Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

PHÁT TRIỂN KINH tế THÀNH PHỐ hạ LONG,TỈNH QUẢNG NINH GIAI đoạn 2005 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM HỒNG THƠ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2005 – 2014

Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ


HÀ NỘI - 2016

LỜI CẢM ƠN
Đề tài “ Phát triển kinh tế Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2005 – 2014” đã được hoàn thành, tác giả xin được bày tỏ lòng
biết ơn trân trọng và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ - người đã
tận tình hướng dẫn, góp ý cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Địa lý, các thầy cô giáo bộ
môn Địa lí KT – XH đã tham gia giảng dạy đã hết lòng truyền thụ những kiến
thức cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn UBND Tỉnh Quảng Ninh, Sở Kế
hoạch và đầu tư, Cục thống kê Quảng Ninh, Thư viện tỉnh Quảng Ninh,


UBND Thành phố Hạ Long, Chi cục thống kê TP Hạ Long... đã nhiệt tình
giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu và những thông tin bổ ích cho tác giả trong
quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Sở giáo dục và đào
tạo Quảng Ninh, Ban giám hiệu trường THPT Bãi Cháy, các bạn bè, đồng
nghiệp cùng gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
TÁC GIẢ

Phạm Hồng Thơ



MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CN

: Công nghiệp

CNH – HĐH

: công nghiệp hóa – hiện đại hóa


CSHT

: Cơ sở hạ tầng

CTCP

: Công ty cổ phần

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐKTN – TNTN

: Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

FDI

: Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

GDP

: Tổng sản phẩm trong nước

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn

GTSX


: Giá trị sản xuất

GTVT

: Giao thông vận tải

KCN

: Khu công nghiệp

KHKT và CN

: Khoa học kĩ thuật và công nghệ

KTTĐ

: Kinh tế trọng điểm

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

TMCP

: Thương mại cổ phần

TP

: Thành phố


UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Liên hợp quốc

VKTTĐ

: Vùng kinh tế trọng điểm

VKTTĐPB

: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BẢN ĐỒ
STT
1
2
3
4

Tên bản đồ

Bản đồ hành chính Thành phố Hạ Long.
Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hướng đến phát triển kinh tế TP Hạ Long.
Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hướng đến phát triển kinh tế TP Hạ Long.
Bản đồ thực trạng phát triển kinh tế Thành phố Hạ Long giai đoạn 2005 – 2014.


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những thập niên gần đây, nền kinh tế thế giới đang có những chuyển
biến mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập. Cùng với xu thế ấy, Việt
Nam cũng đang từng bước chuyển mình nhanh chóng với công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2015, với sự hình thành Cộng đồng
kinh tế Asean (AEC), dấu mốc sự thành công của các cuộc đàm phán hiệp
định kinh tế xuyên Á – Thái Bình Dương (TPP), của thương mại tự do Việt
Nam – EU (EVAFTA),… và cũng là mốc thời gian để chúng ta nhận thấy đất
nước chỉ còn 5 năm cuối để hoàn thành nhiệm vụ “cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Như một mảng sáng trong bức tranh kinh tế đất nước, tỉnh Quảng Ninh
cũng đang hòa mình vào sự phát triển mạnh mẽ của cả nước với tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế đa dạng và chuyển dịch theo đúng định hướng.
Trong những năm gần đây, Quảng Ninh luôn là 1 trong 5 địa phương có tổng thu
ngân sách nhà nước cao nhất, xứng đáng với vai trò “người gác cửa nền kinh tế”.
Ngày 28/7/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký Quyết định số
1588/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050. [33] Theo đó, Quy hoạch
khẳng định Quảng Ninh là một cực tăng trưởng quan trọng trong Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng; là khu vực động lực
trong vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ; là khu vực đầu mối quan trọng
trong các tuyến hành lang kinh tế thuộc khu vực hợp tác kinh tế Việt - Trung.
Quảng Ninh là trung tâm phát triển công nghiệp, cảng biển, dịch vụ, du lịch của

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm cung
cấp năng lượng cấp quốc gia; là cửa ngõ ra biển và ra quốc tế của khu vực, có vị
trí quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia.
1


Hạ Long là thành phố tỉnh lị, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của
tỉnh Quảng Ninh. Ngày 10 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết
định số 1838/QĐ-TTg công nhận TP Hạ Long là đô thị loại 1 trực thuộc
tỉnh Quảng Ninh. Trong 4 thành phố của tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long là thành
phố được thành lập đầu tiên và có thể coi là thủ phủ đi đầu trong tất cả các
lĩnh vực, đầu tàu cho sự phát triển chung của tỉnh. Nền kinh tế của TP Hạ
Long rất đa dạng trong đó chủ đạo là các ngành du lịch, thương mại, giao
thông, khai khoáng, công nghiệp chế biến, đóng tàu… Tại đại hội đại biểu
Đảng bộ thành phố lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 ngày 27/7/2015,
tổng kết kinh tế của thành phố từ 2010 - 2015 đã đánh giá “phát triển ổn định
và tăng trưởng ở mức cao (bình quân 19,4%/năm). Cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ từ 44,2% năm 2010 lên
55,3% năm 2014. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt trên 50.000 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 60% trong tổng
thu ngân sách của toàn tỉnh” [1]. Việc phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng cũng như thực trạng phát triển kinh tế của thành phố trong những năm
gần đây cũng như trong giai đoạn tới có ý nghĩa rất lớn để từ đó có cái nhìn
tổng quát về những gì đã và đang làm được của thành phố, đồng thời đưa ra
những giải pháp hiệu quả hơn trong giai đoạn tới. Đây là nhiệm vụ quan trọng
của các cấp, các ngành, các địa phương và của mỗi người dân TP Hạ Long.
Là một người con sinh ra và lớn lên ở TP Hạ Long, tôi mong muốn tìm
hiểu và vận dụng kiến thức địa lí học để đóng góp phần nào cho sự phát triển
của quê hương. Với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ tôi đã lựa
chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH

QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2005 - 2014”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn của địa lí học về phát triển
2


kinh tế, đề tài có mục đích chính là đánh giá các nhân tố và phân tích thực
trạng phát triển kinh tế TP Hạ Long. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
kinh tế TP Hạ Long hiệu quả và bền vững trong tương lai.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và các cụm phường của Thành phố.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các điều kiện để phát triển kinh tế và thực trạng phát triển kinh tế theo
ngành và lãnh thổ.
4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu kinh tế dưới góc độ địa lí học có ý nghĩa quan trọng nhằm
đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng phát triển để từ đó đưa ra những
chiến lược phát triển lâu dài cho cả nước nói chung và từng vùng lãnh thổ,
từng địa phương nói riêng. Vì vậy vấn đề này từ lâu đã được các nhà địa lí
trên thế giới cũng như trong nước chú trọng nghiên cứu.
4.1. Trên thế giới
Một số lí thuyết về phát triển kinh tế được các nhà khoa học thuộc
nhiều lĩnh vực quan tâm, trong đó nổi bật hơn cả là các nhà Kinh tế học và
Địa lí học.
Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể kể đến lí
thuyết cực tăng trưởng của Francoi Perroux [dẫn theo 31].
Lí thuyết cực tăng trưởng (hay lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm) của
nhà kinh tế học người Pháp được đưa ra vào đầu thập kỉ 50 của thế kỉ XX.
Theo thuyết này, trong một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất

cả các điểm trên lãnh thổ vào cùng một thời gian. Các điểm phát triển nhanh
là các điểm có lợi thế so với toàn vùng. Lí thuyết cực tăng trưởng chú ý đến
những thay đổi trong phạm vi một khu vực của lãnh thổ làm phát sinh sự tăng
3


trưởng kinh tế. Ở các cực tăng trưởng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh
tế của vùng là công nghiệp và dịch vụ. Lí thuyết này được áp dụng rộng rãi ở
châu Á, nhất là khu vực ASEAN.
Lí thuyết ba khu vực của Jean Fouranstier [dẫn theo 21]. Theo ông, tất
cả các hoạt động của xã hội được chia thành ba khu vực chủ yếu: khu vực 1
(nông – lâm – thủy sản), khu vực 2 (công nghiêp – xây dựng) và khu vực 3
(dịch vụ). Lí thuyết ba khu vực có giá trị nhất định, có liên quan đến việc xác
định các ngành kinh tế chủ đạo của quốc gia, tỉnh hay cấp nhỏ hơn.
4.2. Ở Việt Nam
Những nội dung liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển
kinh tế ở lãnh thổ các cấp cũng được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam.
Trong các giáo trình và các chuyên khảo, dưới góc độ địa lí học có thể kể
đến “Địa lí KT –XH đại cương” do PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ chủ biên [29],
trong đó dành hẳn 4 chương trình bày những vấn đề lí luận về nền kinh tế (các
nguồn lực phát triển, cơ cấu nền kinh tế) và địa lí các nhóm ngành và ngành.
Đây là nền tảng lí thuyết quan trọng để tác giả vận dụng trong Luận văn.
Các giáo trình Địa lí KT – XH Việt Nam do GS Nguyễn Viết Thịnh –
Đỗ Thị Minh Đức [24] và GS Lê Thông chủ biên [23] đã phân tích khái quát
chung về nền kinh tế và địa lí các ngành và vùng kinh tế ở Việt Nam.
Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng để tác giả vận dụng vào
đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó, trên phạm vi cả nước cũng như toàn tỉnh đã có nhiều công
trình, nhiều quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội như “Quy hoạch tổng thể
phát triển KT – XH TP Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

[32], “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 và ngoài 2050” [33].
Về kinh tế ở đô thị (như TP Hạ Long) trong cuốn “Kinh tế học đô thị”
4


[5], Phạm Ngọc Côn đã đưa ra ba cách phân loại cơ cấu ngành kinh tế đô thị,
thứ nhất là phân chia thành 3 khu vực (nông – lâm – thủy sản, công nghiệp –
xây dựng và dịch vụ), thứ hai là theo loại hình thâm canh các nhân tố sản xuất
trong các ngành kinh tế đô thị (thâm canh sức lao động; thâm canh vốn; thâm
canh chất xám) và thứ 3 là theo các ngành kinh tế xuất khẩu và kinh tế nội
địa, trong đó các ngành kinh tế xuất khẩu và kinh tế nội địa là điều kiện tồn
tại và phát triển của các ngành kinh tế xuất khẩu trong đô thị.
Như vậy, đây sẽ là những gợi ý để tác giả vận dụng khi nghiên cứu phát
triển kinh tế TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra, còn một số giáo trình, sách chuyên khảo khác bàn về phát
triển kinh tế dưới góc độ Địa lí học mà tác giả thấy rất bổ ích trong quá trình
tham khảo, triển khai đề tài, như “Việt Nam các tỉnh và thành phố” [24],
“Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm” [22], “Giáo trình
kinh tế phát triển” [13], “Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế” [11], …
Riêng về Quảng Ninh, cho đến nay đã có một số luận văn chuyên
ngành Địa lí học đã bảo vệ về địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể là Phát triển
công nghiệp tỉnh Quảng Ninh trong xu thế hội nhập của Đỗ Thị Lan Hương
[7], Nghiên cứu kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh của Bùi
Thị Hải Yến [35], Nghiên cứu hoạt động nội thương tỉnh Quảng Ninh của
Nguyễn Thị Thảo [19], Kinh tế Móng Cái trong thời kì đổi mới của Vũ Thi
Doan [5], Kinh tế huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 – 2010
của Đào Thị Diệp [6], Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển hành lang
kinh tế ven biển Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng – Đồ Sơn của Nguyễn

Quế Phương [14].
Còn về TP Hạ Long, cho đến nay chưa có luận văn nào nghiên cứu về
phát triển kinh tế dưới góc độ địa lí học.
5


Các luận văn trên đã đúc kết cơ sở lí luận về phát triển kinh tế, đánh giá
nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở
các ngành và các lãnh thổ cấp tỉnh, huyện và thành phố tương đương.
Như vậy cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu sự phát triển kinh
tế của thành phố Hạ Long trong giai đoạn 2005 – 2014. Đây là lí do tác giả
lựa chọn đề tài “ Phát triển kinh tế thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2005 – 2014”.
5. NHIỆM VỤ
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế dưới góc độ
địa lí học.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của TP Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2005 - 2014.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh
tế TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong tương lai.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về nội dung:
+ Đánh giá các nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, KT-XH ảnh
hưởng tới phát triển kinh tế.
+ Thực trạng phát triển kinh tế theo các khía cạnh ngành (Dịch vụ,
Công nghiệp, Nông - lâm - thủy sản) trong đó tập trung vào các ngành kinh tế
nổi trội nhất (Dịch vụ và Công nghiệp) và lãnh thổ (các tiểu vùng kinh tế).
- Về lãnh thổ:

Đề tài nghiên cứu trên phạm vi toàn TP Hạ Long, có sự phân hóa theo
20 phường của Thành phố trong đó có chú ý so sánh với các đơn vị hành
chính khác và toàn tỉnh Quảng Ninh.
6


- Về thời gian nghiên cứu:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích trong khoảng thời gian từ
2005 – 2014 và định hướng tới năm 2030.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phương pháp không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lí, nó
giúp tác giả hiểu sâu sắc và tổng quát hơn về địa bàn nghiên cứu với những
đối tượng có mối quan hệ đa chiều, biện chứng và biến động liên tục trong
không gian và thời gian. Qua đó thấy rõ những mặt đạt được cũng như những
mặt còn hạn chế để từ đó có những điều chỉnh và kết luận hợp lí, tạo điều kiện
cho đề tài nghiên cứu đạt được tính ứng dụng cao trong thực tế.
7.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp được sử dụng trong suốt quá
trình nghiên cứu, tìm hiểu để nhận xét, đánh giá các nguồn tài nguyên cũng
như xem xét hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên đó trong địa bàn nghiên
cứu với các lãnh thổ xung quanh.
Đây là phương pháp đặc trưng của môn địa lí. Nhưng trên thực tế khi
làm luận văn, nhiều tác giả đã không quan tâm đến phương pháp này. Trong
luận văn tác giả sử dụng phương pháp so sánh khi phân tích thực trạng phát
triển kinh tế của địa bàn nghiên cứu với các lãnh thổ khác. Tuy nhiên do tầm
nhìn còn hạn chế nên hiệu quả của phương pháp này chưa cao.
7.3. Phương pháp thống kê
Trên cơ sở thống kê số liệu đã thu thập được, tác giả sử dụng phương
pháp thống kê toán học để xử lí số liệu theo mục đích, tính toán các chỉ số

quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, tỉ trọng các ngành kinh tế, so sánh, đánh
giá,… để thấy được vị trí và sự thay đổi của nền kinh tế TP Hạ Long trong
giai đoạn nghiên cứu.
7


7.4. Phương pháp bản đồ, hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Đối với khoa học địa lí nói chung bản đồ vừa là nguồn tri thức vừa là
phương tiện trực quan. Vì vậy các bản đồ tự nhiên, KT-XH được sử dụng để
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng phát triển kinh tế, đồng thời
xem xét các mối quan hệ không gian và thời gian của các hiện tượng. Phương
pháp bản đồ được sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung phân tích, đánh
giá, tổng hợp cử đề tài.
Bên cạnh các bản đồ, các biểu đồ làm cụ thể hóa các sự vật, hiện tượng,
giúp cho việc thể hiện các kết quả nghiên cứu trở nên trực quan và sinh động.
Biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển các
hiện tượng kinh tế (các ngành, các lĩnh vực sản xuất…) của TP Hạ Long
trong thời gian nghiên cứu.
Đề tài có ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (Geographic
Information System – GIS) để số hóa và vẽ các bản đồ, biểu đồ một cách
chính xác mang tính khoa học cao và đáp ứng yêu cầu của đề tài.
7.5. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa là phương pháp đặc trưng, truyền
thống của khoa học địa lí. Việc thu thập tài liệu ngoài thực địa nhằm bổ sung
hoặc kiểm nghiệm những thông tin cần thiết cho quá trình phân tích, xử lí số liệu
trước khi thực hiện đề tài. Trước và trong khi thực hiện đề tài, tác giả đã trực tiếp
đi thực tế ở nhiều nơi của TP Hạ Long. Ngoài ra, tác giả cũng đến thu thập tài
liệu tại các cơ quan, ban ngành của TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
7.6. Phương pháp chuyên gia
Thông qua việc xin đóng góp ý kiến, nhận xét của các chuyên gia để kiểm

định lại các nhận định của tác giả về nội dung lí luận và thực tiễn. Trong quá
trình thực hiện đề tài, các chuyên gia, nhiều nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực
kinh tế từ lí luận cho đến thực tiễn của trường Đại học sư phạm Hà Nội, các sở
8


ban ngành của tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long đã đóng góp nhiều ý kiến vô
cùng quý báu giúp giải quyết được nhiều vấn đề còn vướng mắc của đề tài.
Đề tài được thực hiện tuân theo những quan điểm và bằng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau, vận dụng một cách tổng hợp trong các
giai đoạn nghiên cứu của tác giả mang lại bức tranh toàn cảnh về kinh tế TP
Hạ Long trong giai đoạn 2005- 2014.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục bảng biểu, hình ảnh, luận văn tập trung vào 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế.
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế TP
Hạ Long giai đoạn 2005 – 2014.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế TP Hạ Long đến
năm 2030.
9. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA
ĐỀ TÀI
9.1. Các luận điểm
- Luận điểm 1: Phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc
gia và địa phương. TP Hạ Long có ĐKTN và TNTN phong phú, vị trí và điều
kiện KT – XH thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế đa dạng: Dịch vụ Công nghiệp – Nông nghiệp.
- Luận điểm 2: Do có sự khác biệt và phân hóa về các nhân tố cho phát
triển kinh tế nên TP Hạ Long phát triển nổi bật các ngành Dịch vụ (du lịch,
thương mại và vận tải kho bãi…), Công nghiệp (khai thác than, thực phẩm đồ
uống…) và khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng như sự phân hóa, lãnh thổ.

9.2. Các đóng góp mới của đề tài
- Kế thừa, bổ sung và cập nhật cơ sở lí luận và thực tiễn của vùng
9


KTTĐPB và tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế, để vận dụng nghiên cứu
cho địa bàn TP Hạ Long.
- Làm sáng tỏ các thế mạnh và hạn chế của các nhân tố vị trí địa lí, điều
kiện tự nhiên và KT – XH ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của TP Hạ Long.
- Làm rõ được hiện trạng phát triển kinh tế của TP Hạ Long theo
ngành, thành phần kinh tế và theo lãnh thổ giai đoạn 2005 – 2014.
- Nêu được một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế TP Hạ Long
nhanh, mạnh và bền vững.

10


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), là sự tăng lên của tổng thu
nhập quốc gia (GNI) và tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc mức tăng của
tổng thu nhập quốc gia và tổng sản phẩm trong nước tính theo đầu người [13].
Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện bằng quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Quy mô tăng trưởng phản ánh sự tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít. Còn tốc
độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự
gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế hàng năm hay qua các thời kì.

1.1.1.2. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế trong một thời nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô
sản xuất (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu xã hội [13].
Phát triển kinh tế không chỉ là sự gia tăng của quy mô nền kinh tế, mà
còn bao hàm cả sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và đảm bảo cho
mọi người được bình đẳng về cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển. Phát
triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế.
Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng
thu nhập bình quân trên một đầu người (đây là mức thể hiện sự biến đổi về
lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của
một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của sự phát triển).
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Tiêu chí này
cũng phản ánh sự biến đổi về chất trong nền kinh tế của một quốc gia. Dấu
11


hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế thường là một tiêu chí quan trọng để so
sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau hay giữa các giai đoạn
phát triển kinh tế của một quốc gia.
Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu
cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng
trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xóa bỏ đói nghèo, suy dinh
dưỡng, tăng tuổi thọ trung bình, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ, y tế, nước
sạch, trình độ dân trí… Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã
hội của quá trình phát triển.
1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế
“ Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị
trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định
hợp thành” [29].

Cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế, nó
phản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế, phản ánh số lượng
các phần tử hợp thành trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên hệ thống
kinh tế vận động và phát triển không ngừng. Cơ cấu kinh tế được biểu hiện
qua 3 khía cạnh:
- Cơ cấu ngành kinh tế: là tổng hợp tất cả các ngành hình thành nên nền
kinh tế và mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Cơ cấu ngành kinh tế là
kết quả của phân công lao động xã hội theo ngành. Dưới góc độ ngành, cơ cấu
được xem xét theo 3 khu vực: Khu vực I (gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản), Khu vực II (gồm công nghiệp và xây dựng), Khu vực III (dịch vụ).
Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế. Cơ cấu
giữa các nhóm ngành lớn phản ánh các tương quan tỉ lệ, vai trò, vị trí của mỗi
nhóm ngành và mối liên hệ giữa chúng trong nền kinh tế. Đồng thời cơ cấu
theo nhóm ngành lớn cũng phản ánh trình độ phân công lao động xã hội theo
ngành ở cấp cao nhất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
12


- Cơ cấu lãnh thổ kinh tế: là tương quan tỉ lệ giữa các vùng trong phạm
vi quốc gia hoặc giữa các địa phương trong vùng và cấp thấp hơn được sắp
xếp một cách tự giác hay tự phát. Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của phân công
lao động xã hội theo theo lãnh thổ.
Sự phân chia các bộ phận lãnh thổ dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, lịch sử. Trong một quốc gia có thể chia thành nhiều vùng
lãnh thổ và sự phân chia này có thể thay đổi theo thời gian. Các bộ phận lãnh
thổ được bố trí và quan hệ với nhau theo một tỉ lệ nhất định để tạo điều kiện
cho từng vùng, từng địa phương phát triển và khai thác có hiệu quả các nguồn
lực của mình.
- Cơ cấu thành phần kinh tế: là tương quan theo tỉ lệ giữa các thành phần
kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay bộ phận hợp thành nền kinh tế. Cơ

cấu thành phần kinh tế là kết quả của tổ chức nền kinh tế theo các hình thức sở
hữu, hay nói cách khác chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh
tế. Ở nước ta hiện nay đang tồn tại 3 thành phần kinh tế cơ bản là:
+ Kinh tế Nhà nước (kinh tế trung ương và kinh tế địa phương)
+ Kinh tế ngoài Nhà nước (kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp)
+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về tương quan tỉ lệ giữa các
ngành, các vùng, các thành phần kinh tế hay nói cách khác đó chính là sự thay
đổi của nền kinh tế cho phù hợp với môi trường phát triển, là sự biến đồi cả
lượng và chất trong nội bộ cơ cấu kinh tế.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế
1.1.2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí
địa lí là nhân tố tạo nên sự thuận lợi hay khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao
thoa hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước hay giữa các quốc gia
13


với nhau. Trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới thì vị trí địa lí là
một nhân tố rất ý nghĩa. Vị trí địa lí thuận lợi sẽ mang lại lợi thế trong phân
công lao động, tạo dựng các mối quan hệ của các vùng lãnh thổ.
1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) bao gồm khí hậu, thời tiết, đất đai, thảm thực
vật, quần thể động vật ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển kinh tế. Tài
nguyên thiên nhiên (TNTN) bao gồm đất đai, nguồn nước, khí hậu, nguồn năng
lượng, khoáng sản, tài nguyên biển… được sử dụng để phát triển kinh tế.
ĐKTN và TNTN là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc
sống vừa là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Quy mô, sự giàu có và chất
lượng của điều kiện khai thác cũng như công nghệ khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế. ĐKTN và TNTN

đa dạng sẽ tạo thuận lợi cho sự hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng. ĐKTN và
TNTN còn là nhân tố quan trọng trong việc tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá
trị tạo nguồn thu ngoại tệ phục vụ tái sản xuất xã hội. Mặt khác đây còn là yếu tố
tạo nên sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy vậy, cần thấy rằng ĐKTN và TNTN chỉ là nhân tố nền tảng, cơ sở
chứ không quyết định tới sự phát triển của trình độ sản xuất. Thực tế đã cho thấy
nhiều quốc gia trên thế giới không có ĐKTN và TNTN thuận lợi song vẫn hình
thành và phát triển các ngành kinh tế và trung tâm kinh tế lớn trên cơ sở nhập
khẩu nguyên, nhiên liệu như Nhật Bản, Ixraen… Ngược lại có những nước giàu
có về TNTN song vẫn là những nước nghèo. Vì vậy việc khai thác như thế nào
cho hợp lí, có hiệu quả ĐKTN và TNTN có ý nghĩa rất quan trọng.
1.1.2.3. Kinh tế - xã hội
a. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động được coi là nguồn lực quan trọng, quyết
định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Dân cư và nguồn
14


lao động được coi là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra
sản phẩm, tạo ra tăng trưởng.
Quy mô, chất lượng, kết cấu dân số có ý nghĩa lớn đối với sự hình
thành và phát triển cơ cấu kinh tế. Dân số đông, chất lượng cao cùng với sự
tốt đẹp của các vấn đề xã hội (trật tự, an toàn xã hội, ổn định chính trị…) là
điều kiện để hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng đặc biệt với các
ngành, lĩnh vực có khả năng bứt phá đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Sự
phân bố dân cư cũng tác động đến sự phân bố và phát triển kinh tế. Đây cũng
là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư của các vùng cũng như của
đất nước. Điều này góp phần vào việc hình thành nên cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Bên cạnh vai trò là lực lượng sản xuất chính, dân cư và nguồn lao động
còn là lực lượng tiêu thụ, là nhân tố tạo cầu của nền kinh tế. Quy mô, kết cấu

dân cư, truyền thống cộng đồng, tâm lí dân cư (tâm lí tiêu dùng, tâm lí cạnh
tranh, tâm lí tăng trưởng…), các phong tục, tập quán… đều có tác động đến
cơ cấu cũng như khả năng phát triển kinh tế.
Có thể nói, dân cư và nguồn lao động là nhân tố tiên quyết cho sự phát
triển kinh tế. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dân cư, lao động (cả thể lực và
trí lực) là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định và lâu dài của
đất nước.
b. Khoa học công nghệ
KHCN là động lực phát triển của xã hội. Nhu cầu xã hội là vô tận và
ngày một tăng cao, muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước hết phải
phát triển KHCN.
Sự phát triển của KHCN sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi
công nghệ, thiết bị, hình thành ngành nghề mới, biến đổi lao động từ đơn giản
thành lao động phức tạp, chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác. Sự phát
triển của KHCN sẽ tạo điều kiện hình thành cơ cấu kinh tế mới với vị trí, tỉ
15


trọng các ngành, các lĩnh vực phù hợp hơn, thích ứng được yêu cầu phát triển
của KHCN, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Ngày nay, sự phát triển của KHKT và CN đã nâng cao hiệu quả khai
thác và sử dụng các nguồn lực (nâng cao năng suất, chất lượng), làm biến đổi
chất lượng nguồn lao động (chuyển hướng lao động từ lao động cơ bắp sang
lao động máy móc, lao động trí tuệ)… Sự thay đổi này đã chuyển đổi nền
kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm
lượng KHKT và CN cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh chóng từ nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
c. Nguồn vốn
Vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất và bản thân
chúng lại là đầu ra của các quá trình sản xuất đó. Vì vậy vốn là nguồn lực

quan trọng đối với quá trình phát triển KT – XH của mỗi quốc gia. Sự gia
tăng nhanh các nguồn vốn và sự phân bổ chúng một cách có hiệu quả tới các
ngành, các lĩnh vực, các vùng lãnh thổ có tác động to lớn đến sự tăng trưởng,
khả năng tạo tích lũy cho nền kinh tế.
Các nguồn vốn bao gồm:
- Các nguồn vốn đầu tư trong nước: là nguồn vốn được hình thành từ
tiết kiệm của ngân sách Nhà nước, tiết kiệm của các doanh nghiệp và tiết
kiệm của dân cư. Đây là nguồn vốn tương đối phong phú sẽ tạo điều kiện đầu
tư, xây dựng và hình thành, phát triển các ngành kinh tế; nhập khẩu KHKT và
CN tiên tiến phục vụ cho sản xuất trong nước. Khi sản xuất trong nước phát
triển, nguồn tích lũy nhiều thì nguồn vốn trong nước có thể tham gia đầu tư
vào các thị trường quốc tế mang lại nguồn thu từ bên ngoài lãnh thổ.
- Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: bao gồm nhiều hình thức khác
nhau như:
+ Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước phát triển cho
16


các nước đang phát triển nhằm thúc đầy, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế
của các nước này.
+ Vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) là nguồn vốn viện
trợ không hoàn lại. Đây là nguồn vốn nhỏ song có vai trò tích cực.
+ Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) là nguồn vốn của nước
ngoài đầu tư trực tiếp vào một nước khác. FDI là nguồn vốn đầu tư có tính
đến lợi nhuận song nó là nguồn vốn khá quan trọng giúp bù đắp sự thiếu hụt
về nguồn vốn của các nước đang phát triển trong quá trình phát triển KT –
XH. Ở nước ta, quy mô và nhịp điệu của nguồn vốn FDI có ảnh hưởng lớn tới
tốc độ tăng trưởng cảu nền kinh tế.
d. Thị trường
Thị trường là nhân tố đóng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiều dùng.

Trong nền kinh tế thị trường, trong bối cảnh toàn cầu hóa thì nhân tố thị
trường ngày càng có vai trò quan trọng quyết định đến quy mô sản xuất, cơ
cấu sản phẩm của các quốc gia và khu vực.
Thị trường được xem xét ở hai dạng: thị trường cung cấp nguyên, vật
liệu phục vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hai thị trường có thể
trùng nhau hoặc không nhưng đều có vai trò to lớn, một bên duy trì đầu ra,
một bên duy trì đầu vào của quá trình sản xuất xã hội. Các nước trên thế giới
trong quá trình phát triển của mình bên cạnh mở rộng phạm vi ảnh hưởng về
chính trị, quân sự thì việc mở rộng thị trường cũng luôn được chú trọng.
Toàn cầu hóa là cơ hội cho các quốc gia trong đó có Việt Nam mở rộng
thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng như thị trường cung cấp nguyên, vật liệu.
Thực tế cho thấy quốc gia nào có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu hàng
hóa nhiều sẽ có lợi thế trong mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư, thu hút
KHKT và CN từ nước ngoài. Quốc gia có thị trường rộng cũng có điều kiện
tạo thêm nhiều việc làm, tăng thêm giá trị lợi nhuận, thúc đẩy phát triển kinh
17


tế và qua đó các giá trị văn hóa, tinh thần của quốc gia đó cũng được mở rộng
ra thế giới.
e. Đường lối chính sách và thể chế
Thể chế chính trị, cơ chế chính sách, đường lối pháp luật… là nhân tố
có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển KT – XH. Nhà nước
không trực tiếp sắp đặt các ngành nghề, quy định tỉ lệ cơ cấu kinh tế nhưng lại
tác động gián tiếp bằng cách định hướng phát triển, khuyến khích mọi LLSX
xã hội, đưa ra các dự án đầu tư thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia.
Đường lối chính sách đúng đắn sẽ tập hợp mọi nguồn lực (cả trong và ngoài
nước) phục vụ cho mục tiêu phát triển KT – XH. Thực tế cho thấy, cho dù
một lãnh thổ có đầy đủ mọi nguồn lực song đường lối sai lầm, thể chế không
phù hợp thì KT – XH cũng không thể phát triển được. Ngược lại dù cho có sự

bất lợi về một nhóm nguồn lực khác nhưng đường lối, thể chế phù hợp thì KT
– XH vẫn có thể phát triển.
Sự tác động của cơ chế chính sách và thể chế tùy theo điều kiện hoàn
cảnh ở các giai đoạn khác nhau có thể thay đổi. Mỗi giai đoạn có thể ưu tiên
cho sự phát triển của một số ngành, lĩnh vực hay vùng lãnh thổ khác nhau để
tạo sự bứt phá cho vùng cũng như cho cả nước. Đường lối chính sách chính là
công cụ hiệu quả điều chỉnh sự phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí,
có hiệu quả. Tuy vậy, đường lối, chính sách đúng đắn cần phải phù hợp với sự
vận động và phát triển KT – XH trong nước và xu hướng phát triển của khu
vực và thế giới.
g. Hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa
Thời đại khoa học công nghệ tiến bộ như vũ bão đã thúc đẩy nền kinh
tế thế giới phát triển nhanh mạnh. Cùng với đó là sự hình thành và phát triển
của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa. Ở đó các quốc gia trên thế giới ngày
càng tương tác với nhau nhiều hơn, phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trong mối
18


×