Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 90 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Hải Phòng, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Tuyết Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS. TS. Nguyễn Văn Sơn đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu
này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem
lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau đại
học Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập.
Đồng thời, xin chân thành cảm ơn các tổ chức, các nhân đã hợp tác chia sẻ
thông tin, cung cấp cho tôi nguồn tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ......................................................v
1.2.1.2 Kiểm tra sau thông quan của Cộng hòa Pháp..............................................22

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
KTSTQ
NSNN
XNK
SXXK
TNHH
C/O
WCO
GATT
WTO
ÁSEAN
EU
GST
CBCC

Giải thích
Kiểm tra sau thông quan
Ngân sách Nhà nước

Xuất nhập khẩu
Sản xuất xuất khẩu
Trách nhiệm hữu hạn
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Tổ chức Hải quan Thế giới
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
Tổ chức Thương mại Thế giới
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Liên minh châu Âu

Thuế Hàng hóa và Dịch vụ tại Singapore
Cán bộ công chức

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Kết quả thu NSNN tại Cục Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn

34

iv



2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9

2010-2014
Tổng kim ngạch XNK cả nước giai đoạn 2010-2014
Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP Hải
Phòng giai đoạn 2010-2014
Số doanh nghiệp được kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải
quan TP Hải Phòng giai đoạn 2010-2014
Số vụ KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp của Cục Hải quan Hải
Phòng giai đoạn 2010 - 2014
Số tiền thuế thu nộp NSNN trong công tác KTSTQ tại Cục
Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2014
Tình hình truy thu thuế trong công tác KTSTQ tại Cục Hải
quan TP Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2014
Số liệu về đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan tại Cục Hải
quan TP Hải Phòng từ năm 2010-2014
Số CBCC làm công tác KTSTQ tại Cục Hải quan TP Hải
Phòng giai đoạn 2010 – 2014

39
43
50
51

53
54
58
59

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hình
1.1
2.1
2.2

Tên hình vẽ
Các bước thực hiện về Kiểm tra sau thông quan theo Quy trình
mới
Kết quả thu NSNN tại Cục Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn
2010 - 2014
So sánh số doanh nghiệp đã KTSTQ và tổng số doanh nghiệp
xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2010

v

Trang
17
34
50


- 2014
So sánh số vụ đã KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp với tổng số
2.3


2.4
2.5
2.6

2.7

2.8

vụ KTSTQ tại Cục Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2010 2014
So sánh tiền thuế trong KTSTQ và tổng số thu NSNN tại Cục
Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2014
So sánh số quyết định truy thu thuế với tổng số vụ KTSTQ tại
Cục Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2014
So sánh số tiền thuế truy thu phải thu với số tiền thuế đã thu
nộp NSNN tại Cục Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2014
So sánh số liệu doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan
với tổng số vụ KTSTQ tại Cục Hải quan Hải Phòng giai đoạn
2010 - 2014
So sánh số liệu CBCC làm công tác KTSTQ với tổng số
CBCC tại Cục Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2014

vi

51

53
55
56


58

59


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa đã
làm cho quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Thương
mại quốc tế đã thật sự trở thành động lực phát triển của mỗi quốc gia cũng như của
nền kinh tế thế giới, sự phát triển của thương mại quốc tế làm cho lưu lượng hàng
hóa qua cửa khẩu ngày càng tăng. Chính điều này đặt ra những thách thức đối với
ngành Hải quan trong việc hạn chế gian lận thương mại, đặc biệt là trốn lậu thuế
nhập khẩu, trong khi thời gian lưu giữ hàng hóa để kiểm tra trong quá trình thông
quan bị rút ngắn lại, nguồn nhân lực cũng như trang thiết bị và mặt bằng kiểm tra
tại các cửa khẩu còn nhiều hạn chế. Khi đó, yêu cầu đặt ra với ngành Hải quan là
tăng cường biện pháp quản lý mới bằng cách kéo dài thời gian kiểm tra, mở rộng
phạm vi kiểm tra, đối tượng kiểm tra và địa điểm kiểm tra. Trước những khó khăn
thách thức đó và cùng với xu thế hội nhập của ngành hải quan với các nước trên
thế giới, Hải quan Việt Nam cũng đã có những chuyển biến tích cực và ngày càng
chú trọng hơn vào hoạt động hậu kiểm - hoạt động kiểm tra sau thông quan,
Tại Cục Hải quan Hải Phòng, hoạt động kiểm tra sau thông quan đã được
triển khai thí điểm từ năm 2000 và đến năm 2001 đã chính thức đi vào hoạt động
với tên gọi là Phòng kiểm tra sau thông quan, đến nay đã được phát triển thành Chi
cục kiểm tra sau thông quan và được hoàn thiện không chỉ về mô hình tổ chức hoạt
động mà còn cả về quy trình nghiệp vụ. Thực tế hoạt động trong thời gian qua, Chi
cục kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã có những
đóng góp rất quan trọng vào việc đảm bảo thực hiện Luật Hải quan cũng như hạn
chế rất nhiều vụ việc gian lận thuế nhập khẩu qua cửa khẩu Cảng Hải Phòng, góp
phần tích cực bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

Mặc dù vậy, thực tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho thấy vẫn còn có
những vướng mắc trong hoạt động của Hải quan nói chung và hoạt động kiểm tra
sau thông quan nói riêng. Gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu tuy đã
được hạn chế đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại và không chỉ gây thất thu cho Ngân
sách Nhà nước, giảm hiệu lực quản lý Nhà nước về Hải quan, mà còn nảy sinh

1


những hiện tượng tiêu cực và tình trạng cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng hoá
nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Biện pháp
tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan thành phố Hải
Phòng” để nghiên cứu.
2. Đối tượng và mục đính nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hoạt động kiểm tra sau thông
quan trên cơ sở nghiên cứu quy trình nghiệp vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan
của Tổ chức Hải quan Thế giới và của các nước trên thế giới.
Thứ hai, phân tích thực trạng của hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với
việc hạn chế gian lận thuế nhập khẩu và thất thu Ngân sách Nhà nước tại Cục Hải
quan thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2014.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan
theo hướng nhằm góp phần hạn chế trốn lậu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan
thành phố Hải Phòng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt lý luận: Có nhiều biện pháp để hạn chế gian lận về thuế nhập khẩu,
Luận văn đi sâu nghiên cứu về hoạt động kiểm tra sau thông quan để hạn chế gian
lận thuế nhập khẩu của Tổ chức Hải quan Thế giới và mô hình đang được áp dụng
ở các nước tiên tiến trên thế giới làm cơ sở lý luận, bao gồm các văn kiện, tài liệu
bài giảng tập huấn nghiệp vụ và các chương trình hợp tác trao đổi được tổ chức

trong ngành Hải quan.
Về mặt thực tiễn: Luận văn chọn điển hình nghiên cứu là Cục Hải quan
thành phố Hải Phòng và tình hình hoạt động kiểm tra sau thông quan, tình hình
gian lận thương mại nhập khẩu trong giai đoạn 2010 - 2014 để nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong luận văn bao
gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và diễn dịch, điển
hình hoá, phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp thống kê, chuyên gia.
Sử dụng mô hình hoạt động kiểm tra sau thông quan của các nước như

2


những cơ sở so sánh và phân tích thực trạng, đánh giá nhận xét cũng như đề xuất
các giải pháp.
5. Cấu trúc của Luận văn
Cấu trúc của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục
lục, luận văn được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Lý luận về kiểm tra sau thông quan.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan thành
phố Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2014.
Chương 3: Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải
quan thành phố Hải Phòng.

3


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN


1.1.1 Khái niệm, đặc điểm kiểm tra sau thông quan
Cùng với xu hướng phát triển chung của thế giới, hoạt động quản lý nhà
nước về Hải quan cũng tiến tới hoàn thiện hơn. Sự chuyển đổi từ phương thức tiền
kiểm sang hậu kiểm, từ quản lý bằng phương pháp thủ công sang quản lý bằng
phương pháp hiện đại đã và đang được áp dụng ở hầu hết các nước. Chính vì thế
nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan được hình thành và hoàn thiện dần cùng với
việc hình thành và phát triển của khoa học về quản lý rủi ro trong hoạt động của
các cơ quan Hải quan trên thế giới.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Hội đồng Hợp tác Hải quan (Customs
Cooperation Council) nay là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã bắt đầu nghiên
cứu các biện pháp quản lý hải quan tiên tiến và hiệu quả hơn, trong đó có biện
pháp tiến hành kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan trên cơ sở kiểm tra
các chứng từ khai hải quan, sổ sách kế toán và các loại giấy tờ khác được lưu trữ
tại cơ quan hải quan, tại doanh nghiệp và các bên liên quan khác về lượng hàng
hóa đã được thông quan. Hoạt động này vì vậy được gọi bằng một thuật ngữ
chuyên môn là “kiểm tra sau thông quan” (Post Clearance Audit – PCA) và ở một
số nước trên thế giới còn được gọi là “kiểm toán sau giải phóng hàng” (Post Entry
Examination) hay “kiểm tra hải quan trên cơ sở kiểm toán”.[15]
“Kiểm tra sau thông quan” (KTSTQ) là một vấn đề còn khá mới mẻ trong
lĩnh vực nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan, song ngay sau khi được hình thành
đã được coi là một mắt xích quan trọng trong quy trình các hoạt động kiểm tra của
cơ quan hải quan nhằm bắt buộc chủ thể kê khai hải quan tuân thủ các quy định
của pháp luật. Nghiệp vụ KTSTQ được hình thành và hoàn thiện dần cùng với việc
hình thành và hoàn thiện khoa học về quản lý rủi ro trong hoạt động của các cơ
quan hải quan trên thế giới trong những năm gần đây. Công ước về đơn giản hóa
và hài hòa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto) ngày 18/5/1973 có hiệu lực từ ngày

4



25/9/1974 đã tạo lập cơ sở cho những quy định bước đầu về KTSTQ. Nhưng cũng
phải đến những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, cùng với quá trình nghiên cứu
áp dụng các biện pháp quản lý mới tại một số nước thì hoạt động của nghiệp vụ
này mới được WCO đưa vào chương trình hoạt động. Và tháng 9/1999, ngay sau
khi Công ước Kyoto được sửa đổi bổ sung thì quan niệm về KTSTQ mới chính
thức được cụ thể hóa tại Phần phụ lục tổng quát, Chương VI như sau: “KTSTQ hay
kiểm tra trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp được cơ quan hải quan tiến hành
nhằm thỏa mãn các mục đích trong việc xác định tính chính xác và trung thực của
các tờ khai hàng hóa thông qua kiểm tra các chứng từ, biên bản, hệ thống định
mức kinh tế và dữ liệu thương mại của các bên liên quan”.[10]
Trên cơ sở đó, WCO thống nhất quan niệm về KTSTQ là “quy trình công
tác cho phép viên chức hải quan kiểm tra tính chính xác của hoạt động khai hải
quan bằng việc kiểm tra các hồ sơ, tài liệu ghi chép về kế toán và thương mại liên
quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa và tất cả các số liệu, thông tin,
bằng chứng khác cho cơ quan hải quan mà hiện tại đang được các đối tượng kiểm
tra (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động
buôn bán quốc tế nắm giữ”.[15]
Tổ chức Hải quan ASEAN cũng cho rằng: “KTSTQ là một biện pháp kiểm
tra hải quan có hệ thống mà cơ quan hải quan tự thoả mãn về độ chính xác và xác
thực của khai báo hải quan thông qua việc kiểm tra sổ sách, hồ sơ hệ thống kinh doanh
có liên quan và dữ liệu thương mại của các cá nhân và các công ty tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp vào hoạt động thương mại quốc tế”.[15]
Tại Việt Nam, theo Điều 32 Luật Hải quan 2001, bổ sung sửa đổi
năm 2005 cũng nêu rõ: "KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm
thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người
được chủ hàng ủy quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai,
nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã
được thông quan; thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu".[7]

Như vậy, có thể hiểu: Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của
cơ quan hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ hải quan, chứng từ

5


thương mại, chứng từ kế toán, ngân hàng và các dữ liệu liên quan nhằm thẩm
định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình thông quan.
Quan niệm của các nước, các Tổ chức tuy có sự khác nhau nhất định về từ
ngữ và diễn đạt (hay cách dịch), song đều thể hiện rõ 7 đặc điểm cơ bản của hoạt
động KTSTQ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, KTSTQ cùng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về mặt hải
quan với các đơn vị chức năng khác của hải quan (ví dụ: đơn vị thông quan, đơn vị
kiểm soát và các đơn vị khác). KTSTQ không phải là một hệ thống độc lập mà là
một chức năng của tổ chức hải quan.
Thứ hai, KTSTQ là một phương pháp kiểm tra của cán bộ hải quan. Ở cấp
độ pháp lý thích hợp, cần đưa ra các quy định cần thiết để thực hiện KTSTQ bao
gồm cả thẩm quyền của cán bộ, thủ tục, hình phạt…để đảm bảo thực thi pháp luật
hải quan.
Thứ ba, KTSTQ là khâu kiểm tra diễn ra sau khi hàng hoá được phép thông
quan.
Thứ tư, KTSTQ được tiến hành nhằm xác định xem các nội dung khai hải
quan có tuân thủ các yêu cầu của pháp luật hải quan và các quy định khác có liên
quan hay không.
Thứ năm, KTSTQ được tiến hành với mọi thông tin liên quan bao gồm các
dữ liệu điện tử được các cá nhân hay các tổ chức liên quan cung cấp nhằm hoàn tất
mục tiêu nêu trên.
Thứ sáu, KTSTQ không chỉ áp dụng với đối tượng khai hải quan mà còn áp
dụng với tất cả các cá nhân tổ chức tham gia vào thương mại quốc tế.
Thứ bảy, KTSTQ được thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ giữa cơ quan Hải

quan và đối tượng kiểm tra.
Từ đó, WCO đã khuyến nghị các nước thành viên nhanh chóng hoàn chỉnh
và tiến tới áp dụng rộng rãi hệ thống kiểm tra hàng hóa sau khi thông quan nhằm
tạo thuận lợi nhất cho hoạt động thương mại, đồng thời nhấn mạnh rằng KTSTQ là
một bộ phận thuộc hệ thống tổng thể bao gồm các biện pháp kiểm tra khác nhau
như: Kiểm tra hải quan trước thông quan; kiểm tra hải quan trong quá trình thông

6


quan hàng hóa nhập khẩu; và kiểm tra sau thông quan.
1.1.2 Nguyên tắc của kiểm tra sau thông quan
Nguyên tắc KTSTQ là những quy định cơ bản, ổn định và chuẩn mực để
hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ KTSTQ. Những nguyên tắc KTSTQ được thống
nhất và xuyên suốt trong khi thực hiện KTSTQ, nội dung cụ thể của các nguyên tắc
KTSTQ được thể hiện như sau:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện theo nguyên tắc này, đòi hỏi mọi hoạt động KTSTQ đảm bảo tuân
thủ đúng các quy định của pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế, các chuẩn mực
quốc tế. Các quy định này không chỉ là các quy định trực tiếp về hoạt động
KTSTQ mà còn bao gồm cả các quy định mà KTSTQ có liên quan, ví dụ như: Luật
Hải quan, Công ước Kyoto, Quy tắc xác định xuất xứ, Nguyên tắc xác định trị giá
theo GATT/WTO...
Nguyên tắc 2: Chính trực, khách quan, độc lập, không gây cản trở đến họat
động sản xuất kinh doanh bình thường của đơn vị được kiểm tra.
Chính trực (hay còn gọi là liêm chính): nguyên tắc này đòi hỏi công chức hải
quan phải là người ngay thẳng, trung thực và có lương tâm nghề nghiệp không
được phép để cho sự định kiến thiên lệch lấn át tính khách quan. Mọi hành vi định
kiến, thiên vị thiếu khách quan đều bị coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Khách quan: theo nguyên tắc này, yêu cầu bắt buộc của mọi hoạt động kiểm

tra, giám định phải luôn tôn trọng thực tế khách quan. Mọi phân tích, nhận xét và
kết luận của công chức hải quan đều phải xuất phát từ thực tế khách quan. Công
chức hải quan phải công minh, không định kiến, thiên vị. Khi lập báo cáo phải giữ
thái độ vô tư, tôn trọng kết quả thực tế.
Độc lập: nguyên tắc này luôn yêu cầu công chức hải quan chỉ đưa ra những
kết luận mà tự bản thân mình xét thấy những kết luận đó có căn cứ vững chắc, phù
hợp với các chuẩn mực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Trong quá trình kiểm
tra, công chức hải quan có thể tranh thủ ý kiến hay sử dụng tư liệu của những
người khác (trợ lý, chuyên gia, kiểm toán viên nội bộ, các nhà quản lý doanh

7


nghiệp…) nhưng chỉ được tin vào chính mình và phải tự chịu trách nhiệm về các
kết luận của mình. Không ai có quyền ép công chức hải quan phải đưa ra những
kết luận mà bản thân cán bộ kiểm tra tự thấy là chưa thỏa đáng. Công chức hải
quan phải thể hiện rõ bản lĩnh độc lập, không để bị vật chất, quyền lực chi phối mà
chỉ tuân thủ pháp luật và các qui tắc nghề nghiệp. Khái niệm độc lập ở đây được
hiểu là độc lập về quan hệ gia đình và cả độc lập về quan hệ kinh tế.
Không gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của đơn vị
được kiểm tra: nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động kiểm tra trong quá trình
KTSTQ tại đơn vị phải đảm bảo không gây phiền hà, sách nhiễu để ảnh hưởng tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuân thủ nguyên tắc này đã giúp
cho hoạt động KTSTQ ngày càng minh bạch và luôn tạo được sự hỗ trợ từ phía
doanh nghiệp trong suốt quá trình KTSTQ tại đơn vị được kiểm tra.
Nguyên tắc 3: Bí mật thông tin.
Khi thực hiện KTSTQ, nguyên tắc bí mật thông tin được thực hiện dựa trên
cơ sở thực hiện nghiêm túc trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của công dân đối với
cộng đồng và với xã hội. Đối với mỗi công chức KTSTQ, không được sử dụng
thông tin liên quan về công việc KTSTQ cho các mục đích cá nhân hoặc tự ý

chuyển cho người khác, mà các thông tin phải được quản lý và sử dụng đúng chế
độ bảo mật theo quy định của cơ quan hải quan.
Nguyên tắc 4: Dẫn chứng bằng tài liệu.
Trong quá trình kiểm tra, công chức hải quan phải thu thập và ghi chép đầy
đủ, khoa học, chính xác mọi tư liệu có liên quan đến cuộc kiểm tra. Với những vấn
đề quan trọng cần phải được dẫn chứng bằng tài liệu để chứng minh rằng công việc
kiểm tra đã được tiến hành phù hợp với những nguyên tắc kiểm tra cơ bản.
Bằng chứng kiểm tra là những thông tin xác thực có liên quan đến hoạt động
kinh tế tài chính của doanh nghiệp mà công chức hải quan thu thập được trong quá
trình thực hiện KTSTQ. Các thông tin này chứng minh cho các kết luận của cán bộ
kiểm tra khi lập báo cáo KTSTQ. Một cuộc KTSTQ chỉ được coi là hoàn thành với
chất lượng tốt khi công chức hải quan thu thập được đầy đủ những bằng chứng

8


kiểm tra thích hợp. Tính “đầy đủ” và‚‘‘thích hợp“ ở đây là đề cập đến số lượng và
chất lượng của bằng chứng kiểm tra. Trong KTSTQ, chất lượng của bằng chứng
kiểm tra (như: độ tin cậy, tính thuyết phục…) được đánh giá cao hơn là số lượng
bằng chứng. Các bằng chứng trong KTSTQ thường được thể hiện như: bằng chứng
do công chức hải quan tự khai thác, bằng chứng do doanh nghiệp cung cấp, bằng
chứng do người thứ ba độc lập cung cấp …
Nguyên tắc 5: Tuân thủ quy trình KTSTQ.
Việc tiến hành KTSTQ phải được thực hiện theo đúng quy trình KTSTQ đã
nêu ra, mọi công việc từ khi thu thập và xử lý thông tin về đối tượng KTSTQ cho
đến khi ban hành các kết luận về KTSTQ phải được thực hiện theo các bước của
quy trình KTSTQ đề ra. Tùy theo trình độ, tùy theo cơ sở vật chất của các nước mà
quy trình KTSTQ ở mỗi nước được xây dựng theo các cách khác nhau, tuy nhiên
các quy trình này luôn tuân thủ 3 bước chính đó là: Chuẩn bị kiểm tra, tiến hành
kiểm tra và kết luận kiểm tra.

Các nguyên tắc KTSTQ là những chuẩn mực để công chức hải quan thực hiện
đúng nội dung KTSTQ dựa trên các phương pháp và kỹ thuật nghiệp vụ trong
KTSTQ.
Căn cứ Điều 139, phần VI, chương I Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày
06/12/2010 quy định : “Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra sau
thông quan để quyết định việc kiểm tra hoặc không kiểm tra, kiểm tra trước hoặc
kiểm tra sau, kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu hoặc kiểm tra theo dấu
hiệu vi phạm pháp luật đối với đối tượng kiểm tra”.[2]
Như vậy theo quy định mới kiểm tra sau thông quan có 3 hình thức :
- Kiểm tra theo kế hoạch
- Kiểm tra chọn mẫu hoặc
- Kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với đối tượng kiểm tra

9


1.1.3 Đối tượng, phạm vi và mục tiêu của KTSTQ
Người kiểm tra là cơ quan hải quan.
Đối tượng chịu kiểm tra là những người trực tiếp, gián tiếp tham gia vào
hoạt động thương mại quốc tế cụ thể là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, cụ thể là:
Người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; người được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá; đại lý làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính,
dịch vụ chuyển phát nhanh; người được chủ hàng ủy quyền làm thủ tục hải quan.
Ngoài các đối tượng chịu kiểm tra sau thông quan trên, KTSTQ có thể tiến hành
phối hợp, thu thập thông tin phục vụ KTSTQ từ các đơn vị trong và ngoài ngành
như các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính tín dụng, các cơ quan thuế nội
địa, các cơ quan tổ chức giảm định hàng hóa xuất nhập khẩu, các cơ quan quản lý
chuyên ngành khác…
Đối tượng kiểm tra của kiểm tra sau thông quan : là hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu đã thông quan (Theo quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày

15/12/2005). Cụ thể như sau:
(1) Hồ sơ hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và đơn vị hải quan làm thủ
tục hải quan cho hàng hóa liên quan;
(2) Chứng từ, tài liệu liên quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông
quan như sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu, dữ liệu liên
quan, do doanh nghiệp lưu giữ ở dạng giấy tờ hoặc dữ liệu điện tử;
(3) Hàng hóa, nơi sản xuất nếu cần thiết và còn điều kiện.
Phạm vi kiểm tra sau thông quan: công tác KTSTQ đi sâu phân tích mấy
điểm sau đây:
(1) KTSTQ chỉ chú trọng đi sâu vào việc kiểm tra các chứng từ thương mại,
hồ sơ hải quan, các ghi chép về kế toán, các chứng từ ngân hàng có liên quan đến
lô hàng đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu;
(2) Dấu hiệu vi phạm, gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm quy định
về xuất khẩu, nhập khẩu, dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan là một căn cứ
quan trọng để tiến hành KTSTQ.

10


Các dấu hiệu được xem là vi phạm pháp luật về hải quan:
- Những dấu hiệu thể hiện chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan không hợp
pháp, hợp lệ theo quy định về hình thức, nội dung ghi chép, trình tự thời gian như:
sự không khớp, không đúng, không thống nhất, thiếu tính hợp lý giữa các chứng từ
đó trong bộ hồ sơ hải quan liên quan đến các thông tin về: tên hàng, số lượng,
trọng lượng, dung tích, thể tích, nhãn hiệu, mã số, thuế suất, tính chất, thành phần,
cấu tạo, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hoá…..
- Các dấu hiệu cho thấy sự khai trị giá tính thuế không hợp lý, không đúng
chế độ quy định về quản lý giá tính thuế của Nhà Nước:
- Thông tin về xuất xứ và giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu không đúng với quy định về thực tế hàng hoá hoặc có dấu hiệu giả mạo

giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhằm hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và
gian lận thương mại.
- Có dấu hiêu gian lận trong việc hưởng ưu đãi về chính sách thuế, gian lận
định mức tiêu hao nguyên liêu, phụ liệu đối với hàng gia công, hàng nhập khẩu sản
xuất xuất khẩu, hàng hoas xuất khẩu, nhập khẩu được hưởng chế độ miển, giảm,
hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và các Luật thuế khác có liên quan, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước …
- Lô hàng có dấu hiệu vi phạm chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu của Nhà Nước như: hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hoá xuất
khẩu nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương Mại hoặc cơ quan được Bộ
Thương Mại uỷ quyền nhưng không có giấy phép; hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu
theo quản lý chuyên ngành nhưng không đủ diều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu;
hàng hoá vi phạm về loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá có dấu hiệu vi
phạm về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan như vi phạm quy
định về thực hiện các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.
- Có thông tin về nội dung kết luận của chứng thư giám định, kết quả phân
tích, phân loại lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu do các cơ quan tổ chức giám định
phân tích, phân lọai hàng hoá không đúng với tính chất và công dụng thực tế của

11


hàng hoá; thẩm quyền, chức năng, phạm vi giám định, phân tích, phân loại hàng
hoá không đúng quy định nhằm lợi dụng để gian lận thương mại, trốn thuế.
- Các dấu hiệu nghi vấn khác.
1.1.4 Cơ sở pháp lý của KTSTQ
Điều 17 trong Hiệp định Trị giá Hải quan của Tổ chức thương mại Thế giới
quy định: Không có một quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là hạn chế
hoặc gây cản trở đến quyền của nhân viên hải quan trong thực hiện các biện pháp

để đảm bảo tính trung thực hoặc tính chính xác của những báo cáo tài chính, chứng
từ và các tờ khai được xuất trình để xác định trị giá hải quan.
Để thực hiện tốt kiểm tra sau thông quan, pháp luật Việt Nam cũng đã ban
hành một số văn bản quy định cụ thể. Các văn ban liên quan đến KTSTQ đang
được áp dụng hiện nay bao gồm:
- Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2005
Ngày 29 tháng 6 năm 2001, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa X đã thông qua Luật Hải quan số 29/2001/QH10 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2002. Luật Hải quan bao gồm 8 chương, 82 điều, trong đó Điều 32
quy định về Kiểm tra sau thông quan.
Ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa
XI, đã thông qua luật số 42/2005/QH11 – Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Hải quan, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.
- Nghị định số 154/2005/ND-CP ngày 15/12/2005 về kiểm tra sau thông
quan đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu (Điều 64 - điều 71).
- Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc thành lập Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan
tỉnh, liên tỉnh, thành phố.
- Quyết định số 1166/QĐ-TCHQ ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh,
thành phố.

12


- Quyết định 621/QĐ - TCHQ ngày 29/03/2006 của Tổng cục Hải quan ban
hành Quy trình phúc tập hồ sơ Hải quan và Quy trình kiểm tra sau thông quan đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực thi hành từ ngày

01/07/2007. Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 Quy định chi tiết thi hành
một số điều của luật quản lý thuế và nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007
Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế;
- Quyết định số 1081/QĐ-BTC ngày 06/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa hệ thống Thuế, Hải quan và Kho
bạc Nhà nước trong quản lý thu thuế và các khoản thu NSNN
- Quyết định số 134/ TCHQ /QĐ/KTSTQ ngày 18/02/2004 về việc thu thập,
quản lý và phân tích thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan.
- Quyết định số 1383/QĐ- TCHQ ngày 14 tháng 07 năm 2009 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau
thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, thay
thế Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi
hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2011.
1.1.5 Vai trò của KTSTQ
KTSTQ là một công cụ hữu hiệu cho việc quản lý hải quan hiện đại, thông
qua biện pháp kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, các giao dịch thương mại… của
doanh nghiệp lưu giữ. Qua đó phản ánh được tình hình khai báo hải quan của
doanh nghiệp khi làm thủ tục thông quan hàng hóa. Kết quả đó vừa giúp cơ quan
hải quan đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, vừa phát hiện
và xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại, chống thất thu thuế cho ngân
sách nhà nước (NSNN).

13


Như vậy, kiểm tra sau thông quan là khâu cuối cùng song lại là khâu có ý

nghĩa quan trọng khẳng định và phản ánh hiệu quả của toàn bộ quy trình thủ tục
hải quan. Kết quả của kiểm tra sau thông quan không chỉ là tiền đề để đánh giá về
chủ thể kê khai hải quan có chấp hành tốt pháp luật hay không mà còn là cơ sở để
đánh giá chất lượng và hiệu quả của quy trình kiểm tra trước khi thông quan. Đây
là một công cụ có hữu hiệu đối với công tác kiểm tra giám sát của Hải quan bởi vì:
Trước tiên, KTSTQ cho phép cơ quan Hải quan có một cái nhìn tổng thể về
các giao dịch có liên quan của doanh nghiệp, được phản ánh trong các sổ sách và
tất cả các loại chứng từ ghi chép của doanh nghiệp, đó chính là sự minh bạch.
Bên cạnh đó, KTSTQ cũng cho phép cơ quan Hải quan áp dụng các biện
pháp giám sát hải quan theo hướng đơn giản hóa, ưu tiên làm thủ tục hải quan
nhanh chóng, thuận tiện đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan.
Kiểm tra sau thông quan đến nay được coi là một trong những biện pháp đấu
tranh chống gian lận thương mại có hiệu quả nhất.
Có thể khái quát vai trò của KTSTQ như sau:
- Phát hiện và phòng ngừa gian lận thương mại kịp thời, hiệu quả: Việt Nam
đã chính thức trở thành thành viên của WTO, đồng nghĩa với việc nền kinh tế nước
ta cũng đang tiếp tục hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây
cũng là một trong những vai trò quan trọng nhất của lực lượng KTSTQ.
- Đảm bảo tính tuân thủ các quy định về pháp luật hải quan và các quy định
pháp luật liên quan khác. Trên cơ sở phát hiện và ngăn ngừa các hành vi gian lận
thương mại, KTSTQ kiểm tra đánh giá sự tuân thủ, giúp doanh nghiệp nâng cao
năng lực tuân thủ pháp luật, góp phần hướng các hoạt động thương mại thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật.
- Tạo thuận lợi trong quá trình thông quan và lưu thông hàng hóa trên thị
trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước: Hiện nay, hải quan điện tử đã được
triển khai tại 20/33 cục Hải quan tỉnh, thành phố và đang tiếp tục được đẩy mạnh
cả về chiều rộng và chiều sâu. Dựa trên công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ
đơn giản, hài hòa, thống nhất và phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thủ

14



tục hải quan điện tử có những ưu điểm mà thủ tục hải quan thông thường không có
được.
- Chống gian lận thuế, ngăn chặn tình trạng thất thu cho ngân sách nhà nước,
giảm chi phí quản lý về hải quan: Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Trong đó
thuế xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/3 tổng số thu ngân sách hàng năm. Công tác
KTSTQ nhằm tìm ra những vi phạm, gian lận về hàng hóa xuất nhập khẩu mà chủ
yếu là những gian lận về thuế, gây thất thu cho NSNN. Vì vậy, KTSTQ là khâu
kiểm soát sau cùng nhưng vô cùng quan trọng. Nhờ đó mà nguồn thu NSNN không
những được đảm bảo mà các chi phí quản lý về hải quan cũng được rút gọn.
1.1.6 Nội dung và quy trình KTSTQ
1.1.6.1 Nội dung kiểm tra sau thông quan
Theo Điều 144 thông tư Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010
quy định nội dung kiểm tra sau thông quan gồm:
a) Kiểm tra tính đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan;
b) Kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc
khai các khoản thuế phải nộp, được miễn, không thu, được hoàn;
c) Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế;
d) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hải quan.
1.1.6.2 Quy trình kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan bao gồm các bước được thực hiện một cách lô-gíc,
có cấu trúc và tổ chức chặt chẽ. Trước đây, quy trình KTSTQ đã được thực hiện
theo quy định tại Thông tư 114/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy
định (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 đến ngày 04/06/2009); và Quyết định số
621/QĐ-TCHảI QUAN ngày 29/3/2006 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan
(có hiệu lực từ ngày 13/04/2006).
Tuy nhiên, do yêu cầu của công cuộc Hiện đại hóa thủ tục hải quan cũng
như nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan, xét thấy các quy trình nêu

tại Thông tư 114/2005/TT-BTC và Quyết định số 621/QĐ-TCHQ không còn phù

15


hợp với thực tế, ngày 14/7/2009 Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Quyết định số 1383/QĐ-TCHảI QUAN về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ
kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, bãi
bỏ các Quy trình kiểm tra về sau thông quan trước đó.
Theo đó, quy trình kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo 3 Quy trình là:
- Quy trình 1: Thu thập, xử lý thông tin trong nghiệp vụ KTSTQ, kiểm tra
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Quy trình 2: Kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu;
- Quy trình 3: Lập hồ sơ và ban hành quyết định hành chính trong lĩnh vực
KTSTQ, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Các Quy trình này tạo nên một Bộ quy trình nghiệp vụ KTSTQ, có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau. Trong mỗi Quy trình, giữa các bước cũng có mối quan hệ
như mối quan hệ giữa các Quy trình nêu trên.
Quy trình kiểm tra sau thông quan đầy đủ bao gồm hai giai đoạn nối tiếp
nhau là kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan và kiểm tra sau thông
quan tại trụ sở doanh nghiệp. Với 12 bước cơ bản, nhưng không phải cuộc kiểm tra
sau thông quan nào cũng phải thực hiện tất cả các bước này. Nếu vấn đề cần kiểm
tra đã rõ, không có ý kiến khác giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp thì có thể
dừng lại ở bất cứ bước nào kể từ bước 2.
Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan không gồm các bước 4
và 5. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp bao gồm các bước từ 4 đến
12 theo sơ đồ dưới đây:


16


Sơ đồ 1.1: Các bước thực hiện về Kiểm tra sau thông quan theo Quy trình mới
( Ban hành kèm theo Quyết định 1383/QĐ-TCHQ)
Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Bước 5

Bước 6

Thu

Yêu

Kiểm

KL

Báo cáo

thập,

cầu DN


tra tại

KTSTQ

KQKT,

KT,

PTTT về

giải

DN

tại trụ sở

đề xuất

phạm vi

đối

trình

DN

6xử lý

KT


tượng

1

Xác định
đối tượng

6

12

2

3

4

5

KT

7

Bước 12

Bước

Bước 10


Bước 9

Bước 8

Bước 7

Cập nhật

11

Giải

QĐ xử

Lập BB

Quyết

thông tin

Tổ chức

quyết



vi phạm

định Ấn


và lưu

rút kinh

khiếu

VPHC

HC (nếu

định

trữ hồ sơ

nghiệm

nại (nếu

(nếu

có)

thuế

có)

có)

Bước 1: Xác định đối tượng chịu kiểm tra, đối tượng kiểm tra, phạm vi
kiểm tra.

Việc xác định đối tượng chịu kiểm ra, đối tượng kiểm tra, phạm vi khiểm tra
thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro, căn cứ vào kết quả thu thập xử lý thông
tin, kế hoach đã được xác định, dấu hiệu vi phạm, tình hình nổi cộm theo chỉ đạo
của cấp trên (tương ứng với các trường hợp kiểm tra sau thông quan quy định tại
khoản 1 điều 139 thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 là kiểm tra theo kế
hoach, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra chọn mẫu)

17


Bước 2: Thu thập, phân tích thông tin về đối tượng kiểm tra.
Thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra trước khi xác định được đối tượng
kiểm tra đã đươc thực hiện ở quy trình 1 (quy trình thu thập xử lý thông tin).
Thu thập thông tin ở bước này nhắn bổ sung củng cố thông tin đã có, làm cơ sở
đánh giá tình hình, xác định phạm vi khiểm tra, biện pháp nghiệp vụ áp dụng.
Bước 3: Yêu cầu doanh nghiệp giải trình.
Những vấn đề chưa rõ cơ quan hải quan đề nghị doanh nghiệp giải trình và
cung cấp các tài liệu chứng minh cho bản giải trình. Thời hạn giải trình là 10 ngày
kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu giải trình.
Người yêu cầu giải trình: Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan,
Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan.
Hình thức giải trình: Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong cấc hình thức
giải trình bằng văn bản hoặc đối thoại trực tiếp với cơ quan hải quan.
Trường hợp doanh nghiệp giải trình rõ ràng thì làm báo cáo đề xuất kết thúc
kiểm tra” Bản kết luận kiểm tra sau thông quan” (mẫu 05/2009-KTSTQ). Trường
hợp nghi vấn về giải trình thì hải quan tiến hành xác minh làm rõ.
Trường hợp doanh nghiệp không giải trình hoặc giải trình không được thì:
Nếu có đủ căn cứ để ấn định thuế, hay xử lý vi phạm thì lập bản kết luận kiểm tra
và thực hiện tiếp bước 6. Nếu chưa đủ căn cứ để ấn định thuế thì tiến hành kiểm tra
tại doanh nghiệp.

Bước 4: Kiểm tra tại doanh nghiệp.
1. Thành lập đoàn kiểm tra tại doanh nghiệp.
2. Lập kế hoạch kiểm tra: gồm phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời
gian kiểm tra, dự kiến những công việc phải làm, phân công nhiệm vụ cho các
thành viên, dự kiến các tình huống và biện pháp xử lý.
3. Ban hành quyết định kiểm tra theo quy đinh tại điều 149 thông tư
194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
4. Gửi quyết định kiểm tra tới doanh nghiệp (giao trực tiếp hoặc fax trước),
và gửi cho doanh nghiêp bản thông báo sơ bộ những công việc sẽ làm, sổ kế toán,
chứng từ, tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bị sắn.

18


5. Thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp.
- Công bố quyết định kiểm tra (trưởng đoàn kiểm tra công bố ngay phiên
làm việc đầu tiên của đoàn kiểm tra với doanh nghiệp), nói rõ lý do mục đích của
cuộc kiểm tra; giải thích những vấn đề doanh nghiệp chưa rõ, nhưng công việc
doanh nghiệp cần thực hiện; những chứng từ tài liệu, dữ liệu điện tử...doanh
nghiệp cần chuẩn bị; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật; yêu cầu doanh nghiệp cử lãnh đạo, kế toán và những người khác trực tiếp làm
việc với đoàn kiểm tra....
- Việc kiểm tra thực hiện theo kế hoạch và chỉ đạo, điều hành của trưởng
đoàn.
- Lập biên bản làm việc hàng ngày.
- Trong quá trình kiểm ra nếu phát hiện có tình tiết mới cần phải xác minh
thì trưởng đoàn cử thành viên của đoàn đi xác minh; nếu có vấn đề doanh nghiệp
cần giải trình bằng văn bản hoặc doanh nghiệp đề nghị được giải trình bằng văn
bản thì yêu cầu hoặc đồng ý cho doanh nghiệp giải trình bằng văn bản. Nếu phát
hiện các chứng từ, tài liệu phản ánh hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp

thì yêu cầu doanh nghiệp sao y bản chính và ký xác nhận vào bản sao y để làm
chứng cứ xử lý vi phạm sau này (Việc xác minh trong kiểm tra sau thông quan
thực hiện theo quy định tại điều 146 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010
của Bộ tài chính).
Bước 5: Kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn kiểm tra tại trụ sở
doanh nghiệp, Trưởng đoàn kiểm tra phải ký “bản kết luận kiểm tra sau thông quan
tại trụ sở doanh nghiệp”. Nội dung cơ bản của bản kết luận kiểm tra theo quy định
tại điểm d, khoản 5 điều 150 Thông tư 194/2010/TT-BTC và phải thể hiện rõ được
các nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra; những công việc đã làm, kết quả,
kết luận cụ thể về từng nội dung; những nội dung doanh nghiệp đã thực hiện đúng,
không sai phạm; những nội dung doanh nghiệp thực hiện chưa đúng hoặc sai
phạm, vi phạm quy định nào của pháp luật; trách nhiệm của doanh nghiệp và các tổ

19


×