Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Công Tác Lưu Chiểu Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam Thực Trạng Và Giải Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.02 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------

LÊ THỊ THU HƯƠNG

CÔNG TÁC LƯU CHIỂU
TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 - X


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------

LÊ THỊ THU HƯƠNG

CÔNG TÁC LƯU CHIỂU
TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hạnh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN


Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 - X


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, các cô giáo trong Khoa
Thông tin – Thư viện đã dạy dỗ, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt 4 năm học tập,
nghiên cứu tại Trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.
Nguyễn Thị Thúy Hạnh – người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành
Khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và các cán bộ đang làm việc
tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình hoàn thành Khóa luận.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu do kiến thức, kinh nghiệm và thời gian
còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong quý thầy cô
và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2013
Sinh viên
Lê Thị Thu Hương


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSDL

Cơ sở dữ liệu

CNTT

Công nghệ thông tin


CHXHCNVN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

ĐP

Địa phương

KHXH

Khoa học xã hội

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NDT

Người dùng tin

NXB

Nhà xuất bản

ThS.

Thạc sĩ

TMQGVN


Thư mục quốc gia Việt Nam

TM

Thư mục

TVCC

Thư viện công cộng

TVQGVN

Thư viện Quốc gia Việt Nam

TW

Trung ương

UB

Uỷ ban

VTL

Vốn tài liệu

VN

Việt Nam


MỤC LỤC


Lời nói đầu……...……………………………………...………………..…………..1
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………...…...1
2. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………..…………..….2
2.1 Mục đích nghiên cứu………………...……………………………………..……2
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………...…………………….….…2
2.3 Phương pháp nghiên cứu………………………...………………………….…...2
2.4 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn…..………………………...………..……2
2.5 Cấu trúc của khóa luận ……...………….………………………………..…… ..2

Chương 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam với công tác lưu chiểu xuất bản
phẩm
1.1 Khái quát về Thư viện Quốc gia Việt Nam…………………………...……..….4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển………………………………..……...……4
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia Việt Nam…….…6
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Thư viện Quốc gia Việt Nam…..…......7
1.1.4 Nguồn lục thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam ………….…...……..…7
1.1.5 Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
……………………...…………………………………………………………...….12
1.1.6 Hình thức và phương thức phục vụ độc giả tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
…………………………………...……………………………………………...….13
1.2 Những vấn đề về lý luận và cơ sở pháp lý của công tác lưu chiểu xuất bản
phẩm………………………………...……………………………………………...14
1.2.1 Lịch sử hình thành và các văn bản pháp lý về công tác lưu chiểu…...…..…..14
1.2.2 Nội dung công tác lưu chiểu …………………………………………….…..20
1.2.3 Ý nghĩa của công tác lưu chiểu………………………………...………….....22


Chương 2. Thực trạng công tác lưu chiểu tại Thư viện Quốc gia
Việt Nam
2.1 Chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của phòng lưu chiểu………………….……..25
2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ……………………...………………..…………...…25
2.1.2 Nhân sự của phòng lưu chiểu………………………...…………………..…..25
2.2 Thu thập và xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu ………………………..……..…..28
2.2.1 Xử lý kỹ thuật đối với sách lưu chiểu …………………...………..…………30


2.2.2 Xử lý kỹ thuật báo, tạp chí lưu chiểu …………………………….....……….35
2.2.3 Xử lý kỹ thuật các ấn phẩm lưu chiểu khác…………………...………..……42
2.3 Biên soạn và xuất bản Thư mục Quốc gia ………………...……...………..….45
2.4 Công tác tổ chức và bảo quản tài liệu thuộc kho lưu chiểu Thư viện Quốc gia
Việt Nam ……………...………………………………………………………..….50

Chương 3. Nhận xét, kiến nghị và một số giải pháp nhằm nâng cao công
tác lưu chiểu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
3.1 Nhận xét ………………………………..…………………….……………..…55
3.1.1 Thành tựu………………………………………...………………………..…55
3.1.2 Nhược điểm ………………………………………………...……………..…56
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lưu chiểu tại Thư viện Quốc gia
Việt Nam ………………………………………...……………...………………....57
3.2.1 Nhóm giải pháp đối với công tác thu nhận xuất bản phẩm lưu chiểu….....….57
3.2.2 Nhóm giải pháp về xử lý kỹ thuật , biên soạn TMQG……...……………..…60
3.2.3 Một số giải pháp khác cho công tác bảo quản lưu chiểu………..………..….61
KẾT LUẬN ………………...…………………………………………………..….65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU



1.

Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm khối lượng

thông tin gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Trong đó, các loại hình tài
liệu nói chung và các ấn phẩm văn hóa nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng và
không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Xuất bản phẩm dân tộc là tấm gương phản ánh đầy đủ cuộc sống xã hội của
một đất nước trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ
thuật … chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc thu nhận, bảo
quản lâu dài các giá trị văn hóa cho các thế hệ mai sau nghiên cứu, học tập kế thừa
những cái hay, cái đẹp, tinh túy từ sách vở, báo chí lưu truyền lại.
Thu nhận xuất bản phẩm lưu chiểu chính là cơ sở để chứng minh chúng ta
xây dựng bộ tàng trữ xuất bản phẩm dân tộc để truyền lại cho các thế hệ mai sau; cơ
sở tiến hành thống kê toàn bộ xuất bản phẩm của đất nước, biên soạn thư mục quốc
gia, cung cấp thông tin kịp thời về các sản phẩm trí tuệ của dân tộc, phản ánh bức
tranh toàn cảnh về tình hình xuất bản phẩm của đất nước giúp cho các thư viện bổ
sung tài liệu được đầy đủ, phù hợp hơn cũng như tạo cơ sở để trao đổi thông tin, tài
liệu với các nước khác.
Ở Việt Nam vấn đề thu nhận các xuất bản phẩm của đất nước được Đảng và
Nhà nước giao cho thư viện Quốc gia Việt Nam: Thư viện có nhiệm vụ thu nhận,
tàng trữ đầy đủ, bảo quản lâu dài toàn bộ xuất bản phẩm của đất nước. Thư viện
chính là trung tâm đầu não của hệ thống thư viện trong cả nước, nơi cung cấp tài
liệu, tri thức phong phú nhất, có thể đáp ứng nhu cầu của hầu hết người dùng tin,
tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Công tác này được thực hiện thông
qua chế độ lưu chiểu với bề dày lịch sử gần một thế kỷ, bắt đầu từ Nghị định năm
1922 do toàn quyền Pháp ở Đông Dương ban hành luật lưu chiểu yêu cầu các nhà
xuất bản (sách, báo, tạp chí…..) phải nộp về Thư viện các xuất bản văn hóa phẩm

phục vụ cho mục đích cai quản và kiểm soát thông tin trên tất cả các lĩnh vực kinh
tế xã hội trong nước nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung. Sau đó các nước
trên thế giới cũng lần lượt ban hành luật về lưu chiểu xuất bản phẩm để quản lý hoạt
động xuất bản nước mình.


Mặc dù trong thời gian hoạt động thư viện đạt được rất nhiều thành tựu, tuy
nhiên so với yêu cầu hiện nay của xã hội công tác lưu chiểu của Thư viện Quốc gia
Việt Nam vẫn còn gặp nhiều hạn chế cần được khắc phục để hoàn thiện hơn. Xuất
phát từ tầm quan trọng của việc tàng trữ đời đời xuất bản phẩm dân tộc, để đi sâu
nghiên cứu công tác lưu chiểu ấn phẩm tại TVQGVN, tôi chọn đề tài “Công tác
lưu chiểu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” làm đề tài
Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và khảo sát hoạt động công tác lưu chiểu tại TVQGVN. Trên cơ sở đó
thấy được những ưu điểm và những mặt còn hạn chế trong công tác lưu chiểu, để
đưa ra những phương hướng và giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả lưu chiểu
xuất bản phẩm và phục vụ thông tin.
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác lưu chiểu xuất bản phẩm, thực trạng và giải pháp
- Phạm vi nghiên cứu: vấn đề tổ chức công tác lưu chiểu tại TVQGVN
2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp thống kê, so sánh và đánh giá
- Phương pháp quan sát thực tế
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
2.4 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn
- Giới thiệu khái quát về TVQGVN

- Phản ánh một cách khách quan về thực trạng hoạt động công tác lưu chiểu tài liệu
tại TVQGVN.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác lưu chiểu tại Thư viện.
2.5 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Khóa luận gồm 3 phần chính
sau:


Chương 1. Khái quát về Thư viện Quốc gia Việt Nam với công tác lưu chiểu xuất
bản phẩm
Chương 2. Thực trạng công tác lưu chiểu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Chương 3. Nhận xét, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lưu chiểu
xuất bản phẩm tại Thư viện Quốc gia Việt Nam


CHƯƠNG 1. THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
VỚI CÔNG TÁC LƯU CHIỂU XUẤT BẢN PHẨM
1.1

Khái quát về Thư viện Quốc Gia Việt Nam

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Địa chỉ: Số 31 - Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Thư viện Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: National Library of
Vietnam - NLV)
Thư viện Quốc gia Việt Nam là một thư viện công cộng Nhà nước lớn nhất trực
thuộc Bộ Văn Hóa – Thông tin có kho sách đầy đủ nhất trong toàn bộ hệ thống thư
viện công cộng ở Việt Nam. Thư viện Quốc gia là một trong những thư viện có lịch

sử phát triển lâu năm nhất ở nước ta.
Tiền thân của Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện Đông Dương mà sau này
gọi là thư viện Trung Ương được thành lập theo Nghị định ngày 29/11/1917 của
toàn quyền Pháp. Sau một thời gian chuẩn bị, thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc vào
ngày 1/9/1919. Lúc này kho sách của thư viện chỉ có 5000 cuốn được tập hợp từ các
giáo đoàn ở Bắc Kỳ, báo chí chính thống của chủ nghĩa thực dân chiếm vị trí chủ
yếu, chỉ một ít báo chí bằng tiếng Việt phần lớn là công cụ của thực dân Pháp và tay
sai.


Năm 1935, Thư viện được toàn quyền Pháp cho phép mang tên Pie-Pako. Ngày
20/10/1945 Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ra quyết định đổi tên
thành Quốc gia Thư viện. Năm 1953 do Thư viện sát nhập vào Viện Đại học nên
đổi tên thành Tổng thư viện. Năm 1954 ta tiếp quản Thư viện từ tay thực dân Pháp
thì vốn tài liệu chỉ có khoảng 8-9 vạn bản, trang thiết bị, điều kiện hoạt động nghèo
nàn, khó khăn số lượng bạn đọc hạn chế. Năm 1957 Thư viện chính thức mang tên
Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ Phạm Văn
Đồng ký.
Năm 1962 bộ phận lưu trữ công văn tách ra thành Cục lưu trữ thuộc Chính Phủ.
Cũng từ đó Thư viện Quốc gia đã trở thành một cơ quan ngang Cục, Viện , Vụ trực
thuộc Bộ Văn Hóa – Thông tin.
Là thư viện lớn nhất của cả nước, Thư viện Quốc gia lập quan hệ hợp tác và trao
đổi sách báo, tài liệu với hàng trăm thư viện, cơ quan tổ chức của nhiều nước trên
thế giới.
Bên cạnh việc trao đổi sách báo Thư viện Quốc gia Việt Nam còn có quan hệ
mang tính nghề nghiệp với nhiều thư viện Quốc gia các nước khác như cử cán bộ
sang học tập, tham gia các thư viện của các nước có trình độ tiên tiến (Uc, Pháp….)
đồng thời Thư viện cũng tham gia hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế
như: Hiệp hội thư viện quốc tế (IFLA), Hiệp hội Thư viện Quốc gia đã mời một số
chuyên gia nước ngoài vào hội thảo và đào tạo cán bộ thư viện trong nước.

Năm 1986 là mốc lịch sử quan trọng đối với TVQG, cũng từ đây hoạt động của
thư viện có nhiều thay đổi đáng kể. Có thể nói đây chính là bước phát triển hoàn
toàn mới. Lý do có sự thay đổi đặc biệt này là TVQGVN được TVQG Ôtxtraylia
tặng một máy vi tính và tổ chức 1 lớp học cho cán bộ thư viện sử dụng nó. Nhờ có
phương tiện này mà năm 1987 TVQG bắt đầu tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu
khác. Song song với việc tạo lập cơ sở dữ liệu, Thư viện Quốc gia cũng chuyển
nhượng cơ sở dữ liệu sách việt, ngoại cho các thư viện tổng hợp các tỉnh.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển TVQGVN đã từng bước hình thành
và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của mình để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu
cầu cụ thể của từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Cho đến nay TVQG đã có những
công trình nhất định cho sự phát triển kinh tế văn hóa khoa học của đất nước.


Những cống hiến đó được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận và trao tặng huân huy
chương Lao động.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các đồng chí lãnh đạo nhằm mục đích
củng cố, tăng cường vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Thư viện Quốc gia, ngày
9/10/1976 nghị định số 401 – TT ra đời và được Thủ Tướng Chính Phủ ký duyệt.
Theo nghị định này, TVQG là thư viện TW của nước CHXHCNVN; đồng thời là
thư viện trọng điểm của hệ thống thư viện trực thuộc Bộ Văn Hóa – Thông tin.
Nghị định cũng đã quy định những nhiệm vụ, chức năng quyền hạn cho Thư viện
Quốc gia như sau:
1. Xây dựng và bảo quản lâu dài kho tàng ấn phẩm dân tộc (và về dân tộc) bằng
cách thu nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm trong và ngoài nước theo tinh thần sắc
lệnh số 18-SL ngày 31/1/1946 về lưu chiểu. Thu nhận các bản sao luận án tiến sĩ và
các phát minh sáng chế của người Việt Nam, sưu tầm bổ sung hoàn chỉnh ấn phẩm
nước ngoài, bản viết tay của các danh nhân Việt Nam.
2. Luân chuyển sách báo tài liệu của VN ở nước ngoài thông qua hệ thống thư viện
của Bộ Văn Hóa – Thông tin để phục vụ nhân dân các địa phương.

3. Biên soạn thư mục thống kê, tổng thư mục VN, thư mục bậc hai và các thư mục
chuyên đề …, tiến hành biên mục tập trung nhằm thống nhất các hệ thống trong các
thư viện trước hết là hệ thống thư viện thuộc Bộ Văn Hóa – Thông tin công tác biên
mục sách xuất bản trong nước.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ cho các hệ thống thư viện, trước hết là hệ thống thư viện
thuộc Bộ Văn Hóa – Thông tin tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thư
viện, xây dựng khoa học thư viện học, thư mục học Việt Nam.
5. Cùng các thư viện lớn phối hợp một số hoạt động thư viện như biên soạn mục
lục liên hợp, bổ sung sách báo nước ngoài, trao đổi và cho mượn giữa các thư viện.
6. Trao đổi sách báo và trao đổi thư mục với nước ngoài, tổ chức mượn sách báo
với nước ngoài nhằm phục vụ công tác nghiên cứu trong nước và giới thiệu văn hóa
VN ra nước ngoài.
7. Thực hiện các thông tư khoa học về văn hóa nghệ thuật ngoài ra, TVQG là thư
viện trung tâm của cả nước nên ngoài những chức năng nhiệm vụ trên theo điều 17


Pháp lệnh Thư viện được UB Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/12/2000 thì
TVQGVN có một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù sau:
-

Khai thác các nguồn tài liệu trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu
người đọc

-

Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo quy định xây dựng bảo
quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, biên soạn, xuất bản thư mục Quốc
gia và tổng thư mục VN.

-


Tổ chức phục vụ các đối tượng bạn đọc theo quy chế của thư viện.

-

Hợp tác trao đổi tài liệu trong nước và nước ngoài.

-

Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin thư viện.

-

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thông tin thư
viện hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thư viện theo sự phân công của Bộ Văn
Hóa – Thông tin.

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Theo số liệu mới nhất thì TVQGVN có tổng 175 cán bộ công chức làm việc tại
thư viện trong đó có khoảng 20% số cán bộ trình độ trên đại học và có 80% là trình
độ đại học……
Ngoài Ban giám đốc TVQGVN còn có các bộ phận phòng ban chủ yếu sau:
1 – Phòng hành chính tổng hợp
2 – Phòng lưu chiểu
3 – Phòng bổ sung trao đổi quốc tế
4 – Phòng phân loại biên mục
5 – Phòng đọc
6 – Phòng báo tạp chí
7 – Phòng thông tin tra cứu
8 – Phòng máy tính

9 – Phòng nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ
10 – Phòng bảo quản và tu sửa tài liệu
11 – Phòng quan hệ quốc tế
1.1.4 Nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
• Vốn tài liệu:




Sách: 1.500.000 đơn vị (hàng năm tăng từ 100-120 nghìn bản sách).



Sách Lưu chiểu : Được thành lập từ tháng 10 năm 1954. Đến nay kho lưu chiểu

đã có gần 200.000 tên với khoảng 300.000 bản và tăng dần theo mức độ tăng trưởng
của ngành xuất bản nước ta. Kho Lưu chiểu được lưu trữ riêng, được bảo quản với
điều kiện tốt và an toàn nhằm chuyển giao cho các thế hệ mai sau như là một phần
di sản văn hoá thành văn của dân tộc Việt Nam.


Báo, tạp chí: hơn 9.000 tên báo, tạp chí trong nước và nước ngoài.



Sách, báo, tạp chí xuất bản về Đông Dương trước 1954: với hơn 67 nghìn

bản và 1.700 tên báo, tạp chí. Đây là những tài liệu rất quý để nghiên cứu về Đông
Dương và Việt Nam.



Sách Hán – Nôm: có hơn 5.000 tên, trong đó có những cuốn sách có tuổi thọ từ

thế kỷ XV – XVI.


Kho Luận án tiến sĩ: của công dân Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước và

của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam gồm hơn 16.000 bản. Hàng năm
trung bình kho này tăng từ 700 đến 900 bản.


Sách kháng chiến: 3.996 tên sách của Việt Nam được xuất bản trong các vùng

giải phóng thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được thư viện sưu tầm trong nhiều năm
sau ngày giải phóng Thủ đô.


Ngoài ra còn nhiều ấn phẩm đặc biệt và vật mang tin khác như: tranh, ảnh, bản

đồ, hàng ngàn tên sách của nước ngoài viết về Việt Nam, của người Việt Nam viết
và xuất bản ở nước ngoài...


Tài liệu số hóa toàn văn: Từ năm 2003, TVQGVN đã tiến hành số hóa tài liệu

đến nay đã số hóa được gần 2 triệu trang tài liệu, trong đó phần lớn là kho quý hiếm
của thư viện như : Luận án Tiến sĩ, Hán Nôm, Đông Dương, sách tiếng Anh viết về
Việt Nam...



Microfilm: Đặc biệt TVQGVN có 10.000 tên sách xuất bản ở Việt Nam trước

năm 1954 do TVQG Pháp trao tặng dưới dạng Microfiche.
• Nguồn tài liệu số hóa toàn văn
Hiện tại, nguồn tài liệu số hoá toàn văn của TVQGVN là khá lớn và còn có khả
năng tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới với những dự án số hóa lớn sắp
được triển khai, cùng với sự liên kết hợp tác với các nhà xuất bản.


Luận án Tiến sĩ: Bộ sưu tập Luận án tiến sĩ bao gồm hơn 30.000 bản toàn văn và
tóm tắt, đây là bộ sưu tập luận án tiến sĩ của người Việt Nam được bảo vệ trong
hoặc ngoài nước, là kho tài liệu quý và đặc biệt của TVQGVN. Đến năm 2010,
TVQGVN đã số hóa và đưa ra phục vụ được khoảng 1.500.000 trang (tương đương
với 80% số luận án hiện có tại thư viện). Một điểm thuận lợi của TVQGVN hiện
nay là theo quy định của nhà nước thì tác giả luận án ngoài việc nộp lưu chiểu bản
in còn nộp cả bản điện tử, đây là một trong những nguồn số hóa quan trọng được
cập nhật thường xuyên.
Sách Đông Dương: Đây là kho tư liệu lịch sử quý hiếm, hiện TVQGVN đang lưu
trữ 67.000 bản sách từ trước thế kỷ 17 đến năm 1954 gồm nhiều sách có giá trị về
lịch sử, văn hóa, địa lý của toàn bộ Đông Dương. Nhằm bảo quản các tài liệu Pháp
ngữ cổ quý giá - có giá trị, tránh hư hại do thời gian, đồng thời để các nhà nghiên
cứu và độc giả có thể tìm kiếm, tra cứu những tài liệu trên dễ dàng hơn, TVQGVN
kết hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Bộ Ngoại giao Pháp cùng một số thư
viện của Việt Nam đã phối hợp thực hiện chương trình “Số hóa kho tài liệu Pháp
ngữ cổ tại Việt Nam” (dự án VALEASE)
Sách Hán Nôm: Kho Hán Nôm là kho sách cổ về chữ Nôm lớn tại Việt Nam, bao
gồm trên 5.200 bản sách được làm hoàn toàn thủ công, với chất liệu giấy dó, và
toàn bộ là bản viết tay bằng chữ Nôm – một chữ cổ của Việt Nam. Đây là kho tư
liệu cực kỳ quý mà thư viện đang lưu trữ, phục vụ. Để bảo quản lâu dài, và phổ biến

rộng rãi kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý, văn học cổ, hạn chế sử dụng bản gốc,
TVQGVN đang phối hợp với Hội bảo vệ Di sản Hán Nôm số hóa toàn bộ kho sách
này.
Hiện tại đã số hóa và đưa vào phục vụ trực tuyến được trên 192.000 trang
(khoảng 1.258 bản) tại địa chỉ: . Đây là CSDL toàn văn trực
tuyến, có giao diện bằng 2 ngôn ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt
Sách tiếng Anh viết về Việt Nam: Để giới thiệu với bạn bè trên thế giới về đất nước
con người Việt Nam. Dự án tạo lập nguồn số hóa, chia sẻ thông tin của Hiệp hội
Thư viện các nước Đông Nam Á (CONSAL) với chương trình COCI, TVQGVN


lựa chọn và số hóa 338 cuốn sách tiếng Anh viết về Việt Nam, tương đương 92.520
trang.
Sách, bản đồ về Hà Nội: Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,
TVQGVN phối hợp với nhà xuất bản Hà Nội tiến hành xây dựng CSDL toàn văn tài
liệu về Thăng Long – Hà Nội, hàng ngàn tài liệu đã được số hóa phục vụ cho công
tác tuyên truyền, giới thiệu về Thăng Long – Hà Nội.
CSDL trực tuyến ProQuest: />
ProQuest là một cơ sở dữ liệu điện tử do nhà xuất bản
ProQuest xây dựng với gần 30.000 luận văn toàn văn, hơn 44.000 hồ sơ doanh
nghiệp (Hoover’s Company Records), hơn 3.000 báo cáo công nghiệp (Snapshots
Series), hơn 11.250 tạp chí (8.400 tạp chí toàn văn, 479 báo toàn văn) và một số tài
liệu không phải là xuất bản phẩm định kỳ như báo cáo của OxResearch và EIU về
252 quốc gia và khu vực; hơn 60 nguồn học liệu tham khảo gồm Brookings Paper,
OEF, Career Guide, Occupational Outlook Handbook với chủ đề chính gồm 160
chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau; ProQuest được hỗ trợ nhiều thứ tiếng khác nhau:
Anh. Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật… chưa hỗ trợ tiếng Việt.
CSDL trực tuyến Keesings:

CSDL Keesings, bao gồm hơn 95.000 bài báo, là

CSDL tập hợp toàn diện, chính xác và súc tích tất cả các bài báo trên thế giới về
chính trị, kinh tế và xã hội, các sự kiện trên toàn thế giới từ năm 1931 – đến nay và
được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Hà Lan. Đây là
CSDL được cập nhật hàng ngày các sự kiện trên toàn thế giới như: bầu cử, chiến
tranh, các hiệp ước, các chính sách ngoại giao, hợp tác quốc tế…
CSDL điện tử Wilson


CSDL, bao gồm 10 chủ đề cơ bản như: Khoa học
Thông tin - Thư viện, Khoa học kĩ thuật ứng dụng, Nghệ thuật, Khoa học xã hội,
Giáo dục, Nhân chủng học... Đây là một hệ CSDL đa cấu trúc cung cấp cho người
sử dụng nội dung hoàn chỉnh về các chỉ số, bản tóm tắt và đầy đủ các tài liệu, văn
bản. Đây là CSDL trên đĩa CD-ROM được thư viện mua và cài đặt trong một máy
chủ đặt tại phòng đọc Đa Phương tiện, để truy cập vào CSDL này, bạn đọc phải đọc
trong mạng LAN thư viện và không thể truy cập trực tuyến.
CSDL Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến (Vietnam Journals OnlineVJOL).
Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến (VJOL) là CSDL tóm tắt và toàn văn các
tạp chí khoa học xuất bản tại Việt Nam với mục tiêu giúp cho độc giả nghiên cứu
tiếp cận dễ dàng hơn với tri thức khoa học xuất bản tại Việt Nam và giúp thế giới
biết đến nhiều hơn về một nền học thuật của Việt Nam. CSDL này được Mạng
Quốc tế về Ấn phẩm Khoa học (INASP) khởi xướng năm 2006 với sự tham gia của
các cơ quan thông tin thư viện đầu ngành của Việt Nam: Thư viện Quốc gia Việt
Nam, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Nhà xuất bản Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ thuộc Viện KH & CN Việt Nam, Viện Thông tin Khoa
học Xã hội thuộc Viện KHXH Việt Nam và Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học
Công nghệ thuộc Viện KH & CN Việt Nam., bạn đọc của thư viện có thể truy cập
đến CSDL này qua địa chỉ: www.vjol.info .
Bộ sưu tập băng, đĩa CD-ROM, DVD
CSDL băng, đĩa CD, VCD, CD-ROM, Được thu nhận vào Thư viện Quốc gia
qua con đường lưu chiểu, bổ sung, trao đổi quốc tế, hoặc nhận tặng biếu trong vài

năm gần đây, hơn 2068 tên tài liệu (với nhiều lĩnh vực: Âm nhạc, Tài chính kế toán,
Kinh tế, Tin học, Ngôn ngữ, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục....)
Ngoài ra TVQGVN còn có một số bộ sưu tập tài liệu số hóa được phục vụ trực
tuyến trên website của thư viện như: Thư mục Quốc gia Tháng - Năm, tài liệu đào


tạo cuả Quỹ SIDA, các file ISO dữ liệu thư mục hàng tháng của TVQGVN chia sẻ
cho các thư viện bạn.
1.1.5 Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin tại thư viện Quốc gia Việt
Nam
* Cơ sở vật chất:
TVQGVN được trang trị một hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại và đồng
bộ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội như: Các phòng phục vụ bạn đọc, phòng
làm việc cán bộ, cảnh quan, kho tàng khang trang sạch, đẹp… hiện tại hạ tầng cơ sở
đang được khai thác khá hiệu quả.


Hệ thống kho tàng



Hệ thống các phòng đọc



Hệ thống phòng làm việc cán bộ



Hệ thống thiết bị bảo vệ, kiểm soát: Camera, cổng từ...




Hệ thống máy móc phục vụ công tác bảo quản, phục chế tài liệu



Hệ thống máy móc phục vụ số hóa tài liệu

* Hạ tầng công nghệ thông tin
Hệ thống trang thiết bị của TVQGVN đã không ngừng được đầu tư, qua các dự
án nâng cao năng lực hoạt động thư viện như: “Xây dựng hệ thống thông tin thư
viện điện tử/thư viện số tại TVQGVN” (2001), “Nâng cao hệ thống thông tin thư
viện điện tử/thư viện số tại TVQGVN và Thư viện 61 tỉnh thành phố” (2003); Nâng
cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin thư viện điện tử, thư viện số tại
TVQGVN và hệ thống Thư viện công cộng (2005); Mở rộng và nâng cấp hệ thống
thư viện điện tử/thư viện số tại TVQGVN và hệ thống TVCC (2006); Tăng cường
năng lực tự động hóa tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (2007, 2009), bao gồm:


15 máy chủ cấu hình cao, được cài đặt các phần mềm thực hiện các chức



năng: Quản trị thư viện điện tử ILIB, thư viện số DLIB, bộ sưu tập sách Hán Nôm NLVNPF, lưu trữ thông tin, quản trị website, quản lý thư điện tử, quản lý truy cập
Internet/Intranet…
260 chiếc máy trạm hiện đại, được cài đặt các phần mềm ứng dụng thư viện




và văn phòng, được nối mạng Internet thông rộng, phục vụ cho công tác xử lý tài
liệu của đơn vị. Trong đó có: 30 máy phục vụ cho phòng Đa phương tiện, 20 máy
phục vụ cho phòng Đào tạo, 32 máy tại sảnh tra cứu tập trung cho bạn đọc tra cứu
tài liệu thư viện, số lượng máy còn lại đều được phục vụ cho các phòng ban trong
thư viện xử lý tài liệu và các mục đích quản lý khác.
1.1.6 Hình thức và phương thức phục vụ độc giả tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam
* Phương thức phục vụ tại Thư viện
TVQGVN đã áp dụng nguyên tắc phục vụ phân biệt theo dạng tài liệu: Tổ chức
các phòng đọc sách tổng hợp, phòng đọc báo tạp chí, phòng nghiên cứu đặc biệt,
hình thức phục vụ theo phiếu yêu cầu của độc giả. Ngoài phục vụ tại chỗ thư viện
còn cho mượn về nhà đối với các nhà lãnh đạo cấp cao công tác tại Hà Nội trong
trường hợp cần thiết.
Hình thức phục vụ thông tin trực tiếp trao đổi thông tin tại thư viện cho người
dùng tin qua Fax, qua thư điện tử, qua điện thoại.
* Các hình thức cung cấp tài liệu chủ yếu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
-

Cung cấp tài liệu cấp 1 như sách báo tạp chí…..

-

Cung cấp tài liệu chỉ dẫn

-

Cung cấp nội dung tóm tắt tài liệu tại phòng tra cứu

TVQGVN còn tiến hành việc phục vụ thông tin tuyên truyền về tài liệu cho bạn
đọc. Ngoài ra Thư viện còn tổ chức các buổi nói chuyện về các đề tài thời sự, kinh

tế, chính trị, văn học, nghệ thuật.


1.2 Những vấn đề về lý luận và cơ sở pháp lý của công tác lưu chiểu xuất bản
phẩm
1.2.1 Lịch sử hình thành và các văn bản pháp lý về công tác lưu chiểu
* Lịch sử hình thành
Từ xa xưa khi xã hội loài người phát triển, con người đã biết lưu lại thông tin từ
thế hệ này sang thế hệ sau bằng cách khắc chữ lên các vật mang tin khác nhau như:
đất sét, mai rùa, lá cây, thẻ tre, mảnh gỗ, trên đá….. và phát minh vĩ đại nhất là lưu
lại chữ viết của mình trên chất liệu giấy dó của người Ấn Độ. Trong lịch sử có ghi
lại thời cổ đại các Hoàng đế rất coi trọng việc ghi chép: trong kho của Hoàng đế
ngoài vàng bạc, châu báu còn có những tấm đất sét khắc chữ được xếp theo các
môn ngành khoa học, ngoài ra nhà vua còn quan tâm tới việc thu nhận tìm kiếm
sách vở làm phong phú thêm cho kho tàng của mình.. Tiêu biểu cho thời kỳ này là
Thư viện Alecxandri của vua Ptoleme II được mệnh danh thư viện lớn nhất thời cổ
đại.
Trải qua các thời kỳ khác nhau, khi nền văn minh nhân loại ngày càng phát triển,
tài liệu ngày càng đa dạng và phong phú, đòi hỏi việc xây dựng kho tàng văn hoá
dân tộc lưu truyền lại cho thế hệ mai sau rất quan trọng, vì vậy chế độ lưu chiểu
được định ra với mục đích đó.
- Các văn bản hình thành luật lưu chiểu sớm nhất trên thế giới:
Năm 1957 Pháp là Quốc gia đầu tiên ban hành chế độ lưu chiểu để thu thập
những xuất bản phẩm trên phạm vi lãnh thổ vào thư viện nhà Vua, Hoàng đế
Frăngxoa Đệ Nhất đă ra Đạo luật về lưu chiểu trong đó quy định: Các nhà xuất bản
phải nộp lưu chiểu 5 bản đối với mỗi tên sách (trong đó 1 bản nộp cho cơ quan
thống kê xuất bản phẩm và 4 bản cho Thư viện Quốc gia). Ngoài ra các nhà in cũng
phải nộp mỗi tên sách 2 bản cho thư viện Tỉnh. Các thư viện Tỉnh giữ một bản còn
1 bản nộp lại cho Thư viện quốc gia, ngoài ra nhà vua còn quy định mức phạt đối
với các cơ quan không thực hiện đúng nghĩa vụ.

Năm 1624 luật lưu chiểu được ban hành ở Đức. Quy định chế độ nộp lưu chiểu
đối với các nhà xuất bản phải nộp xuất bản phẩm về Thư viện Quốc gia Đức.


Năm 1783, Liên bang Nga cũng áp dụng chế độ lưu chiểu đối với xuất bản
phẩm. Lúc đầu, các cơ quan xuất bản phải nộp lưu chiểu 13 bản đối với mỗi tên
sách, sau đó giảm xuống còn 11 bản.
Sau khi Cách mạng tháng 10 Nga thành công, Lênin, với cương vị người đứng
đầu đất nước, đă rất quan tâm đến việc gìn giữ di sản văn hoá dân tộc. Trong Sắc
lệnh Người đă ký về công tác thư viện có quy định xuất bản phẩm không chỉ nộp
lưu chiêủ cho Thư viện Quốc gia mà còn đưa về các thư viện tỉnh nhằm xây dựng
vốn tài liệu địa chí phục vụ nghiên cứu và phát triển kinh tế, xă hội ở địa phương.
Có thể thấy trên thế giới, chế độ lưu chiểu tài liệu ra đời khá sớm. Lưu chiểu ra
đời giúp Thư viện Quốc gia thu thập đầy đủ xuất bản phẩm văn hóa của từng địa
phương, trên phạm vi lãnh thổ đất nước. Một xã hội phát triển phải biết giữ gìn
những tinh hoa văn hóa dân tộc, bởi trong các tài liệu đó là thành quả đúc kết của cả
một quá trình lao động lâu dài gian khổ do con người sáng tạo ra và truyền lại cho
các thế hệ mai sau học tập làm theo
- Các văn bản pháp lý hình thành công tác lưu chiểu ở Việt Nam:
Khái niệm: Lưu chiểu (legal deposit) là công việc nạp bản để xin bản quyền tác
giả, một hay nhiều bản của một ấn phẩm cần nộp cho cơ quan chuyên về bản quyền
tác giả như là sở nạp bản (sổ lưu chiểu) hoặc nộp cho những thư viện được chỉ định
Bản lưu chiểu (deposit copy) là một bản miễn phí của một ấn phẩm mới được
gửi đến cơ quan phụ trách về bản quyền hay cơ quan đứng ra xuất bản bắt buộc phải
nộp cho các cơ quan quan lý xuất bản, các thư viện lớn, được quy định chặt chẽ
bằng các văn bản pháp luật của nhà nước
Ở Việt Nam: Thư viện Quốc gia Việt Nam được nhận bản lưu chiểu không mất
tiền nhằm thống kê toàn bộ xuất bản phẩm của đất nước, Biên soạn thư mục Quốc
gia, xây dựng bảo quản lâu dài kho tàng thư tịch văn hóa dân tộc
Điều 13 của nghị định 79/CP đề cập đến chế độ nộp lưu chiểu, ghi rõ:

+ Nộp lưu chiểu cho các cơ quan quản lý xuất bản: Bộ văn hóa thông tin và Sở văn
hóa thông tin. Bộ văn hóa thông tin chịu trách nhiệm lưu chiểu, kiểm tra kịp thời
nội dung xuất bản phẩm trong cả nước; Sở văn hóa thông tin chịu trách nhiệm lưu


chiểu và kiểm tra kịp thời nội dung xuất bản phẩm của NXB, của các tổ chức thuộc
địa phương và các xuất bản phẩm in ở địa phương. Mục đích kiểm tra nhằm đảm
bảo trật tự pháp luật, quyền tự do ngôn luận và đảm bảo bản quyền tác giả.
+ Nộp lưu chiểu cho Thư Viện Quốc gia Việt Nam: cơ sở tiến hành công tác thống
kê xuất bản phẩm Quốc gia, biên soạn thư mục Quốc gia và các bản thông tin thư
mục chuyên đề, tàng trữ cho các thế hệ sau di sản văn hóa chữ viết của dân tộc, của
đất nước và bổ sung hoàn chỉnh vốn tài liệu cho các thư viện đó.
Nộp lưu chiểu theo phạm vi địa lý:
+ Lưu chiểu Trung ương: Các Nhà xuất bản thuộc Trung ương nộp xuất bản phẩm
của mình về TVQGVN qua các hình thức khác nhau: qua đường bưu điện, trực tiếp
mang đến…ví dụ: NXB Âm nhạc, NXB Thông Tin và Truyền Thông, NXB Chính
Trị Quốc Gia, NXB Công An Nhân dân
+ Lưu chiểu Địa phương: các nhà xuất bản thuộc địa phương từng tỉnh, nộp lưu
chiểu về Thư viện Tỉnh mình, thư viện tỉnh có trách nhiệm lưu trữ và nộp về cho
Thư viện Quốc gia đúng số bản và thời gian quy định. Ví dụ: NXB Đà Nẵng, NXB
Đồng Nai, NXB Hà Nội, NXB Hải Phòng
+ Lưu chiểu nội bộ: các trường đại học ra quyết định lưu chiểu các xuất bản phẩm
công trình nghiên cứu của giảng viên, sinh viên của trường tại thư viện trường. Ví
dụ: Trường ĐHKH Xã hội và Nhân văn ra quyết định nộp lưu chiểu bản nghiên cứu
khoa học của giảng viên, sinh viên đạt giải về Thư viện Trường để bảo quản và
phục vụ NDT nghiên cứu sử dụng
Ở nước ta, lưu chiểu văn hóa phẩm đã xuất hiện khá lâu nhưng ở mỗi thời kỳ lịch
sử nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau:
-


Thời kỳ phong kiến: tuy chưa có một văn bản pháp luật nào quy định rõ chế độ

nộp lưu chiểu, song cha ông ta đã rất coi trọng việc gìn giữ những bản thư tịch cổ.
Các nhà vua cũng đã nhiều lần hạ chiếu sưu tầm sách vở về thư viện Hoàng gia.
Đặc biệt thời Vua Lê Thánh Tông (thời Lê) và Vua Minh Mạng (thời Nguyễn) đã ra
các chiếu, dụ sưu tầm sách vở trong nhân dân để lưu trữ lâu dài cho đời sau. Phần


lớn những sách vở Hán Nôm chúng ta còn giữ được làm quốc bảo ngày nay, phần
lớn cũng là nhờ chủ trương sưu tầm sách cũ của vua Minh Mạng.
-

Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược
Thời kỳ này các NXB, nhà in đã cho xuất bản sách, báo khá nhiều. Các quan

điểm chống Pháp và bọn tay sai cường quyền cũng dần xuất hiện. Để tiến hành
kiểm duyệt lượng tài liệu xuất bản, Pháp đã ban hành một số Đạo luật Sắc lệnh:
+ Đạo luật ngày 29/07/1881 do Chính phủ Pháp ban hành, quy định việc nộp lưu
chiểu báo chí phục vụ cho việc kiểm soát và quản lý nội dung phục vụ đường lối
thống trị của Pháp tại Việt Nam
+

Thông tư ngày 25/08/1900 của Thống sứ Bắc kỳ về vấn đề nộp bản lưu chiểu

xuất bản phẩm
+

Nghị định ngày 31/01/1922 của toàn quyền Đông Dương về việc nạp văn bản

lưu chiểu chính thức cho ấn phẩm. Nghị định này đánh dấu một bước ngoặt quan

trọng trong lịch sử lưu chiểu văn hóa phẩm ở Việt Nam, lần đầu tiên có một văn bản
pháp luật quy định khá chi tiết về các điều khoản.
-

Từ năm 1945 đến năm 1954:
Giai đoạn này: cách mạng tháng tám mới thành công, đất nước chưa ổn định,

thù trong giặc ngoài….. đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn gian khổ. Đảng và
Nhà nước phải giải quyết nhiều việc quan trọng, tuy nhiên vấn đề lưu chiểu xuất
bản phẩm vẫn được quan tâm xác đáng
+ Ngày 31/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 18/SL gồm 6 chương và
19 điều quy định: Các loại văn hóa phẩm phải nộp lưu chiểu cho nhà nước, số
lượng bản nộp và các hình phạt đối với các cơ quan không thực hiện đúng nghĩa vụ
lưu chiểu
+ Chỉ thị số 599/ VHH - CT ngày 11/06/1954 “về việc lưu chiểu văn hóa phẩm”
do Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Đỗ Đức Dục ký, gửi các Sở văn hóa trong đó giao cho
các Sở văn hóa có trách nhiệm: theo dõi tình hình xuất bản ở Địa phương mình,


kiểm tra đôn đốc chặt chẽ việc nộp lưu chiểu của các nhà in và nhà xuất bản, báo
cáo hàng tháng cho cơ quan lưu chiểu văn hóa phẩm
- Từ năm 1954 đến năm 1975 Mỹ chiếm đóng:
Miền Nam Mỹ chiếm đóng. Với chính sách dùng người Việt trị người Việt, do
nhận thấy cần thiết phải kiểm duyệt ấn phẩm phục vụ cho mục đích chính trị của
mình nên chế độ ngụy quyền đã ban hành 3 văn bản có tính Pháp lệnh về chế độ lưu
chiểu.
+

Sắc lệnh thứ nhất: Sắc lệnh số 207-GD ngày 10/10/1961 quy định chế độ nạp


bản do Tổng thống Ngụy Ngô Đình Diệm ban hành.
+ Sắc lệnh thứ 2: Sắc lệnh số 181-GD ngày 28/04/1964 do Trung tướng Nguyễn
Khánh ký, thay đổi một số điều của Sắc lệnh 207-GD ngày 10/10/1961
+ Sắc lệnh thứ 3: Sắc lệnh số 014 ngày 30/11/1973 “quy định chế độ nạp bản tại
Việt Nam” do Tổng thống Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu ký
Miền Bắc do Đảng lãnh đạo cũng đã ban hành một số văn bản sau:
+ Ngày 24/10/1961, Thứ trưởng Bộ văn hóa Nguyễn Đức Qùy ký quyết định số
570/VH-QĐ gồm 7 điều, quy định thể lệ đăng ký cho phép thành lập các nhà xuất
bản, nhà in, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chế độ nộp lưu chiểu xuất bản
phẩm
+ Thông tư số 67/VH-QĐ ngày 11/3/1963 do Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Nguyễn
Đức Qùy ký sửa đổi quy định nộp ấn loát phẩm đối với các nhà in.
-

Từ năm 1975 đến nay: sau khi đất nước thống nhất, luật lưu chiểu có các văn

bản sau:
+ Ngày 9/10/1976 Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Duy Trinh ký quyết định
401/ QĐ-TTg quy định về “ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc
gia” quy định này gồm 5 điều, quy định Thư viện Quốc gia được thu thập ấn phẩm
xuất bản trên lãnh thổ Quốc gia theo sắc lệnh số 18/SL về chế độ lưu chiểu văn hóa
phẩm, kể cả luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ để xây dựng kho tàng văn hóa phẩm dân tộc.


+ Thông tư số 83/VHTT/VP ngày 29/6/1978 do Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Văn
Hiếu ký, hướng dẫn thi hành các luật lệ về lưu chiểu văn hóa phẩm. Thông tư nêu rõ
tầm quan trọng, mục đích của việc nộp lưu chiểu văn hóa phẩm, quy định các cơ
quan nhận lưu chiểu ( ở Trung Ương là Thư viện Quốc gia, ở địa phương là UBND
tỉnh và các sở văn hóa) quy định các loại văn bản phẩm phải nộp, đối tượng nộp,
thủ tục nộp lưu chiểu.

+

Ngày 28/03/1985, Thông tư liên bộ Viện khoa học Việt Nam - Bộ văn hóa số

617/TTLB do Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Vũ Khắc Liên và phó Viện trưởng Viện
KHNV Nguyễn Văn Đạo ký, quy định và hướng dẫn chế độ xuất bản và lưu chiểu
các loại lịch, trong đó quy định TVQG được nhận lưu chiểu mỗi tên lịch 5 bản.
+

Ngày 19/7/1993: Luật xuất bản do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký và

Chủ tich hội đồng Nhà nước Lê Đức Anh công bố đối với công tác xuất bản trên
lãnh thổ Việt Nam. Văn bản này gồm 6 chương 45 điều quy định về sự quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất bản.
+ Nghị định số 79/CP ngày 6/11/1993 của Chính phủ do Thủ tướng Võ Văn Kiệt
ký nhằm hướng dẫn thi hành luật xuất bản. Đó là “trong thời hạn 7 ngày trước khi
phát hành xuất bản phẩm nhà xuất bản hay tổ chức được phép xuất bản phải nộp 3
bản cho Bộ VHTT theo phương thức chuyển phát nhanh, 4 bản cho thư viện Quốc
gia
+ Ngày 3/12/ 2004 Quốc hội nước CHXHCNVN đã thông qua Luật xuất bản năm
2004 gồm 5 chương 46 điều trong đó điều 27 quy định cụ thể về việc lưu chiểu xuất
bản phẩm cho TVQGVN, theo đó “ sau khi xuất bản phẩm được phát hành, nhà
xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp 5 bản cho TVQGVN,
trường hợp số lượng in dưới 300 bản thì nộp 2 bản.
+ Ngày 29/12/2006 Bộ văn hóa – Thông tin ban hành Quyết định số 102/2006/QĐ
– BVHTT về quy chế lưu chiểu xuất bản phẩm bao gồm 5 chương và 13 điều quy
định khá chi tiết về quy chế nộp lưu chiểu xuất bản phẩm cho cơ quan nhà nước nói
chung, nhưng chưa có luật nộp lưu chiểu riêng cho TVQGVN.



×