Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Báo Cáo Tổng Hợp Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Thị Xã Phúc Yên Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.67 KB, 122 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHÚC YÊN

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ PHÚC YÊN
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Phúc Yên, Năm 2010


Mục lục

Nội dung
Mở đầu
Phần thứ nhất
Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển KT-XH thị xã
I. Tác động của các yếu tố bên ngoài đến quá trình phát triển
KT-XH thị xã
II. Các yếu tố cho phát triển KT-XH thị xã
III. Tiềm năng, lợi thế và những hạn chế
IV. Vị trí, vai trò của thị xã
Phần thứ hai
Thực trạng phát triển KT-XH thị xã giai đoạn 2005-2010
I. Tình hình chung phát triển KT-XH thị xã
II. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực xã hội
III. Đánh giá chung
Phần thứ ba
Định hướng phát triển KT-XH thị xã đến 2020 và tầm nhìn
đến 2030
A. Định hướng phát triển KT-XH đến năm 2020


I. Quan điểm, mục tiêu phát triển
II. Luận chứng phương án phát triển
1. Xây dựng các phương án phát triển
2. Lựa chọn phương án phát triển
3. Lựa chọn các lĩnh vực đầu tư trọng điểm
III. Định hướng phát triển các ngành
1. Công nghiệp-TTCN, xây dựng
2. Phát triển các ngành dịch vụ
3. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
IV. Phát triển các lĩnh vực xã hội
V. Phát triển kết cấu hạ tầng
VI. Quản lý sử dụng đất đai
VII. Định hướng phát triển theo lãnh thổ
B. Tầm nhìn đến năm 2030
Phần thứ tư
Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
I. Một số giải pháp
II. Tổ chức thực hiện quy hoạch
III. Các kiến nghị
Kết luận
Phần phụ lục

Trang
4
6
6
9
17
20
23

23
26
45
47
47
47
49
49
53
57
57
57
61
66
70
77
80
82
84
87
87
92
93
93
95
Trang 2


Mở Đầu
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thị xã Phúc Yên đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt năm 2006. Từ đó tới nay tình hình
kinh tế-xã hội thị xã đã có bước phát triển tích cực, đời sống nhân dân được cải
thiện, song vẫn còn nhiều tồn tại và khó khăn. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và
trong nước có nhiều biến động, cùng với quá trình hội nhập sâu của đất nước,
nhiều yếu tố tác động, cả tích cực và tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến phát triển KTXH của cả nước cũng như của thị xã. Đánh giá lại vị thế, thực trạng phát triển
những năm qua một cách chính xác và đặt ra cho thị xã những nhiệm vụ phát triển
trong tình hình bối cảnh mới là những việc cần phải được triển khai nghiên cứu để
trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cụ thể cho phát triển kinh tế trong những thập
niên tiếp theo. Làm thế nào để kinh tế thị xã phát triển mạnh hơn, khai thác tốt
hơn những tiềm năng, lợi thế, phục vụ phát triển nhanh nền kinh tế, nhưng vẫn
bảo vệ được môi trường sinh thái, đảm bảo công bằng xã hội là bài toán khó, cần
có lời giải đáp sớm. Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được
triển khai nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu trên.
Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch cần phải sử dụng các tư liệu như
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; Các báo cáo quy hoạch
của các vùng liên quan; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh và các
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh cũng như thị xã; Các Nghị quyết, hướng
dẫn của Trung ương; các quy hoạch ngành, lĩnh vực; Niên giám thống kê thị xã
Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc và các công trình nghiên cứu khác có liên quan.
Những căn cứ pháp lý chủ yếu để xây dựng quy hoạch gồm có:
- Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/09/2005 của Bộ Chính trị về phát triển
kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Hồng đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
Phương hướng chủ yếu phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến
năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.
- Nghị định số 39/2008/NĐ-CP ngày 4/4/2008 của Chính phủ về việc điều
chỉnh đại giới hành chính xã, phường, thành lập thị trấn, phường thuộc huyện Mê
Linh, huyện Lập Thạch, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 03/TT-BKH ngày 01/07/2008 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư v/v hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
04/2008/NĐ-CP.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2005-2010 và
nhiệm kỳ 2011-2015.
Trang 3


- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020 đã được tỉnh ủy thông qua.
- Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050, Nikken Sekkei Civil Engineering LTD, 2010.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã Phúc Yên nhiệm kỳ 2006-2010 và
nhiệm kỳ 2010-2015.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phúc Yên đến năm
2010 và một số định hướng chính đến năm 2020.
- Các bản quy hoạch vùng, tỉnh và các ngành của Trung ương và các địa
phương có liên quan.
- Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Tỉnh, Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc, các Sở ngành của Tỉnh, Niên giám thống kê thị
xã Phúc Yên 2005-2010;
Báo cáo tổng hợp quy hoạch gồm những phần chính sau:
- Phần thứ nhất: Các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động đến phát triển kinh
tế-xã hội của thị xã.
Phần này đánh giá tác động của bối cảnh kinh tế trong nước và tỉnh Vĩnh
Phúc đối với phát triển KT-XH thị xã. Đồng thời cũng đánh giá những điều kiện

tự nhiên và nguồn lực cho phát triển kinh tế thị xã, bao gồm: Vị trí, vai trò, điều
kiện tự nhiên, tiềm năng về đất, nước, rừng, du lịch và nguồn nhân lực.
- Phần thứ hai: Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội thị xã giai đoạn 20052010.
Đánh giá hiện trạng phát triển qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phát triển
các ngành, lĩnh vực của thị xã với quy mô hiện tại trong giai đoạn 2005-2010 làm
căn cứ để tính toán.
- Phần thứ ba: Định hướng phát triển kinh tế-xã hội thị xã đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030.
Phần này sẽ đưa ra bức tranh chung về kinh tế thị xã đến năm 2030 và
những định hướng chính về phát triển các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, phát triển ngành,
lĩnh vực và phát triển các tiểu vùng trên địa bàn thị xã đến năm 2020.
- Phần thứ tư: Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.
Đề xuất các biện pháp chủ yếu, vận dụng các cơ chế chính sách phát triển
KT-XH trên địa bàn thị xã, để đạt được các mục tiêu đề ra. Bao gồm các giải pháp
về huy động vốn đầu tư; đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học
công nghệ, môi trường và các giải pháp về điều hành và thực hiện quy hoạch.

Trang 4


Phần thứ nhất
CáC Yếu Tố tự nhiên và xã hội tác động đến quá trình phát triển kinh
tế- xã hội của thị

I. Tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội bên ngoài đến quá trình phát triển
kT-XH thị xã
Thị xã Phúc Yên nằm liền kề Thủ đô Hà Nội, trong vùng Đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH) và trước hết là vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc bộ. Những
biến động của vùng, của tỉnh có tác động trực tiếp đến sự phát triển KT-XH của
thị xã trong bối cảnh mới.

1. Tác động của vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Kinh tế trọng
điểm Bắc bộ đến phát triển KT-XH thị xã
Vùng Đồng bằng sông Hồng, nhất là vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ ảnh
hưởng rất lớn, cả mặt tích cực và tiêu cực, có tính chất quyết định, đến phát triển
kinh tế-xã hội thị xã. Điều đó thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: Chủ trương phát triển nhanh các vùng KTTĐ, trong đó có vùng
KTTĐ Bắc bộ, tạo cơ hội rất lớn về đầu tư cho thị xã phát triển nhanh và
hiện đại
- Định hướng quy hoạch các vùng KTTĐ, đặc biệt vùng KTTĐ Bắc bộ,
vùng Thủ đô Hà Nội và vùng ĐBSH là những căn cứ cho phát triển KT-XH thị
xã.
Trong phương hướng phát triển dài hạn vùng ĐBSH và vùng KTTĐ Bắc bộ
đều nhấn mạnh thị xã Phúc Yên, cũng như tỉnh Vĩnh Phúc, là một trong những
mắt xích quan trọng của chuỗi đô thị của vùng, được phát triển một cách đồng bộ
và làm xương sống cho phát triển KT-XH vùng. Trong quy hoạch phát triển KTXH vùng Thủ đô, thị xã Phúc Yên là một trong những đô thị của ngõ của tỉnh
Vĩnh Phúc với thủ đô Hà Nội. Hà Nội với vị thế là một trong hai trung tâm kinh tế
lớn nhất cả nước, trung tâm đầu não về tiềm lực khoa học và nguồn nhân lực chất
lượng cao sẽ tạo điệu kiện rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và đào tạo nghề
chất lượng cao.
- Sự phát triển KT-XH nói chung và phát triển công nghiệp, khu công
nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có ảnh hưởng lớn đến phát triển công
nghiệp và khu, cụm công nghiệp của thị xã Phúc Yên.
Trong quy hoạch cũng nêu rõ phân bố và phát triển các khu công nghiệp là
hướng ưu tiên trong phát triển vùng KTTĐ. Sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung
và phát triển công nghiệp, khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp và khu, cụm công nghiệp của thị
xã. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là nơi tập trung tới trên 25-30% sản lượng
Trang 5



công nghiệp của cả nước, đồng thời cũng là nơi tập trung tới 18-20% số khu công
nghiệp cả nước. Cùng với sự phát triển của công nghiệp và các khu công nghiệp
trên địa bàn Vùng KTTĐ Bắc bộ, kinh tế-xã hội vùng có bước phát triển vượt bậc
trong những năm gần đây, tạo ra thị trường lớn cho sự phát triển của công nghiệp
Vĩnh Phúc nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng. Phúc Yên có điều kiện tốt về
vị trí địa lý, mặt bằng xây dựng, đầu mối giao thông để phát triển công nghiệp
thay cho công nghiệp của vùng Thủ đô khi mật độ ở đây đã quá dầy đặc và ảnh
hưởng không tốt đến phát triển Thủ đô.
- Cùng với chủ trương phát triển nhanh vùng KTTĐ làm hạt nhân cho phát
triển KT-XH cả nước, hệ thống hạ tầng như: giao thông, điện, nước, thông tin liên
lạc,... theo đó cũng được đầu tư phát triển một cách đầy đủ, hoàn thiện, đồng bộ
và hiện đại.
Để đáp ứng những nhu cầu hội nhập, các hành lang kinh tế Việt-Trung qua
thị xã đã và đang được triển khai. Hệ thống giao thông trên hành lang đã và đang
được nâng cấp và xây mới. Hệ thống cảng biển khu vực cụm cảng số 1 (bao gồm
Quảng Ninh và Hải Phòng) đã và đang được đầu tư trở thành cụm cảng lớn nhất
phía Bắc gắn với hệ thống đường bộ ngày càng được đầu tư hiện đại, mở ra cơ hội
rất lớn cho sự phát triển các sản phẩm xuất khẩu, giao thương quốc tế của thị xã
Phúc Yên.
- Thị xã Phúc Yên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được hưởng sự ưu tiên trong
kêu gọi đầu tư và đầu tư ưu tiên vào địa bàn. Điều đó được thể hiện trong các
chương trình phát triển chung các vùng KTTĐ.
Cùng với sự thay đổi về thể chế và trạng thái nền kinh tế, sự hình thành cơ
cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư mới có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT-XH thị
xã. Ưu tiên đầu tư và đầu tư ưu tiên vào thị xã đang và sẽ tiếp tục làm cho giá trị
nền kinh tế chuyển sang một giai đoạn mới-giai đoạn công nghiệp hàm lượng
công nghệ cao và dịch vụ hiện đại, tạo thế cho định hướng CHH, HĐH sớm của
thị xã.
Thứ hai: Tuy có những điều kiện thuận lợi từ việc chủ trương phát triển
chung song những khó khăn, áp lực lớn gặp phải khi tham gia hội nhập

kinh tế cũng sẽ là tác nhân tác động không thuận lợi đến phát triển KT-XH
thị xã ở nhiều khía cạnh:
- Tác động rất lớn và trực tiếp đến phát triển KT-XH thị xã là những đòi hỏi
khắt khe khi hội nhập sâu kinh tế quốc tế, là cạnh tranh, mà trước hết là chất
lượng hàng hóa sản xuất và dịch vụ.
Cạnh tranh và hội nhập thật sự là yếu tố sống còn của nền kinh tế, điều đó
liên quan trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. Thời hạn
chuẩn bị thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá thương mại trong khuôn khổ các
hiệp định đã ký kết (AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ) và các cam kết theo
quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không còn nhiều, song năng
lực cạnh tranh cả ở cấp quốc gia lẫn cấp doanh nghiệp đều chưa kịp đáp ứng.
- Các chủ trương phát triển chung, nhất là chủ trương phát triển hạ tầng
giao thông, chia cắt địa bàn, đã phần nào hạn chế sự phát triển nội lực của thị xã.
Trang 6


Hệ thống giao thông quốc gia đi qua thị xã khá nhiều, chia cắt và tiến độ
thực hiện quá chậm đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chủ động và tiến độ
cũng như mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chiến lược của thị xã. Thị xã đã và đang
được tỉnh cũng như Trung ương đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất công
nghiệp khá lớn. Điều này làm cho tăng trưởng kinh tế thị xã có khả năng đạt cao,
nhất là cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. Đồng thời cũng tạo điều
kiện cho dịch vụ của địa phương theo đó có cơ hội phát triển. Tuy nhiên nếu
không tính tới nguồn thu này thì thực tế quy mô kinh tế của thị xã không lớn, cơ
cấu kinh tế chưa tạo ra bước đột phá cũng như hạn chế nội lực phát triển.
- Các điều kiện vật chất tạo cơ hội cho thu hút đầu tư hiện còn rất thiếu là
một đòi hỏi cấp bách không chỉ đối với thị xã mà cả tỉnh và vùng.
Mục tiêu nhanh chóng thoát khỏi trạng thái nước nghèo, khắc phục nguy cơ
tụt hậu quá xa về kinh tế so với các nước trong khu vực đặt ra một cách cấp bách,
đòi hỏi phải tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, trọng tâm là làm

thay đổi khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó hạ tầng kỹ thuật cũng như
hạ tầng xã hội đều kém và không đồng bộ. Những yếu kém đó đã làm mất không
ít những cơ hội lớn trong việc kêu gọi các dự án đầu tư lớn cả trong và ngoài nước
vào thị xã.
- Công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất còn yếu là một
thách thức lớn cho phát triển kinh tế thị xã.
Nhu cầu cải tiến công nghệ rất lớn, do hầu hết các cơ sơ sản xuất đang ở
mức độ trung bình và lạc hậu. Muốn có được những sản phẩm mang tính cạnh
tranh cao, đạt chuẩn, ít nhất là ở khu vực, cần phải trang bị kỹ thuật tiên tiến, công
nghệ hiện đại. Muốn như vậy cần phải có một lượng vốn đầu tư lớn, trong khi khả
năng huy động vốn của thị xã còn rất khó khăn, hạn chế. Đây là vấn đề nan giải
cho không chỉ thị xã mà đối với toàn bộ nền kinh tế và từng ngành trong cả nước.
Lao động trong tỉnh nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng, phần lớn có trình độ
thấp là một áp lực không nhỏ đối với phát triển KT-XH thị xã trong thời gian dài.
2. Tác động của phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến phát triển kinh
tế-xã hội thị xã
Mục tiêu phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030 là: “…xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một thành phố công nghiệp, dịch
vụ, văn minh, hiện đại, môi trường sạch, mức sống dân cư cao, là một trong
những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng
cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây
dựng cơ sở vật chất, đặt nền móng hướng tới trở thành trung tâm kinh tế có tầm
ảnh hưởng lớn tới khu vực Bắc-Tây bắc Bắc bộ với sự phát triển mạnh của khu
vực dịch vụ trong một cơ cấu kinh tế dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp vào những
năm cuối Thập kỷ 20, đầu thập kỷ 30”. (Theo bỏo cỏo “Quy hoạch tổng thể phát
triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhỡn đến năm 2030”).
Để đạt được mục tiêu này phải có những nỗ lực rất lớn của Trung ương và
tỉnh. Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 15-16%
giai đoạn đến 2011-2015 và 14-15% trong giai đoạn đến 2016-2020. Kinh tế Vĩnh
Phúc sẽ có bước chuyển biến lớn vượt trước trình độ phát triển chung của vùng

Trang 7


Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Mục tiêu đó là những căn cứ cho định hướng phát
triển KT-XH thị xã.
Biểu 1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2020
TT

Danh mục

2008

2010

2015

2020

1

Tổng GDP (tỷ đg, giá 94)

9721,8

11517

23961

46132


2

Tổng GDP (tỷ đg, giá HH)

22152,7

29570

83537

172080

3

Cơ cấu GDP (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

-

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

17,7


13,5

7,2

4,1

-

Công nghiệp- xây dựng

58,3

59,7

65,1

60,8

-

Dịch vụ

24,0

26,8

27,6

35,1


4

GDP/người (giá thực tế)

-

Triệu đồng

21,836

29,2

74,3

140,5

-

USD

1284

1658

3845

6636

5


Tăng trưởng GDP (%)

‘09-10

’11-15

‘16-20

‘09-20

-

Tổng số

9,13

15,78

14,00

14,89

-

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

4,00

3,95


3,00

3,47

-

Công nghiệp-xây dựng

12,04

17,64

14,80

16,21

-

Dịch vụ

9,01

16,04

14,50

15,27

6


Vốn đầu tư (Triệu USD)

‘09-10

‘11-15

‘16-20

‘09-20

-

Giá 1994

658

4751

8465

13217

-

Giá 2008

1018

7343


13083

20426

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Để Vĩnh Phúc đạt được mục tiêu phát triển trên, với vai trò là một trung
tâm công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, thị xã Phúc Yên phải phát triển với tốc độ
tăng trưởng cao hơn trung bình cả tỉnh và phát triển một cách bền vững. Đây vừa
là những điều kiện thuận lợi, vừa là những đòi hỏi lớn, nặng nề đối với sự phát
triển KT-XH thị xã trong giai đoạn quy hoạch.
Ii. các yếu tố tự nhiên bên trong cho phát triển kinh tế-Xã Hội thị xã
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Điều kiện địa lý kinh tế, chính trị của thị xã
Thị xã Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trong vùng đất có lịch sử dựng
nước và giữ nước lâu đời của dân tộc. Những ấn tích còn để lại đến ngày nay đã
tạo cho vùng đất thị xã một vị trí địa lí kinh tế, chính trị với bề dầy lịch sử có giá
trị. Đây là tiền đề cho phát triển KT-XH thị xã trong giai đoạn quy hoạch.
Thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng, là
một trong hai vùng sôi động nhất cả nước, thị xã Phúc Yên là đầu mối giao lưu
kinh tế quan trọng trong vùng, có mối quan hệ chắt chẽ giữa vùng với cả nước và
quốc tế.
Trang 8


Thị xã Phúc Yên là một trong những đô thị lớn, nằm sát với Thủ đô Hà
Nội, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và đào tạo quốc gia, là
trung tâm kinh tế công nghiệp-dịch vụ quan trọng của tỉnh và là một đầu mối giao
thông của vùng phía Bắc và cả nước.
Tỉnh Vĩnh Phúc là một trong 5 trung tâm du lịch lớn của cả nước, do đó thị

xã có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vui chơi nghỉ
dưỡng. Hồ Đại Lải thuộc thị xã là nơi được tỉnh, cũng như quốc gia, chọn làm
một trong những điểm phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái của cả vùng phía
Bắc.
Trên địa bàn thị xã còn có trên 6.000 đơn vị đang hoạt động gồm các cơ
quan, doanh nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,
Trường dạy nghề của Trung ương, của tỉnh, của Hà Nội. Đây là điều kiện thuận
lợi để Phúc Yên khai thác các thế mạnh, phát triển kinh tế-xã hội và văn hoá, giáo
dục, đào tạo của thị xã.
1.2. Về địa hình
Thị xã Phúc Yên được tái thành lập ngày 9/12/2003 theo Nghị định số
153/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi tách ra từ huyện Mê Linh. Theo đó địa giới hành
chính của thị xã: Phía Đông giáp thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp huyện Bình
Xuyên; Phía Nam giáp huyện Mê Linh (Hà Nội) và phía Bắc giáp tỉnh Thái
Nguyên.
Theo Nghị định số 39/2008/NĐ-CP ngày 4/4/2008 của Chính phủ về việc
điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập thị trấn, phường thuộc
huyện Mê Linh, huyện Lập Thạch, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cho đến nay
(năm 2009) thị xã có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 06 phường: Xuân Hoà, Đồng
Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng và 04 xã: Cao Minh,
Nam Viêm, Tiền Châu, Ngọc Thanh.
Bảng 2: Diện tích, dân số thị xã năm 2010
Dân số (ước)
Tổng số
Trưng Trắc
Trưng Nhị
Hùng Vương
Phúc Thắng
Xuân Hòa

Đồng Xuân
Ngọc Thanh
Cao Minh

(Người)
92.815
8.292
7.781
7.313
11.060
14.454
5.112
11.671
10.526

Diện tích (1)
(ha)
12.029,55
97,24
169,04
158,6
637,29
423,9
339,76
7.731,14
1.192,73

Mật độ
(Người/km2)
772

8.528
4.603
4.611
1.735
3.410
1.504
151
882

1()

Diện tích tự nhiên ở đây được lấy theo các Nghị định số 153/2003/NĐ-CP và 39/2008/NĐ-CP của
Chính phủ. Khi cân đối đất đai chúng tôi lấy theo số liệu thống kê của Thị xã.

Trang 9


Nam Viêm
Tiền Châu

6.951
9.653

568,78
711,07

1.222
1.358

Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên, năm 2010

Thị xã Phúc Yên thuộc vùng trung du tiếp giáp vùng núi cao của tỉnh Vĩnh
Phúc. Địa hình của thị xã khá đa dạng, chia thành 2 vùng chính:
- Vùng đồi núi bán sơn địa gồm: các xã Ngọc Thanh, Cao Minh và các
phường Xuân Hoà, Đồng Xuân với diện tích khoảng trên 9.650 ha;
- Vùng đồng bằng gồm: các phường Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng
Trắc, Trưng Nhị và xã Nam Viêm, Tiền Châu, có diện tích tự nhiên khoảng 2.350
ha.
Thị xã có đất đồng bằng, đất vùng núi, đất rừng và đặc biệt có hồ Đại Lải
và nhiều đầm, ao, hồ lớn, nhỏ khác, có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng.
1.3. Khí hậu, thủy văn
Nhìn chung khí hậu của thị xã thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung
bình hàng năm khoảng 23oC, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hạ; hanh khô và lạnh
kéo dài về mùa đông. Nhiệt độ chênh lệch khá lớn: nhiệt độ cực đại tuyệt đối
41,6oC; trong khi nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối chỉ khoảng 3,1 oC. Độ ẩm không khí
trung bình hàng năm ở khoảng 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%.
Hướng gió chủ đạo về mùa đông là Đông-Bắc, về mùa hạ là Đông-Nam,
vận tốc gió trung bình là 2,4m/s. Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra theo chu kỳ
thời gian 5 năm là 25m/s; 10 năm là 32m/s và 20 năm là 32m/s.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.661 mm. Tháng 8 có lượng mưa lớn
nhất đạt tới 310 mm. Tổng số giờ nắng trong năm là 1.646 giờ. Tháng có giờ nắng
cao nhất là tháng 7 với 195 giờ/tháng. Về mùa hạ thường có nhiều mưa, giông
bão từ tháng 5 đến tháng 8, gây ảnh hưởng không tốt đến sản xuất, nhất là sản
xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1. Tài nguyên nước
Nhìn chung, tuy có một số nguồn có khả năng cung cấp nước sạch cho thị
xã, nhưng hầu như nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt còn thiếu
nhiều. Đây sẽ là một trong những vấn đề lớn đối với sự phát triển KT-XH thị xã
không chỉ cho lâu dài mà ngay cả trong những năm sắp tới.

a) Về nước mặt
Thị xã có hai sông lớn chảy qua:
- Sông Bá Hạ, bắt nguồn từ suối Nhảy Nhót giữa xã Trung Mỹ (huyện Bình
Xuyên) và xã Ngọc Thanh (thị xã Phúc Yên), chảy giữa xã Bá Hiến (huyện Bình
Xuyên) và xã Cao Minh đến hết địa phận xã Bá Hiến đầu xã Sơn Lôi (huyện Bình
Xuyên), chảy qua thị xã, sau đó nhập vào sông Cánh chảy về sông Cà Lồ.
Trang 10


- Sông Cà Lồ, là một nhánh của sông Diệp Du, còn gọi là sông Nguyệt
Đức. Là một nhánh sông Hồng tách ra từ xã Trung Hà (Yên Lạc), sông Cà Lồ
chảy từ xã Vạn Yên (huyện Mê Linh) theo hướng Tây Nam-Đông Bắc, giữa hai
huyện Bình Xuyên, Mê Linh, vòng quanh thị xã Phúc Yên, qua hai huyện Kim
Anh, Đa Phúc cũ đổ vào sông Cầu ở thôn Lương Phúc xã Việt Long (nay thuộc
huyện Sóc Sơn). Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước của các sông,
suối bắt nguồn từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng bình quân 30m 3/giây. Lưu
lượng cao nhất về mùa mưa 286m3/giây. Tác dụng chính là tiêu úng mùa mưa.
Trên địa bàn thị xã còn có một số hồ, đầm chứa nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch. Hồ Đại Lải là
hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh, cách thành
phố Vĩnh Yên 21km, cách thủ đô Hà Nội 45km (2). Bên cạnh lợi ích của một công
trình đại thuỷ nông đối với sản xuất nông nghiệp, hồ Đại Lải còn là một trọng
điểm của cụm du lịch Đại Lải và phụ cận, một khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần
hấp dẫn. Các đầm, hồ khác như đầm Láng, đầm Rượu, ... là những nguồn cung
cấp nước mặt cho thị xã.
b) Về nước ngầm
Qua khảo sát đánh giá của Liên đoàn Địa chất thủy văn-Địa chất công trình
miền Bắc (đã được Hội đồng trữ lượng Quốc gia thẩm định) trên địa bàn thị xã có
một số bãi giếng nước ngầm có trữ lượng khá lớn đã và đang được khai thác như:
Bãi giếng nước ngầm từ Khả Do đến Đại Phùng trữ lượng 19.000m 3/ngày; Bãi

Tháp Miếu-Tiền Châu có trữ lượng 10.000m 3/ngày. Nguồn nước ngầm này sẽ bổ
sung thêm cho nguồn nước mặt, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của thị
xã.
2.2. Tài nguyên đất
a) Về thổ nhưỡng:
Đất của thị xã hầu hết là đất đồi núi, hiện có các loại đất chủ yếu sau (3):
- Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ. Đất thường
chua, cấu tượng viên tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, thuận lợi
cho việc trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây lâm nghiệp.
- Đất Feralitic màu vàng hoặc đỏ phát triển trên phiến thạch sét. Đây là loại
đất rừng cho năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 20 0 thích hợp cho phát
triển cây ăn quả, cây công nghiệp và các loại đặc sản.
- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá Macma chua. Đất chua,
tầng đất mặt mỏng, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

2()

Ngành Thuỷ lợi đã tiến hành khảo sát và thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải với nhiệm vụ “phục
vụ đại bộ phận ruộng nằm bên bờ sông Cà Lồ với tổng số diện tích 9000 ha”. Theo đó diện tích mặt hồ
rộng 525km2, chứa 26,4 triệu m3 nước, bảo đảm tưới tiêu cho 2900 ha đất canh tác của hai huyện Mê Linh và
Sóc Sơn (Hà Nội).
3
Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhỡn đến
năm 2030”.

Trang 11


- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá sa thạch quăczit
cuội kết, dăm kết. Đất xấu, đất bị trơ sỏi đá, cần được tích cực cải tạo để phát triển

rừng.
- Đất Feralitic xúi mũn mạnh, trơ sỏi đá. Phân bố dọc theo QL2 từ Phúc
Yên đi Vĩnh Yên, chủ yếu là các dải đất dốc thoải.
b) Phân bố đất đai:
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã có 12.029,55
ha, trong đó phân ra:
- Đất nông nghiệp: có trên 8.356 ha, chiếm tới 69,6% tổng diện tích của
toàn thị xã. Trong đó, đất để sản xuất nông nghiệp chiếm 29,7% diện tích (bằng
6,1% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh Vĩnh Phúc), đất lâm nghiệp có rừng
chiếm 38,6% diện tích (bằng 14,1% toàn tỉnh), đất nuôi trồng thủy sản không lớn,
chiếm 1,2% diện tích (bằng 5,8% toàn tỉnh).
- Đất phi nông nghiệp: có khoảng trên 3.470 ha, chiếm 28,9% tổng diện
tích đất tự nhiên toàn thị xã. Trong đó, đất để ở chiếm 6,8% (đất ở cho đô thị
chiếm 3,2% và đất ở nông thôn chiếm 3,6%); đất chuyên dùng bao gồm đất trụ sở
cơ quan, đất công trình sự nghiệp, đất an ninh, đất quốc phòng, đất sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp và đất công trình công cộng chiếm 16,2%; đất dành cho
tín ngưỡng, tôn giáo và nghĩa trang, nghĩa địa chiếm khoảng 0,5%; đất sông suối
và mặt nước chiếm khoảng 5,3%.
- Đất chưa sử dụng: chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích đất tự nhiên.
Nhìn chung, khả năng khai thác đất đai của thị xã còn khá dồi dào, tuy
không thực giàu chất dinh dưỡng nhưng lại nằm gần kề thủ đô Hà Nội, nên đất
của thị xã đã trở thành tài nguyên có giá trị kinh tế cao.
2.3. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất rừng tự nhiên của toàn thị xã có khoảng trên 4.640 ha,
chiếm 38,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, rừng sản xuất có khoảng
444,6 ha; rừng phòng hộ có khoảng 3.493,9 ha và rừng đặc dụng có khoảng 700
ha.
Mục tiêu quan trọng đối với quỹ đất rừng của thị xã là từ nhiều nguồn vốn,
bằng nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo giữ vững môi trường sinh thái,
chống sói mòn đất canh tác cho thị xã và các vùng lân cận; kết hợp bảo vệ, làm

giàu rừng với phát triển du lịch, để tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích đất
rừng, mang lại lợi ích to lớn từ rừng cho dân cư thị xã.
2.4. Tài nguyên khoáng sản
Phúc Yên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung là vùng đất chuyển tiếp
giữa miền núi và đồng bằng, nên nhìn chung tài nguyên khoáng sản của thị xã
không nhiều. Khoáng sản quý hiếm hầu như không có gì ngoài đá granit ở Xuân
Hoà. Khoáng sản có giá trị thương mại có trữ lượng ít và điều kiện khai thác còn
Trang 12


nhiều khó khăn và hạn chế. Hơn nữa, nếu tổ chức khai thác không tránh khỏi ảnh
hưởng tới rừng, tới môi trường, ảnh hưởng tới cảnh quan du lịch của thị xã.
2.5. Tài nguyên du lịch
Thị xã có địa hình đa dạng: có vùng đồi-rừng, vùng bán sơn địa; có vùng
đồng bằng; có núi, có hồ lớn như Đại Lải với diện tích 525 ha đã bước đầu định
hình là một khu du lịch lớn; ngoài ra còn có các sông, đầm, hồ như Đầm Rượu,
Đầm Láng, sông Cà Lồ, … Đây là điều kiện tốt để phát triển các loại hình du lịch
vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái; đồng thời kết
hợp với phát triển kinh tế như nuôi trồng thuỷ sản, khai thác nghề rừng và tạo
những hình thức du lịch mới, độc đáo.
Trên toàn địa bàn thị xã còn có nhiều di tích lịch sử-văn hóa có giá trị. Hiện
có 12 di tích được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 5 di
tích cấp Bộ, 7 di tích cấp tỉnh (4). Đặc biệt trên đất Phúc Thắng còn lưu giữ nhiều
di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, điển hình là tấm bia thời Lý Cao Tông niên
hiệu Trị Bình Long ứng thứ 5 (năm 1209). Những di tích đã, đang và sẽ góp phần
tạo ra những sản phẩm du lịch lịch sử-văn hóa, du lịch tâm linh cho thị xã.
3. Dân số, dân cư và nguồn nhân lực
3.1. Dân số và phân bố dân cư
Theo số liệu thống kê của thị xã, dân số trung bình toàn thị xã năm 2009 có
91.714 người, năm 2010 ước có 92.815 người sống trên 10 phường, xã với mật độ

dân số là 772 người/km2 (mật độ dân số của tỉnh Vĩnh Phúc cùng thời điểm là 824
người/km2). Trong đó, dân số nam có khoảng 44.857 người (chiếm 48,33% tổng
dân số), dân số nữ có 47.959 người (chiếm 51,67% dân số thị xã). Dân số thành
thị của thị xã có 55.100 người (chiếm 59,37% dân số) và dân số nông thôn (tại các
xã ngoại thị) là 37.715 người (chiếm 40,63% dân số).
Tốc độ tăng dân số tự nhiên của thị xã trong giai đoạn 2005-2010 đạt
khoảng 1,2-1,3%. Dân số của thị xã trong những năm qua có xu hướng tăng
nhanh ở khu vực thành thị và tăng không nhiều ở nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên của khu vực thành thị giai đoạn 2005-2010 đạt 1,89%, khu vực nông thôn
chỉ tăng khoảng gần 1%/năm trong giai đoạn này.
Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều tại các phường trung tâm. Mật
độ giữa các phường, xã chênh lệch nhau khá lớn, đến trên 60 lần. Trong khi
phường Trưng Trắc có mật độ lớn nhất, khoảng 8.528 người/km 2 thì xã Ngọc
Thanh chỉ có 151 người/ km2.
Biểu 3: Biến động dân số thị xã Phúc Yên giai đoạn 2005-2010
2005

2006

2007

2008

2009

2010

4()

Di tích cấp bộ có: Đền Ngô Miễn (phường Phúc Thắng), Chùa Bảo Sơn (xã Nam Viêm), Đình Khả Do

(xã Nam Viêm), Đình Cao Quang (xã Cao Minh), Chiến khu cách mạng Ngọc Thanh (xã Ngọc Thanh). Di
tích cấp tỉnh có: Chùa Cấm (còn gọi là chùa Báo Ân) thuộc Phường Trưng Nhị, Đình chùa Nam ViêM (xã
Nam Viêm), Đình Thanh Lộc (xã Ngọc Thanh), Đình Xuân Hoà (xã Cao Minh), Khu lăng mộ Đỗ Nhân
Tăng - Trần Công Tước (phường Phúc Thắng), Đền Đồng Chằm (xã Ngọc Thanh).

Trang 13


Tổng dân số (người)
Dân số nam (người)
% tổng dân số
Dân số nữ (người)
% tổng dân số
DS Thành thị (người)
% tổng dân số
DS Nông thôn (người)
% tổng dân số

86577
41815
48,30
44762
51,70
50175
57,95
36402
42,05

87429
42238

48,31
45191
51,69
51186
58,55
36243
41,45

87581
41949
47,90
45632
52,10
51191
58,45
36390
41,55

88443
42211
47,73
46232
52,27
50959
57,62
37484
42,38

91714
44040

48,02
47674
51,98
53372
58,19
38342
41,81

(ước)
92815
44857
48,33
47958
51,67
55100
59,37
37715
40,63

Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên năm 2010
3.2. Nguồn nhân lực
Về số lượng: Trong những năm qua, lực lượng lao động trong độ tuổi của
thị xã tăng khá nhanh, tăng bình quân 1,65%/năm. Trong giai đoạn 2005-2010
nguồn lao động tham gia làm việc của thị xã tăng từ trên 55,9 nghìn người vào
năm 2005 lên gần 61,5 nghìn người năm 2010, chiếm một tỷ lệ khá cao, khoảng
63,3% tổng dân số của thị xã. Năm 2010, nguồn lao động của thị xã là 61.490
người, trong đó lao động có khả năng lao động trong tuổi lao động chiếm khoảng
90,5% và lao động ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động chiếm
khoảng 9,5%.
Theo số liệu thống kê của thị xã thì lao động đang làm việc trong nền kinh

tế của thị xã tăng từ 48.252 người (năm 2005) lên 52.069 người (năm 2010). Lao
động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2010 chiếm khoảng 84,74% nguồn lao
động của thị xã và bằng 56,1% dân số thị xã. Trong đó:
- Lao động đang làm việc trong khối ngành công nghiệp-xây dựng có
khoảng 30,6 nghìn người (chiếm 61,9%). Mức tăng chủ yếu là lao động ngoài
quốc doanh.
- Lao động đang làm việc trong khối ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có
11,1 nghìn người (chiếm 22,5%).
- Lao động đang làm việc trong khối các ngành dịch vụ khá ổn định có 10,3
nghìn người (chiếm 20,8%). Trong đó, lao động cá thể kinh doanh thương nghiệp,
nhà hàng, du lịch tăng khá nhanh, trung bình tăng hàng năm trên 600 người.
Biểu 4: Tình hình lao động xã hội của thị xã Phúc Yên
2005
I. Tổng dân số
- DS trong độ tuổi lao động
II. Nguồn lao động
1. LĐ làm việc trong nền KT
- Nông, lâm, thủy sản
- Công nghiệp, xây dựng
- Thương mại, Dịch vụ
2. Người đi học, làm nội trợ

86577
54063
55940
48252
25922
14871
7459
6050


2006
87492
54663
56769
48397
18840
21187
8370
6837

2007
87581
55164
57332
48595
18523
20997
9075
7487

2008
88443
55873
58406
49435
15552
25206
8677
7661


2009
91714
57799
60663
51406
13466
28472
9468
8117

2010
(ước)
92815
58677
61490
52069
11138
30629
10302
8353
Trang 14


3. Số người thất nghiệp

1638

1535


1251

1300

1139

1021

Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên năm 2010
Cơ cấu lao động đang làm việc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù
hợp với xu thế phát triển kinh tế của thị xã cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc. Chuyển
dịch mạnh nhất là lao động của khu vực công nghiệp-xây dựng, tăng từ 26,58%
năm 2005 lên 61,96% vào năm 2010; lao động của khối ngành nông, lâm nghiệp
và thủy sản cũng có sự chuyển dịch giảm đáng kể, từ 53,72% xuống còn 22,53%;
lao động làm việc trong khối ngành dịch vụ tăng chậm và khá ổn định, tăng từ
15,46% lên 20,84%.
Về chất lượng: Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ lao động qua đào tạo của thị
xã năm 2010 ước đạt 50%, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành
nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 15,7%; Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật chủ yếu tập trung trong khu vực kinh tế trung ương, trong khu vực có đầu tư
nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp, tuy chưa thống kê đầy đủ, nhưng cũng chỉ duy trì
trong khoảng 2-3%. Hàng năm, thị xã đã giải quyết việc làm mới cho hơn 2.500
lao động.
Trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước
vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Đây chính là nguồn lao động quan trọng cho
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thị xã, nhưng đồng thời cũng là áp lực lớn
cho các cấp chính quyền trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lực
lượng lao động này.
Nhìn chung lực lượng lao động của thị xã khá dồi dào về số lượng. Mặc dù
có nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng lại thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao

cung ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất, dịch vụ đang phát triển
trong thị xã, dẫn đến tình trạng thừa lao động nhưng vẫn phải nhận lao động nhập
cư từ bên ngoài vào.
Trong điều kiện hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của thị xã còn thấp,
chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của địa phương và vùng KTTĐ Bắc
bộ. Tuy nhiên, thị xã có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đào tạo nói chung và
đào tạo nghề nói riêng. Nếu tăng cường công tác đào tạo bằng các biện pháp hữu
hiệu sẽ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và cung cấp cho các khu
công nghiệp trong tương lai.
3.3. Dự báo dân số và nguồn lao động
Dự báo tốc độ tăng trưởng dân số trung bình (cả tăng tự nhiên và cơ học)
của thị xã cho cả thời kỳ 2011-2030 là 4,5-5%/năm (trong đó nhịp tăng tự nhiên
trên dưới 1%). Theo đó tổng dân số thị xã năm 2010 có khoảng 92.815 người,
năm 2015 đạt 120.000 người (trong đó di cư đến gần 22.000 người), năm 2020 có
khoảng 155.000 người (di cư đến thị xã sẽ là 52.000 người) và năm 2030 sẽ có
240.000 người (dân di cư đến thị xã ước khoảng 127.000 người). Tỷ lệ dân số đô

Trang 15


thị cho các năm: năm 2010 là 59,3%, năm 2015 là 70,4% năm 2020 là 80,1% và
năm 2030 là 98,8% (5).
Lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế của thị xã tăng nhanh, năm
2010 là 52,07 nghìn người, năm 2015 là 67,8 nghìn người, năm 2020 là 88,1
nghìn người và năm 2030 là 138 nghìn người (6). Cơ cấu phân bố lao động được
dự kiến như sau:
- Năm 2010: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 21,6% tổng lao
động. Công nghiệp-xây dựng là 59,7% và các ngành dịch vụ là 18,8%.
- Năm 2015: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 16,03% tổng lao
động. Công nghiệp-xây dựng là 58,9% và các ngành dịch vụ là 25,07%.

- Năm 2020: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9,86% tổng lao
động. Công nghiệp-xây dựng là 58,45% và các ngành dịch vụ là 31,69%.
- Năm 2030: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 2,95% tổng lao
động. Công nghiệp-xây dựng là 49,68% và các ngành dịch vụ là 47,37%.
Biểu 5: Dự báo dân số và nguồn lao động thị xã đến năm 2030
(Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê thị xã)
Chỉ tiêu
1. Tổng dân số
- Tốc độ tăng dân số (cả
tăng tự nhiên và cơ học)
- Dân số tăng tự nhiên
- Dân số di cư đến
- Dân số đô thị
- Tỷ lệ dân số đô thị
2. LĐ đang làm việc
3. Cơ cấu LĐ
- Nông, lâm, thủy sản
- Công nghiệp, xây dựng
- Thương mại, Dịch vụ

Đơn vị
Người

2010
92815

%
Người
Người
Người

%
Người
%
%
%

92815
55450
59,26
52070
100,00
21,5
59,7
18,8

2015
120000

2020
155000

2030
240000

5,27

5,25

4,47


98000
22000
84500
70,4
67800
100,00
16,03
58,90
25,07

103000
52000
124200
80,1
88100
100,00
9,86
58,45
31,69

113000
127000
237000
98,8
138000
100,00
2,95
49,68
47,37


III. tiềm năng lợi thế và những hạn chế trong phát triển kt-xh thị xã
1. Những lợi thế so sánh và cơ hội cho phát triển
Thứ nhất: Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH của thị
xã theo hướng hiện đại
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đặc biệt là liền kề thủ đô Hà
Nội, thị xã có điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh, thu hút đầu tư từ bên ngoài
cũng như thuận lợi trong phát triển kết cấu hạ tầng.

5()

Với mục tiêu toàn tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố vào năm 2030; khi đó thị xó sẽ là một hoặc hai
Quận của thành phố Vĩnh Phỳc. Hầu hết dõn thị xó đều là dân đô thị.
6()
Theo dự bỏo thỡ từ năm 2015 trở đi thị xó sẽ đón nhận nhiều cư dân từ bên ngoài di cư tới, mà lúc đầu
chủ yếu là lao động. Như vậy tỷ lệ lao động sẽ tăng lên tới 58-60% dân số trong giai đoạn quy hoạch.

Trang 16


Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng, sẽ phát triển mạnh về phía Bắc (hình
thành khu đô thị mới Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Thăng Long, Sóc
Sơn….). Đây là cơ hội cho thị xã Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc tiếp nhận sự lan tỏa
về vốn, khoa học - công nghệ và phát triển các ngành sản xuất bổ trợ, các loại
hình dịch vụ cho Thủ đô.
- Thị xã Phúc Yên là một trong những trung tâm văn hoá, khoa học-kỹ
thuật, kinh tế của tỉnh; được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển và có điều kiện thuận
lợi phát triển các dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo
hiểm, bưu chính-viễn thông, y tế, đào tạo, ... Trên địa bàn thị xã đã và sẽ có một
bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm đội ngũ trí thức, cán bộ quản lý
của tỉnh, thị xã, cán bộ làm việc trong các trường cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số

doanh nghiệp Trung ương và địa phương, góp phần vào việc đón nhận tích cực và
có hiệu quả sự đầu tư phát triển mở rộng của vùng KTTĐ và vùng Thủ đô.
- Là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của vùng, thị xã nằm
sát sân bay quốc tế Nội Bài (thủ đô Hà Nội), nằm trên hành lang kinh tế ViệtTrung, thị xã có điều kiện thuận tiện giao thương với các tỉnh đồng bằng sông
Hồng và Duyên hải cả bằng đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Đồng
thời từ các nguồn lực bên ngoài đã tạo ra cho Thị xã sự phát triển hệ thống giao
thông đối ngoại như: tuyến hành lang xuyên á: Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải
Phòng; đường vành đai IV vành đai V, cảng hàng không quốc tế của Thủ đô Hà
Nội…, đã, đang và sẽ được xây dựng. Điều đó mang lại nhiều cơ hội cho thị xã,
cũng như tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng mối quan hệ kinh tế với trong nước và quốc tế.
- Thị xã nằm gần kề với nhiều khu di tích lịch sử, văn hoá; có khu du lịch
Đại Lải, cùng với các khu du lịch khác của tỉnh (Tam Đảo, Tây Thiên) đã được
đầu tư như các công trình trọng điểm quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi phát triển
du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch khác.
Thứ hai: Quĩ đất đai, nguồn tài nguyên quý, hiện chưa được khai thác một
cách hiệu quả còn khá nhiều. Đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển
KT-XH thị xã trong giai đoạn tới.
Đất là nguồn tài nguyên quý, khó tái sinh. Là vùng tiếp giáp giữa trung du
miền núi và đồng bằng, tới nay quỹ đất có khả năng khai thác vào sản xuất kinh
doanh còn khá dồi dào. Đất thị xã có nền công trình tốt, chi phí xây dung thấp,
thuận lợi cho phát triển hạ tầng và xây dựng các công trình công nghiệp.
Đất rừng còn nhiều, đây là tài nguyên quý cho phát triển nông nghiệp, đặc
trưng là sản xuất lâm nghiệp, kết hợp với du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường
góp phần phát triển bền vững cho không chỉ thị xã mà còn trên quy mô cả vùng.
Đây là tiềm năng lớn cho sự phát triển KT-XH thị xã trong giai đoạn tới.
Thứ ba: Con người của thị xã và những chủ trương phát triển thông qua
các cơ chế chính sách sẽ phát huy hiệu quả cao nhất những thế mạnh của
thị xã vào phát triển KT-XH.
Nhân dân thị xã có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo, năng động
trong lao động sản xuất, có tinh thần khắc phục khó khăn. Các giá trị văn hoá,

kinh tế của thị xã có thể được người dân khai thác và trở thành lực lượng vật chất
quan trọng cho quá trình phát triển. Thêm vào đó những cơ chế, chính sách mới
Trang 17


của tỉnh Vĩnh Phúc và thị xã, cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và
chuyên gia năng động, sáng tạo, nhạy bén, đang tạo uy tín và sức hút đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thị xã.
Thị xã là địa bàn tập trung nhiều trường cao đẳng, trường dạy nghề từ rất
sớm. Tại đây đã hiện hữu nhiều chuyên gia về giáo dục cũng như các nhà khoa
học làm việc. Tại đây đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút nhiều nhà khoa học, giảng
viên về sống và làm việc tại thị xã khi có một cơ chế thỏa đáng. Đây là nguồn lợi
lớn cho phát triển KT-XH của thị xã.
2. Một số hạn chế và thách thức
Thứ nhất: Điều kiện tự nhiên tuy có thuận lợi nhưng đồng thời cũng là tác
nhân có ảnh hưởng không tốt đến phát triển KT-XH thị xã.
Đó là vị trí địa lí, địa hình cũng như các điều kiện khác gây không ít khó
khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tới việc tạo cơ hội cho các nhà
đầu tư quan tâm đến thị xã. Điều đó cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, làm
cho trình độ sản xuất hàng hoá của thị xã bị thấp, chất lượng cũng như sức cạnh
tranh hàng hoá không cao.
Với điều kiện như vậy trong thời gian tới cần quan tâm nghiên cứu hiệu quả
sử dụng nguồn lực, nhất là tài nguyên đất. Cần có biện pháp ngay từ bây giờ dành
đất cho những dự án lớn, có suất đầu tư cao, đạt hiệu quả cao. Trước mắt cần cân
đối đất giữa phát triển công nghiệp với các ngành khác.
Thứ hai: Cơ sở hạ tầng yếu. Xuất phát điểm nền kinh tế thị xã còn thấp.
Kết cấu hạ tầng vẫn còn rất yếu và chưa đồng bộ. Với những tiềm năng, lợi
thế cho phép phát triển các ngành kinh tế có quy mô lớn trên cùng một không gian
phát triển tạo ra các “lựa chọn” trong phát triển giữa các ngành như: lựa chọn
trong phát triển giữa các ngành mũi nhọn, công nghiệp, du lịch và các ngành dịch

vụ. “Lựa chọn” trong việc sử dụng quỹ đất cho phát triển các dự án.
Sức chứa về không gian, kinh tế, xã hội có giới hạn, trong khi yêu cầu phát
triển lại rất lớn dễ dẫn đến sự quá tải nếu không có các biện pháp phù hợp. Cộng
vào đó nền kinh tế còn thấp, sức mua hạn chế, điều đó khó có thể tạo khả năng
thu hút thương mại cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị xã.
Thứ ba: Trình độ nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động nông thôn còn rất
thấp, tổ chức sản xuất cũng như quản lí trong tình hình mới còn hạn chế.
Đồng thời các vấn đề xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế thị

Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, số lao động dôi dư, chưa có việc
làm trở thành vấn đề bức xúc của thị xã. Một bộ phận lớn dân cư mới chuyển từ
nông thôn, nông nghiệp, trở thành dân cư đô thị nên tác phong sinh hoạt, phong
cách sinh hoạt cũng như làm việc... chưa theo kịp yêu cầu phát triển đô thị. Lao
động nông nghiệp chưa đủ trình độ, điều kiện để tổ chức sản xuất công nghiệp.
Là đơn vị mới được tái thành lập, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện cán bộ
chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Đội ngũ cán bộ, công chức còn bất cập so
với yêu cầu. Thiếu công nhân kỹ thuật, lao động lành nghề để phát triển các
ngành có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
Trang 18


Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, các mặt trái của kinh tế thị trường đã
nảy sinh và phát triển mạnh như: chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, chênh
lệch giữa người giàu và người nghèo... ngày càng gia tăng. Nguy cơ và hiểm họa
của ô nhiễm môi trường tác động rất lớn đến phát triển KT-XH bền vững không
chỉ cho thị xã mà còn ảnh hưởng tới các vùng khác; không chỉ ảnh hưởng hiện tại
mà còn trong thời kỳ lâu dài.
IV. Vị trí, vai trò của thị xã
Thị xã Phúc Yên là một trong hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Đây còn là
đô thị cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội, đã, đang và sẽ là một trong

những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và đào tạo quốc gia; trung
tâm kinh tế công nghiệp-dịch vụ quan trọng của tỉnh, của vùng KTTĐ Bắc bộ.
Những điều đó tạo cho Phúc Yên có một vai trò lớn trong phát triển vùng cũng
như phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Vị trí, vai trò thị xã trong phát triển Vùng
Thứ nhất: Phúc Yên có điều kiện tham gia vào hệ thống đô thị trong các
hành lang kinh tế của vùng và quốc tế
Hiện nay ở phía Bắc đang hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao
thông-kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến tỉnh Vĩnh Phúc như: hành lang
kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long (Quảng Ninh); hành lang quốc lộ
số 2: Việt Trì-Hà Giang-Côn Minh (Trung Quốc); hành lang đường 18 (Nội BàiMóng Cái). Các hành lang này đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và đặc biệt là thị
xã Phúc Yên nói riêng gắn kết với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những
thành phố lớn của khu vực Bắc bộ và cả nước. Trong khung cảnh đó Phúc Yên sẽ
có điều kiện tham gia vào phân bố đô thị, giao thông, kinh tế trong nước và quốc
tế, cụ thể là:
- Tham gia chuỗi đô thị phía Bắc dọc theo hành lang Côn Minh (Trung
Quốc)-Hạ Long (Việt Nam) bao gồm các thành phố: Lào Cai-Vĩnh Yên-Phúc
Yên-Hà Nội-Hải Phòng và kéo dài tới Côn Minh (Trung Quốc) và Hạ Long
(Quảng Ninh-Việt Nam).
- Đồng thời thị xã còn tham gia vào chuỗi đô thị trung tâm, dọc theo đường
xuyên á, bao gồm các đô thị: Mê Linh-Phúc Yên-Vĩnh Yên-Việt Trì-Tuyên
Quang-Hà Giang.
Thứ hai: Phúc Yên nằm trong vùng KTTĐ Bắc bộ, nằm sát và là đô thị cửa
ngõ của Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội là điều kiện thuận lợi để kinh tế thị
xã phát triển nhanh và hiện đại.
Theo quy hoạch của tỉnh cũng như của thị xã thì đến năm 2030 nền kinh tế
thị xã sẽ trở thành nền kinh tế tri thức mà nền tảng tạo thành được căn cứ vào
những lợi thế và tiềm năng của một thành phố trong tương lai. Các lợi thế và tiềm
năng cho đô thị đó là:
- Nằm liền kề với Thủ đô Hà Nội và nằm trong khu vực năng động của

vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ;
- Đất đai thị xã hiện còn nhiều, nhất là đất đồi núi, đất rừng, được bao bọc
một khu vực sinh thái tự nhiên rộng lớn, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên có sức
Trang 19


thu hút mạnh mẽ các du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và nghỉ ngơi là
nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển KT-XH thị xã.
- Là địa bàn lan toả của Thủ đô Hà Nội trong phát triển công nghiệp; cung
cấp nông sản; trung tâm nghỉ dưỡng du lịch và bảo vệ sức khoẻ.
Thứ ba: Thị xã còn là một trong những địa điểm được lực chọn cho việc
phân bố hệ thống các khu, cụm công nghiệp của cả vùng phía Bắc
Sự tập trung quá mức sản xuất công nghiệp tại khu vực Thành phố Hà Nội
và lân cận dọc theo trục Quốc lộ số 5 đã và đang tạo ra sự quá tải về hệ thống kết
cấu hạ tầng khu vực. Việc đầu tư mới, mở rộng và nâng cấp các trục đường cao
tốc Hà Nội (Nội Bài) đi Hạ Long, đường Quốc lộ số 18, đường Quốc lộ số 5
(mới) đã và sẽ tiếp tục tạo cơ hội phát triển mới cho các tỉnh Bắc bộ nói chung,
các tỉnh phía Bắc sông Hồng, các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ trong đó
có thị xã Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đặc biệt là trong phát triển công
nghiệp.
Cho tới nay và nhiều năm sau Thủ đô Hà Nội sẽ không còn khả năng phát
triển công nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và đặc biệt là thị xã Phúc Yên có
điều kiện thuận lợi như vị trí địa lí, giao thông, địa chất công trình,... để phát triển
công nghiệp. Như vậy Thị xã Phúc Yên, cũng như các khu khác của tỉnh Vĩnh
Phúc như Bình Xuyên, Vĩnh Yên,... đã, đang và sẽ trở thành một bộ phận cấu
thành của vành đai phát triển công nghiệp của các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ trước sự lan tỏa của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội.
2. Vị trí, vai trò thị xã trong phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc
Thứ nhất: Chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra cho
Phúc Yên những nhiệm vụ và cơ hội lớn cho phát triển

Thị xã có vai trò quan trọng đối với tỉnh Vĩnh Phúc và Thủ đô Hà Nội. Thị
xã Phúc Yên nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, là cầu nối
giữa các tỉnh trong vùng Trung du Miền núi với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng
không quốc tế Nội Bài; nối với cảng Hải Phòng thông qua quốc lộ số 5; nối với
cảng nước sâu Cái Lân và khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) qua trục đường 18.
Kinh tế thị xã phát triển sẽ lôi kéo kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển với tốc độ
cao. Kinh tế thị xã góp phần thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp,
giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch,
dịch vụ và đảm bảo vững chắc khu vực phòng thủ của Thủ đô Hà Nội.
Với đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030, yêu cầu đặt ra cho thị
xã sẽ trở thành đô thị trong hệ thống đô thị-hạt nhân của tỉnh, với các chức năng
chủ yếu sau:
- Là đô thị lớn và là đô thị cửa ngõ của tỉnh về phía Đông Nam với thủ đô
Hà Nội và các tỉnh khác. Theo quy hoạch phát triển sẽ là một hoặc hai quận của
thành phố Vĩnh Phúc.
- Là trung tâm dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng, trung tâm văn hoá, thể
dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của tỉnh
Vĩnh Phúc.
Trang 20


- Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về phát triển
công nghiệp và thương mại-du lịch.
Thứ hai: Phúc Yên là một trong những đầu mối quan trọng trong các chuỗi
đô thị và các khu, cụm công nghiệp lớn của tỉnh, đó là:
- Tham gia vào chuỗi đô thị trung tâm tỉnh: Phúc Yên-Bình Xuyên-Vĩnh
Yên: Thị xã Phúc Yên cùng với thành phố Vĩnh Yên có vai trò là trung tâm kinh
tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Với vai trò này, thị xã Phúc Yên không
những là đô thị hạt nhân của tỉnh Vĩnh Phúc mà còn là đô thị cửa ngõ của tỉnh với
thủ đô Hà Nội và cả nước.

- Là cực phát triển của tỉnh: với vai trò là một trong những đô thị hạt nhân
chính của tỉnh Vĩnh Phúc, thị xã Phúc Yên là đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các
huyện, thị của tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận. Điều đó đã đóng góp quan
trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và tạo thành cực phát
triển kinh tế của tỉnh về phía Đông Nam.
- Tham gia vào hệ thống các khu công nghiệp vùng: Khu công nghiệp Phúc
Yên và một số khu công nghiệp đang được xây dựng với định hướng phát triển
ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy đã có những đóng góp lớn đối
với quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và của vùng Kinh tế trọng
điểm Bắc bộ, cũng như sự phát triển các khu công nghiệp của Vùng.
Thứ ba: Thị xã có điều kiện thuận lợi và đã được quy hoạch là vùng du lịch
của tỉnh cũng như của vùng.
Thị xã có Hồ Đại Lải nằm trong khu đất rừng rộng lớn chưa được khai thác
nhiều là xã Ngọc Thành. Đây là địa điểm lí tưởng để phát triển các loại hình du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái có giá trị. Biểu hiện:
- Khu du lịch Đại Lải là khu du lịch lớn mà gần thủ đô Hà Nội nhất. Đây sẽ
là điểm tới thường xuyên của du khách, trước hết là đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi,
giải trí, thư giãn của thủ đô.
- Cùng với các khu khác của tỉnh như Tam Đảo, Tây Thiên, ... Đại Lải
được quy hoạch là vùng bảo tồn tự nhiên và phát triển du lịch của tỉnh. Vị thế này
góp phần làm cho thị xã sẽ trở thành một đô thị hiện đại với hai chức năng: khu
dịch vụ cao cấp và khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

Trang 21


PHẦN THỨ HAI
Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội thị xã giai đoạn 2005-2010
I. Tình hình chung phát triển kinh tế-xã hội thị xã
1. Tăng trưởng kinh tế

Từ khi tái thành lập đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã luôn duy
trì ở mức cao: tốc độ tăng trưởng bình quân theo giá trị sản xuất (GTSX) thời kỳ
2005-2010 đạt 23,05% 7. Trong đó, tăng trưởng của khối ngành công nghiệp-xây
dựng đạt bình quân 21,78%/năm; tăng trưởng của khối ngành dịch vụ đạt cao
nhất, 25,57%/năm; khối ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ đóng góp 0,4% vào
tăng chung, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,37%/năm. Tốc độ tăng trưởng
khu vực sản xuất là 29,3%, đóng góp 96% vào tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng
của khu vực phi nông nghiệp 27,9%, đóng góp 99,6% vào tăng trưởng kinh tế thị
xã.
Năm 2010 ước tính tổng giá trị sản xuất của thị xã đạt khoảng 31.026 tỷ
đồng, trong đó: khối ngành công nghiệp-xây dựng đạt 29.180 tỷ đồng (gấp
khoảng trên 2,4 lần so với năm 2005); khối ngành dịch vụ đạt khoảng 1.739 tỷ
đồng (gấp 1,7 lần) và khối nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 107 tỷ đồng
(gấp hơn 1,3 lần).
Tính theo giá trị tăng thêm thì thời kỳ 2005-2010 tốc độ tăng sẽ là khoảng
20,87%/năm trong đó: khối ngành công nghiệp-xây dựng tăng 22,32%; khối các
ngành dịch vụ tăng 25,51% và khối nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng khoảng
4,6%.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị gia tăng và theo giá trị
sản xuất của thị xã luôn cao hơn so với mức tăng chung của tỉnh.
Biểu 6: Tăng trưởng kinh tế của thị xã thời kỳ 2005-2010 (tỷ đồng, %)
2005
Tổng giá trị sản xuất
- Công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Tổng giá trị gia tăng
- Công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản


11533,8
10894,5
557,0
82,3
2561,4
2097,1
412,5
51,8

2008
27678
26622
954
102
5482,2
4711,9
704,9
63,4

2009
27933
26289
1539
105
5895,1
4694,4
1137,2
63,5


2010
NT
(ước)
(2005-10)
31026
23,05
29180
21,78
1739
25,57
107
5,37
6607,3
20,87
5257,7
20,18
1284,9
25,51
64,7
4,59

Nguồn: Xử lý theo Báo cáo KT-XH hàng năm của thị xã Phúc Yên

7

Số liệu chính thức theo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thị xó khúa 2, nhiệm kỳ 2010-2015, 6-2010

Trang 22



Quá trình tăng trưởng kinh tế của thị xã trong những năm qua gắn liền với
sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp, đặc biệt là khu vực có đầu tư nước
ngoài. Đồng thời có sự đột biến do một số công trình công nghiệp có quy mô khá
lớn của tỉnh đặt tại Phúc Yên đã đi vào hoạt động.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 2005-2010 ngành công nghiệp có sự tăng trưởng cao và chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng của thị xã. Cơ cấu
các ngành kinh tế của thị xã năm 2010 tính theo GTSX (giá hiện hành) như sau:
khối ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 94,88% (nếu tính theo giá so sánh
chiếm 94,05%); khối các ngành dịch vụ chiếm 4,77% (theo giá so sánh đạt 5,6%)
và khối ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 0,42% (nếu tính theo giá so sánh
đạt 2,42%).
Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch theo
hướng: tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và giảm dần tỷ trọng các ngành nông,
lâm nghiệp, thủy sản. Tỷ trọng của khối ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ
92,43% năm 2005 lên 94,82% vào năm 2010, trung bình mỗi năm tăng trên
0,6%/năm. Tỷ trọng của khối ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm chậm, giảm
từ 0,78% năm 2005 xuống còn 0,45% vào năm 2009 và 0,41% vào năm 2010.
Điều đáng nói là tỷ trọng của khối ngành dịch vụ không tăng, lên xuống thất
thường, ổn định ở mức 4-6% cho cả giai đoạn vừa qua. Nguyên nhân của tình
trạng trên là do tỉnh có chủ trương phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã và
vùng lân cận nên đã tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp trên địa bàn thị
xã nhiều hơn. Đồng thời, do nhiều lí do, số liệu chưa thống kê một cách đầy đủ.
Biểu 7: Cơ cấu kinh tế của thị xã Phúc Yên thời kỳ 2005-2010
Giá trị sản xuất (Tỷ đồng,
giá HH)
- Công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Cơ cấu giá trị sản xuất (%)

- Công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

2005

2006

2007

2008

2009

2010

18859,7

29028,2

48798,9

58742,8 64644,4 73493,0

17431,1
1281,1
147,5
100,00
92,43
6,79

0,78

27439,3
1402,1
186,7
100,00
94,53
4,83
0,64

46539,5
1995,9
263,5
100,00
95,37
4,09
0,54

56093,5 61282,9 69686,1
2349,7 3006,0 3505,6
299,6
355,5
301,3
100,00 100,00 100,00
95,49
94,80
94,88
4,00
4,65
4,70

0,51
0,55
0,42

Nguồn: Xử lý theo Báo cáo KT-XH hàng năm của thị xã Phúc Yên

Tuy cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng
còn nhiều bất cập, khối ngành dịch vụ, thương mại còn quá nhỏ bé so với tiềm
năng và thế mạnh của thị xã. Khu vực dịch vụ là khu vực có tiềm năng lớn song
mặc dù đã có đầu tư nhưng chưa phát huy tác dụng nhiều nên còn chiếm tỷ trọng
tương đối thấp, cần có sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn tạo điều kiện hình
thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, song song với điều kiện công nghiệp và xây
dựng đã và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong thời gian sắp tới.

Trang 23


3. Thu chi ngân sách
- Thu ngân sách
Tổng thu ngân sách của thị xã tăng lên theo các năm trong giai đoạn 20052010. Nếu so với năm 2005 thì lượng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 tăng
lên gấp hơn 10 lần (xem thêm phần phụ lục).
Trong 5 năm vừa qua tổng thu ngân sách đạt 30.688 tỷ đồng, chiếm trên 2/3
tổng thu ngân sách tỉnh. Năm 2005 thu ngân sách trên địa bàn đạt 750 tỷ thì năm
2009 đã đạt 7.650 tỷ đồng, và năm 2010 ước đạt 9.082 tỷ, trong đó thu theo chỉ
tiêu pháp lệnh 186,27 tỷ; thu từ các doanh nghiệp trong nước và thuế xuất, nhập
khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.464 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn bao gồm:
+ Thu theo chỉ tiêu pháp lệnh, thu nội địa: Chủ yếu nguồn thu từ thuế, thu
từ chuyển quyền sử dụng đất và một số nguồn khác chiếm một tỷ trọng không
lớn, khoảng 4-5%.

+ Thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Thu từ các doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất
lớn trong tổng thu ngân sách, khoảng 95-97% mỗi năm.
- Chi ngân sách
Tổng chi ngân sách của thị xã cũng tăng nhanh. Năm 2005, tổng chi ngân
sách chỉ đạt 46,4 tỷ đồng thì năm 2009 đạt 233,46 tỷ đồng (cao gấp gần 5 lần so
với năm 2005). Trong đó:
Chi cho đầu tư XDCB chiếm khoảng 40-45%, còn lại chi thường xuyên.
Chi cho đầu tư phát triển sản xuất, chủ yếu là đầu tư xây dựng hạ tầng
chiếm đến 70%, chi cho hành chính sự nghiệp và các dịch vụ công khác khoảng
30%, chủ yếu là chi hành chính (22%).
Năm 2009 chi ngân sách cả năm khoảng 233,46 tỷ đồng, bằng trên 337%
so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó chi cho đầu tư phát triển chiếm 45%; chi
thường xuyên 55%. Công tác quản lý nhìn chung tốt theo đúng quy định của Nhà
nước.
4. Đầu tư phát triển
Từ khi tái lập đến nay, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thị xã tăng nhanh.
Trong giai đoạn 2005-2010 tổng số vốn đầu tư hàng năm đã tăng lên gấp hơn 2
lần. Cụ thể như sau:
- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong 5 năm qua đạt 725 tỷ đồng, trong đó
vốn do nhân dân và các tổ chức đóng góp khoảng 6,5 tỷ đồng. Vốn đầu tư ở khu
vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng nhanh, năm 2010 địa phương quản lí đến
90%. Vốn đầu tư của khu vực có vốn dầu tư nước ngoài tăng khá cao và đi vào
hoạt động có hiệu quả.
- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của thị xã khá
ổn định theo từng năm. Đầu tư theo ngành có xu hướng: giảm dần đầu tư cho
công nghiệp và tăng nhanh đầu tư cho khu vực dịch vụ.
Trang 24



Vốn đầu tư đã và đang là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế và xã
hội thị xã. Mặc dù như vậy thời gian qua và cho đến những năm sắp tới, nhu cầu
xây dựng rất lớn, nguồn vốn được đầu tư còn rất hạn hẹp, khả năng huy động từ
các nguồn khác ngoài nhà nước chưa cao. Cần có biện pháp tích cực để tạo một
nguồn vốn lớn cho xây dựng.
Ii. Thực trạng phát triển các nganhg sản xuất và lĩnh vực xã hội giai 20052010
1. Ngành Công nghiệp - TTCN, Xây dựng
1.1. Công nghiệp-TTCN
Công nghiệp-TTCN tỉnh Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông
Nam tỉnh, bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên.
Công nghiệp thị xã Phúc Yên chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp của tỉnh,
chiếm tới trên 75-80% GTSX công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tiếp theo là thành phố
Vĩnh Yên 11,2%, huyện Bình Xuyên 7,4%, các địa bàn khác chiếm tỷ trọng
không đáng kể.
Phúc Yên đã và đang là trung tâm công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và
tương lai, gắn kết với Bình Xuyên, thị xã sẽ nằm trong vùng động lực phát triển
công nghiệp của tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp của thị xã trong GTSX (giá so sánh
1994) của tỉnh ngày càng tăng. Năm 2005, tỷ trọng GTSX công nghiệp Phúc Yên
là 79,8% thì đến năm 2009 đã là 81,4% và năm 2010 ước chiếm 80,9%. Trong
những năm qua, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp nhiều vào giá trị sản
xuất công nghiệp của thị xã Phúc Yên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Trong năm 2010,
khu vực này đã chiếm tới 95% tổng giá trị công nghiệp của thị xã.
Biểu 8: Vị thế công nghiệp của thị xã trong tỉnh Vĩnh Phúc
Giá trị gia tăng công nghiệp
(tỷ đồng)
Toàn tỉnh
Thị xã Phúc Yên
% so với tỉnh Vĩnh Phúc
Huyện, thị khác
% so với tỉnh Vĩnh Phúc


2005
2712,1
2164,2
79,8
547,9
20,2

2008
5641
4654
82,5
987
17,5

2009
5989
4875
81,4
1114
18,6

2010
6806
5257
80,9
1549
19,1

Trang 25



×