Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Quy Hoạch Cơ Sở Giết Mổ Gia Súc Gia Cầm Tập Trung Tỉnh Vĩnh Phúc Đến Năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 101 trang )

Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC GIA CẦM
TẬP TRUNG TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

Năm 2014
i
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH SÁCH BẢNG.......................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH VÀ ĐỒ THI................................................................vi
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUI HOẠCH............................................................................1
II. CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH...............................................................................1

1. Căn cứ pháp lý:..................................................................................................1
2. Cơ sở kinh tế kỹ thuật........................................................................................3
III. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH.......................................................................3
IV. PHẠM VI QUY HOẠCH...........................................................................................4
V. NỘI DUNG QUY HOẠCH.........................................................................................4
VI. SẢN PHẨM QUY HOẠCH.......................................................................................4
PHẦN THỨ NHẤT..........................................................................................................5
THỰC TRẠNG CƠ SỞ GIẾT MỔ VÀ CUNG ỨNG THỊT GIA SÚC, GIA CẦM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.........................................................................5


I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KTXH TỈNH VĨNH PHÚC..................5

1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................5
1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................5
1.2. Địa hình..........................................................................................................5
1.3. Khí hậu...........................................................................................................6
1.4. Thủy văn.........................................................................................................6
1.5. Tài nguyên thiên nhiên...................................................................................6
2. Khái quát về phát triển kinh tế- xã hội..............................................................8
2.1. Tình hình phát triển kinh tế............................................................................8
2.2. Tình hình phát triển xã hội.............................................................................9
II. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC..........................................................................................................10

1. Thực trang về sản xuất chăn nuôi....................................................................10
1.1. Chăn nuôi trâu..............................................................................................10
1.2. Chăn nuôi bò.................................................................................................11
1.3. Chăn nuôi lợn...............................................................................................12
1.4. Chăn nuôi gia cầm........................................................................................13
2. Tình hình dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi..............................14
2.1. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi............................................................14
2.2. Phòng chống dịch bệnh................................................................................14
3. Đánh giá về tình hình tổ chức ngành chăn nuôi..............................................17
3.1. Hình thức chăn nuôi.....................................................................................17
3.2. Hệ thống tổ chức sản xuất giống..................................................................18
ii
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020


3.3. Cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi......................................................................19
III. THỰC TRẠNG THU MUA, TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI...................19

1. Thực trạng thu mua các sản phẩm chăn nuôi..................................................19
2. Đánh giá thực trạng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.....................................21
2.1. Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trong tỉnh................................21
2.2. Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi ngoài tỉnh...............................22
IV. THỰC TRẠNG CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN
VĨNH PHÚC..........................................................................................................23

1. Thực trạng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.......................................23
2. Thực trạng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ...........................................24
2.1. Quy mô và phương thức hoạt động..............................................................24
2.2. Cơ sở vật chất của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.................................25
2.3. Thực trạng môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm...................................................................................................26
3. Kết quả phân tích mẫu nước phục vụ cho cơ sở giết mổ tập trung GSGC......28
3.1. Vị trí lấy mẫu nước.......................................................................................28
3.2. Kết quả phân tích mẫu nước.........................................................................28
V. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM
HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH........................................................................29

1. Đánh giá về sự hợp lý và tồn tại của các cơ sở giết mổ..................................29
2. Nguyên nhân tồn tại.........................................................................................30
VI. NHẬN XÉT VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUY
HOẠCH XÂY DỰNG CƠ SỞ GIẾT MỔ GSGC TẬP TRUNG.........................31

1. Thuận lợi..........................................................................................................31
2. Khó khăn.........................................................................................................31

PHẦN THỨ HAI...........................................................................................33
QUY HOẠCH CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC GIA CẦM TẬP TRUNG TỈNH
VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020..................................................................................33
I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH CÁC CƠ SỞ GIẾT
MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TỈNH VĨNH PHÚC...................................................33

1. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội, đô thị và hệ thống bán buôn bán lẻ..........33
2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (gia súc, gia cầm)....................35
2.1. Đối với thị trường trong tỉnh........................................................................35
2.2. Đối với thị trường ngoại tỉnh........................................................................36
3. Dự báo đàn gia súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020.............................................................................................................40
3.1. Dự kiến đàn gia súc, gia cầm đến năm 2020................................................40
3.2. Dự kiến các vùng chăn nuôi tập trung của tỉnh đến năm 2020....................41
3.3. Dự kiến sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm đến năm 2020.........................42
4. Dự báo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới.....................................43
5. Dự báo nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở giết mổ GSGC tập trung........43
iii
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

II. ĐỊNH HƯỚNG, TIÊU CHÍ QUY HOẠCH GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP
TRUNG..................................................................................................................44

1. Phân loại cơ sở giết mổ...................................................................................44
2. Định hướng về địa điểm xây dựng..................................................................45
3. Định hướng về sử dụng quy trình công nghệ giết mổ.....................................47
3.1. Về quy trình công nghệ................................................................................47

3.2. Về xử lý chất thải, vệ sinh môi trường.........................................................48
III. QUY HOẠCH CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG ĐẾN NĂM
2020........................................................................................................................48

1. Quan điểm quy hoạch......................................................................................48
2. Mục tiêu...........................................................................................................48
2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................48
2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................49
3. Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung đến năm 2020..............................49
3.1. Phương án quy hoạch...................................................................................49
3.2. Nội dung quy hoạch......................................................................................51
3.2.1 Đến năm 2015.............................................................................................51
1) Thị xã Phúc Yên..............................................................................................51
3.2.2 Giai đoạn 2016-2020..................................................................................52
4. Đánh giá tác động môi trường.........................................................................58
4.1. Đánh giá tác động của việc thực hiện quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm tập trung đến các yếu tố tài nguyên và môi trường................................58
4.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động của cơ sở giết
mổ giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.................................................................59
5. Hiệu quả của quy hoạch..................................................................................59
5.1. Hiệu quả kinh tế............................................................................................59
5.2. Hiệu quả xã hội.............................................................................................60
5.3. Hiệu quả môi trường.....................................................................................60
PHẦN THỨ BA.............................................................................................61
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP
TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020...........................61
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH........................................................61

1. Giải pháp về thông tin tuyên truyền................................................................61
2. Giải pháp về cơ chế, chính sách......................................................................62

3. Giải pháp về phân vùng nguyên liệu cho cơ sở giết mổ để bảo đảm đủ nguyên
liệu đầu vào và công suất giết mổ theo dự kiến..................................................64
4. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng........................................................66
5. Giải pháp về nhân lực tại các cơ sở giết mổ....................................................66
6. Giải pháp khoa học kỹ thuật ...........................................................................67
7. Giải pháp về môi trường..................................................................................67
8. Giải pháp về thị trường....................................................................................68
9. Giải pháp về chế tài thực hiện.........................................................................70
iv
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

10. Giải pháp về phân kỳ đầu tư..........................................................................71
10.1. Các nội dung trọng tâm thực hiện trong giai đoạn 2014-2020...................71
10.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư..................................................................72
10.3. Khái toán vốn đầu tư..................................................................................73
II. ĐỀ XUẤT BƯỚC ĐI THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
ĐẦU TƯ.................................................................................................................75

1. Bước đi............................................................................................................75
2. Các chương trình dự án ưu tiên.......................................................................76
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.................................................................76

1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.........................................................76
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư....................................................................................77
3. Sở Tài chính.....................................................................................................77
4. Sở Khoa học và Công nghệ.............................................................................77
5. Sở Công thương...............................................................................................77

6. Sở Tài nguyên và Môi trường.........................................................................77
7. Báo Vĩnh Phúc - Đài phát thanh truyền hình..................................................77
8. Công an tỉnh....................................................................................................78
9. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố................................................78
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..............................................................................................78
I. KẾT LUẬN..................................................................................................................78
II. KIẾN NGHỊ................................................................................................................79

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Tổng sản phẩm(GDP) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.......................8
giai đoạn 2005 – 2013......................................................................................8
Bảng 2. Diễn biến đàn trâu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc quá các năm....11
Bảng 3. Diễn biến đàn bò trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm.......12
Bảng 4. Diễn biến đàn lợn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm.....13
Bảng 5. Diễn biến đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm14
Bảng 6. Kết quả kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.....16
Bảng 7. Tổng hợp các hộ thu mua GSGC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. .20
Bảng 8. Tổng hợp các hộ buôn bán GSGC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.21
Bảng 9. Tổng hợp các hộ buôn bán vận chuyển GSGC sống ra ngoài tỉnh22
Bảng 10. Tổng hợp các hộ vận chuyển sản phẩm GSGC cầm ra ngoài tỉnh
.........................................................................................................................23
Bảng 11. Các hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn Vĩnh Phúc24
v
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Bảng 12: Một số tiêu chí xây dựng cơ sở giết mổ tập trung1....................44
Bảng 13. Dự kiến cơ cấu và khối lượng giết mổ gia súc, gia cầm..............50

Bảng 14. Số lượng, loại cơ sở giết mổ tập trung đến năm 2020.................50
Bảng 15: Quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung đến năm 2020...............56
Bảng 16: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ GSGC..........73
DANH SÁCH HÌNH VÀ ĐỒ THI
Hình 1. Cơ cấu kinh tế qua các năm 9
Hình 2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh đến năm 2020 36
Hình 3. Dự kiến phát triển đàn gia súc, gia cầm đến năm 2020 (1000 con) 40
Hình 4. Sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm đến năm 2020 (tấn) 43
Hình 5. Sơ đồ quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 57
Hình 6. Sơ đồ dự kiến phân vùng nguyên liệu các cơ sở giết mổ GSGC tập
trung tỉnh Vĩnh Phúc 65
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KH
BCĐ
CNH, HĐH
CN-XD
GSGC
HACCP
HĐND
HTX
KH-KT
KTXH
LMLM
NLN và TS
PTNT
QLNN
UBND
VSATTP

WTO

Tên
Ban chỉ đạo
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp, xây dựng
Gia súc gia cầm
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Khoa học - kỹ thuật
Kinh tế xã hội
Lở mồm long móng
Nông lâm nghiệp và thủy sản
Phát triển nông thôn
Quản lý nhà nước
Uỷ ban nhân dân
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tổ chức thương mại quốc tế
vi

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUI HOẠCH
Ô nhiễm môi trường và vệ sinh ATTP là vấn đề được Nhà nước và nhân
dân đặc biệt quan tâm vì ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của con

người, một trong những nguyên nhân phải kể đến là khâu giết mổ gia súc gia
cầm.
Vĩnh Phúc là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển, giai đoạn 2006 - 2013
giá trị sản xuất tăng bình quân 10,95% trên năm. Tính đến thời điểm ngày 01
tháng 10 năm 2013, tổng đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh có 116,9 ngàn con, đàn
lợn 498,6 ngàn con, đàn gia cầm trên 9,1 triệu con. Do đó, sản phẩm từ chăn
nuôi gia súc gia, cầm của Vĩnh Phúc đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
tỉnh và cung cấp số lượng lớn cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Theo điều tra, thống kê của Chi cục Thú y, toàn tỉnh hiện có khoảng 945 hộ
kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm. Tuy nhiên, công suất giết mổ ít (trâu bò 13con/ngày; lợn 1-5 con/ngày; gia cầm 10-50 con/ngày), địa điểm giết mổ được
thực hiện ngay tại gia đình nên không bảo đảm vệ sinh thú y và không có khu
vực xử lý nước thải, chất thải sau giết mổ. Trên địa bàn tỉnh chỉ duy nhất có nhà
máy giết mổ gia cầm tập trung của công ty cổ phần Japfa Comfeed VN tại xã
Hợp Châu, huyện Tam Đảo với công suất thiết kế 500 con/giờ, có sự kiểm soát
của Chi cục Thú y nhưng cũng chỉ hoạt động cầm chừng 1-2 lần/tuần, mỗi lần
giết mổ 300-500 con và gia cầm giết mổ được cung cấp chủ yếu từ các trang trại
chăn nuôi của công ty trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc giết mổ gia súc, gia cầm ở các cơ sở giết mổ tập trung, có kiểm soát
là một biện pháp quan trọng để đảm bảo VSATTP; đồng thời cũng là một trong
những giải pháp chủ động bảo đảm an toàn dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường
và phát triển chăn nuôi bền vững.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh,
nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; cung
cấp sản phẩm thịt đảm bảo VSATTP, bảo vệ sức khoẻ con người, hạn chế dịch
bệnh lây lan trên đàn gia súc, gia cầm; phát triển ngành chăn nuôi một cách bền
vững và bảo đảm vệ sinh môi trường, cần thiết phải lập “Quy hoạch cơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020”.
II. CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;



Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ “Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y”;
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi,
thức ăn chăn nuôi;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính
phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn;
- Chỉ thị số 30/2005/CT-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc,gia cầm đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm;
- Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc “Khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản
chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp”;
- Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày20/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020;
- Thông báo số 349/TB-VPCP ngày 11/10/2012 ý kiến kết luận của Phó
Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về quản lý giết mổ, vận chuyển,
kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tại một số tỉnh trọng điểm phía Bắc;
- Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ NN & PTNT
về “Quy trình kiểm soát giết mổ động vật”;

- Thông tư số 42/2006/TT-BNN ngày 1/6/2006 của Bộ NN & PTNT và
Thông tư số 58/2006/TT-BTC ngày 26/6/2006 của Bộ Tài Chính về việc
"Hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày
13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở
rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc,gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia
cầm tập trung, công nghiệp";
- Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ
nông nghiệp và PTNT về quy định điều kiện vệ sinh với cơ sở giết mổ lợn;
- Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ
nông nghiệp và PTNT về quy định điều kiện vệ sinh với cơ sở giết mổ gia cầm;
- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

nông nghiệp và PTNT về quy định việc kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh
doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;
- Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND, ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong
vận chuyển, giết mổ, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm và thủy sản;
- Quyết định số 182/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2011 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 588/QĐ-UBND ngày 03 tháng 03 năm 2011 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông, lâm
nghiệp và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND, ngày 16/5/2012 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động
giết mổ, gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 3500/QĐ-CT, ngày 17/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh

Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương chi tiết dự án Quy hoạch hệ thống cơ sở
giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;
- Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Hội
đồng nhân dân tỉnh về phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 –
2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố về chỉ
tiêu kế hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015.
2. Cơ sở kinh tế kỹ thuật

Nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh
- Nhu cầu thịt tươi sống
- Nhu cầu cho chế biến xuất khẩu

Nguồn cung ứng thịt gia súc, gia cầm cho tỉnh
- Cung ứng tại chỗ
- Cung ứng từ các tỉnh khác

Khả năng cung ứng tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm ra ngoài tỉnh

Các định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất, chế biến và tiêu thụ gia
súc, gia cầm.
III. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH
1. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu điều tra cơ bản về ngành chăn nuôi,
các số liệu thống kê, tài liệu quy hoạch, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội có liên quan đến phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Thu thập bổ sung: điều tra bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020


khảo sát thực địa, phỏng vấn doanh nghiệp, hộ giết mổ GSGC, và các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh liên quan đến giết mổ, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
3. Phương pháp thống kê: Tổng hợp, phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên
và hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi.
4. Các phương pháp dự báo: Dự báo thị trường và mục tiêu phát triển.
5. Xây dựng quy hoạch: Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung dựa
trên cơ sở định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
6. Phương pháp chuyên gia thông qua các hình thức: Hội thảo, lấy ý kiến bằng
văn bản.
7. Phương pháp bản đồ: Điều tra khoanh vẽ các vùng, điểm dự kiến bố trí giết
mổ gia súc, gia cầm tập trung lập bản đồ tổng hợp về thực trạng các cơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm năm 2012 tỷ lệ 1/50.000; xây dựng bản đồ Quy hoạch các
điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020 tỷ lệ 1/50.000.
IV. PHẠM VI QUY HOẠCH
Quy hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
V. NỘI DUNG QUY HOẠCH
Gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Thực trạng cơ sở giết mổ và cung ứng thịt gia súc, gia
cầm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Phần thứ hai: Quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Phần thứ ba: Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
VI. SẢN PHẨM QUY HOẠCH
Sản phẩm quy hoạch gồm:
1. Báo cáo quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
2. Bản đồ hiện trạng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Vĩnh

Phúc tỷ lệ 1/50.000
3. Bản đồ quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Vĩnh
Phúc tỷ lệ 1/50.000


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

PHẦN THỨ NHẤT
THỰC TRẠNG CƠ SỞ GIẾT MỔ VÀ CUNG ỨNG THIT GIA
SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐIA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KTXH TỈNH VĨNH PHÚC
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tọa độ
từ 21 35’ đến 21019’ vĩ độ Bắc; từ 1050109’ đến 105047’ kinh độ Đông; cách
trung tâm Thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km. Tỉnh có
diện tích tự nhiên là 1.236,5 km2, gồm 9 đơn vị hành chính là: thành phố Vĩnh
Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam
Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Ranh giới hành chính của tỉnh được
xác định như sau:
0

- Phía Bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang
- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ
- Phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội.
Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần thành phố Hà
Nội nên Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung
và ngành chăn nuôi nói riêng.
1.2. Địa hình
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với

vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Vì vậy, địa hình Vĩnh Phúc được chia
làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.
- Vùng đồng bằng có diện tích 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường,
Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng và được bồi đắp hàng
năm nên thuận tiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các khu
dân cư…
- Vùng trung du: chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng có diện
tích tự nhiên khoảng 24.900 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dương và
Bình Xuyên (15 xã), Thành phố Vĩnh Yên (9 phường, xã), một phần các huyện
Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng
công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi
đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như: Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục,


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi
sinh và phát triển du lịch.
- Vùng núi: có diện tích tự nhiên 65.300 ha. Vùng này chiếm phần lớn
diện tích huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc
huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam
Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước.
Với điều kiện địa hình đa dạng như trên, cho phép Vĩnh Phúc phát triển nhiều
loại hình chăn nuôi, đa dạng sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung.
1.3. Khí hậu
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ
trung bình năm 23,20C - 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 mm; độ ẩm trung bình
84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là
hướng Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 tới
tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Phù hợp cho sinh trưởng và phát triển

chăn nuôi gia súc, gia cầm cho năng suất và chất lượng cao; song cũng là điều
kiện thuận lợi cho các mầm dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm tồn tại,
lây lan và bùng phát; không thuận lợi trong bảo quản sản phẩm thịt gia súc, gia
cầm sau giết mổ.
1.4. Thủy văn
Trên địa bàn tỉnh có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ
thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô.
Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu
mỡ cho đất đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập
trung dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng trũng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Sông Lô chảy đoạn qua địa bàn tỉnh dài 35km, có địa thế khúc khuỷu,
lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên lũ sông Lô lên xuống nhanh chóng.
Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn có các con sông nhỏ như sông Phan, sông Phó
Đáy, sông Cà Lồ… hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính
như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre... cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và tiêu
úng nước về mùa mưa.
Mặt khác trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m 3 nước
như: hồ Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm
Thủy…, tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho
hoạt động kinh tế và dân sinh.
1.5. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và TKNN cho thấy đất đai
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 7 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất phù sa (26,5%)
, nhóm đất lầy và than bùn (0,7%), nhóm đất xám bạc màu (17,8%), nhóm đất
đỏ vàng (37,1 %), nhóm đất mùn trên núi (1,8%), nhóm đất thung lũng (2,6%)

và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (0,3%). Chi tiết xem phụ lục 1.
b) Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ sông Hồng và Sông Lô cùng
hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt
hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc...) dự trữ khối lượng nước
khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
* Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày
đêm. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác ở thành phố Vĩnh Yên và
thị xã Phúc Yên với lưu lượng 28.000 m3/ngày đêm nhưng đòi hỏi phải xử lý
tốn kém. Tại một số vùng nông thôn, nhân dân khai thác nước ngầm từ các
giếng khoan (với lưu lượng khoảng 15.000 m3/ngày đêm) nhưng chất lượng hạn
chế.
Mặc dù nguồn nước của tỉnh khá phong phú song phân bố không đều
trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước, đặc biệt là các huyện vùng
núi cao và trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên). Để đảm
bảo hài hòa nguồn nước cho phát triển kinh tế, cần quan tâm xây dựng thêm các
công trình điều tiết nước và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung.
c) Tài nguyên rừng
Hiện tại, tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 34,3 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong
đó rừng sản xuất là 13,5 nghìn ha, rừng phòng hộ là 3,7 nghìn ha và rừng đặc
dụng là 15,1 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia
Tam Đảo với trên 15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên
620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được
ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo
tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có
thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch. Chính vì vậy việc
khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo rừng là một trong những nhiệm
vụ cần được quan tâm trong các quy hoạch tỉnh, đặc biệt là trong việc duy trì,

bảo vệ môi trường sinh thái.
d) Tài nguyên du lịch
Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

nhân văn. Có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung dài 50 km, rộng 10 km với
phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc
gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài
động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn
có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa
phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân
Trục, Đầm Vạc, Đầm Dưng, Thanh Lanh... Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du
lịch kết hợp với các giá trị văn hóa truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực quan
trọng cho phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc.
2. Khái quát về phát triển kinh tế- xã hội
2.1. Tình hình phát triển kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm (GDP) của Vĩnh Phúc tăng từ 16.149 tỷ đồng (theo giá cố
định 2010) năm 2005 lên 37.670 tỷ đồng năm 2010 và đạt 45.654 tỷ đồng năm
2013. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2006 - 2013 đạt 13,87%/năm.
GDP bình quân đầu người đã được cải thiện, năm 2005 đạt 16,36 triệu
đồng/người, năm 2010 đạt 38,61 triệu đồng/người, năm 2012 đạt 44,84 triệu
đồng/người tăng 28,48 triệu đồng/người so với năm 2005 (giá cố định năm
2010). Chi tiết được thể hiện ở bảng 1:
Bảng 1. Tổng sản phẩm(GDP) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2005 – 2013
Hạng mục


2005

2010

2011

2012

2013

16.149

37.670

43.177

44.265

45.654

+ Chỉ số phát triển (%)

118,65

120,25

114,62

102,52


103,14

+ GDP bình quân/người/năm (Triệu đồng)

16,36

38,61

44,00

44,84

-

8.872

36.401

49.447

52.536

58.409

8,99

33,84

47,64


51,18

56,74

- Tổng SP theo giá SS 2010 (Tỷ đồng)

- Tổng sản phẩm theo giá TT (Tỷ đồng)
+GDP bình quân/người/năm (Triệu
đồng)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2013
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã từng bước có sự chuyển dịch theo hướng
tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành thương
mại - dịch vụ. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng chậm. Cụ
thể như sau:


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Hì nh
1. Cơ cấu kinh tế qua các năm
- Nông nghiệp giảm từ 19,45% năm 2005 xuống 10,69% năm 2013, công
nghiệp – XD tăng từ 52,69% năm 2005 lên 60,39% năm 2013. Có thể thấy, ngay
từ khi tái thành lập tỉnh, công nghiệp và xây dựng của tỉnh có tỷ trọng thấp, song
sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP,
tới trên 60%. Ngoài ra, ngành thương mại - dịch vụ là ngành có tiềm năng của
tỉnh, nên trong tương lai cần có sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn tạo điều kiện
hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn.
Mặt khác, cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc còn đặc trưng bởi khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài. Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào
GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên đến 39,9% năm 2009 và
tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Điều này chứng
minh cho sự thành công của Vĩnh Phúc trong việc chuẩn bị các điều kiện thuận
lợi về hạ tầng, về môi trường kinh doanh nói chung và đó cũng là thành công
trong công tác xúc tiến vận động đầu tư nước ngoài.
2.2. Tình hình phát triển xã hội
a) Dân số
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc có xu hướng giảm từ 1,21%
năm 2005 xuống còn 1,16% vào năm 2013. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cao hơn
mức bình quân chung của cả nước.
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2013 đạt khoảng 1.029 nghìn người, tăng
khoảng 54 nghìn người so với năm 2005. Trong đó: dân số đô thị khoảng 243
nghìn người và dân số khu vực nông thôn khoảng 785 nghìn người. Trong giai
đoan 2005-2013, tỷ lệ đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh, tỷ lệ dân số đô thị đã


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

tăng thêm 6,5%, từ 17,1% năm 2005, lên 22,95% năm 2010 và năm 2013, tỷ lệ
này vào khoảng 23,69%. Tỷ lệ đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh nhưng vẫn
thấp hơn so với mức bình quân cả nước khoảng 31,94% (năm 2013).
b) Lao động – việc làm
* Lao động: Năm 2013, tổng số lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh
Vĩnh Phúc có khoảng 675 nghìn lao động, trong đó có khoảng 620,4 nghìn lao
động đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế, chiếm 98,96% tổng số lao
động trong độ tuổi của tỉnh. Trong đó: lao động làm việc trong khu vực nhà
nước chiếm 7,99%; lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 5,10% và lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước chiếm 86,91%.
Ngoài ra, có một bộ phận lao động tiềm năng đang đi học. Trong tương lai

cần có các chính sách hợp lý thu hút nguồn lao động tiềm năng này về địa
phương làm việc.
* Chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh trong
những năm qua đã tăng đáng kể. Đặc biệt là trong 3 năm gần đây, tỷ lệ lao động
qua đào tạo tăng từ 14,7% năm 2010 lên trên 19,5% năm 2013.
* Công tác giải quyết việc làm cho người lao động thông qua các hoạt
động vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ Quốc gia về việc làm, xuất khẩu lao động,
đào tạo, tập huấn lao động đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm và
thu được những kết quả đáng khích lệ.
II. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐIA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC
1. Thực trang về sản xuất chăn nuôi
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong chăn
nuôi của tỉnh đạt cao, giai đoạn 2005 – 2010 đạt 12,97%/năm, giai đoạn 2010 –
2013 đạt 7,65%/năm. Năm 2013, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 4.314 tỷ
đồng, chiếm 52,32% cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong công tác sản xuất giống, thức ăn chăn
nuôi và các phương thức tổ chức sản xuất chăn nuôi mới được ứng dụng; vì vậy
đã dần hình thành những trang trại chăn nuôi chuyên canh bò sữa, bò thịt, lợn
hướng nạc, gia cầm, thuỷ cầm… với quy mô lớn. Bên cạnh đấy, phương thức
nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang từng bước thay thế phương thức
chăn nuôi truyền thống, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, vừa tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cụ thể thực trạng phát triển các loại gia súc, gia cầm trên địa bàn như sau:
1.1. Chăn nuôi trâu


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Tổng đàn trâu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua có xu

hướng giảm, giai đoạn 2005 – 2012 tổng đàn trâu giảm 4,49%/năm. Cụ thể: năm
2005, tổng đàn trâu toàn tỉnh là 29,55 nghìn con; đến năm 2013, tổng đàn trâu là
21,46 nghìn con giảm trên 8 nghìn con so với năm 2005; nhưng năm 2013 tổng
đàn tăng nhẹ khoảng 0,3 nghìn con so với năm 2012.
Bảng 2. Diễn biến đàn trâu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc quá các năm
Đơn vị: nghìn con
Năm
STT

Địa điểm

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Toàn tỉnh
Thành phố Vĩnh Yên
Thị xã Phúc Yên
Huyện Lập Thạch
Huyện Sông Lô
Huyện Tam Dương
Huyện Tam Đảo
Huyện Bình Xuyên
Huyện Yên Lạc

Huyện Vĩnh Tường

2005
29,55
0,76
2,49
11,08
3,71
6,16
3,19
0,45
1,71

2010
26,96
0,33
2,29
6,03
4,33
3,78
5,15
2,42
0,39
2,24

2011
24,23
0,28
2,01
5,78

4,13
3,04
4,99
2,23
0,19
1,58

2012
21,43
0,20
1,77
5,03
3,81
2,75
3,85
2,06
0,18
1,78

2013
21,46
0,19
1,61
4,96
3,53
2,71
4,19
2,31
0,25
1,72


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005 - 2013
Bảng trên cho thấy: sự phân bố đàn trâu không đồng đều giữa các địa
phương. Đàn trâu tập trung chủ yếu ở những nơi có thể phát triển đồng cỏ chăn
thả tự nhiên và kết hợp với trồng cỏ như: huyện Lập Thạch (chiếm 23,47%),
Tam Đào (chiếm 17,97%) và Sông Lô (chiếm 17,78%). Huyện có số lượng trâu
ít nhất là huyện Yên Lạc với 179 con, chiếm 0,84% tổng đàn trâu toàn tỉnh.
Tuy tốc độ tăng trưởng đàn trâu giảm, nhưng sản lượng thịt hơi có xu
hướng tăng, giai đoạn 2005 – 2010 sản lượng thịt hơi tăng 18,25%, giai đoạn
2011 – 2013 sản lượng hơi tăng 7,7 (đây là giai đoạn ngành chăn nuôi gặp nhiều
khó khăn nhưng sản lượng thịt vẫn tăng đáng kể); cụ thể, sản lượng thịt hơi xuất
chuồng năm 2013 đạt 2.000, tăng 1.308 tấn so với năm 2005. Hiện nay chăn
nuôi trâu trên địa bàn tỉnh chủ yếu để cung cấp thực phẩm là chính.
1.2. Chăn nuôi bò
Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế để phát triển đàn bò. Hiện nay, Đàn bò tập
trung chủ yếu ở Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô và Tam Dương, đây là những
vùng có đất đai rộng và có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển đàn bò. Năm
2013, tổng đàn bò toàn tỉnh là 95,5 nghìn con, giảm 38,1 nghìn con so với năm
2005, trung bình giảm 4,1%/năm. Đến hết quý 3 năm 2013 tổng đàn bò đã tăng
trên 1,4 nghìn con so với năm 2012, trong đó huyện Vĩnh Tường tăng nhiều nhất
trên 1,5 nghìn con, sau đó đến Tam Đảo tăng trên 0,4 nghìn con, Lập Thạch tăng


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

0,28 nghìn con.
Bảng 3. Diễn biến đàn bò trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm
Đơn vị: nghìn con
STT


Địa điểm
Toàn tỉnh

Năm
2005

2010

2011

2012

2013

133,58

138,70

120,06

94,06

95,46

1

Thành phố Vĩnh Yên

4,88


3,18

2,71

1,78

1,64

2

Thị xã Phúc Yên

4,24

4,40

3,87

3,79

3,75

3

Huyện Lập Thạch

30,66

26,06


18,01

18,29

4

Huyện Sông Lô

19,25

16,58

14,60

14,02

5

Huyện Tam Dương

14,22

17,95

16,23

11,70

11,88


6

Huyện Tam Đảo

12,27

15,26

12,12

9,20

9,64

7

Huyện Bình Xuyên

12,27

12,62

11,70

8,78

8,41

8


Huyện Yên Lạc

16,20

12,18

10,04

7,20

7,36

9

Huyện Vĩnh Tường

27,41

23,20

20,75

19,00

20,48

42,10

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005 - 2013
Trong tổng số đàn bò của tỉnh thì bò thịt chiếm gần 93% tương ứng với

88,49 nghìn con. Sản lượng thịt năm 2013 đạt 8.849 tấn, tăng 3.803 tấn so với
năm 2005, sản lượng thịt hơi toàn tỉnh giai đoạn 2005 – 2013 tăng 14%/năm.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng cao nhất là huyện Tam Đảo với
29,06%/năm, tăng thấp nhất là huyện Tam Dương với 7,14%/năm. Các giống bò
thịt trên địa bàn Vĩnh Phúc chủ yếu là bò lai chiếm 87%, còn lại là bò vàng địa
phương.
Ngoài bò thịt, thì bò sữa cũng đang là thế mạnh mới trong chăn nuôi bò
trên địa bàn một số huyện như: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và Tam Đảo.
Hiện tại, tỉnh Vĩnh Phúc có 3,9 nghìn con với sản lượng sữa năm 2013 đạt 7.467
tấn tăng bình quân giai đoạn 2005- 2010 là 21,8%/năm và giai đoạn 2011 – 2013
là 43,5%.
Nhìn chung, trong thời gian qua sản lượng thịt hơi xuất chuồng và sản
lượng sữa trên địa bàn tăng nhanh, tuy nhiên số lượng đàn bò có xu hướng giảm
dần. Nguyên nhân là do nhu cầu sức kéo giảm, ảnh hưởng lớn đến tổng số lượng
đàn bò của tỉnh.
1.3. Chăn nuôi lợn
Giai đoạn 2005 – 2013, tổng đàn lợn trên địa bàn Vĩnh Phúc có xu hướng
tăng nhẹ. Năm 2013, tổng đàn lợn toàn tỉnh có 488,55 nghìn con, tăng 37.100
con so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2013 đạt


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

0,97%/năm, trong đó cao nhất là huyện Tam Dương với 5,5%/năm.
Bảng 4. Diễn biến đàn lợn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm
Đơn vị: nghìn con
STT

1
2

3
4
5
6
7
8
9

Địa điểm
Toàn tỉnh
Thành phố Vĩnh Yên
Thị xã Phúc Yên
Huyện Lập Thạch
Huyện Sông Lô
Huyện Tam Dương
Huyện Tam Đảo
Huyện Bình Xuyên
Huyện Yên Lạc
Huyện Vĩnh Tường

Năm
2005

2010

2011

2012

2013


443,74
26,27
24,14

548,70
27,30
21,70
91,42
66,67
71,58
85,57
59,47
46,10
78,89

498,05
18,72
21,27
78,04
67,19
72,27
63,43
51,93
50,24
74,96

480,10
18,60
20,90

79,40
68,20
55,50
56,70
56,80
49,60
74,40

498,55
14,48
19,40
85,85
71,66
71,81
59,14
55,60
48,46
72,15

117,52
46,83
39,77
77,03
55,53
74,34

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005 - 2013
Chăn nuôi lợn chủ yếu cung cấp sản lượng thịt hơi xuất chuồng cho thị
trường. Lợn thịt trên địa bàn tỉnh chiếm 83,62% tổng đàn lợn toàn tỉnh, sản
lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2013 đạt 67.227,2 tấn, tăng trên 25 ngàn tấn so

với năm 2005.
Ngoài lợn thịt, thì Vĩnh Phúc còn có một lượng khá lớn các hộ nuôi lợn
nái sinh sản và lợn đực giống. Lợn nái sinh sản chiếm khoảng 16% tổng đàn lợn
toàn tỉnh, lợn đực giống chiếm 0,38% tổng đàn lợn.
Hình thức chăn nuôi trang trại phát triển mạnh, đã hình thành một số vùng
chăn nuôi tập trung song hầu hết các hộ vẫn theo hình thức chăn nuôi cá thể nên
quy mô còn nhỏ lẻ và phân tán, việc đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư còn gặp
khó khăn.
1.4. Chăn nuôi gia cầm
Năm 2013, toàn tỉnh có 9.105,5 nghìn con gia cầm (tăng 4.345,7 nghìn
con so với năm 2005), trong đó: gà có 7.738,4 nghìn con chiếm 85%; thủy cẩm
có 1.367,1 nghìn con chiếm 15%. Tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm giai đoạn
2005–2013 đạt 8,45%/ năm, trong đó đàn gà tăng 9,04%/năm. Tốc độ tăng
trưởng cao nhất là huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương.
Quy mô chăn nuôi gia cầm chủ yếu trên địa bàn tỉnh vẫn là chăn nuôi
nông hộ, mỗi gia đình nuôi số lượng nhỏ từ vài chục đến vài trăm con, hình thức
chăn nuôi chủ yếu trên địa bàn Vĩnh Phúc vẫn là thả vườn chưa mang tính công
nghiệp nên hiệu quả kinh tế thấp. Vài năm trở lại đây trên địa bàn các huyện
như: Tam Dương, Tam Đảo đã hình thành nên các trang trại chăn nuôi gia cầm
tập trung mang lại hiệu quả cao vừa đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

cư vừa mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.
Bảng 5. Diễn biến đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm
Đơn vị: nghìn con
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9

Địa điểm
Toàn tỉnh
Thành phố Vĩnh Yên
Thị xã Phúc Yên
Huyện Lập Thạch
Huyện Sông Lô
Huyện Tam Dương
Huyện Tam Đảo
Huyện Bình Xuyên
Huyện Yên Lạc
Huyện Vĩnh Tường

2005
4.844,4
144,4
128,0
1.678,2
873,2
444,0
389,8
470,0
632,2


2010
7.337,4
233,6
206,0
1.050,0
729,0
1.618,9
1.575,0
529,0
691,4
704,5

Năm
2011
8.463,6
242,3
223,2
1.110,1
790,7
2.290,4
1.757,2
557,9
832,9
658,9

2012
8.566,6
234,1
254,4

1.122,8
844,3
2.049,0
1.839,4
735,4
903,1
584,1

2013
9.105,5
212,8
168,6
1.072,8
802,3
2.332,8
1.255,6
694,0
573,0
626,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005 - 2013
2. Tình hình dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi
2.1. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi
Trong những năm qua, trước những diễn biến phức tạp về tình hình dịch
bệnh của đàn vật nuôi trên thế giới cũng như trong nước, Vĩnh Phúc cũng không
tránh khỏi sự xuất hiện của những loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long
móng gia súc, lợn tai xanh, cúm gia cầm,... Các dịch bệnh này gây nhiều tổn thất
và là mối lo ngại lớn cho người chăn nuôi. Tuy thời gian gần đây các bệnh lở
mồm long móng và dịch tai xanh không xuất hiện trên địa bàn Vĩnh Phúc,
nhưng dịch Cúm gia cầm tái phát vào năm 2007 trên địa bàn 2 xã thuộc 2 huyện.

Tổng số gia cầm ốm, chết và tiêu hủy khoảng 9.000 con.
Sau gần 4 năm, dịch Cúm gia cầm lại tái phát tại 3 xã của 3 huyện (xã
Tam Quan - huyện Tam Đảo, xã Hợp Lý - huyện Lập Thạch và xã Hoàng Hoa huyện Tam Dương) vào đầu năm 2011, tổng số gia cầm ốm, chết, tiêu hủy trên
25.000 con.
Dịch bệnh thường xuất hiện ở các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ, không đảm
bảo an toàn sinh học và không tiêm phòng vắc xin.
2.2. Phòng chống dịch bệnh
Thời gian qua, công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi được lãnh
đạo tỉnh và các ban ngành đặc biệt qua tâm. Vĩnh Phúc đã chủ động triển khai
quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng chống nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát
sinh và lây lan. Hàng năm, Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban chỉ đạo phòng chống
dịch bệnh gia súc gia cầm tỉnh lên kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

cầm. Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ban, ngành liên quan
tăng cường chỉ đạo chính quyền cơ sở, giao trách nhiệm cho nhân viên Thú y xã,
trưởng thôn xóm, các tổ chức đoàn thể kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các
trường hợp dịch bệnh phát sinh, báo cáo kịp thời để có biện pháp xử lý. Đồng
thời chủ động xây dựng kế hoạch về nhân lực, kinh phí, phương tiện, dụng cụ,
hoá chất, địa điểm tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh.
Trong quá trình triển khai phòng chống dịch bệnh, lãnh đạo sở
NN&PTNT và các ngành trực thuộc đã thường xuyên xuống địa bàn trực tiếp
phối hợp với ban chỉ đạo cấp huyện đôn đốc công tác tiêm phòng, kiểm tra công
tác thống kê, bảo quản, sử dụng vắc xin theo đúng quy trình. Cụ thể:
- Về tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc
Hàng năm, tỉnh tổ chức tiêm phòng và phun thuốc khử trùng tiêu độc môi
trường chăn nuôi 2 đợt chính (vào tháng 5 và tháng 11), chủ yếu phòng các loại
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng gia súc,

Dịch tả, Tai xanh ở lợn và Cúm gia cầm.
Tỷ lệ gia súc, gia cầm được tiêm phòng các đợt thường dao động từ 70
đến 100% kế hoạch, tuy nhiên lại không đồng đều ở các địa phương và các trang
trại chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi lớn thường chủ động tiêm phòng và khử
trùng tiêu độc định kỳ theo kế hoạch, do đó ít dịch bệnh xảy ra.
Song song với các đợt tiêm phòng đó là hướng dẫn nhân dân thực hiện
đợt tổng vệ sinh, khử trùng làm sạch môi trường chăn nuôi, khu vực giết mổ,
chợ buôn bán gia súc, gia cầm. Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện
biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học như: Nhập con giống có nguồn gốc rõ
ràng, từ vùng an toàn dịch; cải tạo chuồng nuôi đảm bảo khô ráo, sạch sẽ; tiêm
phòng đầy đủ, đúng quy trình các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
Ngoài những biện pháp trên, Sở NN&PTNT đã phối hợp với Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy, Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh - truyền hình và các cơ quan thông
tin, truyền thông trong tỉnh tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục và sâu
rộng cho nhân dân về tác hại, sự nguy hiểm, các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm và địa chỉ để người chăn nuôi thông tin, báo cáo dịch
bệnh; thông báo công khai cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước về phát triển
chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật cho người chăn nuôi.
- Về giám sát dịch bệnh
UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tăng cường và duy trì
hoạt động của BCĐ phòng, chống dịch bệnh GSGC nhất là BCĐ cấp xã. Cấp ủy
Đảng, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo các đơn vị liên
quan, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch
bệnh trên đàn GSGC đến thôn xóm và hộ chăn nuôi. Nếu phát hiện có GSGC


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

nghi mắc bệnh cúm gia cầm, LMLM, tai xanh, Dịch tả lợn... hoặc ốm, chết
không rõ nguyên nhân thì triển khai quyết liệt các biện pháp khống chế, bao vây

dập dịch không để lây lan rộng và nghiêm cấm việc giấu dịch hoặc vứt xác động
vật chết ra môi trường.
Hơn nữa, hệ thống giám sát tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm được cán
bộ Thú y xã quản lý, theo dõi và báo cáo đột xuất bằng điện thoại hoặc qua giao
ban định kỳ hàng tháng tại trạm Thú y cấp huyện, từ đó tổng hợp chung cho
toàn tỉnh. Tuy nhiên, tại các cơ sở chăn nuôi lớn việc giám sát gặp nhiều khó
khăn, và việc lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút, vi khuẩn gây bệnh chưa thực
hiện thường xuyên, chỉ thực hiện khi có chỉ đạo của Cục Thú y và khi có kinh
phí từ các chương trình, dự án.
- Kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y
Tại Vĩnh Phúc, việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm cũng diễn ra
rất sôi động. Nhận thức rõ việc kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm giữa các
địa phương là một trong những biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, Chi
cục Thú y luôn xác định hoạt động đảm bảo vệ sinh thú y trong chăn nuôi, kiểm
dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ là nhiệm vụ trọng tâm, chủ động phối hợp
với các cơ quan như công an, quản lý thị trường có biện pháp cụ thể nhằm kiểm
tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn;
không để gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ vận
chuyển vào tiêu thụ trên địa bàn hoặc vận chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh khác.
Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Ngành đã xây dựng quy chế hoạt động của kiểm dịch viên; hướng dẫn
thực hiện quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển
trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các trạm trực thuộc, kiểm dịch viên thực hiện đúng
quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; đồng thời tăng
cường trách nhiệm cá nhân của kiểm dịch viên, thường xuyên kiểm tra việc chấp
hành quy chế, quy trình kiểm dịch.
Công tác kiểm dịch, kiểm soát đàn gia cầm giống ở các lò ấp, kiểm dịch
gia súc, gia cầm tại gốc được tăng cường.
Bảng 6. Kết quả kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
Số TT


Nội dung

I
1
2
3
4
II
1

Kiểm dịch động vật
Trâu, bò, ngựa ( con)
Lợn các loại (con)
Gia cầm thịt (con)
Gia cầm giống (con)
Sản phẩm động vật
Trứng gia cầm (quả)

2006

2010

Năm
2011

3.439
70.679
862.584
453.410


1.273
290.771
611.127
1.308.742

696
224.525
1.023.394
683.692

2.430
258.116
2.677.994
855.763

4.350
421.168
3.858.234
14.141.543

4.362.874

37.165.498

32.767.200

68.746.197

102.754.076


2012

2013


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

2

Trứng cút (quả)

4.534.095

92.360

17.788.500

21.861.000

48.280.200

Nguồn: Số liệu của chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc
Qua bảng trên ta thấy số lượng gia súc, gia cầm vận chuyển được kiểm
dịch có xu hướng ngày càng tăng, trong đó: lợn tăng cao nhất gần 6 lần (từ trên
70 nghìn con năm 2006 lên 421 nghìn con năm 2013); gia cầm thịt cũng tăng
trên 4 lần so với năm 2006. Đồng thời các sản phẩm động vật khi vận chuyển
trên thị trường cũng được kiểm dịch đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm
với tỉ lệ tương đối cao.
3. Đánh giá về tình hình tổ chức ngành chăn nuôi

3.1. Hình thức chăn nuôi
a. Chăn nuôi trâu, bò
Chăn nuôi trâu và bò thịt trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện nay là chăn nuôi
nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu là chăn nuôi ở các hộ gia đình theo phương thức chăn
thả tự nhiên kết hợp với việc tận dụng thức ăn thô xanh, sản phẩm phụ trong
nông nghiệp, sử dụng cám gạo, bột ngô làm thức ăn tinh bổ sung. Tuy nhiên,
hiện nay lượng cỏ tự nhiên không còn đáp ứng đủ, nhất là trong mùa khô, lượng
thức ăn tự nhiên giảm đi, hình thức nuôi chăn thả của nông hộ không đáp ứng
được nhu cầu thức ăn cho trâu, bò, vì vậy cần có biện pháp để duy trì và phát
triển tổng đàn.
Bò sữa trên địa bàn thường được nuôi nuôi nhốt và sử dụng thức kết hợp,
trong đó hầu hết là thức ăn công nghiệp, một số hộ sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp
tự chế biến; thức ăn thô xanh chủ yếu là cỏ voi, kết hợp sử dụng phụ phẩm nông
nghiệp và công nghiệp. Tuy tổng đàn bò có xu hướng giảm, nhưng số lượng bò
sữa đang có xướng tăng cả về số lượng, năng suất và sản lượng sữa; bình quân
số bò sữa trên hộ nuôi bò sữa ngày càng tăng, năm 2012 đạt 3,86 con/hộ. Vì
những lợi ích trên, đã thu hút được nhiều hộ dân tham gia chăn nuôi bò sữa, hình
thành nên các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung như các xã Vĩnh Thịnh, An
Tường, Vĩnh Ninh, Bình Dương, Tuân Chính, Tân Cương, Cao Đại, Tam Phúc,
Phú Đa thuộc huyện Vĩnh Tường; xã Trung Nguyên của huyện Yên Lạc và xã
Thái Hòa của huyện Lập Thạch.
b. Chăn nuôi lợn
Hiện có 3 phương thức chăn nuôi lợn là: Chăn nuôi truyền thống, chăn
nuôi gia trại và chăn nuôi trang trại.
Chăn nuôi truyền thống: Đây là phương thức chăn nuôi đang tồn tại trên
địa bàn, chiếm khoảng 75 - 80%.
Chăn nuôi gia trại: Phương thức chăn nuôi nuôi này phát triển mạnh trong
những năm gần đây, chiếm khoảng 10 - 15% ; quy mô chăn nuôi phổ biến là từ
10-20 nái, hoặc từ 10-50 lợn thịt có mặt thường xuyên; ngoài các phụ phẩm nông
nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho lợn.



Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

- Chăn nuôi trang trại: Đây là phương thức chăn nuôi đang được phát triển
mạnh, chiếm khoảng 8 - 10% tập trung ở các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch,
Yên Lạc, Tam Đảo, nơi có điều kiện phát triển chăn nuôi trang trại đã bước đầu
thực hiện khá thành công, mô hình có quy mô chăn nuôi lớn, nhưng lại ít tốn
nhân công, hiệu quả kinh tế cao, vừa đảm bảo yếu tố môi trường và dịch bệnh.
Cụ thể, đến hết quý 3 năm 2013, toàn tỉnh có 138 hộ nuôi lợn nái lớn hơn 20 con
và 126 hộ nuôi lợn thịt trên 100 con. Đặc biệt, đã có một số hộ đã đầu tư chuồng
trại kín, có hệ thống làm mát, quy trình nuôi khép kín và sử dụng 100% thức ăn
công nghiệp. Bên cạnh đấy, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm trường trong chăn
nuôi cũng được quan tâm, nhiều hộ đã xây dựng hầm Biogas để xử lý chất ô
nhiễm, hiện tại có khoảng 15.000 hộ có hệ thống hầm Biogas hợp vệ sinh.
Phương thức chăn nuôi này quy mô từ trên 20 nái hoặc trên 100 lợn thịt có mặt
thường xuyên; hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp; con giống chủ yếu là lợn
ngoại.
c. Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là chăn nuôi vừa
nhốt vừa kết hợp thả vườn với quy mô dưới 50 con (chiếm 70,04%). Các hộ này
thường sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với các sản phẩm nông nghiệp làm
thức ăn bổ sung.
Các hộ có quy mô nuôi lớn trên 1.000 con thường sử dụng phương thức
nuôi nhốt, với hệ thống chuồng trại khép kín, hệ thống làm mát, máng ăn hiện
đại và sử dụng 100% thức ăn công nghiệp. Các hộ có quy mô nuôi lớn tập trung
chủ yếu ở 2 huyện Tam Dương và Tam Đảo.
Số hộ chăn nuôi gia cầm theo hình thức trang trại ngày càng tăng. Năm
2013, toàn tỉnh có 1.005 trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng quy mô trên 1000 con,
438 trang trại chăn nuôi gà thịt quy mô trên 2000 con và 217 hộ nuôi vịt, ngan

với qui mô trên 1.000 con.
3.2. Hệ thống tổ chức sản xuất giống
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở chuyên sản xuất giống gia súc, gia
cầm, gồm: Công ty Japfacomfeed, công ty cổ phần gà Tam Đảo, Trung tâm
giống vật nuôi và Công ty chăn nuôi lợn giống ngoại Tam Đảo. Trong đó: Công
ty Japfacomfeed và công ty cổ phần gà Tam Đảo chuyên sản xuất các giống gia
cầm cho tỉnh và các vùng lân cận; Trung tâm giống vật nuôi và Công ty chăn
nuôi lợn giống ngoại Tam Đảo chuyên sản xuất các giống lợn cho năng suất cao
và chất lượng tốt. Cả 4 cơ sở trên đều có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt,
đảm bảo điều kiện kỹ thuật và môi trường trong chăn nuôi.
Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn có các cơ sở sản xuất giống tại gia đình và trang
trại chăn nuôi; cơ sở hạ tầng của các cơ sở này cơ bản chưa đảm bảo tiêu chuẩn
sản xuất giống. Vì là cơ sở sản xuất giống tại gia đình và trang trại, quy mô sản
xuất nhỏ nên hệ thống chuồng trại và hạ tầng phục vụ sản xuất giống chưa được


Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

đầu tư đúng mức, chủ yếu là tận dụng những thứ có sẵn như: điện, nước, đất đai,
giao thông… để sản xuất giống.
3.3. Cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi
- Mạng lưới giao thông, hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước của tỉnh
phân bố hợp lý và thuận lợi. Đảm bảo cho hoạt động của các cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm.
- Các trang trại, gia trại và chăn nuôi nông hộ chủ yếu do các hộ tự đầu tư,
xây dựng chắp vá, cơi nới tùy khả năng đầu tư theo từng năm, không có thiết kế,
kiểu chuồng, thiết bị đồng bộ cho từng đối tượng vật nuôi.
- Chuồng trại chăn nuôi trên địa bàn có 3 loại chính:
+ Chuồng nuôi truyền thống (quy mô nông hộ): xây dựng theo kiểu tận
dụng, tùy theo điều kiện diện tích đất của từng hộ không theo thiết kế chung

nào. Chuồng thường nằm ngay sát nhà, các chuồng nuôi (bò, lợn, gia cầm,…)
nằm sát, xen lẫn nhau. Ước tính chuồng trại quy mô nông hộ chiếm trên 40% số
hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
+ Chuồng nuôi cải tiến: có sự đầu tư về kinh phí của chủ hộ, đã tách rời
hố chứa chất thải. Chuồng nuôi cải tiến hàng ngày được dọn vệ sinh, trong
chuồng đã có những chỗ quy định riêng để cho ăn uống hợp lý. Kết quả điều tra
cho thấy kiểu chuồng nuôi cải tiến ước đạt trên 50%.
+ Chuồng nuôi công nghiệp: gia súc, gia cầm được nuôi theo từng ô phù
hợp với sinh lý từng lứa tuổi. Kiểu chuồng này được xây dựng theo mẫu thiết
kế, có hệ thống thông gió, hệ thống làm mát. Kiểu chuồng nuôi công nghiệp
thường được áp dụng tại các mô hình nuôi trang trại, kiểu chuồng này chiếm
10%.
- Rất ít cơ sở, trang trại chăn nuôi có hạ tầng đồng bộ từ sản xuất đến xử
lý môi trường.
III. THỰC TRẠNG THU MUA, TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI
1. Thực trạng thu mua các sản phẩm chăn nuôi
Nhìn chung, việc thu mua các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn đều diễn ra
tại các hộ chăn nuôi. Các hộ thu mua sản phẩm thường thu mua trên địa bàn
huyện; một số hộ có quy mô lớn có thể mở rộng thị trường thu mua sang các
huyện lân cận, điển hình như huyện Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Vĩnh Yên và
Tam Đảo. (Chi tiết tại bảng 7)
Theo kết quả điều tra, toàn tỉnh có 1.042 hộ thu mua các sản phẩm chăn
nuôi, chủ yếu là thu mua lợn với 830 hộ, chiếm 79,65% tổng số hộ thu mua trên
địa bàn. Hầu hết các hộ thu mua thường kèm theo dịch vụ giết mổ tại nhà, một
số còn lại thông qua thương lái vận chuyển gia súc, gia cầm sống ra ngoại tỉnh


×