Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN Bước đầu tìm hiểu nội dung triết lí trong một số tác phẩm thơ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.77 KB, 28 trang )

Sở GIáO DụC Và Đào tạo hng yên
TRƯờng trung học phổ thông phù cừ


Sáng kiến kinh nghiệm

Bớc đầu tìm hiểu nội dung
triết lí trong một số tác
phẩm thơ văn

Tỏc gi: Nguyn Thựy Trang
Trỡnh chuyờn mụn: Thc s Ng vn
Chc v: Phú hiu trng
Ni cụng tỏc: Trng THPT Phự C

Nm hc 2013-2014


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Bước đầu tìm hiểu nội dung triết lí trong một số tác phẩm thơ
văn”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ Văn lớp 11, 12
3. Tác giả:
Họ và tên:Nguyễn Thùy Trang
Năm sinh: 08/6/1981
Nơi thường trú: 174 Hòa Bình- Thị trấn Trần Cao- Phù Cừ – Hưng Yên
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ Văn
Chức vụ công tác: PHT - Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Phù Cừ
Điện thoại: 0979720207
4. Đồng tác giả: (Không)


5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Phù Cừ
Địa chỉ: Xã Tống Phan- Huyện Phù Cừ- Tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 03213.854232

2


MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN.............................................................2
MỤC LỤC.............................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................4
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................4
1. Lí do khách quan: xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn..........................4
2. Lí do chủ quan...........................................................................................4
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI........................................................................................5
III. NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI....................................................5
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................5
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................6
I.VÀI NÉT VỀ TRIẾT LÍ TRONG THƠ VĂN................................................6
1. Thế nào là triết lí trong văn học?...............................................................6
2. Các dạng triết lí.........................................................................................6
2.1. Dạng 1: Triết lí trực tiếp.........................................................................6
2.2. Dạng 2: Triết lí gián tiếp........................................................................7
3. Nội dung triết lí.........................................................................................7
3.1. Triết lí về văn chương nghệ thuật...........................................................7
3.2. Triết lí về cuộc đời, con người...............................................................8
3.3. Triết lí về một vấn đề chính trị, xã hội...................................................8
4. Phân loại tác phẩm mang nội dung triết lí.................................................9
4.1. Căn cứ vào lượng nội dung triết lí..........................................................9

4.2. Căn cứ vào dạng triết lí..........................................................................9
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU NỘI DUNG TRIẾT LÍ TRONG
MỘT SỐ TÁC PHẨM THƠ VĂN .................................................................10
1. Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân..............................................................10
2. Chí Phèo của Nam Cao............................................................................14
3. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu......................................16
4. Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.......................................................21
5. Một số tác phẩm khác..............................................................................25
5.1. Hai đứa trẻ của Thạch Lam..................................................................25
5.2. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài..............................................................25
5.3. Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường................25
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................27

3


PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do khách quan: xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn
Nghiên cứu bức hoạ kinh điển Nàng Môna Lisa của Leonardo de Vinci –
tác phẩm thuộc sở hữu của chính phủ Pháp hiện được trưng bày tại bảo tàng
Louvre ở Paris nước Pháp, Giáo sư Margaret Living Stone thuộc Đại học
Harvard (Mỹ) đã cho rằng sự quyến rũ ở gương mặt của nàng Môna Lisa thực
chất không phải bộ mặt của nàng Lisa thay đổi hay màu sơn thay đổi mà là do
sự thay đổi ở mắt người xem: điều khiến chúng ta yêu thích Môna Lisa chính là
bộ mặt cô ấy luôn thay đổi mỗi khi chúng ta nhìn làm cho cô ấy dường như sống
động hơn. Thiết nghĩ, văn chương đích thực không thể thiếu chất Môna Lisa,
không thể vắng nụ cười bí ẩn làm mê hoặc lòng người. Văn chương cũng như
rượu, cần phải có chất lượng sao cho càng lâu càng nồng, phải chứa một cái gì

bí ẩn say lòng người như chất men. Triết lí tựa như chất men say lòng người,
như lớp sơn màu tạo nên sức lôi cuốn cho nàng Môna Lisa. Mà nếu thiếu, văn
chương sẽ thiếu đi ý vị đậm đà, trở nên nhạt nhoà bởi vẻ đẹp sinh thành của triết
lí là sâu sắc. Chính tính triết lí sẽ tạo thế đứng vững chắc cho tác phẩm, làm nên
vẻ đẹp ở bề sâu bề xa cần khám phá. Triết lí nâng tầm nhận thức nơi người đọc,
nâng tầm tác phẩm, nâng tầm thời đại cho những trang văn. Đúng như một nhận
định đã viết: dõi theo từng trang viết về cảnh đời, về số phận con người không ít
khi ta phải lắng lại. Dù ở dạng thức này hay dạng thức khác chính tính triết lí,
châm ngôn khiến ta lắng lại trong suy ngẫm và nhận ra rằng đây vẫn luôn là vẻ
đẹp có tính chiều sâu trong văn chương nghệ thuật.
Đi tìm nội dung triết lí trong thơ văn, cũng đồng nghĩa với cuộc hành
trình dần khám phá vẻ đẹp lắng kết của tác phẩm. Và hơn nữa là để đáp ứng kịp
thời nhằm nâng cao chất lượng các kì thi nhất là thi Tốt nghiệp THPT, thi Đại
học - Cao đẳng, thi HSG các cấp. Cũng là để bắt nhịp với đổi mới phương pháp
dạy học nhằm phát huy hơn nữa vai trò chủ động, tính tích cực của HS.

2. Lí do chủ quan
Văn là chuyện đời, chuyện người, cũng có khi là chuyện mình,… và văn
là những suy ngẫm, những chiêm nghiệm sâu sắc của người cầm bút. Những
triết lí mang tính phổ quát được khái quát lên từ những suy ngẫm, những chiêm
nghiệm sâu sắc ấy sẽ trở thành điểm sáng trí tuệ thu hút sự chú ý của người đọc.
Người đọc từ chỗ nắm bắt được đến hiểu, thấu, thấm rồi để khoái cảm ngân ra
4


trong lòng. Bản thân người viết cũng vậy, đến với tác phẩm văn học, người viết
không chỉ chú ý tới đề tài hay nội dung xã hội trực tiếp… mà còn quan tâm đặc
biệt đến những tư tưởng mang tính triết lí.
Với những lí do trên, người viết chọn Bước đầu tìm hiểu nội dung triết lí
trong một số tác phẩm thơ văn làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.


II. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài đi sâu tìm hiểu nội dung triết lí trong một số tác phẩm thơ văn Việt
Nam từ 1930 đến sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 11 và 12. Cụ thể là:
Truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, truyện ngắn Chí Phèo của Nam
Cao, bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên và truyện ngắn Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Đồng thời, đề tài còn nêu rõ nội dung triết lí trong một số tác phẩm khác
mà triết lí chỉ như một nét chấm phá.

III. NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Sáng kiến kinh nghiệm sẽ cố gắng làm rõ những nội dung triết lí trong
một số tác phẩm thơ văn và đưa ra phương pháp, các bước tiến hành tìm hiểu
những nội dung triết lí đó.
Thực hiện đề tài, người viết chân thành mong muốn được trao đổi, thảo
luận với các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Để từ đó giúp HS nâng cao khả năng
khám phá, nhận thức về nhiều mặt trong cuộc sống, luôn chủ động sẵn sàng
trong các kì thi.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích tác phẩm.
- Phương pháp khái quát, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
Mặc dù nội dung triết lí đậm đà trong một số tác phẩm thơ văn nhưng khi
hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản ta không thể đi theo hướng tìm hiểu nội dung
triết lí. Nội dung triết lí trong một số tác phẩm thơ văn được tìm hiểu thích hợp
khi ta khái quát vấn đề, luyện đề và là chuyên đề giảng dạy cho HS lớp chuyên
Văn.

5


PHẦN NỘI DUNG
Trước khi hướng dẫn HS đến với nội dung triết lí trong một tác phẩm cụ
thể nào đó, GV cần phải hướng dẫn HS tìm hiểu chung về triết lí trong thơ văn.

I.VÀI NÉT VỀ TRIẾT LÍ TRONG THƠ VĂN
1. Thế nào là triết lí trong văn học?
Ở phần này, GV cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản nhất về triết lí
và triết lí trong văn học.
- Triết lí: Quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và
xã hội.
- Triết lí trong tác phẩm Văn học: Những quan niệm về cuộc đời, con
người, về văn chương nghệ thuật … của nhà văn được phát biểu trong tác phẩm
văn học.
2. Các dạng triết lí
Có hai dạng triết lí cơ bản:
2.1. Dạng 1: Triết lí trực tiếp
- Khái niệm: Triết lí trực tiếp là dạng triết lí nhà văn phát biểu quan niệm
trực tiếp trên câu văn, nổi trên câu chữ. Đây là dạng triết lí dễ nhận thấy và nó
có thể vượt ra khỏi những văn cảnh cụ thể của tác phẩm để sống cuộc đời độc
lập. Nói như Nguyễn Quốc Khánh: Triết lí trực tiếp là những kết luận có tính
phổ quát cao vượt lên trên cái cụ thể, cảm tính, được rút ra, đúc rút lại sau các
ý tưởng, hình ảnh thơ cụ thể.
- Ví dụ: Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ là một vở kịch
có nội dung triết lí sâu sắc. Một tư tưởng mang tính triết lí sâu sắc của vở kịch
đã được tác giả gửi vào lời nhân vật Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế
Thích ở cảnh VII: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Hay
trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao đã mượn lời của nhân vật Hộ để

phát biểu quan niệm về tính sáng tạo trong văn chương: Văn chương không cần
đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương
chỉ dung nạp nhũng người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai
khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có...

6


2.2. Dạng 2: Triết lí gián tiếp
- Khái niệm: Triết lí gián tiếp là triết lí ẩn. Quan niệm của nhà văn không
được phát biểu trực tiếp trên câu chữ mà qua hình tượng nghệ thuật, người đọc
tự lĩnh hội quan niệm và đúc rút thành những châm ngôn. Bởi vậy nó không thể
tách ra đứng độc lập mà chỉ có sự sống khi nằm trong văn cảnh cụ thể. Dạng
triết lí này khó nắm bắt hơn dạng triết lí trực tiếp.
- Ví dụ: Mở đầu bài thơ Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu không chỉ bộc bạch
ước muốn táo bạo: ước muốn níu giữ hương sắc của cuộc đời, niềm vui ngây
ngất, say đắm trước vẻ đẹp của cuộc sống mà còn cho thấy quan niệm nhân sinh
tích cực của nhà thơ: cái đẹp chẳng phải ở chốn bồng lai tiên cảnh nào, cái đẹp
không ở đâu xa mà ở ngay cuộc đời này. Hãy đón nhận và tận hưởng hết mình
khi còn có thể.
Trong bài Đàn ghi ta của Lor- ca, phục hiện hình ảnh G. Lorca- một con
người yêu tự do, ham cách tân nghệ thuật; mong manh, đơn độc, cô lẻ trong xã
hội vạn ác; một số phận bi thảm, một cái chết oan khuất nhưng còn mãi bất tử
phải chăng Thanh Thảo muốn gửi tới người đọc quan niệm mang tính triết lí:
nghệ sĩ và khát vọng của nghệ sĩ chân chính luôn mong manh trong xã hội vạn
ác, trước các thế lực tàn bạo song cường quyền chỉ có thể giết chết người nghệ
sĩ còn hình ảnh họ và nghệ thuật chân chính sẽ không bao giờ chết, sẽ bất tử
cùng thời gian.
3. Nội dung triết lí
Với các nhà thơ, nhà văn, từ những vấn đề của cuộc sống đời thường, của

tình cảm con người, từ những vấn đề về văn chương nghệ thuật đến những vấn
đề lớn lao của dân tộc, đất nước…tất cả đều có thể khơi gợi hứng thú triết luận.
Bởi vậy nội dung triết lí trong thơ văn rất phong phú đa dạng, bao gồm mọi mặt
của đời sống.
3.1. Triết lí về văn chương nghệ thuật
Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao đã để cho nhà văn Hộ nói về một
tác phẩm thật giá trị: một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các
bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa
đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ,vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca
tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.
Như vậy, theo Nam Cao một tác phẩm muốn có sức sống trường tồn phải là một
tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc, hòa giải con người với con người.
Với vở kịch lịch sử Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, quan niệm về văn chương
nghệ thuật, về người nghệ sĩ được nhà viết kịch phát biểu qua hình ảnh Đài Cửu
7


Trùng – biểu tượng cho cái đẹp, cho nghệ thuật và nhân vật – người nghệ sĩ Vũ
Như Tô: không có thứ nghệ thuật cao siêu thuần túy, không có cái đẹp tách rời
hiện thực cuộc sống, tách rời cái chân, cái thiện. Người nghệ sĩ phải có hoài
bão, khát vọng lớn lao nhưng phải biết giải quyết đúng mối quan hệ giữa khát
vọng và thực tế cuộc sống. Nếu không sẽ bị đốt cháy như Cửu Trùng Đài, sẽ
phải trả giá đắt bằng cả sinh mạng của mình và công trình nghệ thuật mà mình
tâm huyết như Vũ Như Tô.
3.2. Triết lí về cuộc đời, con người
Đặt các nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo, nhà văn Kim Lân
trong Vợ nhặt đã miêu tả một cách cụ thể, chân thực, xúc động từng bước diễn
biến tâm trạng và hành động của họ từ đó làm sáng lên vẻ đẹp tình người, niềm
khao khát sống, khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin, niềm hi vọng vào
tương lai. Đọc những dòng văn miêu tả không khí đầm ấm của gia đình Tràng

buổi sáng hôm sau ngày Tràng có vợ, độc giả có thể nắm bắt được thông điệp
của nhà văn về giá trị đích thực của vẻ đẹp tình người, của hạnh phúc gia đình,
của niềm khao khát sống, niềm tin niềm hi vọng vào tương lai: vẻ đẹp tình
người, niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin, niềm hi
vọng vào tương lai và giá trị đích thực lớn lao của hạnh phúc gia đình mặc dù
không có sức mạnh diệt trừ cái đói nhưng ít ra nó không bị cái đói tiêu diệt. Nó
khiến cho cuộc sống của con người bớt đi sự buồn nản, lay lắt.
Đò Lèn là thi phẩm tiêu biểu cho vẻ đẹp thơ Nguyễn Duy. Bài thơ khép
lại với những câu thơ mang đậm vẻ đẹp triết lí:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
Qua hình ảnh dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi, hình ảnh bà chỉ còn là
một nấm cỏ thôi, nhà thơ muốn người đọc nhận thức về các vấn đề của cuộc đời:
năm tháng, thời gian đi qua, dòng sông có khi vẫn vậy – vẫn bên lở, bên bồi còn
con người đã trở thành hư vô từ đó mà khổ thơ có giá trị thức tỉnh bất ngờ: hãy
biết yêu thương người khác khi cơ hội đáp đền vẫn còn, đừng để quá muộn!
3.3. Triết lí về một vấn đề chính trị, xã hội
Nội dung triết lí này so với 2 nội dung trên thường ít hơn. Trong văn học
phổ biến nhất vẫn là những triết lí về cuộc đời, con người, văn chương nghệ
thuật. Tuy nhiên trong chương trình Ngữ văn THPT vẫn có những tác phẩm

8


mang nội dung này, tiêu biểu là Việt Bắc của Tố Hữu, Đất nước (trích trường ca
Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Việt Bắc là bài ca dao của nhà thơ cách mạng Tố Hữu nói về tình cảm
cách mạng ân nghĩa thuỷ chung từ đó gửi tới độc giả thông điệp trọng nghĩa, ân

tình, thuỷ chung son sắt đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm: Tư tưởng lớn bao trùm đoạn trích và
chương V là: Đất Nước của Nhân dân - một chân lí muôn đời:
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
Theo Nguyễn Khoa Điềm, tuổi trẻ nói riêng và mỗi công dân nói chung
phải có trách nhiệm với Đất Nước:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
4. Phân loại tác phẩm mang nội dung triết lí
Có nhiều cách phân loại tác phẩm văn học mang nội dung triết lí. Thông
thường, người ta dựa vào hai tiêu chí sau:
4.1. Căn cứ vào lượng nội dung triết lí
Những tác phẩm có nội dung triết lí đậm đặc. Và nội dung triết lí này có
thể làm thành câu hỏi nhiều điểm trong các kì thi ĐH- CĐ, thi HSG các cấp. Đó
là những tác phẩm: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Chí Phèo và Đời thừa
của Nam Cao, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Một người Hà
Nội của Nguyễn Khải, Vội vàng của Xuân Diệu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan
Viên, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu
Quang Vũ…
Những tác phẩm có nội dung triết lí giống như nét vẽ chấm phá trong hội
hoạ phương Đông, thậm chí có cảm giác như thiếu vắng. Nội dung triết lí của
những tác phẩm này không thể làm thành đề. Hai đưa trẻ của Thạch Lam, Vợ
chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt của Kim Lân, Tràng giang của Huy Cận,
Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo…thuộc loại tác phẩm này.
4.2. Căn cứ vào dạng triết lí
Căn cứ vào dạng triết lí, có thể chia thành: Tác phẩm thiên về triết lí trực
tiếp, tác phẩm thiên về triết lí gián tiếp. Trong chương trình Ngữ văn 11, 12 nói

riêng và chương trình Ngữ văn nói chung không nhiều tác phẩm thiên về triết lí
trực tiếp, chủ yếu vẫn là dạng triết lí gián tiếp.Có ba tác phẩm có thể xếp vào
9


loại thiên về triết lí trực tiếp: Đời thừa của Nam Cao, Tiếng hát con tàu của Chế
Lan Viên và Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Lưu ý: Tùy vào từng đối tượng, khi hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về triết
lí trong thơ văn, GV có thể lấy những VD thích hợp.
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU NỘI DUNG TRIẾT LÍ TRONG
MỘT SỐ TÁC PHẨM THƠ VĂN
1. Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn I. Vài nét giới thiệu
HS thực hiện thao tác vài nét - Tác giả, tác phẩm.
giới thiệu.
- Vấn đề cần nghị luận.
(?) GV gọi HS giới thiệu vài nét
về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần
nghị luận -> GV nhận xét,
hướng dẫn.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn II. Nội dung triết lí trong Chữ người tử tù.
HS tìm hiểu nội dung triết lí
trong Chữ người tử tù.
Chữ người tử tù chứa đựng nội dung triết
(?) Em có nhận xét gì về nội lí sâu sắc và chủ yếu ở dạng gián tiếp: nhà
dung triết lí trong Chữ người tử văn phát biểu tư tưởng triết lí qua hình tượng,
tù?
độc giả nắm bắt tư tưởng và xây dựng thành

-> GV nhận xét, định hướng.
những châm ngôn, những mệnh đề triết lí.
Chất triết lí đậm đặc của tác phẩm gắn với
thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ của
người nghệ sĩ suốt đời say mê kiếm tìm cái
Đẹp.
1. Quan niệm về người nghệ sĩ và thú chơi
(?) Đọc Chữ người tử tù, ta thấy chữ.
Nguyễn Tuân quan niệm như thế - Huấn Cao đáng quý bởi chất tài hoa của
nào về người nghệ sĩ và thú chơi người nghệ sĩ, đáng quý bởi khí phách hiên
chữ?
ngang bất khuất của người anh hùng và đáng
-> GV nhận xét, hướng dẫn.
quý hơn nữa bởi cái tâm trong sáng của một
con người. Xây dựng hình tượng nhân vật
Huấn Cao - một nghệ sĩ tài hoa chân chính có
cái tâm rất trong sáng, Nguyễn Tuân muốn
khẳng định: nghệ sĩ tài hoa chân chính phải
có tâm sáng. Nếu chỉ có Tài không thôi, cái
10


Tài ấy không đáng trọng.
- Chơi chữ là một thú chơi thanh cao, tao
(?) GV yêu cầu HS nhắc lại và nhã. Đây là một thú rất kén người. Theo nhà
phân tích ngắn gọn lời khuyên văn Nguyễn Tuân con người chỉ có thể chơi
của Huấn Cao để làm sáng lên chữ, chỉ có thể thưởng thức được cái Đẹp
quan niệm của nhà văn.
nếu như giữ được bản chất trong sáng. Bởi
-> GV nhận xét, củng cố.

thế nhà văn nửa người nửa thần này đã để
cho Huấn Cao khuyên Quản ngục: tôi bảo
thực
đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã,
thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi
hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó
giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng
đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi.
(?) Một trong những nội dung
triết lí quan trọng của tác phẩm 2. Quan niệm về mối quan hệ giữa Tài và
là quan niệm về mối quan hệ Tâm, Đẹp và Xấu, Thiện và Ác.
giữa Tài và Tâm, Đẹp và Xấu, - Tài- Tâm phải đi liền nhau, giá trị thực sự
Thiện và Ác. Em hãy trình bày của cái Tài, cái Đẹp là khi gắn với cái Tâm,
cụ thể nội dung này?
cái Thiện.
-> GV nhận xét, giảng giải.
- Dù hiện thực có xấu xa, cái đẹp vẫn sinh
sôi nảy nở, vẫn chiến thắng và có tác dụng
cổ vũ con người sống tốt hơn nhưng cái đẹp
không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu xa,
(?) GV gọi HS phân tích ý nghĩa thấp hèn.
cảnh cho chữ và lời khuyên của + Hình ảnh Huấn Cao cho chữ Quản ngục
Huấn Cao để thấy được sự chiến cũng đồng nghĩa với việc Huấn Cao đang
thắng của ánh sáng đối với bóng sáng tạo cái Đẹp. Sáng tạo ngay trong chốn
tối, để thấy quan niệm cái đẹp ngục tù ẩm ướt, tăm tối.
không thể chung sống lẫn lộn + Cảnh cho chữ đã khẳng định sự chiến thắng
với cái xấu xa thấp hèn.
của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp,
-> GV nhận xét, củng cố.
cái thiện, cái cao thượng đối với cái xấu, cái

ác, cái thấp hèn. Ánh sáng của cái đẹp, của
thiên lương đã xua tan và đẩy lùi bóng tối của
tàn bạo, xấu xa. Làm chủ chốn ngục tù là
người tử tù – biểu tượng của cái đẹp, cái
thiện, của khí phách. Nguyễn Tuân đã cho
11


đọc giả thấy cái đẹp đã lên ngôi.
+ Lời khuyên của Huấn Cao với Quản ngục:
ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay
chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo
một bức lụa trắng với những nét chữ vuông
tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung
hoành của một đời con người là lời khẳng
định dõng dạc một chân lí: cái đẹp không thể
chung sống lẫn lộn với cái xấu xa, thấp hèn.
(?) Theo Nguyễn Tuân cái đẹp,
cái thiện có khả năng, sức mạnh 3. Quan niệm về khả năng, sức mạnh của
như thế nào?
cái đẹp, cái thiện.
-> GV nhận xét, hướng dẫn.
- Cái đẹp, cái thiện có khả năng quy tụ, gắn
kết con người, làm cho con người gần gũi,
gắn bó với nhau hơn.
+ Huấn Cao và Quản ngục từ chỗ đối địch
nhau đã trở thành tri âm tri kỷ của nhau, gần
(?) GV gọi HS nhắc lại dẫn gũi gắn bó nhau trong niềm đam mê cái đẹp.
chứng miêu tả hình ảnh 3 người + Trong tác phẩm, có tới hai lần Nguyễn
trong cảnh cho chữ và phân tích Tuân miêu tả hình ảnh ba người trong cảnh

để thấy được quan niệm của cho chữ: ba cái đầu người đang chăm chú
Nguyễn Tuân.
trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần
-> GV nhận xét, củng cố.
hồ, ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn
nhau. Ba con người trên hai bình diện xã hội
đang được ánh sáng của cái đẹp, cái thiện quy
tụ, gắn kết.
(?) Nhân vật nào trong tác phẩm - Cái đẹp, cái thiện còn có sức mạnh dẫn dắt,
đóng vai trò hiện thực hóa sự cảm hóa con người - sức mạnh chinh phục
dẫn dắt của cái đẹp, cái thiện? diệu kỳ của cái đẹp, cái thiện. Nó làm lòng
Nguyễn Tuân đã gieo vào lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.
người đọc niềm tin vào sức Nhân vật Quản ngục chính là nhân vật hiện
mạnh diệu kỳ của cái đẹp, cái thực hóa sự dẫn dắt, cảm hóa của cái đẹp, cái
thiện qua nhân vật đó như thế thiện. Lời nói và hành động của Quản ngục
nào?
sau khi nghe lời khuyên của Huấn Cao ở cuối
-> GV nhận xét, định hướng mở tác phẩm: Ngục quan cảm động, vái người tù
rộng, liên hệ với Chiếc thuyền một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước
ngoài xa( nghệ sĩ Phùng trước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ
12


cảnh đắt trời cho)

mê muội này xin bái lĩnh có tính dự báo về
một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực:
Quản ngục sẽ thay chốn ở, sẽ tìm về nhà quê
mà ở và thoát khỏi cái nghề này. Điều đó có
nghĩa là ánh sáng của thiên lương, của cái

đẹp đã có sức mạnh diệu kỳ: soi đường dẫn
lối để đời lương thiện không bị nhem nhuốc.
Ý tưởng cái đẹp cứu vớt thế giới của
Đôxtôiepxki- người mà Nguyễn Tuân
ngưỡng mộ cũng chính là ý nghĩ của ông.

(?) Cái nhìn, cách đánh giá của
em về nhân vật Quản ngục và
thầy thơ lại. Theo em, khi đánh
giá hai nhân vật này chúng ta có
thể căn cứ vào nghề nghiệp, thân
phận để đánh giá bản chất?
-> GV nhận xét, định hướng.

4. Quan niệm về cách đánh giá con người.
- Nhận xét của Quản ngục cũng chính là cách
đánh giá con người của Nguyễn Tuân: Một
kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc,
biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ
xấu hay vô tình.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Quản ngục
tuy đã trót chọn nhầm nghề mất rồi nhưng lại
có sở nguyện cao quý, có tấm lòng biệt nhỡn
liên tài, nhẹ nhàng mà sâu sắc, Nguyễn Tuân
cho ta thấy một chân lí để đánh giá con
người: thân phận không phải là hệ quả của
bản chất, thân phận thấp hèn không phải do
bản chất thấp hèn và ngược lại. Và nói như
GS Nguyễn Đăng Mạnh: Chữ người tử tù
của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng

muốn nên người phải biết kính sợ 3 điều này:
GV hướng dẫn HS nhận xét cái tài, cái đẹp, cái thiên tính tốt của con
chung.
người…
-> Khám phá vẻ đẹp của Chữ người tử tù
không thể không tìm đến với vẻ đẹp triết lí.
Nội dung triết lí phong phú và sâu sắc của tác
phẩm cho thấy Nguyễn Tuân đích thực là một
nghệ sĩ lớn, lớn bởi tài năng lớn, tâm hồn lớn,
tư tưởng lớn.

13


2. Chí Phèo của Nam Cao
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: GV hướng dẫn
HS thực hiện thao tác vài nét
giới thiệu.
(?) GV gọi HS giới thiệu vài nét
về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần
nghị luận -> GV nhận xét,
hướng dẫn.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn
HS tìm hiểu nội dung triết lí
trong Chí Phèo.
GV lưu ý cho HS: Khi tìm hiểu
nội dung triết lí trong Chí Phèo
phải bám vào phong cách nghệ
thuật của Nam Cao.


Yêu cầu cần đạt
I. Vài nét giới thiệu.
- Tác giả, tác phẩm.
- Vấn đề cần nghị luận.

II. Nội dung triết lí trong Chí Phèo.
Tính triết lí đã trở thành một đặc điểm
phong cách nghệ thuật nổi bật trong sáng tác
của Nam Cao. Triết lí mà không khô khan,
bởi nó xuất phát từ cuộc sống thực và từ tâm
tư đầy đau đớn, dằn vặt của nhà văn. Sáng tác
của Nam Cao có đầy đủ cả hai dạng triết lí,
lượng triết lí khi đậm đặc, khi chấm phá. Nội
dung triết lí phong phú, sâu sắc và đậm đặc
của Chí Phèo ẩn ở bề sâu câu chữ đòi hỏi
người đọc đến với tác phẩm phải bằng cả
tâm, trí, và bằng cả khát khao khám phá.

(?) Theo em, tác phẩm Chí Phèo 1. Nỗi thống khổ của con người trong cuộc
của Nam Cao có những nội dung sống.
triết lí nào?
Xây dựng hình ảnh nhân vật Chí Phèo với
-> GV nhận xét, hướng dẫn.
cuộc đời dằng dặc nỗi khổ đau, bất hạnh; với
cách viết tập trung phản ánh nỗi đau đớn về
(?) Qua những trang văn của mặt tinh thần nhất là nỗi đau khi Chí Phèo bị
Nam Cao em cảm nhận được, cự tuyệt quyền làm người, nhà văn Nam Cao
em hiểu như thế nào về nỗi muốn nói với người đọc về nỗi thống khổ của
thống khổ của con người trong con người: trong cuộc đời có nhiều nỗi khổ

cuộc sống?
đau: nỗi khổ không nhà không cửa, không họ
hàng thân thích,… song nỗi khổ đau lớn nhất
-> GV nhận xét, định hướng và là nỗi đau đớn về tinh thần nhất là khi ta
nhắc lại ý kiến của GS Nguyễn không được nhìn nhận là người ngay khi vẫn
Đăng Mạnh nói về nỗi thống là người. Quan niệm này của Nam Cao đến
khổ của con người được phản nay vẫn còn nguyên giá trị.
ánh, miêu tả trong Chí Phèo.
14


(?) Trong tác phẩm, nhà văn
Nam Cao đã miêu tả rất chân
thực, xúc động quá trình thức
tỉnh linh hồn của Chí Phèo. Từ
nguyên nhân chính dẫn đến sự
thức tỉnh diệu kỳ này, theo em
tác giả muốn nói với người đọc
về điều gì trong cuộc sống?
-> GV nhận xét, giảng giải.
(?) GV gọi HS bình chi tiết bát
cháo hành – nhấn mạnh vào ý
nghĩa và sức mạnh.
-> GV nhận xét, nhấn mạnh.
-> GV hướng vào điểm gặp gỡ
giữa Nam Cao và Nguyễn Tuân
về tư tưởng và niềm tin, mở rộng
nói về vấn đề này trong xã hội.

2. Sức mạnh của tình yêu thương, tình đời,

tình người.
Viết Chí Phèo, Nam Cao đã minh chứng
cho một quan niệm: Tình yêu thương, tình
đời, tình người có sức mạnh cứu vớt phần
người, tâm hồn con người. Có thể nói, được
gặp Thị Nở là một may mắn trong cuộc đời
Chí. Thị Nở cùng với hương vị cháo hành –
hương vị của tình yêu, tình đời, tình người
mà lần đầu tiên Chí Phèo có được đã có tác
động mạnh mẽ đối với Chí. Hương nóng của
bát cháo hành cùng cái ấm nồng của tình
người đã trở thành phương thuốc cải tử hoàn
sinh, đánh thức tính người trong sâu thẳm
linh hồn tưởng chừng u mê, cằn cỗi của Chí
Phèo, đã dẫn đến quá trình tìm lại mình của
con quỷ dữ. Nói như Nguyễn Quang Trung:
bát cháo hành như một liều thuốc kháng sinh
mạnh cho một ca cấp cứu ghê người, như
một chiếc thang từ bi vớt Chí Phèo từ đáy
vực, như cái bản lề khẽ xoay nghiêng để mở
ra một giai đoạn mới trong đời Chí. Tuy
không đổi được số phận nhưng đã cứu được
một tâm hồn.
-> Vẽ lên hình ảnh người nông dân bị lưu
manh hóa, đầy thú tính, Nam Cao không hề
bôi nhọ mà ngược lại bộc lộ niềm tin mãnh
liệt vào bản chất tốt đẹp của họ. Không hùng
hồn, mạnh mẽ thuyết giáo, những trang văn
của Nam Cao cứ ngấm dần, thấm sâu vào tâm
hồn bạn đọc với nội dung triết lí sâu xa. Nam

Cao đã rất đúng khi khẳng định sức mạnh
diệu kỳ của tình đời, tình người bởi khi nào
còn đời sống tinh thần khi đó chúng ta không
thể phủ nhận được sức mạnh kỳ diệu của tình
đời, tình người.

15


(?) Đọc Chí Phèo, em thấy tác
giả có đặt ra vấn đề đôi mắt
không?
-> GV nhận xét, định hướng.
-> GV hướng dẫn HS mở rộng
đến một số tác phẩm khác để
hiểu hơn về vấn đề đôi mắt trong
sáng tác của Nam Cao.

3. Vấn đề đôi mắt - cái nhìn.
Nam Cao không chỉ đặt ra vấn đề đôi mắt
trong thiên truyện cùng tên sáng tác sau Cách
mạng Tháng 8 mà nhà văn đã nêu vấn đề này
từ trước ở nhiều tác phẩm viết trước Cách
mạng Tháng 8 trong đó có Chí Phèo. Qua
hình ảnh nhân vật Chí Phèo và thị Nở nhà
văn muốn phát biểu một quan niệm mang
tính triết lí: nếu nhìn đời, nhìn người bằng
đôi mắt hời hợt, đôi mắt ráo hoảnh của
phường ích kỷ ta sẽ chỉ thấy xấu xa, gàn dở,
ngu ngốc. Cần phải có đôi mắt nhìn sâu, đôi

mắt của tình thương mới thấu hiểu được bản
chất tốt đẹp của nhân dân lao động dù bản
chất ấy bị che lấp bởi cái bề ngoài xấu xí,
gàn dở. Chính nhìn người bằng đôi mắt tình
thương, đôi mắt nhìn sâu nên nhà văn Nam
Cao đã phát hiện ra khao khát lương thiện
trong con quỷ dữ, tình yêu thương chân thành
mộc mạc ở một người đàn bà xấu ma chê quỷ
hờn lại dở hơi, có dòng dõi mả hủi…
GV hướng dẫn HS nhận xét -> Những nội dung triết lí trên của Chí Phèo
chung.
chính là phần chìm của tảng băng trôi nói
theo nguyên lí tảng băng trôi của Hê-minhuê. Đúng là tác phẩm vật chất thì ai cũng
thấy, còn hiểu thì chỉ ai bổ sung cho nó một
điều gì đó!

3. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn I. Vài nét giới thiệu.
HS thực hiện thao tác vài nét - Tác giả, tác phẩm.
giới thiệu.
- Vấn đề cần nghị luận.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn II. Nội dung triết lí trong Chiếc thuyền
HS tìm hiểu nội dung triết lí ngoài xa.
16


trong Chiếc thuyền ngoài xa.
GV thuyết giảng về khuynh

hướng triết luận sau 1975 ở văn
học, nhấn mạnh vẻ đẹp văn xuôi
của Nguyễn Minh Châu.

(?) Miêu tả hai phát hiện của
nghệ sĩ Phùng và kể lại câu
chuyện của người đàn bà ở tòa
án huyện tác giả muốn trao đổi
với người đọc điều gì về cuộc
đời, con người?
-> GV nhận xét, hướng dẫn.

(?) Từ nguyên nhân của sự tha
hóa ở các nhân vật: Chí Phèo và
người đàn ông hàng chài, theo
em hai nhà văn muốn gửi gắm
thông điệp gì tới độc giả?
-> GV nhận xét, định hướng.

Khuynh hướng triết luận là một trong
những khuynh hướng chính của văn xuôi sau
1975. Khuynh hướng này đã có sự phát triển
khá mạnh mẽ ở thời kỳ đổi mới. Chiêm
nghiệm, triết lí đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu và không chỉ ở những nhà
văn có nhiều từng trải như Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Khải…mà còn là một đặc
điểm của nhiều cây bút thuộc các thế hệ sau
như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài…
Với riêng Nguyễn Minh Châu, tự sự - triết lí

đã trở thành vẻ đẹp của những trang văn.
Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho khuynh
hướng tiếp cận đời sống ở góc độ đời tư thế
sự và khuynh hướng triết luận trong sáng tác
của ông.
1. Triết lí về cuộc đời, con người.
- Miêu tả 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng và
kể lại câu chuyện của người đàn bà ở tòa án
huyện, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc
nhận thức về cuộc đời: cuộc đời không đơn
giản, xuôi chiều mà vốn chứa đựng nhiều
nghịch lí, luôn tồn tại những mặt đối lập,
mâu thuẫn, không phải chỉ toàn màu hồng.
Đằng sau vẻ đẹp diệu kỳ của tạo hóa ta lại
thấy có cái ác, cái xấu đến không thể tin
được, một người đàn bà bị chồng đánh đập dã
man nhưng nhất quyết không bỏ lão chồng vũ
phu… đó là những nghịch lí của cuộc sống
được nhà văn phản ánh trên những trang văn.
- Cũng như Nam Cao, Nguyễn Minh Châu
rất quan tâm đến sự tha hóa của con người
trong cuộc sống. Nếu ở Chí Phèo sự tha hóa
được miêu tả chủ yếu qua nhân vật Chí Phèo
thì ở tác phẩm này là nhân vật người đàn ông
hàng chài. Từ nguyên nhân của sự tha hóa,
17


GV thuyết giảng về quan niệm
của Nguyễn Minh Châu về con

người.

(?) Tiếp nối Nam Cao, Nguyễn
Minh Châu đã đặt ra vấn đề đôi
mắt như thế nào?
-> GV nhận xét, giảng giải.

(?) Nhà văn Nguyễn Minh Châu

hai nhà văn cho thấy: sự xô dẩy dữ dội của
hoàn cảnh có thể biến những con người vốn
hiền lành, lương thiện thành những kẻ dữ
dằn, tàn nhẫn. Nỗi băn khoăn day dứt khôn
nguôi của những nghệ sĩ chân chính là làm
sao để giữ được phần người trong mỗi con
người? làm sao bảo vệ được nhân tính, thiên
lương và vẻ đẹp tâm hồn của con người?
- Theo Nguyễn Minh Châu Mỗi con người là
một thế giới bí ẩn cần khám phá. Người đàn
bà hàng chài là cả một thế giới bí ẩn cần
khám phá: tại sao khi bị chồng đánh người
đàn bà lại cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề
kêu một tiếng, không chống trả, cũng không
tìm cách trốn chạy?; tại sao trước thiện ý,
lòng tốt của Phùng và Đẩu người đàn bà lại
van xin các chú đừng bắt tôi bỏ nó?…
- Cái nhìn trong cuộc sống:
+ Cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều,
tránh cái nhìn giản đơn, dễ dãi, xuôi chiều
phiến diện. Qua hình ảnh người đàn bà hàng

chài, người chồng vũ phu… Nguyễn Minh
Châu muốn đối thoại với bạn đọc về vấn đề
này. Ở người đàn bà hàng chài, hiểu thấu
nguyên nhân, lí do ta mới thấy được vẻ đẹp
tâm hồn, ánh ngọc sáng lấp lánh trong con
người bình thường, lam lũ, xấu xí. Còn với
người chồng, ông ta đáng bị lên án bởi sự độc
ác, thói vũ phu, sự ích kỷ nhưng nếu nhìn đa
diện, nhiều chiều hơn ta thấy ở nhân vật này
cũng có chỗ có thể cảm thông chia sẻ. Lắng
nghe chính người đàn bà hàng chài nói ta mới
thấu hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tha
hóa ở người chồng là hoàn cảnh sống nghèo
túng triền miên, bấp bênh kéo dài.
+ Tác giả để nghệ sĩ Phùng phát hiện ra vẻ
đẹp của cảnh biển mờ sương trước rồi mới
18


đã để nghệ sĩ Phùng phát hiện ra
vẻ đẹp của cảnh biển mờ sương
trước rồi mới phát hiện ra cảnh
bạo lực gia đình. Một cách sắp
xếp mang nhiều ẩn ý. Em có
nắm bắt được điều nhà văn trao
đổi ngầm với độc giả ở chi tiết
này?
-> GV nhận xét, giảng giải.

(?) Viết về nạn bạo lực gia đình,

Nguyễn Minh Châu muốn gửi
tới độc giả những thông điệp gì?
-> GV nhận xét, hướng dẫn HS
nắm bắt được một số thông điệp.

(?) Xây dựng nhân vật nghệ sĩ
Phùng, Nguyễn Minh Châu đã
gửi tới người đọc những quan
niệm mang tính triết lí gì về
người nghệ sĩ?
-> GV nhận xét, thuyết giảng.

phát hiện ra cảnh bạo lực gia đình. Cách sắp
xếp này là một dụng ý nghệ thuật của nhà
văn: cảnh tượng trời cho hiện ra trước mắt
như là vỏ bọc bên ngoài che giấu bản chất
thực của đời sống bên trong. Hình thức bên
ngoài với nội dung bên trong không phải bao
giờ cũng thống nhất, bởi vậy trong cuộc sống
khi nhìn nhận và đánh giá con người, mọi sự
vật, hiện tượng chúng ta không được nhầm
lẫn giữa hiện tượng và bản chất, đừng vội
đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bên
ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ
ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
-> Như vậy nhà văn Nguyễn Minh Châu và
nhà văn Nam Cao đã có sự gặp gỡ nhau về
vấn đề đôi mắt.
- Vấn đề bạo lực gia đình: Viết về nạn bạo
lực gia đình, nhà văn đã gióng lên một hồi

chuông cảnh báo: nếu không giúp con người
giải thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu
thì khó lòng tiêu diệt được nạn bạo lực gia
đình…
2. Triết lí về người nghệ sĩ, về văn chương
nghệ thuật.
- Về người nghệ sĩ:
+ Qua phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng
về cảnh đẹp vùng biển buổi sớm mai, nhà văn
muốn gửi tới bạn đọc thông điệp về người
nghệ sĩ, thiên chức của người nghệ sĩ: đã là
người nghệ sĩ phải có khả năng phát hiện,
cảm nhận và biết rung cảm thực sự trước vẻ
đẹp của cuộc sống. Một trong những thiên
chức cao quý của người nghệ sĩ là lưu giữ vẻ
đẹp của cuộc đời.
+ Qua phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng về
cảnh đời nghiệt ngã của gia đình người đàn
19


(?) GV gọi HS phân tích ý nghĩa
tấm ảnh được chọn trong bộ lịch
năm ấy để thấy được quan niệm
về mối quan hệ giữa văn chương
nghệ thuật và cuộc đời của nhà
văn.
-> GV nhận xét, thuyết giảng.

bà hàng chài, nhà văn tiếp tục trao đổi với

người đọc về người nghệ sĩ: người nghệ sĩ
không phải chỉ biết rung cảm trước vẻ đẹp
của cuộc sống mà còn phải biết yêu ghét rõ
ràng, phải biết phẫn nộ trước cái ác, cái xấu
và có hành động cụ thể đấu tranh với cái ác,
cái xấu để bảo vệ những điều tốt đẹp trong
cuộc đời.
+ Cự li nhìn ngắm cuộc sống cần thiết của
người nghệ sĩ: nếu người nghệ sĩ chỉ nhìn từ
xa sẽ không thấy được bản chất thực sự của
đời sống. Người nghệ sĩ cần có một cự li cần
thiết để tránh tô hồng, thi vị, lãng mạn hóa
cuộc sống. Nhân vật Phùng chỉ phát hiện ra
cảnh bạo lực gia đình khi chiếc thuyền vào
gần mà nếu chỉ nhìn từ xa anh sẽ không biết,
anh sẽ lầm tưởng rằng cuộc sống ở đây sẽ
yên bình như cảnh biển thơ mộng kia.
- Về văn chương nghệ thuật:
Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng,
người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái mầu hồng
hồng của ánh sương mai. Và nếu nhìn lâu
hơn, bao giờ anh cũng thấy người đàn bà ấy
đang bước ra khỏi tấm ảnh. Cái màu hồng
hồng của ánh sương mai là chất thơ của cuộc
sống, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là
biểu tượng của nghệ thuật; còn người đàn bà
vùng biển bước ra khỏi tấm ảnh là hiện thân
của những lam lũ, khốn khó đời thường, nó là
sự thật cuộc đời đằng sau tấm ảnh, là biểu
tượng của hiện thực. Phải chăng Nguyễn

Minh Châu muốn phát biểu quan niệm về
mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời:
nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa
cuộc đời, nghệ thuậi là chính cuộc đời và
phải luôn luôn vì cuộc đời…Sau này trong
cuộc phỏng vấn đầu xuân năm 1986 của báo
20


GV hướng dẫn, nhận xét chung.

Văn nghệ, nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng
đã phát biểu: văn học và đời sống là những
vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con
người.
-> Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ là cái
nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và nỗi
lo âu đối với con người mà còn là khả năng
nắm bắt hiện thực, khả năng khái quát những
vấn đề lớn lao trong cuộc sống. Tác phẩm có
lối hành văn giản dị mà sâu sắc, thấm thía,
nhiều dư vị, nhiều trải nghiệm, chiêm
nghiệm.

4. Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn I. Vài nét giới thiệu.
HS thực hiện thao tác vài nét - Tác giả, tác phẩm.
giới thiệu.

- Vấn đề cần nghị luận.

Hoạt động 2: GV hướng dẫn II. Nội dung triết lí trong Tiếng hát con
HS tìm hiểu nội dung triết lí tàu.
trong bài thơ.
Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét
và độc đáo. Nổi bật nhất là chất suy tưởng
triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ. Có thể nói, khái
quát thành triết lí là một thao tác tư duy
thường trực ở Chế Lan Viên. Đọc thơ ông ta
thường gặp những câu thơ có tính chất triết lí,
tính chất châm ngôn. Một châm ngôn độc đáo
nhưng có tính xác thực, một triết lí súc tích
không xa lạ với mọi người nhưng ở mọi
người có khi còn cảm thấy lờ mờ thì nhà thơ
nói lên sắc sảo như một phát hiện. Nói như
Nguyễn Quốc Khánh: dù là phân tích, liên
tưởng hay hồi tưởng, suy tưởng ông cũng
hướng tới các khái quát triết lí để nâng cao
21


tầm nhận thức, để vượt lên trên cái cụ thể
cảm tính. Tiếng hát con tàu là một bài thơ
mang đậm vẻ đẹp trí tuệ với hứng thú triết
luận đậm đặc.
(?)Theo em bài thơ có những nội
dung triết lí nào?
-> GV nhận xét, định hướng.
(?) GV gọi HS đọc và phân tích

những câu thơ có nội dung triết
lí về văn chương nghệ thuật.
-> GV nhận xét, giảng giải.

1. Triết lí về văn chương nghệ thuật.
- Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Câu thơ là dạng triết lí trực tiếp về lĩnh
vực thơ văn của Chế Lan Viên. Một câu triết
lí không siêu hình, khó hiểu. Nhà thơ nói
riêng và người nghệ sĩ nói chung không thể
có sáng tạo nghệ thuật nếu không mở rộng
tâm hồn mình ra với cuộc sống lớn, không
mở lòng ra đón lấy những vang động của đời.
Nhà thơ đã nói rất đúng về một quy luật trong
sáng tạo nghệ thuật: nhà thơ không thể chỉ
đóng phòng văn ngồi viết. Nếu khép mình
trong không gian nhỏ hẹp, nếu tách khỏi
những biến động lịch sử sẽ không tìm được
cảm hứng sáng tác vì cuộc đời là nguồn cội
tạo cảm hứng cho thơ.
- Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ,
(?) Chế Lan Viên muốn phát
Với kiểu hình ảnh khái niệm, câu thơ
biểu điều gì về văn chương nghệ không chỉ nói về ý nghĩa của Tây Bắc đối với
thuật qua câu thơ Tây Bắc ơi, mỗi hồn thơ mà còn phát biểu một quan niệm
người là mẹ của hồn thơ,?
về văn chương nghệ thuật. Nói Tây Bắc là để
-> GV nhận xét, giảng giải.
nói những miền đất xa xôi của tổ quốc, để nói
chính cuộc sống rộng lớn. Nói mẹ của hồn

thơ là để nói đến ngọn nguồn của hồn thơ,của
cảm hứng sáng tạo. Từ ý nghĩa của hai hình
ảnh đó nhà thơ khẳng định: chính Tây Bắc,
chính cuộc sống rộng lớn lúc này sinh ra hồn
thơ, tạo cảm hứng nghệ thuật, đem đến
nguồn cảm hứng sáng tạo. Tây Bắc tiềm tàng
và lưu trữ trong nó bao nguồn thơ ấm nóng,
dạt dào, bay bổng.

22


(?) Triết lí về quy luật tình cảm 2. Triết lí về quy luật tình cảm.
là một nội dung triết lí lớn trong - Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
bài thơ. Em hãy chỉ rõ và phân Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
tích nội dung triết lí này?
Hai câu thơ triết lí nhưng không khô khan
-> GV nhận xét, định hướng.
mà đầy cảm xúc bởi nó được đúc rút từ chính
trải nghiệm của tác giả. Cũng giống như một
số câu thơ trong bài, 2 câu thơ đủ tư cách
tách ra thành một châm ngôn bất hủ độc lập.
Nhà thơ nêu lên một quy luật tình cảm có ý
nghĩa phổ quát trong đời sống nhân sinh: khi
ta ở, mảnh đất ấy chỉ là đất ở bình thường
nhưng khi con người rời xa mảnh đất mình
đã sống thì mảnh đất ấy với những kỷ niệm
đã trở thành một phần máu thịt trong tâm
hồn mình.
- Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Câu thơ nói về sự chuyển hóa kỳ diệu:
đất lạ - mảnh đất xa lạ có thể đã đi qua thậm
chí chưa hề đến đã hóa quê hương – nơi con
người gắn bó yêu thương, nơi thân thiết với
mỗi người. Có được sự chuyển hóa kỳ diệu
này chính là do tình yêu. Tác giả đưa đến cho
người đọc một chân lí phổ quát rất tự nhiên:
nơi nào có tình yêu nơi đó chính là quê
hương.
(?) Hãy chứng minh chính trị, xã 3. Triêt lí về vấn đề chính trị, xã hội.
hội đã khơi gợi nhiều suy ngẫm - Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn
cho nhà thơ và làm thành một lửa
nội dung triết lí của bài thơ?
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
-> GV nhận xét, định hướng.
Hai câu thơ mang vẻ đẹp trí tuệ với những
suy nghĩ sâu lắng của nhà thơ về ý nghĩa lớn
lao của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình
ảnh so sánh kháng chiến 10 năm qua như
ngọn lửa rực rỡ, mạnh mẽ sáng mãi với thời
gian nghìn năm sau còn đủ sức soi đường nói
được ý nghĩa to lớn ở hiện thời và trong
23


tương lai của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nó là ngọn lửa của chân lí và lẽ phải soi sáng
con đường đi tới của cả dân tộc. Trong câu
thơ có suy ngẫm và có cả niềm tri ân của tác
giả đối với cách mạng, nhân dân, kháng

chiến.
- Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Một loạt những hình ảnh so sánh – kiểu so
sánh tầng bậc không chỉ cho thấy niềm vui,
niềm hạnh phúc của con khi gặp lại nhân dân
mà còn chuyên chở quan niệm của nhà thơ:
theo Chế Lan Viên trở về với nhân dân là trở
về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất của
lòng mình, về với niềm vui và hạnh phúc từng
khát khao mong chờ, về với ngọn nguồn thiết
yếu của sự sống…Đối với nhà thơ, trở về với
nhân dân không chỉ là niềm khát khao mà
còn là lẽ tự nhiên hợp với quy luật…
-> Tiếng hát con tàu có nhiều triết lí trực tiếp
GV hướng dẫn HS nhận xét nhưng không rơi vào tình trạng khô khan bởi
chung.
ở thơ Chế Lan Viên nói chung, bài thơ này
nói riêng có sự kết hợp hài hòa giữa trí tuệ và
cảm xúc. Chất trí tuệ - mà triết lí là một biểu
hiện làm cho thơ Chế Lan Viên có thế đứng
vững chắc, cảm xúc làm thơ ông lôi cuốn. Trí
tuệ và cảm xúc chính là sức hấp dẫn của thơ
Chế Lan Viên.
Như vậy khi hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung triết lí trong một tác phẩm
có nội dung triết lí đậm đặc, GV chúng ta có hai cách hỏi cơ bản để HS nắm bắt
và hiểu được:
Cách 1: Nêu nội dung triết lí -> yêu cầu HS làm nổi bật nội dung triết lí

đó ( cách hỏi theo phương pháp diễn dịch).
Cách 2: Hướng vào hỏi một chi tiết, một nhân vật, một vấn đề nào đó
trong tác phẩm -> rút ra nội dung triết lí (cách hỏi theo phương pháp quy nạp).
24


Tất nhiên, cả hai cách cần được sử dụng linh hoạt tùy thuộc vào trình độ
của HS.
5. Một số tác phẩm khác
5.1. Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Đây là một bài thơ trữ tình đượm buồn tưởng như không chứa đựng nội
dung triết lí. Nhưng ở bề sâu câu chữ vẫn lấp lánh vẻ đẹp triết lí. Tất nhiên, rất
dễ nhận thấy triết lí trong Hai đứa trẻ không đậm đặc. Bởi vậy nội dung triết lí ở
tác phẩm này chỉ được tìm hiểu khi chúng ta nâng cao, khái quát vấn đề. Ví như
sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu mong muốn, ước mơ, khao khát của hai đứa trẻ
được nói đến một cách nhẹ nhàng mà không kém phần tha thiết qua hành động
chờ tàu, GV có thể hướng HS đến thông điệp nhà văn muốn gửi tới độc giả: Dù
phải sống trong hoàn cảnh sống nghèo khổ, quẩn quanh, mòn mỏi cũng đừng
bao giờ để tâm hồn mình mòn mỏi mà hãy biết ước mơ, khát vọng vươn ra ánh
sáng, hướng đến một cuộc sống tươi đẹp.
5.2. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Với áng văn xuôi giầu chất thơ này khi hướng dẫn HS tìm hiểu hình ảnh
nhân vật Mị sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi, trở nên câm lặng, cam
chịu, mất hết ý niệm về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc, tưởng như không còn sức
sống. Nhưng sức sống ấy vẫn như ngọn lửa âm ỉ cháy dưới lớp tro tàn. Sức sống
ấy ngay cả khi Mị bị trói đứng vào cột cũng không lụi tắt và nó đã được ngọn
gió thời điểm thổi bay lớp tro tàn để bùng lên mạnh mẽ -> GV hướng dẫn HS rút
ra quan niệm của nhà văn: Hoàn cảnh sống khắc nghiệt với các thế lực tàn bạo
có thể tác động ghê gớm đến con người nhưng dây trói của hoàn cảnh và các
thế lực tàn bạo chỉ có thể trói được thể xác chứ không trói được tâm hồn, chỉ có

thể che lấp đi sức sống chứ không thể dập tắt được… Đây là quan niệm và cũng
chính là niềm tin của nhà văn Tô Hoài vào sức sống của tuổi trẻ lao động vùng
cao Tây Bắc.
5.3. Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Tùy bút tựa như bài ca, ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương đất
nước. Viết bài ca này có lẽ Hoàng Phủ Ngọc Tường không có ý định gửi tới bạn
đọc những nội dung triết lí. Song tùy vào khả năng cảm nhận, nắm bắt, khám
phá tác phẩm, nội dung ấy sẽ ẩn hay hiện. Viết những dòng văn ở cuối phần
trích: có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách
công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong
cảm hứng của các nghệ sĩ…Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ nói về vẻ đẹp
25


×