Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------

NGUYỄN THỊ GIANG

CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƯỜI DÙNG TIN TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VÂN TẢI
(KHU VỰC HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH
KHÓA
HỆ

:THÔNG TIN – THƯ VIỆN
:54 (2009 – 2013)
:CHÍNH QUY

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------

NGUYỄN THỊ GIANG


CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƯỜI DÙNG TIN TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VÂN TẢI
(KHU VỰC HÀ NỘI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG

HÀ NỘI -2013


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo, những lời
động viên, chia sẻ đó là động lực lớn,là niềm vui khuyến khích để em hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
các thầy cô của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cô chủ nhiệm khoa
và các thầy cô trong khoa Thông tin - Thư viện, trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn đã luôn tạo điều kiện cho em học tập và được thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Nguyễn Huy
Chương - người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, cán bộ của
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải đã
tạo điều kiện cho em được thực tập, được trải nghiêm thực tế và toàn thể bạn bè, gia
đình luôn ủng hộ và động viên em trong quá trình học tập cũng như hoàn thiện khóa
luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 3 năm 2013
Sinh viên


Nguyễn Thị Giang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBTV
Cán bộ thư viện
CSDL
Cơ sở dữ liệu
ĐHCNGTVT
Đại học Công nghệ Giao thông
Vận tải
NDT
Người dùng tin
TV
Thư viện
TT - TV

TTTTTV

Thông tin - Thư viện

Trung tâm thông tin thư viện


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Danh mục các bảng
Tên bảng

Trang


Bảng 1: Thống kê tài liệu (sách) theo lĩnh vực chuyên môn

14

Bảng 2: Thống kê tài liệu điện tử của Trung tâm
Bảng 3: Tần suất sử dụng thư viện của NDT
Bảng 4: Nội dung tài liệu thuộc chuyên ngành mà NDT

15
18
18

thường sử dụng
Bảng 5 : Một số ô tủ mục lục của Trung tâm
Bảng 6: Đánh giá chất lượng của NDT về trang thiết bị,

25
47

cơ sở vật chất tại Trung tâm
Bảng 7: Ý kiến của NDT về mức độ cần tổ chức kho mở

48

Danh mục các biểu đồ


Tên biểu đồ


Trang

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng thư viện của NDT
Biểu đồ 2: Các loại hình tài liệu NDT thường sử dụng tại
Trung tâm
Biểu đồ 3: NDT đánh giá về chất lượng Mục lục truyền thống

19
21
26

của Trung tâm
Biểu đồ 4: Đánh giá của NDT về chất lượng CSDL

32

thư mục tại Trung tâm
Biểu đồ 5: Đánh giá chất lượng của NDT về dịch vụ cho mượn
tài liệu về nhà
Biểu đồ 6: Thể hiện đánh giá của NDT về chất lượng dịch vụ

42

đa phương tiện tại Trung tâm
Biểu đồ 7: Ý kiến của NDT về thái độ cán bộ thư viện

44
46

Biểu đồ 8: Số lượng NDT sử dụng các thư viện bên ngoài



Danh mục các sơ đồ
Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức các phòng của Trung tâm
Sơ đồ 2: Quy trình mượn tài liệu về nhà tại phòng Mượn

34

của Trung tâm
Sơ đồ 3: Quy trình mượn sách đọc tại phòng Đọc (tầng 3)

38

Sơ đồ 4: Quy trình sử dụng máy tính tại phòng Đa phương tiện

39

MỤC LỤC
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………...
5. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài………………………………………...

6. Đóng góp khoa học của khóa luận………………………………………………
7. Bố cục của khóa luận……………………………………………………………..
CHƯƠNG 1:TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỚI CÔNG TÁC PHỤC VỤ
NGƯỜI DÙNG TIN………………………………………………………………....
1.1. Khái niệm người dùng tin và công tác phục vụ người dùng tin……………...
1.2. Sơ lược về Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải Hà Nội…………
1.3. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện của Trường Đại học
Công nghệ Giao thông Vận tải……………………………………………………..
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm…………………………
1.3.2. Cơ cấu tổ chức………………………………………………………………...
1.3.3. Vốn tài liệu…………………………………………………………………….
1.3.4. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin…………………………………......
1.4. Vai trò của công tác phục vụ người dùng tin với sự phát triển của Trung
tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải........
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƯỜI DÙNG TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI...........................................................................
2.1. Phương thức tổ chức phục vụ người dùng tin tại Trung tâm Thông tin
- Thư viện Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải………………………
2.1.1. Công tác cấp thẻ thư viện................................................................................
2.1.2. Nội quy thư viện...............................................................................................
2.1.3. Hệ thống hướng dẫn người dùng tin..............................................................


2.1.4. Bộ máy tra cứu.................................................................................................
2.2. Hoạt động phục vụ người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải……………………………….....
2.2.1. Phòng Mượn.....................................................................................................
2.2.2. Phòng Đọc.........................................................................................................

2.2.3. Phòng Đa phương tiện.....................................................................................
2.3. Nhận xét...............................................................................................................
2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................................
2.3.2. Nhược điểm.......................................................................................................
CHƯƠNG 3.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNGTÁC PHỤC
VỤ NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN -THƯ VIỆN
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI...........................................
3.1. Tăng nhanh số lượng và chất lượng vốn tài liệu.............................................
3.2. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện......................................
3.3. Đổi mới phương thức phục vụ..........................................................................
3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu tài liệu.......................................................
3.5. Mở rộng hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin..................................................
3.6. Tăng cường phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật.........................
3.7. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ thư viện..............................................................
3.8. Đào tạo người dùng tin.......................................................................................
Kết luận.......................................................................................................................
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài


Xã hội càng phát triển thì vai trò của thông tin càng trở nên quan trọng, là yếu tố
hàng đầu làm nên sức cạnh tranh kinh tế, chính trị và văn hóa của một quốc gia. Với
tốc độ gia tăng mạnh mẽ của thông tin tri thức thì việc nghiên cứu, tổ chức để đưa
thông tin trở thành nguồn lực, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng tăng của người dùng
tin (NDT) đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cơ quan thông tin - thư viện. Sự tác
động này đặt ra một yêu cầu là làm sao để người dùng tin có thể tiếp cận nguồn
thông tin một cách dễ dàng và chính xác nhất để thông tin trở thành nguồn lực cho
mỗi quốc gia.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một Trung tâm TT - TV không chỉ đo bằng
khối lượng tài liệu mà tính cả bằng nguồn thông tin phục vụ cho NDT một cách hiệu
quả nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhất. Để làm tốt được nhiệm vụ đó công tác
phục vụ NDT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của mỗi cơ quan TT
- TV.
Trường ĐHCNGTVT là Trường đại học có quy mô lớn đào tạo đa ngành với
nhiều loại hình đào tạo khác nhau. Trung tâm TT - TV Trường là nơi cung cấp
nguồn tin cho NDT của Trường để phục vụ cho quá trình học tập, giảng dạy và
nghiên cứu khoa học của sinh viên, cán bộ giảng viên. Công tác tổ chức phục vụ
NDT như thế nào cho đạt hiệu quả cao được Ban lãnh đạo nhà trường quan tâm, chú
trọng.
Từ hoạt động thực tế của Trung tâm và việc nâng cao hiệu quả công tác phục vụ
NDT tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông
Vận tải (Trung tâm) có ý nghĩa quan trọng. Từ lý do trên tôi nghiên cứu để tài
“Công tác phục vụ người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại
học Công nghệ Giao thông Vận tải (khu vực Hà Nội)” làm khóa luận của mình. Hy
vọng giúp cho sự hoàn thiện của Trung tâm.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đưa ra những giải pháp cho Trung tâm hoạt động tốt hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu: Đề tài thực hiện nhiệm vụ sau:
Một là: Khái niệm, quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm, đặc điểm
NDT và vai trò của công tác phục vụ NDT tại Trung tâm.
Hai là: Nêu lên thực trạng công tác phục vụ NDT tại Trung tâm
Ba là: Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phục vụ tại
Trung tâm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là công tác phục vụ NDT
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác phục vụ NDT tại Trung tâm Thông tin Thư viện
Trường Đaị học Công nghệ Giao thông Vận tải (khu vực Hà Nội)
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và văn bản Pháp quy Nhà
nước về hoạt động TT - TV.
Các phương pháp cụ thể
Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Điều tra bảng hỏi
Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu


5. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện Trường đại học
Công nghệ Giao thông Vận tải / Nguyễn Thị Kim Ngân . - 2012
Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin phục vụ việc nghiên cứu học
tập của học sinh - sinh viên tại Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao
thông Vận tải khu vực Hà Nội / Th.S Nguyễn Thị Hồng Thương.- 2011
Ngoài 2 đề tài trên chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác phục vụ NDT tại
Trung tâm. Chính vì thế tôi lựa chọn làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình. Đây
là đề tài hoàn toàn mới không trùng lặp với công trình nào nghiên cứu trước đó.
6. Đóng góp khoa học của khóa luận
Về lý luận
Kết quả khóa luận góp phần hoàn thiện và làm sáng tỏ thêm lý luận về công tác
phục vụ NDT.
Về thực tiễn
Khóa luận phản ánh thực trạng công tác phục vụ NDT tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (khu vực Hà Nội) trong

giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu, phân tích đánh giá, những ưu điểm và nhược điểm trong công tác
phục vụ NDT. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác phục vụ tại Trung tâm trong thời gian tới.
7. Bố cục của khóa luận
Đề tài “Công tác phục vụ người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (khu vực Hà Nội)” ngoài mục lục,
lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của Khóa
luận chia thành 3 chương.


Chương 1: Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao
thông Vận tải với công tác phục vụ người dùng tin
Chương 2: Thực trạng công tác phục vụ người dùng tin tại Trung tâm Thông
tin - Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phục vụ
người dùng tin tại Trung tâm - Thông tin Thư viện Đại học Công nghệ Giao
thông Vận tải


CHƯƠNG 1
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
VỚI CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƯỜI DÙNG TIN

1.1. Khái niệm người dùng tin và công tác phục vụ người dùng tin
1.1.1. Khái niệm người dùng tin
NDT: là một cá nhân, một nhóm, một cơ quan hay tập thể sử dụng các sản phẩm
và dịch vụ thư viện nhằm mục đích công tác, học tập, nghiên cứu, giải trí… có thể
nói là tất cả các đối tượng có nhu cầu và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của TV.

1.1.2. Khái niệm công tác phục vụ người dùng tin
Có nhiều quan điểm khác nhau về công tác phục vụ NDT
“Phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện nhằm tuyên truyền và đưa ra phục vụ
các dạng tài liệu hoặc bản sao của chúng, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa
chọn và sử dụng tài liệu đó. Công tác này được xây dựng trên sự kết hợp các quá
trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ thư viện, phục vụ thông tin, tra
cứu” [5, 370 ]
Theo GS. Phan Văn thì “Công tác độc giả là nghiên cứu mối quan hệ giữa sách
và con người trên cơ sở tâm lí học, giáo dục học và xã hội học cụ thể. Công tác độc
giả nghiên cứu mối quan hệ giữa cung và cầu trong công tác thông tin thư viện - thư
mục về tài liệu sách báo trong các ngành khoa học và các lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân. Công tác độc giả nghiên cứu hình thức, phương pháp tuyên truyền sách và
hướng dẫn đọc sách của độc giả trong thư viện và ngoài thư viện. Công tác độc giả
là thước đo hiệu quả luân chuyển tài liệu sách báo và tác dụng của nó trong đời sống
xã hội”[12, 4]


Công tác phục vụ NDT là cầu nối giữa kho tài liệu với NDT, người sử dụng cơ
quan TT – TV. Tạo lập cho NDT, người sử dụng thư viện theo thói quen, nhu cầu,
hứng thú đọc sách báo.
Công tác phục vụ NDT được coi là khâu quan trọng nhất của thư viện vì thông
qua công tác này vốn tài liệu quý giá của thư viện mới phát huy được tác dụng trong
phát triển mọi mặt của đất nước, từ đó vị trí vai trò xã hội của thư viện mới được
khẳng định
Công tác phục vụ NDT có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tạo điều kiện thuận lợi
cho NDT trong sử dụng, giúp NDT sử dụng nhanh chóng chính xác đúng những tài
liệu mà họ cần. Tuyên truyền giới thiệu sách báo cần thiết tốt nhất cho từng người,
từng nhóm người. Ngoài ra còn hướng dẫn NDT đọc sách đúng phương pháp đúng
đối tượng mục đích, quan điểm có hệ thống hiệu quả. Xây dựng thói quen đọc sách,
xây dựng văn hóa đọc cho NDT.

Công tác phục vụ người dùng tin ở nước ta dựa trên những nguyên tắc:
 Nguyên tắc tính tư tưởng
Là một quá trình tư tưởng, tuyên truyền sách báo của Đảng để hình thành ở họ
thế giới quan khoa học. Tuyên truyền những thành tựu khoa học hiện đại.
 Nguyên tắc phục vụ có phân biệt
NDT chịu ảnh hưởng của các yếu tố giai cấp, nghề nghiệp, trình độ văn hóa hứng
thú tâm lý - những yếu tố gây ảnh hưởng tới việc chọn và đọc sách. Khẳng định sự
cần thiết của việc phục vụ có phân biệt. Phục vụ có phân biệt chỉ có thể được tiến
hành nghiên cứu NDT có hệ thống và toàn diện.
 Nguyên tắc tính tự giác và sáng tạo của NDT trong quá trình đọc.
Hình thành NDT ý thức tự nguyện đọc sách, giúp họ hứng thú hình thành đọc
sách mới.
 Nguyên tắc tính hệ thống


Cán bộ thư viện phải tạo cho NDT tính tuần tự, logic, hệ thống trong quá trình
đọc.
 Nguyên tắc trực quan của việc tuyên truyền tài liệu
Dựa trên việc sử dụng các phương tiện trực quan khác nhau để tác động lên sự
cảm thụ bằng mắt của NDT. Nó giúp họ tuyên truyền sách báo có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên cần kết hợp nguyên tắc này với phương pháp tuyên truyền bằng lời nói
sinh động.
1.2. Sơ lược về Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải Hà Nội
Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.
Tên tiếng Anh: University Of Transport Technology
Đại chỉ số 54 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: (04) 38544264. Fax: (04)38547695
Website: www.utt.edu.vn – Email:
Trước năm 1945 thời kỳ Pháp thuộc đã có Trường Cao đẳng Công chính.
Ngày 15 tháng 11 năm 1945 Trường Cao đẳng Giao thông Công chính khai

giảng theo Nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe và Bộ
trưởng Bộ Giao thông công chính Đào Trọng Kim.
Giai đoạn từ năm 1957 - 1996: Trường có tên là Trường Trung học giao thông
vận tải, khu vực I.
Ngày 24/7/1996. Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 480/ TTg nâng cấp
Trường Trung học GTVT khu vực I thành Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải.
Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Trường từ Trung
cấp -> Cao đẳng. Từ đó nhà Trường cũng đề ra định hướng và mục tiêu phát triển
phù hợp với giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp theo.
Căn cứ vào Quyết định số 630/QĐ-TTG ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải


trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng

Giao thông Vận tải và quyết định số

1379/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
ban hành quy chế về việc tổ chức hoạt động của Trường Đại học Công nghệ Giao
thông Vận tải, quyết định thành lập Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học
Công nghệ Giao thông Vận tải trên cơ sở Thư viện trường Cao đẳng Giao thông Vận
tải.
Trường có 3 cơ sở đào tạo:
Cơ sở 1 tại: 54 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà Nội.
Cơ sở 2 tại: Phường Đồng Tâm - Thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
Cơ sở 3 tại: Phường Tân Thịnh - TP. Thái Nguyên - Thái Nguyên
Hàng năm, lưu lượng sinh viên trung bình của Nhà trường là 15 000 sinh viên.
Dự kiến quy mô đào tạo của Trường là 20. 000 sinh viên vào năm 2015.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên thời điểm hiện tại khoảng 536 người. Trong đó đội
ngũ giảng dạy 385 người bao gồm: 20 Tiến sỹ; 31 Nghiên cứu sinh; 211 Thạc sỹ và

123 giảng viên.
Hiện tại đội ngũ giảng viên của Trường đã đáp ứng được tiêu chuẩn của một
trường đại học, tuy nhiên về lâu dài để đáp ứng quy mô đào tạo ngày càng tăng,
chiến lược phát triển của Nhà trường đã xác định: xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý, giảng viên đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu; đạt chuẩn về
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành, ngoại ngữ, tin học;
có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
Cùng với quá trình lịch sử phát triển lâu dài của nhà Trường đã đạt được nhiều
thành tựu lớn. Để đánh dấu công lao về sự nghiệp giáo dục đào tạo, nghiên cứu
khoa học góp phần vào sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước của cán bộ, giảng
viên và sinh viên nhà Trường. Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng cho Nhà
Trường những danh hiệu cao quý như:


Tập thể “Anh hùng lao động: thời kỳ đổi mới (năm 2000). Nhà trường đã nhận
được 25 Huân chương các loại cho tập thể trong đó: 2 Huân chương Độc lập
Hạng Nhất (2005, 2010), 1 Huân chương Độc lập Hạng Ba (năm 1995); 2 Huân
chương Lao động Hạng Nhất; 5 Huân chương Lao động Hạng Nhì; 12 Huân
chương lao động Hạng Ba; 2 Huân chương kháng chiến Hạng Ba; 1 Huân chương
Tự do Hạng Nhì của Nhà nước CHDCND Lào tặng; 5 lần nhận Cờ luân lưu của
Chính phủ về đơn vị Tiên tiến xuất sắc. Trường còn được được 16 lần nhận Cờ
thi đua tiên tiến xuất sắc của Bộ Giao thông Vận tải.
Thành tích của các cá nhân nhà Trường được nhà nước phong tặng các danh
hiệu như sau : 3 giảng viên là nhà giáo nhân dân, 19 Nhà giáo Ưu tú, 3 cán bộ
lãnh đạo Trường được tặng 2 Huân chương Lao động Hạng Nhì và 2 Huân
chương Lao động Hạng Ba 8 cán bộ giáo viên được tặng Bằng khen của Thủ
tướng chính phủ, 232 Giáo viên công nhân viên được tặng Huân, Huy chương
“chống Mỹ cứu nước”, 382 giáo viên, công nhân viên được tặng Huy chương “Vì
sự nghiệp giáo dục”. Nhiều giáo viên, công nhân viên của Trường được tặng
Bằng khen của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam.
Năm 1961, Nhà trường đạt danh hiệu “Nhà trường xuất sắc toàn Miền Bắc”,
được đón Bác Hồ về thăm Trường ngày 29 tháng 11 năm1961. Từ đó 29 tháng 11
hàng năm trở thành ngày truyền thống của Nhà trường.
Trường đào tạo 4 hệ: hệ Đại học, hệ Cao đẳng, hệ Trung cấp chuyên nghiệp và
hệ dạy nghề hướng thực hành công nghệ phục vụ ngành Giao thông Vận tải và
các ngành kinh tế quốc dân khác.


Sơ đồ về cơ cấu tổ chức Trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Cơ sở vật chất là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng, trong
những năm gần đây Nhà trường đã được Bộ Giao thông Vận tải quan tâm đầu tư
theo hướng hiện đại, trọng điểm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và đào
tạo, được Chính phủ Nhật Bản tài trợ Dự án tăng cường năng lực đào tạo trị giá
gần 6 triệu USD, với mục tiêu của Dự án là giúp Nhà trường nâng cao năng lực
đào tạo nguồn nhân lực xây dựng và quản lý khai thác mạng lưới đường cao tốc
tại Việt Nam thông qua việc cải tiến giáo trình, bài giảng; xây dựng các môn học
mới; trang bị các thiết bị thí nghiệm mới, tạo điều kiện cho các giảng viên học tập
nâng cao trình độ tại Nhật Bản.
Chiến lược phát triển của Nhà trường tới năm 2020
Chiến lược phát triển đến năm 2020 của Trường ĐHCNGTVT xác định mục
tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại


hóa, xã hội hóa, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo nhằm đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Hiện nay đội ngũ giảng viên của trường đã đáp ứng được tiêu chuẩn của một
trường đại học, tuy nhiên về lâu dài để đáp ứng quy mô đào tạo ngày càng tăng,
chiến lược phát triển của nhà trường xác định: xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý, giảng viên đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu; đạt chuẩn về trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành, ngoại ngữ, tin học, có phẩm
chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2020 có trên 20% giảng viên đạt trình độ tiến sỹ, 80% có
trình độ thạc sỹ. Để thực hiện được mục tiêu này, hàng năm Nhà trường xây dựng
kế hoạch cử cán bộ, giảng viên đi học tiến sỹ, thạc sỹ trong và ngoài nước, thực
hiện chủ trương đãi ngộ nhằm thu hút, tuyển dụng những giảng viên có trình độ
cao, chuyên gia giỏi về công tác tại Trường. Chú trọng bồi dưỡng giảng viên đầu
ngành, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về
đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Trong những năm tới tập trung điều chỉnh lại quy hoạch không gian theo mô
hình của một trường đại học; tiếp tục đầu tư các dự án xây dựng cơ bản ở Thái
Nguyên, Hà Nội, quy hoạch xây dựng Trường ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), từng bước
mở rộng Trường ở huyện Duy Tiên (Hà Nam), để đảm bảo chuẩn về diện tích xây
dựng trên đầu sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bổ sung các
phòng học lý thuyết, phòng tự học, các phòng học và xưởng thực hành, thí nghiệm;
nâng cấp thư viện điện tử, tạo các điều kiện cần thiết để học sinh sinh viên rèn luyện
thể chất, tham gia các hoạt động văn hóa xã hội.
1.3. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện của Trường Đại học
Công nghệ giao thông vận tải
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm


Căn cứ vào Quyết định số 630/QĐ-TTG ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng

Giao thông Vận tải và quyết định số

1379/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
ban hành quy chế về việc tổ chức hoạt động của Trường Đại học Công nghệ Giao

thông Vận tải, quyết định thành lập Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học
Công nghệ Giao thông Vận tải trên cơ sở Thư viện trường cao đẳng giao thông Vận
tải.
Cùng với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường, là sự xây dựng và
phát triển của thư viện ngày nay. Năm 1996, Thư viện Trường thuộc Phòng Đào tạo
Cao đẳng Giao thông Vận tải, có 01 CBTV, 01 phòng đọc 50 m 2, 01 kho 30 m2 với
hơn 500 đầu sách.
Ngày 22 tháng 05 năm 2009, Trung tâm chính thức được thành lập, trực thuộc
Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải, tọa lạc trên tòa nhà thư viện
với diện tích 1200 m2. Đến tháng 05 năm 2011, là Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trường ĐHCNGTVT.
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
có 3 cơ sở, cơ sở chính tại Hà Nội, 2 cơ sở còn lại tại Vĩnh Phúc và Thái Nguyên.
Từ năm học 2011 - 2012, Trung tâm được xây dựng theo xu hướng hiện đại đáp
ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo của nhà trường và của ngành. Với mục đích phát
huy những nguồn lực sẵn có của Trung tâm, tiếp tục khẳng định những thành quả
đạt được, đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động, hướng tới mục tiêu xây
dựng trường trọng điểm chất lượng cao của ngành trong giai đoạn mới.


1.3.2. Cơ cấu tổ chức

Phòng Giám đốc

Phòng
Mượn

Phòng
Đọc


Phòng
Mutimedia

Phòng
Nghiệp
vụ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức các phòng của Trung tâm
Phòng giám đốc: Có 1 giám đốc Trung tâm, có nhiệm vụ quản lý và điều hành tất
cả mọi hoạt động của cơ Trung tâm.
Phòng nghiệp vụ có 1 CB phụ trách công việc bổ sung biên mục tài liệu.
Phòng đọc: Gồm 3 CB, phòng đảm nhận vai trò phục vụ NDT đọc tại chỗ.
Phòng mượn: Gồm 2 CB: Vai trò của phòng phục vụ NDT cho mượn tài liệu về
nhà, đáp ứng nhu cầu NDT mượn tài liệu.
Phòng Đa phương tiện: gồm 2 cán bộ. Phòng có vai trò quản lý hệ thống Internet
của toàn bộ Trung tâm.
Trung tâm còn có 2 cơ sở Vĩnh phúc và Thái nguyên nên việc bổ sung tài liệu.
Được cơ sở ở Hà Nội mua về và chuyển lên 2 cơ sở Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Về
việc biên mục tài liệu thư viện: được cán bộ thư viện 3 cơ sở biên mục riêng biệt, tài
liệu ở 3 cơ sở được đánh số đăng ký cá biệt, chỉ số xếp giá, số lượng tài liệu là khác
nhau, tại vì với số lượng sinh viên khác nhau.


Ngoài ra CBTV của 3 Cơ sở thường xuyên trao đổi thông tin với nhau qua các
hình thức thư điện tử, qua các buổi họp trao đổi họp mặt trực tiếp.
1.3.3. Vốn tài liệu
Vốn tài liệu của một TV là tài sản quý giá, là tiềm lực, sức mạnh và niềm tự hào
của TV đó. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu đọc càng lớn
và do vậy càng có sức lôi cuốn với NDT. Mặt khác, vốn tài liệu càng lớn thì TV
càng có sức hút trong thị trường tin học hóa tư liệu. Ở bình diện quốc gia, vốn tài

liệu là di sản văn hóa, là bộ nhớ của dân tộc, là thước đo trình độ phát triển về mọi
mặt của mỗi nước. Ở bình diện quốc tế, vốn tài liệu TV là bộ nhớ của toàn nhân
loại.
Trong công tác hàng ngày của CBTV, tài liệu là đối tượng bổ sung, tổ chức kho,
tuyên truyền trong NDT và đưa ra sử dụng chúng. Nó là vật trung gian giữa bạn đọc,
CBTV cơ sở vật chất - kỹ thuật của TV. CBTV tiến hành bổ sung, xử lý nghiệp vụ,
tổ chức chúng thành những kho phù hợp để tuyên truyền, thông tin về các thành tựu
khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa của đất nước, cũng như của thế giới. NDT sử
dụng tài liệu để thu nhận kiến thức nhăm nâng cao trình độ chuyên môn, tự học,
nghiên cứu khoa học, giải trí… Vốn tài liệu càng phát triển thì cơ sở vật chất - kỹ
thuật càng được tăng cường, mở rộng.
Tài liệu in ấn
Hiện nay Trung tâm có 2729 tên tài liệu, với số lượng bản 50311, hơn 60 đầu báo
và tạp chí và tài liệu dạng điện tử.
Ngoài ra ở kho lưu của Trung tâm có khoảng 600 đầu với số lượng khoảng 2000
bản.
Nguồn tài liệu của Trung tâm bao gồm sách tham khảo, chuyên khảo, tài liệu
tra cứu, giáo khoa, giáo trình, các loại báo tạp chí trong và ngoài nước, tài liệu
công báo, tài liệu phục vụ lãnh đạo. Do trường mới chuyển từ cao đẳng lên đại học
tài liệu là luận án, luận văn, đồ án tốt nghiệp chưa có.


Nội dung tài liệu:
Tài liệu truyền thống là sách tại kho Phòng Đọc và kho Phòng Mượn của
Trung tâm với các lĩnh vực chuyên môn như công trình, cơ khí chiếm một số
lượng lớn, điều này được thể hiện trong bảng dưới đây:
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

LĨNH VỰC
Công trình
Cơ khí
Điện
Điện tử
CNTT
Kinh tế
Khoa học cơ bản
Chính trị
Triết học, Macxit
Ngoại ngữ
Pháp luật
Các lĩnh vực khác
Tổng số

SỐ LƯỢNG (BẢN)
19 621
5 283
755
1 660

2 115
3 672
4 025
1 157
4 930
201
302
6 490
50 311

TỶ LỆ (%)
39
10.7
1.5
3.3
4.2
7.3
8
2.3
9.8
0.4
0.6
12.9
100

Bảng 1: Thống kê tài liệu (sách) theo lĩnh vực chuyên môn
Nhìn vào bảng thống kê tài liệu theo lĩnh vực chuyên môn, có thể thấy Trường
ĐHCNGTVT là một Trường Đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó các
ngành chính yếu như công trình với số bản sách chiếm 39% tổng số lượng giáo
trình có trong thư viện, sách ngành cơ khí chiếm 11%. Trong khi đó sách về

ngoại ngữ chỉ chiếm 0.4%.
Ngoại ngữ không phải là ngành đào tạo chính tại Trường, nhưng với xu hướng
hiện nay đòi hỏi mỗi người khi đi xin việc làm đều phải có trình độ ngoại ngữ,
vậy nên chăng Nhà trường cùng Trung tâm có những chính sách bổ sung sách
ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh chuyên ngành cho phù hợp với việc đào tạo của
Nhà trường và xu hướng tri thức chung của nhân loại.


Tài liệu điện tử
Với số lượng gần 2000 bản tài liệu điện tử cho NDT của Trung tâm truy cập,
download miễn phí. Tài liệu dạng bản điện tử chủ yếu gồm các chuyên ngành sau:
Cơ khí, công trình, công nghệ thông tin, kinh tế…

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

LĨNH VỰC
Công nghệ thông tin
Ngoại ngữ
Kinh tế - Quản trị

Khoa học xã hội
Khoa học tự nhiên
Xây dựng công trình
Điện – Điện tử
Cơ khí
Y dược học
Khoa học kỹ thuật công nghệ
Nghiệp vụ thông tin thư viện
Tổng số

SỐ LƯỢNG

TỶ LỆ

(Bản)
180
125
372
167
171
358
184
279
43
64
22
1965

(%)
9.2

6.4
18.9
8.5
8.7
18.2
9.3
14.2
2.2
3.3
1.1
100


×