Lời mở đầu:
Khiếu nại, tố cáo là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lao động trực
tiếp tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Nhà nước ta quy định
quyền và nghĩa vụ tố cáo của công dân không chỉ ở Hiến pháp ( điều 74) mà
còn quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ này trong một đạo luật – Luật khiếu
nại, tố cáo ( ban hành ngày 2/12/1998).
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “ công dân có quyền có quyền
khiếu nại đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái
pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào trên các mặt của đời sống xã hội như
kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng và pháp lí. Nhà nước đảm bảo những
điều kiện thuận lợi nhất khẳng định địa vị pháp lý của công dân – chủ thể
quan trọng nhất của xã hội”.
Trong quản lí hành chính nhà nước, việc đảm bảo pháp chế là một yêu cầu
khách quan của quá trình xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân và
cũng là yêu cầu khách quan của quá trình hoàn thiện con người và các quyền
của họ trong xã hội, đặc biệt trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.
Một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm pháp chế trong quản
lý hành chính nhà nước chính là hoạt động khiếu nại tố cáo và giải quyết
khiếu nại tố cáo. Đây là một hoạt động gắn liền với thực tiến. Với mong
muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động khiếu nại, tố cáo cũng như vai trò của
nó, em xin chọn đề tài “phân tích vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết
khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà
nước”.
1
1. Khái quát
1.1. Thế nào là khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo ?
Khiếu nại là công việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính
hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do luật khiếu nại tố cáo quy định báo
cáo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức.
Chẳng hạn công dân tố cáo cán bộ thuế đã đòi tiền hối lộ khi thi hành công
vụ; nhân viên tố cáo Thủ trưởng có hành vi tiêu cực, trù dập cấp dưới.
Khiếu nại, tố cáo là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lao động trực
tiếp tham gia vào quản lí nhà nước và quản lý xã hội. Nhà nước ta quy định
quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉ ở Hiến pháp
(Điều 74 ) mà còn quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ này trong một đạo
luật- Luật khiếu nại tố cáo ( ban hành ngày 02/12/1998).
Theo quy định của pháp luật hiện hàn thì “ công dân có quyền khiếu nại, tố
cáo đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp
luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào trên các mặt của đời sống xã hội như kinh
tế, chính trị, tư tưởng và pháp lí. Nhà nước bảo đảm những thuận lợi nhất
khẳng định địa vị pháp lí của công dân – chủ thể quan trọng nhất của xã hội.
Vì thế việc khiếu nại tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét trong một
thời hạn pháp luật quy định…”
Trong quản lí hành chính nhà nước, quyền khiếu nại tố cáo đã được tập hợp
và lần đầu tiên được thống nhất quy định một cách cụ thể trong một đạo
luật- Luật khiếu nại, tố cáo. Theo luật này, công dân có quyền khiếu nại
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
và của cán bộ hành chính nhà nước có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng
những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích họp pháp của mình. Như vậy, trên thực tế, luật
pháp không chỉ tạo cơ sở pháp lý để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố
cáo mà còn quy định cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước có thẩm quyền
phải tự kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính và hành vi hành chính,
2
nếu thấy trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh
thiệt hại
Quy định trên đây có thể được coi là một nguyên tắc hết sức quan trọng
trong hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước nhằm giải quyết
ngay từ đầu các mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ hành chính. Chính qua
quá trình tự kiểm tra đánh giá mà các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cán
bộ nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra những quyết định hoặc hành vi trái
pháp luật của mình, từ đó kịp thời có những biện pháp thích hợp để điều
chỉnh hoặc sửa chữa các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính cho
đúng pháp luật.
Hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước
là hoạt động giải quyết các tranh chấp và các tồn tại phát sinh trong lĩnh vực
hành chính. Trong hoạt động này, một bên tham gia quan hệ là các cơ quan
hành chính nhà nước và một bên có thể là công dân, tổ chức. Hoạt động giải
quyết khiếu nại, tố cáo là một hoạt động nhằm đảm bảo pháp chế trong quản
lý nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức, bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương, trật tự
pháp luật, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Hoạt động giải quyết
khiếu nại, tố cáo là một hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước,
nhưng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ so với hoạt động chấp hành và điều hành, các
cơ quan hành chính nhà nước ban hành các quyết định quản lý, thực hiện các
hành vi hành chính.
1.2. Khái niệm về đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
Đảm bảo pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện, tổ chức pháp lý
do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực
hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và các tổ
chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
Từ khái niệm trên, bảo đảm pháp chế cũng được hiểu như là những điều
kiện, những phương tiện và những khả năng thực hiện trên thực tế đối với
pháp luật hiện hành nhằm xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân,
do dân, vì dân, bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của công dân trên tất cả các
mặt của đời sống xã hội. Việc đảm bảo pháp chế có ý nghĩa to lớn trong
quản lí nhà nước nói chung, trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng.
Các biện pháp bảo đảm pháp chế gồm hoạt động giám sát của cơ quan quyền
lực nhà nước, hoạt động xét xử của tòa án, hoạt động kiểm tra giám sát của
tổ chức xã hội và công dân. Những biện pháp này tuy xét về tính chất có
khác nhau nhưng đều thể hiện quyền lực của nhân dân lao động dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
3
2. Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc
đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
2.1. Khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo là công cụ bảo vệ nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi
mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo . Nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa là nền dân chủ thực sự mà hạt nhân của nó là bảo đảm quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân – người chủ đích thực của quyền lực nhà
nước. Các thiết chế chính trị- xã hội hướng tới mục tiêu và đảm bảo sự tham
gia đông đảo của quần chúng nhân dân vào việc quản lý nhà nước, quản lý
xã hội. Việc khiếu nại tố cáo phản ánh được yêu cầu của dân chủ xã hội chủ
nghĩa, nhưng đồng thời phải là công cụ hữu hiệu để đảm bảo dân chủ xã hội
chủ nghĩa được thực thi trên thực tế. Pháp chế xã hội chủ nghĩa thực chất là
việc thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật. Giữa dân chủ
xã hội chủ nghĩa và khiếu nại, tố cáo có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với
nhau: dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, động lực để hoàn thiện pháp luật
khiếu nại, tố cáo. Khiếu nại, tố cáo là phản ánh nhu cầu, nội dung và là bảo
đảm pháp lý của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một trong
những phương thức quan trọng để nhân dân tham gia quản lý nhà nước,
kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước và
những người được trao quyền. Quyền khiếu nại, tố cáo là phương tiện để
nhân dân đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của
nhà nước, của xã hội, lợi ích của công dân. Do đó, việc đảm bảo quyền
khiếu nại, tố cáo là một trong những biểu hiện sinh động nhất, rõ nét nhất
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
2.2 Khiếu nại, tố cáo là công cụ, phương tiện pháp lý hữu hiệu để công dân,
cơ quan, tổ chức bảo vệ quyển lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích hợp pháp
của nhà nước khi bị xâm phạm.
Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền khiếu nại, quyền tố cáo
là một trong những quyền cơ bản, quyền tự do dân chủ quan trọng của công
dân được Hiến pháp ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Thực hiện và đảm bảo
quyền khiếu nại, tố cáo là thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân,
thể hiện sự phát triển của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và biểu hiện của
chế độ chính trị của mỗi Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo không những là công
cụ, phương tiện pháp lý hữu hiệu để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ
quyển lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích hợp pháp của nhà nước khi bị xâm
phạm, mà còn là một trong những phương thức quan trọng để công dân tham
gia vào quản lý nhà nước. Thông qua khiếu nại, tố cáo, Nhà nước kiểm định
4
được tính đúng đắn, phù hợp và khả thi của chính sách pháp luật do mình
ban hành, đồng thời kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức
và cá nhân thông qua việc đánh giá tính hợp pháp của các quyết định hành
chính, hành vi hành chính, qua đó giúp nhà nước hoàn thiện cơ chế quản lý
xã hội bằng pháp luật, đồng thời nhằm khôi phục các quyền lợi ích hợp pháp
của công dân, cơ quan tổ chức bị quyết định hành chính, hành vi hành chính
xâm phạm.
Quyền khiếu nại tố cáo của công dẫ đã được ghi nhận trong cương lĩnh,
đường lối chính sách của Đảng, được thể chế hóa trong hiến pháp và pháp
luật của Nhà nước và được đảm bảo bằng những thiết chế chính trị tương
ứng. Bảo đảm quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân là một nội dung
quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam – Nhà nước của dân, do dân và vì dân, “ Nhà nước tồn tại là vì
dân, phát triển được là nhờ có dân”( PGS.TS. Nguyễn Văn Thâm)
2.3 Hoạt động khiếu nại tố cáo không những là công cụ , phương tiện pháp
lý hữu hiệu để công dân cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, lợi ích của Nhà nước khi bị xâm phạm, mà còn là một trong
những phương thức quan trọng để công dân tham gia quản lý nhà nước.
Thông qua khiếu nại, tố cáo, Nhà nước kiểm định được tính đúng đắn, phù
hợp và khả thi của chính sách, pháp luật do mình ban hành, đồng thời kiểm
tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân thông qua việc
đánh giá tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính,
qua đó giúp nhà nước hoàn thiện cơ chế quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng
thời nhằm khôi phục các quyền, lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức quyết
định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong cương lĩnh,
đường lối, chính sách của Đảng, được thể chế hóa trong hiến pháp và pháp
luật của Nhà nước và được đảm bảo bằng những thiết chế chính trị tương
ứng. Bảo đảm quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân là một nội dung
quan trọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam- Nhà nước của dân, do dân, và vì dân, “ Nhà nước tồn tại là vì
dân, phát triển được là nhờ có dân”
2.4 Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà
nước có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm các quyền của công dân
được Hiến pháp quy định.
Pháp chế trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành
chính nhà nước chỉ là một bộ phận của pháp chế nói chung mà hạt nhân cơ
bản của nó là việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo một cách đúng đắn
5
đầy đủ, hợp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật khiếu nại, tố cáo
một cách đúng đắn, đầy đủ, hợp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là những người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Việc cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo nghiêm chỉnh thực hiện có ý nghĩa quyết định đến
việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động này. Yêu cầu của
pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước và
những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
2.5 Khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo là phương tiện đảm bảo
pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã trở thành một quan điểm xuyên suốt được ghi nhận trong các văn
kiện của Đảng và chính thức được thể chế hóa trong Điều 2 Hiến pháp năm
1992 “ Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức xã hội chủ nghĩa”
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm đảm
bảo quyền dân chủ của nhân dân, khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền
lực nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật và mối quan hệ giữa
Nhà nước và công dân. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng
nhà nước pháp quyền là giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật,
xây dựng được phương thức tổ chức để đảm bảo cho pháp luật được thực
hiện một cách nghiêm chỉnh và thường xuyên, liên tục trong đời sống nhà
nước và đời sống xã hội. Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật
phải đáp ứng được yêu cầu: Nhà nước đặt ra pháp luật nhưng pháp luật phải
là căn cứ, cơ sở trong mọi hoạt động của nhà nước, pháp luật phải là công
cụ, phương tiện để hạn chế quyền lực nhà nước . Quyền lực nhà nước mà
không có pháp luật thì quyền lực đó vô nghĩa, nhưng quyền lực không bị
hạn chế bởi pháp luật thì quyền lực trở nên vô hạn và tất yếu là lạm quyền,
quyền lực trở thành bạo lực chính trị xã hội. Chính vì vậy, bên cạnh thể chế
hóa quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền, Điều 12 Hiến pháp năm
1992 đã khẳng định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không
ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ pháp luật mà trong đó đòi hỏi mọi
chủ thể của quan hệ pháp luật (trong đó có nhà nước) đều phải nghiên chỉnh
chấp hành pháp luật một cách thường xuyền, liên tục, mọi vi phạm pháp luật
6
đều phải được xử lý nghiêm minh. Như vậy, giữa việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
nói chung, pháp chế trong quản lý nhà nước, pháp chế trong giải quyết khiếu
nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước có mối liên hệ mật thiết,
gắn bó với nhau: muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền thì phải củng cố xây
dựng được một nền pháp chế vững mạnh, ngược lại, muốn pháp chế được
đảm bảo, duy trì liên tục thường xuyên thì phải xây dựng được nhà nước
pháp quyền theo đúng nghĩa của nó. Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền
thì phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ, phù hợp và đặc biệt pháp luật
phải ngự trị trong các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, tính tối cao của pháp
luật phải chi phối trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và trong điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Do vậy, việc tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại , tố cáo của các cơ quan hành
chính nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu
được trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động quản lý nhà nước, có vai
trò quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà
nước. Việc tuân thủ, chấp hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước
là tầm gương phản chiếu đời sống chính trị, xã hội, pháp luật. Chính vì vậy
trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo càng đòi hỏi các cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật khiếu
nại, tố cáo.
2.6 Giải quyết khiếu nại tố cáo có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn
thiện hoạt động quản lý nhà nước
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động của quản lý hành chính nhà nước.
Trong quản lý hành chính nhà nước, giữa hoạt động chấp hành và điều hành
và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo có quan hệ hữu cơ, gắn bó với
nhau. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà nước kiểm tra tính đúng
đắn, sự phù hợp và khả thi của chính sách, pháp luật và các quyết định quản
lý do mình ban hành. Sự phản ứng của xã hội qua tình hình khiếu nại, tố cáo
là một trong những “ thước đo” quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý nhà
nước đối với xã hội. Đây là một kênh thông tin quan trọng và tin cậy để Nhà
nước hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Nhà nước đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách, pháp luật về
cán bộ chính quyền cơ sở, quy chế dân chủ ở cơ sở. Mặt khác việc tăng
cường, củng cố pháp chế trong giải quyêt khiếu nại, tố cáo có tác động tích
cực trở lại đối với hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành
chính nhà nước.
7
Như vậy, giải quyết khiếu nại tố cáo có vai trò quan trọng trong quá trình
quản lý nhà nước: từ việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, đến việc tổ chức
thi hành và xử lý vi phạm pháp luật và quá trình ban hành và thực hiện các
quyết định quản lý của Nhà nước. Ngược lại nếu quản lý nhà nước ngày
càng hoàn thiện, hiệu lực, hiệu quả ngày càng được nâng cao sẽ hạn chế
khiếu nại, tố cáo, có ảnh hưởng tích cực đến tình hình khiếu nại , tố cáo và
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực tiễn cho thấy ở một địa phương do phát
sinh khiếu nại, tố cáo mà cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
không làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã dẫn đến ách tắc, trì trệ,
ảnh hưởng đến hoạt động thông suốt, liên tục của nền hành chính. Ví dụ, do
không làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo khi Nhà nước thu hồi đất,
giải phóng mặt bằng dẫn đến khiếu kiện đông người, cản trở hoạt động đầu
tư của doanh nghiệp, làm chậm ngưng trệ nhiều dự án đầu tư, ảnh hưởng đến
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội v.v…Xuất phát từ vai trò quan
trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho nên Chỉ thị số
36/2004/CT-TTg ngày 27/10/2004 về việc chấn chỉnh và tăng cường trách
nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo, Thủ tướng chính phủ đã nhấn mạnh: “ Đặc biệt coi
trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, co công tác này là nhiệm vụ
chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải gắn công tác này với công tác quản
lý hành chính nhà nước, coi kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo là một tiêu
chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả công tác của Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị và những cán bộ công chức có trách nhiệm”.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc cải cách nền hành chính nhà
nước trên các mặt : thể chế, tổ chức, bộ máy, đổi mới, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công với mục tiêu xây dựng
một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện
đại, hoạt động có hiệu lực hiệu quả. Để thực hiện được mục tiêu trên thì một
trong những giải pháp quan trọng cần phải thực hiện là tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ
quan hành chính nhà nước để đảm bảo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước. Mặt khác, ngày nay với xu hướng chuyển đổi của nền hành
chính từ hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ- “ công dân là
khách hàng” của nền hành chính thì càng đòi hỏi việc tuân thủ chấp hành
pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính
nhà nước nói riêng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
8
Kết luận
Như vậy, qua những phân tích của bài viết, ta có thể thấy rõ vai trò quan
trọng của hoạt động khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với
việc đảm bảo pháp chế trong hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên, thực
trạng về hoạt động khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo vẫn còn
mắc nhiều hạn chế. Hi vọng, với việc thực hiện những giải pháp tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động khiếu nại, tố cáo của các cơ quan
hành chính, hoạt động khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo sẽ
mang lại hiệu quả cao hơn, thực hiện hiệu quả vai trò của mình với việc đảm
bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng và nâng cao hiệu
quả hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung
9
Mục lục
Trang
A. Lời mở đầu
1
B. Nội dung
1. Khái quát
1.1. Thế nào khiếu nại tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo ?
1.2. Khái niệm về đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính
nhà nước
2. Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối
với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
C. Kết luận
2
3
4
9
10
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb
Công An nhân dân, Hà Nội 2007
11