Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện quỳ châu tỉnh nghệ an giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.96 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------  --------

NGÔ THỊ LÂM

Tên đề tài :
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN THÁNG 04 NĂM 2013

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa

: Tài nguyên và Môi trường

Khoá học

: 2009 - 2013

Thái Nguyên - 2013


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------  --------



NGÔ THỊ LÂM

Tên đề tài :
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN THÁNG 04 NĂM 2013

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Tài nguyên và Môi trường

Lớp

: 41A - Quản lý đất đai

Khoá học

: 2009 - 2013

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Quý Ly


Thái Nguyên - 2013


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng của mỗi sinh viên trong quá trình
học tập. Qua đó giúp cho mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trong nhà
trường và ứng dụng trong thực tế, đồng thới nâng cao trình độ chuyên môn năng lực
công tác có thể vững vàng khi ra trường.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Tài
Nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2013".
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu, ban chủ
nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy cho em
trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt là thầy giáo Th.S Nguyễn Quý Ly, thầy đã
trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất huyện Quỳ Châu đã nhiệt tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ em làm quen
với thực tế và hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã giúp đỡ
em trong quá trình nghiên cứu khóa luận.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cô và bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quỳ Châu, Ngày...... tháng...... năm 2013
Sinh viên

Ngô Thị Lâm



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Quỳ Châu năm 2012.................................28
Bảng 4.3: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính.........................................38
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quỳ Châu năm 2012....................42
Bảng 4.5:Kết quả cấp GCNQSD đất đối với đất nông nghiệp
giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2013.........................................48
Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSD đất lâm nghiệp huyện Quỳ Châu
giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2013........................................50
Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSD đất ở đô thị huyện Quỳ Châu
từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2013........................................................53
Bảng 4.8: Tổng hợp các trường hợp chưa được cấp GCNQSD đất
ở đô thị trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2013..................54
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả cấp GCNQSD đất ở nông thôn
giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2013.........................................55
Bảng 4.10: Kết quả cấp GCNQSD đất nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình,cá
nhân của TT Tân Lạc theo năm trong giai đoạn 2010/4/2013.................57
Bảng 4.11:Tình hình cấp được và chưa cấp được GCNQSD đất cho các tổ chức
của huyện Quỳ Châu...............................................................................58
Bảng 4.12 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các tổ chức của huyện Quỳ Châu............................................................60
Bảng 4.13:Tổng hợp kết quả cấp GCNQSD đất của huyện Quỳ Châu giai đoạn
tứ năm 2010/4/2013................................................................................62


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của huyện.......................................................29
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất huyện Quỳ Châu năm 2012...................44



DANH MỤC ÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐĐC

Bản đồ địa chính

CNH- HĐH
CN-XD
CP
CT-TTg
DV- DL
ĐKĐĐ
ĐVHC
GCNQSD
HĐND

NĐ- CP
N-L-N
Nxb
QĐ- UB
TN&MT
TT- BTNMT
TT- TCĐC
UBND
V/V
VN-2000
VPĐK


Công nghiệp hóa hiện đại hóa
Công nghiệp xây dựng
Chính Phủ
Chỉ thị của thủ tướng
Dịch vụ - du lịch
Đăng ký đất đai
Đơn vị hành chính
Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Hội đồng nhân dân
Nghị định
Nghị định chính phủ
Nông - lâm - Nghiệp
Nhà xuất bản
Quyết định ủy ban
Tài nguyên và Môi trường
Thông tư - Bộ tài nguyên và môi trường
Thông tư - Tổng cục địa chính
Ủy ban nhân dân
Về việc
Hệ quy chiếu VN-200
Văn phòng đăng ký


MỤC LỤC
Trang
PHẦN

1
MỞ ĐẦU..................................................................................................1


1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài.....................................................................................3
1.4. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................3
1.4.1. Trong học tập và trong nghiên cứu khoa học.........................................3
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn............................................................................3
PHẦN

2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.............................................................................4
2.1.1. Khái niệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Nghị định
181/2004/NĐ-CP). ...............................................................................4
2.1.2. Vai trò của công tác đăng ký cấp GCNQSD đất.....................................4
2.1.3. Sơ lược về hồ sơ địa chính và công tác Cấp GCNQSD đất....................5
2.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất........6
2.2.1. Những căn cứ pháp lý để cấp GCNQSD đất..........................................6
2.2.2. Căn cứ để cấp GCNQSD đất..................................................................9
2.2.3. Trình tự, thủ thục hành chính cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn...................................13
2.2.4. Quy trình đăng ký và cấp GCNQSD đất..............................................14
2.3. Tình hình cấp GCNQSD đất trên cả nước...............................................17
2.3.1. Kết quả công tác cấp GCNQSD đất trước khi có Luật Đất đai 2003 . .17
2.3.2. Kết quả triển khai công tác cấp GCNQSD đất trong cả nước Luật Đất
đai 2003..............................................................................................17
2.3.3 Tình hình cấp GCNQSD đất tại tỉnh Nghệ An......................................18
2.3.4. Tình hình cấp GCNQSD đất Huyện quỳ Châu ....................................19



PHẦN

3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........20

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành..............................................................20
3.3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................20
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu - tỉnh
Nghệ An..............................................................................................20
3.3.2. Sơ lược về công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện Quỳ Châu. 20
3.3.3. Đánh giá thực trạng công tác cấp GCNQSD đất tại huyện Quỳ Châu
giai đoạn 2010 – 4/2013.....................................................................20
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục..............21
3.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................21
3.4.1. Nghiên cứu các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật về công tác cấp
GCNQSD đất......................................................................................21
3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thực tế, nghiên cứu các tài liệu
có liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ.........................................21
3.4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp sồ liệu, tài liệu thu thập được......21
PHẦN

4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................22

4.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện Quỳ Châu - tỉnh
Nghệ An..............................................................................................22
4.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................22

4.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất..................................................................22
4.1.3. Đặc điểm khí hậu..................................................................................23
4.1.4. Đặc điểm thủy văn................................................................................23
4.1.5. Tài nguyên đất......................................................................................24
4.1.6. Tài nguyên nước...................................................................................25


4.1.7. Tài nguyên rừng...................................................................................25
4.1.8. Tài nguyên khoáng sản.........................................................................25
4.1.9. Tài nguyên nhân văn............................................................................26
4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................27
4.2.1. Đặc điểm dân số và lao động................................................................27
4.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội...................................................28
4.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật..........................................................................31
4.2.4. Cơ sở hạ tầng xã hội.............................................................................32
4.2.5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội.......................................34
4.3.Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An.....35
4.3.1. Bộ máy quản lý đất đai ở huyện Quỳ châu...........................................35
4.3.2. Tình hình quản lý đất đai......................................................................36
4.3.3. Hiện trạng sử dụng đất.........................................................................41
4.3.4. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của huyện Quỳ Châu tỉnh
Nghệ An..............................................................................................44
4.4. Thực trạng công tác cấp GCNQSD đất huyện Quỳ Châu giai đoạn từ năm
2010 đến tháng 4 năm 2013................................................................46
4.4.1. Thực trạng công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với
từng loại đất giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2013...............46
4.4.2. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân của huyện
Quỳ Châu giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2013...................62
4.5. Đánh giá chung về công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Quỳ
Châu giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2013...........................63

4.5.1. Thuận lợi..............................................................................................63
4.5.2. Khó khăn..............................................................................................64
4.5.3. Đề xuất giải pháp..................................................................................65
PHẦN

5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................66

5.1. Kết luận...................................................................................................66


5.2. Đề nghị....................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................68


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con người và mỗi quốc gia.
Từ xưa đến nay cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người đất đai ngày
càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình, đất đai là tài nguyên gốc là điểm
xuất phát cho mọi sự phát triển. Nó không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt, mà còn là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Quản lý đất đai là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược của Đảng và
Nhà nước ta, là mục tiêu của mỗi quốc gia nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai của
chế độ mình, đảm bảo sở hữu đất đai có hiệu quả và công bằng xã hội.
Cấp GCNQSD đất là một trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất

đai theo luật đất đai đã quy định. Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để sử dụng ổn định lâu dài. Cấp
GCNQSD đất là nhằm xác lập, đảm bảo quyền sử dụng đất, đầu tư, sử dụng đất hợp
lý, tiết kiệm có hiệu quả, đồng thời còn là cơ sở để cho các chủ sử dụng đất thực
hiện các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế
chấp, bảo lãnh…, thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà nước
nắm chắc được tài nguyên đất làm cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ về đất
đai. Công tác cấp GCNQSD đất là quan trọng vì nó là chứng thư pháp lý cao nhất,
xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước với người sử dụng đất. Để chủ sử
dụng đất yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư vào khai thác tiềm năng một cách có
hiệu quả và chấp hành tốt Luật Đất đai. Đồng thời nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn
tài nguyên đất đai đến từng chủ sử dụng đất từ đó lập phương án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.
Trong những năm gần đây kinh tế phát triển đặc biệt sự phát triển của thị
trường nhà đất thì đổi mới về chính sách đất đai để phù hợp với sự phát triển của đất
nước là rất cần thiết.


2
Vì vậy, để đảm bảo vấn đề giao dịch có đủ căn cứ pháp lý, nhà nước rất quan
tâm tới việc triển khai công tác cấp GCNQSD đất cho người sử dụng đất.
Quỳ Châu là huyện miền núi vùng cao khó khăn của tỉnh Nghệ An, dọc theo
quốc lộ 48, huyện Quỳ Châu nằm cách thành phố Vinh 130km về phía Tây Bắc của
Tỉnh Nghệ An. Là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Huyện được thành lập
ngày 19/3/1963. Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và quá
trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng thì vấn đề đất đai ở huyện trở nên nóng bỏng.
Khi mà nhu cầu sử dụng đất của con người tăng cao, đất đai trở nên có giá trị, đây
là nguyên nhân chủ yếu gây biến động đất đai tăng lên và ngày càng phức tạp, đặc
biệt hiện nay còn có rất nhiều chủ sử dụng đất đai chưa được cấp GCNQSD đất.
Vậy nên muốn quản lý và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và hợp lý thì đòi

hỏi phải nắm chắc quỹ đất đai của địa phương nên công tác cấp GCNQSD đất cần
phải được quan tâm hơn nữa.
Xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu cần thiết của công tác cấp
GCNQSD đất, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi
Trường – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, và sự hướng dẫn của thầy giáo
Th.S Nguyễn Quý Ly, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác cấp
giấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Quỳ Châu – Tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2010 đến tháng 04 năm 2013”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá công tác cấp GNCQSD đất trên địa bàn huyện Quỳ Châu tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2010 đến tháng 4 năm 2013.
- Xác định những thuận lợi và những tồn tại, hạn chế của công tác cấp
GCNQD đất của huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 đến tháng 4
năm 2013.
- Đề xuất những giải pháp góp phần làm tăng tiến độ công tác cấp GCNQSD
đất đảm bảo các quyền của người sử dụng đất, cũng như công tác quản lý đất đai
trên địa bàn huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An.


3
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Cần nắm vững những quy định của pháp luật về cấp GCNQSD đất theo
Luật Đất đai 2003, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của trung
ương và địa phương.
- Các số liệu thu được phải chính xác, đánh giá trung thực, khách quan.
- Chỉ ra những hạn chế, tồn tại từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để
nâng cao hiểu quả công tác cấp GCNQSD đất.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Trong học tập và trong nghiên cứu khoa học
- Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã học được trong nhà trường cho bản thân,

thấy được thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất trong thực tế.
- Nắm vững những quy định của Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật
về đất đai của trung ương và địa phương về cấp GCNQSD đất.
- Giúp cho sinh viên nắm vững hơn về chuyên môn, nghiệp vụ về đăng ký
đất đai và cấp GCNQSD đất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
Từ việc đánh giá phân tích những thuận lợi và khó khăn của công tác cấp
GCNQSD đất đề xuất những giái pháp thích hợp với thực tế của địa phương góp
phần thúc đẩy nhanh công tác quản lý nhà nước về đất đai.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Nghị định
181/2004/NĐ-CP).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý quan trọng xác
định mối quan hệ giữa nhà nước – chủ thể sở hữu toàn dân về đất đai và người sử
dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) được nhà nước giao quyền sử dụng đất
thông qua giao đất, cho thuê đất.
2.1.2. Vai trò của công tác đăng ký cấp GCNQSD đất
2.1.2.1. Đối với người sử dụng đất
- GCNQSD đất là gấy tờ thể hiển mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và
người sử dụng đất.
- GCNQSD đất là điều kiện để tham gia vào thị trường bất động sản.
- GCNQSD đất là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền lợi
ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất.
2.1.2.2. Đối với Nhà nước
Khoản 20 điều 4 Luật đất đai 2003 quy định:

“GCNQSD đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
giấy cho người sử dụng đất”.
Như vậy, GCNQS đất là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất đai
hợp pháp của người sử dụng đất. Đây là một trong những quyền quan trọng được
người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Thông qua cấp GCNQSD đất Nhà nước xác
lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai với các tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân được nhà nước giao đất sử dụng. Công tác cấp
GCNQSD đất giúp Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai.
Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện phân phối lại đất
theo quy định, kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực hiện việc giao đất cho


5
thuê, chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất. Vì vậy, cấp GCNQSD đất là một
trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
2.1.3. Sơ lược về hồ sơ địa chính và công tác Cấp GCNQSD đất
Theo luật đất đai 2003 khái niệm hồ sơ địa chính như sau:
Hồ sơ địa chính bao gồm hệ thống tài liêu, bản đồ, sổ sách…..chứa đựng
những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai
được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính đăng ký ban đầu và đăng
ký biến động đất đai, cấp GCNQSD đất.
Hồ sơ địa chính được thiết lập thành 01 bản gốc và 02 bản sao từ bản gốc.
VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập,
chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính gốc và sao gửi VPĐK quyền sử dụng đất thuộc
phòng Tài Nguyên và Môi trường, UBND xã, phường, thị trấn để thực hiện nhiệm
vụ quản lý đất đai của địa phương.
VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách
nhiệm gửi trích sao hồ sơ địa chính đã chỉnh lý biến động về sử dụng đất cho VPĐK
quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài Nguyên và Môi trường và UBND xã, phường,
thị trấn. VPĐK quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài Nguyên và Môi trường, cán bộ

địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính phù
hợp với địa chính gốc.
Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị cấp xã, phường. Các tài liệu cơ bản
của hồ sơ địa chính làm cơ sở khoa học và pháp chế để Nhà nước quản lý chặt
chẽ, thường xuyên đối với đất đai, bao gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục
kê, sổ cấp GCNQSD đất, sổ theo dõi biến động đất đai, ngoài ra còn có các biểu
mẫu khác.
Theo khoản 1,2 Điều 47 Luật Đất đai 2003 quy định:
Hồ sơ địa chính gồm:
- Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yểu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền xác nhận.


6
- Sổ địa chính: là sổ được lập cho đơn vị xã, phường,thị trấn để ghi các thửa
đất và các thông tin trên thửa đất đó
- Sổ theo dõi biến động đất đai: là sổ được lập để theo dõi các trường hợp có
thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử
dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
Nội dung hồ sơ địa chính gồm các thông tin về thửa đất:
- Số hiệu kích thước, hình thể, diện tích, vị trí.
- Người sử dụng thửa đất.
- Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất.
- Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã được thực
hiện và chưa được thực hiện.
GCNQSD đất, quyền và những hạn chế và quyền của người sử dụng đất.
- Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan.
2.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.2.1. Những căn cứ pháp lý để cấp GCNQSD đất

Với mục tiêu quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất đai, Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật nhằm quản lý toàn diện đối với từng thửa đất, từng chủ sử
dụng đất, đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất được đặc biệt chú trọng trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai.
Đứng trước yêu cầu đổi mới của đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều
văn bản mang tính chiến lược trong việc sử dụng đất đai nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế như việc thực hiện chủ trương khoán ruộng đất theo chỉ thị 100/CTTW tiếp đến là khoán ruộng đất ổn định lâu dài theo nghi quyết 10/NQ- TW của bộ
chính trị, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để
nhà nước ban hành nhiều văn bản quy phạm làm cơ sở cho công tác quản lý đất đai
toàn diện hơn như:


7
- Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của chính phủ quy định về việc giao
đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục đích
sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của chính phủ và việc giao đất lâm
nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp.
- Nghị định sồ 06/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về việc đăng ký đất
đai cấp GCN sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị.
- Quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho các hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định đất lâu dài.
- Nghị đinh 163/1999/NĐ- CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ
chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài.
- Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11/01/2000 của chính phủ quy định về
điều kiện được cấp xét và không được cấp GCNQSD đất.
- Chỉ thị 05/2004/CT- TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003.

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/02/2004 của chính phủ về hướng
dẫn thi hành luật đất đai 2003.
- Nghị định số 182/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về hướng dẫn lập, chỉnh lí và quản lí hồ sơ.
- Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc CGCNQSD đất, thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự
thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
về đất đai.
- Nghị định số 88/2009/NĐ- CP ngầy 19/10/2009 quy định về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.


8
- Để đạt được hiểu quả toàn diện hơn nữa trong quản lý đất đai đến từng thửa
đất và từng chủ sử dụng đất thì một yếu tố không thể thiếu được là công tác đăng ký
đất đai và cấp GCNQSD đất. Đảng và Nhà nước ta đã có quan tâm, chỉ đạo đúng
đắn về công tác trên thể hiện ở các văn bản:
- Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/01/1995 của tổng cục địa chính quy
định mẫu mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCNQSD đất, theo dõi biến động đất đai.
- Thông tư 364/1998/TT- TCĐC ngày 16/03/1998 của tổng cục địa chính
hướng dẫn về thủ tục đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất.
- Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 29/03/1999 của thủ tướng chính phủ về
một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện cấp GCNQSD đất nông nghiệp, lâm
nghiệp ở nông thôn năm 2000.
- Công văn số 776/NĐ-CP ngày 28/07/1999 của chính phủ về việc cấp
GCNQSD đất và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị.
- Thông tư số/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2011 của tổng cục Địa chính
hướng dẫn các thủ tục ĐKĐĐ, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất.

- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn lập hồ sơ địa chính.
- Quyết định sồ 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài Nguyên
và Môi trường về việc ban hành quy định cấp GCNQSD đất.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường v/v hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên Môi
trường quy định về cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu n/hà ở và tài sản khác gắn liền
với đất.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương quy hoạch
các khu dân cư đô thị tập trung các khu dân cư nông thôn, thực hiện nhiệm vụ công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An đã ra các văn bản hướng dẫn thực hiện các
văn bản của tỉnh mình.


9
- Quyết định số 84/2004/QĐ-UB ngày 19/08/2004 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán
bộ,công chức,viên chức.
- Quyết định số 146/2007/QĐ-UBND ngày 28/12/2007 của UBND tỉnh
Nghệ An về việc ban hành quy định cấp GCNQSD đất ở, vườn, ao trong cùng thửa
đất với đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Quyết định số 96/2007/QĐ-UBND ngày 22/08/2007 về việc quy định đối
tượng nộp, đối tượng được miễn, mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí địa chính, phí
thẩm định cấp GCNQSD đất, phí khai thác và sự dụng tài liệu đất đai.
- Quyết định số 62/2010 QĐ-UBND ngày 19/08/2010 về việc quy định đối
tượng nộp, đối tượng miễn, mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận và
thẩm định, cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đây là những văn bản chủ yếu của cơ quan Nhà nước ban hành quy định và

hướng dẫn vế công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hệ thống văn bản
đã ban hành và điều chỉnh kịp thời, thể hiện tính tập trung và thống nhất từ trung
ương tới cơ sở. Đó là những căn cứ pháp lý quan trọng để các địa phương triển khai
công tác cấp GCNQSD đất đạt kết quả tốt hơn.
2.2.2. Căn cứ để cấp GCNQSD đất
2.2.2.1. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, và các trường hợp được cấp GCNQSD đất
- Mục đích:
Việc cấp GCNQSD đất là xác nhận mối quan hệ giữa người sử dụng đất với
quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, công tác này rất quan trọng, nó làm tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời đề cao trách nhiệm của người sử
dụng đất và việc xét duyệt, cấp GCNQSD đất góp phần ổn định xã hội.
Việc cấp GCNQSD đất cho người sử dụng còn có mục đích để cho Nhà nước
thực hiện chức năng của mình thông qua việc cấp giấy cũng để:
- Nhà nước nắm rõ tình hình đất đai
- Kiểm soát được tình hình biến động đất đai
- Khắc phục được tình trạng tranh chấp,lấn chiếm đất đai


10
- Là cơ sở giải quyết các vụ tranh chấp
- Đưa ra các biện pháp, kế hoạch nhằm sử dụng đất có hiệu quả hơn
Đối với nhân dân: cấp GCNQSD đất ở và quyền sở hữu nhà là chứng thư
pháp lý nhằm tạo điều kiện để các chủ sử dụng thực hiện 5 quyền (chuyển nhượng,
chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp) và nghĩa vụ của mình.
- Yêu cầu
- Chấp hành đầy đủ chính sách đất đai của Nhà nước theo quy trình, quy
phạm hiện hành của bộ Tài Nguyên và Môi trường.
- Thực hiện đấy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết trong quá trình đăng ký đảm
bảo sự đầy đủ chính xác theo đúng hiện trạng được giao.
- Đối tượng

Mọi tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tề, chính trị - xã
hội, hộ gia đình, cá nhân, (kể cả trong nước và nước ngoài) đều được Nhà nước giao
đất ổn định lâu dài hoặc thuê đất của Nhà nước (gọi là người sử dụng đất) đều được
đăng ký và cấp GCNQSD đất. Tất cả đều phải đăng ký đất đai tại UBND xã,
phường, thị trấn nơi mình có đất.
GCNQSD đất được cấp theo tên tổ chức khi người đại diện tổ chức đó đi kê
khai đăng ký đất đai theo Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Còn đối với hộ gia
đình, cá nhân thì cấp cho chủ sử dụng đất.
- Điều kiện cấp GCNQSD đất:
Điều 49 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
Điều 49: Những trường hợp được cấp GCNQSD đất.
Nhà nước cấp GCNQSD đất cho những trường hợp sau đây:
1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến trước
ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCNQSD đất.
3. Người đang sử dụng đất theo quy định tại điều 50 của Luật này mà chưa
được cấp GCNQSD đất.


11
4. Người được chuyển đồi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng
cho, người nhận quyền sử đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất để thu hồi nợ, tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành ô
góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân,
quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh
chấp đất đất đai của cơ quan Nhà nước đó được thi hành.
6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
7. Người sử dụng đất theo quy định tại điều 90, 91, 92 của Luật này.

8. Người mua nhà gắn liền với đất.
9. Người được Nhà nước hóa giá nhà gắn liền với đất ở.
2.2.2.2. Thẩm quyền xét duyệt và cấp GCNQSD đất
Điều 52 luật đất đai 2003 quy định thẩm quyền cấp GCNQSD đất như sau[1]:
1. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp GCNQSD đất cho tổ
chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, trừ trường hợp quy định tải khoản 2 điều này.
2. UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSD đất cho cá
nhân, hộ gia đình, cộng đòng dân cư, người Việt Nam định cư tại nước ngoài mua
nhà gắn liền với quyền sự đất ở.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất được ủy quyền cho cơ quan
quản lý đất đai cùng cấp.
4. Chính phủ quy định điều kiện được ủy quyền cấp GCNQSD đất.
2.2.2.3. Nguyên tắc cấp GCNQSD đất
Được quy định tại điều 48 Luật đất đai 2003 quy định như sau:
1. GCNQSD đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất
trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền trên đất thì đất đó được ghi trên GCNQSD
đất, chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp
luật về bất động sản.
2. GCNQSD đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.


12
3. GCNQSD đất được cấp theo từng thửa đất.
Trường hợp thửa đất là tài sản chung của vợ và chồng thì GCNQSD đất phải
ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Trường hợp có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì GCNQSD
đất được cấp cho từng cá nhân, từng gia đình, từng tổ chức đồng sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền chung sử dụng của cộng đồng dân cư thì

GCNQSD đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp
của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì
GCNQSD cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của cơ
sở tôn giáo đó.
Chính phủ quy định cụ thể việc cấp GCNQSD đất quyền sử dụng đất đối với
nhà chung cư, nhà tập thể.
4. Trường hợp người sử dụng đất được cấp GCNQSSD đất, quyền sở hữu nhà
ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì không phải thay đổi giấy chứng nhận đó sang
GCNQSD đất theo quy định của Luật này. Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người
nhận quyền sử dụng đất được CGCNQSD đất theo quy định của Luật 2003 này.
Theo điều 3 Nghị định 88, nguyên tắc cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu đất
đai, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được
cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản
khác gắn liền với đất theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử
dụng nhiều thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp 1 giấy
chứng nhận chung cho các thửa đất đó.
- Thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất thì giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, từng chủ
sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất được cấp cho người đề nghị cấp sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài


13
chính liên quan tới cấp Giấy chứng nhận, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được
miễn hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật, trường hợp Nhà nước cho thuê
đất thì Giấy chứng nhận được cấp sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đòng thuê

đất và thực hiện nghĩa vụ tái chính theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Trình tự, thủ thục hành chính cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn
Điều 135 nghị định 181/2004 quy định [11]:
Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất bộ hồ sơ
gồm có:
- Đơn vị cấp GCNQSD đất.
- Một trong các loại giấy tờ (nếu có) về quyến sử dụng đất quy định tại
khoản 1,2,5 Điều 50 của Luật đất đai.
- Văn bản ủy quyền xin cấp GCNQSD đất (nếu có).
Việc cấp GCNQSD đất được quy định như sau:
- UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin
cấp GCNQSD đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất trường hợp
người sử dụng đất không có giấy tờ sử dụng quy định tại khoản 1,2,5 điều 50 Luật
đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng
tranh chấp đất đai đối với thửa đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đó đã xét
duyệt, công bố, công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều
kiện cấp GCNQSD đất tại trụ sở UBND xã, phường,thị trấn trong 15 ngày, xem xét
các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp cấp GCNQSD đất, gửi hồ sơ tới văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ xác
nhận vào đơn xin cấp GCNQSD đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSD
đất thì làm trích lục bản đồ hoặc trích sao đối với trường hợp chưa có bản đồ địa
chính, trích sao bản đồ địa chính, gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác nhận
nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, gửi hồ sơ những trường hợp không
đủ điều kiện cấp GCNQSD đất kèm theo trích lục( trích sao) bản đồ địa chính đến
Phòng Tài nguyên và Môi trường.


14

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình
UBND cùng cấp quyết định cấp GCNQSD đất, ký hợp đồng thuê đất đối với trường
hợp được nhà nước cho thuê đất.
- Thời gian thực hiện công việc quy định tại các điểm a,b, và c khoản này
không quá 55 ngày làm việc không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa
vụ tài chính, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới
ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất.
- Đối với trường hợp cấp GCNQSD đất cho trang trại thì trước khi cấp
GCNQSD đất theo quy định trên thì phải thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất
theo quy định tại điều 50 của Nghị định này.
2.2.4. Quy trình đăng ký và cấp GCNQSD đất
Theo thông tư 1990/2001 của Tổng cục Địa chính quy định quy trình đăng
ký cấp GCNQSD đất bao gồm 4 bước như sau[11]:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Thành lập hội đồng đăng ký đất xã, phường, thị trấn. Hội đồng đăng ký đất là
tổ chức tư vấn cho UBND xã, phường, thị trấn trong việc xét đơn đăng ký các
quyền sử dụng đất tại cấp xã. Thành phần gồm 5 - 7 thành viên, bao gồm các thành
viên bắt buộc như sau:
- Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn làm chủ tịch hội đồng.
- Cán bộ phụ trách tư pháp - phó chủ tịch hội đồng.
- Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn – thư ký hội đồng.
- Chủ tịch UBND - Ủy viên hội đồng.
- Trưởng thôn,ấp, bản, tổ trưởng tổ dân phố - ỦY viên hộ đồng.
Bước 2: Kiểm tra tài liệu
Trước khi kiểm tra phải đánh giá các loại tài liệu đất đai hiện có tại địa
phương để lựa chọn các loại tài liệu có thể sửa để chỉnh lý sai sót hoặc biến động
cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất đáp ứng được các yêu cầu đăng ký. Các loại
tài liệu cần kiểm tra đánh giá yêu cầu bao gồm:



15
Đối với bản đồ mới đo đạc cần kiểm tra hình thể, diện tích các thửa đất, có ý
kiến phản ánh, khiếu nại của cán bộ và nhân dân địa phương. Ngoài ra cần rà soát
lại tên chủ sử dụng đất, loại đất và ký hiệu loại đất thể hiện theo tổng cục Địa chính.
Nếu không có nguồn gốc tài liệu đất đai nào thì tuy theo điều kiện của thể
của địa phương có thể tố chức đo đạc đơn giản, để dể tính diện tích và vẽ sơ đồ vị
trí phục vụ cho việc đăng ký đất đai, hướng đẫn cho chủ sử dụng tự đo đạc xác định
diện tích và kê khai đăng ký theo chỉ thị 18/1999/CT-TTg.
Bước 3: Tổ chức kê khai đăng ký đất đai
* Đối tượng phạm vi áp dụng
- Hộ gia đình, cá nhân: Toàn bộ diện tích sử dụng vào tất cả các mục đích.
- Các tổ chức đang sử dụng đất nhưng chưa kê khai đăng ký và cấp
GCNQSD đất.
* Hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.
Hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất do người sử dụng đất lập
1. Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất (theo mẫu ban hành)
2. Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất do UBND cấp xã chứng nhận
3. Biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất sử dụng
4. Văn bản ủy quyền kê khai đăng ký quyền sử dụng đất (nếu có).
* Trình tự thực hiện:
5. Người sử đất có trách nhiệm nộp hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất
tại UBND xã nơi có đất.
6. UBND xã có trách nhiệm thẩm tra và xác nhận vào đơn xin đăng ký quyền
sử dụng đất có các nội dung như sau:
- Hiện trạng sử dụng đất: Tên người sử dụng đất, diện tích, vị trí, loại đất và
ranh giới thửa đất.
- Nguồn gốc sử dụng đất
- Tình trạng chấp, khiếu nại về đất
- Quy hoạch sử dụng đất



×