sở cấp tỉnh, cấp
huyện và các trƣờng tiểu học tỉnh Vĩnh Long về sự đóng góp của họ cho sự
thành công của Luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân tình đến những ngƣời thân trong gia
đình, bạn bè đồng nghiệp về sự giúp đỡ, cổ vũ động viên tôi trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.

Tác giả Luận án

Phạm Huy Tƣ


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

BP:

Biện pháp

CNTT:

Công nghệ thông tin

CSVC:

Cơ sở vật chất

DH:

Dạy học


ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

GD-ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

KT-KN:

Kiến thức - kỹ năng

PPDH:

Phƣơng pháp dạy học

SGK:

Sách giáo khoa

TQM:


Quản lí chất lƣợng tổng thể

TCM:

Tổ chuyên môn

TB:

Trung bình

THCS:

Trung học cơ sở


iv

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn…………………….................……………………………………………....……..i
Lời cam đoan…………...........….....…………………………………………………...……...ii
Danh mục chữ viết tắt…………........………………………………………………….……..iii
Mục lục…………………………..............……………………………………………..………iv
Danh mục biểu bảng …………..............……………………………………………..………vi
MỞ ĐẦU ……………..…………………………………………….....…….….…….. 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu
….........................................................................................4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ……………………………....……......……… 4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu …………………………………….....…….……….. 4

5. Giả thuyết khoa học
…………………………………………..…….....………. 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………..……….………. 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ………………………………………………..………… 5
8. Luận điểm cần bảo vệ……………………………………….…………….…………6
9. Đóng góp mới của luận án
………………………….……….……...………… 7
10. Dự kiến cấu trúc của luận án ………………………………….………....……… ..7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TIỂU HỌC
THEO HƢỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG…………..………………………....….8
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề ………..…………………….……..…….…………8
1.1.1. Ở nƣớc ngoài………………………………………………………...…...8
1.1.2. Ở trong nƣớc ……………………………………………….…………..13
1.2.Nhà trƣờng tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân ……………..……….…..17
1.2.1.Vị trí giáo dục tiểu học…………………………………….………….…17
1.2.2.Mục tiêu giáo dục tiểu học…………………………………..………..…18
1.3.Dạy học tiểu học …………………………………………………..……………...19
1.3.1.Mục tiêu dạy học tiểu học ………………………………..……………..19
1.3.2.Nội dung dạy học tiểu học………….………………………….………..19
1.3.3.Đặc điểm học sinh tiểu học ……………………………….…………….20
1.3.4.Đặc điểm dạy học tiểu học …………………………………….………..23
1.3.5.Xu thế đổi mới dạy học tiểu học ……………………………….……….24
1.4.Chất lƣợng dạy học tiểu học …………………………..…………….…….……...26
1.5.Quản lí dạy học tiểu học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng…………….…..……...29
1.5.1. Các lý thuyết quản lí chất lƣợng…………………………….…………..29
1.5.2 .Chất lƣợng và quản lí chất lƣợng……………………………………….30
1.5.3.Các mô hình quản lí chất lƣợng …………………..……….……………31
1.5.4. Một số mô hình đảm bảo chất lƣợng đào tạo cụ thể……………………34
1.5.5.Quản lí dạy học tiểu học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng dựa trên mô hình CIPO
của UNESCO …………………………………………….………….……..37

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí dạy học ………………………………………47
Kết luận chƣơng 1……………………………………….…………..………….…...49


v
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TIỂU HỌC THEO HƢỚNG
ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC TỈNH VĨNH LONG……..51
2.1.Tình hình giáo dục tiểu học tỉnh Vĩnh Long …………………...…………..…….51
2.2.Thực trạng dạy học và chất lƣợng dạy học tiểu học tỉnh Vĩnh Long ………….…52
2.2.1. Thực trạng dạy học tiểu học……………………………………….……52
2.2.2. Thực trạng chất lƣợng dạy học tiểu học…………………………….…..57
2.3.Thực trạng quản lí dạy học tại trƣờng tiểu học ……………………...………..….65
2.3.1.Thực trạng quản lí đầu vào………………………………………………65
2.3.2.Thực trạng quản lí quá trình……………………..………...……….……71
2.3.3.Thực trạng quản lí đầu ra…………………..…………….…………...…84
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng quản lí dạy học tiểu học tại tỉnh Vĩnh Long ....89
2.5.Đánh giá chung …………………………..………………………...…………..…92
2.6. Nguyên nhân của thực trạng quản lí dạy học tiểu học tỉnh Vĩnh Long.............….96
Kết luận chƣơng 2………………………………………..………………......97
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƢỚNG ĐẢM BẢO
CHẤT LƢỢNG TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC TỈNH VĨNH LONG……………...….98
3.1.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ……………..………………………………..98
3.2.Đề xuất biện pháp quản lí dạy học tiểu học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng…...99
3.2.1.Nhóm biện pháp quản lý “đầu vào” ………………….…………...................99

Biện pháp 1: Quản lý “chất lượng đầu vào” của học sinh…………….99
Biện pháp 2: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên…………………...101
Biện pháp 3: Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…………………..103
3.2.2.Nhóm biện pháp quản lý “quá trình” ………………….………...……..…...105


Biện pháp 4: Quản lý hoạt động dạy học…………………………………105
Biện pháp 5: Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học……….106
Biện pháp 6: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn……………..107
Biện pháp 7: Xây dựng văn hóa nhà trường……………………………..109
3.2.3.Nhóm biện pháp quản lý “đầu ra” ………………………....………………..110

Biện pháp 8: Quản lí đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập HS..110
Biện pháp 9: Đảm bảo chất lượng HS vào học lớp 6 (THCS)………..111
3.3.Khảo nghiệm biện pháp đề xuất ………………………………………...………112
3.3.1.Tổ chức khảo nghiệm…………………………………………..………112
3.3.2.Kết quả khảo nghiệm…………………...………………………………113
3.3.3.Đánh giá kết quả khảo nghiệm………………….…………….………..121
3.4.Thử nghiệm một số biện pháp đề xuất ………………………….………..……..122
3.4.1. Mục đích thử nghiệm …………………………………………………122
3.4.2. Giới hạn thử nghiệm …………………………………………………..122
3.4.3.Nội dung thử nghiệm …………………………………………………..123
3.4.4. Phƣơng pháp và tiến trình thử nghiệm………………...………………124
3.4.5. Kết quả thử nghiệm………………………..…………………………..131
3.4.6.Đánh giá kết quả thử nghiệm……………………………….………….138
Kết luận chƣơng 3……………………………………………….……….…140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………..…………….……………………..……..141
1.Kết luận……………..…………………………………..……………………..…..141
3.Khuyến nghị…………..………………………………...……………………..…..142
-Các công trình nghiên cứu khoa học của tác giả liên quan đến đề tài…..….............144
-Danh mục tài liệu tham khảo………..……………………………………………...145
-Phụ lục…………………………………………………………………..…….……151


vi
STT

1
2

Số
Bảng 1.1
Bảng 2.1

3

Bảng 2.2

4

Bảng 2.3

5

Bảng 2.4

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15


Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14

16

Bảng 2.15

17

Bảng 2.16

18

Bảng 2.17

19
20
21
22
23

Bảng 2.18

Bảng 2.19
Bảng 2.20
Bảng 2.21
Bảng 2.22

24

Bảng 2.23

25
26
26
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43

Bảng 2.24

Bảng 2.25
Bảng 2.26
Bảng 2.27
Bảng 2.28
Bảng 2.29
Bảng 2.30
Bảng 2.31
Bảng 2.32
Bảng 2.33
Bảng 2.34
Bảng 2.35
Bảng 2.36
Bảng 2.37
Bảng 2.38
Bảng 2.39
Bảng 2.40
Bảng 2.41
Bảng 3.1

Trang
DANH MỤC BẢNG
Phân phối chƣơng trình cấp tiểu học
20
Thống kê tiến độ xây dựng trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia
52
Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức dạy học theo chuẩn kiến
53
thức, kĩ năng
Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới phƣơng pháp dạy học
54

Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả
55
học tập của học sinh
Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức dạy học 1 buổi/ngày
56
Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày
57
Kết quả kiểm tra thực trạng chất lƣợng dạy học
58
Kết quả khảo sát thực trạng chất lƣợng môn Tiếng Việt
59
Kết quả khảo sát thực trạng chất lƣợng môn Toán
59
Tỉ lệ chất lƣợng giáo dục tiểu học
60
Chất lƣợng dạy học môn Tiếng Việt
61
Chất lƣợng dạy học môn Toán
62
Chất lƣợng dạy học môn Tiếng Anh
63
Chất lƣợng dạy học môn Tin học
63
Số liệu trẻ hoàn thành chƣơng trình tiểu học độ tuổi 11, 12, 13
64
(tốt nghiệp tiểu học)
Số liệu trẻ hoàn thành chƣơng trình tiểu học độ tuổi 14 (TNTH)
64
Thống kê hiệu quả đào tạo cấp tiểu học (HTCTTH) cho mỗi
64

khóa học (sau 5 năm tiểu học)
Thực trạng chất lƣợng quản lý các yếu tố “đầu vào”
65
Thực trạng quản lí chất lƣợng đầu năm của học sinh 93
66
Quản lí chất lƣợng sức khỏe “ngƣời học”
67
Thực trạng quản lí chất lƣợng đội ngũ
68
Thực trạng chất lƣợng nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa
69
Thực trạng quản lí chất lƣợng nguồn lực tài chính, cơ sở vật
70
chất, thiết bị dạy học
Thực trạng chất lƣợng quản lí các yếu tố “quá trình”
71
Thực trạng quản lí chƣơng trình
73
Thực trạng quản lí soạn kế hoạch bài học
73
Thực trạng quản lí tổ chức tiết học trên lớp
74
Thực trạng quản lí môi trƣờng dạy học
75
Thực trạng quản lí thời gian học tập của học sinh
76
Thực trạng quản lí hoạt động dự giờ
78
Thực trạng quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn
80

Thực trạng quản lí đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập
82
Thực trạng chất lƣợng quản lí thiết chế, quy định chuyên môn
83
Thực trạng chất lƣợng quản lí các yếu tố đầu ra
84
Thực trạng chất lƣợng quản lí kết quả học tập của học sinh
86
Thực trạng chất lƣợng quản lí tiết học trên lớp
87
Thực trạng, sử dụng kết quả học tập của học sinh
88
Thực trạng ảnh hƣởng của yếu tố chủ thể quản lý
89
Thực trạng ảnh hƣởng của yếu tố đối tƣợng quản lý
90
Thực trạng ảnh hƣởng của yếu tố môi trƣờng bên trong
91
Thực trạng ảnh hƣởng của yếu tố môi trƣờng bên ngoài
92
Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí Đầu vào
113


44
45
46
47
48
49

50
51

Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6
Biểu đồ 2.7

Biểu đồ 2.8
Biểu đồ 2.9
Biểu đồ 3.1

1
2
3
4
5
6

Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6

Kết quả khảo nghiệm nhóm các biện pháp quản lí Quá trình
Kết quả khảo nghiệm nhóm biện pháp quản lí Đầu ra
Kết quả thử nghiệm biện pháp 2
Kết quả thử nghiệm biện pháp 4
Kết quả thử nghiệm biện pháp 5
Kết quả thử nghiệm biện pháp 6 (TCM)
Bảng 3.8.Kết quả thử nghiệm biện pháp 6 (Dự giờ)
Bảng 3.9.Kết quả thử nghiệm biện pháp 6 (chuyên đề)
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Chất lƣợng dạy học tiểu học
Chất lƣợng dạy học môn Tiếng Việt
Chất lƣợng dạy học môn Toán

Tỉ lệ học sinh Giỏi môn Tiếng Việt
Tỉ lệ học sinh Yếu môn Tiếng Việt
Tỉ lệ học sinh Giỏi môn Toán
Tỉ lệ học sinh Yếu môn Toán
Thực trạng quản lí đầu vào, quá trình và đầu ra.
Thực trạng yếu tố ảnh hƣởng đến QLDH tại trƣờng tiểu họ
Kết quả thử nghiệm các biện pháp QLDH theo hƣớng ĐBCL
DANH MỤC HÌNH
Các cấp độ (phƣơng thức) quản lí chất lƣợng
Sự tiến triển của các phƣơng thức quản lí chất lƣợng
Mô hình hệ thống ĐBCL cấp trƣờng theo AUN&QA
Mô hình hệ thống đánh giá chất lƣợng theo hệ thống Châu Âu
Đánh giá chất lƣợng theo đầu vào – quá trình – đầu ra của Mỹ
Mô hình quản lý dạy học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng

116
119
131
133
134
136
136
137
58
59
60
61
61
62
62

92
95
138
32
33
34
36
36
39


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn nhân loại đang bƣớc vào kỷ nguyên mới với những đặc trƣng cơ bản
là sự toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông
tin, kinh tế tri thức, xã hội học tập. Để cùng nhân loại tiến lên phía trƣớc, Đảng
ta đã xác định thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố
quyết định tăng trƣởng, phát triển kinh tế xã hội.
Theo Luật Giáo dục 2009, Tiểu học là cấp học đầu tiên của bậc học phổ
thông, là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy, cấp
học này đƣợc Đảng và Nhà nƣớc có sự quan tâm đặc biệt. Việt Nam đã hoàn
thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, và hiện nay đang tiến hành phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi có phần đóng góp phần quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng giáo
dục tiểu học trong thời gian qua.
Đối với trƣờng tiểu học, dạy học là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt quá
trình hoạt động của nhà trƣờng. Mặt khác, chất lƣợng dạy học là vấn đề đặc biệt
đƣợc nhiều ngƣời quan quan tâm. Muốn chất lƣợng dạy học đƣợc đảm bảo thì

công tác quản lý dạy học đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Quản lý dạy học với
chức năng điều khiển hoạt động dạy học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng nhằm
đáp ứng yêu cầu mục tiêu dạy học đề ra.
Chất lƣợng giáo dục đƣợc đặt ra trong bối cảnh nƣớc ta đang xây dựng
nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và bƣớc vào
hội nhập sâu rộng ở khu vực và trên thế giới. Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, xu
thế hợp tác và cạnh tranh không những mang tầm cỡ quốc gia, mà còn mang tầm
cỡ quốc tế diễn ra trên tất cả các hoạt động đời sống xã hội ngày càng gay gắt.
Đây thực sự là thời cơ và cũng là thách thức đối với giáo dục. Thách thức nổi
bật nhất là chất lƣợng giáo dục chƣa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của sự phát
triển kinh tế xã hội.


2

Chính vì vậy tổ chức, quản lí việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục và kiểm
định chất lƣợng giáo dục trở thành một nội dung của quản lí nhà nƣớc về giáo
dục đã đƣợc nêu trong Điều 99, Luật Giáo dục 2009.[73] Theo Nguyễn Ngọc
Giao (2009), chất lƣợng giáo dục luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã
hội vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của đất nƣớc. Đất nƣớc thịnh
hay suy, yếu hay mạnh, phụ thuộc phần lớn vào chất lƣợng sản phẩm của giáo
dục.[39]
Bộ GD-ĐT khẳng định: “Chất lượng giáo dục tiểu học là sự đáp ứng các
yêu cầu về mục tiêu giáo dục tiểu học quy định tại Luật giáo dục. Tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học là mức độ yêu cầu và điều kiện mà
trường tiểu học phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo
dục”.[14]
Đánh giá chất lƣợng giáo dục tiểu học hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào
đánh giá kết quả học tập (đầu ra) của học sinh với các kết quả về học lực và
hạnh kiểm để xét lên lớp hay lƣu ban. Mà việc đánh giá này còn thiên về thành

tích, thậm chí “chưa chuẩn xác, chưa toàn diện”. Cụ thể, trong lĩnh vực học tập
của học sinh tiểu học, việc chấm điểm và nhận xét kết quả các môn học của học
sinh đƣợc xem là đánh giá kết quả học tập. Thực tế chƣa đánh giá chất lƣợng
hoạt động của cả quá trình giáo dục và xem xét đến các điều kiện đảm bảo chất
lƣợng giáo dục tiểu học hiện tại.
Việc vận dụng tiến bộ khoa học quản lí chất lƣợng đã đƣợc các nƣớc phát
triển trong khu vực và trên thế giới áp dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã
đạt nhiều thành tựu to lớn. Nghiên cứu các lí thuyết và mô hình quản lí chất
lƣợng từ lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, các mô hình đảm bảo chất lƣợng của các
nƣớc trên thế giới vận dụng vào quản lí chất lƣợng giáo dục và chất lƣợng giáo
dục đại học ở Việt Nam thời gian qua có các tác giả tiêu biểu nhƣ: Phạm Thành
Nghị, Trần Kiểm, Trần Khánh Đức, Nguyễn Đức Chính, Lê Đức Ngọc, Phạm
Quang Huân, Phan Văn Kha, Tạ Thị Kiều An, Lƣu Thanh Tâm, … Bộ GD-ĐT
cũng đã ban hành nhiều Thông tƣ áp dụng thông qua công tác kiểm định, đánh


3

giá chất lƣợng giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp và chất lƣợng giáo dục
phổ thông hiện hành.
Riêng trên lĩnh vực giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non ở nƣớc ta,
thời gian qua đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lí chất
lƣợng giáo dục của các tác giả tiêu biểu qua Luận án nghiên cứu của: Hoàng Thị
Minh Phƣơng, Lê Đức Ánh, Nguyễn Thị Thanh Tâm,... Đặc biệt trong lĩnh vực
giáo dục tiểu học chƣa có luận án nghiên cứu cụ thể nào về lĩnh vực quản lí dạy
học tiểu học vận dụng theo các lí thuyết và mô hình đảm bảo chất lƣợng.
Quản lí dạy học tại các trƣờng tiểu học tỉnh Vĩnh Long theo hƣớng đảm
bảo chất lƣợng vẫn còn nhiều hạn chế bất cập. Đặc biệt, đứng trƣớc yêu cầu đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học thì còn những vấn đề về quản lí dạy
học chƣa đáp ứng thực tiễn tại các trƣờng tiểu học.

Theo Bộ GD-ĐT (2008), đảm bảo chất lƣợng là quá trình xảy ra trƣớc,
trong khi thực hiện; phòng ngừa sai phạm từ bƣớc ban đầu; chất lƣợng đƣợc
thiết kế ngay trong quá trình từ khâu đầu đến khâu cuối theo tiêu chuẩn “không
sai hỏng”; trách nhiệm ngƣời lao động lớn hơn trách nhiệm của thanh tra viên,
mặc dù thanh tra viên vẫn có vai trò nhất định trong đảm bảo chất lƣợng.[14]
Đảm bảo chất lƣợng trong giáo dục đƣợc xác định nhƣ các hệ thống,
chính sách, thủ tục, quy trình hành động và thái độ đƣợc xác định từ trƣớc nhằm
đạt đƣợc, duy trì, giám sát và củng cố chất lƣợng. Cơ quan Đảm bảo chất lƣợng
giáo dục Australia đã sử dụng khái niệm này.[14]
Nhằm góp phần bổ sung và làm phong phú kho tàng lí luận về đảm bảo
chất lƣợng giáo dục nói chung, đảm bảo chất lƣợng dạy học tiểu học nói riêng,
đồng thời giúp cho các nhà quản lí giáo dục ở cơ sở, đặc biệt là hiệu trƣởng
trƣờng tiểu học có thêm cơ sở lí luận về quản lí dạy học, để họ quản lí dạy học
tại trƣờng tiểu học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng.
Trên cơ sở đó, đề tài “Quản lí dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng
tại trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long” đƣợc nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu.


4

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý
dạy học tiểu học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng tại các trƣờng tiểu học tỉnh
Vĩnh Long nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý dạy học của hiệu trƣởng
trƣờng tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý dạy học theo hƣớng đảm
bảo chất lƣợng tại các trƣờng tiểu học tỉnh Vĩnh Long.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1. Chủ thể quản lý là hiệu trƣởng trƣờng tiểu học thực hiện các biện
pháp quản lý dạy học tiểu học.
4.2. Đối tượng quản lý của hiệu trƣởng là giáo viên và học sinh trong
trƣờng tiểu học.
4.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Biện pháp quản lý dạy học tiểu học
theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng tại các trƣờng tiểu học theo mô hình đảm bảo
chất lƣợng CIPO của UNESCO (10 yếu tố: người học; người dạy; phương
pháp; chương trình; thiết bị; môi trường; hệ thống đánh giá; quản lí dân chủ;
cộng đồng cùng tham gia; nguồn lực đầu tư).
4.4. Địa bàn khảo sát: 60 trƣờng tiểu học tại tỉnh Vĩnh Long, nghiên cứu
trong 2 năm học (từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2013).
4.5. Khách thể khảo sát: 05 cán bộ quản lý (CBQL) của Sở GD-ĐT, 32
CBQL Phòng GD-ĐT, 470 hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng và giáo viên tiểu học
tỉnh Vĩnh Long.
5. Giả thuyết khoa học
Quản lí dạy học tiểu học tại Vĩnh Long hiện nay chỉ chủ yếu đánh giá kết
quả đầu ra của một số môn học làm cơ sở, nên chất lƣợng dạy học chƣa phản
ánh toàn diện kết quả quá trình dạy học của giáo viên.


5

Chính vì vậy, nếu thực hiện các biện pháp quản lý dạy học tiểu học theo
hƣớng đảm bảo chất lƣợng theo mô hình CIPO của UNESCO (10 yếu tố: người
học; người dạy; phương pháp; chương trình; thiết bị; môi trường; hệ thống
đánh giá; quản lí dân chủ; cộng đồng cùng tham gia; nguồn lực đầu tư) của
hoạt động dạy học thì sẽ đảm bảo chất lƣợng dạy học tại trƣờng tiểu học, đáp
ứng các yêu cầu của mục đích giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục tiểu học
nói riêng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý dạy học theo hƣớng đảm bảo chất
lƣợng tại trƣờng tiểu học.
6.2. Nghiên cứu thực trạng quản lí dạy học theo hƣớng đảm bảo chất
lƣợng tại các trƣờng tiểu học tỉnh Vĩnh Long.
6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học theo hƣớng đảm bảo chất
lƣợng tại trƣờng tiểu học tỉnh Vĩnh Long.
6.4. Khảo nghiệm nhận thức và thực nghiệm một số biện pháp quản lý
dạy học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng tại trƣờng tiểu học tỉnh Vĩnh Long.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn bản quy phạm pháp luật, các
công trình và các tài liệu khoa học có liên quan đến quản lí dạy học tiểu học theo
hƣớng đảm bảo chất lƣợng tại trƣờng tiểu học.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-Phương pháp quan sát. Giám sát thực trạng quản lí dạy học tiểu học của
hiệu trƣởng một số trƣờng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
-Phương pháp điều tra thực tiễn. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng
quản lí dạy học tiểu học ở một số trƣờng tiểu học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Nghiên cứu các báo cáo tổng kết
kinh nghiệm, đánh giá hoạt động quản lí dạy học của hiệu trƣởng, định kỳ hàng
năm học để so sánh, phân tích hiệu quả các biện pháp quản lý dạy học.


6

-Phương pháp chuyên gia. Dùng công cụ khảo sát, phỏng vấn, trƣng cầu ý
kiến về một số nội dung quản lý dạy học tiểu học của hiệu trƣởng tiểu học nhằm
đo lƣờng mức độ áp dụng biện pháp quản lí dạy học theo hƣớng đảm bảo chất
lƣợng các yếu tố “đầu vào, quá trình và đầu ra”.
-Phương pháp thử nghiệm. Tổ chức thử nghiệm đánh giá tác động của

một số biện pháp quản lí dạy học tiểu học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng đối
với các trƣờng tiểu học thành phố Vĩnh Long
7.3. Phương pháp xử lý thông tin
Bằng việc sử dụng công thức thống kê toán học áp dụng trong nghiên cứu
khoa học giáo dục với mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả
nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của biện pháp đề xuất.
8. Luận điểm bảo vệ
Chất lƣợng dạy học là kết quả của quá trình dạy học, là tiêu chuẩn quan
trọng nhất để đánh giá hiệu quả dạy học của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong
điều kiện toàn cầu hóa, tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục Việt Nam cần
tƣơng đƣơng với các nƣớc trong khu vực và thế giới.
Chất lƣợng công tác quản lí dạy học đƣợc phản ánh qua kết quả của quá
trình dạy học. Tuy nhiên, vấn đề đánh giá chất lƣợng dạy học hiện nay ở các
trƣờng tiểu học Việt Nam chƣa thỏa đáng. Kết quả học tập của học sinh hiện nay
đƣợc đánh giá dựa vào tri thức, hầu nhƣ chỉ dựa vào kết quả kiểm tra của một số
môn học vào cuối năm học. Chƣa chú ý đánh giá toàn diện các phẩm chất, năng
lực và kĩ năng ứng dụng vào cuộc sống thực tế của trẻ một cách phù hợp.
Thay đổi cách quản lí dạy học thì sẽ thay đổi cách đánh giá chất lƣợng
dạy học và có thể điều khiển toàn bộ quá trình dạy học vận động theo đúng mục
tiêu dạy học đề ra.
Nếu thực hiện quản lí dạy học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng dựa trên
mô hình CIPO của UNESCO thì sẽ đảm bảo chất lƣợng dạy học tiểu học toàn
diện, đáp ứng các yêu cầu của mục đích giáo dục nói chung và của mục tiêu giáo
dục tiểu học nói riêng.


7

9. Đóng góp mới của luận án
Đây là một trong ít các Luận án nghiên cứu khoa học về quản lí dạy học

theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng tại trƣờng tiểu học, Luận án đã:
-Hệ thống hóa cơ sở lí luận về đảm bảo chất lƣợng dạy học cấp tiểu học,
trên cơ sở đó xác định cấp độ, mô hình và cơ chế đảm bảo chất lƣợng dạy học
phù hợp với trƣờng tiểu học.
-Chỉ ra đƣợc thực trạng dạy học và quản lý dạy học, những tồn tại và
nguyên nhân làm hạn chế chất lƣợng dạy học và quản lý dạy học tại trƣờng tiểu
học tỉnh Vĩnh Long.
-Đề xuất một số biện pháp quản lí dạy học tại trƣờng tiểu học theo hƣớng
đảm bảo chất lƣợng có tính thực tiễn và khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng dạy
học tại trƣờng tiểu học tỉnh Vĩnh Long.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Danh mục công trình đã công bố, Luận án gồm có 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí dạy học tiểu học theo hƣớng đảm bảo
chất lƣợng.
Chương 2: Thực trạng quản lí dạy học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng tại
các trƣờng tiểu học tỉnh Vĩnh Long.
Chương 3: Biện pháp quản lí dạy học theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng tại
trƣờng tiểu học tỉnh Vĩnh Long.


8

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TIỂU HỌC
THEO HƢỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
1.1.1.1.Về quản lý dạy học
Có ba xu hƣớng cơ bản trong quản lý dạy học thƣờng xuất hiện trong các

nghiên cứu quốc tế, đó là: (1) Quản lý dạy học và quản lý lớp học, vì quản lý dạy
học là một khái niệm liên quan tới hệ thống các khái niệm khác, nhƣ quản lý lớp
học vì mọi hoạt động đều diễn ra trong phạm vi của lớp hoặc ngoài giờ lên lớp
nhƣng có tính chất tƣơng tự. Điều này cũng dẫn đến các nghiên cứu về quản lý dạy
học thƣờng gắn với quản lý lớp học hoặc nếu tách độc lập thì vẫn có các yếu tố liên
quan; (2) Nghiên cứu quản lý dạy học còn được nhắc đến trong mối liên hệ với
phong cách giảng dạy và phong cách học tập của học sinh; và (3) Nghiên cứu tập
trung vào mối quan hệ giữa quản lý, lãnh đạo nhà trường và công việc dạy học của
giáo viên. Các xu hƣớng này đƣợc minh họa cụ thể bằng tóm tắt các nghiên cứu thể
hiện sau đây.
(1) Nghiên cứu tiêu biểu về xu hướng quản lý dạy học và quản lý lớp học
của các tác giả Muhammad Abdul Malik, Dr. Ali Murtaza, Dr.Abdul Majeed Khan,
trong nghiên cứu “Vai trò của giáo viên trong quản lý tình huống dạy và học” “Role of Teachers in Managing Teaching Learning Situation”- Interdisciplinary
Journal of Contemporary Research in Business- September 2011, Vol 3, No 5”.
Nghiên cứu này: Xem xét lại vai trò của giáo viên trong các tình huống dạy và học;
Đánh giá vai trò của giáo viên trong quản lý tính huống giảng dạy; Xác định các
vấn đề liên quan đến tình huống dạy, học mà giáo viên thƣờng gặp phải; Đề xuất
các giải pháp cho các vấn đề và tình huống liên quan đến việc quản lý dạy và học.
Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là giáo viên môn khoa học và học sinh học môn
khoa học ở nhà trƣờng thành phố Gujrat, Pakistan, với số lƣợng đến 180 học sinh
và 100% giáo viên là giảng dạy môn khoa học. Bên cạnh nghiên cứu bằng cách
quan sát và thu thập dữ liệu, thì các tác giả cũng sử dụng bảng hỏi cho cả giáo viên
và học sinh với nội dung tập trung vào các vấn đề: giáo viên dành thời gian cho


9

giảng bài thế nào, sử dụng bảng biểu, ngôn ngữ giảng dạy, mức độ hài lòng với các
giải thích khi sử dụng powerpoint,.. Nghiên cứu này cũng chỉ ra mối quan tâm của
giáo viên tập trung vào bối cảnh môn học, sự tƣơng tác giữa các cá nhân, kiểm soát

và kỷ luật lớp học, đặc biệt là cách truyền đạt thông tin. Để quản lý giảng dạy ngoài
các yếu tố chuyên môn còn cần “…bảo đảm sự hợp tác, sự tham gia, can thiệp và
liên quan của các thành viên trong cùng mục đích…”. [103, tr2] Khi đề cập đến
mức độ quản lý lớp học để đảm bảo cho các hoạt động giảng dạy đƣợc diễn ra nhƣ
kế hoạch, nghiên cứu cũng chỉ ra các vấn đề mà giáo viên phải kiểm soát nhƣ phân
bổ thời gian, giám sát thời gian, các qui định của lớp học, tốc độ học của học sinh.
Hoặc cụ thể hơn là chức năng quản lý của giáo viên trong lớp học đƣợc thể hiện
qua các khía cạnh: quản trị (định hƣớng, kiểm soát, quản lý…), quản lý nhân sự,
lập kế hoạch, quản lý tài chính, kiểm soát- giám sát và hỗ trợ, quản lý và truyền đạt
thông tin. Đặc biệt là mục tiêu cao nhất của quản lý giảng dạy là giáo viên chịu
trách nhiệm tạo ra và duy trì môi trƣờng học tập tích cực kể cả trong và ngoài
chƣơng trình.[103, 109]
(2)Với xu hƣớng quản lý giảng dạy gắn với phong cách giảng dạy và phong
cách học tập của học sinh, có các nghiên cứu tiêu biểu nhƣ trong nghiên cứu thực
nghiệm về kết quả học tập của học sinh tƣơng quan với cách giảng dạy chủ động
hoặc bị động của giáo viên (Active versus passive teaching styles: an empirical
study of student learning outcomes) của các tác giả Norbert Michel (Nicholls State
University), John Cater (Nicholls State University), Otmar Varela (Nicholls State
University) - Small Business Instutite® National Proceedings. Vol. 33, No.1
Winter, 2009. Nghiên cứu này tập trung chỉ ra ý nghĩa của các nguyên tắc học tập
và giảng dạy tích cực có thể đem lại thành tích học tập cao và nhận định rằng để có
đƣợc những tác động tích cực đến học sinh thì quản lý hoạt động giảng dạy phải áp
dụng các nguyên tắc tích cực khi thực hiện các hoạt động sƣ phạm trong lớp học,
cụ thể qua bốn khía cạnh: bối cảnh học tập – tạo không khí cởi mở và thoải mái của
lớp học), chuẩn bị bài (tƣ duy, kế hoạch bài học cụ thể, và sáng tạo trƣớc mỗi giờ
dạy), thể hiện trong khi giảng (thực hiện tốt nhất bài học theo kế hoạch), và nâng
cao dần (tìm kiếm và sử dụng các ý kiến phản hồi). Khi các yếu tố này đƣợc quản
lý chặt chẽ hoặc đƣợc thực hiện thành thạo trong quá trình giảng dạy của giáo viên



10

thì việc quản lý giảng dạy đã đƣợc thực hiện. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, mặc dù
các phƣơng pháp giảng dạy tích cực đƣợc phát triển chi tiết nhằm thuận tiện hơn
cho quản lý và nâng cao chất lƣợng giảng dạy, nhƣng các nghiên cứu lý luận cho
thấy tính hiệu quả chƣa cao. Ngoài ra, từ các giả thuyết và nghiên cứu thực tiễn
kiểm chứng của nghiên cứu này thể hiện trong kết quả định tính là phƣơng pháp
giảng dạy tích cực có ảnh hƣởng tốt đến thành tích của học sinh và thuận lợi cho sự
giám sát quá trình thực hiện của giáo viên.[105, 106]
(3) Nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa quản lý, lãnh đạo nhà trường và
công việc dạy học của giáo viên, nhƣ trong công trình “Quản lý dạy và học Managing teaching and learning” - Education (School Management and
Leadership), Department of Education South Africa, 2008. Trong đó chỉ ra quản lý
dạy và học là chức năng quan trọng của lãnh đạo nhà trƣờng, đó là tạo ra điều kiện
và môi trƣờng hỗ trợ tốt nhất cho việc dạy và học. Leithwood và các cộng sự
(2006a) cho rằng yếu tố lãnh đạo có thể giải thích tới 5 hoặc 7% sự khác biệt trong
thành tích học tập của học sinh: “…sự giám sát các tiêu chuẩn của dạy và học…
đóng góp cho sự phát triển nhà trƣờng; hay nhƣ Ali và Botha (2006) đƣa ra những
khuyến nghị cho vấn đề này là:[102, 107]
 Dành thời gian phân tích kết quả học tập
 Cùng xây dựng kế hoạch học tập với giáo viên
 Thiết lập việc giám sát giảng dạy
 Cam kết mục tiêu với giáo viên.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra ngƣời quản lý phải làm mẫu – sử dụng
các ví dụ dẫn chứng; giám sát- phân tích và hành động căn cứ dữ liệu học tập của
học sinh, hiểu những điều đang diễn ra trong lớp, quan sát lớp học để tìm ra những
kỹ năng và chiến lƣợng giảng dạy hiệu quả; đối thoại – đối thoại nghề nghiệp, các
cuộc gặp chính thức và không chính thức …(NCSL 2005: 38). Bush và các cộng sự
(2008) còn cho rằng đánh giá là công cụ quan trọng để nâng cao chất lƣợng dạy và
học, với hai mức độ: Giám sát – tìm kiếm cách đánh giá các biện pháp để kế hoạch
giảng dạy hiệu quả, và kết quả của nó đối với thành tích học tập của học sinh;

Đánh giá – đánh giá tác động của việc học và dạy ở mức độ chiến lƣợc hơn. [101]


11

Nghiên cứu khác có hƣớng lý luận gần với luận án đó là bảo đảm chất lượng
cho dạy học nhƣ Vấn đề và cách tiếp cận - Quality Assurance for University
Teaching: Issues and Approaches (1993) của tác giả Roger E llis, giáo sƣ tâm lý
học, trƣởng khoa Khoa học Y tế và Xã hội của Đại học Ulster. Trong nghiên cứu
này, tác giả cho rằng “mục đích của giảng dạy là học tập. Vì vậy, chất lượng của
giảng dạy phải phù hợp với sự thúc đẩy học tập”, và các đặc trƣng của đảm bảo
chất lƣợng đó là: [104]
1. Chính xác hóa các tiêu chuẩn;
2. Xác định các chức năng và qui trình chủ yếu nhằm đạt các tiêu chuẩn ;
3. Căn cứ nhu cầu ngƣời dùng để giám sát điều chỉnh các tiêu chuẩn;
4. Hồ sơ rõ ràng các tiêu chuẩn và qui trình phải theo để đạt các tiêu chuẩn;
5. Thực hiện theo các tiêu chuẩn và đánh giá thƣờng xuyên;
6. Tham gia của mọi thành phần liên quan với sự cam kết suốt quá trình đào tạo.
Bên cạnh đó, một tiếp cận quan trọng để đảm bảo chất lƣợng dạy học là chú
trọng phát triển đội ngũ giáo viên. Nhƣ trong giảng dạy đại học, các hoạt động của
giảng viên phải hƣớng tới đem lại việc học tập nhƣ mong muốn của sinh viên. Việc
hỗ trợ hoạt động quản lý giảng dạy mang tính chất phức tạp trong quản lý, do quản
lý chất lƣợng giảng dạy liên quan đến cả trực tiếp và gián tiếp của toàn bộ đội ngũ
giáo viên. Khi thực hiện quản lý chất lƣợng giảng dạy sẽ kéo theo những thay đổi
về tổ chức và phát triển đội ngũ, thậm chí ngay trong các hoạt động của giáo viên
cũng thay đổi, hơn nữa còn liên quan đến các hệ thống và cơ chế vận hành bên
trong và bên ngoài chi phối, ví dụ: lập kế hoạch, đánh giá khóa học, chỉ số khóa
học, đặc trƣng của sinh viên, mẫu đánh giá….
1.1.1.2. Về quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng
Quản lí chất lƣợng nói chung, đảm bảo chất lƣợng trên thế giới đã từ lâu

xuất hiện rất nhiều mô hình nghiên cứu vận dụng thành công trong lĩnh vực kinh tế
và dịch vụ. Tuy nhiên, xu hƣớng hiện nay các mô hình đảm bảo chất lƣợng đó đã
đƣợc các nhà quản lí nghiên cứu áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực y tế, giáo dục,
và hành chính quản trị,…Tiêu biểu cho lĩnh vực đảm bảo chất lƣợng có các tác giả
với các công trình nghiên cứu sau:


12

"Quản lí chất lượng trong nhà trường", West–Burnham(1992),[100]; "Quản
lí chất lượng lấy nhà trường làm cơ sở", Dorothy Myers và Robert
Stonihill(1993),[89]; "Quản lí chất lượng trong giáo dục", Taylor. A, F.
Hill(1997),[97]. Các công trình nghiên cứu này họ tập trung vào các quan điểm và
phƣơng pháp vận dụng các nội dung quản lí chất lƣợng trong sản xuất vào đổi mới
quản lí chất lƣợng trong lĩnh vực giáo dục.
Warren Piper.D(1993), trong tác phẩm “Quản lí chất lượng trong các trường
đại học” đã xác định các chức năng đảm bảo chất lƣợng của cơ sở đào tạo bao
gồm: (1)Xác lập chuẩn, (2)xây dựng qui trình, (3)xác định tiêu chí đánh giá và vận
hành, (4)đo lƣờng, (5)đánh giá, (6)thu thập và xử lí số liệu [99].
Theo Freeman (1994), trong tác phẩm “Đảm bảo chất lượng trong giáo dục
và đào tạo”, tác giả nhấn mạnh: (1)đảm bảo chất lƣợng là một cách tiếp cận mà
công nghiệp sản xuất sử dụng nhằm đạt đƣợc chất lƣợng tốt nhất…; (2)đảm bảo
chất lƣợng là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm xác định nhu cầu thị trƣờng và
điều chỉnh các phƣơng thức làm việc nhằm đáp ứng đƣợc các nhu cầu đó [91].
Theo Abd Jamil Abdullah (2000), đảm bảo chất lƣợng đạt đƣợc trên thực tế
so với lí thuyết phụ thuộc nguồn lực và sử dụng các nguồn lực hiện có của tổ chức
đó [87].
Theo Paul Watson (2002), mô hình quản lí chất lƣợng Châu Âu (EFQM),
cho rằng một khung tự đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong lĩnh vực quản
lí chất lƣợng để cải thiện hoạt động của một tổ chức, nhằm cung cấp một dịch vụ

hoặc sản phẩm xuất sắc cho khách hàng hoặc các bên liên quan. Mỗi tổ chức có thể
sử dụng nó theo cách riêng của mình để quản lí, cải tiến và phát triển[93].
Tổ chức các Bộ trƣởng giáo dục Đông Nam Á (2003), trong công trình
“Khung đảm bảo chất lượng trong khu vực” đã chỉ ra: Hệ thống đảm bảo chất
lƣợng đào tạo bao gồm: cơ cấu tổ chức, các thủ tục, các quá trình và các nguồn lực
cần thiết của các cơ sở đào tạo[96].
Theo Petros Kefalas và các cộng sự (2003), một hệ thống đảm bảo chất
lƣợng (QAS) bao gồm các tiêu chuẩn chất lƣợng: (1) chƣơng trình học tập hiệu
quả; (2) đội ngũ giáo viên; (3) khả năng sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có; (4) phản hồi
tích cực từ học viên; (5) sự hỗ trợ từ các bên liên quan và thị trƣờng lao động [95].


13

Trong “Sổ tay hướng dẫn và thực hiện” (2004) của Tổ chức đảm bảo chất
lƣợng mạng lƣới chất lƣợng các nƣớc Đông nam Á đã nêu rõ: Mô hình đảm bảo
chất lƣợng ở các nƣớc Đông Nam Á rất đa dạng. Nhƣng điểm chung là hầu hết các
cơ quan đảm bảo chất lƣợng quốc gia đều do Nhà nƣớc thành lập, đƣợc Nhà nƣớc
cấp kinh phí và chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lƣợng [88].
Anna Maria Tammaro (2005), trong báo cáo về các mô hình đảm bảo chất
lƣợng trong LIS cho biết: Ba mô hình đảm bảo chất lƣợng xuất hiện từ các hƣớng
dẫn và các tiêu chuẩn khác nhau của LIS đó là: (1) Định hƣớng chƣơng trình; (2)
Định hƣớng quá trình giáo dục; (3) Định hƣớng kết quả học tập [88].
Đối với các công trình nghiên ngoài nƣớc nêu trên, các tác giả đã đƣa ra
đƣợc các luận điểm khoa học có thể kế thừa trong nghiên cứu đảm bảo chất lƣợng
ở trƣờng tiểu học nhƣ sau:
- Một cơ sở đảm bảo chất lƣợng thì sản phẩm của nó cũng sẽ có chất lƣợng;
Đảm bảo chất lƣợng có thể sẽ liên quan đến một chƣơng trình, một hệ thống giáo
dục, một cơ sở đào tạo; Hệ thống đảm bảo chất lƣợng đào tạo bao gồm cơ cấu tổ
chức, các quy chế, các quá trình và các nguồn lực cần thiết của các cơ sở đào tạo.

- Các chức năng đảm bảo chất lƣợng của cơ sở đào tạo bao gồm: Xác lập
chuẩn chất lƣợng; Xây dựng các qui trình thực hiện chất lƣợng; Xác định các tiêu
chí đánh giá chất lƣợng; Vận hành đo lƣờng, đánh giá, thu thập và xử lí số liệu
thống kê.
- Mỗi cơ sở có cách phát triển theo các cách tiếp cận riêng của mình về đảm
bảo chất lƣợng. Khung đảm bảo chất lƣợng chung có các tiêu chuẩn “mở” có thể
hỗ trợ để linh hoạt với các tiêu chuẩn thích hợp cho từng cơ sở, với một hệ cách
thức đảm bảo chất lƣợng phù hợp, dễ dàng triển khai và nhân rộng.
1.1.2. Ở trong nước
1.1.2.1. Về quản lý dạy học
Quản lí dạy học là vấn đề đƣợc nhiều nhà quản lí giáo dục nghiên cứu và bàn
luận sâu sắc. Tiêu biểu trên lĩnh vực này có các nhà nghiên cứu nhƣ sau:
Để thực hiện việc nâng cao chất lƣợng dạy học, trong Công văn 896/2006BGD-ĐT, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo việc quản lí dạy học tiểu học phải: (1) cải tiến
cách soạn giáo án; (2) giao quyền tự chủ cho giáo viên trong quá trình dạy học,


14

giáo viên phải chịu trách nhiệm nội dung và chất lƣợng dạy học đối với từng học
sinh của lớp mình phụ trách. Quyền tự chủ của giáo viên đƣợc kiểm soát, giám sát
của hiệu trƣởng nhà trƣờng. [9]
Theo tác giả Đặng Huỳnh Mai (2006), để đổi mới quản lí dạy học tiểu học
cần theo hƣớng giao quyền chủ động cho giáo viên nhiều hơn về phân phối chƣơng
trình và chịu trách nhiệm chất lƣợng dạy học của mình trƣớc học sinh phụ trách.
Tăng cƣờng quản lí việc tự chủ này từ hiệu trƣởng nhà trƣờng: “Sự tự chủ trong
một giờ dạy của giáo viên chỉ có được khi đi kèm với công tác kế hoạch hóa việc
dạy học”. [66, trang 9]
Tiếp tục nâng cao chất lƣợng dạy học, Bộ GD-ĐT (2007) chỉ rõ quản lí dạy
học tiểu học cần chú trọng: (1) quản lí mục tiêu dạy học, soạn bài, tổ chức dạy học;
(2) quản lí dạy học của giáo viên. Cụ thể, gồm 3 giai đoạn: Trước khi dạy (soạn bài,

phƣơng tiện, hồ sơ dạy học); Trong khi dạy (tổ chức lớp học – theo bài soạn; sử
dụng phƣơng pháp, hình thức dạy học theo hƣớng đổi mới PPDH; đánh giá kết quả
bài học; và Sau khi dạy (thông tin kết quả bài học; đánh giá kết quả học tập; rút
kinh nghiệm bài học).[12]
Trong Tài liệu tập huấn chương trình bồi dưỡng CBQL giáo dục liên kết
Việt Nam-Singapore (2008), Bộ GD-ĐT đã tiếp tục xác định vai trò cốt lõi của của
việc đổi mới lãnh đạo và quản lí hoạt động dạy học ở trƣờng phổ thông là lãnh đạo
và quản lí đổi mới phƣơng pháp dạy học, đồng thời đây là đòn bẩy trực tiếp để
nâng cao chất lƣợng dạy học. [15]
Đề cao việc quản lí đổi mới phƣơng pháp dạy học trong việc quản lí dạy học
tiểu học, Hồ Ngọc Đại (2010), cho rằng “không ở đâu mà tính chất sư phạm phải
“đậm đặc” như ở giáo dục tiểu học. Không ở đâu mà những công trình nghiên cứu
khoa học hiện đại về sư phạm đạt độ đáng tin cậy như ở giáo dục tiểu học”. [32,
trang78]
Tác giả Nguyễn Phúc Châu (2010), chú trọng phân tích quản lí dạy học là
quản lí các thành tố mục tiêu, nội dung-chƣơng trình, phƣơng pháp-hình thức, cơ sở
vật chất, lực lƣợng, đánh giá kết quả và môi trƣờng dạy học. Nội dung quản lí dạy
học phải bao gồm: (1) quản lí quy chế chuyên môn; (2) quản lí tổ chức nhân lực


15

dạy học; (3) quản lí việc huy động và sử dụng tài lực, vật lực; (4) quản lí môi
trƣờng dạy học; (5) quản lí việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.[28]
Tiếp tục bàn về quản lí vấn đề đổi mới PPDH, tác giả Đặng Quốc Bảo
(2011) cho rằng cần tập trung vào bảy hƣớng sau: (1) phát huy cao độ tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của ngƣời học trong quá trình lĩnh hội tri thức; (2) kết hợp một
cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các PPDH khác nhau; (3) phát triển khả năng tự học
của ngƣời học; (4) kết hợp cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của
cá nhân; (5) tăng cƣờng kỹ năng thực hành; (6) đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết

quả học tập của ngƣời học; (7) đổi mới cách soạn giáo án, lập kế hoạch bài học và
xây dựng mục tiêu bài học. [2]
Khi nghiên cứu xu thế phát triển giáo dục tiểu học của các nƣớc trên thế giới
hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2011) cho rằng thế giới đang quan tâm đến
việc chỉ đạo lựa chọn phƣơng pháp dạy học. Mục đích đánh giá dạy học tiểu học là
xác nhận kĩ năng học tập và hoàn thiện phƣơng pháp dạy học. [46]
1.1.2.2. Về quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng
Bộ GD-ĐT ban hành Thông tƣ 04/2008/TT.BGD-ĐT về Kiểm định chất
lượng giáo dục tiểu học, việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục tiểu học cần đạt đƣợc 6
tiêu chuẩn: (1)Tổ chức và quản lí nhà trƣờng; (2) Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân
viên; (3) Chƣơng trình và các hoạt động giáo dục; (4) Kết quả giáo dục; (5) Tài
chính-cơ sở vật chất; (6) Nhà trƣờng, gia đình, xã hội. [14]
Tác giả Phó Đức Hòa (2008), khẳng định nhà trƣờng có điều kiện đảm bảo
chất lƣợng và hệ thống quản lí chất lƣợng tốt thì sẽ cho ra đời sản phẩm giáo dục
tốt. Từ đó, tác giả đã đề xuất mô hình kiểm định chất lƣợng giáo dục theo TQM
bao gồm kiểm định chất lƣợng theo đầu vào, quá trình và đầu ra cụ thể nhƣ sau: (1)
Đầu vào: tuyển sinh; kinh phí; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất; chƣơng trình đào
tạo; (2) Quá trình: kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra; (3) Đầu ra: kết quả đào
tạo; mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội. [48]
Trong Dự án hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục (SREM) (2009) đề xuất việc
quản lí dạy và học ở trƣờng phổ thông cần bao gồm quản lí hoạt động dạy của giáo
viên và hoạt động của học sinh. Quản lí hoạt động của giáo viên cần đảm bảo thực
hiện việc: xếp và quản lí thời khóa biểu dạy học; tổ chức hội giảng và thi giáo viên


16

dạy giỏi; tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn; hội thảo chuyên đề chuyên môn; sinh
hoạt tổ chuyên môn; theo dõi thực hiện quy chế, nhiệm vụ chuyên môn; theo dõi
nghỉ dạy học của toàn trƣờng; xây dựng kế hoạch chuyên môn; dự giờ hoạt động sƣ

phạm giáo viên.[17]
Khi nghiên cứu về xu thế phát triển của quản lí giáo dục, tác giả Nguyễn Lộc
(2010) trong bài viết “TQM hay là quản lí chất lượng toàn thể trong giáo dục”, đề
xuất ba giai đoạn phát triển của quản lí chất lƣợng đó là: “Kiểm tra chất lượng, đảm
bảo chất lượng và cải tiến liên tục”. Tác giả nhận định: “Nếu như giáo dục đã áp
dụng thành công các giai đoạn đầu của quản lí giáo dục là kiểm tra và đảm bảo
chất lượng thì trong giai đoạn sắp tới cần nghiêm túc xem xét việc triển khai TQM
nhằm đưa quản lí chất lượng giáo dục lên tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi mới của
thời đại”. [64, tr 10]
Bộ GD-ĐT (2011), ban hành Tiêu chuẩn đánh giá trƣờng tiểu học để đảm
bảo chất lƣợng giáo dục bao gồm: (1)Tổ chức và quản lí nhà trƣờng; (2) Cán bộ
quản lí, giáo viên và nhân viên và học sinh; (3) Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy
học; (4) Quan hệ nhà trƣờng, gia đình và xã hội; (5) Hoạt động giáo dục và kết quả
giáo dục. [23]
Nghiên cứu về Quản lí chất lƣợng quá trình dạy học ở trƣờng phổ thông theo
tiếp cận TQM, tác giả Phạm Quang Huân (2007) đề xuất mô hình bốn bƣớc
(PDCA): (1) Hoạch định, định hƣớng chất lƣợng của nhà trƣờng; (2) Thực hiện
chất lƣợng dạy học thông qua tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trƣờng; (3) Kiểm tra,
đánh giá chất lƣợng dạy học của giáo viên; (4) Hoạt động cải tiến chất lƣợng. Quản
lí chất lƣợng quá trình dạy học trên lớp của giáo viên. Quản lí chất lƣợng quá trình
học tập của học sinh. [54]
Nhƣ vậy, các tác giả trên đã xuất phát từ các tiếp cận khác nhau khi nghiên
cứu về quản lí dạy học của giáo viên. Tuy nhiên, các tác giả chƣa cụ thể hóa đƣợc
mô hình, một quy trình quản lí các yếu tố hoạt động dạy học một cách khoa học,
thích hợp và hiệu quả hơn để áp dụng vào thực tế; chƣa đi sâu phân tích và làm rõ
các yếu tố dạy học nào cần đƣợc quản lý trong quá trình dạy học ở tiểu học; chƣa
chỉ rõ ngƣời hiệu trƣởng trƣờng tiểu học phải có những biện pháp quản lí dạy học
trong điều kiện thực hiện cụ thể.



×