Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Mo mường hòa bình một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM VĂN HÙNG

CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU I

MO MƯỜNG HÒA BÌNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 62 22 03 01

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................2
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn chuyên đề...................................................................................1
1.......................................................................................................................55
Vương Anh, Hoàng Anh Nhân (1986), Tuyển tập truyện thơ Mường (Thanh
Hóa),Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội................................................................55
2.......................................................................................................................55
Vương Anh, Bùi Nhị Lê, Phạm Tố Châu, Lê Thành Hiểu (1997), Mo (sử thi
và thần thoại) dân tộc Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội........................55
3.......................................................................................................................55
Đinh Văn Ân (2002), Mo - Đường lên trời, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội....55


4.......................................................................................................................55
Đinh Văn Ân (2005), Mo - kể chuyện Đẻ đất đẻ nước, Nxb Văn hoá dân tộc,
Hà Nội.............................................................................................................55
6.......................................................................................................................55
J. Chevalier, A. Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb
Đà Nẵng, Đà Nẵng..........................................................................................55
7.......................................................................................................................55
Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn
hóa dân tộc - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.........................................55
8.......................................................................................................................55
9.......................................................................................................................55
10.....................................................................................................................55
Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Tập 1,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.........................................................................55
11.....................................................................................................................55
L. Codiere (1997), Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt Nam,
Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội...................................................................55
12.....................................................................................................................55
Phạm Văn Công (1974), "Mo Đẻ đất đẻ nước và đời sống của người Mường",
Kỷ yếu hội nghị chuyên đề Đẻ đất đẻ nước, Ty văn hoá Thanh Hoá, tr. 117120...................................................................................................................55
13.....................................................................................................................55
J. Cuisinier (1995), Người Mường - Địa lý nhân văn và xã hội học, Nxb Lao
động, Hà Nội...................................................................................................55
14.....................................................................................................................55
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn (2008), Nhân học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh...........................................................55


15.....................................................................................................................55

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.............................................................55
16.....................................................................................................................56
Quách Điêu (1925) "Hoà Bình tỉnh quan lang sử khảo", Tạp chí Nam Phong,
(100), tr. 15-22.................................................................................................56
17.....................................................................................................................56
19.....................................................................................................................56
Trần Văn Đoàn (2004), "Tổng quan về thông diễn học", Tạp chí Nghiên cứu
con người, (3), tr. 57-69..................................................................................56
20.....................................................................................................................56
Tạ Đức (2013), Nguồn gốc người Việt - người Mường, Nxb Tri thức, Hà Nội.
.........................................................................................................................56
21.....................................................................................................................56
M. Eliade (2005), "Cái thiêng và cái phàm" (Đỗ Lại Thuý giới thiệu, Huyền
Giang dịch), Tạp chí văn học nước ngoài, (1), tr.192-201..............................56
23.....................................................................................................................56
Trần Văn Giàu (1957), Vũ trụ quan, Nxb Xây dựng, Hà Nội.........................56
24.....................................................................................................................56
Pirre Grossin (1997), Tỉnh Mường Hoà Bình (Lê Gia Hội dịch), Nxb Lao
động, Hà Nội...................................................................................................56
25.....................................................................................................................56
Nguyễn Thị Song Hà (2011), Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người
Mường ở Hoà Bình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội........................................56
26.....................................................................................................................56
Đinh Hồng Hải (2013), "Âm giới và biểu tượng vũ trụ luận trong tang ma của
người Mường", Tạp chí Văn hoá dân gian, (3), tr. 24-29................................56
27.....................................................................................................................56
28.....................................................................................................................56
Nguyễn Hùng Hậu (2005), Đại cương triết học Việt Nam, Nxb Thuận Hoá,
Huế..................................................................................................................56

29.....................................................................................................................56
Hêghen (1999), Mỹ học, Tập 1, (Phan Ngọc dịch), Nxb Văn học, Hà Nội....56
32.....................................................................................................................56
Du Minh Hoàng (1954), Nhân sinh quan mới (Trần Quang dịch), Nxb Sự thật,
Hà Nội.............................................................................................................56
33.....................................................................................................................57
34.....................................................................................................................57
Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2006), "Những vấn đề nhân học tôn giáo",
Tạp chí Xưa & Nay, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 18-27.................................57
35.....................................................................................................................57


Hoàng Xuân Hội (1974), "Thế giới loài vật trong Đẻ đất đẻ nước là một thế
giới hiền lành mà gắn bó với loài người", Kỷ yếu hội nghị chuyên đề Đẻ đất
đẻ nước, Ty văn hoá Thanh Hoá, Thanh Hóa. tr. 162-163..............................57
37.....................................................................................................................57
Trương Sỹ Hùng, Bùi Thiện (1995), Vốn cổ văn hoá Việt Nam, Tập 1, Nxb
Văn hoá thông tin, Hà Nội...............................................................................57
38.....................................................................................................................57
Trương Sỹ Hùng, Bùi Thiện (1995), Vốn cổ văn hoá Việt Nam, Tập 2, Nxb
Văn hoá thông tin, Hà Nội...............................................................................57
39.....................................................................................................................57
Trương Sỹ Hùng (2014), Sử thi thần thoại Mường, Nxb Văn hoá thông tin, Hà
Nội...................................................................................................................57
40.....................................................................................................................57
Vi Xuân Hương (1974), "Cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên trong
Đẻ đất đẻ nước", Kỷ yếu hội nghị chuyên đề Đẻ đất đẻ nước, Ty văn hoá
Thanh Hoá, Thanh Hóa, tr. 89-91...................................................................57
41.....................................................................................................................57
Đàm Quang Kế (1997), Hệ thống nhân vật trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ

nước, (Luận văn thạc sỹ văn học), Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
.........................................................................................................................57
42.....................................................................................................................57
Vũ Ngọc Khánh (1974) "Mấy vấn đề xung quang Đẻ đất đẻ nước", Kỷ yếu
hội nghị chuyên đề Đẻ đất đẻ nước, Ty văn hoá Thanh Hoá, Thanh Hóa, tr.
44-54................................................................................................................57
43.....................................................................................................................57
Vũ Ngọc Khánh (1997), "Đẻ đất đẻ nước và một số tư liệu có liên quan đến
dân tộc học", Tạp chí Dân tộc học, (2), tr. 23-29............................................57
44.....................................................................................................................57
Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng triết học trong thần
thoại Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.............................................................57
45.....................................................................................................................57
Nguyễn Văn Khoả (2004), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn học, Hà Nội..........57
46.....................................................................................................................58
Bùi Văn Kín (1976) "Tựa", Đẻ đất đẻ nước - Thơ dân gian dân tộc Mường,
Nxb Văn học, Hà Nội......................................................................................58
47.....................................................................................................................58
49.....................................................................................................................58
50.....................................................................................................................58
Đặng văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi (1996), Mo Mường (Mo Mường và
nghi lễ tang ma), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.............................................58
51.....................................................................................................................58


Đặng Văn Lung (1996), "Mo ma trong đám tang của người Mường", Mo
Mường (Mo Mường và nghi lễ tang ma), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.......58
52.....................................................................................................................58
Đặng Văn Lung (1998), "Giới thiệu tác phẩm", Đẻ đất đẻ nước - Sử thi
Mường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội...........................................................58

53.....................................................................................................................58
54.....................................................................................................................58
55.....................................................................................................................58
56.....................................................................................................................58
C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội...................................................................................................................58
57.....................................................................................................................58
C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội...................................................................................................................58
60.....................................................................................................................58
Ngọc Mai (1974), "Kẻ tạo nên sự sống là những bà lành, côn khôn, cái khéo",
Kỷ yếu hội nghị chuyên đề Đẻ đất đẻ nước, Ty văn hoá Thanh Hoá, Thanh
Hóa, tr. 160-162...............................................................................................58
64.....................................................................................................................59
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.......59
65.....................................................................................................................59
Phùng Thị An Na (2015), Nhân sinh quan của người Việt qua Folklore Việt
Nam, (Luận án tiến sĩ), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.. .59
66.....................................................................................................................59
67.....................................................................................................................59
Phan Đăng Nhật (1990), "Những yếu tố nhân văn của mo lên", Tạp chí Văn
hoá dân gian, (4), tr. 41-45..............................................................................59
68.....................................................................................................................59
Phan Đăng Nhật (2001), Nghiên cứu sử thi Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.............................................................................................................59
69.....................................................................................................................59
70.....................................................................................................................59
Đinh Đại Niên (1956), Nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà
Nội...................................................................................................................59
71.....................................................................................................................59

Bùi Văn Nợi (2012), Mo Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội...................59
72.....................................................................................................................59
Trần Thế Pháp (1960), Lĩnh Nam chích quái, (Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc
San dịch), Nxb Văn hoá, Hà Nội.....................................................................59
73.....................................................................................................................59
Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..........59


74.....................................................................................................................59
Hoàng Tuấn Phổ (1974) "Những yếu tố duy vật trong Đẻ đất đẻ nước", Kỷ
yếu hội nghị chuyên đề Đẻ đất đẻ nước, Ty văn hoá Thanh Hoá, Thanh Hóa,
tr. 166...............................................................................................................59
75.....................................................................................................................59
Bùi Kim Phúc (2004), Nghi lễ Mo trong đời sống tinh thần người Mường,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.........................................................................59
76.....................................................................................................................59
77.....................................................................................................................59
78.....................................................................................................................60
79.....................................................................................................................60
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2015), Báo cáo đề dẫn về
công tác kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa mo Mường tỉnh Hòa Bình, Hòa
Bình.................................................................................................................60
80.....................................................................................................................60
81.....................................................................................................................60
82.....................................................................................................................60
83.....................................................................................................................60
84.....................................................................................................................60
85.....................................................................................................................60
86.....................................................................................................................60
Lê Đắc Tất (2004), "Vũ trụ không chỉ hiện lên trong kính chiếu yêu Big

Bang", Báo An ninh cuối tháng, (35), tr. 45 - 47............................................60
87.....................................................................................................................60
88.....................................................................................................................60
Bùi Văn Thành (2009), Những bình diện cấu trúc của Mo Mường, (Luận án
tiến sĩ văn học), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội...........................60
89.....................................................................................................................60
90.....................................................................................................................60
91.....................................................................................................................60
Thích Chơn Thiện (1999), Lý thuyết nhân tính qua kinh tạng Pàli, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh...................................................60
92.....................................................................................................................60
93.....................................................................................................................60
Bùi Thiện (2002), Diễn xướng Mo - Trượng - Mỡi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội...................................................................................................................60
94.....................................................................................................................61
Bùi Thiện (2010), Truyện dân gian dân tộc Mường, Tập 1, Nxb Văn hoá dân
tộc, Hà Nội......................................................................................................61
95.....................................................................................................................61


Bùi Thiện (2010), Tế trời đất, tổ tiên, mại nhà xe dân tộc Mường, Nxb Văn
hoá dân tộc, Hà Nội.........................................................................................61
96.....................................................................................................................61
Bùi Thiện (2010), Văn hoá dân gian Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.61
97.....................................................................................................................61
Bùi Thiện (2015), Đẻ đất đẻ nước và phong tục đạo lý nhân văn Mường, Nxb
Văn hoá dân tộc, Hà Nội.................................................................................61
98.....................................................................................................................61
Nguyễn Tất Thịnh (2011), Hành trình nhân sinh quan: Phản tỉnh trên đường
trải nghiệm, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.....................................61

99.....................................................................................................................61
Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (2005), Folklore - một số thuật ngữ đương
đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..................................................................61
100...................................................................................................................61
Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hoá, văn hoá tộc người và văn hoá Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.........................................................................61
101...................................................................................................................61
Ngô Đức Thịnh (2012), Hát văn, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội....................61
102...................................................................................................................61
103...................................................................................................................61
104...................................................................................................................61
X.A. Tôcarev (1994), Những hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của
chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..........................................................61
105...................................................................................................................61
Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam - Miền Bắc (2005), Kinh thánh Cựu
Ước và Tân Ước, Nxb Tôn giáo, Hà Nội........................................................61
106...................................................................................................................61
Nguyễn Thế Trắc (2008), Mạn đàm nhân sinh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội...................................................................................................................61
107...................................................................................................................61
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện văn học (1999),
Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Tập 1, Thần thoại truyền thuyết, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.............................................................................................61
108...................................................................................................................61
109...................................................................................................................61
Trần Từ (1971), "Cõi sống và cõi chết trong quan niệm cổ truyền của người
Mường", Tạp chí nghiên cứu lịch sử (140), tr 42-53, 63................................61
110...................................................................................................................61
Trần Từ (1996), Người Mường ở Hoà Bình, Hội khoa học lịch sử Việt Nam,
Hà Nội.............................................................................................................61

111...................................................................................................................62


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (2010), Mo Mường Hoà Bình, Hoà Bình....62
112...................................................................................................................62
113...................................................................................................................62
Bùi Huy Vọng (2010), Tang lễ cổ truyền người Mường, Quyển 1, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.......................................................................................62
114...................................................................................................................62
Bùi Huy Vọng (2011), Tang lễ cổ truyền người Mường, Quyển 2, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.......................................................................................62
115...................................................................................................................62
Bùi Huy Vọng (2011), Tang lễ cổ truyền người Mường, Quyển 3, Nxb Lao
động, Hà Nội...................................................................................................62
116...................................................................................................................62
Lê Trung Vũ (1975), Truyện cổ Mèo, Nxb Văn hoá, Hà Nội.........................62
117...................................................................................................................62
Nguyễn Hữu Vui - Nguyễn Ngọc Long đồng chủ biên (2002), Giáo trình triết
học Mác - Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội..............................................................................................62
118...................................................................................................................62
Trần Quốc Vượng, Nguyễn Dương Bình (1970), "Một vài nhận xét về mối
quan hệ Việt - Mường và quá trình phân hoá giữa tộc Mường và tộc Việt",
Thông báo khoa học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Sử học, Tập 5, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.............................................................................................62
119...................................................................................................................62
Lý Tế Xuyên (1972), Việt điện U Linh, Bản dịch của Trịnh Đình Dư từ bản
gốc A751 thư viện khoa học (Đinh Gia Khánh tu chỉnh và hiệu đính cho lần
tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội........................................................................62
120...................................................................................................................62

Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.............................................................................................62
121...................................................................................................................62
122...................................................................................................................62
123...................................................................................................................62
124...................................................................................................................62
125...................................................................................................................62
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
Mo Mường là nghi lễ tín ngưỡng trung tâm trong đời sống tinh thần
của người Mường, đồng thời được xem là "bách khoa tri thức" của người tiền
Việt - Mường và người Mường còn tồn tại và lưu hành đến ngày nay trong
nền văn hoá Mường. Nó góp phần tạo nên diện mạo tư tưởng và văn hóa của
người Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chúng tôi chọn đề tài
Mo Mường Hòa Bình - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để nghiên cứu
trong chuyên đề xuất phát từ các lý do sau:
Thứ nhất, Hòa Bình là quê hương tập trung sinh sống của người
Mường từ lâu đời. Điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội ở đây đã hình thành lên
một nền văn hoá Mường đặc trưng và phát triển Mo Mường đến các giá trị
điển hình. Một số vùng mường ở Hoà Bình có sự phân hoá rõ ràng giữa Mo,
Trượng, Mỡi(1), có những dòng Mo Mường lớn, nhiều lễ thức, quy mô lễ thức
đồ sộ và vốn lời ca phong phú. Việc bảo lưu Mo Mường và thực hiện nghi lễ
tang ma Mường ở Hoà Bình cho đến nay vẫn dựng lại được đầy đủ quy mô và
tính chất của nghi lễ Mo Mường truyền thống.
Thứ hai, từ khi được phát hiện, Mo Mường Hoà Bình đã thu hút sự

quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy nhiên, nghiên
cứu Mo Mường Hòa Bình vẫn tồn tại những khoảng trống và "độ vênh". Bởi
vì, Mo Mường Hòa Bình là nghi lễ tín ngưỡng của một dân tộc thiểu số bị hạn
chế trong phổ biến và giao lưu; Mo Mường Hòa Bình có quy mô lớn, mang
tính nguyên hợp, hàm chứa các giá trị tư tưởng, văn hoá thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau. Do vậy, muốn nghiên cứu Mo Mường Hòa Bình thì phải xem xét
dưới nhiều góc độ, phải bóc tách nhiều tầng lớp giá trị và phải hiểu nó trong
mối quan hệ của nhiều ngành khoa học, trong đó có triết học.
1()

Mo là nghi lễ được tổ chức trong đám tang để cúng tiễn đưa linh hồn người chết về mường Ma (thế giới
của người chết). Trượng là nghi lễ tín ngưỡng có nhiệm vụ đánh đuổi ma tà hại người, bảo vệ người, chữa
bệnh cho người sống (ông trượng). Mỡi là nghi lễ tín ngưỡng có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc vía, đuổi ma tà,
chữa bệnh cho người ốm (bà mỡi).


2

Thứ ba, nghiên cứu Mo Mường Hòa Bình sẽ góp phần làm sáng tỏ nguồn
gốc, nội dung và giá trị độc đáo của Mo Mường Hòa Bình trong kho tàng tư
tưởng, văn hóa Việt Nam và nhân loại. Qua đó, cung cấp thêm những căn cứ
khoa học để thúc đẩy quá trình đưa Mo Mường Hòa Bình trở thành di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại2. Việc nghiên cứu này còn cần thiết vì nó
góp phần thực hiện chủ trương của Đảng ta là: "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [15, tr. 213], đồng thời phải "khai thác và
phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc trên đất
nước tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hoá
Việt Nam" [15, tr. 42].
Thứ tư, từ sau năm 1945, sự thống trị của tầng lớp lang đạo Mường
sụp đổ cùng với sự xóa bỏ của chế độ quân chủ ở nước ta, Mo Mường Hòa

Bình đã có những biến đổi lớn vì cơ sở kinh tế - xã hội quy định sự tồn tại của
Mo đã thay đổi. Bên cạnh đó, những quy định về nếp sống mới đã loại bỏ
nhiều hủ tục, mê tín và đơn giản hóa Mo Mường Hòa Bình. Trong giai đoạn
hiện nay, trước những tác động của quá trình đổi mới, hội nhập, Mo Mường
Hòa Bình nói riêng, tang lễ Mường nói chung đang có những biến đổi lớn.
Quá trình biến đổi đó mang lại một số yếu tố mới tích cực nhưng cũng làm
mai một nhiều giá trị của Mo Mường Hòa Bình.
Thứ năm, để hoàn thành đề tài luận án Khía cạnh triết học trong Mo
Mường Hòa Bình, thì việc nghiên cứu Mo Mường Hòa Bình - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn là yêu cầu bắt buộc để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên
cứu về vũ trụ quan và nhân sinh quan trong Mo Mường Hòa Bình. Thông qua
chuyên đề, nghiên cứu sinh từng bước củng cố kỹ năng nghiên cứu khoa học
và có cơ hội được trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu để đón nhận
những ý kiến góp ý của các nhà khoa học trong Hội đồng chấm chuyên đề. Từ
2

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cùng với
các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, thẩm định và lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Mo Mường Hòa
Bình là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


3

đó, giúp nghiên cứu sinh tiếp tục có những định hướng trong quá trình nghiên
cứu để hoàn thành luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề
2.1. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề tập trung làm rõ bản chất, cấu trúc, cơ sở hình thành và xu
hướng biến đổi của Mo Mường Hòa Bình, đồng thời đề xuất một số kiến nghị
nhằm bảo tồn, phát huy giá trị và hạn chế yếu tố tiêu cực của Mo Mường Hòa

Bình hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu, trình bày những vấn đề mà chuyên
đề tiếp tục nghiên cứu.
- Làm rõ bản chất, cấu trúc, cơ sở hình thành và tồn tại của Mo Mường
Hoà Bình, đồng thời khái quát một số xu hướng biến đổi của Mo Mường Hoà
Bình hiện nay.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị và hạn chế yếu tố
tiêu cực của Mo Mường Hòa Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Mo Mường Hoà Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu bản chất, cấu trúc, cơ sở hình thành, tồn tại và xu hướng
biến đổi của Mo Mường Hòa Bình hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề
4.1. Cơ sở lý luận
- Chuyên đề dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối
quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, mối quan hệ giữa các hình thái ý
thức xã hội; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam về dân tộc, văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo.


4

- Chuyên đề sử dụng một số lý thuyết nghiên cứu chuyên ngành khác
như lý thuyết tương đối văn hoá, lý thuyết chức năng, lý thuyết vùng văn hoá,
lý thuyết biểu tượng(3).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử, kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp thống nhất
giữa lịch sử và logic, phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thông diễn học, phương pháp điền dã,
phương pháp hệ thống - cấu trúc và một số phương pháp khác.
5. Đóng góp mới về khoa học của chuyên đề
- Chuyên đề làm rõ bản chất, cấu trúc và cơ sở hình thành, tồn tại của
Mo Mường Hòa Bình.
- Chuyên đề khái quát một số xu hướng biến đổi của Mo Mường Hòa
Bình. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị,
hạn chế yếu tố tiêu cực của Mo Mường Hòa Bình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của chuyên đề
- Kết quả nghiên cứu của chuyên đề góp phần bổ sung thêm một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về Mo Mường Hòa Bình.
- Chuyên đề có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên
cứu và giảng dạy những môn học liên quan đến tư tưởng triết học Việt Nam,
tín ngưỡng và văn hóa dân gian Việt Nam.
- Chuyên đề giúp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đồng thời
giải quyết một phần nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án của nghiên cứu sinh.
7. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
chuyên đề gồm 2 chương, 4 tiết.
TỔNG QUAN
1. Các công trình nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của Mo
3()

Trong khuôn khổ dung lượng của một chuyên đề, chúng tôi không có điều kiện trình bày nội dung của các
lý thuyết này vì phải ưu tiên cho phần nội dung của chuyên đề.


5


Mường, trong đó có Mo Mường Hòa Bình
Những nghiên cứu dân tộc học, văn hoá,... cho thấy người Mường và
người Việt có cùng nguồn gốc là cư dân tiền Việt - Mường (4). Do những biến
động và yêu cầu của lịch sử mà vào khoảng thế kỷ X, người Việt và người
Mường đã chia tách thành hai dân tộc như ngày nay. Người Mường sống ở
vùng đồi núi và được xếp vào hàng dân tộc thiểu số cho nên họ ít chịu sự
cưỡng bức văn hoá của phong kiến phương Bắc như người Việt. Thực tế đó
dẫn đến trong suốt thời kỳ phong kiến, người Mường và văn hoá Mường chưa
được quan tâm. Những nghiên cứu về người Mường và văn hóa Mường, trong
đó có Mo Mường mới thực sự được quan tâm nghiên cứu bắt đầu từ thập niên
30 của thế kỷ XX.
Cuốn sách Người Mường - Địa lý nhân văn và xã hội học [13] của
J.Cuisinier dành một chương nói về cơ cấu, quá trình tổ chức đám tang của
người Mường, trong đó có các lễ thức và cách tiến hành diễn xướng Mo
Mường. Theo J.Cuisinier, đám tang của người Mường diễn ra trong 12 ngày
đêm, trong đó có 10 đêm đọc Mo liên tục. Đêm thứ nhất - Các thủ tục nhập
quan; đêm thứ hai - Kể Đẻ đất đẻ nước; đêm thứ ba - Nhìn Mường; đêm thứ tư
- Đi thăm tổ tiên; đêm thứ năm - Đi hầu kiện; đêm thứ sáu - Cuộc bán hoa;
đêm thứ bảy - Xin đuông; đêm thứ tám - Mo xuống; đêm thứ chín - Vần Va;
đêm thứ mười - Nhắn nhủ, dạy cư xử cách sống. Mô tả cơ cấu và tiến trình diễn
xướng Mo Mường trong tang lễ của người Mường như trên, tác giả được xem
là người đầu tiên giới thiệu về Mo Mường. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu
chung về người Mường, tác giả mới chủ yếu miêu tả Mo Mường chứ chưa có
điều kiện để nghiên cứu sâu nghi lễ này. Trong phần nghi lễ ma chay, tác giả
chỉ thuật lại quá trình chuẩn bị cho các buổi đọc Mo trong tang lễ mà không nói
lên giá trị nhiều mặt của Mo Mường trong tang lễ của người Mường.
4()

Hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu ở Việt Nam nhất trí với quan niệm người Việt và người Mường có

cùng nguồn gốc là người tiền Việt - Mường (người Lạc Việt). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu (điển hình
là Tạ Đức) cho rằng, người Việt và người Mường là hai tộc người có nguồn gốc khác nhau. Trong chuyên đề
này, chúng tôi đồng ý với quan niệm của đa số các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.


6

Cuốn sách Người Mường ở Hoà Bình [110] của Trần Từ là công trình
tập hợp nhiều bài viết của tác giả về người Mường, văn hóa Mường và Mo
Mường. Thông qua việc quan sát quá trình diễn xướng lời của ông Mo, các lễ
thức Mo và vật lễ Mo trong những đêm cử hành tang lễ, tác giả nhận định:
"Bố mo không xuất thần nhưng lại dẫn tinh linh người chết đi hai chuyến lên
mường Trời và qua mường Ma, mà bố mo kể lại bằng lời mo. Tôi nghĩ rằng
đây là hình thức đã nhạt của Saman giáo" [110, tr. 347]. Về vai trò của ông
Mo và lời Mo trong tang lễ, Trần Từ cho rằng việc sử dụng sức mạnh siêu
nhiên của bố mo để gây áp lực đối với người chết bị hạn chế trong vùng từ Kẹ
cho đến Đạp ma(5). Qua các đêm mo, người hành lễ chỉ làm hai việc là thuyết
phục ma bằng lời lẽ và hướng dẫn ma tiến hành các chuyến đi.
Quách Xuân Hiền trong bài viết "Đẻ đất đẻ nước và kho tàng văn học
dân gian Mường" [31] cho rằng, Mo Mường không chỉ là lời văn cúng tế để
tiễn hồn người chết vì người Mường cử hành Mo trong nhiều dịp như đám
cưới, đám hội,... Theo tác giả, nếu hiểu Mo theo nghĩa tôn giáo hoàn toàn thì
chỉ có Mo lên trời, Mo cầu hồn (xin đuông), Mo nhìn (đứng trên mường Trời
nhìn xuống trần gian), Mo vườn hoa (hồn được đi chơi vườn thượng uyển của
vua trời). Đó là những bài Mo thực sự để tiễn linh hồn người chết và dẫn hồn
lên trời. Những bài nói về quy tắc ăn ở, sinh hoạt, ước mơ cầu cho con cái
khôn ngoan, nhà cửa đề huề, gia súc yên ổn,... tuy có gọi là Mo nhưng về bản
chất không phải là Mo. Ngay cả Đẻ đất đẻ nước, tuy vẫn gọi là Mo và vẫn
đọc để tiễn linh hồn người chết nhưng cũng chỉ là mượn dịp đám tang để giúp
người sống ôn lại lịch sử từ khi có trời đất đến thành lập các bản mường. Nội

dung Mo kể chuyện ít liên quan đến người chết, không cầu mong gì cho hồn
người chết nên không nên coi nó là bài ca tôn giáo. Tuy nhiên, tác giả mắc
phải mâu thuẫn khi khẳng định trong hệ thống Mo, có thể xem Mo kể chuyện
như một bài Mo trung tâm và chung quanh còn thêm các loại Mo lên trời và
hàng loạt bài ca nghi lễ khác.
Năm 1976, một phần Mo Mường Hoà Bình đã được in trong cuốn sách
5()

Kẹ và Đạp ma là tên gọi hai lễ thức của Mo Mường trong công trình nghiên cứu của Trần Từ.


7

Đẻ đất đẻ nước - Thơ dân gian dân tộc Mường [92] dày 267 trang của tập thể
tác giả Bùi Thiện, Quách Giao, Thương Diễm. Ba tác giả đã gộp tư liệu
nghiên cứu, sưu tầm lại với nhau để đối chiếu và nhận thấy có 10 trong số 21
roóng(6) của Mo Tlêu(7) có sự trùng hợp gồm: Đẻ đất, Đặt năm tháng, Đẻ trứng
Điếng, Xin lửa, Trồng dâu nuôi tằm, Làm nhà, Hỏi vợ, Cổn chu kéo lội, Đốt
nhà tranh Chu, Săn Muông. Trong quá trình gộp tư liệu sưu tầm, cả ba nhà
nghiên cứu thống nhất loại bỏ phần chứa đựng yếu tố được coi là mê tín dị
đoan ra khỏi cuốn sách. Cuốn sách mắc phải hạn chế khi đặt các roóng Nhìn
Mường, Đối kiện và Cuổi lìa vào phần phụ lục, đồng thời coi nó chỉ như một
bộ phận có liên quan tới Mo Đẻ đất đẻ nước. Việc làm này của các tác giả đã
phá vỡ tính hệ thống của Mo Mường xuất phát từ sự chi phối của tư tưởng bài
trừ mê tín dị đoan thời kỳ đó(8). Một vài roóng Mo còn sắp xếp lộn xộn, có
nhiều dị bản ghi được ở các vùng Kim Bôi, Tân Lạc... hay hơn, dài hơn
nhưng không được đưa vào trong cuốn sách. Tuy còn một số hạn chế nhưng
cuốn sách đã thể hiện sự cố gắng ban đầu của Bùi Thiện, Thương Diễm,
Quách Giao trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường. Lời Mo từ
nguyên gốc tiếng Mường dịch sang tiếng Việt ít nhiều lột tả được những nét

độc đáo của người Mường.
Bài viết "Tựa" của Bùi Văn Kín trong cuốn Đẻ đất đẻ nước - Thơ
dân gian dân tộc Mường [46] đề cập những điểm cơ bản về Mo Mường.
Tác giả viết: "Trong lễ cúng hồn có hai phần: Phần thứ nhất gồm một số
bài bản với nội dung mang nặng tính chất mê tín, thần bí dẫn dắt hồn người
chết đi làm các thủ tục để về bên ma cho yên ấm. Phần thứ hai gồm một số
bài bản với nội dung kể lại cho hồn người chết và tất cả người còn sống
cùng nghe, phần này gọi là Đẻ đất đẻ nước" [46, tr. 5]. Như vậy, theo Bùi
Văn Kín, Mo Mường gồm phần mê tín và phần không mê tín. Phần mê tín
6()

Roóng trong tiếng Mường có nghĩa là "một đoạn", tương đương với từ róng trong tiếng Việt. Roóng Mo
tương ứng với chương Mo. Một số vùng mường gọi là cát Mo, áng Mo, rằng Mo.
7()
Mo Tlêu còn được gọi là Mo kể chuyện hay Mo Đẻ đất đẻ nước.
8()
Thời kỳ này, Mo Mường bị coi là hiện tượng mê tín, dị đoan. Nhiều địa phương đã cấm tổ chức nghi lễ Mo
trong đám ma, nhiều ông mo bị tịch thu đồ nghề, bị cấm làm Mo. Do vậy, để tránh những rắc rối, các nhà
nghiên cứu, sưu tầm chỉ tập trung vào phần Mo kể chuyện, bởi đây là phần Mo có nội dung nói về thần thoại
và truyền thuyết của người Mường.


8

là nghi lễ tín ngưỡng, phần không mê tín là nghệ thuật. Cách phân chia này
có tính chất phiến diện và chưa phản ánh đúng sự tồn tại của Mo Mường
trong thực tế. Mặc dù vậy, về cơ bản, ông đã thấy được phần nào tính
nguyên hợp của Mo Mường biểu hiện trên phương diện tín ngưỡng và
phương diện nghệ thuật. Nhận xét về quá trình diễn xướng Mo của ông mo,
tác giả cho rằng, các bài bản của Mo thứ tự trước sau đều do ông Mo quyết

định, những bài bản thuộc về thủ tục theo quan niệm của người Mường
nhất thiết phải mo trước, còn các bài bản khác thì có thể tuỳ ông mo gia
giảm trước sau. Theo nhận xét này, chúng ta hiểu Mo Mường có phần bất
biến và phần khả biến. Tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tang lễ mà
ông mo sử dụng phần bất biến và điều chỉnh phần khả biến cho phù hợp.
Cuốn sách Tuyển tập truyện thơ Mường (Thanh Hóa) [1] của Vương
Anh và Hoàng Anh Nhân ra đời dựa trên khối tư liệu khổng lồ sưu tầm được
từ trước, đặc biệt là từ những người Mường hiểu biết, thông thạo ngôn ngữ.
Trong quá trình nghiên cứu, hai tác giả đã cố gắng sắp xếp cho trật tự văn bản
phù hợp với các sự kiện lịch sử dân tộc, tâm lý tình cảm con người, phong tục
tập quán và nếp sống, nếp nghĩ dân tộc Mường, đồng thời đảm bảo tính chính
xác của ngôn ngữ trong quá trình dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên, cuốn sách
mắc phải một số sai lầm trong cách gọi tên khoa học và dịch thuật. Phần lời
Mo chuyển sang tiếng Việt chứa khá nhiều yếu tố hiện đại với lối văn vần
chau chuốt khiến người đọc thích thú nhưng đã làm cho tính dân tộc trong Mo
Mường mất đi khá nhiều.
Trong khi nhóm của Vương Anh (Thanh Hoá) và Bùi Thiện (Hoà Bình)
mới chỉ dừng lại quan tâm đến Mo Mường ở Mo Tlêu thì cuốn sách Sử thi thần
thoại Mường [39] của Trương Sỹ Hùng lại quan tâm tới toàn bộ cấu trúc nội
dung của Mo Mường bao gồm Mo Tuông, Mo Vái và Mo Tlêu(9). Tác giả nhận
9()

Trương Sỹ Hùng và một số nhà nghiên cứu tiếp cận cấu trúc lời Mo Mường theo ba bộ phận gồm: Mo
Tuông, Mo Vái và Mo Tlêu. Mo Tuông bao gồm các roóng Mo kể về sự tích các đồ dùng; mời các vị thần linh
về ban sức mạnh thiêng cho chuông, thanh kiếm và mời gọi sư tổ về giúp ông Mo hành nghề. Mo Vái là những
roóng Mo nói về cảnh vật và cuộc sống ở mường Ma và mường Trời (có nhà nghiên cứu gọi là Mo xuống - Mo


9


thấy các nhà nghiên cứu hầu như chưa quan tâm tới hai phần đầu của Mo
Mường, khiến hai phần đầu gần như ở trạng thái bị bỏ rơi. Khắc phục nhược
điểm của những nhà nghiên cứu đi trước, Trương Sỹ Hùng chú tâm tìm hai phần
đầu ở địa bàn lưu hành thuộc Hòa Bình, Thanh Hóa và ghi chép được 20 roóng
Mo. Ông là nhà nghiên cứu đầu tiên thấy rằng cần nghiên cứu Mo Mường trong
một chỉnh thể thống nhất, không chia tách Mo Mường ra để chọn lấy phần được
coi là có giá trị và bỏ phần khác bị coi là không có giá trị. Việc xét Mo Mường
trong tổng thể thống nhất đã góp phần khẳng định Mo Mường là một đối tượng
nghiên cứu khoa học nhất quán mà trước đó chưa ai làm được.
Cuốn sách Vốn cổ văn hoá Việt Nam [37] được hoàn thành từ sự kết hợp
phần tư liệu của Trương Sỹ Hùng và phần tư liệu của Bùi Thiện nghiên cứu,
sưu tầm được ở vùng mường Vang(10). Đến công trình này, Mo Mường có diện
mạo tương đối hoàn chỉnh. Hai tác giả hoạch định bản trục và lấy 6 dị bản để
khảo tả. Phần tiếng Việt là sự ráp lại, đối chiếu, so sánh, chọn lựa từ nguồn tư
liệu nghiên cứu, sưu tầm của Bùi Thiện trong suốt 20 năm, được Trương Sỹ
Hùng chỉnh lý, phần tiếng Mường do Bùi Thiện phiên âm. Bản Mo Mường
trong Vốn cổ văn hoá Việt Nam bao gồm 61 roóng với khoảng 20.292 câu thơ
Mo, mỗi roóng đều có chú thích và khảo dị cần thiết, tạo thuận lợi cho những
người làm công tác nghiên cứu sau này không mất nhiều thời gian tra cứu và so
sánh giữa các dị bản. Cuốn sách đã kế thừa thành tựu nghiên cứu của nhóm
Vương Anh và nhóm Bùi Thiện trước đó nên đảm bảo tính chính xác cao hơn.
Khi xem xét lời Mo của các nhóm đã được công bố thì bản lời Mo ở Hoà Bình
đảm bảo tính khoa học và được sử dụng để tiếp tục nghiên cứu về Mo Mường.
Cuốn sách Mo (sử thi và thần thoại) dân tộc Mường [2] là văn bản Mo
đồ sộ, tập hợp toàn bộ thành quả nghiên cứu, sưu tầm sau nhiều năm lăn lộn
lên). Mo Tlêu kể về quá trình hình thành vũ trụ, lịch sử vạn vật, muôn loài và nguồn gốc thủy tổ loài người.
10()
Mường Vang là một trong bốn vùng mường lớn nhất của Hòa Bình trước đây. Hiện nay, mường Vang
thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.



10

thực tế của của Vương Anh và một số người khác (11) ở Thanh Hoá. Nội dung
sách giới thiệu về Mo tang lễ - một kho sử thi Mường đồ sộ với hai ngôn ngữ
Việt và Mường. Quy mô văn bản Mo gồm 113 roóng, có độ dài mỗi phần
khoảng 22.989 câu thơ Mo. Cả phần đầu của lời giới thiệu, phần phụ lục và
nội dung sách dày 2173 trang. Cuốn sách đã chứng tỏ một tầm mới của những
người làm công tác nghiên cứu, sưu tầm và dịch thuật Mo Mường. Đây là một
công trình công phu được hoàn thành sau một quá trình lâu dài nghiên cứu,
sưu tầm của các tác giả.
Bài viết "Mo ma trong đám tang của người Mường" của Đặng Văn
Lung in trong cuốn sách Mo Mường (Mo Mường và nghi lễ tang ma) [51].
Trong bản Mo chỉ có phần dịch tiếng Việt gồm 35 roóng với độ dài khoảng
12.780 câu thơ Mo này, Đặng Văn Lung chia Mo Mường thành bốn loại: Mo
Lễ, Mo Vải, Mo Vái và Mo Ma. Cách phân chia này chưa chính xác và có phần
mang tính chủ quan vì người Mường không có hiện tượng tín ngưỡng nào gọi
là "Lễ", chỉ có hiện tượng Vái và Vải. Vái và Vải là những hiện tượng tín
ngưỡng có đối tượng, chức năng, nội dung và phương thức diễn xướng hoàn
toàn khác với Mo Ma và không gọi là Mo. Ngay cả người thực hiện nghi lễ này
cũng không được gọi là ông mo mà gọi là ông Trượng. Ông mo làm Mo Ma
còn ông trượng thì làm Vải, làm Vái và chữa bệnh theo hình thức mê tín. Tuy
vậy, có trường hợp, một người có thể làm cả hai, nhưng cách gọi thì phân biệt
rõ ràng: Làm Vái, làm Vải thì gọi là ông trượng, làm lễ đám ma thì gọi là ông
mo. Việc xác định cách gọi ông mo hay ông trượng là dựa vào chức năng hành
lễ chứ không phải gọi cho chính con người ấy.
Năm 2010, nhà xuất bản văn hóa dân tộc lần lượt giới thiệu hai công
trình nghiên cứu rất công phu của Bùi Thiện về các loại hình nghi lễ tín
ngưỡng của người Mường bao gồm Mo, Trượng, Mỡi là Đẻ đất đẻ nước và
11()


Công trình Mo (sử thi và thần thoại) dân tộc Mường do Vương Anh chủ biên cùng với sự tham gia của
Bùi Nhị Lê, Phạm Tố Châu, Lê Thành Hiểu.


11

phong tục đạo lý nhân văn Mường [97] và Tế trời đất, tổ tiên, mại nhà xe dân
tộc Mường [95]. Tổng văn bản của hai công trình này có 121 roóng với gần
44.000 câu thơ, trong đó riêng phần lời Mo là 77 roóng tương ứng với khoảng
33.464 câu thơ Mo. Trong Đẻ đất đẻ nước và phong tục đạo lý nhân văn
Mường, tác giả đã giới thiệu những nội dung quan trọng nhất của Mo Mường
bao gồm phần Mo Đẻ đất đẻ nước(12); các roóng Mo chuyển kiếp về với tổ và
đạo lý Mường; tế trời đất, tổ tiên và mại nhà xe; cầu mát lành. Trong Diễn
xướng Mo - Trượng - Mỡi, tác giả cũng giới thiệu đôi nét về Mo - Trượng Mỡi đồng thời làm rõ điểm giống và khác nhau giữa chúng. Theo Bùi Thiện,
Mo Mường là một loại hình diễn xướng sử thi dân gian của người Mường nên
khó xác định được cụ thể và chính xác lịch sử hình thành của nó. Mo - Trượng
- Mỡi giống nhau ở chỗ đều mang tính tự sự dân gian, trong diễn xướng thì cả
ba loại hình này đều vượt lên hoàn cảnh nghi thức để phản ánh nhận thức về vũ
trụ và đạo lý nhân văn Mường. Tuy nhiên, Mo - Trượng - Mỡi có giai điệu,
giọng hát, cách khấn lễ riêng. Mo chỉ hành lễ cho người qua đời (hồn), Mo tức
tang ca trong tang lễ dùng để cúng hồn cho người chết. Trượng, Mỡi có mục
đích cúng lễ chạy chữa cho người bị ốm, cúng vía cho người sống.
Cuốn sách Mo Mường [71] của Bùi Văn Nợi được hoàn thành sau
một thời gian dài nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở huyện Tân Lạc - Hòa
Bình, có phần lời Mo bằng cả tiếng Mường và phiên âm tiếng Việt. Dung
lượng lời Mo của mỗi phần gồm khoảng 20.000 câu thơ Mo được sưu tầm
ở Mường Bi(13). Tác giả chia cơ cấu của Mo Mường theo thời gian làm Mo
gồm 16 đêm Mo. Nhìn chung, công trình đã giới thiệu khá trọn vẹn lời Mo
trong nếp Mo của một ông mo cụ thể ở Hòa Bình. Tuy nhiên, cũng giống

như một số công trình khác, tác giả mới chỉ xem xét Mo Mường thuần túy
12()

Bùi Thiện chia Mo Đẻ đất đẻ nước thành hai phần gồm Sử thi về vũ trụ, về cuộc chiến sinh tồn và đạo lý
trong tang hiếu và thờ lễ.
13()
Mường Bi là mường lớn nhất trong các vùng mường ở Hòa Bình trước đây. Hiện nay, mường Bi thuộc địa
phận huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.


12

ở phần lời và xác định nó là sử thi thần thoại.
Trong cuốn sách Sử thi Mường [69], Phan Đăng Nhật cho rằng, Mo chủ
yếu được dùng trong đám ma. Mo đám ma có hai bộ phận chính gồm Mo dẫn
đường và Mo kể chuyện. Mo nhất thiết phải trình diễn trước quan tài là Mo dẫn
đường, nó gắn chặt với tín ngưỡng, gắn chặt với mục đích của lễ tiễn hồn
người chết. Người ta chỉ được phép hát Mo dẫn đường khi có người chết. Mo
kể chuyện chủ yếu do ông Mo trình diễn trước quan tài nhưng cũng có trường
hợp Mo này được người dân thường hát kể trong những hoàn cảnh khác nhau
trong sinh hoạt và lao động. Tác giả xác định Mo Đẻ đất đẻ nước là sử thi cổ sơ
- sáng thế tiêu biểu, đồng thời khẳng định cái mà chúng ta gọi là sử thi thì
người Mường gọi là Mo. Tác giả có phần phiến diện khi phân chia Mo thành
Mo dẫn đường và Mo kể chuyện vì còn nhiều bộ phận Mo khác cấu thành Mo
Mường mà không thuộc về hai loại Mo này. Tác giả khẳng định Mo Mường là
sử thi cũng không chính xác vì Mo là một nghi lễ tang ma do nhiều yếu tố cấu
thành. Khi đồng nhất Mo Mường với sử thi, tác giả đã tách lời Mo ra khỏi
chỉnh thể Mo và chỉ xem xét Mo thuần túy trên phương diện văn học.
Trong cuốn sách Tang lễ cổ truyền người Mường, Quyển 3 [115], Bùi
Huy Vọng khẳng định Mo là nghi lễ quan trọng nhất trong tang ma của người

Mường. Để tổ chức nghi lễ Mo phải có các yếu tố, điều kiện là: có người chết,
ông Mo, đủ điều kiện vật chất (đồ lễ, đạo cụ,...), có thời gian đủ tiến hành. Nghi
lễ Mo trong tang lễ cơ bản có hai phần gồm: lễ thức, cách trình bày các mâm
cúng và đồ vật cần có trong nghi lễ; ông Mo và nội dung lời Mo. Trong công
trình này, tác giới thiệu 10 roóng Mo với khoảng 5.924 câu thơ Mo, đồng thời
trình bày 10 nghi lễ Mo tương ứng là các lễ thức và nội dung lời Mo.
Trong luận án tiến sĩ "Những bình diện cấu trúc của Mo Mường" [88],
Bùi Văn Thành áp dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc để phân chia cấu trúc
Mo Mường thành ba bộ phận cơ bản gồm: lễ thức Mo, diễn xướng Mo và ngôn
bản Mo. Trong mỗi bộ phận cấu thành Mo, tác giả đều có những phân tích để


13

chỉ ra quá trình phát sinh các yếu tố cấu thành Mo Mường, từ đó, giúp hình
dung được quá trình vận động và quy mô đồ sộ của nó. Những kết quả mà luận
án đạt được có ý nghĩa quan trọng để tiếp cận và có cái nhìn về Mo Mường.
Năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình giới thiệu cuốn sách Mo
Mường Hoà Bình [111], trong đó, phần lời Mo được kết cấu thành bốn phần
gồm: Mo sử thi, Mo nhòm, Mo cuổi lìa (14), Mo nghi lễ. Lời Mo có cả phần
phiên âm tiếng Mường và dịch sang tiếng Việt với quy mô văn bản đồ sộ
gồm 46 roóng, mỗi phần có khoảng 24.536 câu thơ Mo. Nội dung tư liệu của
Mo Mường Hoà Bình được sưu tầm từ 12 ngày đêm Mo thông qua việc phục
dựng lại một đám tang cổ truyền của người Mường ở xóm Lầm - trung tâm
của mường Bi xưa(15). Mo Mường Bi có cốt cách riêng, cổ xưa hơn và độc
đáo hơn, nội dung chưa bị thêu dệt nhiều; nội dung ngắn gọn nhưng phản
ánh một cách đầy đủ và khúc triết về văn hoá Mường nói chung. Do vậy, có
thể lấy Mo ở Mường Bi để giới thiệu mang tính đại diện cho các vùng
Mường khác ở Hoà Bình.
Nếu như nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở Hòa Bình và Thanh Hóa đã

được thực hiện trong một thời gian khá dài thì việc nghiên cứu và sưu tầm Mo
Mường ở vùng Sơn La mới được tiến hành chưa lâu. Đến thời điểm này, có
hai cuốn sách nghiên cứu, sưu tầm về Mo Mường ở vùng Phù Yên - Sơn La
với cả phần phiên âm tiếng Mường và dịch ra tiếng Việt do nhà nghiên cứu
văn hóa dân gian Đinh Văn Ân thực hiện gồm: Mo - Đường lên trời [3] với
43 roóng, trong đó phần phiên âm tiếng Mường khoảng 9.620 câu thơ Mo và
Mo - kể chuyện Đẻ đất đẻ nước [4] với 10 roóng, trong đó phần phiên âm
tiếng Mường khoảng 3.570 câu thơ Mo.
Như vậy, nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của Mo Mường, trong đó
14()

Mo cuổi lìa là phần Mo nói về việc linh hồn người chết dặn dò và chia lìa (cuổi lìa) người sống trước khi
ra đi vĩnh viễn về thế giới riêng của họ - thế giới mường Ma.
15()
Năm 2002, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Hòa Bình đã tiến hành phục dựng 12 đêm Mo Mường trong
khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học Nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở Mường Bi, Tân Lạc - Hòa Bình.


14

có Mo Mường Hoà Bình mới chỉ thật sự được các nhà nghiên cứu trong nước
quan tâm từ những năm thập niên 60 của thế kỷ trước. Những tư liệu chúng ta
có được trước đó hầu như là những ghi chép và nghiên cứu về người Mường
của một số học giả phương Tây. Họ có đóng góp rất lớn khi để lại cho chúng ta
những tư liệu mang tính khởi điểm về Mo Mường cho dù còn tản mạn. Quá
trình nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay
thu được những kết quả quan trọng. Trong vòng nửa thế kỷ, các nhà nghiên
cứu, sưu tầm đã nhiệt huyết làm việc và giới thiệu được nhiều công trình về Mo
Mường có quy mô từ vài nghìn đến vài chục nghìn câu thơ Mo. Các công trình
này đã mang lại cho chúng ta hiểu biết ngày càng đầy đủ về Mo Mường nói

chung và Mo Mường Hòa Bình nói riêng.
2. Các công trình nghiên cứu về cơ sở hình thành và xu hướng biến
đổi của Mo Mường, trong đó có Mo Mường Hòa Bình
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có rất ít công trình
nghiên cứu đề cập trực tiếp đến cơ sở hình thành và xu hướng biến đổi của
Mo Mường Hòa Bình. Một số bài viết khẳng định Đẻ đất đẻ nước (Mo Tlêu)
ra đời sớm hơn Mo Tuông và Mo Vái. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề thời
điểm ra đời của Đẻ đất đẻ nước lại tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh trong bài viết: "Về quá trình hình
thành dị bản Đẻ đất đẻ nước sưu tầm ở Thanh Hóa" [17] cho rằng, Đẻ đất
đẻ nước đã hình thành và hoàn chỉnh trên cơ sở người Mường đã là một tộc
người cụ thể (như hiện nay) ở trên một vùng cư trú có đặc điểm địa lý - văn
hóa nhất định, đã phân biệt với các tộc người khác, nhưng cũng đã tự
nguyện gia nhập vào cộng đồng vương quốc Đại Việt bao gồm nhiều tộc
người, trong đó người Việt làm chủ thể. Đây là thời kỳ hình thành và tồn
tại các vùng Mường. Thời kỳ đó bao gồm quá trình tách khối Lạc Việt
thành người Việt và người Mường, lúc kinh tế vùng đồng bằng đã phát
triển cao, lúc có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa Hán và hình thành ngôn


15

ngữ, văn học truyền miệng Mường. Khác với quan điểm của Cao Huy Đỉnh,
tác giả Phan Hồng Ngư trong bài viết: "Hình thành nên tác phẩm Đẻ đất đẻ
nước là do sự gia công của nhiều thời đại" [66] cho rằng, Đẻ đất đẻ nước là
kết quả của một quá trình hình thành trong những giai đoạn muộn hơn giai
đoạn ra đời của thần thoại hay sử thi. Theo tác giả, không nên xem Đẻ đất đẻ
nước xuất hiện trong một thời kỳ nào nhất định. Nó là kết quả của cả một quá
trình, có sự gia công của nhiều thời đại, và có sự đóng góp của nhiều nền văn
hóa, trong đó có cả văn hóa Mường, Kinh ở các giai đoạn khác nhau.

Nhận định của Cao Huy Đỉnh và Phan Hồng Ngư trong hai bài viết trên
không thể trả lời được câu hỏi Mo Mường ra đời vào khoảng thời gian nào vì Đẻ
đất đẻ nước đã lưu hành rất sớm trong dân gian trước khi được quy tụ vào Mo
Mường ở giai đoạn muộn hơn. Quan điểm của hai nhà nghiên cứu, giúp định
hướng cho chúng tôi nhận thức về sự hình thành Mo Mường trên cơ sở các yếu
tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa trong một quá trình lịch sử lâu dài.
Trong cuốn sách Diễn xướng Mo - Trượng - Mỡi [93], Bùi Thiện nhận
định: "Thời gian ra đời của các ông mo cũng chỉ khoảng năm trăm năm, bởi lẽ
ở trên bàn thờ của ông mo lâu năm nhất cũng chỉ có đến chín đời" [93, tr. 20].
Theo tác giả, không ai có thể nắm được cụ thể nguồn gốc xuất xứ của Mo.
Trong dân gian Mường tồn tại một số huyền thoại giải thích Mo có từ thời đẻ
đất đẻ nước, Mo do Phật truyền dạy hay do người Mường phát minh ra và sau
này học thêm của người mường Trời. Sự giải thích về nguồn gốc ra đời của
Mo Mường được Bùi Thiện nêu ra như trên có tính huyễn hoặc và không giúp
tìm ra được sự thật về nguồn gốc ra đời Mo Mường. Yếu tố huyễn hoặc ấy
không chỉ được thêu dệt nên bởi tâm thức dân gian mà còn do chính các ông
mo đã chủ đích làm cho nó trở nên ly kỳ, linh thiêng trước cộng đồng.
Trong cuốn sách Tang lễ cổ truyền người Mường, Quyển 1 [113], Bùi
Huy Vọng khẳng định, sơ khởi của nghi lễ đám tang Mường chắc chắn chưa
có Mo mà chỉ có một ông thầy hay một người phụ trách lo phần cúng khấn


16

trong các nghi lễ. Khi xã hội Mường phát triển đến một giai đoạn nhất định
với nền văn học dân gian phong phú gồm các truyện thơ dân gian thì nghi lễ
Mo mới xuất hiện trong tang lễ của người Mường. Theo tác giả, người
Mường không có chính sử ghi chép nên không thể nào biết chính xác nghề
Mo ra đời từ khi nào. Đồng quan điểm với Bùi Thiện, tác giả cho rằng khi căn
cứ vào các đời làm Mo của một nôổ 16 Mo thể hiện trên mâm thờ thân thư ông

Mo17 thì nghề Mo đã hình thành ở thời Lê Sơ (thế kỷ XV) vì nôổ Mo truyền
nghề được lâu nhất là khoảng 10 đời. Như vậy, những ý kiến của Bùi Huy
Vọng cũng không tiến xa hơn được Bùi Thiện và nó cũng không soi tỏ một
cách rõ ràng về thời điểm Mo Mường ra đời.
Trong bài viết "Sự hình thành, tồn tại và vận động của Mo Mường"
[89], Bùi Văn Thành phân tích cơ sở chủ yếu hình thành Mo Mường ở hai
khía cạnh. Thứ nhất, Mo Mường hình thành từ ứng xử của người Mường
trong giải quyết vấn đề về cái chết. Sự ứng xử đó xuất phát từ quan niệm tìm
một thế giới khác cho người chết, do con người không dễ dàng chấp nhận sự
mất đi vĩnh viễn của đồng loại. Thứ hai, Mo Mường hình thành như là một
sản phẩm sáng tạo văn hóa và như mọi hiện tượng văn hóa khác, sự hình
thành của Mo chịu sự tác động của môi trường sống, kế mưu sinh, điều kiện
lịch sử, xã hội. Như vậy, tác giả đã bước đầu nêu ra những yếu tố thuộc về cơ
sở nhận thức, cơ sở kinh tế xã hội và văn hóa của Mo Mường dù còn ở những
nét sơ lược.
Trong quá trình nghiên cứu về Mo Mường, đa số các nghiên cứu chủ
yếu tiếp cận phần lời Mo dưới góc độ văn học dân gian. Vì vậy, có rất ít
nghiên cứu tiếp cận Mo Mường như một nghi lễ toàn vẹn và đề cập đến xu
hướng biến đổi của Mo Mường nói chung, Mo Mường Hòa Bình nói riêng.
16

Nôổ Mo là gốc khởi phát của một bộ Mo được sáng tác từ một vị sư tổ với quy mô, giọng điệu, cơ cấu lễ
thức và hệ thống lời khác với các bộ Mo khác.
17
Mỗi đời làm Mo tương ứng với một đôi đũa và một bát cơm trên mâm thờ. Chúng tôi chưa phát hiện ông
mo nào khai man thêm đời làm Mo. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng có những ông mo cho thêm bát đũa
để tăng thêm uy tín cho nổô Mo của mình.


17


Bùi Kim Phúc trong cuốn sách Nghi lễ Mo trong đời sống tinh thần
người Mường [75] đã chỉ ra ba xu hướng nhìn nhận về Mo và học Mo trong
cộng đồng người Mường hiện nay. Xu hướng thứ nhất, coi Mo là việc của bậc
già cả, là cái thuộc về thời trước, lạc hậu, lỗi thời, vì vậy không nên lưu
truyền. Xu hướng thứ hai, coi Mo là di sản văn hóa quý báu nhưng họ chưa tự
chủ động trong việc học Mo và bảo tồn Mo. Xu hướng thứ ba, coi Mo là di
sản văn hóa quý báu, cần phải lưu truyền [75, tr. 97]. Tác giả khẳng định,
trong quá khứ và cả tương lai đã và sẽ có những "cuộc cách mạng" về Mo và
ông mo được coi là chủ thể quan trọng nhất trong "cuộc cách mạng đó". Ông
mo phải có những thay đổi trong hành lễ và điều chỉnh cách ứng xử để phù
hợp với cuộc sống ở từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể. Nhìn chung, cuốn
sách mới chỉ tập trung phân tích về vai trò của ông mo trong đời sống tinh
thần người Mường trong một vùng mường cụ thể là mường Bi ở Hòa Bình.
Phần lời Mo, quá trình tổ chức Mo không được đề cập, một số xu hướng
biến đổi khác của Mo chưa được quan tâm. Tác giả cho rằng trong quá khứ
và tương lai đã và sẽ có "những cuộc cách mạng về Mo" là một nhận định
không phản ánh đúng qua trình biến đổi lâu dài của Mo Mường vì trong thực
tế, tuy Mo Mường đã có một quá trình biến đổi nhưng thực sự mới chỉ có
một lần biến đổi mang tính "cách mạng" (18).
Trong cuốn sách Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Mường ở
Hoà Bình [25], Nguyễn Thị Song Hà nhận định, nhận thức của người Mường
ở Hòa Bình về Mo trong tang lễ đã có những thay đổi. Người Mường không
còn quá quan trọng việc phải tổ chức Mo linh đình để thể hiện vị thế gia đình
và tỏ lòng hiếu kính của con cháu với cha mẹ, ông bà lúc qua đời. Tấm lòng
hiếu thảo, sự tôn kính của con cháu đối với người chết được thể hiện qua cuộc
18()

Năm 1945, cách mạng Tháng Tám thành công, tầng lớp lang đạo Mường bị xóa bỏ cùng với sự sụp đổ của
chế độ quân chủ tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam đã tạo ra những biến đổi có tính bước ngoặt trong quá

trình tồn tại của Mo Mường. Chúng tôi cho rằng, đây là lần biến đổi đã làm Mo Mường thay đổi về chất vì có
nhiều lễ thức Mo và một số quan hệ xã hội liên quan đến Mo Mường không còn tồn tại.


×