Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

CÔNG tác đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại CÔNG TY TNHH lửa VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH LỬA VIỆT

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

: ThS Tạ Thu Phương
: Đặng Công Trọng
: 11124278
: QTDN 54A

Hà Nội, tháng 5 năm 2016


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ........................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................4


LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................5
CHƯƠNG 1:............................................................................................................6
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH LỬA VIỆT................................6
1.1. Thông tin cơ bản về Công ty TNHH Lửa Việt...........................................................................6
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Lửa Việt.............................................6
1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty...............................................7
1.3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trọng yếu của Công ty...................................................10
1.3.1. Sản phẩm – Thị trường..................................................................................................10
1.3.2. Quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm và cơ sở hạ tầng của Công ty........................13
1.3.3. Nguyên vật liệu..............................................................................................................15
1.3.4. Lao động........................................................................................................................16
1.3.5. Nguồn vốn công ty.........................................................................................................18

CHƯƠNG 2: .........................................................................................................21
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH LỬA VIỆT TỪ NĂM 2011 ĐẾN
NĂM 2015..............................................................................................................21
2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2015....................21
2.1.1. Tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm..................................................................21
2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty..................................................22
2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Lửa Việt từ
năm 2011 đến năm 2014.............................................................................................................23
2.2.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực..................................................................24
2.2.2. Triển khai thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Lửa Việt31

1


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2.2.3. Đánh giá chung kết quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty
TNHH Lửa Việt.........................................................................................................................36

CHƯƠNG 3............................................................................................................ 43
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH LỬA VIỆT................................43
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.........................................................43
3.2. Định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty đến năm 2020.....................44
3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Lửa
Việt..............................................................................................................................................44
3.3.1. Cần có các biện pháp đào tạo toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý trong Công ty............45
3.3.2. Phát triển các phương pháp đào tạo công nhân viên có liên hệ thực tiễn....................45
3.3.3. Thực hiện việc đánh giá công tác đào tạo thường xuyên và hiệu quả...........................45
3.3.4. Hoàn thiện hơn chính sách tạo động lực cho cán bộ công nhân viên sau đào tạo........46

KẾT LUẬN............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................49

2


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng 1 Bảng tên những loại bếp than chính của công ty....................................11
Bảng 2 Bảng biểu về các nguyên vật liệu chủ yếu...............................................16
Bảng 3 Danh sách các Nhà cung ứng NVL chính................................................17
Bảng 4 Bảng cơ cấu về lao động năm 2013..........................................................18
Bảng 5 Cột số chỉ tiêu nguồn vốn Công ty trong giao đoạn 2012 - 2014............19

Bảng 6 Tình hình sản xuất bếp Than tại Công ty trong giai đoạn 2012 - 2014. 22
Bảng 7 Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2013 - 2015...23
Bảng 8 Kế hoạch đào tạo công nhân viên giai đoạn 2012 - 2014........................26
Bảng 9 Số lượng cán bộ công nhân viên được đào tạo giai đoạn 2012 - 2014.. .32
Bảng 10 Chi phí đào tạo của công ty qua các năm..............................................33
Bảng 11 Số lượng công nhân sản xuất được đào tạo giai đoạn 2011 – 2014......34
Bảng 13 Phần thưởng cho học sinh, sinh viên có thành tích tốt trong học tập. 37
Bảng 14 Một số chỉ tiêu SXKD của công ty giai đoạn 2013 - 2015.....................38
Bảng 15 Kết quả khảo sát trình độ ngoại ngữ, tin học của công nhân viên Công
ty TNHH Lửa Việt các năm 2011 - 2014..............................................................39
Bảng 16 Sản lượng và thu nhập trung bình của công nhân sản xuất tại...........40
Công ty TNHH Lửa Việt giai đoạn 2012 - 2014..................................................40
Bảng 17 Số lượng học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong học tập............40
ở địa phương..........................................................................................................40
Hình 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Lửa Việt...........................................8
Hình 2 Sản phẩm bếp than Con Cò loại MF1.........................................10
Hình 3 Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của Công ty giữa các vùng năm 2015..........12
Hình 4 Dây chuyền dập khung bên ngoài............................................................13
Hình 5 Dây chuyền gia công ruột bếp..................................................................14
Hình 6 Dây chuyền hoàn thiện sản phẩm, sấy khô, đóng gói sản phẩm............14

3


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NVL


Nguyên vật liệu

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

4


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được chuyên đề này, em đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ rất
nhiều từ phía các thầy cô trong nhà trường cũng như công ty thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các giáo viên trong khoa Quản trị kinh
doanh, đặc biệt là cô ThS. Tạ Thu Phương đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình làm bài.
Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo công ty TNHH Lửa Việt đã tạo điều kiện
và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty; cảm ơn các cô chú trong công ty
đã nhiệt tình tạo điều kiện về mặt thực tiễn và cung cấp cho em những tài liệu quan
trọng làm cơ sở thực hiện chuyên đề giúp em hoàn thành báo cáo này.
Dù đã cố gắng hết sức mình nhưng do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm
hiểu chưa nhiều, bài làm không tránh khỏi các sai sót. Em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Đặng Công Trọng


5


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH LỬA VIỆT
1.1. Thông tin cơ bản về Công ty TNHH Lửa Việt
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công Ty TNHH Lửa Việt
- Tên thương hiệu thuộc công ty: Bếp than Con Cò
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: LUA VIET CO.,LTD
- Giám đốc: Đặng Công Thắng
- Mã số thuế doanh nghiệp: 2300239970
- Ngày cấp mã DN: 23/02/2004 | Ngày bắt đầu hoạt động: 01/04/2004
- Địa chỉ trụ sở: Xóm 3 - thôn Cao Đình - Trí Phương - Tiên Du - Bắc Ninh
- Điện thoại: (0241) 3719234
- Website: />- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và gia công cơ khí hàng tiêu dùng.
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, gia công, lắp ráp, buôn bán các loại bếp
sử dụng trong gia đình và các cơ sở sản xuất như: bếp than, bếp gas,... Đồng thời
còn thực hiện công việc chuyển giao công nghệ sản xuất bếp thân thiện với môi
trường.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Lửa Việt
Những năm 2000 tới 2005, khi mà các loại bếp gas, điện cao cấp, hiện đại
chưa thông dụng như bây giờ thì đó lại là thời kỳ đỉnh cao của bếp than. Đáng chú ý
nhất là thương hiệu bếp than Con Cò của công ty Lửa Việt.
Do nhu cầu thiết yếu của mọi người là việc đun nấu ngày càng tăng mà sản
phẩm trên thị trường chủ yếu là các loại bếp gas, điện từ nước ngoài với giá bán khá

cao khiến cho người dân không có khả năng mua. Thấy được cơ hội này, ban lãnh
đạo công ty quyết định đầu tư, xây dựng một hệ thống, quy trình, dây chuyền sản
xuất và lắp đặt các loại bếp Gas, bếp than với chi phí thấp mà chất lượng cao, không
gây hại sức khỏe với mức giá phải chăng, phù hợp với mọi loại khách hàng trên cả
nước.
Không chỉ bây giờ mà ngay cả thời kỳ đó người ta cũng biết là bếp than độc
hại và nguy hiểm, do vậy người dân dần chuyển sang dùng bếp khác và quay lưng
lại bếp than. Tuy nhiên, đúng vào những lúc khó khăn nhất, Công ty TNHH Lửa
Việt nghiên cứu, cải tiến thành công loại bếp than tiếp kiệm và đảm bảo được sức
khỏe người dùng. Thương hiệu bếp than Con cò được công ty đăng ký chất lượng

6


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tại Sở khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Ninh và đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục
Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Nhờ ưu điểm giá rẻ, dễ sử dụng, tiết kiệm do bếp giữ nhiệt tốt không mất
lượng nhiệt hao phí, đồng thời giảm thiểu đáng kể lượng khí thải độc hại như
CO,CO2, SO2 trên 60%, không gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người
dùng. Qua hơn 12 năm hoạt động và phát triển với mức tăng trưởng trung bình hàng
năm là 13% .
Với những tính năng ưu việt này, bếp than Con cò của Công ty TNHH Lửa
Việt được tiêu thụ trên 1 triệu bếp mỗi năm. Công ty Lửa Việt đã thiết lập mạng
lưới phân phối với trên 40 tỉnh có nhà phân phối cấp 1 và hàng nghìn đại lý khác.
Với những thành tích đó mà qua nghiên cứu sản phẩm bếp than của Công ty
Lửa Việt đã được tổ chức Môi trường và Cộng đồng của Chính phủ Đan Mạch lấy
làm mô hình thí điểm tại nhiều phường trên địa bàn TP.Hà Nội. Với đánh giá này
có thể đảm bảo chắc rằng, bếp than Con Cò không gây nguy hại cho sức khỏe người

tiêu dùng như người ta thường nghĩ.

1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
Bộ máy tổ chức tại công ty TNHH Lửa Việt bao gồm hai bộ phận là bộ phận
Sản xuất và bộ phận Hành chính. Hai bộ phận này giữ trách nhiệm độc lập với
nhau, nhưng có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ tại từng phân bước sản
xuất sản phẩm ở công ty để tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh nhằm thực hiện mục
tiêu và chức năng quản lý xác định.

7


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Lửa Việt

 Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty TNHH Lửa Việt
 Ban giám đốc và giám đốc điều hành
- Giám đốc công ty: ông Đặng Công Thắng
- Ban giám đốc có chức năng ra các quyết định quản trị bao gồm toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban giám đốc chỉ đạo, điều hành chung
mọi hoạt động của công ty. Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trực tiếp cho các
hoạt động sản xuất của công ty
 Phòng nhân sự
- Tư vấn cho giám đốc công ty về các chính sách sử dụng, đãi ngộ người lao
động, quy hoạch cán bộ, đào tạo và phát triển, tuyển dụng và bố trí nhân sự đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tư vấn cho giám đốc công ty trong việc thiết lập các quy định trả lương,
định mức lao động, ký hợp đồng lao động cho cán bộ công nhân viên.

- Tổ chức thực hiện công tác hành chính văn phòng phục vụ nhu cầu hoạt

8


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
động của công ty.
- Tuyển dụng công nhân viên, công tác đào tạo, soạn thảo tiêu chuẩn cấp
bậc thợ cho những nghề đặc thù mà Nhà nước chưa đề ra.
 Phòng công nghệ
- Tư vấn về công tác quản lý và vận hành máy móc, thiết bị, cải tiến nâng
cao kỹ thuật.
- Nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm sản phẩm, hoàn thiện các hệ thống máy
móc công nghệ.
- Kiểm tra các hoạt động của thiết bị máy móc, thiết bị điện, đèn, thiết bị
vận chuyển, thiết bị kiểm tra và các thiết bị chuyên môn.
- Thiết lập các quy trình vận hành máy, bảo dưỡng định kỳ và cácphương
án sửa chữa sự cố đột xuất đối với máy móc thiết bị công nghệ trong công ty.
 Phòng KCS ( Kiểm tra chất lượng sản phẩm )
- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng
sản phẩm trên cơ sở xây dựng hệ thống quản lý đồng nhất, đồng bộ và xuyên suốt
toàn bộ quá trình sản xuất.
-

Kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm sản xuất ra nhằm cung cấp cho

khách hàng sản phẩm có chất lượng đồng đều và đúng với chất lượng định mức.
 Phòng kế toán
- Triển khai thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, tài chính. Thông

tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới nhằm cho
công ty có cái nhìn tổng quát về Tài chính của Công ty.
 Phòng kinh doanh
- Triển khai kế hoạch bán các sản phẩm & dịch vụ của Công ty, nghiên cứu
& phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng & phát triển mối
quan hệ khách hàng.
- Phát triển các phương án kinh doanh sản xuất cho toàn doanh nghiệp
- Thực hiện các kế hoạch marketing cho công ty.
 Bộ phận sản xuất
Bao gồm 3 phân xưởng chính ( chuẩn bị NVL, lắp ráp, đột dập ) thực hiện
công việc chính của công ty là sản xuất các loại bếp than, gas để đưa ra thị trường.
 Xưởng chuẩn bị NVL: chịu trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản, thống kê
NVL.
 Xưởng lắp ráp: thực hiện thao tác quan trọng nhất trong việc sản xuất,
đó là sản xuất và lắp ráp thành các sản phẩm hoàn chỉnh với chất lượng mà công
ty đã đề ra.
 Xưởng đột dập: có nhiệm vụ kiểm tra lại sản phẩm đã làm và thực hiện

9


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
việc đóng bao bì, khuân vác sản phẩm ra phương tiện chở đi tiêu thụ.

1.3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trọng yếu của Công ty
1.3.1. Sản phẩm – Thị trường
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất, gia công, lắp ráp, buôn
bán đồ gia dụng gia đình như: Bếp gas, bếp than ... Trong đó, bếp than là sản phẩm
chủ lực của Công ty do có giá cả rẻ, có lợi thế cạnh tranh về chất lượng so với các

sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Hình 2 Sản phẩm bếp than Con Cò loại MF1
Hiện nay nhu cầu về các loại sản phẩm này là rất cao đặc biệt là sản phẩm
bếp gas và bếp than, các đơn đặt hàng của công ty chủ yếu là hai loại sản phẩm này
nên trong thời gian 2 năm gần đây công ty chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng này,
với công suất hoạt động 500 bếp trong 1 ngày.
• Sản phẩm
Các sản phẩm của công ty làm ra là để tiêu dùng là chủ yếu.
Các yêu cầu đối với sản phẩm: chất lượng sản phẩm đạt độ ổn định cao, đáp
ứng tối đa yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng và thời gian cung ứng.
Công ty có sản phẩm chính là bếp than với nhiều chủng loại bếp khác nhau.
Bảng 1 Bảng tên những loại bếp than chính của công ty
MÃ SỐ

ĐẶC ĐIỂM

MF999

Loại bếp chất lượng tốt nhất, có thể chưa 2 viên than và hình
thức đẹp.

10


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MF1

Loại bếp có ruột là bông và vỏ inox chất lượng cao


MF2A

Loại bếp có ruột là bông, vỏ sơn màu.

MF2B

Loại bếp có ruột là bông, vỏ sơn màu và có chất lượng tốt hơn
loại MF2A

MF1-1V

Đặc điểm tương tự lại MF1 nhưng chỉ chứa tối đã được 1 viên
than

MF2-1V

Loại bếp có ruột là bông, vỏ sơn màu và chỉ chứa tối đa được
1 viên than

CF555

Loại bếp có ruột là đất cách nhiệt và xi măng, vỏ inox, được
cải tiến từ CF1 và CF2

CF999

Bếp chất lượng tương tự như MF999 nhưng ruột bếp gồm đất
cách nhiệt và xi măng


CF1

Loại bếp có ruột là đất cách nhiệt và xi măng và vỏ inox chất
lượng cao

CF2

Loại bếp có ruột là đất cách nhiệt và xi măng, vỏ sơn màu.

M6V

Loại bếp có ruột là bông, vỏ sơn màu và có thể chứa được tối
đa 6 viên than

M3V

Loại bếp có ruột là bông, vỏ sơn màu và có thể chứa được tối
đa 3 viên than

M6V (Nox)

Loại bếp có ruột là bông, vỏ inox chất lượng cao và có thể
chứa được tối đa 6 viên than

M3V (Nox)

Loại bếp có ruột là bông, vỏ inox chất lượng cao và có thể
chứa được tối đa 3 viên than

11



SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Như vậy, công ty có 2 dòng model bếp than chính đó là loại Nhân ( ruột )
mềm (M) và Nhân ( ruột ) cứng (C). Trong đó còn chia ra nhiều kích cỡ sản phẩm
khác nhau như bếp chứa được một viên, bếp hai viên, ba viên và sáu viên.
Hiện nay trong khi nhu cầu về mặt hàng này của thị trường là rất lớn, thì
năng lực của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu này đặc biệt là vào giai đoạn đầu
của năm (thể hiện ở nhiều đơn đặt hàng bị bỏ qua và công nhân viên phải làm thêm
ca 3). Đây quả là một bài toán khó đối với ban giám đốc công ty và cần được tháo
gỡ.
• Thị trường
Hiện nay, công ty đã có rất nhiều đại lý, cửa hàng lớn trên 42 tỉnh thành trên
cả nước, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh,...

Hình 3 Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của Công ty giữa các vùng năm 2015
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lửa Việt)

+ Miền Bắc là thị trường chính chiếm 67% sản lượng tiêu thụ của Công ty,
đặc biệt là thủ đô Hà Nội, tiếp sau đó là các tỉnh thành phát triển đông dân cư như
Hải Phòng, Quảng Ninh. Phần lớn sản phẩm của Công ty được bán trên thị trường
này, khả năng ổn định và phát triển thị trường là tương đối khả quan, tuy nhiên trên
thị trường này, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường khi

12


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

có các đối thủ cạnh tranh khác như các xưởng sản xuất bếp của địa phương. miền
Bắc là khu vực rộng lớn, là thị trường đầy tiềm năng nhưng công ty chưa thực sự có
chiến lược chăm sóc hợp lý, thị phần của Công ty tại Hà Nội hiện nay chiếm 30%
con số này chưa thực sự tương xứng với thương hiệu bếp Con Cò một trong ba
thương hiệu tiên phong của Việt Nam về sản phẩm bếp than chất lượng cao, song
hiện nay Công ty còn phải đối mặt với các dòng sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc.
Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì khả năng mở rộng thị trường của Công ty
tại thị trường miền Bắc sẽ dễ dàng hơn.
+ Tại khu vực miền Trung và miền Nam, sản lượng bán được ít hơn, có tỷ lệ
lần lượt là 22% và 11% sản lượng tiêu thụ và không được ổn định. Tại các thị
trường này, Công ty còn gặp nhiều trở ngại trong việc nhận biết nhu cầu của người
tiêu dùng.. Khu vực miền Nam tiêu thụ nhiều hơn khu vực miền Trung, sức tiêu thụ
lớn nhất tại khu vực miền Trung có thể nói ra là các thành phố Vinh, Đà Nẵng. Khu
vực miền Nam là khu vực đầy tiềm năng, đời sống của nhân dân ở đây cao hơn so
với nhân dân miền Bắc và miền Trung cho nên nhu cầu sử dụng các thiết bị cao cấp
của thị trường này là rất lớn. Công ty đang thực hiện kế hoạch mở rộng thêm thị
trường kihn doanh trên khu vực này, Công ty tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất ở các
tỉnh TP Hồ Chí Minh, Cà Mau.

1.3.2. Quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm và cơ sở hạ tầng của Công
ty
Công ty có 3 dây chuyền sản xuất chính là: Dây chuyền đóng khung bên
ngoài ( gồm khung vỏ kim loại phía ngoài, quai, các bộ phận nhỏ khác ); dây
chuyền sản xuất ruột bếp; dây chuyền hoàn thiện sản phẩm, phơi khô, đóng hộp sản
phẩm.
Dưới đây là chi tiết thực hiện các dây chuyền sản xuất sản phẩm.

Dây chuyền dập khung bên ngoài

Hình 4 Dây chuyền dập khung bên ngoài


13


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
• Dây chuyền sản xuất ruột bếp

Hình 5 Dây chuyền gia công ruột bếp

• Dây chuyền hoàn thành sản phẩm, phơi khô, đóng gói sản phẩm.

Hình 6 Dây chuyền hoàn thiện sản phẩm, sấy khô, đóng gói sản phẩm.
Hiện tại, Công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính ( chuẩn bị NVL, lắp ráp,
đột dập ) thực hiện công việc chính của công ty là sản xuất các loại bếp than, gas để
đưa ra thị trường.
- Xưởng chuẩn bị NVL: chịu trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản, thống kê
NVL.
- Xưởng lắp ráp: thực hiện công việc quan trọng nhất trong việc sản
xuất, đó là sản xuất và lắp ráp thành các sản phẩm hoàn chỉnh với chất lượng
tốt mà kệ hoạch đề ra.
- Xưởng đột dập: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra lại toàn bộ thành phẩm
đã làm và thực hiện việc đóng hộp, vận chuyển thành phẩm ra phương tiện chở
đi tiêu thụ.

14


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


1.3.3. Nguyên vật liệu
Bảng 2 Bảng biểu về các nguyên vật liệu chủ yếu
• Inox: 201-2B, 202-2B, 304-2B, 304-

BA, 403-BA, 430-2B.
Nguyên vật liệu chính

• Tôn trắng, Inox
• Tôn xám
• Xi măng, cát
• Bông cách nhiệt
• Quai nhựa: loại quai cách nhiệt
• Ốc các loại
• Kiềng thép

Nguyên vật liệu phụ

• Đế cao su
• Nắp bếp
• Tem chống hàng giả...
• Bìa carton cứng làm vỏ hộp

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lửa Việt)

Trong các loại nguyên vật liệu trên thì Inox các loại, tôn xám là nguyên vật
liệu chính, nó có mặt hầu hết trong tất cả các sản phẩm, và chiếm tỷ trọng lớn về giá
trị nên việc quản trị cung ứng nguyên vật liệu, bảo quản được tập trung vào những
loại nguyên vật liệu này. Công ty đã quy định tiêu chuẩn nghiệm thu đối với hai loại
nguyên vật chính này như sau:

- Về Inox:
+ Đo chiều rộng( khổ ): Dùng thước dây loại 7m đo chiều rộng( khổ ) của
cuộn tôn Inox, dung sai 0,3.
+ Đo độ dày: Dùng thước Panme USSR-1971T để đo độ dày (tại 3 điểm cách
nhau 300mm) dung sai cho phép 0,005
Yêu cầu ngoại hình:
+ Xung quanh hai bên mép cuộn xem có bị quăn, gãy do vận chuyển hoặc
bảo quản không.
+ Tháo bỏ dây thép và lóp nhựa hoặc giấy bao ngoài để kiểm tra bề mặt xem
có móp méo, lồi lõm, xước, gỉ hay bất kỳ sự khác thường nào so với mẫu không.
+ Kiểm tra khi đưa vào sản xuất: dựa tiên cơ sở kiểm ưa ngoại quan để tiếp
tục theo dõi chất lượng của inox trong suốt quá trình sản xuất để kịp thời hạn chế

15


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
những ảnh hưởng không tốt cho chất lượng sản phẩm.
+ Khi có điều kiện phải kiểm tra trọng lượng trung bình / lít để khảo sát yếu
tố đồng đều về chiều dày sản phẩm.
- Tôn xám:
+ Phần lớn tiêu chuẩn giống như kiểm tra inox. Tuy nhiên yêu cầu kiểm tra
như sau:
+ Bề mặt có thể có gỉ sét, vết gỉ không gây rỗ hay sần sùi và khi lau chùi
sạch sẽ độ gỉ có thể lấy < 20% diện tích bề mặt tôn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp mặt hàng inox và tôn
nên công ty có quyền lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho mình. Công ty chọn các
nhà cung ứng trong nước là chủ yếu do nguyên vật liệu cần thiết đã được sản xuất
trong nước. Dưới đây là danh sách tên một số nhà cung ứng chủ yếu:

Bảng 3 Danh sách các Nhà cung ứng NVL chính
-

Quai nhựa, quai đệm
các loại
Kiềng bếp
Ống dẫn gas các loại

-

Công Ty sản xuất INOX Thái Tuân
Công Ty INOX Hà Nội
Công Ty TNHH Hải Thực
Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Thép Việt
Công Ty TNHH Tân Mỹ
Công Ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Cường Đạt
Công Ty Cổ phần Đông á
Công Ty TNHH Tân Đại Hưng
Công Ty Thép Thái Dương
Công Ty kim khí Hà Nội
Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Đức
Mạnh
Công Ty AMC
Công Ty Kim Hằng
Công Ty Minh Hoàng
Công Ty Đại Hoàng Long
Công Ty Uyên Phát
Công Ty Vân Long

Sắt góc


-

Công Ty Đại Phát

Xi măng

-

Công Ty Xi Măng Hoàng Thạch

Inox các loại

Tôn đen

Tấm lót nhôm các loại

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lửa Việt)

Ngoài ra còn một số nguyên vật liệu như đất cách nhiệt, bông cách/giữ nhiệt,
cát là nhập tại các xưởng sản xuất tại địa phương.

1.3.4. Lao động

16


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đối với bất kỳ một công ty hay một tổ chức kinh tế nào thì nguồn nhân lực

luôn luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện quá trình
sản xuất kinh doanh. Thấy rõ điều này ngay từ khi thành lập, công ty đã chú trọng
vấn đề tổ chức sắp xếp lao động một cách hợp lý, khoa học, không ngừng đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động của công
ty. Theo số liệu tính đến ngày 31/12/2013, toàn bộ Công ty có 210 nhân viên bao
gồm Ban Giám đốc, các Giám đốc và các cán bộ công nhân viên khác
• Phòng Kinh doanh: 18 người
• Phòng Công nghệ kỹ thuật: 6 người
• Phòng Hành chính – Nhân sự : 7 người
• Phòng KCS: 4 người
• Phòng Kế toán: 4 người
• Phòng Bảo vệ: 4 người
• Bộ phận sản xuất : 165 người
Bảng 4 Bảng cơ cấu về lao động năm 2013
Tiêu chí

Số lượng
( Người )

Tổng số
1. Trình độ lao động
- Trình độ Đại học và trên đại học

Tỷ
trọng
(%)

210
15


100
7,14

-

Trình độ cao đẳng, trung cấp

23

11

-

Công nhân được đào tạo có tay nghề

55

26,2

117

55,7

210
60
150
210
137
73


100
28,6
71,4
100
65,2
34,8

- Lao động chưa qua đào tạo
2. Phân theo loại hợp đồng lao động
- Không thuộc diện ký hợp đồng lao động
- Lao động làm việc theo HĐLĐ
3. Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lửa Việt)

Số lượng công nhân viên trên dưới 200 người chứng tỏ qui mô của công ty là
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn về chất lượng, phần lớn những công nhân làm cho
công ty mới chỉ có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của công việc còn những công
nhân mới làm cho công ty chưa có tay nghề sẽ được công ty bố trí cho làm thử và

17


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cử người có kỹ năng, kinh nghiệm hướng dẫn ngay tại nơi làm việc và công ty có
chính sách hỗ trợ công nhân hướng dẫn sao cho phù hợp.
Từ bảng trên ta thấy tổng số công nhân viên có trình độ Đại học là 15 người

chiếm tỷ lệ rất thấp 7.14%, người có trình độ Trung cấp Cao Đẳng chiếm 11%,
người có trình độ tay nghề cao, đã qua đào tạo chỉ có 55 người chiếm 26.2%. Trong
khi đó, người lao động chưa qua đào tạo tay nghề chiếm tỷ lệ cao nhất là 55.7%.
Điều đó cho thấy, công ty cần có những chính sách đào tạo và phát triển nhằm nâng
cao trình độ kiến thức và tay nghề cho công nhân viên.
Số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp khoảng 35% là do đặc thù công ty là
doanh nghiệp sản xuất, phù hợp hơn với lao động nam, số lượng lao động nữ phần
lớn là ở các văn phòng hành chính và phân xưởng lắp ráp đóng hộp không cần đến
thể lực cao.
Qua nhưng đánh giá trên, ta thấy: Lực lượng công nhân sản xuất trực tiếp
trong Công ty yếu về mặt kiến thức chuyên môn, được đào tạo ít về tư duy quản lý
và tay nghề làm việc. Đó chính là yếu tố cản trở việc xây dựng và triển khai các
quyết định mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,...

1.3.5. Nguồn vốn công ty
Bảng 5 Cột số chỉ tiêu nguồn vốn Công ty trong giao đoạn 2012 - 2014
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số tiền
(triệu VND)

Tỷ
trọng
(%)


Số tiền
(triệu VND)

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền
(triệu VND)

Tỷ
trọng
(%)

Vốn tự có

10,202

66.67

11,430

70.27

12,674

72.8

Vốn đi vay


5,100

33.33

4,836

29.73

4,733

27.2

Vốn cố định

10,684

69.82

11,741

72.18

11,997

68.92

Vốn lưu động

4,618


30.18

4,525

27.82

5,410

31.08

15,302

100

16,266

100

17,407

100

Tổng

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lửa Việt)

* Tổng số vốn năm 2012 = 15,302 triệu đồng
Trong đó:
- Vốn tự có = 10,202 triệu đồng (chiếm 66,67%)

- Vốn đi vay = 5,100 triệu đồng (chiếm 33,33%)
- Vốn cố định = 10,684 triệu đồng (chiếm 69,82%)

18


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Vốn lưu động = 4,618 triệu đồng (chiếm 30,18%)
Theo phân tích như trên thì cơ cấu vốn như trên là hợp lý vì công ty hoạt
động trong lĩnh vực cơ khí thì giá trị máy móc thiết bị, TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn
mang tính chất khách quan.
Chỉ tiêu phân tích vốn
- Hệ số nợ = Vốn Vay / Tổng Nguồn vốn = 0,33
- Tỉ lệ nợ so với VCSH = vốn Vay/VCSH = 0,5
Con số 0,33 cho hệ số nợ của một công ty hoạt động có lãi là có thể chấp
nhận được, hơn thế nếu tìm hiểu kỹ thì những khoản vay nay chủ yếu là để đầu tư
TSCĐ nên có thời gian vay dài và trả theo những cam kết cho trước vì thế sẽ không
ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Sự biến động nguồn vốn trong giai đoạn 2012 – 2014
• Tổng nguồn vốn có sự tăng nhẹ giữa các năm. Năm 2013, tổng nguồn
vốn là 16,266 triệu VND đạt tốc độ phát triển là 1.06 so với năm 2012. Năm 2014,
tổng nguồn vốn là 17,407 triệu VND đạt tốc độ phát triển là 1.07 so với năm 2013.
Trong cả thời kỳ tốc độ phát triển bình quân là 1.065. Như vậy, tổng nguồn vốn của
công ty luôn tăng, tạo khả năng về mở rộng quy mô sản xuất.
• Tỷ trọng của vốn tự có của công ty luôn trong mức cao ( khoảng 70%)
cho thấy công ty đủ vốn kinh doanh. Trong giai đoạn 2012 – 2014, tỷ trọng này
luôn tăng nhẹ ( khoảng 2-3%/năm ) chứng tỏ công ty đang ngày càng nâng cao
mức chủ động về tài chính. Đồng thời, tỷ lệ vốn vay ngày càng giảm ( năm 2012
là 33.33%, năm 2014 là 27,2%), giúp cho doanh nghiệp chịu ít chi phí về các

khoản nợ.
• Về tỷ trọng của vốn cố định và vốn lưu động có sự thay đổi không đồng
đều giữa các năm trong giai đoạn 2012 – 2014. Từ năm 2012 đến 2013, tỷ trọng vốn
cố định tăng từ 69.82% lên 72.18% là do công ty đầu tư vào các trang thiết bị máy
móc giúp việc sản xuất tốt hơn, đồng thời xuất hiện thêm một lượng sản phẩm tồn
kho. Trong khi đó, từ năm 2013 đến 2014 thì tỷ trọng vốn cố định giảm từ 72.18%
xuống 68.92% do các trang thiết bị máy mọc đã đầy đủ và phù hợp để phục vụ tốt
cho quá trình sản xuất, lượng sản phẩm còn tồn giảm và có số lượng ít.
Xu hướng thay đổi tỷ trọng các khoản mục nguồn vốn của Công ty từ năm
2012 đến năm 2014 nghiêng về sự gia tăng tỷ trọng của Vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng
Vốn chủ sở hữu giai đoạn đều cao chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công
ty rất cao. Ví dụ năm 2013, tỷ trọng vốn chủ sở hữu 70.27% tăng (+3.6%) so với
năm 2012. Mức tăng này chủ yếu công ty đã huy động thêm vốn góp của chủ sở
hữu và gia tăng khoản lợi nhuận chưa phân phối. Sự giảm xuống của tỷ trọng nợ

19


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
phải trả (-3.6%) chủ yếu là giảm việc vay ngắn. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đã
trả bớt được nợ vay ngắn hạn, làm giảm áp lực thanh toán cho công ty.

20


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH
LỬA VIỆT TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015
2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn
2011 - 2015
2.1.1. Tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm
• Tình hình sản xuất bếp than
Bảng 6 Tình hình sản xuất bếp Than tại Công ty trong giai đoạn 2012 - 2014
Loại mặt
hàng

Năm 2012
Số lượng
( chiếc )

Năm 2013
Tỷ lệ
(%)

Số lượng
( chiếc )

Năm 2014
Tỷ lệ
(%)

Số lượng
( chiếc )

Tỷ lệ

(%)

MF

4771

32.34 6211

37.91 6023

38.43

CF

4755

32.23 5044

30.78 4520

28.84

M3V

2953

20.02 2297

14.02 2375


15.15

M6V

2274

15.41 2833

17.29 2756

17.58

Tổng số

14753

100

100

100

16385

15674

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lửa Việt)

Qua số liệu ở bảng trên, ta có thể thấy sản lượng sản xuất bếp của công ty
ngày càng tăng. Số lượng bếp loại MF là nhiều nhất trong tất cả các năm. Đồng thời

cơ cấu sản xuất có sự thay đổi đáng kể. Tỷ lệ sản xuất các loại bếp thuộc dòng bếp
MF ( ruột mềm ), M6V ( bếp ruột mềm, chứa tối đa được 6 viên than ) ngày càng
tăng. Nguyên nhân là do những loại bếp Ruột mềm có chất lượng tốt hơn, cân nặng
nhẹ hơn đáng kể so với loại ruột cứng và loại M6V là loại bếp mới đưa ra thị
trường, những năm đầu ít khách hàng biết đến.
Sản lượng tiêu thụ bếp than qua các năm có sự biến đổi giữa các năm. Do sự
tăng cao giá xăng dầu trong các năm khiến cho chí phí sử dụng của các sản phẩm
bếp khác tăng khiến cho mọi người để mắt hơn tới các loại bếp sử dụng nguyên liệu

21


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cháy giá rẻ. Đồng thời công ty còn đưa ra một số loại bếp mới như bếp M6V, chính
thức đưa ra thị trường vào năm 2012. Dòng sản phẩm mới này nhanh chóng được
khách hàng chấp nhận và tiêu thụ rất chạy trên thị trường. Năm 2012 và 2013 ta có
thể thấy được sự tăng sản lượng tiêu thụ của bếp M6V. Điều đó là do năm 2012,
2013 dòng sản phẩm này đều là sản phẩm mới và các công ty khác chưa tham gia
vào sản xuất, nhưng đến năm 2014 với sự tham gia vào thị trường của nhiều công
ty, đã làm cho nhu cầu bị bão hòa, chính vì vậy tốc độ tăng trưởng đã chững lại. Do
đó, năm 2014, sản lượng tiêu thụ bếp của công ty có dấu hiệu sụt giảm.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm của công ty khá đa dạng, nhưng sản phẩm chủ
lực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất của công ty là các loại bếp than loại
MF ( ruột mềm ) ( luôn chiếm trên 30% trong tổng số toàn bộ sản phẩm tiêu thụ của
công ty ). Bên cạnh đó tỷ trọng của một số sản phẩm quan trọng vẫn giữ được thị
phần riêng của nó như: bếp ruột cứng CF.
Với việc đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp,
giá cả phải chăng, những năm qua công ty TNHH Lửa Việt đã không ngừng phát
triển lớn mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bếp than, gas

hàng đẩu Việt Nam. Thương hiệu Con Cò đã trở thành một thương hiệu uy tín, sản
phẩm chất lượng cao, đứng vững trên thị trường trong nước. Hiện nay Lửa Việt có
hàng ngàn đại lý bán lẻ và hơn 40 nhà phân phối sản phẩm tập trung chủ yếu ở miền
Bắc và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra sản phẩm của công ty còn được bán rộng rãi tại các
chi nhánh ở miền Trung và miền Nam.

2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 7 Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Doanh thu

22584.7

25679.4

28528.9

Chi phí

18337.3

21119.4


22321.2

4247.4

4560

6207.7

Thuế TNDN

934.4

1003

1365.7

Lợi nhuận sau thuế
Tăng trưởng doanh
thu

3313

3557

4842

-

13.7%


11.1%

Lợi nhuận trước thuế

( Nguồn: BCTC năm 2013 – 2015 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lửa Việt) (ĐVT: triệu đồng )

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được doanh thu của công ty năm sau luôn

22


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cao hơn năm trước, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2015 (11.1%) chậm
hơn tốc độ tăng của năm 2014 (13.7%). Năm 2015 tốc độ tăng trưởng doanh thu so
vơi năm 2014 đã giảm đi đáng kể, tuy vậy vẫn cao hơn tốc độ tăng trung bình của
ngành. Đây có thể là do nguyên nhân khách quan, do hậu quả của suy thoái kinh tế
nói chung, cũng như chiến lược phát triển của công ty.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2015 tăng khá là mạnh ( tăng 1285 triệu
đồng tương đương với 36,1%) so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn rất
nhiều so với khoảng 2013 - 2014. Sở dĩ có được điều đó là do công ty đã áp dụng
được tiến bộ của khoa học công nghệ, giảm thiểu được chi phí và do năm 2014
công ty đầu tư hệ thống máy móc mới, mở rộng địa điểm sản xuất khiến cho chi phí
sản xuất kinh doanh vào năm 2014 tương đối cao. Bên cạnh đó tốc độ tăng của lợi
nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng của doanh thu còn thể hiện mặt chất lượng của
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều đó chứng tỏ rằng công ty đã tìm
được con đường vượt qua được suy thoái kinh tế chung, và hướng tới phát triển
trong tương lai.
Từ bảng Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2013 –
2015 ta có thể tính được hệ số doanh lợi ( bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và

doanh thu ) của Công ty trong giai đoạn này:
Năm

2013

2014

2015

Hệ số doanh lợi

14.67

13.85

16.97
Nguồn: tự tính toán
Đơn vị: %

Theo bảng trên ta thấy hệ số doanh lợi trong các năm đều mang hệ số dương,
điều đó chứng tỏ công ty luôn kinh doanh có lãi. Tuy nhiên hệ số doanh lợi có sự
thay đổi không đồng đều. Từ năm 2013 đến năm 2014, hệ số doanh lợi có xu hướng
giảm từ 14.67% xuống 13.85% là do công ty đẩy mạnh các kế hoạch đào tạo nhân
lực đồng thời mở rộng địa điểm sản xuất, tăng cường các chương trình marketinh
do đó chi phí tăng cao khiến lợi nhuận không thay đổi đáng kể dẫn đến tỷ lệ lợi
nhuận trong doanh thu giảm. Nhưng sang năm 2015, các biện pháp, chương trình
được thực hiện vào năm trước đã cho thấy có sự hiệu quả. Doanh thu năm 2015
tăng trong khi chi phí hâu như không thay đổi mấy dẫn đến lợi nhuận tăng cao.
Điều này khiến cho hệ số doanh lợi tăng cao vào năm này.


2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công

23


SVTH: ĐẶNG CÔNG TRỌNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ty TNHH Lửa Việt từ năm 2011 đến năm 2014
Sơ đồ quy trình đào tạo của công ty TNHH Lửa Việt

Nhu cầu đào tạo
CBCNV

Định hướng của
công ty

Kết quả đánh giá hiệu lực
đào tạo của năm trước

Xác định nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Thực hiện, triển khai kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực

So sánh, đánh giá kết quả đào tạo nguồn nhân lực

Lưu trữ hồ sơ

Nguồn: phòng Nhân sự công ty TNHH Lửa Việt

2.2.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
 Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của công ty
Xác định nhu cầu đào tạo là khâu tiên phong và quyết định cho tất cả các quy
trình tiếp theo trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty. Việc
xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kịp thời, đầy đủ sẽ giúp giảm
bớt chi phí trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty, đồng thời công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.
Chính vì lý do đó mà công ty đã xác định nhu cầu đào tạo thực tế dựa theo kế
hoạch sản xuất kinh doanh của năm đó, kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tình hình lực
lượng lao động thực tế,... Từ đó, công ty xác định kế hoạch đào tạo nhằm phù hợp

24


×