Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Nghiên cứu chỉ số non – HDL cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có yếu tố nguy cơ tim mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.17 KB, 102 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 là một bệnh nội tiết chuyển hóa thường
gặp nhất, có tốc độ gia tăng nhanh, là một trong ba bệnh có tỷ lệ gia tăng
nhanh nhất (cùng với bệnh tim mạch và ung thư). Theo tổ chức y tế thế giới
(WHO), ước tính đến năm 2025 sẽ có từ 300 đến 330 triệu người, khoảng
5,4% dân số thế giới mắc ĐTĐ . Ở Việt Nam, theo điều tra của bệnh viện Nội
Tiết Trung Ương, tỷ lệ mắc ĐTĐ năm 2002 là 2,7% thì đến năm 2008 đã tăng
gần gấp đôi là 5%, và tính đến nay Việt Nam có gần 5 triệu người mắc ĐTĐ,
chiếm 5,7% dân số .
Theo thống kê của liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) thì trên thế giới mỗi
năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh ĐTĐ trong đó có khoảng 80%
biến chứng tim mạch đặc biệt ở ĐTĐ typ 2 vì bệnh thường phát hiện muộn .
Những người ĐTĐ typ 2 có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn 2 – 4
lần so với người không mắc ĐTĐ . Đồng thời nguy cơ tử vong do bệnh tim
mạch cũng cao hơn khoảng gấp đôi . Nhiều yếu tố gia tăng nguy cơ tim mạch
trong bệnh ĐTĐ, trong đó rối loạn chuyển hóa (RLCH) lipid máu đóng vai trò
quan trọng. RLCH lipid máu thường gặp của bệnh ĐTĐ là tăng triglyceride
(TG), giảm lipoprotein tỷ trọng cao (HDL - C), và tăng sự hiện diện của các
hạt LDL nhỏ, đậm đặc . Nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - C) ở bệnh
nhân ĐTĐ typ 2 thường không khác biệt đáng kể so với nhóm không có ĐTĐ.
Vì vậy ở những bệnh nhân ĐTĐ, chỉ số cholesterol không phải là lipoprotein
tỷ trọng cao (Non – HDL - C) có thể là một yếu tố dự báo mạnh mẽ hơn nguy
cơ tim mạch so với LDL - C.
Trước đây trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ
cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa tỷ lệ bệnh mạch vành (BMV) và tình
trạng rối loạn lipid máu trong đó nhấn mạnh vai trò của LDL – C [7 – 11].


2



Tuy nhiên, gần đây quan niệm này đã có sự thay đổi. Một số nghiên
cứu chỉ ra rằng Non – HDL - C có giá trị dự đoán hơn so với riêng LDL - C
đơn lẻ dự đoán nguy cơ tim mạch [12],[13]. Bên cạnh đó, Non – HDL - C
được tìm thấy là một yếu tố dự báo độc lập của BMV bất kể nồng độ TG,
trong khi LDL - C bị mất giá trị tiên đoán khi TG > 400 mg/dl [14]. Tuy
nhiên, tất cả các nghiên cứu này đều chưa tập trung vào đối tượng ĐTĐ cao
tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn với bệnh tim mạch [15]. Đặc biệt
ở Việt Nam vấn đề này còn khá khiêm tốn. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu chỉ số Non – HDL cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường
cao tuổi có yếu tố nguy cơ tim mạch”. Với 2 mục tiêu:
1.

Nhận xét chỉ số Non – HDL cholesterol ở bệnh nhân đái tháo
đường cao tuổi có yếu tố nguy cơ tim mạch.

2.

Nhận xét một số yếu tố liên quan với chỉ số Non – HDL cholesterol
của nhóm nghiên cứu trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Sơ lược về bệnh ĐTĐ
1.1.1. Định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại ĐTĐ
ĐTĐ là một nhóm các bệnh chuyển hóa, do nhiều nguyên nhân, đặc
trưng bởi tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa

carbonhydrate, lipid và protein, do khiếm khuyết về tiết insulin hoặc hoạt
động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ đi kèm
với các tổn thương lâu dài, rối loạn chức năng và suy của các tạng cơ quan
khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, dây thần kinh, tim, mạch máu [16].
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ. Theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA) 2012 chẩn
đoán ĐTĐ khi có ít nhất một trong bốn tiêu chuẩn sau [17]:
 Đường huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) kèm theo các
triệu chứng của tăng đường huyết (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút).
 Đường huyết tương lúc đói (nhịn ăn 8 - 14 giờ) ≥ 126 mg/dl (7,0
mmol/l) trong 2 buổi sáng khác nhau.
 Đường huyết tương 2 giờ sau khi uống 75g glucose ≥ 200 mg/dl
(11,1 mmol/l) (Nghiệm pháp tăng đường huyết).
 HbA1C (định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng) ≥ 6,5%.
Bệnh ĐTĐ được chia thành 4 nhóm lâm sàng [18]:
 ĐTĐ typ 1 (do tế bào beta bị phá hủy, thường dẫn đến thiếu insulin
tuyệt đối).
 ĐTĐ typ 2 (thiếu hụt dần dần insulin trên cơ sở kháng insulin).
 Các typ đặc biệt khác của ĐTĐ (do các nguyên nhân khác như thiếu hụt
bẩm sinh chức năng tế bào beta, bệnh lý tụy ngoại tiết, do thuốc hoặc hóa chất…)
 ĐTĐ thai kì (được chẩn đoán khi đang mang thai).


4

1.1.2. Dịch tễ học ĐTĐ
Bệnh ĐTĐ ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là ĐTĐ typ 2
chiếm trên 90% [19]. Cho tới năm 2007, theo số liệu của hiệp hội ĐTĐ thế
giới (IDF) trên thế giới có 246 triệu người mắc ĐTĐ, chiếm 6% dân số. Năm
2010, con số này là 284,6 triệu, chiếm 6,4% dân số toàn thế giới, riêng vùng
Đông - Nam Á là 58,7 triệu, tương đương 7,6% dân số trong vùng. Ước tính

số người mắc trên toàn thế giới sẽ tăng lên đến 300 triệu vào năm 2025; và tới
438,4 triệu (7,7%) vào năm 2030; vùng Đông – Nam Á tỷ lệ mắc ĐTĐ là 9,1%
với 101 triệu người . Thống kê năm 2000 tại Mỹ cho thấy có 17 triệu người bị
mắc bệnh ĐTĐ (8,6%) trong đó có 5,9 triệu người bị ĐTĐ nhưng chưa được
chẩn đoán và có 1 triệu người được chẩn đoán mắc mới mỗi năm [16].
Cũng theo IDF, ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư
hoặc thứ năm ở các nước phát triển và đang được coi là một dịch bệnh ở
nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, ĐTĐ được
xếp thứ sáu trong số các nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người cao tuổi
(NCT) [20] .
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh ĐTĐ cũng ngày càng gia tăng một cách
đáng lo ngại. Theo tác giả Phan Sĩ Quốc, Lê Huy Liệu năm 1991 tỷ lệ mắc
ĐTĐ ở các đối tượng từ 15 tuổi trở lên tại Hà Nội là 1,1% [21], nhưng đến
năm 2002, theo Nguyễn Huy Cường và cộng sự, tỷ lệ này đã tăng lên là
2,42% [22]. Nghiên cứu điều tra toàn quốc năm 2000, tỷ lệ bệnh lứa tuổi
30 - 64 của Việt Nam là 2,7% riêng khu vực thành thị và khu công nghiệp
tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 4,4% [23].


5

1.1.3. ĐTĐ ở người cao tuổi
1.1.3.1. Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ ở người cao tuổi

Insulin giảm tiết
dần theo độ tuổi
Sử dụng nhiều
loại thuốc

Yếu tố gen


Yếu tố dẫn đến
ĐTĐ ở người
cao tuổi

Kháng insulin
liên quan đến
tuổi

Bệnh mắc kèm

Giảm hoạt động
thể lực

Béo phì

Hình 1.1. Những yếu tố làm tăng tỷ lệ ĐTĐ ở người cao tuổi [24]
- Có những thay đổi về chuyển hóa glucose tiến triển song hành với
tuổi. Mức độ giảm rõ rệt sự bài tiết insulin khi được kích thích bởi glucose.
Điều này có thể do giảm đáp ứng của tế bào Beta với các hormone incretin.
Sự chậm trễ và kéo dài quá trình ức chế sản xuất glucose ở gan qua trung gian
insulin, kéo dài quá trình thu nhận glucose ở ngoại vi. Cơ chế bệnh sinh quan
trọng nhất là suy giảm dung nạp glucose theo tuổi. Nhiều ý kiến cho rằng quá
trình lão hóa là nguyên nhân quan trọng nhất của đề kháng insulin [25].
- Yếu tố gen cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ĐTĐ ở NCT. Ở những
người nếu gia đình có tiền sử bệnh ĐTĐ typ 2 thì khả năng mắc ĐTĐ sẽ tăng
theo tuổi [26].
- NCT thường mắc các bệnh kèm theo do vậy phải sử dụng nhiều loại
thuốc, có những thuốc kích hoạt các bất thường tiềm tàng về chuyển hóa
glucose thành ĐTĐ thực sự. Béo phì, đặc biệt béo vùng trung tâm và giảm



6

hoạt động thể lực, cả hai yếu tố này kết hợp với bất thường về chuyển hóa
glucose dẫn đến ĐTĐ typ 2 [25].
- Bệnh ĐTĐ có nhiều khả năng để phát triển ở bệnh nhân có một chế
độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa và các loại đường đơn. Uống rượu vừa
phải có thể bảo vệ chống lại bệnh ĐTĐ ở phụ nữ cao tuổi [27].
- Người ta cho rằng sự thiếu hụt nguyên tố vi lượng hoặc sinh tố có thể
góp phần vào sự phát triển hoặc tiến triển của bệnh ĐTĐ ở người trẻ, và nó
cũng có thể đúng ở NCT [28]. Bệnh nhân lớn tuổi bị bệnh ĐTĐ có tăng sản
xuất các gốc tự do, bổ sung các chất chống oxy hóa vitamin C và E cải thiện
cả hoạt động của insulin và kiểm soát chuyển hóa [29]. Nhiều bệnh nhân lớn
tuổi bị ĐTĐ thiếu magiê và kẽm, và bổ sung kẽm và magiê có thể cải thiện sự
trao đổi chất glucose ở những bệnh nhân này [30]. Tóm lại, ngày càng có
nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống bất thường có thể đóng góp vào cơ
chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ ở NCT, và thay đổi chế độ ăn uống có thể mang
lại lợi ích điều trị ở những bệnh nhân này.
- Quá trình viêm với sự tăng nồng độ Cytokin như yếu tố hoại tử mô
(TNF - α) và protein C phản ứng (CRP) làm tăng nguy cơ ĐTĐ ở NCT [31].
Nồng độ hormon steroid giới tính có liên quan tới sự phát triển bệnh ĐTĐ ở
NCT. Đặc biệt tăng nồng độ testosterone ở nữ và giảm ở nam làm tăng tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ [32].
1.1.3.2. ĐTĐ typ 2 ở người cao tuổi
Nhiều nghiên cứu về dịch tễ học ĐTĐ của WHO cho thấy rằng tần suất
mắc bệnh ĐTĐ tăng theo tuổi. Theo như thống kê của Meneilly GS năm 2006
có khoảng 20 – 25% NCT bị mắc ĐTĐ (85 – 95% là ĐTĐ typ 2) và thêm 20
– 25% đã bị giảm dung nạp glucose [20]. Trong khi đó Việt Nam đang đứng
trước thách thức về già hóa dân số với tỷ lệ NCT năm 2007 là 9,45%, dự báo

tỷ lệ NCT có thể lên đến 16,8% vào năm 2029 [33].


7

Bệnh nhân cao tuổi bị bệnh ĐTĐ có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi so với
người không bị ĐTĐ và là yếu tố nguy cơ (YTNC) quan trọng nhất liên quan
đến suy giảm chức năng ở NCT [20]. Ngoài các biến chứng vi mạch (bệnh lý
võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh) và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh
mạch vành (BMV), bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi là nguyên
nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ), NCT mắc ĐTĐ cũng có thể phải
chịu các ảnh hưởng xấu khác như trầm cảm, suy giảm nhận thức, teo cơ, ngã
và gãy xương [34]. Những yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng mạch máu lớn
là tuổi, thời gian mắc bệnh, tăng huyết áp (THA), tình trạng tăng đường máu,
và đặc biệt là các RLCH lipid.
Bên cạnh đó, yếu tố đa bệnh lý ở NCT như THA, bệnh lý mạch vành,
loãng xương, đau khớp… Người ĐTĐ cao tuổi thường hay lạm dụng thuốc
(để chữa các chứng bệnh khác nhau: đau đầu, mất ngủ…) và thiếu thông tin
phòng chữa bệnh, thiếu quan tâm chăm sóc đầy đủ. Sự thất thường về tâm lý
tình cảm cũng là một yếu tố góp phần làm cho điều trị ĐTĐ ở NCT trở nên
khó khăn hơn [35].
1.1.4. Biến chứng mạn tính của ĐTĐ
Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ typ 2 có thể xuất hiện ngay khi mới
chẩn đoán, ngày càng tăng theo thời gian bị bệnh và được chia thành 2 nhóm
chính là biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ.
 Biến chứng mạch máu lớn
- Bao gồm: + Bệnh lý mạch máu ngoại biên
+ Bệnh lý động mạch vành
+ Bệnh lý mạch máu não
- Nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ tăng từ 2 đến 4 lần so với

người không bị ĐTĐ [4]. Hơn 75% tử vong trong ĐTĐ là nguyên nhân tim
mạch. Có tới 80% bệnh nhân ĐTĐ có bệnh lý tim mạch. Thời gian và tính


8

khốc liệt của ĐTĐ tương quan với tỷ lệ mắc và phạm vi tổn thương của bệnh lý
mạch máu ngoại vi. Nguy cơ cắt cụt chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ tăng gấp 20 – 40
lần ở người không ĐTĐ và hơn 50% các trường hợp cắt cụt không phải do chấn
thương. Nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân ĐTĐ tăng 150% đến 400% ở bệnh nhân
dưới 55 tuổi, ĐTĐ làm tăng nguy cơ đột quỵ hơn 10 lần [36].
 Biến chứng mạch máu nhỏ:
- Biến chứng võng mạc ĐTĐ
- Biến chứng thận
- Biến chứng thần kinh
1.1.5. Các nguy cơ tim mạch chính ở bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi
Theo chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol tại Mỹ phiên bản
III, điều trị cho người trưởng thành (NCEP - ATP III) [37]:
ĐTĐ được coi là một nguy cơ tương đương BMV.
Các nguy cơ tim mạch chính là:
o Hút thuốc lá
o THA (HA ≥ 140/90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ áp)
o HDL - C thấp (< 40 mg/dl)
o Tiền sử gia đình có người bị BMV sớm (với nam < 55 tuổi, nữ
< 65 tuổi)
o Tuổi: nam ≥ 45 tuổi, nữ ≥ 55 tuổi
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá đã được biết rõ là tác hại lớn đến hệ tim mạch và là một
trong trong những YTNC mạnh nhất của bệnh lý động mạch vành, THA,
ĐTĐ, bệnh mạch ngoại vi… chính các bệnh lý này tác động lẫn nhau gây ra

vòng xoắn luẩn quẩn làm cho bệnh cảnh thêm trầm trọng [38].
Thuốc lá làm tăng nhanh quá trình xơ vữa động mạch, từ đó gây BMV,
tai biến mạch não (TBMN), bệnh động mạch ngoại vi. Hút thuốc gây ra vữa
xơ động mạch theo nhiều cơ chế. Trước hết nó làm tăng nồng độ chất


9

carbonmonoxid (một chất có nhiều trong thuốc lá), là chất làm tổn thương sự
toàn vẹn mềm dẻo của lòng mạch tạo điều kiện cho hình thành nhanh mảng
xơ vữa. Hút thuốc làm giảm chất HDL - C và làm tăng nồng độ LDL - C, TG
gây tăng tình trạng xơ vữa động mạch. Thêm vào đó, hút thuốc cũng làm tăng
khả năng đông máu dễ hình thành cục máu đông trên cơ sở mảng xơ vữa gây
nhồi máu cơ tim (NMCT) hoặc TBMN. Hút thuốc cũng làm cho lớp tế bào
nội mạc mạch bị tổn thương, mất tính trơn nhẵn đàn hồi để dễ dàng hình
thành mảng xơ vữa dưới lớp nội mạc [38].
Các nghiên cứu cho thấy, khi dừng hút thuốc lá làm tăng nồng độ
chất HDL - C và giảm chất LDL - C và làm giảm tốc độ hình thành xơ vữa
động mạch. Trong một tổng kết các nghiên cứu theo dõi lâu dài của việc bỏ
hút thuốc so với những người vẫn tiếp tục hút thuốc, được đăng tại báo cáo
sức khỏe của Mỹ năm 1995 qua 16 năm theo dõi cho thấy: Việc bỏ hút
thuốc làm nguy cơ bệnh tim mạch giảm một cách đáng kể so với người tiếp
tục hút thuốc [38].
Bên cạnh đó, việc từ bỏ hút thuốc ở người chưa từng có biểu hiện của
bệnh tim mạch, sẽ giảm nguy cơ bệnh tim mạch về sau một cách rất rõ ràng.
Đặc biệt ở những bệnh nhân đã từng bị bệnh tim mạch thì việc bỏ hút thuốc lá
là vấn đề cần đặc biệt được nhấn mạnh. Việc bỏ hút thuốc làm giảm nguy cơ
tái phát bệnh hoặc làm nặng bệnh.
Ngay cả ở những người đã hút thuốc trong một giai đoạn dài (nhiều
chục năm) thì bỏ hút thuốc vẫn tiếp tục có lợi ích đối với việc giảm nguy cơ

của bệnh tim mạch. Việc bỏ hút thuốc lá thậm chí còn có lợi ích giảm đáng kể
tỷ lệ bệnh tim mạch ngay trong những ngày đầu tiên. Theo báo cáo của ban
sức khỏe Hoa Kỳ về lợi ích của bỏ hút thuốc lá năm 1990, việc bỏ thuốc lá đã
làm giảm đi một nửa các biến cố tim mạch trong năm đầu và sau khi bỏ mười
năm thì nguy cơ chỉ còn gần tương tự như ở người chưa từng hút thuốc [38].


10

Tăng huyết áp
THA là YTNC tim mạch thường gặp nhất và cũng là YTNC được
nghiên cứu đầy đủ nhất. Tại Việt Nam hiện nay ước tính có trên 20% số
người lớn bị THA. Hơn 60 triệu người dân nước Mỹ bị THA [38].
Có nhiều cách phân loại THA. Nhìn chung, THA được xác định nếu
con số HA ≥ 140/90 mmHg khi đo bằng huyết áp kế trong một khoảng thời
gian [38],[39].
Cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều là những YTNC. Tuy
nhiên, huyết áp tâm thu được xem là yếu tố dự báo quan trọng hơn nguy cơ về
các tai biến do THA gây ra [38].
Nghiên cứu Framingham đã đem lại những thông tin sớm nhất và tin
cậy nhất về THA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi một người bị THA cả tâm
thu và tâm trương thì nguy cơ mắc BMV, đột quỵ, suy tim, bệnh động mạch
ngoại biên và tổn thương thận cũng tăng lên. Nghiên cứu này cũng cho thấy,
những người bị THA có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn so với
những người có huyết áp bình thường. Nhiều nghiên cứu khác cũng đưa ra
những kết luận tương tự [38].
THA thường kết hợp với các YTNC khác, đặc biệt là béo phì, tăng TC,
TG trong máu và ĐTĐ. Trong các rối loạn này, một rối loạn có thể là nguy cơ
của rối loạn khác và ngược lại.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, điều trị thành công THA làm giảm rõ

rệt các nguy cơ của nó. Hiện tại có rất nhiều loại thuốc hạ huyết áp tốt, dễ
dàng dung nạp và dùng được lâu dài. Cho dù kết quả THA phụ thuộc chủ yếu
vào việc dùng thuốc, nhưng các yếu tố khác như giảm cân nặng, hạn chế muối
và tập luyện cũng góp phần đáng kể làm giảm huyết áp [38].


11

HDL - C thấp
Trong các thành phần của lipid chỉ có HDL - C là thành phần lipid “tốt”
duy nhất có tác dụng bảo vệ mạch máu chống vữa xơ mạch máu [15].
Ở người mắc ĐTĐ typ 2 có xu hướng giảm HDL - C là loại lipoprotein
“tốt” có chức năng bảo vệ thành mạch [15].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng HDL - C thấp là một yếu tố
nguy cơ độc lập với BMV, ngay cả khi LDL - C thấp. Nghiên cứu UKPDS đã
chứng minh nếu cứ tăng được 0,1 mmol/l (4 mg/dl) HDL - C thì giảm được
15% YTNC biến chứng tim mạch [15].
Tiền sử gia đình
Nhiều người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc TBMN cao hơn
những người khác là do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Chẳng hạn, ở những
người bị tăng cholesterol (TC) mang tính chất gia đình, yếu tố di truyền và
các rối loạn sinh hóa liên quan đã được khẳng định. Tuy nhiên, đối với hầu
hết các YTNC tim mạch, vai trò của di truyền là không rõ ràng [38].
Nếu tiền sử gia đình có người bị BMV sớm (nam < 55 tuổi, nữ < 65
tuổi), thì phải đặc biệt lưu ý tới việc làm giảm ảnh hưởng của bất kỳ YTNC
nào có thể kiểm soát được, và phải cảnh giác hơn để tránh được cơn đau tim
hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, nếu ai đó trong gia đình bị bệnh ở tuổi 75 hay 80, có
lẽ không phải bận tâm về yếu tố di truyền [38].
Tuổi
Nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch tăng lên cùng với tuổi. Các

nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tuổi là một trong những yếu tố dự đoán bệnh
tật quan trọng nhất. Hơn nữa số người bị đột quỵ tim mạch và tới bốn phần
năm số người chết vì đột quỵ có tuổi cao hơn 65 [38].


12

Chúng ta không thể giảm bớt tuổi đời của mình được, nhưng việc ăn
uống điều độ và sinh hoạt hợp lý có thể giúp làm chậm lại quá trình thoái hóa
do tuổi tác gây ra [38].
1.2. Chuyển hóa lipid trong cơ thể
1.2.1. Lipid trong cơ thể
Lipid chính có mặt trong huyết tương là acid béo, TG, TC và
phospholipid. Một số thành phần khác của lipid có khả năng hòa tan trong
huyết tương và có mặt với số lượng ít hơn nhưng giữ vai trò sinh lí quan trọng
bao gồm các hormone steroid, các vitamin tan trong lipid. Trong huyết tương,
các lipid chính không lưu thông ở dạng tự do vì chúng không hòa tan trong
nước. Các acid béo tự do được gắn kết với albumin, còn TC, TG và
phospholipid được chuyên chở dưới hình thức các tiểu phần lipoprotein [40],
[41].
1.2.2. Cấu trúc và phân loại lipoprotein
1.2.2.1. Cấu trúc của lipoprotein
Lipoprotein (LP) là một phức hợp gắn kết lipid với một số protein hoặc
peptid đặc hiệu gọi là apolipoprotein hay apoprotein. LP là những tiểu phần
hình cầu gồm phần lõi kị nước có chứa TG, cholesteryl (cholesterol có gắn
các acid béo) không phân cực, được bao chung bởi lớp vỏ mỏng kỵ nước có
chứa phospholipid, TC tự do và apolipoprotein đặc hiệu [40],[41].
1.2.2.2. Phân loại lipoprotein
LP được phân loại theo tỷ trọng tăng dần chylomicron (CM),
lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), LDL và HDL. Ngoài ra còn có một

số chất trung gian như CM tàn dư, lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL).
Vai trò chính của CM và VLDL là chuyên chở TG, LDL và HDL chuyên
chở TC [40],[41].


13

1.2.2.3. Các apoprotein
Bảng 1.1. Thành phần lipid và apoprotein của các lipoprotein [40]
Lipoprotein
CM
VLDL
IDL
LDL
HDL
Lipoprotein(a)

Thành phần lipid (%)
TC
TG
1,5 – 4
86 – 94
18 – 22
55 – 65
34 – 42
15 – 27
40 – 50
8 – 12
17 – 23
3–6

50

Apoprotein
B – 48, A – I, A – IV
B – 100, E, C
B – 100, một ít C
B – 100
A – I, A – II, C
B – 100, apoprotein

Apoprotein giúp cho các LP hòa tan trong huyết tương, hoạt hóa các
enzym đặc hiệu và nhận diện các thụ thể trên bề mặt tế bào để LP được gắn
kết và thu nhận vào tế bào. Các apoprotein được phân loại thành các nhóm:
apoprotein A, apoprotein B, apoprotein C, apoprotein D, apoprotein E. Các
LP khác nhau mang trên bề mặt các apoprotein với thành phần và số lượng
khác nhau.
1.2.3. Chuyển hóa lipoprotein
1.2.3.1. Chuyển hóa lipid ngoại sinh (liên quan đến lipid thức ăn)
Sau khi ăn thức ăn chứa nhiều lipid, CM được tổng hợp ở tế bào ruột
nhằm vận chuyển TG và TC do thức ăn cung cấp đến các mô khác nhau trong
cơ thể. Tế bào biểu mô niêm mạc ruột tái tổ hợp TG từ glycerol, acid béo,
monoglycerid được hấp thu sau quá trình tiêu hóa: đồng thời phân đoạn
protein hoặc apoprotein được tổng hợp từ tế bào biểu mô niêm mạc ruột. Phức
hợp lipid và protein tạo nên CM. CM được hấp thu qua màng đáy vào mạch
bạch huyết, qua ống ngực vào hệ tuần hoàn ở hợp lưu tĩnh mạch cảnh và dưới
đòn để tới mô lipid và cơ [40].
CM chứa 90% TG. Quá trình thanh lọc CM ra khỏi hệ tuần hoàn diễn
ra qua nhiều giai đoạn. Enzym lipoprotein lipase ở tế bào nội mạc mao mạch



14

ở mô lipid, cơ, xương, cơ tim, tuyến vú thủy phân một lượng lớn TG của CM
thành acid béo tự do và glycerol để chuyển cho những mô này. Như vậy, CM
tàn dư có lượng TG giảm nhưng được làm giầu bởi cholesterol este. CM tàn
dư được thu nạp vào tế bào gan nhờ các thụ thể đặc hiệu với apoE và apoB 48 và CM tàn dư được thanh lọc khỏi máu tuần hoàn. Ở gan, phần tử tàn dư
được thoái hóa hoàn toàn tại lysosom, cholesterol được giải phóng, một phần
cholesterol được sử dụng tổng hợp acid mật, một phần cholesterol cùng TG
tạo thành VLDL của gan rồi vào hệ tuần hoàn bắt đầu con đường chuyển hóa
nội sinh [40] (Hình 1.2).

Hình 1.2. Chuyển hóa lipid ngoại sinh [42]
1.2.3.2. Chuyển hóa lipid nội sinh
Con đường này liên quan đến lipid có nguồn gốc từ gan. Gan là nơi
tổng hợp các phân tử VLDL, trong lõi chứa chủ yếu TG (90%) và một lượng
nhỏ cholesteryl ester, vỏ chứa apoprotein B – 100, một ít apoprotein C và
apoprotein E. VLDL mất dần TG do bị thủy phân bởi enzyme lipoprotein


15

lipase ở bề mặt nội mạc mao mạch và enzyme lipase của gan đồng thời cũng
mất dần các apoprotein bề mặt. VLDL trở thành IDL và cuối cùng là LDL,
LDL chỉ chứa cholesteryl ester trong lõi và apoprotein B – 100 trên bề mặt,
nó cung cấp TC cho các mô. LDL đóng vai trò chính trong sự vận chuyển TC
đến tế bào gan và tế bào mô ngoại vi. LDL được thu nạp vào tế bào nhờ gắn
kết với thụ thể đặc hiệu của apoB. Khoảng 50% LDL bị phân hủy ở mô ngoài
gan và 50% phân hủy tại gan. Một phần IDL cũng được thu nạp vào tế bào
gan [40] (Hình 1.3)


Hình 1.3. Chuyển hóa lipid nội sinh [42]
Các phần tử HDL được sản xuất ở gan, ruột non (HDL mới sinh) có
hình đĩa bao gồm phospholipid, cholesterol, apoE, apoA. Cholesterol được
ester hóa bởi enzyme LCAT (lecithin – cholesterol acyltranferase) trong HDL
mới sinh. TC thâm nhập vào bên trong HDL, lúc này HDL có cấu trúc hình
cầu bao gồm một nhân giầu cholesterol ester và một lớp vỏ chứa
phospholipids có cực và các apoprotein, các apoE được chuyển đến VLDL
hình thành HDL3 rồi đến HDL2. Cholesterol ester được vận chuyển từ HDL3
đến các phần tử tàn dư (CM tàn dư và IDL) song song với việc nhận thêm
TG. Sau đó cholesterol ester trong CM tàn dư và IDL được tế bào gan lấy đi
và bài tiết theo mật. HDL2 giàu TG được chuyển trở lại HDL3 bằng cách


16

phân hủy TG bởi enzyme lipase gan và một số HDL2 được loại khỏi hệ tuần
hoàn gắn bắt vào gan bởi thụ thể đặc hiệu của apoA – I và chu trình HDL2 –
HDL3 lại lặp lại [40] (Hình 1.4).

Hình 1.4. Chuyển hóa và vai trò vận chuyển cholesterol ngược trở về của
HDL [42]
1.2.4. Cơ chế rối loạn lipid ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
Những thay đổi thường gặp là tăng TG và VLDL, giảm HDL.
- Cơ chế tăng VLDL trong huyết tương:
Tăng tổng hợp VLDL tại gan: bình thường tại mô lipid insulin có vai
trò tăng tổng hợp TG trong tế bào lipid, tăng vận chuyển glucose tới tế bào
và ức chế phân hủy TG trong tế bào bằng cách ức chế tác dụng của enzyme
lipase nội bào [41],[43]. Ở người ĐTĐ do thiếu hụt hoặc tăng đề kháng
insulin, hoạt tính của enzyme lipase nội bào tăng, dẫn đến tăng phân hủy
TG trong tế bào lipid, các acid béo không ester hóa được vận chuyển tới



17

gan nhiều hơn, do đó tăng sản xuất VLDL tại gan và tăng bài tiết VLDL
vào hệ tuần hoàn [42],[44].
Giảm thanh thải VLDL trong huyết tương: do giảm hoạt tính
enzyme lipoprotein lipase vì hoạt động xúc tác của enzyme này phụ thuộc
insulin, do đó không làm thủy phân TG trong VLDL và gây tích tụ VLDL
trong huyết tương [41].
- Cơ chế giảm HDL:
Giảm hình thành HDL: do hoạt tính của enzyme lipase giảm, quá
trình trao đổi các thành phần như phospholipid, apoprotein trong quá trình
chuyển hóa của các lipoprotein giàu TG (VLDL, CM) cho các tiểu phần HDL
giảm, dẫn đến hình thành HDL2 giảm [41].
Tăng thoái hóa HDL: do số lượng các LP giàu TG (VLDL, CM) và
thời gian tồn tại của chúng trong huyết tương tăng, sự trao đổi cholesteryl
ester từ HDL sang các thành phần LP giàu TG và TG từ các LP giàu TG tới
tiểu phần HDL tăng, dẫn đến hình thành các tiểu phần HDL2 có lõi giàu TG.
Các tiểu phần HDL này bị phân giải với tốc độ nhanh hơn, làm cho số lượng
HDL trong huyết tương giảm, đồng thời tạo ra các tiểu phần HDL nhỏ và đậm
đặc hơn (HDL3). Các phân tử HDL3 tồn tại trong máu thời gian ngắn nên khả
năng chuyên chở TC giảm [42].
Như vậy, RLCH lipid thường gặp trong ĐTĐ typ 2 là tăng TG, giảm
HDL - C, và tăng sự hiện diện của các hạt LDL nhỏ, đậm đặc. Nồng độ LDL C thường không khác biệt so với nhóm không có ĐTĐ. Vì vậy ở những bệnh
nhân ĐTĐ typ 2, Non – HDL - C có thể là một yếu tố dự báo mạnh mẽ hơn
nguy cơ tim mạch so với LDL - C [45].

1.3. Chỉ số Non - HDL cholesterol



18

1.3.1. Cách tính Non - HDL cholesterol và mục đích việc lựa chọn LDL
cholesterol hay Non – HDL cholesterol
- Non - HDL - C chỉ đơn giản là sự khác biệt giữa nồng độ cholesterol
toàn phần và nồng độ cholesterol HDL - C [46].
Non - HDL - C = TC – HDL - C
- Phòng xét nghiệm sử dụng phương trình Friedewald để tính toán LDL - C:
LDL - C = TC – HDL - C – TG/5
Công thức này làm rõ vai trò của LDL - C thấp giả tạo khi có tăng TG.
Đây là lí do tại sao các phòng xét nghiệm không báo cáo mức LDL - C khi
TG > 400 mg/dl.
- Non - HDL - C cung cấp một chỉ số duy nhất của tất cả các
cholesterol xơ vữa bao gồm IDL, VLDL, Lp(a), và LDL [46].
- Ưu điểm.
 Xét nghiệm tính Non - HDL - C khá đơn giản, giá rẻ hơn, không
cần xét nghiệm lúc đói.
 Non - HDL - C vẫn được đánh giá khi TG > 400 mg/dl.
- Non - HDL - C chứa apo B, nó có thể phục vụ như một công cụ bổ
sung để đánh giá nguy cơ tim mạch ở những người có nguy cơ không được
xác định chính xác bởi LDL - C đơn lẻ [12],[47]. Điều này đặc biệt quan
trọng ở những bệnh nhân ĐTĐ mà mức LDL - C có thể không cao đáng kể.
- Non - HDL - C không phải là một khái niệm mới và được khuyến
cáo như là một mục tiêu thứ cấp của NCEP - ATP III ở Hoa Kỳ hướng dẫn
vào năm 2001 và cập nhật năm 2004 đối với các bệnh nhân có TG lớn hơn
200 mg/dl [46].


19

1.3.2. Mục tiêu kiểm soát Non - HDL cholesterol ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
Bảng 1.2. Mục tiêu lipid máu theo NCEP – ATP của Hoa Kỳ năm 2001 [37]
Nguy cơ bệnh mạch
vành
Không có BMV và có
0 – 1 yếu tố nguy cơ
Không có BMV và có
≥ 2 yếu tố nguy cơ

Có BMV hoặc có
nguy cơ tương đương
BMV

Ngưỡng LDL - C cho Ngưỡng LDL - C cho
bắt đầu điều trị bằng bắt đầu điều trị bằng
thay đổi lối sống
thuốc
≥ 160 mg/dl
≥ 190 mg/dl
(4,1 mmol/l)
(4,9 mmol/l)
≥ 160 mg/dl
(4,1 mmol/l)
≥ 130 mg/dl
nguy cơ < 10% trong
(3,4 mmol/l)
10 năm
≥ 130 mg/dl
(3,4 mmol/l)
nguy cơ 10-20% trong

10 năm
≥ 100 mg/dl
(2,6 mmol/l)

≥ 130 mg/dl
(3,4 mmol/l)

Mục tiêu điều trị cho
LDL - C

Mục tiêu điều trị cho
Non - HDL - C

< 160 mg/dl
(4,1 mmol/l)

< 190 mg/dl
(4,9 mmol/l)

< 130 mg/dl
(3,4 mmol/l)

< 160 mg/dl
(4,1 mmol/l)

< 100 mg/dl
(2,6 mmol/l)

< 130 mg/dl
(3,4 mmol/l)



20
Nguy cơ tương đương BMV: ĐTĐ, xơ vữa động mạch ngoại biên,
phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch cảnh có triệu chứng, nguy cơ
mắc BMV trong 10 năm tới > 20%
Như có thể thấy trong bảng trên, mục tiêu cho Non - HDL - C luôn cao
hơn 30 mg/dl (0,8 mmol/l) so với mục tiêu LDL - C ở bệnh nhân cùng mức
nguy cơ.
NCEP - ATP III cập nhật năm 2004 có một số bổ sung sau [46]:
- Mục tiêu tổng thể cho bệnh nhân nguy cơ cao vẫn là LDL < 100
mg/dl (2,6 mmol/l). Tuy nhiên với những bệnh nhân nguy cơ rất cao mục tiêu
điều trị là LDL < 70 mg/dl (1,8 mmol/l).
- Bệnh nhân nguy cơ rất cao là những bệnh nhân mắc BMV có kèm
theo một trong những điều kiện sau:
 Đa yếu tố nguy cơ (đặc biệt là ĐTĐ)
 Có các yếu tố nguy cơ nghiêm trọng hoặc yếu tố nguy cơ không
được kiểm soát tốt (đặc biệt là hút thuốc lá liên tục)
 Đa yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa, đặc biệt là TG ≥ 200
mg/dl (2,3 mmol/l) kèm Non – HDL - C ≥ 130 mg/dl (3,4 mmol/l) và HDL C ≤ 40 mg/dl (1 mmol/l)
 Bệnh nhân có hội chứng vành cấp
- Ở những bệnh nhân có nguy cơ rất cao ngưỡng bắt đầu cho điều trị
bằng thuốc là LDL - C ≥ 100 mg/dl (2,6 mmol/l).


21

Bảng 1.3. Hội Nội tiết ĐTĐ Việt Nam đã kiến nghị và đưa ra một số chỉ
tiêu cho người bệnh ĐTĐ Việt Nam như sau (2009) [48]
Các thành phần


Kiểm soát lipid máu
Chấp nhận
4,5 - ≤ 5,2
1,5 - ≤ 2,2
≥ 0,9
2,5 – 3,4
3,4 – 4,1

Tốt
< 4,5
< 1,5
> 1,1
< 2,5
3,4

lipid máu (mmol/l)
TC
TG
HDL – C
LDL – C
Non – HDL – C

Kém
> 5,2
> 2,2
< 0,9
≥ 3,4
> 4,1


Bảng 1.4. Mục tiêu điều trị đề nghị cho bệnh nhân với nguy cơ tim mạch
chuyển hóa và rối loạn lipoprotein (theo Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ
và Hội Tim Mạch Hoa kỳ)[49].
LDL - C

Non – HDL - C

< 70 mg/dl

< 100 mg/dl

(1,8 mmol/l)

(2,6 mmol/l)

nhưng có ít nhất 2 YTNC chính < 100 mg/dl

< 130 mg/dl

của bệnh ĐMV; hoặc

(3,4 mmol/l)

Bệnh ĐMV hoặc ĐTĐ kèm ít
nhất 1 YTNC chính khác của
bệnh ĐMV

AopB
< 80 mg/dl


1) Bệnh nhân nguy cơ cao,
không bị ĐTĐ hoặc bệnh ĐMV,
(2,6 mmol/l)

< 90 mg/dl

2) ĐTĐ không kèm các YTNC
chính khác của bệnh ĐMV
Các yếu tố nguy cơ chính khác của bệnh ĐMV: hút thuốc, tăng huyết
áp, tiền sử gia đình bệnh ĐMV sớm.
ĐMV: động mạch vành
Bảng 1.5. Phân loại rối loạn lipid máu theo tiêu chuẩn
của Hội tim mạch Việt Nam [15]


22

Thành phần lipid máu

Bình thường

Có rối loạn

TC

< 5,2

≥ 5,2

TG


< 1,7

≥ 1,7

HDL – C

> 1,0

≤ 1,0

LDL – C

< 3,1

≥ 3,1

Non – HDL – C

≤ 4,1

> 4,1

(mmol/l)

1.3.3. Các yếu tố liên quan đến Non – HDL cholesterol ở bệnh nhân ĐTĐ
cao tuổi
1.3.3.1. Tuổi và giới
- Tuổi liên quan đến sự thay đổi nồng độ các thành phần lipid máu, chủ
yếu là tăng dần LDL - C đến tuổi 50 ở nam giới (tuổi 60 ở nữ), tiếp theo là sự

giảm HDL - C. Do vậy chỉ số Non – HDL - C tăng dần theo tuổi. Sự biến đổi
này có liên quan đến sự lão hóa chuyển hóa lipid, nhưng đặc biệt là sự thay
đổi trọng lượng quan sát thấy ở NCT, sự giảm mức độ hoạt động, tình trạng
tinh thần và các bệnh lý phối hợp [50].
- Giới: nhiều nghiên cứu nhận thấy nữ giới bị ĐTĐ có mức TC máu cao
hơn nhưng mức TG lại tương tự với những nam giới bị ĐTĐ [51].
Nam giới có TC và LDL - C máu cao hơn nữ giới cùng tuổi bắt đầu từ
tuổi trưởng thành đến 50 – 60 tuổi, sau độ tuổi này nữ giới lại có hai chỉ số
này cao hơn nam giới. HDL - C ở nữ giới thì luôn luôn cao hơn so với nam
giới ở tất cả các độ tuổi [37].
1.3.3.2. Thừa cân và béo phì
Thừa cân và béo phì là tình trạng dư thừa lipid trong cơ thể. Chỉ số
thường được sử dụng để đánh giá tình trạng thừa cân và béo phì là chỉ số


23

khối cơ thể (BMI). Còn chỉ số vòng eo, hay chỉ số eo - hông đánh giá tình
trạng béo trung tâm hay còn gọi là béo tạng, béo vùng bụng, béo dạng nam
với đặc trưng tích lũy lipid chủ yếu ở các tạng vùng bụng. Các nghiên cứu
dịch tễ cho thấy thừa cân và béo phì có liên quan đến tăng TG, TC, LDL C, TC/HDL, và giảm HDL - C ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Do đó làm tăng chỉ
số Non - HDL - C [43].
Về mặt cơ chế, rối loạn lipid máu trong béo trung tâm liên quan đến
tăng nồng độ các acid béo tự do trong máu làm kích thích gan tăng sản xuất
và bài tiết VLDL, dẫn đến tăng TG máu. Tăng VLDL trong máu làm tăng
chuyển TG từ VLDL cho LDL, HDL và ngược lại, làm tăng chuyển
cholesteryl ester từ LDL và HDL cho VLDL, dẫn đến LDL và HDL trở nên
giàu TG và chứa ít cholesteryl ester. Tăng acid béo tự do và VLDL trong máu lại
làm tăng hoạt tính của enzyme lipase gan, enzyme này thủy phân TG của LDL
và HDL. Kết quả là hình thành LDL hạt nhỏ và đậm đặc có tính gây xơ vữa

động mạch cao và HDL3 hạt nhỏ có khả năng chống xơ vữa động mạch kém,
(giảm HDL2 có khả năng chống xơ vữa động mạch) [52],[53].
1.3.3.3. Kháng insulin: Insulin là yếu tố điều hòa quan trọng hoạt tính của
enzyme trong chuyển hóa lipid [41],[53].
- Khi insulin giảm, hoạt độ lipase tăng, làm tăng thủy phân lipid ở tổ
chức lipid, dẫn tới tăng acid béo tự do trong máu. Các acid béo này sẽ tổng
hợp thành TG và được vận chuyển dưới dạng VLDL [54].
- Khi có kháng insulin acid béo tự do sẽ tăng cường đến gan làm tăng
tổng hợp TG. Đồng thời cũng tăng tạo lipid, giảm nồng độ lipoprotein lipase
ở ngoại biên.
Sự giảm HDL - C là do sự giảm của nhân lipoprotein cholesteryl ester
làm thay đổi chuyển hóa và tổng hợp HDL - C.


24

Như vậy, tình trạng kháng insulin làm thay đổi hoạt tính của enzyme
lipase nội bào và enzyme lipoprotein lipase, do đó liên quan đến tăng TG và
giảm HDL - C ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Kết quả là làm tăng Non - HDL - C.
Sự kết hợp của kháng insulin, tăng TG là YTNC đặc biệt ở bệnh nhân
ĐTĐ typ 2, là một chùm nguy cơ bùng nổ tử vong tim mạch.
1.3.3.4. Tăng huyết áp
Các nghiên cứu về dịch tễ học đều cho thấy có mối liên quan chặt chẽ
giữa THA và rối loạn lipid máu. THA và rối loạn lipid máu thúc đẩy quá trình
xơ vữa động mạch. Trong bệnh ĐTĐ typ 2 kháng insulin được xem là giai
đoạn sớm trong quá trình tiến triển của bệnh và thường kết hợp với nhiều rối
loạn: THA, RLCH lipid… làm gia tăng các biến cố tim mạch. THA làm tăng
áp lực lòng mạch, các tế bào nội mạc bị kích thích cấu trúc tế bào bị nới lỏng
gây giảm chức năng che chở của tế bào nội mạc, tăng tính thấm thành mạch
làm cho các thành phần huyết tương như mảng LDL xuyên qua khoảng dưới

nội mạc vì vậy làm tăng cholesterol lắng đọng dưới nội mạc. Tổn thương dưới
nội mạc làm tăng kết dính tiểu cầu, đây cũng là khởi điểm cho sự hình thành
mảng vữa ở cấp độ tế bào [54],[55].
1.3.3.5. Kiểm soát glucose máu
Người bệnh ĐTĐ typ 2 chưa được dùng insulin hoặc thuốc uống hạ
glucose máu thường có tăng TG máu, mức HDL - C thấp và tăng sự hiện
diện của các hạt LDL nhỏ, đậm đặc. Mức TG của họ tương quan nghịch với
mức độ kiểm soát glucose máu. Bắt đầu sử dụng insulin hoặc các thuốc
sulfamid làm hạ glucose máu, dẫn đến giảm mức VLDL và tăng HDL - C,
còn nếu điều trị bằng metformin sẽ có giảm VLDL nhưng thường không có
tăng mức HDL - C [15],[42].


25

Hiệu quả điều trị RLCH lipid lớn hơn nhiều ở những người ngay từ đầu
đã được điều trị đúng, kiểm soát glucose máu tốt, so với những người đã được
điều trị từ trước nhưng không đạt mục tiêu điều trị nay điều chỉnh lại [15].
Chuyển hóa LDL - C cũng bị rối loạn ở những người bệnh ĐTĐ typ 2.
Với ĐTĐ typ 2 nhẹ không được điều trị, các tốc độ tổng hợp và loại bỏ LDL C cùng tăng lên đồng thời, dẫn đến mức LDL - C bình thường. Ở những
người bệnh có glucose máu tăng trung bình không được điều trị hoặc kiểm
soát kém, tổn thương dị hóa LDL - C có thể dẫn đến tăng nhẹ mức LDL - C.
Nhưng trong trường hợp này, mối quan tâm hàng đầu lại là sự hiện diện của
các LDL - C hạt nhỏ đậm đặc thường gặp trong ĐTĐ typ 2. Vai trò quyết
định trong sinh bệnh học của hình thái bệnh lý này được gắn cho mức TG
máu có tương quan nghịch với kích thước của các hạt LDL - C. Thậm chí
ngay cả khi mức TG máu là tương đối thấp, các hạt LDL - C nhỏ đậm đặc
cũng thường được tìm thấy ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. LDL - C có thể được tái
cấu trúc thành hạt nhỏ hơn bởi lipase gan có thể tăng lên trong ĐTĐ typ 2.
Kích thước của các hạt LDL - C cũng được chỉ ra là có tương quan nghịch với

nồng độ HbA1C [15].
Trong ĐTĐ typ 2, nồng độ HDL - C sẽ tăng lên cùng với sự giảm cân, sử
dụng insulin và sulfonylurea. Vì vậy, kiểm soát glucose huyết là một yếu tố quan
trọng góp phần làm giảm thiểu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
1.4. Một số nghiên cứu về Non – HDL cholesterol ở bệnh nhân ĐTĐ trên
thế giới và Việt Nam
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu Strong Heart được thực hiện tại Mỹ từ năm 1989 – 1998
với 4549 bệnh nhân, 2108 bị ĐTĐ nhưng không có bệnh tim mạch ở mức cơ
bản. Dữ liệu trên gây tử vong và không tử vong tim mạch được thu thập trong


×