Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ bị can bị cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.66 KB, 18 trang )

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Bùi Bảo Trâm
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Chí
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Khái quát chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ở Việt Nam. Tìm hiểu nội dung cơ bản của nguyên
tắc bảo đảm quyền bào chữa của các đối tượng nêu trên trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động thực
tiễn của chế định này. Nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, tiến hành động bộ
các giải pháp khác nhau, đó là đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống cơ quan điều tra, Viện
Kiểm sát, Tòa án; đổi mới công tác quản lý, đào tạo và bồi dưỡng những người tiến hành tố
tụng; các giải pháp về trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật; các giải pháp về chế độ đãi ngộ, chính
sách tiền lương phù hợp với hoạt động đặc thù của điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán
Keywords: Luật hình sự, Người phạm tội, Quyền bào chữa, Tố tụng hình sự

Content
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những thành tựu về mặt kinh tế xã hội kể từ khi chúng ta tiến hành đổi mới toàn
diện đất nước đã khẳng định định hướng đúng đắn cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
trong thời đại mới. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho việc thực hiện công cuộc đổi mới
trong các lĩnh vực. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, về mặt xã hội: tình hình vi phạm
pháp luật, tội phạm xảy ra nghiêm trọng, diễn biến ngày càng phức tạp, quá trình giải quyết
vụ án hình sự còn gặp nhiều vướng mắc. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm
2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu: "Xây
dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước



hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp
mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao".
Nghị quyết số 08/NQ-TW đã chỉ rõ: "Nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách
nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp", trong đó có nhiệm vụ cụ thể là: "nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với luật sư
(LS), người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác". "Việc phán quyết của Tòa án
phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện
các chứng cứ, ý kiến của KSV, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và
những người có quyền, lợi ích hợp pháp. Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để
LS tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh
luận dân chủ tại phiên tòa".
Đảng và Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân, xây dựng một hệ thống pháp luật bảo đảm cho việc phát triển các quyền tự do
dân chủ của công dân. Quyền bào chữa là một quyền quan trọng của công dân khi tham gia tố
tụng với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Quyền bào chữa đã được ghi nhận thành
nguyên tắc hiến định trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta đồng thời đây cũng là
nguyên tắc đặc thù của luật tố tụng hình sự (TTHS).
Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; giúp cơ quan điều tra
(CQĐT), Viện kiểm sát (VKS) và toà án giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và
chính xác. Tuy vậy, thực tiễn TTHS cho thấy việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo chưa được thực hiện triệt để, các cơ quan tiến hành tố tụng (THTT), người
THTT và người tham gia tố tụng còn xem nhẹ nguyên tắc này. Chất lượng công tác tư pháp
nói chung và công tác xét xử nói riêng còn chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ, còn bộc lộ
nhiều yếu kém, bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp
pháp của Nhà nước, của xã hội và công dân (theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao,
tuy số lượng án oan có giảm dần, nhưng vẫn còn: năm 2002 toàn bộ ngành Tòa án có 23 trường
hợp bị kết tội oan, năm 2003 còn 7 trường hợp, năm 2004 còn 5 trường hợp), gây nhiều hậu quả
đáng tiếc cho người bị kết án oan, người thân và xã hội. Tình trạng bắt, giam giữ, xét xử oan sai
vẫn còn tồn tại trong thực tế tố tụng. Việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ

về mặt khoa học các quy định của pháp luật TTHS hiện hành về quyền bào chữa, vấn đề áp
dụng trong thực tiễn đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật về quyền này cũng như nâng cao hiệu quả của việc áp dụng nguyên tắc trong thực


tiễn không những có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận - thực tiễn pháp lý mà còn là vấn đề
mang tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Là một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp luật TTHS, nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là cơ sở lý luận, pháp lý quan trọng để
bảo vệ quyền con người, góp phần xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, vững
mạnh, có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công
dân.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa được ghi nhận trong pháp luật hình sự ở nhiều
nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc...
ở Việt Nam, nguyên tắc này được quy định rải rác trong các điều luật riêng: tại Hiến
pháp năm 1992 (điều 132), Bộ luật TTHS năm 2003 (điều 11), Luật tổ chức toà án nhân dân
(điều 13).
Bảo đảm quyền bào chữa có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình đấu tranh và chống
tội phạm, thể hiện quan điểm nhân đạo, đường lối chính trị mang đậm nét nhân văn của Đảng
và Nhà nước ta. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên một số
tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành nghiên cứu về đề tài này như:
- Hoàng Thị Sơn: Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong luật TTHS Việt
Nam, Luận án tiến sỹ luật học, H.2003.
- Hoàng Thị Sơn: Thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị
can, bị cáo, Tạp chí Luật học, số 4/2002.
- Hoàng Thị Sơn: Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa
của bị can, bị cáo, Tạp chí Luật học số 5/2000.
- Trần Văn Bảy: Người bào chữa và vấn đề bảo đảm quyền của người bào chữa
trong TTHS Việt Nam, Tạp chí KHPL số 1/2001.

- Nguyễn Duy Hưng: Bị can và bảo đảm quyền của bị can trong Bộ luật TTHS 2003
- thực trạng và định hướng hoàn thiện.


- Phạm Hồng Hải: Những điểm mới về trách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa
trong Bộ luật TTHS 2003, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 5/2004.
- Lê Hồng Sơn: Vấn đề thực hiện quyền của người bào chữa trong TTHS, Tạp chí
nhà nước và pháp luật, số 7/2002...
Nhưng những bài viết đó chỉ đề cập đến một số vấn đề nhất định, chưa nghiên cứu
được tất cả các chủ thể của quyền bào chữa theo quy định hiện hành. Liên quan đến vấn đề
này vẫn còn khá nhiều ý kiến trái ngược nhau trong lý luận nhận thức, quá trình thực thi, xây
dựng và hoàn thiện pháp luật.
Bảo đảm quyền bào chữa là một trong những vấn đề có nội dung phong phú và phức
tạp, vẫn đang là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa trong
khoa học Luật TTHS cũng như thực tiễn áp dụng ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng tới mục đích làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực
tiễn, quá trình hình thành, nội dung của nguyên tắc, chỉ ra những kết quả và những bất cập
còn tồn tại khi áp dụng nguyên tắc ở nước ta hiện nay. Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc trong thực tiễn và hoàn thiện pháp luật, đảm bảo phát huy tối
đa tính dân chủ, chính xác, khách quan và toàn diện trong hoạt động TTHS.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn được đặt ra là:
1. Nghiên cứu quyền bào chữa và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo trong pháp luật TTHS như: khái niệm, cơ sở của nguyên tắc; ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của nguyên tắc.
2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ở Việt Nam
3. Tìm hiểu nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo trong pháp luật TTHS Việt Nam
4. Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng, qua đó rút ra những mặt tích cực cũng như

những tồn tại, hạn chế.


5. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá về thực trạng thực hiện nguyên
tắc, luận văn nêu ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên
tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam.
4. Phạm vi - nhiệm vụ nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu này, luận văn nghiên cứu về nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo dưới góc độ lý luận, phân tích những quy định của pháp
luật về nội dung của nguyên tắc và chỉ ra vướng mắc trong hoạt động thực tiễn của chế định này.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan thực trạng thực hiện nguyên tắc để đưa ra những quan điểm,
kiến nghị góp phần thực hiện tốt các quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng của hoạt
động xét xử nói riêng và của các cơ quan tư pháp nói chung
Luận văn tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chính như sau:
- Khái quát chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo: khái niệm, ý nghĩa, cơ sở quy định, sự hình thành nguyên tắc.
- Nội dung cơ bản của nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo: về quyền bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; chủ thể thực hiện, hình thức thực
hiện, trách nhiệm của cơ quan THTT; thời điểm tham gia tố tụng ....
- Thực tiễn áp dụng và những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các chế
định của pháp luật TTHS về quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về cải cách tư pháp.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phân tích và phương pháp tổng hợp
kết hợp với việc phân tích thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa thông qua
các vụ án cụ thể, điều luật cụ thể để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề
tương ứng để nghiên cứu.
Đồng thời, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương

pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp lịch sử; kết hợp với việc
phân tích thực tiễn.
6. Bố cục của Luận văn


Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn bao
gồm ba chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Khái quát chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo.
Chương 2: Nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu
quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

References
* Các văn bản, Nghị quyết của Đảng:
1. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002:“Về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”;
2. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005:“Về Chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”.
3. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005:“Về Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020”.
4. Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành
một số quy định trong phần thứ nhất của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
* Các văn bản pháp luật của nhà nước:
5. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm (1988),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm (2003),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Chí (2002), "Hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng khi

giải quyết vụ án hình sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Kinh tế luật.


8. Nguyễn Ngọc Chí (2004), "Tố tụng, tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền", trong cuốn chuyên khảo: Cải cách tư pháp ở
Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
9. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội.
11. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992,
Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Hệ thống hóa các văn bản về hình sự, dân sự, tố tụng dân sự (1992), Tòa án nhân
dân tối cao, Hà Nội.
13. Luật Tổ chức toà án nhân dân
* Các sách báo, tạp chí và tài liệu tham khảo khác:
14. Nguyễn Văn An (2003): “Đổi mới các công đoạn làm luật và đưa luật vào cuộc sống”
tạp chí NCLP.
15. Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án các năm 2004-2007
16. Bộ công an, Tổng cục cảnh sát (2006):“Báo cáo sơ kết một năm thực hiện pháp lệnh
Điều tra hình sự trong lực lượng cảnh sát nhân dân”.
17. Bộ tư pháp-Viện Khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb từ điển Bách Khoa”
18. Bộ tư pháp:“Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh Luật sư 2001”
19. Bộ luật TTHS Nhật Bản (bản dịch tiếng Việt).
20.Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
21.Báo cáo tham luận tình hình thực hiện biên chế và một số giải pháp khắc phục tình
trạng thiếu biên chế thẩm phán, Vụ tổ chức cán bộ, TANDTC – 20/12/2007
22.Trần Văn Bảy (2001) – Người bào chữa trong TTHS, tạp chí KHPL.
23. Phạm Thanh Bình (2000):“Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Bộ luật TTHS
Việt Nam”, Tạp chí toà án nhân dân.
24.Chức năng bào chữa trong TTHS Xô Viết (1978), tạp chí Nhà nước và pháp luật.



25. Nguyễn Ngọc Chí (2003):“Tố tụng tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt
Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền”, tạp chí nhà nước và pháp luật.
26.E.ph. Cutsova (1983): “Quyền bào chữa và bảo vệ các lợi ích trong tố tụng hình sự
Xô viết”, Tạp chí luật học.
27. Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người, quyền công dân, Nxb chính trị
quốc gia.
28.Nguyễn Huy Hoàn (2004), "Bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa cho bị can
trong hoạt động tố tụng hình sự", Dân chủ và pháp luật, (10), tr. 55-58
29. Hoàng Hùng HảI (2001):“Bộ luật TTHS với quyền con người của bị can, bị cáo”,tạp
chí NCLP.
30. Phạm Hồng Hải (1999): “Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội”, NXB
CAND, Hà Nội.
31.Nguyễn Duy Hưng (2004): “Về sự tham gia của người bào chữa vào quá trình tố
tụng hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”, tạp chí khoa học pháp lý.
32.Hội nghị “Hoạt động luật sư trong qúa trình giải quyết các vụ án hình sự” tổ chức
tại Hà Nội” ngày 6/10/07
33.Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong
giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
34.Nguyễn Đức Mai (2002): “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của TTHS
Việt Nam”, Viện khoa học kiểm sát, Kỷ yếu đề tài cấp Bộ.
35.Nguyễn Văn Mạnh: “Xây dựng và hoàn thiện bảo đảm pháp lý thực hiện quyền con
người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay”. Luận án PTS
36.M.X.Xtrôgôvích (1968) “Giáo trình luật TTHS Xô Viết”, tập 1, NXB Khoa học.
37.Từ Văn Nhũ (2002), "Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng
tại phiên tòa hình sự", Tòa án nhân dân.
38. Hoàng Thị Sơn:
-

(2003) “Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Luật TTHS Việt Nam”,


Luận án tiến sỹ Luật học.


-

(2002)“Thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị

cáo”, Tạp chí Luật học.
39.Tham luận nâng cao chất lượng xét xử thực trạng và giải pháp giải quyết án tồn
đọng, TAND thành phố Hà Nội 10/1/2008
40.Lê Minh Thông (1998), Hoàn thiện pháp luật về quyền con người trong điều kiện
phát huy dân chủ ở nước ta ta hiện nay. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 12/1998.
41. Tuyên ngôn về nhân quyền ngày 10/12/1948
42. Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
43. Đào Trí úc (chủ biên) (1994):“ Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự”,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. VKSNDTC (1999)- Viện khoa học Kiểm sát, Dự án VIE/95/018, Bộ luật TTHS
Liên bang Nga (Bản dịch tiếng Việt).
45. Vụ bổ trợ tư pháp (2006):“Nội dung cơ bản của dự án Luật về luật sư so sánh với
pháp luật của một số nước”, Nxb tư pháp.
*/ Trang Web
46. Http://www.baoanhdatmui.vn
47. Http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn
48. Http://www.vnlawfind.com.vn
49. Http://www.Phap luat ttp.vn
50. Http://www.asianlii.org/vn.
51. Http://www.vnexpress.net
52. Http://www.dei.gov.vn
53. Http://www.vninvest.com/ecolib

54. Http://www.luatsuhanoi.org/vn.
55. Http://www.hanoitv.org/vn.
56. Http://www.vietnamnet.vn.
57. Http://www.luatvietnam.com.vn.


Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Bùi Bảo Trâm
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Chí
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Khái quát chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ở Việt Nam. Tìm hiểu nội dung cơ bản của nguyên
tắc bảo đảm quyền bào chữa của các đối tượng nêu trên trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động thực
tiễn của chế định này. Nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, tiến hành động bộ
các giải pháp khác nhau, đó là đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống cơ quan điều tra, Viện
Kiểm sát, Tòa án; đổi mới công tác quản lý, đào tạo và bồi dưỡng những người tiến hành tố
tụng; các giải pháp về trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật; các giải pháp về chế độ đãi ngộ, chính
sách tiền lương phù hợp với hoạt động đặc thù của điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán
Keywords: Luật hình sự, Người phạm tội, Quyền bào chữa, Tố tụng hình sự

Content
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những thành tựu về mặt kinh tế xã hội kể từ khi chúng ta tiến hành đổi mới toàn
diện đất nước đã khẳng định định hướng đúng đắn cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

trong thời đại mới. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho việc thực hiện công cuộc đổi mới
trong các lĩnh vực. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, về mặt xã hội: tình hình vi phạm
pháp luật, tội phạm xảy ra nghiêm trọng, diễn biến ngày càng phức tạp, quá trình giải quyết
vụ án hình sự còn gặp nhiều vướng mắc. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm
2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu: "Xây
dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước


hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp
mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao".
Nghị quyết số 08/NQ-TW đã chỉ rõ: "Nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách
nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp", trong đó có nhiệm vụ cụ thể là: "nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với luật sư
(LS), người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác". "Việc phán quyết của Tòa án
phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện
các chứng cứ, ý kiến của KSV, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và
những người có quyền, lợi ích hợp pháp. Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để
LS tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh
luận dân chủ tại phiên tòa".
Đảng và Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân, xây dựng một hệ thống pháp luật bảo đảm cho việc phát triển các quyền tự do
dân chủ của công dân. Quyền bào chữa là một quyền quan trọng của công dân khi tham gia tố
tụng với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Quyền bào chữa đã được ghi nhận thành
nguyên tắc hiến định trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta đồng thời đây cũng là
nguyên tắc đặc thù của luật tố tụng hình sự (TTHS).
Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; giúp cơ quan điều tra
(CQĐT), Viện kiểm sát (VKS) và toà án giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và
chính xác. Tuy vậy, thực tiễn TTHS cho thấy việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo chưa được thực hiện triệt để, các cơ quan tiến hành tố tụng (THTT), người
THTT và người tham gia tố tụng còn xem nhẹ nguyên tắc này. Chất lượng công tác tư pháp

nói chung và công tác xét xử nói riêng còn chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ, còn bộc lộ
nhiều yếu kém, bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp
pháp của Nhà nước, của xã hội và công dân (theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao,
tuy số lượng án oan có giảm dần, nhưng vẫn còn: năm 2002 toàn bộ ngành Tòa án có 23 trường
hợp bị kết tội oan, năm 2003 còn 7 trường hợp, năm 2004 còn 5 trường hợp), gây nhiều hậu quả
đáng tiếc cho người bị kết án oan, người thân và xã hội. Tình trạng bắt, giam giữ, xét xử oan sai
vẫn còn tồn tại trong thực tế tố tụng. Việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ
về mặt khoa học các quy định của pháp luật TTHS hiện hành về quyền bào chữa, vấn đề áp
dụng trong thực tiễn đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật về quyền này cũng như nâng cao hiệu quả của việc áp dụng nguyên tắc trong thực


tiễn không những có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận - thực tiễn pháp lý mà còn là vấn đề
mang tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Là một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp luật TTHS, nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là cơ sở lý luận, pháp lý quan trọng để
bảo vệ quyền con người, góp phần xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, vững
mạnh, có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công
dân.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa được ghi nhận trong pháp luật hình sự ở nhiều
nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc...
ở Việt Nam, nguyên tắc này được quy định rải rác trong các điều luật riêng: tại Hiến
pháp năm 1992 (điều 132), Bộ luật TTHS năm 2003 (điều 11), Luật tổ chức toà án nhân dân
(điều 13).
Bảo đảm quyền bào chữa có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình đấu tranh và chống
tội phạm, thể hiện quan điểm nhân đạo, đường lối chính trị mang đậm nét nhân văn của Đảng
và Nhà nước ta. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên một số
tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành nghiên cứu về đề tài này như:
- Hoàng Thị Sơn: Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong luật TTHS Việt

Nam, Luận án tiến sỹ luật học, H.2003.
- Hoàng Thị Sơn: Thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị
can, bị cáo, Tạp chí Luật học, số 4/2002.
- Hoàng Thị Sơn: Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa
của bị can, bị cáo, Tạp chí Luật học số 5/2000.
- Trần Văn Bảy: Người bào chữa và vấn đề bảo đảm quyền của người bào chữa
trong TTHS Việt Nam, Tạp chí KHPL số 1/2001.
- Nguyễn Duy Hưng: Bị can và bảo đảm quyền của bị can trong Bộ luật TTHS 2003
- thực trạng và định hướng hoàn thiện.


- Phạm Hồng Hải: Những điểm mới về trách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa
trong Bộ luật TTHS 2003, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 5/2004.
- Lê Hồng Sơn: Vấn đề thực hiện quyền của người bào chữa trong TTHS, Tạp chí
nhà nước và pháp luật, số 7/2002...
Nhưng những bài viết đó chỉ đề cập đến một số vấn đề nhất định, chưa nghiên cứu
được tất cả các chủ thể của quyền bào chữa theo quy định hiện hành. Liên quan đến vấn đề
này vẫn còn khá nhiều ý kiến trái ngược nhau trong lý luận nhận thức, quá trình thực thi, xây
dựng và hoàn thiện pháp luật.
Bảo đảm quyền bào chữa là một trong những vấn đề có nội dung phong phú và phức
tạp, vẫn đang là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa trong
khoa học Luật TTHS cũng như thực tiễn áp dụng ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng tới mục đích làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực
tiễn, quá trình hình thành, nội dung của nguyên tắc, chỉ ra những kết quả và những bất cập
còn tồn tại khi áp dụng nguyên tắc ở nước ta hiện nay. Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc trong thực tiễn và hoàn thiện pháp luật, đảm bảo phát huy tối
đa tính dân chủ, chính xác, khách quan và toàn diện trong hoạt động TTHS.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn được đặt ra là:
1. Nghiên cứu quyền bào chữa và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị

tạm giữ, bị can, bị cáo trong pháp luật TTHS như: khái niệm, cơ sở của nguyên tắc; ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của nguyên tắc.
2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ở Việt Nam
3. Tìm hiểu nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo trong pháp luật TTHS Việt Nam
4. Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng, qua đó rút ra những mặt tích cực cũng như
những tồn tại, hạn chế.


5. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá về thực trạng thực hiện nguyên
tắc, luận văn nêu ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên
tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam.
4. Phạm vi - nhiệm vụ nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu này, luận văn nghiên cứu về nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo dưới góc độ lý luận, phân tích những quy định của pháp
luật về nội dung của nguyên tắc và chỉ ra vướng mắc trong hoạt động thực tiễn của chế định này.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan thực trạng thực hiện nguyên tắc để đưa ra những quan điểm,
kiến nghị góp phần thực hiện tốt các quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng của hoạt
động xét xử nói riêng và của các cơ quan tư pháp nói chung
Luận văn tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chính như sau:
- Khái quát chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo: khái niệm, ý nghĩa, cơ sở quy định, sự hình thành nguyên tắc.
- Nội dung cơ bản của nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo: về quyền bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; chủ thể thực hiện, hình thức thực
hiện, trách nhiệm của cơ quan THTT; thời điểm tham gia tố tụng ....
- Thực tiễn áp dụng và những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các chế
định của pháp luật TTHS về quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về cải cách tư pháp.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phân tích và phương pháp tổng hợp
kết hợp với việc phân tích thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa thông qua
các vụ án cụ thể, điều luật cụ thể để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề
tương ứng để nghiên cứu.
Đồng thời, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp lịch sử; kết hợp với việc
phân tích thực tiễn.
6. Bố cục của Luận văn


Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn bao
gồm ba chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Khái quát chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo.
Chương 2: Nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu
quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

References
* Các văn bản, Nghị quyết của Đảng:
1. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002:“Về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”;
2. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005:“Về Chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”.
3. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005:“Về Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020”.
4. Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành

một số quy định trong phần thứ nhất của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
* Các văn bản pháp luật của nhà nước:
5. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm (1988),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm (2003),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Chí (2002), "Hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng khi
giải quyết vụ án hình sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Kinh tế luật.


8. Nguyễn Ngọc Chí (2004), "Tố tụng, tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền", trong cuốn chuyên khảo: Cải cách tư pháp ở
Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
9. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội.
11. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992,
Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Hệ thống hóa các văn bản về hình sự, dân sự, tố tụng dân sự (1992), Tòa án nhân
dân tối cao, Hà Nội.
13. Luật Tổ chức toà án nhân dân
* Các sách báo, tạp chí và tài liệu tham khảo khác:
14. Nguyễn Văn An (2003): “Đổi mới các công đoạn làm luật và đưa luật vào cuộc sống”
tạp chí NCLP.
15. Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án các năm 2004-2007
16. Bộ công an, Tổng cục cảnh sát (2006):“Báo cáo sơ kết một năm thực hiện pháp lệnh
Điều tra hình sự trong lực lượng cảnh sát nhân dân”.
17. Bộ tư pháp-Viện Khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb từ điển Bách Khoa”
18. Bộ tư pháp:“Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh Luật sư 2001”
19. Bộ luật TTHS Nhật Bản (bản dịch tiếng Việt).
20.Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh

21.Báo cáo tham luận tình hình thực hiện biên chế và một số giải pháp khắc phục tình
trạng thiếu biên chế thẩm phán, Vụ tổ chức cán bộ, TANDTC – 20/12/2007
22.Trần Văn Bảy (2001) – Người bào chữa trong TTHS, tạp chí KHPL.
23. Phạm Thanh Bình (2000):“Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Bộ luật TTHS
Việt Nam”, Tạp chí toà án nhân dân.
24.Chức năng bào chữa trong TTHS Xô Viết (1978), tạp chí Nhà nước và pháp luật.


25. Nguyễn Ngọc Chí (2003):“Tố tụng tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt
Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền”, tạp chí nhà nước và pháp luật.
26.E.ph. Cutsova (1983): “Quyền bào chữa và bảo vệ các lợi ích trong tố tụng hình sự
Xô viết”, Tạp chí luật học.
27. Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người, quyền công dân, Nxb chính trị
quốc gia.
28.Nguyễn Huy Hoàn (2004), "Bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa cho bị can
trong hoạt động tố tụng hình sự", Dân chủ và pháp luật, (10), tr. 55-58
29. Hoàng Hùng HảI (2001):“Bộ luật TTHS với quyền con người của bị can, bị cáo”,tạp
chí NCLP.
30. Phạm Hồng Hải (1999): “Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội”, NXB
CAND, Hà Nội.
31.Nguyễn Duy Hưng (2004): “Về sự tham gia của người bào chữa vào quá trình tố
tụng hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”, tạp chí khoa học pháp lý.
32.Hội nghị “Hoạt động luật sư trong qúa trình giải quyết các vụ án hình sự” tổ chức
tại Hà Nội” ngày 6/10/07
33.Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong
giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
34.Nguyễn Đức Mai (2002): “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của TTHS
Việt Nam”, Viện khoa học kiểm sát, Kỷ yếu đề tài cấp Bộ.
35.Nguyễn Văn Mạnh: “Xây dựng và hoàn thiện bảo đảm pháp lý thực hiện quyền con
người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay”. Luận án PTS

36.M.X.Xtrôgôvích (1968) “Giáo trình luật TTHS Xô Viết”, tập 1, NXB Khoa học.
37.Từ Văn Nhũ (2002), "Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng
tại phiên tòa hình sự", Tòa án nhân dân.
38. Hoàng Thị Sơn:
-

(2003) “Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Luật TTHS Việt Nam”,

Luận án tiến sỹ Luật học.


-

(2002)“Thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị

cáo”, Tạp chí Luật học.
39.Tham luận nâng cao chất lượng xét xử thực trạng và giải pháp giải quyết án tồn
đọng, TAND thành phố Hà Nội 10/1/2008
40.Lê Minh Thông (1998), Hoàn thiện pháp luật về quyền con người trong điều kiện
phát huy dân chủ ở nước ta ta hiện nay. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 12/1998.
41. Tuyên ngôn về nhân quyền ngày 10/12/1948
42. Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
43. Đào Trí úc (chủ biên) (1994):“ Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự”,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. VKSNDTC (1999)- Viện khoa học Kiểm sát, Dự án VIE/95/018, Bộ luật TTHS
Liên bang Nga (Bản dịch tiếng Việt).
45. Vụ bổ trợ tư pháp (2006):“Nội dung cơ bản của dự án Luật về luật sư so sánh với
pháp luật của một số nước”, Nxb tư pháp.
*/ Trang Web
46. Http://www.baoanhdatmui.vn

47. Http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn
48. Http://www.vnlawfind.com.vn
49. Http://www.Phap luat ttp.vn
50. Http://www.asianlii.org/vn.
51. Http://www.vnexpress.net
52. Http://www.dei.gov.vn
53. Http://www.vninvest.com/ecolib
54. Http://www.luatsuhanoi.org/vn.
55. Http://www.hanoitv.org/vn.
56. Http://www.vietnamnet.vn.
57. Http://www.luatvietnam.com.vn.



×