Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng ở sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất và thứ 3 trường cao đẳng y tế hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.16 KB, 94 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh răng miệng hiện nay vẫn còn là bệnh phổ biến, gặp ở mọi tầng
lớp, lứa tuổi, trong đó hay gặp nhất là bệnh sâu răng và viêm lợi. Do tính chất
phổ biến, tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng nên điều trị bệnh tốn kém cho cá
nhân, gia đình và xã hội. Trong 10 năm gần đây, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh răng
miệng đã được cải thiện đáng kể ở những nước phát triển và đang phát triển
nhờ những tiến bộ khoa học về phòng bệnh và triển khai các chương trình nha
học đường của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, bệnh răng
miệng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao nhất là ở các đối tượng học sinh, sinh viên.
Ở Việt Nam, tình trạng sâu răng và viêm lợi còn ở mức cao trên 90%
dân số và có chiều hướng gia tăng vào những năm gần đây . Nhiều nghiên
cứu đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng theo lứa tuổi và thời gian . Tại Hà Nội năm
2007, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Mạnh Dũng và Lương Thị
Kim Liên trên 595 đối tượng có độ tuổi từ 18 đến 45 đã cho thấy tỷ lệ mắc sâu
răng khá cao: chỉ số SMT chung là 2,08, của nhóm 18 – 34 tuổi là 1,94; có tới
63,3% sâu răng ở nhóm 18 – 34 tuổi và tăng lên 73,8% ở nhóm tuổi 35 – 44, nữ
có tỷ lệ mắc cao hơn nam . Kết quả nghiên cứu của Trần Anh Thắng (2012) tại
Hịa Bình cũng cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chung là 56%, chỉ số SMT ở
lứa tuổi 18 là 2,12 . Các bệnh lý khác như viêm lợi hay tình trạng cao răng, mảng
bám răng cũng gặp khá nhiều ở lứa tuổi ≥ 18 trên sinh viên các trường chuyên
nghiệp. Một nghiên cứu gần đây về tình trạng viêm lợi của tác giả Bùi Trung
Dũng (2013) trên đối tượng sinh viên năm thứ 1 của trường Đại học Y Hà Nội
đã cho thấy tỷ lệ viêm lợi rất cao (80%) .
Bệnh răng miệng do nhiều nguyên nhân gây ra dưới sự tác động của
nhiều yếu tố nguy cơ. Ngồi các yếu tố tác nhân lý, hóa, sinh học thì kiến
thức, thái độ và thực hành các biện pháp vệ sinh răng miệng của các cá nhân
có liên quan rất nhiều tới bệnh răng miệng. Nghiên cứu của Sấn Văn Cương
(2013) cho thấy có tới 75,0% học sinh khơng hiểu biết về phịng bệnh răng



2

miệng, 61,62% học sinh thực hành kém về chăm sóc răng miệng và cho thấy
có mối liên quan giữa kiến thức với bệnh sâu răng (OR = 8,5; p < 0,01) . Như
vậy, việc nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh răng miệng để
giảm bớt các nguy cơ của bệnh là rất cần thiết.
Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội là một trong những trường cao đẳng tốp
đầu cả nước về đào tạo đội ngũ điều dưỡng viên có chất lượng cao, cung cấp
nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế tại Hà Nội. Sinh viên của trường sau khi tốt
nghiệp được sở hữu kiến thức đầy đủ về các chuyên ngành được đào tạo, kỹ
năng chăm sóc, điều dưỡng trong đó tập trung chủ yếu vào các chuyên ngành
đa khoa. Riêng với chuyên ngành Chăm sóc người bệnh răng hàm mặt, sinh
viên chỉ được học với một khối lượng kiến thức tối thiểu: 15 tiết lý thuyết và
1 tuần thực hành lâm sàng bệnh viện vào đầu năm thứ 3 của chương trình đào
tạo. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nhằm tìm hiểu và làm rõ về tình
trạng bệnh răng miệng cũng như kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc
răng miệng của những đối tượng này – những người sẽ tham gia và thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cá nhân và cộng đồng trong
tương lai. Nghiên cứu này cũng sẽ giúp đề xuất các giải pháp tư vấn dự phòng
bệnh răng miệng cho các em đồng thời sẽ là một trong những tài liệu tham
khảo rất có ý nghĩa cho chương trình đào tạo của nhà trường.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và kiến thức, thái độ, thực hành vệ
sinh răng miệng ở sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất và thứ 3 trường
Cao đẳng Y tế Hà Nội" với mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ở sinh viên điều dưỡng năm
thứ nhất và thứ 3 tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2014.


2.

Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng
miệng ở sinh viên năm thứ nhất và thứ 3 trường Cao đẳng Y tế Hà
Nội năm 2014.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.TÌNH HÌNH BỆNH RĂNG MIỆNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Một số khái niệm về chăm sóc răng miệng
Chăm sóc răng miệng (CSRM) là hành vi của cá nhân cùng với sự tham
gia của thầy thuốc như bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, nha sỹ, điều dưỡng
viên, kỹ thuật viên ... tác động vào răng miệng nhằm giữ gìn trạng thái tồn
vẹn cả về chức năng và thẩm mỹ của răng miệng.
Răng miệng là cửa ngõ của cơ quan tiêu hóa, sự tồn vẹn của cơ quan
răng miệng góp phần rất lớn vào việc hồn thành chức năng tiêu hóa của cơ
thể. Răng miệng còn liên quan mật thiết tới chức năng phát âm, tới thẩm mỹ
khuôn mặt của con người. Các bệnh lý của răng miệng như sâu răng, viêm lợi,
viêm quanh răng, mất răng, lệch lạc răng, viêm loét niêm mạc miệng ... phần
lớn là do q trình chăm sóc răng miệng quyết định.Vì vậy, vấn đề chăm sóc
răng miệng là khơng thể thiếu được trong chăm sóc sức khỏe con người.
Chăm sóc răng miệng bao gồm:
* Giữ gìn răng miệng
* Vệ sinh răng miệng
* Khám định kỳ
* Điều trị các bệnh răng miệng sớm và kịp thời

- Giữ gìn răng miệng: là hành vi của cá nhân nhưng phụ thuộc vào
nhận thức của các cá nhân đó. Nếu một người nhận thức đúng và đầy đủ tầm
quan trọng của một hàm răng lành mạnh, tác hại của sự mất răng hoặc mất sự
toàn vẹn của răng, khả năng chịu đựng của răng và các yếu tố bất lợi cho răng


4

thì người đó sẽ có thái độ dự phịng và tránh được các yếu tố bất lợi đó. Giữ
gìn răng miệng là sử dụng răng đúng chức năng ăn, nhai, khơng nhai các thức
ăn q cứng, q dai, q nóng, quá lạnh hoặc quá chua, nghĩa là tránh các tác
động bất lợi cả về vật lý, hóa học. Các thói quen xấu như dùng răng mở nắp
chai, lọ hoặc cắn đồ vật cứng…đó là những thói quen do thiếu hiểu biết về
giữ gìn răng miệng. Giữ gìn răng miệng cịn thể hiện ở việc giữ cho răng sạch,
đảm bảo thẩm mỹ và phịng được bệnh tật khi có bệnh thì điều trị sớm, đó là
hành vi rất quan trọng để giữ gìn răng miệng.
- Vệ sinh răng miệng: vệ sinh răng miệng (VSRM) là làm sạch răng sau
mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để giữ cho hàm răng ln sạch. VSRM có hiệu
quả địi hỏi phải làm thường xuyên và đúng kỹ thuật. Trên thực tế có nhiều
cách thực hiện vệ sinh răng miệng. Làm sạch răng sau khi ăn sáng và hai
bữa ăn chính là việc có thể thực hiện đơn giản. Nhưng thực tế rất nhiều
người thường hay ăn q vặt ngồi hai bữa chính, những người đi công tác
thường hay ăn tại các nhà hàng, thậm chí ở vỉa hè, trên tàu xe ... sau khi ăn
họ khơng có điều kiện làm vệ sinh răng miệng. Trong các trường hợp như
vậy, việc làm vệ sinh răng miệng thường bị gián đoạn, răng miệng không
được giữ sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng hoạt động hình
thành mảng bám răng. Nếu tình trạng gián đoạn này kéo dài thì có thể xuất
hiện sâu răng, viêm lợi ... lâu dài có thể gây viêm quanh răng, xô lệch răng
dẫn tới mất răng hàng loạt. Việc làm sạch răng được thực hiện bằng cách
chải răng với kem đánh răng có Fluor kết hợp với chỉ tơ nha khoa và nước

súc miệng. Bên cạnh đó cịn có nhiều phương tiện khác giúp làm sạch răng
phù hợp với các đối tượng khác nhau như bàn chải điện, bàn chải kẽ, tăm
nước, tăm gỗ, kẹo cao su có đường xylitol...
- Khám định kỳ răng miệng: khám răng miệng định kỳ thường được
thực hiện khoảng 6 tháng/lần. Khám định kỳ nhằm phát hiện sớm và kịp thời


5

bệnh sâu răng và các bệnh khác ở răng miệng như viêm lợi, viêm quanh răng,
viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, biến chứng do mọc răng, dự phòng răng
mọc lệch lạc đối với trẻ em…Có những bệnh như sâu răng thường tiến triển
từ từ, lúc đầu thường khơng có biểu hiện đau hoặc chỉ ê buốt thống qua, vì
thế bệnh nhân thường khơng để ý và xem nhẹ. Khi có triệu chứng ê buốt, đau
nhức nhiều thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Lúc này việc điều trị đã trở nên
phức tạp hơn. Do đó khám định kỳ để phát hiện sớm sâu răng là việc làm rất
quan trọng. Đây là một nội dung cần được đưa vào chương trình truyền thơng
giáo dục sức khỏe răng miệng cho mọi người.
- Điều trị các bệnh răng miệng sớm và kịp thời: về nguyên tắc tất cả
các bệnh nếu được điều trị sớm đều đem lại kết quả tốt hơn so với điều trị
muộn. Đối với bệnh răng miệng, đặc biệt là sâu răng, điều trị sớm sẽ đem lại
kết quả rất tốt, giảm bớt được chi phí khơng cần thiết, răng vẫn duy trì được
chức năng sống của nó. Điều trị muộn là điều trị khi lỗ sâu lớn, đã ảnh hưởng
đến tủy hoặc thậm chí gây viêm quanh cuống. Điều trị sớm là điều trị khi lỗ
sâu còn nhỏ, nơng, mơ răng bị phá hủy ít, tủy răng hồn tồn chưa bị tổn
thương, bệnh nhân chưa có triệu chứng cơ năng gì đặc biệt. Sâu răng là bệnh
khơng có khả năng hồn ngun, các mơ răng đã mất thì khơng thể tái tạo
được như ở các mơ khác (xương, cơ, da, niêm mạc). Vì thế, việc điều trị sớm
được coi là biện pháp ngăn chặn mất mô răng đồng thời dự phòng các biến
chứng sẽ xảy ra nếu khơng điều trị.

Điều trị sớm và kịp thời khơng địi hỏi kỹ thuật quá phức tạp và có thể
thực hiện được ở các cơ sở khơng nhất thiết phải có trang thiết bị hiện đại.
Điều này cũng cần thiết phải truyền thông sâu rộng trong cộng đồng để tránh
những mặc cảm cho rằng điều trị bệnh sâu răng là rất tốn kém và chỉ có các cơ
sở có trang thiết bị hiện đại mới giải quyết được mà ngại đi khám dẫn tới các hậu


6

quả trầm trọng hơn cho sức khỏe và kinh tế gia đình, cá thể. Tóm lại điều trị sớm
là ngun tắc có ý nghĩa sâu sắc và to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội.
1.1.2. Tình hình bệnh răng miệng trên thế giới
Bệnh răng miệng gặp ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ
mắc bệnh răng miệng thường tăng cao ở những nước nghèo. Ở những nước
này, tỷ lệ sâu răng ngày càng tăng do thiếu các dịch vụ dự phòng bệnh răng
miệng như khơng được fluor hóa nước uống, thiếu sự giáo dục nha khoa và
dẫn tới những hành vi mất vệ sinh răng miệng không được cải thiện làm tăng
nguy cơ bệnh sâu răng. Hiện nay, ở những nước có nền kinh tế phát triển, tỷ
lệ sâu răng đã được cải thiện nhiều do nhà nước có các chiến lược dự phịng
bệnh răng miệng như thực hiện chương trình fluor hóa nước uống, thực hiện
chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng cho cộng đồng, dành ngân sách
thỏa đáng cho dự phòng bệnh răng miệng và đặc biệt đã áp dụng các can thiệp
chuyên khoa tại cộng đồng như dùng kem đánh răng có fluor, viên uống
Fluor, gel Fluor, trám bít hố rãnh dự phòng…, , .
1.1.2.1. Bệnh sâu răng
Năm 1969, WHO đã rất quan tâm và theo dõi tình trạng sức khỏe răng
miệng đặc biệt là sâu răng ở các nước khác nhau trên thê giới. Thông tin được
lưu giữ trong ngân hàng dữ liệu về răng miệng toàn cầu (The Global Oral
Data Bank) ở Geneva. Đây là bộ dữ liệu khổng lồ được cung cấp qua nhiều
kênh khác nhau. Đến 1995, WHO quyết định mở rộng ngân hàng dữ liệu và

được giới thiệu trên Internet với tên gọi “Chương trình mơ hình sức khỏe răng
miệng các quốc gia/khu vực của WHO – CAPP”.
Hiện nay, theo xác định của ngân hàng dữ liệu sức khỏe răng miệng của
WHO , có hai xu hướng chính của sức khỏe răng miệng:


7

- Xu hướng xấu đi cho phần lớn các nước đang phát triển (SMT trung
bình của trẻ 12 tuổi tăng từ 2 lên 4,1).
- Xu hướng cải thiện cho phần lớn các nước cơng nghiệp hóa cao (SMT
trung bình của trẻ 12 tuổi đã tụt từ 7-10 xuống khoảng 2-4 . Năm 1997, Một
nghiên cứu ở vùng tây nam nước Đức trên học sinh 7-10 tuổi cho thấy 65,2%
sâu nhiều răng vĩnh viễn, chỉ số SMT là 2,68 . Năm 1998, Whittle đã nghiên
cứu trên học sinh 7 trường THCS ở nước Anh, kết quả cho thấy: Chỉ số SMT
giảm dần theo thời gian. Cụ thể:
Năm 1960: chỉ số SMT là 6,01- 6,54
Năm 1988: chỉ số SMT là 2,34 - 3,34
Năm 1997: chỉ số SMT chỉ còn 1,65 tương ứng mức độ thấp . Đó là nhờ
các biện pháp phịng bệnh hữu hiệu.
Ở những nước đang phát triển, tình trạng sâu răng và chỉ số SMT ở trẻ
em còn cao và có chiều hướng tăng lên. Chỉ số SMT ở một số nước như Iran
là 2,4 (1974) lên 4,9 (năm 1976); Maroc: từ 2,6 (năm 1960) lên 4,5 (năm
1980); Philippines tăng từ 2,4 đến 5,5 năm 1994 .
Năm 2003, theo một nghiên cứu về tình trạng sâu răng và vệ sinh răng
miệng ở nam sinh viên nha khoa ở trường Cao đẳng King Saud, Riyadh, tác
giả đã cho thấy trong tổng số 211 nam sinh viên (Độ tuổi trung bình là 22),
trong đó có 61 sinh viên năm thứ nhất, 33 sinh viên năm thứ 3, tình trạng sâu
răng được mô tả theo bảng sau :
Bảng 1.1. Thực trạng sâu răng của sinh viên năm thứ nhất và thứ 3

Sinh viên

DMFT (SD)

DT (SD)

FT (SD)

Năm thứ nhất

7.11 (5.10)

4.25 (4.3)

2.2 (3.17)

Năm thứ 3

7.06 (3.82)

2.45 (2.81)

3.94 (3.52)

Năm 2011, nghiên cứu của tác giả Muhammad Nadeem trên 221 sinh
viên trường LCMD. Tác giả đã chia đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm:


8


Nhóm tiền lâm sàng (Năm thứ 1 và 2) và nhóm lâm sàng (Năm thứ 3 và 4),
kết quả cho thấy chỉ số DMFT của nhóm lâm sàng (1,41±1,95) có thấp hơn so
với nhóm tiền lâm sàng (1,87±2,63). Số răng sâu (DT) của nhóm lâm sàng
(0,62±1,19) cũng giảm hơn so với nhóm tiền lâm sàng (1,15±1,98) .
Đến năm 2013, nghiên cứu của tác giả Um-e-Rubab Shirazi trên 310 sinh
viên nha khoa, có độ tuổi trung bình từ 18 – 24, của trường Lahore Medical
và Dental College (LMDC) cho thấy chỉ số DMFT chung là 1,38±0,54, số
răng sâu (D) là 0,54±0,62, số răng mất (M) là 0,01±0,10 và số răng trám (F)
là 0,83±0,68 .
1.1.2.2. Bệnh quanh răng
Năm 1960, Theo Rosenzwing nghiên cứu tại Ấn Độ, tỷ lệ viêm lợi ở lứa
tuổi 17 là 100%. Một nghiên cứu tại Chiang Mai, Thái Lan của tác giả Yupin
cũng cho thấy tỷ lệ viêm lợi ở lứa tuổi 35 - 44 cũng rất cao (93%), tương
đương với tỷ lệ bệnh này ở Châu Âu, chỉ có 0,7% là lợi khỏe mạnh .
Theo nghiên cứu của một số tác giả ở một số nước thuộc châu Âu, châu
Mỹ, châu Á, tỷ lệ trẻ em bị bệnh quanh răng cao ở mức trên 90%. Chỉ số nhu
cầu điều trị nha chu của cộng đồng tuổi 12 và 15 tại một số nước như Thái Lan,
Brazin, Đức được công bố CPITN 1 và 2 từ 43,7 đến 95,7 ở tuổi 12; 38,6 đến
94,4% ở tuổi 15. Ngoài ra cịn có trên 50% trẻ 15 tuổi có CPITN 3 và 4 .
Năm 1996, tại Singapore, nghiên cứu trên 3157 thanh niên Singapore độ
tuổi từ 20 đến 65 đã cho thấy tỷ lệ có cao răng khá cao (79,2%), nhu cầu muốn
được phòng bệnh và hướng dẫn vệ sinh răng miệng là 92% .
Năm 1997, WHO cho biết ở các nước trong khu vực châu Á, có trên 80%
dân số bị sâu răng và viêm lợi. Chỉ số SMT lứa tuổi 12 ở mức cao từ 0,7 đến
5,5 trong đó ở Trung Quốc là 0,7; ở Lào là 2,4; ở Campuchia là 4,9; Philipin
là 5,5; Việt Nam là 1,8 .


9


Gần đây nhất, năm 2014, nghiên cứu tại Trung Quốc trên 1970 sinh viên
(858 nam, 1049 nữ, độ tuổi trung bình là 18,93) của tác giả Rui Hou, Yong Mi
và cộng sự đã cho thấy: tỷ lệ viêm lợi chung là 59,5%, trong đó tỷ lệ viêm lợi ở
nam (61,9%) cao hơn nữ (58,72%). Tỷ lệ cao răng chung là 62,64% .
1.1.3. Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam
1.1.3.1. Bệnh sâu răng
Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh răng miệng ở nước ta, các nghiên cứu
đều cho thấy bệnh răng miệng còn gặp rất phổ biến. Năm 1990 theo điều tra
cơ bản sức khỏe răng miệng Việt Nam, tỷ lệ sâu răng toàn quốc là 57,33%,
chỉ số SMT là 1,82 . Từ năm 1991 đến 1998, Việt Nam tiếp tục nghiên cứu
đưa ra tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT ở các địa phương khác nhau trên khắp cả
nước như: n Bái, Hịa Bình, Thái Ngun, Hà Nội, Nam Định, Đà Nẵng …
và đều cho thấy tỷ lệ sâu răng dao động trong khoảng 34,54% đến 62%, chỉ
số SMT từ 1,33 đến 4,28 , . Tại Hà Giang, theo tác giả Sấn Văn Cương kết
quả nghiên cứu trên học sinh trung học phổ thông trong năm 2013 cho thấy tỷ
lệ sâu răng ở học sinh là 86,3% .
Viện Răng hàm mặt Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu và thống
kê sức khỏe răng miệng Autralia tiến hành điều tra bệnh răng miệng ở Việt
Nam cho thấy:
Bảng 1.2. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn theo nhóm tuổi trên toàn quốc
sau điều tra lần 2 (1999 – 2001) .
Răng vĩnh viễn
% sâu răng
SMT
6–8
706
25,4
0,48
9 – 11
691

54,6
1,91
12 – 14
695
64,1
2,05
15 - 17
670
68,6
2,40
Qua bảng trên ta thấy tình trạng sâu răng vĩnh viễn cịn rất phổ biến và
Tuổi

n

tăng dần theo nhóm tuổi. Đặc biệt ở nhóm 15 - 17 tuổi, tỷ lệ sâu răng rất cao
(68,6%). Đây là vấn đề rất đáng quan tâm.


10

Năm 2003, nghiên cứu của Lương Ngọc Trâm trên đối tượng học sinh
vùng cao tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở độ tuổi 15 là
40%, chỉ số SMT = 2,0 . Cũng trong năm này, một nghiên cứu khác của tác
giả Đào Thị Ngọc Lan trên đối tượng học sinh dân tộc của tỉnh Yên Bái cũng
cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn rất cao. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi
15 là 58,31%, chỉ số SMT là 1,7 . Năm 2004, kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc
Tuyến, Nguyễn Quốc Trung, Trần Thị Lan Anh điều tra trên học sinh tiểu học
tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 30,95% .


Năm 2005, khi

nghiên cứu tình trạng sâu răng ở người Việt Nam trưởng thành, tác giả Trịnh
Đình Hải đã thu được bảng số liệu sau:
Bảng 1.3. Sâu răng ở người Việt Nam trưởng thành
Nhóm tuổi
18
18-34
35 – 44
≥ 45

Tỷ lệ sâu
(%)
87,5
75,2
83,2
89,7

DMFT
DT
2,28
2,31
2,35
2,14

MT
0,52
0,77
2,10
6,64


FT
0,04
0,21
0,25
0,15

DMFT
2,84
3,29
4,70
8,93

Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ sâu răng ở người Việt Nam trưởng thành
rất cao, đặc biệt ở nhóm tuổi 18 là 87,5%, chỉ số DMFT là 2,84 .
Năn 2007, một nghiên cứu tại xã Vân Nội, Đông Anh, ngoại thành Hà
Nội của tác giả Trương Mạnh Dũng và Lương Thị Kim Liên tiếp tục cho thấy
tỷ lệ sâu răng ở nhóm tuổi 18 – 34 là 63,3%. Chỉ số SMT ở nhóm tuổi này là
1,94; trong đó chỉ số S là 1,28; M là 0,55; T là 0,11; chỉ số S của nhóm tuổi
này cao hơn nhóm tuổi 35 – 44. Giữa hai giới thì tỷ lệ sâu răng ở nữ (72,4%)
cao hơn nam (61,9) .
Năm 2012, qua nghiên cứu 1204 học sinh lứa tuổi 16 - 18 tại trường
THPT tỉnh Hịa Bình cho thấy: tỷ lệ sâu răng ở tuổi 18 khá cao (56,5%), chỉ
số SMT ở nhóm tuổi 18 là 2,12 .


11

Gần đây (2013), nghiên cứu của Phạm Thị Thúy trên 350 học sinh THPT
Chu Văn An – Hà Nội cũng cho thấy tỷ lệ sâu răng ở tuổi 18 là 50,4%, chỉ số

DMFT tuổi 18 là 2,0, chỉ số DMFS là 2,41. Nghiên cứu của Phạm Thùy Anh
(2013) trên 3104 học sinh 15 tuổi tại 8 tỉnh thành trên cả nước cho thấy: Tỷ lệ
sâu răng vĩnh viễn là 46,1%, tỷ lệ sâu răng ở thành thị là 44,3%, ở nông thôn
cao hơn (47,9%). Chỉ số SMT là 1,44; của nam là 1,37 thấp hơn nữ (1,50). Có
tới 85% răng sâu chưa được điều trị .
Cũng trong năm 2013, tại Hà Giang, nghiên cứu của Sấn Văn Cương cho
thấy tỷ lệ sâu răng ở học phổ thông trung học độ tuổi 12 - 15 là 86,3%, trong
đó nhóm tuổi 12 là 85,7% và nhóm tuổi 15 là 89,7% . Tại Hà Nội, nghiên cứu
của Cao Thị Ngọc Quyên (2013) cho thấy tỷ lệ sâu răng của sinh viên trường
trung cấp nghề Thanh Xuân (Hà Nội) là 44%, chỉ số DMFT là 1,66 .
Như vậy, trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh
bệnh sâu răng ở lứa tuổi thanh niên cịn rất cao và có ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe toàn thân cũng như thẩm mỹ. Bên cạnh việc phát hiện để điều trị
bệnh thì việc chăm sóc, dự phịng bệnh cũng rất quan trọng. Điều này cho
thấy vai trị quan trọng của cơng tác đào tạo đội ngũ điều dưỡng viên công tác
trong lĩnh vực nha khoa. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về tình trạng bệnh
sâu răng trên đối tượng này không nhiều. Đây là một vấn đề cấp thiết cần phải
tìm ra lời giải đáp. Một đánh giá trung thực về tình trạng sâu răng của sinh viên
điều dưỡng đa khoa sẽ góp phần thay đổi tình trạng bệnh cũng như đẩy lùi bệnh
răng miệng ở lứa tuổi thanh niên – Lứa tuổi lao động của xã hội.
1.1.3.2. Bệnh viêm lợi
Tại Việt Nam, bệnh vùng quanh răng rất phổ biến với tỷ lệ mắc tương
đối cao . Từ những năm 1989, Điều tra sức khỏe răng miệng tại Huế của
Nguyễn Toại cho thấy ở ba nhóm tuổi 12, 15, 35 - 44, tỷ lệ bệnh nha chu rất
cao (93,6%) trong đó tỷ lệ có cao răng là 85,3% . Tới năm 1994, Nghiên cứu


12

của tác giả Lê Thị Thơm đã cho thấy tỷ lệ viêm lợi ở lứa tuổi 12 là 93,67%, ở

tuổi 15 là 95,67% và ở lứa tuổi 35 – 44 là 97% . Cũng trong năm này, kết quả
nghiên cứu của Viện Răng hàm mặt Hà Nội ở nhóm tuổi 15 – 24, sau 03
tháng điều trị viêm lợi bằng lấy cao răng, tỷ lệ viêm lợi vẫn ở mức cao là
72,7% (Nam) và 80% (Nữ) .
Năm 1999, theo kết quả điều tra tình hình và nhu cầu điều trị bệnh
quanh răng trên 1350 đối tượng nghiên cứu ở lứa tuổi 15 – 49 của Nguyễn
Đức Thắng cho thấy chỉ số CPITN ở mức cao trong đó ở nhóm tuổi 15 – 19 là
83% đến 89%, ở nhóm tuổi 20 – 29 là 92% . Năm 2001, Kết quả điều tra bệnh
răng miệng toàn quốc đã cho thấy tỷ lệ nhu cầu lấy cao răng tăng dần theo
tuổi: 78,4% ở nhóm 12 – 14 tuổi, 83,4% ở nhóm 15 – 17 tuổi và 91% ở nhóm
35 – 44 tuổi .
Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 1999 – 2001
cũng cho thấy tỷ lệ bệnh quanh răng tăng dần theo nhóm tuổi từ 50,52% ở
nhóm 6 – 8 tuổi cho đến 93,53% ở nhóm tuổi 15 - 17 (Bảng 1.2).
Bảng 1.4. Tình trạng bệnh quanh răng theo nhóm tuổi tồn quốc
từ 1999 – 2001
Tuổi
6-8

n
706

Chảy máu lợi (%)
42,7

Cao răng (%)
25,5

Bệnh quanh răng (%)
50,52


9 - 11

691

69,2

56,8

81,78

12 - 14

695

71,4

78,4

90,70

15 - 17

670

66,9

83,4

93,53


Năm 2005, theo báo cáo tổng kết chương trình nha học đường toàn
quốc, trẻ từ 15 đến 17 tuổi bị viêm lợi chiếm 66,9%. Năm 2007, theo báo cáo
của Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương thành phố Hồ Chí Minh, số người
mắc các bệnh vùng quanh răng chiếm 99,4% dân số, gồm các bệnh như viêm
lợi kèm theo cao răng, có túi mủ quanh răng, viêm lợi và mất răng . Tình


13

trạng viêm lợi ở trẻ em Việt Nam trong các năm 2000 được tóm tắt trong
bảng sau:
Bảng 1.5.Tình trạng viêm lợi trẻ em Việt Nam năm 2000
Nhóm tuổi

Khu vực

6-8
12 - 14
15 - 17

Toàn quốc
Toàn quốc
Toàn quốc

Năm nghiên

Tỷ lệ chảy

Tỷ lệ có cao


cứu
2000
2000
2000

máu lợi
42,7
71,4
66,9

răng
25,5
78,4
83,3

Kết quả bảng trên cũng cho thấy tỷ lệ chảy máu lợi và tỷ lệ có cao răng
đều có xu hướng tăng theo nhóm tuổi và thời gian.
Năm 2007, Nguyễn Thị Như Trang và Lê Long Nghĩa nghiên cứu trên
đối tượng sinh viên nội trú Trường Đại học y Hà Nội cũng đã cho thấy tỷ lệ
viêm lợi khá cao (87,7%), trong đó viêm lợi nhẹ là 76,8%, viêm tập trung ở
vùng răng cửa hàm dưới là 89,2% .
Năm 2012, nghiên cứu của Nguyễn Anh Chi trên đối tượng học sinh PTTH
Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội (lứa tuổi 16 -18) cho thấy tỷ lệ viêm lợi chung
của nhóm nghiên cứu là 42,1%, trong đó học sinh nam bị viêm lợi là 49,4% cao
hơn nữ (36,5%; p<0,05). Nhóm học sinh có tỷ lệ VSRM tốt chiếm tỷ lệ cao nhất
(43,8%), trung bình là 33,1%, tỷ lệ kém chỉ chiếm 8,7% .
Năm 2013, Cao Thị Ngọc Quyên nghiên cứu trên 100 sinh viên trường
Trung cấp nghề Hà Nội cho thấy tỷ lệ viêm lợi là 86%, cao răng là 89% .
Một nghiên cứu gần đây của tác giả Bùi Trung Dũng (2013) đã cho thấy

tình trạng viêm lợi ở nhóm sinh viên năm thứ I trường Đại học Y Hà Nội cao
(80%) trong đó tập trung chủ yếu ở mức trung bình chiếm 65%, viêm lợi nhẹ
ở mức thấp hơn (15%), và khơng có viêm lợi ở mức nặng .
Năm 2014, Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hậu trên 100 sinh viên năm
thứ nhất của Đại học Y Hà Nội cho kết quả: chỉ số OHI – S trung bình là 0,91


14

±0,38 cho thấy tình trạng vệ sinh răng miệng ở mức trung bình. Tỷ lệ viêm lợi
nhẹ chiếm tới 82%, khơng có sinh viên nào viêm lợi nặng. Khơng có sinh
viên nào mắc bệnh viêm quanh răng .
Điều này càng cho thấy sự cần thiết phải sớm phát hiện thực trạng kiến
thức, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng ở các đối tượng học sinh, sinh
viên để thực hiện truyền thông - giáo dục sức khỏe răng miệng góp phần giảm
bớt các nguy cơ của bệnh răng miệng cho các em học sinh, sinh viên.
1.2. SINH BỆNH HỌC BỆNH SÂU RĂNG, VIÊM LỢI
1.2.1. Bệnh sâu răng
Bệnh sâu răng là bệnh phá hủy tổ chức cứng của răng (men, ngà) thành hố
trên răng gọi là lỗ sâu. Lỗ sâu một khi đã hình thành thì khơng có khả năng hoàn
nguyên. Qua lỗ sâu, vi khuẩn (Streptococcus Mutan) sẽ thâm nhập vào tủy răng
gây viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng hoặc nặng hơn nữa gây viêm xương
hàm, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết và các bệnh toàn thân do răng …
Từ trước năm 1970, người ta giải thích nguyên nhân gây sâu răng theo sơ
đồ Keyes với sự tác động cộng gộp của 3 yếu tố là răng, đường và vi khuẩn. Do
vậy, việc phòng bệnh chủ yếu tập trung vào chế độ ăn hạn chế đường, vệ sinh
răng miệng sạch nhưng hiệu quả dự phòng sâu răng vẫn hạn chế .

ĐƯỜNG
RĂNG


VI KHUẨN

Hình 1.1: Sơ đồ Keyes


15

Sau năm 1975 người ta đã làm sáng tỏ hơn căn nguyên bệnh sâu răng và
giải thích theo sơ đồ WHITE. Trong thời kỳ này người ta thấy rõ hơn vai trò
tác dụng của fluor trong cơ chế bệnh sâu răng , .

Chất nền
RĂNG
Nước bọt
VI KHUẨN

pH và dòng chảy nước bọt

Hình 1.2: Sơ đồ White
Sơ đồ trên cho thấy: White giải thích sinh bệnh học sâu răng bằng việc
thay yếu tố “Đường” của sơ đồ Keyes thành yếu tố “Chất nền”. Chất nền bao
gồm: vệ sinh răng miệng có sử dụng Fluor, pH vùng quanh răng, khả năng
trung hòa của nước bọt … Bên cạnh đó ơng cịn đưa thêm vào 2 vòng tròn
nữa là yếu tố “Nước bọt” và yếu tố “pH và dịng chảy nước bọt” trong đó đề
cao vai trò bảo vệ của nước bọt, pH dòng chảy nước bọt trong mơi trường
miệng, và vai trị của Fluor. Nhờ sự hiểu biết đầy đủ hơn về sinh bệnh học
bệnh sâu răng, ngày nay nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong sự
phòng sâu răng cho cộng đồng.
Gần đây, người ta đưa ra định nghĩa mới về bệnh sâu răng. Theo đó, sâu

răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hóa được đặc trưng bởi sự hủy
khống của thành phần vơ cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng.
Tổn thương là q trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa lý liên quan đến


16

sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và mơi trường miệng và là q trình
sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ. Cơ chế
sinh bệnh học sâu răng được thể hiện bằng hai q trình hủy khống và tái
khống. Nếu q trình hủy khống lớn hơn q trình tái khống thì sẽ gây sâu
răng. Có thể tóm tắt cơ chế gây sâu răng như hình dưới đây:
Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
- Mảng bám vi khuẩn.
- Chế độ ăn đường nhiều lần.
- Thiếu nước bọt hay nước bọt acid.
- Acid từ dạ dày tràn lên miệng (Hội
chứng trào ngược).
- pH < 5.

Các yếu tố bảo vệ:
Nước bọt.
Khả năng kháng acid của men răng.
Ion Fluor có ở bề mặt men răng.
Trám bít hố rãnh.
Độ Ca++, NPO4- quanh răng.
pH > 5,5

Hình 1.3. Sơ đồ tóm tắt cơ chế sâu răng
Có 4 chiến lược được ghi nhận để thay đổi tốc độ tấn công của sâu răng

cho cộng đồng. Đó là vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống có kiểm sốt chất
đường và tinh bột, trám bít hố rãnh, sử dụng Fluor. Cải thiện vệ sinh răng
miệng, thay đổi chế độ ăn uống sẽ làm giảm lượng mất khống trong khi trám
bít hố rãnh có thể ngăn ngừa sự tiếp cận của acid tới răng.
1.2.2. Bệnh viêm lợi
Bệnh viêm lợi là bệnh do vệ sinh răng miệng kém, lợi không được giữ
sạch dẫn tới viêm, sưng tấy đỏ, chảy máu…. Sự kích thích của vi khuẩn ở


17

mảng bám răng là nguyên nhân gây ra viêm lợi. Khi lợi viêm, sẽ có biến đổi
về vị trí giải phẫu lợi như bờ viền lợi tròn, tấy đỏ và phù nề, mềm, dễ chảy
máu khi kích thích. Trong viêm lợi, người ta thường thấy có sự kết hợp với
nhóm vi khuẩn như Actinomyces và Eikenella . Vi khuẩn kết hợp với vệ sinh
răng miệng kém sẽ tạo nên mảng bám răng và là nguyên nhân chính gây ra
viêm lợi. Mảng bám răng được hình thành do các men của vi khuẩn như
Carbohydraza, Neuraminidaza tác động lên acid Syalic của Mucin nước bọt
lắng đọng hình thành mảng kết tủa bám vào răng. Lúc đầu những mảng bám
là vơ khuẩn vì chưa có vi khuẩn. Khi đã hình thành trên mặt răng, mảng này
tạo thành chất tựa hữu cơ cho vi khuẩn thâm nhập. Các vi khuẩn sẽ định cư và
phát triển hình thành mảng bám răng hay mảng vi khuẩn. Mảng bám răng
hình thành và phát triển địi hỏi một mơi trường sinh lý thích hợp, có chất
dinh dưỡng đặc biệt là đường Sarcarose. Về tổ chức học, 70% mảng bám là vi
khuẩn, 30% là chất tựa hữu cơ. Trong 2 ngày đầu hình thành, vi khuẩn chủ
yếu là vi khuẩn Gram (+), 2 ngày sau có thoi trùng và vi khuẩn sợi, từ ngày
thứ 4 đến ngày thứ 9 có thêm xoắn khuẩn. Khi mảng bám răng già thì vi
khuẩn hình sợi chiếm tới 40%, cịn lại là vi khuẩn yếm khí và xoắn khuẩn.
Mảng bám răng bám rất chắc vào răng, không bị bong ra do xúc
miệng hoặc chải răng qua loa. Có thể loại trừ mảng bám bằng việc chải răng

đúng kỹ thuật, hạn chế ăn đường và vệ sinh răng miệng sau ăn hoặc dùng
biện pháp hóa học.
Viêm lợi là bệnh lý xuất hiện rất sớm khi mảng bám răng hình thành
được 7 ngày. Vi khuẩn ở mảng bám răng kích thích gây viêm lợi. Một vài
biểu hiện dễ nhận thấy khi mắc bệnh viêm lợi:
- Lợi chảy máu trong và sau khi đánh răng.
- Lợi đỏ, sưng tấy hoặc khi chạm vào dễ gây đau.


18

- Hơi thở hôi liên tục hoặc vi giác kém khi ăn.
- Lợi tụt lùi vào trong.
- Giữa răng và lợi xuất hiện những khe hổng, sâu.
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC
HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG
Hành vi sức khỏe, trong đó có hành vi chăm sóc răng miệng (CSRM) là
một trong nhiều khái niệm có liên quan đến hành vi con người. Hành vi sức
khỏe có vai trò rất quan trọng, tạo lập nên sức khỏe cho mỗi cá nhân, gia đình,
cộng đồng. Nghiên cứu về hành vi sức khỏe là một phần quan trọng trong các
nghiên cứu cũng như can thiệp cộng đồng. Hành vi con người là một phức
hợp của nhiều hành động chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, môi trường,
kinh tế - xã hội và chính trị . Kiến thức (Knowledge), Thái độ (Attitude),
Hành vi (Practice) là tập tính, thói quen, cách sống, cách suy nghĩ, hành động
của con người đối với mơi trường bên ngồi, đối với bệnh tật.
- Kiến thức (Knowledge): bao gồm những hiểu biết của con người,
thường khác nhau và bắt nguồn từ kinh nghiệm sống hoặc của người khác
truyền lại. Hiểu biết nhiều khi không tương đồng với kiến thức mà chúng ta
có thể tiếp thu thông qua những thông tin mà thầy cô, cha mẹ, người thân, bạn
bè, sách báo, internet ... cung cấp. Hiểu biết rất khó thay đổi khi hiểu sai và

trở thành định kiến. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu tìm hiểu thực trạng
kiến thức về vệ sinh răng miệng và bệnh sâu răng. Năm 2007, Tại Hưng Yên,
tác giả Nguyễn Văn Thành đã đánh giá kiến thức của học sinh, giáo viên và
cha mẹ học sinh về chăm sóc răng miệng. Kết quả cho thấy: trước khi được
giáo dục nha khoa, chỉ có 18,3% học sinh biết mình bị sâu răng, 53,97% phụ
huynh biết con mình bị sâu răng và 90,77% giáo viên có biết con mình bị sâu
răng . Kết quả nghiên cứu của Lê Bá Nghĩa năm 2009 trên độ tuổi 12 – 15


19

cho thấy: có 99,3% học sinh biết được VSRM đúng cách là để phòng sâu
răng, 88,0% biết nguyên nhân sâu răng, 80,9% biết răng lợi kém ảnh hưởng
tới sức khỏe toàn thân và 93,8% biết ăn nhiều đồ ngọt dễ sâu răng . Năm
2012, một nghiên cứu tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lắc) cho thấy đa số
học sinh (78%) biết được từ hai lợi ích trở lên của chải răng đúng cách. Tuy
vậy, tỷ lệ học sinh có kiến thức chung đúng về chải răng chiếm tỷ lệ thấp
(25,8%). Kiến thức về Fluor tốt (82,9%), kiến thức về đi khám răng miệng
định kỳ cũng tương đối cao (87%) . Trong năm 2013, kết quả nghiên cứu của
Sấn Văn Cương ở Hà Giang cũng cho thấy chỉ có 7,8% học sinh hiểu biết tốt
về vệ sinh răng miệng và có tới 75,0% học sinh khơng hiểu biết về vệ sinh
răng miệng . Như vậy, kiến thức về vệ sinh răng miệng ở các nhóm tuổi, các
khu vực đều khác nhau. Trên thực tế, các nghiên cứu về kiến thức VSRM ở
lứa tuổi từ 18 đến 20 tuổi và đặc biệt là ở đối tượng học sinh – sinh viên các
trường Cao đẳng, Đại học hiện nay còn tương đối ít.
Trên thế giới, có khá nhiều các nghiên cứu về kiến thức VSRM trên đối
tượng sinh viên đặc biệt là nhóm sinh viên chuyên ngành Y. Năm 2003, một
nghiên cứu của tác giả Amjad Hussain Wyne và cộng sự trên 211 nam sinh
viên nha khoa trường King Saud đã cho thấy: ở nhóm sinh viên năm thứ 1, tỷ
lệ sinh viên có kiến thức tốt về VSRM là 23,2%, khá là 37,5%, kém là 39,3%.

Ở nhóm sinh viên năm thứ 3, tỷ lệ sinh viên có kiến thức kém đã giảm nhiều
(3%), tỷ lệ khá cũng tăng lên (87,9%). Năm 2011, kết quả nghiên cứu của
bác sĩ Manoj Humagain trên 1000 sinh viên năm thứ 2 (Nepal) cho thấy chỉ
có 21% sinh viên biết chải răng với kem đánh răng giúp dự phòng viêm lợi,
100% sinh viên biết đồ ngọt và 73% biết thức uống khơng cồn có ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe răng miệng . Cũng trong năm này, nghiên cứu của
R.Neeraja (Ấn Độ) cho thấy tổng điểm kiến thức về sức khỏe răng miệng
(Kiến thức chải răng, kiến thức sử dụng chỉ tơ, kiến thức về nước súc


20

miệng…) được cải thiện dần theo năm học. Cụ thể, tổng điểm của nhóm sinh
viên năm thứ nhất là 6,88 ± 1,69, của nhóm năm thứ 3 là 8,25± 2,00, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Còn tại Tanga, Tanzania (2011),
nghiên cứu của Lorna Carneiro trên 2 nhóm sinh viên tại 2 quận Tanga và
Lushoto (Tuổi trung bình là 16,9) đã cho thấy có tới 88,4% sinh viên có kiến
thức đầy đủ về nguyên nhân, cách dự phòng và nhận biết các dấu hiệu về sâu
răng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, độ tuổi, giới tính khơng có ảnh hưởng
đến mức độ kiến thức về vệ sinh răng miệng . Gần đây nhất, một nghiên cứu
trên các sinh viên ở tỉnh Jamma, Ethiopia (2014) cho thấy trong 300 sinh
viên ở độ tuổi trung bình 22,1 có tới 57,6% sinh viên nam và 52,5% sinh viên
nữ đạt điểm cao về kiến thức bệnh sâu răng. Qua đó có thể thấy rằng nếu các
em sinh viên đặc biệt là các sinh viên điều dưỡng được trang bị đầy đủ những
kiến thức về bệnh, các biện pháp chăm sóc răng miệng ngay từ khi cịn trên
ghế nhà trường sẽ giúp các em có thể tự chăm sóc răng miệng cho bản thân,
gia đình, bạn bè, cũng như có thể giúp đỡ bệnh nhân, cộng đồng dự phịng,
chăm sóc răng miệng tốt hơn.
- Thái độ (Attitude): thái độ bao gồm tư duy, lập trường, quan điểm của
đối tượng. Ở lứa tuổi >18 và là học sinh – sinh viên trường chuyên nghiệp,

các em sẽ có quan điểm đúng đắn, rõ ràng nếu được tiếp thu đầy đủ kiến thức
về bệnh cũng như các biện pháp chăm sóc răng miệng thơng qua các bài
giảng tích cực, sáng tạo của các thầy cô giáo. Ngay như ở đối tượng học sinh
trung học cơ sở, mặc dù nhiệm vụ chính của các em là tập trung vào học văn
hóa, nhưng qua nghiên cứu của Lê Bá Nghĩa đã cho thấy tỷ lệ học sinh có thái
độ đúng đắn với bệnh răng miệng khá cao. Cụ thể, có 69% học sinh cho rằng
sẽ đến nha sĩ ngay lập tức nếu răng bị sâu, có 48,6% học sinh nên đi khám
răng định kỳ.Tại Hưng Yên, một tỉnh giáp Hà Nội, kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Văn Thành (2007) trên đối tượng học sinh 6 tuổi cho thấy trước khi


21

được GDSK, chỉ có 42,38 học sinh quan tâm muốn khám chữa răng thường
xuyên. Sau khi được GDSK, tỷ lệ này đã tăng lên tới 72,76% . Tại Đắc Lắc
(2012), tác giả Lê Nguyễn Bá Thụ cũng cho thấy tỷ lệ học sinh có thái độ tốt
về chải răng khá cao, chiếm 73,2%, chỉ có 6% học sinh có thái độ cho rằng
khám răng định kỳ làm tốn tiền vô ích .
Tại Ấn Độ, năm 2011, một nghiên cứu trên một nhóm các sinh viên nha
khoa tại Bangalore cho thấy có tới 70% sinh viên năm thứ nhất, và 82% sinh
viên năm thứ 3 quan tâm, lo lắng tới sự đổi màu trên răng (p<0,05). Chỉ có
58% sinh viên năm thứ 1 và 66% sinh viên năm thứ 3 quan tâm, lo lắng khi
miệng có hơi thở khó chịu .
- Thực hành (Practice): xuất phát từ hiểu biết, có kiến thức và thái độ sẽ
dẫn đến hành động của đối tượng. Kiến thức và thái độ đúng sẽ dẫn tới hành
động đúng và ngược lại . Đã có một số nghiên cứu ngoài nước đề cập đến vấn
đề này. Ở Trung Quốc, một nước láng giềng giáp phía Bắc Việt Nam, nghiên
cứu của tác giả Zhu L và cộng sự trên học sinh ở độ tuổi 12 – 18 cho thấy:
chỉ có 44% học sinh chải răng ít nhất 2 lần/ngày nhưng chỉ có 17% sử dụng
kem đánh răng có Fluor, chỉ có 29% học sinh đến khám nha sĩ khi răng đã bị

đau . Năm 2006, nghiên cứu của tác giả F.Maatouk và cộng sự trên 155 sinh
viên nha khoa ở Tuy-ni-di cho thấy có 86% sinh viên chải răng ít nhất 2
lần/ngày, hơn 90% đã từng đi khám răng miệng một năm trước . Một nghiên
cứu khác tại một trường học ở phía bắc Jordan, nghiên cứu của tác giả
Mahmoud K. Al – Omiri và cộng sự cho thấy: có 83,1% học sinh có sử dụng
bàn chải và kem đánh răng để vệ sinh răng miệng, 36,4% học sinh có chải
răng buổi sáng, 52,6% học sinh có chải răng buổi tối trước khi đi ngủ, và chỉ
có 17,6% học sinh có chải răng ngày 02 lần vào buổi sáng và buổi tối trước
khi đi ngủ, có 66% học sinh đi khám răng miệng định kỳ, có 46,9% chỉ đến
nha sĩ khi đau răng và 20,1% ít khi và không bao giờ đến nha sĩ .


22

Nghiên cứu của tác giả Nadeem M và cộng sự trên đối tượng các sinh
viên nha khoa từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 trường LCMD, Karachi,
Pakistan năm 2011 cho thấy trong số 221 sinh viên năm thứ nhất, có 63,2%
chải răng 1 lần/ngày; 29,8% chải răng 2 lần/ngày; chỉ có 7% chải răng sau
mỗi bữa ăn. Ở nhóm sinh viên năm thứ 3, có 25,1% chải răng 1 lần/ngày;
72,9% chải răng 2 lần/ngày; chỉ có 2,1% chải răng ngay sau mỗi bữa ăn. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Thói quen sử dụng chỉ tơ nha khoa
hàng ngày cũng tăng dần theo thời gian học tập của sinh viên. Tỷ lệ sử dụng
chỉ tơ nha khoa ở năm thứ 2 là 59% trong khi đó ở năm thứ 4 là 82%. Về thời
gian chải răng, có thể tổng kết qua bảng dưới đây:
Bảng 1.6. Thực trạng về thực hành chải răng của sinh viên năm thứ 1 và thứ
3 trường LCMD
Sinh
viên
Thứ 1
Thứ 3


< 1 phút
n
%
36
63,2
5
10,4

Thời gian chải răng
1 – 2 phút
2 – 3 phút
n
%
n
%
7
12,3
11
19,3
19
39,6
22
45,8

> 3 phút
n
%
3
5,3

2
4,2

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Lê Bá Nghĩa, có 90,9% học
sinh đã từng đi khám răng, 94% chải răng ít nhất 2 lần một ngày, 70% chải
răng từ 1 – 3 phút, chỉ có 43,3% chải răng đúng cách, 96,9% chải răng buổi
sáng thường xuyên, 87,1% chải răng buổi tối thường xuyên, 68,3% xúc miệng
sau khi ăn đồ ngọt và 56,5% có dùng nước súc miệng ít nhất 2 lần mỗi tuần,
có 37,5% - 54,1% có uống đồ ngọt, chỉ có 4,4% thường xuyên cho thêm
đường vào đồ uống, 50% - 66,3% có ăn đồ ngọt .
Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Đức Thuận tại Hải Dương cũng cho
thấy trên 80% học sinh có điểm kiến thức – thái độ - thực hành được đánh giá
là tốt . Gần đây kết quả kết quả nghiên cứu của tác giả Sấn Văn Cương tại Hà
Giang cũng cho thấy 69,7% học sinh THPT thực hành chăm sóc răng miệng


23

tốt và 17,6% thực hành vệ sinh răng miệng kém; 50,3% học sinh hay ăn đồ
ngọt, bánh kẹo, chỉ có 34,4% học sinh đi khám răng miệng và 35,05% học
sinh đi khám răng miệng định kỳ .
Trên thực tế hiện nay, các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi dự
phòng răng miệng của học sinh, đặc biệt nhóm tuổi từ 18 đến 20 cịn rất
khiêm tốn. Bệnh răng miệng là bệnh rất phổ biến và mang tính chất xã hội. Vì
vây, muốn cơng tác chăm sóc sức khỏe răng miệng có hiệu quả cao, rất cần có
những nghiên cứu đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của cộng đồng
nọi chung, nhất là học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng để giúp
các đối tượng này có thái độ phịng bệnh sớm ngay cho chính bản thân mình.
1.4. CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHỊNG BỆNH SÂU RĂNG, VIÊM
LỢI

1.4.1. Dự phịng sâu răng
Bao gồm các biện pháp :
* Hướng dẫn giáo dục vệ sinh răng miệng
- Các biện pháp được giám sát chặt chẽ ở trường bao gồm: chải răng,
dùng chỉ tơ nha khoa.
- Các biện pháp không giám sát được như thực hiện chải răng và các
biện pháp vệ sinh răng miệng khác ở nhà.
* Sử dụng Fluor
- Fluor hóa nguồn cung cấp nước công cộng với độ tập trung Fluor từ 0,7
đến 1,2 mgF/lít nước mà độ tập trung tối ưu tùy thuộc vào khí hậu.
- Đưa Fluor vào muối ăn với độ tập trung Fluor là 250 mgF/1kg muối.
- Dùng viên Fluor.
- Fluor hóa nguồn cung cấp nước ở trường học với độ tập trung Fluor
cao hơn mức độ tập trung Fluor tối ưu trong nước công cộng 4,5 lần.


24

- Xúc miệng với các dung dịch Fluor pha loãng. Cho trẻ em xúc miệng
hàng ngày với dung dịch Fluor 0,05% hoặc xúc miệng mỗi tuần một lần với
dung dịch Fluor 0,2%.
- Dùng kem đánh răng có Fluor.
- Dùng gel Fluor hoặc vecni Fluor.
- Sử dụng phối hợp các dạng Fluor.
* Trám bít hố rãnh: áp dụng đối với các mặt nhai để ngăn ngừa sâu ở hố
và rãnh răng sau khi răng vĩnh viễn mọc.
* Chế độ ăn hợp lý phịng sâu răng: kiểm sốt các thức ăn và đồ uống có
đường bao gồm các biện pháp:
- Kiểm sốt các thực phẩm có đường ở trường học.
- Giảm số lần ăn các thực phẩm có đường.

- Giảm mức độ tiêu thụ đường ở tầm quốc gia.
1.4.2. Dự phòng bệnh viêm lợi
* Các kỹ thuật chải răng
Các kỹ thuật chải răng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Phải làm sạch được tất cả các mặt răng, đặc biệt là vùng rãnh lợi và kẽ
răng. Việc chải răng thường làm sạch tốt ở phần lồi của răng nhưng lại hay để
lại mảng bám ở những phần lõm và nơi bị che khuất.
- Việc di chuyển bàn chải không được làm tổn thương tổ chức mềm và
tổ chức cứng. Chải răng theo hướng thẳng đứng và kéo ngang có thể làm co
lợi và mòn răng.
- Kỹ thuật phải đơn giản và dễ học, dễ hướng dẫn cho cộng đồng.
- Phương pháp chải răng phải được thực hiện tốt sao cho tất cả các
phần của răng đều được chải và không vùng nào bị bỏ qua. Hai hàm răng có
thể được chia ra một số phần để chải theo trình tự tùy thuộc vào kích thước
cung răng, kích thước bàn chải và thói quen từng người.


25

- Có hai kỹ thuật chải răng được nhiều người ưa chuộng là kỹ thuật
cuốn (The roll technique) được dùng khi lợi nhạy cảm và kỹ thuật Bass (The
Bass technique) được dùng khi lợi lành mạnh .
* Làm sạch kẽ răng
- Tùy trường hợp mà sử dụng một biện pháp hoặc phối hợp một số biện
pháp như dùng chỉ nha khoa (Dental Floss), tăm gỗ, bàn chải kẽ răng
(Interproximal brush), dùng loại bàn chải để chải răng ở vùng giữa các
khoảng trống (The interspace brush), dùng bàn chải tự động. Năm 2000,
Warren thông báo kết quả nghiên cứu về tác dụng của bàn chải tự động trên
16.903 người và kết quả cho thấy có 80,5% người khơng cịn mảng bám và
cải thiện được sức khỏe răng miệng .

* Phương pháp phun tưới: áp dụng cho người sử dụng cầu răng, có tác dụng
làm sạch mảnh vụn thức ăn.
Chlohexidine thường được bổ sung vào nước phun tưới với nồng độ
lỗng có tác dụng với vi khuẩn trong miệng. Nếu phun tưới quá mạnh có thể
đẩy vi khuẩn từ túi lợi vào tổ chức và có thể gây áp xe quanh răng.
* Kiểm sốt mảng bám răng bằng phương pháp hóa học: là biện pháp dùng
nước xúc miệng có tác dụng lên mảng bám răng theo cơ chế:
- Kìm hãm sự phát triển của các khuẩn lạc trong hốc miệng.
- Ngăn cản việc định cư của các vi khuẩn ở bề mặt răng.
- Ức chế việc hình thành mảng bám răng.
- Hịa tan các mảng bám đã hình thành.
- Ngăn ngừa sự khống hóa các mảng bám.
Nước xúc miệng có tác dụng làm sạch miệng khỏi các mảnh vụn thức
ăn. Ngoài ra do có chất kháng khuẩn nên nó có tác dụng phịng ngừa và giảm
tích tụ mảng bám răng và có Fluor nên làm giảm sâu răng. Hiện nay, nước


×