Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần may hữu nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

TRẦN HỒNG ĐẠT

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU NGHỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

TRẦN HỒNG ĐẠT
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU NGHỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

Đồng Nai – Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả xin cảm ơn Quý thầy cô khoa sau đại học Trường Đại học


Lạc Hồng đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý giá trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Võ Văn Nhị đã trực tiếp hướng dẫn tác giả
trong suốt thời gian thực hiện luận văn này
Tác giả : Trần Hồng Đạt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự góp ý
của Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Võ Văn Nhị. Tất cả các nguồn tài liệu
tham khảo đã được công bố đầy đủ. Nội dung của luận văn là trung thực.
Tác giả: Trần Hồng Đạt


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần May
Hữu Nghị” nghiên cứu đặc điểm về cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
và các yêu cầu về quản trị nội bộ, tình hình phân cấp quản lý đánh giá trách nhiệm
các bộ phận ở Công ty Cổ phần may Hữu Nghị.
Từ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn khái quát về
thực trạng công tác quản trị nội bộ tại Công ty Cổ phần may Hữu Nghị. Đề tài cũng
đưa ra một số ưu điểm và nhược điểm trong công tác đánh giá trách nhiệm tại Công
ty. Từ đó đưa ra mô hình tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài. .......................................................................... 1
2. Tổng quan về các đề tài nghiên cứu có liên quan : ................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu :............................................................................................. 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 5
6. Những đóng góp của luận văn ................................................................................ 5
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ..................... 6
1.1 Một số vấn đề chung về kế toán trách nhiệm ........................................................ 6
1.1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán quản trị...................................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 6
1.1.1.2. Vai trò ..................................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm ............................................... 7
1.1.2.1. Khái niệm................................................................................................ 7
1.1.2.2. Vai trò ..................................................................................................... 8
1.2 Phân cấp quản lý_cơ sở để tổ chức công tác kế toán trách nhiệm ........................ 9
1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý .......................................................................... 9
1.2.2 Quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm ................................ 9
1.3 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp....................................... 9
1.3.1 Xác định các trung tâm trách nhiệm ............................................................... 9
1.3.1.1 Trung tâm chi phí................................................................................... 10
1.3.1.2 Trung tâm doanh thu .............................................................................. 11
1.3.1.3 Trung tâm lợi nhuận .............................................................................. 12
1.3.1.4 Trung tâm đầu tư.................................................................................... 12
1.3.2 Đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm ............................................ 13
1.3.2.1 Đánh giá thành quả trung tâm chi phí .................................................... 13
1.3.2.2 Đánh giá thành quả trung tâm doanh thu ............................................... 15
1.3.2.3 Đánh giá thành quả trung tâm lợi nhuận ............................................... 15
1.3.2.4 Đánh giá thành quả trung tâm đầu tư..................................................... 15


1.3.3 Tổ chức hệ thống báo cáo cho các trung tâm trách nhiệm ........................... 18
1.4 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp may tác động đến KTTN ...................... 22

1.4.1 Một số vấn đề chung. ................................................................................... 22
1.4.2 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp may. ......................................... 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUẢN TRỊ
NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU NGHỊ ..................................... 26
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần may Hữu Nghị ................................................. 26
2.1.1 Sự hình thành, chức năng và nhiệm vụ Công ty .......................................... 26
2.1.1.1 Sự hình thành Công ty ........................................................................... 26
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty......................................................... 27
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty ................................................. 27
2.1.3 Tổ chức quản lý tại Công ty ......................................................................... 30
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ............................................................... 30
2.1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu các bộ phận .................... 30
2.1.4 Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần may Hữu Nghị ................................. 33
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty .................................................... 33
2.1.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty ..................... 35
2.2 Phân cấp quản lý tại Công ty............................................................................... 37
2.2.1 Phân cấp quản lý và sử dụng vốn, tài sản ..................................................... 37
2.2.2 Phân cấp về hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................. 38
2.2.3 Phân cấp về tài chính .................................................................................... 38
2.3 Thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần May Hữu Nghị ........ 38
2.3.1 Quá trính tìm hiểu kế toán quản trị và kế toán trách nhiệm tại Công ty ...... 38
2.3.2 Tình hình kế toán quản trị tại Công ty.......................................................... 39
2.3.2.1 Dự toán ngân sách.................................................................................. 39
2.3.2.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ............................................. 42
* Đối tượng tập hợp chi chí ............................................................................... 42
* Phân loại chi phí tại Công ty........................................................................... 42
2.3.2.3 Kế toán trách nhiệm ............................................................................... 46
2.3.2.4 Thông tin phục vụ ra quyết định ............................................................ 48
2.3.3 Một số đánh giá tại Công ty Cổ phần May Hữu Nghị ................................. 49



CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU NGHỊ ............................................................ 52
3.1 Quan điểm tổ chức kế toán trách nhiệm.............................................................. 52
3.1.1 Phù hợp đặc điểm hoạt động và tình hình phân cấp ..................................... 52
3.1.1.1 Phù hợp đặc điểm hoạt động.................................................................. 52
3.1.1.2 Phù hợp tình hình phân cấp ................................................................... 52
3.1.2 Sự gắn kết kế toán trách nhiệm với kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần
May Hữu Nghị ....................................................................................................... 53
3.2 Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần may Hữu Nghị ...... 53
3.2.1 Hoàn thiện phân cấp quản lý tại Công ty ..................................................... 54
3.2.2 Xác lập các trung tâm trách nhiệm ............................................................... 55
3.2.2.1 Trung tâm chi phí................................................................................... 56
3.2.2.2 Trung tâm doanh thu .............................................................................. 59
3.2.2.3 Trung tâm đầu tư và lợi nhuận............................................................... 60
3.2.3 Đánh giá thành quả tại các trung tâm ........................................................... 61
3.2.3.1 Tại trung tâm chi phí.............................................................................. 61
3.2.3.2 Tại trung tâm doanh thu ......................................................................... 62
3.2.3.3 Tại trung tâm đầu tư và lợi nhuận.......................................................... 63
3.3 Kiến nghị ............................................................................................................. 67
3.3.1 Đối với Ban lãnh đạo Công ty ...................................................................... 73
3.3.2 Bộ phận kế toán ............................................................................................ 74
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 76
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁCCHỮ VIẾT TẮT


BTC

Bộ tài chính

CP

Cổ phần

EVA

Economic Value Added ( Giá trị kinh tế tăng thêm)



Giám Đốc

GTGT

Giá trị gia tăng

KD

Kinh doanh

KTQT

Kế toán quản trị

KTTN


Kế toán trách nhiệm

NOPAT Net Operrating Profit After Tax ( Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế)


Quyết định

RI

Residual Income ( Lợi nhuận còn lại)

ROI

Return on Investment ( Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư)

SA

Social Accountability

TC

Total Capital ( Tổng Vốn đầu tư)

TGĐ

Tổng Giám đốc

TNCN

Thu nhập cá nhân


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thông tư

WACC

Weighted Average Cost of Capital ( Chi phí sử dụng vốn)

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1.1: Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm
2020 ........................................................................................................................... 22
BẢNG 2.1: Bảng báo cáo tóm tắt kết quả sxkd năm 2015 và kế hoạch năm 2016 tại
công ty ....................................................................................................................... 39
BẢNG 2.2: Bảng doanh thu và các chỉ tiêu thực hiện năm 2015 của công ty ......... 46
BẢNG 3.1: Bảng phân loại chi phí thành biến phí và định phí ................................ 66
BẢNG 3.2: Bảng hệ thống dự toán của các trung tâm trách nhiệm ......................... 68

BẢNG 3.3: Bảng danh mục mã số trách nhiệm quản trị trong công ty .................... 69


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và hệ thống kế toán trách
nhiệm ......................................................................................................................... 10
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mô tả cấu trúc ROI ........................................................................ 16
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may của Công ty ..................... 28
Sơđồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ....................................................... 30
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ............................................. 34
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong điều kiện sử dụng phần mềm Fas Accouting ................................................... 45
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phân cấp quản lý phù hợp với trung tâm trách nhiệm của Công ty
................................................................................................................................... 55
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức các trung tâm trách nhiệm của Công ty ............................ 56
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức các trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất của Công ty.... 58
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức các trung tâm chi phí thuộc khối quản lý của Công ty ..... 59
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ tổ chức các trung tâm doanh thu của Công ty ............................... 60
Sơ đồ 3.5: Trung tâm đầu tư và lợi nhuận................................................................. 60


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức ....................... 19
Hình 1.2: Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu .................................. 20
Hình 1.3: Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận ................................... 21
Hình 1.4: Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư ........................................ 22


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài.
Trong xu thế hiện nay, nền kinh tế Việt Nam hiện đang có những biến đổi lớn
trong giai đoạn hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Các đơn vị kinh tế đã và đang
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có chế độ tự bảo toàn và phát triển vốn. Đặc
biệt là các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Vì vậy, các doanh nghiệp cần
phải xác định rõ ràng về quyền và trách nhiệm cho các cá nhân và bộ phận. Đồng
thời cần phải có hệ thống đo lường để đánh giá được khả năng hoạt động sản xuất
kinh doanh của từng cá nhân và bộ phận. Yêu cầu quản lý kinh doanh trong cơ chế
thị trường đòi hỏi những thông tin đa dạng để nắm được tình hình hình kinh doanh
của từng đơn vị, từng bộ phận và từng cá nhân để theo dõi các quyền và trách nhiệm
của người điều hành quản lý, điều đó góp phần hình thành nên kế toán trách nhiệm.
Kế toán trách nhiệm ra đời nằm mục tiêu đánh giá trách nhiệm, đưa ra các chỉ tiêu
theo dõi và đánh giá thường kỳ kết quả công việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận
trong tổ chức. Kế toán trách nhiệm đánh giá trách nhiệm nhiều cấp bậc khác nhau
như: cá nhân trong bộ phận đó, trưởng các bộ phận đó, người điều hành quản lý
kinh doanh hay người sở hữu vốn tại đơn vị. Nó đảm bảo tất cả các sự việc, các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến doanh nghiệp thì điều có cá nhân
và bộ phận gánh vác trách nhiệm, giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định
nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, qua đó có chế độ thưởng hay phạt rõ ràng để giúp doanh nghiệp ngày
một phát triển hơn.
Để hòa nhập vào nền kinh tế nói chung và hoạt động may mặc ở nước ta nói
riêng, đòi hỏi Công ty Cổ phần may Hữu Nghị không ngừng phấn đấu để nâng cao
giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của mình. Để đạt điều đó thì nhà quản
trị Công ty phải thực hiện các phương thức quản lý sao cho các bộ phận và các
thành viên cùng phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả để góp phần làm cho Công ty ngày
càng phát triển hơn. Và kế toán trách nhiệm là một công cụ quản lý hữu hiệu, giúp
nhà quản trị đạt được mục tiêu trên thông qua việc đánh giá trách nhiệm quản lý của
từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn Công ty. Hiện nay, các

doanh nghiệp Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau kế toán quản trị nói chung và kế


2
toán trách nhiệm nói riêng chưa được nghiên cứu và ứng dụng đúng mức. Tại Công
ty Cổ phần May Hữu nghị thì công tác kế toán trách nhiệm vẫn chưa được hình
thành cũng như chưa có tác giả nào nghiên cứu về kế toán trách nhiệm. Với việc tổ
chức thành công mô hình kế toán trách nhiệm, Công ty sẽ có được một hệ thống
cung cấp thông tin đáng tin cậy để giúp cho nhà quản trị quản lý ngày càng có hiệu
quả.
Xuất phát từ những yêu cầu trên tác giả vận dụng những lý luận về kế toán
trách nhiệm vào thực tiễn để thực hiện đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán trách
nhiệm tại Công ty Cổ phần may Hữu Nghị”.
2.Tổng quan về các đề tài nghiên cứu có liên quan :
Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường ngày một phát
triển thì đòi hỏi hệ thống kế toán cần phải được hoàn thiện hơn. Vì vậy, kế toán
trách nhiệm nói riêng và kế toán quản trị nói chung đi vào thực tế và nó đã trở thành
một công cụ quản lý hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu của
mình. Và nó đã được nhiều tác giả thông qua các bài báo và các đề tài nghiên cứu
nghiên cứu, cụ thể:
Một số công trình nghiên cứu trong nước:
- Đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Vận tải Quốc tế
I.T.I” của Dương Thị Cẩm Dung (2007); đề tài hệ thống hóa những lý luận cơ bản
của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, đồng thời phân tích thực trạng kế toán
trách nhiệm tại Công ty Vận tải Quốc tế I.T.I, từ đó xác định các nguyên nhân tồn
tại và đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp có thể đánh giá các bộ phận chức
năng tốt hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Đề tài “Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành
viên Cảng Đà Nẵng” của Lê Thị Thu Hiền (2011); đề tài dựa vào cơ sở tổng kết lý
thuyết và kết quả nghiên cứu về kế toán trách nhiệm, từ đó vận dụng tổ chức kế

toán trách nhiệm vào mô hình quản lý kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cảng
Đà Nẵng. Đề tài cũng đã đề xuất một mô hình kế toán trách nhiệm phù một với các
doanh nghiệp có điều kiện tương đồng với Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng.
- Đề tài “ Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Dược
Danapha” của Tôn Nữ Xuân Hương (2012); đã nghiên cứu đặc điểm về cơ cấu tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh và các yêu cầu về quản trị nội bộ tại Công ty


3
Cổ phần Danapha. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp để tổ chức công
tác kế toán trách nhiệm tại Công ty.
- Đề tài “Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng” của
Huỳnh Đình Cường (2014); đưa ra hướng xây dựng mô hình phân cấp quản lý, tổ
chức thông tin kế toán phục vụ đánh giá các trung tâm trách nhiệm, nâng cao độ tin
cậy của hệ thống thông tin kế toán quản trị, nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu
quản trị, phát huy tối đa nguồn lực trong doanh nghiệp.
- Đề tài “ Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25”
của Nguyễn Thị Kim Đính (2012); hệ thống hoá những lý luận về kế toán trách
nhiệm, phân tích thực trạng về kế toán quản trị và trách nhiệm tại công ty để tìm ra
ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân. Từ đó đưa ra nhưng giải pháp để tổ chức
công tác kế toán trách nhiệm phù hợp với tính hình thực tế tại công ty.
- Đề tài “ Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng”
của Nguyễn Trần Phúc Nguyên (2013); phân tích về thực trạng kế toán quản trị và
trách nhiệm để tím ra những mặt ưu điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân. Qua
đó tác giả đã đưa ra mô hình kế toán trách nhiệm phù hợp với phân cấp quản lý và
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Bài báo “Một số vấn đề kế toán trách nhiệm ở các công ty niêm yết”của
Phạm Văn Đăng (2011); trình bài kế toán trách nhiệm là một công cụ không thể
thiếu của các nhà quản lý cấp cao tại các công ty niêm yết, giúp cho trong việc
giám sát, đánh giá trách nhiệm quản trị cảu các cấp dưới mình đối với công việc

được giao, qua đó có những hành động điều chỉnh kịp thời nhằm cải tiến những
hoạt động chưa đạt được hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu chung của toàn doanh
nghiệp.
Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài:
- Alkinson, R.D.Banker, R.S.Kaplan and S.M.Young (2001), chapter 12,
Responsibility Accounting in Management Accounting.
- Hansen Don R. and Mowen Marynne M., (2005), Management Accounting,
6th Edition, MCGraw-Hill Companies, Inc; Giáo trình cung cấp đã thể hiện đầy đủ
hệ thống lý luận về kế toán quản trị bao gồm các công tác: hoạch định, kiểm soát,
đánh giá và ra quyết định, từ đó làm cơ sở giúp nhà quản trị đánh giá thực trạng và
đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp.


4
- Fowzia Rehana (2011), Use of Responsibility Accounting and Measure the
Satisfaction Levels of Service Organizations in Bangladesh, International Review
off Business Research Paper Vol. 7. No 5. September 2011. Pp. 53-67; nghiên cứu
này đánh giá việc thực hành hiện đại hệ thống kế toán trách nhiệm trong các loại tổ
chức dịch vụ khác nhau ở Bangladesh, kết quả cho thấy có một số tổ chức thực hiện
mô hình kế toán trách nhiệm theo mô hình kế toán trách nhiệm tích hợp, không phải
tổ chức theo một mô hình kế toán trách nhiệm duy nhất.
Trong các công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã hệ thống hóa các nội
dung cơ bản về kế toán trách nhiệm và đưa ra những cách thức vận dụng kế toán
trách nhiệm vào các doanh nghiệp cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của các đề tài.
Qua đó ta thấy, các công trình nghiên cứu về kế toán trách nhiệm đã được công bố
và đã nghiên cứu về hệ thống kế toán trách nhiệm áp dụng cho các doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp may nói riêng. Các doanh nhiệp ngành dệt may muốn
hoạt động tốt thì nhất thiết phải xây dựng hệ thống quản lý trách nhiệm hữu hiệu
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phù hợp với xu thế phát
triển và hội nhập quốc tế.

Từ đó, trên cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, tham khảo những đề tài, bài
báo có liên quan, và tình hình hoạt động thực tế tại các doanh nghiệp ngành dệt may
nói chung và Công ty Cổ phần May Hữu Nghị nói riêng, tác giả đã nghiên cứu thực
hiện đề tài “ Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần May Hữu
Nghị”.
3. Mục tiêu nghiên cứu :
Luận văn nghiên cứu và đánh giá thực trạng tính hình công tác tác kế toán
quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng tại Công ty Cổ phần May Hữu
Nghị. Nhằm tìm ra những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong công tác kế toán
trách nhiệm tại Công ty. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những giải pháp để tổ chức
công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty nhằm giúp nhà quản trị quản lý tốt hơn các
bộ phận, cá nhân có liên quan để hướng tới mục tiêu chung của Công ty.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Về đối tượng: Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản của kế toán trách
nhiệm và tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp.


5
- Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Công ty Cổ phần
may Hữu Nghị.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua một số
phương pháp cụ thể sau: hệ thống hóa, thống kê, so sánh, phân tích, phỏng vấn….,
để hệ thống hóa lý luận, tìm hiểu thực tiễn liên quan đến kế toán trách nhiệm, từ đó
triển khai tổ chức công tác kế toán trách nhiệm đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của
Công ty.
6. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích thực trạng công tác kế toán phục vụ quản trị nội bộ tại Công ty Cổ
phần May Hữu Nghị
- Đưa ra giải pháp tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại tại Công ty Cổ

phần May Hữu Nghị.
7. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm
Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán phục vụ quản trị nội bộ tại Công ty
Cổ phần May Hữu Nghị
Chƣơng 3: Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần May
Hữu Nghị
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM
1.1 Một số vấn đề chung về kế toán trách nhiệm
1.1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán quản trị
1.1.1.1. Khái niệm
Kế toán quản trị là quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh
nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong việc kiểm soát, điều hành các
hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình kế toán quản trị bao gồm các công việc xác
định, cân, đo, đong, đếm, thu thập, tích lũy, phân tích, chuẩn bị thông tin, giải thích
và cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để các nhà quản lý xử lý các thông tin
này theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp”. (Hiệp hội kế toán Mỹ, 1981)
Kế toán quản trị là một quy trình cải tiến không ngừng việc hoạch
định, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính hoạt động của doanh nghiệp để
hướng dẫn, thúc đẩy hành động, hành vi quản trị và điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt chiến lược, chiến thuật

và mục tiêu doanh nghiệp”. (Theo nhóm tác giả Robert S.Kaplan, Anthony
A.Atkinson, 2001).
Kế toán quản trị được xem như là quy trình định dạng, thu thập, kiểm
tra, định lượng để trình bày, giải thích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về
hoạt động của doanh nghiệp cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp thực
hiện toàn diện các chức năng quản trị.
1.1.1.2.Vai trò
Kế toán quản trị là hệ thống kế toán cung cấp thông tin cho những
người quản lý doanh nghiệp trong việc hoạch định và kiểm soát hoạt động của họ.
(Robert S.Kaplan và Anthony A.Atkinson, 1998).
Kế toán quản trị là việc cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính
cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Tuỳ theo yêu cầu của nhà quản lý, kế toán quản
trị sẽ cung cấp các dạng thông tin khác nhau. Kế toán quản trị cung cấp cho các nhà
quản lý thực hiện các công việc sau:
-

Hoạchđịnh

-

Tổ chức, điều hành


7
- Kiểm soát hiệu quả hoạt động và trách nhiệm quản lý của tất cả các bộ phận

trong doanh nghiệp
-

Ra quyết định kinh tế một cách đúng đắn.

1.1.2. Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm
1.1.2.1. Khái niệm
Trong quá trình quản lý, các cá nhân, các bộ phận được giao quyền ra

quyết định và trách nhiệm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó.
Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ chế phức tạp và đòi hỏi cấp trên phải nắm
được hiệu quả thực hiện của cấp dưới. Vì thế, kế toán trách nhiệm được xây dựng
để theo dõi hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp.
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, do
vậy quá trình hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền với quá trình
hình thành và phát triển của kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm được đề cập đầu
tiên ở Mỹ vào năm 1950 trong tác phẩm "Basic organizational planning to tie in
with responsibility accounting" của Ailman, H.B.1950. Từ đó đến nay, vấn đề kế
toán trách nhiệm được quan tâm nhiều với những quan điểm khác nhau bởi những
tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan
and S.mark Young khẳng định: Kế toán trách nhiệm là một hệ thống kế toán có
chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách
nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, cung cấp thông tin nhằm
đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo chứa cả
những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý
Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thu thập, tổng hợp và báo cáo
các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt
trong một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số
liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức. (PGS.TS
Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010)
Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (thành
viên, con người) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những
nghiệp vụ riêng biệt thuộc về phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá



8
và báo cáo cho tổ chức, thông qua đó cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này
để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức.
1.1.2.2. Vai trò
Trong một doanh nghiệp muốn điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh hiệu quả, nhà quản trị cần xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và triển khai
việc thực hiện mục tiêu của mình. Trong quá trình hoạt động, nhà quản trị phải
không ngừng kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện mục tiêu chung của các
cấp thừa hành, thông qua việc phân tích, tính toán hiệu quả của từng hoạt động,
từng khâu, từng sản phẩm…
Với yêu cầu đó, hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập để ghi
nhận, đo lường hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong một tổ chức, nhằm giúp
các nhà quản lý kiểm soát hoạt động và chi phí của họ, đồng thời qua đó đánh giá
được trách nhiệm của nhà quản trị ở từng cấp quản lý khác nhau. Do vậy, kế toán
trách nhiệm được thực hiện trên nguyên tắc là nó tập hợp và báo cáo những thông
tin kế toán thực tế và được dự toán về các đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách
nhiệm. (PGS.TS Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010)
Kế toán trách nhiệm là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ
chức thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của
chúng. Nói cách khác, kế toán trách nhiệm là một "công cụ" để đo lường về hiệu
quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm
soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Vai trò của kế
toán trách nhiệm được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận
vào lợi ích của toàn bộ tổ chức.
Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về
hiệu quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận.
Thứ ba, KTTN được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của các
nhà quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà

quản lý này.
Thứ tư, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của
mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.


9
1.2 Phân cấp quản lý_cơ sở để tổ chức công tác kế toán trách nhiệm
1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý
Hệ thống kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp về quản lý. Thật
vậy, nếu không có sự phân cấp quản lý thì sẽ không tồn tại hệ thống kế toán trách
nhiệm hay hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ không có ý nghĩa gì. Hệ thống kế toán
trách nhiệm chỉ tồn tại, hoạt động có hiệu quả nhất trong các tổ chức phân quyền, ở
đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trải rộng trong toàn tổ chức. Các cấp
quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm với phạm vi quyền
hạn và trách nhiệm của họ. Hoạt động của tổ chức gắn liền với quyền hạn, trách
nhiệm của tất cả các bộ phận, thành viên.( TS. Huỳnh Lợi, 2012)
Phân cấp quản lý là sự phân tán quyền cho cấp dưới, dẫn đến sự phân định
rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dưới dựa trên cơ sở cấu
trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn.
1.2.2 Quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là công việc không thể tách rời các trung tâm trách
nhiệm. Các trung tâm này được hình thành thông qua việc phân cấp quản lý. Nhưng
quá trình phân cấp quản lý nhà quản trị cần phải căn nhắc những ưu điểm và khuyết
điểm của phân cấp quản lý trong công tác kế toán trách nhiệm:
 Tác động tích cực:
-

Người quản lý có thể giảm bớt khối lượng công việc và san sẻ cho

người khác, từ đó có thể tiết kiệm thời gian làm việc của mình.

-

Nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn.

-

Tạo môi trường thuận lợi phát triển nhà quản lý cấp thấp

-

Cơ cấu tổ chức thiết lập phù hợp môi trường hoạt động

-

Khuyến khích nhân viên nỗ lực với trách nhiệm được giao.
 Tác động tiêu cực: Do sự phân cấp quản lý tạo nên sự độc lập tương

đối giữa các bộ phận nên các nhà quản lý ở các bộ phận thường không quan tâm đến
ảnh hưởng của các quyết định của họ đến các bộ phận khác trong tổ chức.
1.3 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp
1.3.1 Xác định các trung tâm trách nhiệm
Trong kế toán quản trị, trung tâm trách nhiệm được phân loại theo chức
năng tài chính. Đó chính là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi


10
nhuận và trung tâm đầu tư. Khi phân cấp quản lý, kế toán sẽ xác định các cấp thuộc
về một trong các trung tâm trách nhiệm để theo dõi báo cáo. Mỗi trung tâm có thể là
một phần hay toàn bộ trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận,
hay trung tâm đầu tư. Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ

chức quản lý thể hiện thông qua sơ đồ sau:

Cơ cấu tổ
chức quản lý

Hệ thống kế
toán trách
nhiệm

Đại diện chủ sở
hữu vốn – Hội
đồng quản trị

Trung tâm
đầu tƣ

Tổng công ty, các
công ty,chi nhánh
độc lâp

Trung tâm
lợi nhuận

Các chi nhánh bộ
phận bán hàng

Các đơn vị bộ phận
sản xuất

Chỉ tiêu đánh giá


-ROI
-RI

Trung tâm
danh thu

Trung tâm
chi phí

- Chênh lệch lợi nhuận
- Tỷ lệ lợi nhuận trên
vốn

- Chênh lệch chi phí
- Tỷ lệ chi phí trên doanh thu

- Chênh lệch danh thu
- Tỷ lệ doanh thu trên vốn

(Nguồn: Giáo trình kế toán quản trị,Huỳnh Lợi, 2009)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và hệ thống kế toán trách
nhiệm
1.3.1.1 Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có
quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với chi phí phát sinh ở trung tâm đó,
không có quyền hạn đối với tiêu thụ và đầu tư vốn. Thường đây là trung tâm trực
tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh. Được xếp vào loại
trung tâm chi phí là các phân cưởng sản xuất, các phòng ban chức năng.



11
Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là
điểm xuất phát của các hoạt động: phân loại chi phí thực tế phát sinh, lập dự toán
chi phí và so sánh chi phí thực tế với định mức tiêu chuẩn. (PGS.TS Phạm Văn
Dược và TS. Trần Văn Tùng, 2011)
Tuỳ theo tính chất chi phí và hiệu quả làm ra mà người ta chia trung
tâm chi phí thành trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí tuỳ ý.
Trung tâm chi phí định mức (Standard cost center): là trung tâm chi
phí mà đầu ra có thể xác định và lượng hóa bằng tiền trên cơ sở đã biết phí tổn cần
thiết để tạo ra một đơn vị đầu ra. Ví dụ, một phân xưởng sản xuất là trung tâm chi
phí định mức vì giá thành mỗi đơn vị sản phẩm tạo ra có thể xác định thông qua
định mức chi phí vật liệu trực tiếp, định mức chi phí nhân công trực tiếp và định
mức chi phí sản xuất chung.
Trung tâm chi phí tuỳ ý (discretionary expense center): là trung tâm chi
phí mà đầu ra không thể lượng hóa được bằng tiền một cách chính xác và mối quan
hệ giữa đầu ra với đầu vào ở trung tâm này không chặt chẽ. Điển hình về trung tâm
chi phí này là các phòng ban thuộc bộ phận gián tiếp như phòng nhân sự, tổng hợp,
kế toán,…Các khoản chi phí thường được đặt ra cố định cho mỗi phòng ban, sự
thay đổi nếu có của các khoản chi phí này cũng không làm ảnh hưởng đến năng suất
ở các phân xưởng sản xuất.
1.3.1.2 Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có
trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với chi phí, lợi nhuận
và vốn đầu tư. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong
khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. (PGS.TS Phạm Văn
Dược và TS. Trần Văn Tùng, 2011)
Trung tâm này thường được gắn với cấp quản lý cấp trung hoặc cơ sở,
đó là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu
thụ, cửa hàng tiêu thụ, ngành hàng tiêu thụ….

Một số điều cần chú ý là khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm
doanh thu cần xem xét giá thành sản phẩm để khuyến khích trung tâm doanh thu đó
tạo ra lợi nhuận chứ không chỉ đơn thuần là tạo ra doanh số. Và việc quản lý bán
hàng thường chiết khấu giảm giá hàng bán khi bán hàng số lượng lớn, hay thực hiện


12
các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, hoặc chỉ tập trung sản phẩm có thu nhập
thấp. Các loại hoạt động này sẽ làm tăng doanh số nhưng đều làm giảm lợi nhuận
mà doanh nghiệp chỉ chấp nhận trong một thời gian kinh doanh có hạn. Tức trung
tâm này phải có chính sách giá cả bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trường
mà còn dựa trên giá thành, chi phí, và các mục tiêu lâu dài của công ty. Ngoài ra,
trung tâm doanh thu sẽ phản hồi kịp thời sự biến đổi về giá, khuyến mãi của các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường để so sánh đánh giá các mặt hàng hay hoạt động kinh
doanh.
1.3.1.3 Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là trung tâm tách nhiệm mà nhà quản trị chịu
trách nhiệm về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Do vậy, nhà quản trị
được quyền quyết định về những vấn đề như định giá, marketing, sản lượng sản
xuất, nguồn cung cấp, cơ cấu hàng bán…. Nhà quản lý trung tâm lợi nhuận còn
được giao quản lý và sử dụng một số của tổ chức, cùng với nhiệm vụ tạo ra lợi
nhuận từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó. Mọi sự đầu tư vốn cho trung tâm đều
nằm ngoài phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm lợi nhuận.
Được xếp vào loại trung tâm lợi nhuận là các đơn vị kinh doanh trong tổ chức như
các công ty phụ thuộc, các chi nhánh… (PGS.TS Phạm Văn Dược và TS. Trần Văn
Tùng, 2011)
Điều kiện để một trung tâm lợi nhuận có thể thực hiện tốt chức năng
của mình là nó cần được hoàn toàn độc lập trong quản lý. Tức có quyền quyết định
mọi hoạt động doanh thu và chi phí của mình, không chịu ảnh hưởng của các trung
tâm trách nhiệm khác. Thứ hai là mục tiêu của trung tâm lợi nhuận không mâu

thuẫn với mục tiêu của toàn doanh nghiệp. Và cuối cùng là giám đốc trung tâm này
được tự do quyết định và phải kiên trì thực hiện các quyết định đó theo kế hoạch đã
vạch ra.
1.3.1.4 Trung tâm đầu tƣ
Trung tâm đầu tư là một bộ phận trách nhiệm có quyền lực cao nhất
trong tổ chức. Trong một doanh nghiệp, trung tâm đầu tư thường được tổ chức gắn
liền với bộ phận đại diện chủ sở hữu vốn. (TS. Huỳnh Lợi, 2012)
Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị ngài việc
phải chịu trách nhiệm với chi phí, doanh thu, lợi nhuận của trung tâm, còn phải chịu


13
trách nhiệm với khả năng huy động các nuồn tài trợ và vốn đầu tư. Vì vậy, nhà quản
trị trung tâm đầu tư được quyền ra quyết định về việc quản lý điều hành đầu tư vốn
và sử dụng vốn.
1.3.2 Đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm
Để đo lường đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm, có hai
loại chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng là chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu hiệu năng.
Chỉ tiêu hiệu quả là mức độ các trung tâm trách nhiệm thực hiện các
nhiệm vụ đề ra, có thể là số tuyệt đối hoặc số tương đối. Ví dụ như nhà quản lý đặt
ra doanh thu cần đạt cho trung tâm doanh thu, mức thực hiện giữa thực tế so với kế
hoạch của mỗi bộ phận, mức tỷ lệ hoà vốn của trung tâm lợi nhuận.
Chỉ tiêu hiệu năng là tỷ lệ so sánh giữa tổng đầu ra và tổng đầu vào của
một trung tâm trách nhiệm. Nó cho thấy hiệu quả thực tế đạt được so với các nguồn
lực được sử dụng để tạo ra kết quả đó tức trung bình hiệu quả mang lại trên mỗi đơn
vị đầu vào. Ví dụ như chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn, trên tài sản. Ngược lại, tỷ lệ so
sánh giữa đầu vào và đầu ra cho ta trung bình số lượng đầu vào tiêu hao trên mỗi
đơn vị đầu ra như tỷ lệ chi phí trên mỗi sản phẩm làm được, chi phí vốn.
Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm bằng cách lấy hiệu quả
thực hiện của các trung tâm trách nhiệm, so sánh đối chiếu với số liệu dự toán ban

đầu trên cả hai mặt hiệu quả và hiệu năng. Do đầu ra và đầu vào của mỗi trung tâm
trách nhiệm khác nhau, vì vậy các chỉ tiêu đo lường cho từng loại trung tâm cũng
khác nhau. (PGS.TS Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010)
1.3.2.1 Đánh giá thành quả trung tâm chi phí


Trung tâm chi phí định mức:

- Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua việc hoàn thành kế hoạch
sản lượng sản xuất đúng thời hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
- Về mặt hiệu năng: được đo lường thông qua việc so sánh giữa chi
phí thực tế với chi phí định mức, phân tích biến động và xác định các nguyên nhân
chủ quan, khách quan tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí.
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí định mức

(1.1)

 Trường hợp 1: chênh lệch chi phí có kết quả là số âm, nếu vẫn
đảm bải về chất lượng thì đây là kết quả tốt


×