Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH PHÂN TÍCH VAI TRÒ TRONG THỰC TIỄN TRONG XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.67 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, nhà nước muốn quản lí tốt xã hội thì không thể
không thể hiện ý chí thông qua quyền lực của mình dưới hình thức là những
quyết định pháp luật, trong đó có quyết định hành chính. Với tư cách là một
ngành luật – Luật hành chính là một bộ phận cấu thành của nền hành chính Nhà
nước, đóng vai trò quan trọng như một công cụ quản lý nhằm tạo ra một hệ
thống quy phạm pháp luật sắc bén, có hiệu lực để điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của mọi công dân. Để thực hiện tốt
chức năng của mình, trong quá trình hoạt động cơ quan hành chính ban hành rất
nhiều các quyết định hành chính. Đó là một trong những yếu tố giúp cơ quan
hành chính làm tốt vai trò của mình. Nhưng hiện nay vẫn chưa có cách hiểu
thống nhất về quyết định hành chính và vai trò của nó trong quản lí hành chính
nhà nước.
Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm quyết định hành chính và vai trò
của nó trong quản lí hành chính nhà nước em xin chọn đề tài “Phân tích khái
niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong
quản lí hành chính nhà nước” cho bài tập học kì của mình.


NỘI DUNG
I. Phân tích khái niệm quyết định hành chính.
Khái niệm quyết định hành chính không chỉ xuất hiện trong khoa học mà
còn cả trong những quy định của luật thực định như: Luật khiếu nại, tố cáo; Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính... Chính vì vậy, việc làm rõ khái
niệm quyết định hành chính là điều rất cần thiết cho việc nghiên cứu và thực tiến
hoạt động quản lí hành chính Nhà nước.
Thuật ngữ “quyết định” theo nghĩa chung là sự giải quyết, phán quyết hay
sự phân xử một vấn đề nào đó. Trong quản lý hành chính, chủ thể quản lý khi
tiến hành hoạt động quản lý hay nói cách khác là để giải quyết các công việc


phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước phải đưa ra các quyết định
của mình. Các quyết định này có thể là sự giải quyết một nhiệm vụ nào đấy cũng
có thể là sự phân xử hay phán quyết của chủ thể có thẩm quyền đối với các đối
tượng quản lý.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa, thì thuật
ngữ quyết định quản lý được định nghĩa là: “chủ trương, chính sách, chương
trình hành động do chủ thể quản lý định ra mà đối tượng quản lý phải thực hiện
để giải quyết một vấn đề của một hệ thống quản lý, trên cơ sở hiểu biết các quy
luật khách quan của đối tượng bị quản lý và phân tích các thông tin về hiện
tượng của hệ thống.”
Như vậy, theo định nghĩa này thì quyết định quản lý được xem là chủ
trương, chính sách hay chương trình hành đọng do chủ thể thực hiện nhằm đạt
được mục tiêu chung của hoạt động quản lý. Chủ thể quản lý không tùy tiện đưa
ra các chủ trương, chính sách mà phải tuân thủ các quy luật vận động khách quan
của đối tượng quản lý để các chủ trương, chính sách này đảm bảo hiệu quả một
cách tốt nhất.
Tuy nhiên, hoạt động quản lý hành chính là hoạt động do chủ thể có thẩm
quyền, nhân danh nhà nước và sử dụng quyền lực nhà thực hiện nên các quyết
2


định quản lý do các chủ thể này ban hành có phạm vi khái niệm hẹp hơn so với
khái niệm quyết định quản lý nói chung nghĩa là không phải tất cả các quyết định
quản lý đều là quyết định quản lý hành chính nhà nước.
Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải do chủ thể quản lý hành
chính nhà nước ban hành và có nội dung là đề ra các chủ trương, chính sách hay
là các giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý hành
chính nhà nước. Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo tính
quyền lực nhà nước và tính pháp lý. Như vậy, quyết định quản lý hành chính nhà
nước là một dạng cụ thể của quyết định pháp luật và nó có thể là các quyết định

quy phạm hoặc các quyết định cá biệt.
Mặt khác, quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với
những nội dung phong phú và đa dạng tác động đến các lĩnh vực khác nhau của
quản lý hành chính. Như cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử cơ quan kiểm sát.
Tuy nhiên những quyết định đó chỉ nhằm xây dựng ổn định chế độ công tác nội
bộ cơ quan và khả năng trực tiếp tác động đến xã hội rất hạn chế. Vì vậy, trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ban hành các
quyết định hành chính là các chủ thể trong hệ thống các cơ quan hành chính thực
hiện quyền lực nhà nước để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Từ đó ta có định nghĩa như sau: “ Quyết định hành chính là một dạng của
quyết định pháp luật nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước
thông qua hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ
thống các cơ quan hành chính Nhà nước tiến hành theo một trình tự, dưới những
hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra các chủ trương,
biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các nguyên tắc đó giải quyết
một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý
hành chính Nhà nước”. Từ khái niệm trên ta có thể phân tích thành những phần
sau:
1. Quyết định hành chính là quyết định pháp luật.

3


Quyết định pháp luật bao gồm những quyết định của cơ quan lập pháp, cơ
quan tư pháp và cơ quan hành pháp. Quyết định hành chính là quyết định của cơ
quan hành pháp. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động do các
chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước tiến
hành, do đó nó chỉ có chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định mới có thẩm
quyền ban hành các quyết định hành chính (tính pháp lý), bên cạnh đó, quản lý
hành chính có đặc trưng là mệnh lệnh phục tùng nên các quyết định hành chính

phải được đảm bảo thực hiện trên thực tế bằng các biện pháp cưỡng chế nhà
nước (tính quyền lực nhà nước). Còn các quyết định quản lý do các chủ thể khác
ban hành ví dụ như giám đốc công ty tư nhân không được đảm bảo thực hiện
bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước và không thể hiện tính quyền lực nhà
nước.
2. Chủ thể ban hành quyết định hành chính.
Quyết định hành chính do chủ thể có thẩm quyền quản lý hành chính nhà
nước ban hành. Khi tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chủ thể
quản lý phải ban hành quyết định hành chính để đưa ra các mệnh lệnh, chỉ thị,
chủ trương, chính sách hay giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá
trình quản lý. Các quyết định này là một dạng cụ thể của quyết định pháp luật
mang tính quyền lực và tính pháp lý, do đó phải được ban hành bởi chủ thể có
thẩm quyền theo pháp luật quy định.
3. Quyết định hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện theo thủ tục hành
chính. Hoạt động ban hành quyết định hành chính cũng là một trong các hoạt
động quản lý hành chính nhà nước, vì vậy nó cũng phải tuân theo các trình tự,
thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Tuy nhiên, quyết định hành chính do
nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành, và thể hiện dưới nhiều hình thức, tên gọi
khác nhau, nên trình tự thủ tục ban hành các loại hành chính cũng khác nhau. Ví
dụ, trình tự ban hành nghị định của chính phủ được thực hiện khác với trình tự
ban hành quyết định của Uỷ ban nhân dân các cấp.
4


4. Mục đích của quyết định hành chính.
Đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp
dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội
nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Đây là mục đích của
việc ban hành quyết định hành chính. Những mục đích này là những vấn đề mà

quyết định hành chính hướng tới. Tùy từng quyết định của các cơ quan khác
nhau thì có mục đích khác nhau. Ví dụ : Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
được ban hành để quy định những vấn đề : Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt
động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở ;
chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng
Chính phủ. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính
phủ ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, UBND các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
II. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lí hành
chính. Quyết định hành chính giúp cho bộ máy Nhà nước nhất là bộ máy hành
chính hoạt động hài hòa, nhịp nhàng, các quyền của công dân được thực hiện
trên thực tế. Quyết định hành chính cũng trực tiếp tạo ra những thay đổi chuyền
biến của mọi mặt đời sống xã hội theo đúng mục đích yêu cầu của quản lí Nhà
nước. Quyết định hành chính là phương tiện không thể thiếu mà các chủ thể
quản lí sử dụng để thực hiện hầu hết các nhiệm vụ và chức năng quản lí như tổ
chức, điều chỉnh, kế hoạch hóa, lãnh đạo, điều hành, tác nghiệp …
Xuất phát từ định nghĩa quyết định hành chính đã nêu ở trên, có thể thấy
vai trò quan trọng nhất của quyết định hành chính là “nhằm đưa ra các chủ
trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các nguyên tắc đó giải
quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng
quản lý hành chính Nhà nước”.
5


Quyền lực Nhà nước nói chung gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mỗi
quyền đó được nắm giữ và thực hiện chủ yếu bởi một nhóm cơ quan nhất định và
hình thức thực hiện quyền lực cơ bản là ban hành các quyết định pháp luật. Theo

đó vai trò chung nhất của quyết định hành chính đó là nhằm thực hiện quyền
hành pháp. Mỗi loại quyết định hành chính được ban hành để thực hiện một
mảng quyền lực Nhà nước, đó là quyền lực Nhà nước. Mặc dù khi thực hiện
quyền hành pháp tức là thực hiện thi hành pháp luật, các cơ quan hành chính
không chỉ có nhiệm vụ thi hành các quyết định của cơ quan quyền lực mà còn
phải ban hành nhiều quyết định hành chính quy phạm.
1. Vai trò trong việc bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của
các cơ quan quyền lực nhà nước.
Như đã nói ở trên, quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp
luật nên nó có tính quyền lực và tính pháp lí. Nó là kết quả của sự thể hiện ý chí
nhà nước, thể hiện tính mệnh lệnh cao, có tính chất bắt buộc thi hành đối với các
đối tượng có liên quan, nếu cần thiết có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước.
Quyết định hành chính có tính dưới luật. Xuất phát từ vị trí là cơ quan
chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước (chấp hành các quy định của hiến
pháp và luật), nên các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong
hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi
hành luật. Vì thế, nên quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung
cũng như mục đích.
Các quyết định hành chính không được trái với quyết định của Quốc hội
cũng như quyết định của Hội đồng nhân dân và quyết định của cơ quan hành
chính cấp trên. Hơn nữa, quyết định hành chính đảm bảo về tính hợp lí, nó xuất
phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà
nước, tuyệt đối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết
định. Chính vì thế, quyết định hành chính góp phần vào việc bảo đảm sự chấp
hành luật, pháp luật, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước. Ví dụ :
6


Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết thi hành luật, nghị

quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh,
quyết định của Chủ tịch nước.
2. Vai trò trong việc góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt
và phát triển xã hội.
Pháp luật là biểu hiện các hoạt động của các chính sách, pháp luật được
ban hành có thể đưa ra các biện pháp cụ thể, rõ ràng, đó là các biện pháp gián
tiếp thông qua thực hiện các hành lang pháp lý.
Mỗi một quan hệ pháp luật đều chịu sự chi phối, điều chỉnh bởi các quy
phạn khác nhau như: quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán và cả quy phạm
pháp luật. trong số các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ đó phải kể
đến vai trò của quyết định hành chính
Cũng như quy phạm pháp luật, một trong những đặc điểm của quyết định
hành chính là tính cưỡng chế nhà nước cho nên so với các quy phạm khác,
dường như nó mang một sức mạnh to lớn, có sức ảnh hưởng rộng không chỉ tới
một vụ việc, một chủ thể, một địa bành nhỏ hẹp mà còn của nhiều trường hợp
với nhiều chủ thể khác nhau trong một khu vực hành chính hay trong cả nước,
nhờ đó mà việc quản lý xã hội đạt được hiệu quả to lớn.
Các biện pháp của luật hành chính không chỉ mang tính chất trừng trị
người vi phạm mà quan trọng hơn nó còn mang tính chất răn đe người vi phạm
không lặp lại vi phạm đó đồng thời ngăn chặn những hành vi mới xảy ra. Chính
nhờ đó mà an toàn xã hội được đảm bảo.
3. Vai trò trong việc thực hiện chức năng quản lí hành chính.
Quản lí hành chính nhà nước nhằm chỉ đạo một cách trực tiếp và thường
xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị.
Chính vì thế, quyết định hành chính sẽ là những văn bản được ban hành để quy
định những vấn đề đó và buộc các chủ thể có liên quan phải thực hiện.
Quyết định hành chính xuất hiện tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh
pháp luật, đưa ra những chủ trương, biện pháp về các lĩnh vực trong đời sống xã
hội. Nghị định của Chính phủ quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính
7



sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân
tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối
ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các
vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lí, điều hành của Chính phủ.
Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc
đó để giải quyết một công việc trong đời sống xã hội, xác định các quyền và
nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan, tạo ra một khuôn khổ pháp lí, trong đó các
chủ thể hành chính sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy, từ những
phân tích ở trên, ta có thể thấy vai trò to lớn của quyết định hành chính trong
quản lí hành chính nhà nước. Nó góp phần hoàn thiện công việc thực hiện chức
năng của quản lí hành chính nhà nước.

KẾT LUẬN
Quyết định hành chính chỉ do các chủ thể quản lý nhành chính nhà nước
có thẩm quyền ban hành theo thủ tục hành chính và được thể hiện dưới nhiều
hình thức, tên gọi khác nhau, có nội dung gắn liền với hoạt động quản lý hành
chính nhà nước. Nó là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lý tiến hành hoạt
động quản lý. Hiệu quả và hiệu lực của ngành quản lý phần lớn phụ thuộc vào
quyết định hành chính. Quyết định hành chính phải đảm bảo các yêu cầu của một
quyết định pháp luật nói chung và phải phù hợp với nội dung cần quản lý, có tính
khả thi để áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb

2.


Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.
TS. Nguyên Thị Thủy (chủ biên), TS.Nguyễn Quốc Hồng, hướng dẫn học

3.

môn luật hành chính, Nxb Lao động, 2014.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích luật học, Nxb. Công an

4.

nhân dân,Hà Nội, 1999.
PTS. Đinh Văn Mậu, PTS. Phạm Hồng Thái, Nhập môn hành chính nhà
nước, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

8


5.

/>
6.

hanh.html.
/>
7.

hanh-chinh-nha-nuoc.htm
/>%C6%B0%C6%A1ng-h%C3%A0nh-ch%C3%ADnh-quy%E1%BA
%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-h%C3%A0nh-ch%C3%ADnh-kh

%C3%A1i

9


10



×