Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG tác kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN PHẢI TRẢ KHÁC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH vận tải – THỰC PHẨM HOÀNG VINH và một số ý KIẾN đề XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.15 KB, 38 trang )

Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 2
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH.............4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...................................................................................4
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty....................................................................................5
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty................................................................................6
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH....8
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán .............................................................................................................. 8
1.4.2. Hình thức và phương pháp kế toán.............................................................................................. 9
1.4.3. Các chế độ chính sách kế toán áp dụng.....................................................................................11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ KHÁC
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH VÀ MỘT SỐ
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT................................................................................................................................. 12
2.1. Đặc điểm về lao động, tiền lương tại công ty................................................................................12
2.1.1. Đặc điểm về lao động tại công ty................................................................................................12
2.1.2. Các hình thức trả lương và cách tính lương tại công ty..............................................................12
2.1.3. Các khoản phải trả khác cho người lao động tại công ty............................................................15
2.2 Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng........................................................................................ 17
2.2.1. Chứng từ sử dụng...................................................................................................................... 17
2.2.2. Tài khoản sử dụng...................................................................................................................... 17
2.3. Kế toán hạch toán, tổng hợp tiền lương và các khoản phải trả khác cho người lao động tại công
ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH................................................................................19
2.3.1. Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản phải trả khác cho người lao động tại công ty TNHH
VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH.............................................................................................. 19
2.3.2. Kế toán tổng hợp tiền lương các khoản phải trả khác cho người lao động tại công ty TNHH
VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH..............................................................................................20
2.4. Nhận xét, đánh giá và một số ý kiến đề xuất................................................................................34


KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 36
DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 37

1


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao
các yếu tố cơ bản( lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động).Trong đó
lao động với tư cách hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư
liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật
phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để đảm bảo tiến hành liên
tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động,
nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao
lao động. Trong nền kinh tế thị trường, thù lao lao động được biểu hiện bằng
thước đo giá trị gọi là tiền lương.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của phần thù lao lao động mà doanh
nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng
công việc của họ đã cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương chính là một phần
chi phí nhân công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.
Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội chú ý đến bởi ý nghĩa kinh tế và xã
hội to lớn của nó. Tiền lương là một vấn đề rất quan trọng, nó góp phần quyết
định sự thất bại hay thành công của từng doanh nghiệp. Một chính sách tiền
lương hợp lý là cơ sở, đòn bẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Về bản chất, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyền khích tinh thần
hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết
quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy

năng xuất lao động.
Đối với các doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu
tố cấu thành nên già trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất và cung
cấp. Không ngừng nâng cao tiền lương thực tế của người lao động, cải thiện và
nâng cao mức sống của người lao động là vấn đề đang được các doanh nghiệp
quan tâm, bởi vì đó chính một động lực quan trọng để nâng cao năng suất lao

2


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

động. Các doanh nghiệp cần phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm
chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm.
Đối với người lao động tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó
là nguồn thu nhập không chỉ đảm bảo cuộc sống cá nhân mà cả gia đình của họ.
Tiền lương là một động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động nếu họ được trả
lương xứng đáng với sức lao động mà họ đã đóng góp nhưng cũng có thể làm
giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất bị chậm lại, không đạt
hiệu quả nếu tiền lương mà họ nhận được thấp hơn sức lao động mà họ đã bỏ ra.
Trong nền kinh tế thị trường đầy năng động và cạnh tranh gay gắt, sẽ chỉ có
chỗ đứng cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, biết tiết kiệm chi phí,
biết giải quyết hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM
HOÀNG VINH với sự quan tâm giúp đỡ của ban giám đốc, các cô chú, anh chị
phòng kế toán và các phòng ban liên quan, cùng với sự cố gắng của bản thân em
đã tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC
PHẨM HOÀNG VINH. Em nhận thấy khâu “Kế toán tiền lương và các khoản
phải trả khác cho người lao động “là một khâu cần quan tâm.

Vì những lý do ở trên em chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản phải
trả khác cho người lao động” tại công ty TNHH VẬN TẢI –THỰC PHẨM
HOÀNG VINH làm đề án thực tập của mình.
KẾT CẤU ĐỀ ÁN GỒM 2 PHẦN CƠ BẢN:
PHẦN 1: Khái quát chung về công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM
HOÀNG VINH.
PHẦN 2: Thực trạng công tác kế toán “Kế toán tiền lương và các khoản phải
trả khác cho người lao động” tại công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM
HOÀNG VINH và một số ý kiến đề xuất.

3


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI – THỰC
PHẨM HOÀNG VINH
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước, đường lối của Đảng về
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, góp phần xây dựng và phát triển
ngành vận tải hành khách, chế biến thực phẩm nói riêng và ngành công
nghiệp nói chung của đất nước, đưa nền kinh tế của đất nước lên một tầm cao
mới: hàng loạt các công ty, xí nghiệp vận tải hành khách ra đời.Công ty
TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH cũng ra đời trong hoàn
cảnh ấy.
Công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH ra đời góp
phần đẩy nhanh tốc độ phát triển, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp
phần phát triển nền kinh tế đất nước.

Công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH được thành
lập T10/2009 có trụ sở đặt tại Thôn Gạo Nam, Xã Hồ Tùng Mậu, Huyện Ân
Thi, Tỉnh Hưng Yên. Công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG
VINH là một công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản
ở ngân hàng.
 Sơ lược về công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG
VINH.
Tên đầy đủ:
HOÀNG VINH.
Tên tiếng anh:
Mã số thuế:
Người đại diện:
Trụ sở:
Địa chỉ email:
Điện thoại:
Vốn diều lệ:

Công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM
Hoang Vinh company.
0900882266
Nguyễn Công Tỵ
Thôn Gạo Nam, Hồ Tùng Mậu, Ân Thi, Hưng Yên.

0321 3832288
2.200.000.000

Các ngành nghề sản xuất kinh doanh:

4



Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

+
+
+
+
+
+
+
+

Dịch vụ lữ hành trong nước.
Dịch vụ cho thuê xe ô tô và ô tô tự lái.
Sửa chữa ôtô xe máy.
Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng.
Mua bán, trao đổi loại xe ôtô dưới 12 chỗ ngồi.
Mua bán, trao đổi loại xe ôtô trên 12 chỗ ngồi.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.
Vận chuyển hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định nội tỉnh và liên

tỉnh.
+ Mua bán nông sản, thực phẩm các loại.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2602001624 do phòng ĐKKD, sở kế
hoạch đầu tư Hưng Yên cấp ngày 22/10/2009.
Các giải thưởng mà công ty đã đạt được:
- Năm 2010 được vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng nhì do
Nhà nước trao tặng.
- Liên tục từ năm 2008 đến 2013 được Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chứng nhận

là đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Những giải thưởng danh hiệu mà công ty đạt được đã khẳng định sự nỗ lực
phấn đấu hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty trong suốt
thời gian qua, Điều đó sẽ giúp công ty tạo lập vị trí và đứng vững trên thương
trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn như hiện nay.
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
Chuyên kinh doanh mua, bán và cho thuê xe phục vụ vận tải hành khách
trong nước, sữa chữa ôtô xe máy, trao đổi loại xe ôtô dưới 12 chỗ ngồi, vận
chuyển hàng hóa bằng đường bộ, vận chuyển hành khách bằng xe ô tô theo
tuyến cố định nội tỉnh và liên tỉnh, mua bán nông sản, thực phẩm tươi sống các
loại …
Từ ngày mới thành lập, Công ty đã gặp phải không ít khó khăn, đó là sự gia
tăng của các doanh nghiệp trong cùng ngành, cùng với sự mở cửa của nền kinh
tế đã làm cho doanh nghiệp phải gồng mình mới tìm được vị thế trong cuộc cạnh
tranh đầy khốc liệt.

5


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

Tuy mới thành lập được 5 năm nhưng công ty đã dần khẳng định được uy
tín cũng như thương hiệu. Công ty đã có nhưng hợp đồng sản xuất kinh doanh
trong khắp các vùng trong nước.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH tổ chức bộ máy
quản lý theo mô hình quản lý tập trung.
 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý được khái quát như sau :


Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế
toán

Phòng kinh
doanh

Phòng tổ
chức hành
chính

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC
PHẨM HOÀNG VINH
Chức năng, quyền hạn của các chức danh, phòng ban trong công ty
-

Giám đốc: Chỉ đạo, thống nhất mọi hoạt động kinh doanh của công
ty. Phụ trách các mảng: vốn, đầu tư đổi mới phương tiện kinh doanh,
tuyển dụng nhân sự…Là đại diện theo pháp luật của công ty, trực tiếp ký
các loại hợp đồng, phiếu thu, phiếu chi…

6


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán


-

Phó giám đốc: Là người giúp đỡ cho giám đốc, được sử dụng một số
quyền hạn của giám đốc để giải quyết một số công việc mà giám đốc ủy
quyền, chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về những công việc
được phân công, được ký các chứng từ có liên quan đến lĩnh vực mình

phụ trách.
Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp, kết quả kinh
doanh từng hợp đồng, nợ phải đòi, nợ phải trả, tình hình quay vòng vốn,
các chỉ số tài chính khác…đồng thời tham mu giúp việc cho giám đốc
trong quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng đồng vốn đúng mức, đúng
chế độ, hợp lí và đạt hiệu quả kinh tế cao…
Phòng kinh doanh: Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh, tìm
kiếm các hợp đồng ổn định và mở rộng thị trường kinh doanh, nghiên cứu
xu thế phát triển của thị trường để lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả và
khai thác những khách hàng tiềm năng.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ
máy của công ty có hiệu quả trong từng giai đoạn, từng thời kì, đánh giá
chất lượng nguồn nhân lực, trình độ nhân viên. Chỉ đạo xây dựng xét
duyệt mức lao động tiền lương cho các thành viên. Tổ chức công tác quản
lý hành chính, thực hiện chế độ chính sách đối với nhân viên, văn thư lưu
trữ.

7


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán


1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH VẬN TẢI –
THỰC PHẨM HOÀNG VINH
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH là một đơn vị
hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng và có quyền tự chủ về mọi hoạt động
kinh tế tài chính của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách gọn nhẹ và hiệu quả, tổ
chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty như sau:

Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng
Tài chính- kế toán

Kế toán tổng hợp

Kế toán NVL, CCDC,
TSCĐ

Kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH VẬN TẢI –
THỰC PHẨM HOÀNG VINH
Trách nhiệm và quyền hạn của từng kế toán
-

Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng tài chính- kế toán ): Có

nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tài chính và bộ máy kế toán phù hợp với

loại hình kinh doanh của công ty; Hướng dẫn chỉ đạo đôn đốc kiểm tra công
việc của nhân viên kế toán; Chịu trách nhiệm trước Công ty, các cơ quan cấp
trên và pháp luật về công việc thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình. Kế
toán trưởng có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính với Nhà nước. Là người trực
8


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

tiếp báo cáo các thông tin kinh tế tài chính với Giám đốc và các cơ quan có
thẩm quyền khi họ yêu cầu. Cuối tháng, kế toán trưởng có nhiệm vụ tổng hợp
các phần hành kế toán để làm báo cáo thuế.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổ chức ghi chép, phản ánh tổng
hợp số liệu về các loại vốn, quỹ, hạch toán chi tiết nguồn kinh phí của đơn
vị.Xác định các khoản thanh toán với NSNN, Ngân hàng, Khách hàng và các
khoản phải trả trong nội bộ đơn vi.Kiểm tra sự chính xác, trung thực của các
báo cáo trước khi trình kế toán trưởng và giam đốc ký duyệt. Kiểm tra thường
xuyên, liên tục, có hệ thống việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế - tài chính
trong công ty.Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán thống kê, thông
tin kế toán. Cung cấp số liệu cho các bên liên quan bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp.Lập chứng từ ghi sổ, kết chuyển nguồn chi phí, từng mục, từng
khoản mục. Đối chiếu số liệu khi khóa sổ, điều chỉnh, bổ xung bút toán hạch
toán kế toán.
Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ: Kế toán phần hành này có trách
nhiệm theo dõi chi tiết tình hình vật tư, phản ánh tổng hợp số liệu về doanh số
mua vào, bán ra nguyên vật liệu, vật tư, tính giá thành nguyên vật liệu, kiểm tra
việc cung ứng nguyên vật liệu. Phản ánh và theo dõi tình hình biến động TSCĐ,
tính khấu hao TSCĐ hàng tháng
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Kế toán phần

hành này chịu trách nhiệm phản ánh kịp thời, rõ ràng các nghiệp vụ thanh toán
tiền lương và các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành.Thực hiện
đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về tiền lương, ở các sổ sách cần thiết
hạch toán tiền lương và các khoản trích theo đúng chế độ, đúng phương pháp,
và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Lập báo cáo tiền lương theo đúng
quy định.
1.4.2. Hình thức và phương pháp kế toán
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ.
Nguyên tắc đặc trưng cơ bản: Dựa vào các chứng từ gỗ ban đầu để ghi
chứng từ ghi sổ. Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi

9


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

sổ”. Việc ghi sổ kế toán tách rời hai quá trình: ghi theo thứ tự thời gian( trên sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ) và ghi theo nội dung kinh tế phát sinh( trên sổ cái).
Các sổ kế toán sử dụng chủ yếu là: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ, sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ, các sổ kế toán chi tiết liên quan.
Trình tự hạch toán sổ sách kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được tiến
hành theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
(1)

(1)
(1)

Bảng tổng hợp

chứng từ gốc
Sổ đăng ký CTGS

Sổ (thẻ) chi tiết TK

(2)

(hoặc)
(3a)

(hoặc)

(5)

Chứng từ- Ghi sổ

(3b)

(4)

Sổ cái
(7)

Bảng cân đối tài
khoản
(8)

(6)

Bảng tổng hợp số

liệu chi tiết

(8)

Báo cáo kế toán

Ghi chú: các ký hiệu và thứ tự ghi sổ
1,2,3 (a,b), 4: Ghi thường xuyên và thứ tự trên sổ.
5,7,8: Ghi ngày cuối kỳ.
6,7: Đối chiếu số liệu cuối kỳ.

10


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

1.4.3. Các chế độ chính sách kế toán áp dụng
Công ty đã vận dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 đã sửa đổi bổ sung theo thông tư số 244/2009/TT – BTC ngày
31/12/2009 của bộ trưởng BTC.
-

Kì kế toán năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01và kết thúc vào ngày 31/12

năm đó.
- Đơn vị tiền tệ hạch toán là đồng Việt Nam. Trường hợp nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh là ngoại tệ công ty ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam
theo tỷ giá hối đoái thực tế.
- Hình thức áp dụng: Áp dụng kế toán máy.

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Công ty áp dụng tính thuế theo
phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính giá Hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này theo dõi một cách
thường xuyên liên tục, có hệ thống mọi sự biến động tăng giảm hàng hóa
tồn trong kỳ. Do vậy, tại mọi thời điểm đều có thể xác định được giá trị
hàng tồn kho trên sổ sách.
- Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự
trữ.
- Phương pháp tính khấu hao Tài sản cố định: Phương pháp khấu hao đường
thẳng.
- Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ chứng từ ghi sổ

11


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ KHÁC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH VÀ MỘT
SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
2.1. Đặc điểm về lao động, tiền lương tại công ty
2.1.1. Đặc điểm về lao động tại công ty
Công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH thuộc loại hình
doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống,
nông sản và các dịch vụ vận tải hành khách, vận chuyển hàng hóa, mua bán trao
đổi ôtô dưới 12 chỗ ngồi.
Do đặc thù là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh nên lao động của

công ty cũng khá đa dạng về trình độ. Cán bộ, CNV công ty có trình độ đại học,
cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông.
Toàn công ty có 158 cán bộ, CNV. Cụ thể như sau:
-

Giám đốc: 1 người.
Phó giám đốc: 2 người.
Trưởng phòng: 3 người.
Phó phòng: 3 người.
Nhân viên văn phòng: 22 người.
Công nhân sản xuất: 106 người.
Bảo vệ và nhân viên phục vụ: 10 người.
Nhân viên y tế: 1 người.

Công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH liên tục tuyển
lao động theo mùa vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh khi có nhiều
đơn đặt hàng.
2.1.2. Các hình thức trả lương và cách tính lương tại công ty
 Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng và
chất lương công việc đã hoàn thành. Hình thức này đảm bảo đầy đủ nguyên tắc
phân phối theo lao động, gắn chất lượng với số lượng lao động, động viên

12


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

khuyến khích người lao động hang say lao động sáng tạo.Trong việc trả lương

theo sản phẩm, vấn đề quan trọng là phải xây dựng các định mức kinh tế kĩ
thuật, làm cơ sở cho việc xây dung đơn giá tiền lương đối với từng loại sản
phẩm.
Điều kiện để thực hiện tính lương theo sản phẩm là :
+ Xây dựng được đơn giá tiền lương.
+ Phải hạch toán ban đầu sao cho xác định được kết quả của từng
người.
+ Doanh nghiệp phải có hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ.
Tùy theo tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp để vận dụng theo hình
thức trả lương theo sản phẩm cụ thể sau đây:
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
Tiền lương phải
trả cho người lao
động

Số lượng sản phẩm
=

hoàn thành đúng
tiêu chuẩn

Đơn giá tiền
x

lương sản phẩm
đã quy định

Hình thức này được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải
trả cho lao động trực tiếp.
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp

Áp dụng để trả cho lao động gián tiếp ở bộ phận sản xuất như lao động làm
nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, bảo dưỡng máy móc… Tiền lương của lao động
gián tiếp phụ thuộc vào thái độ và trình độ của lao động chính.
Vì vậy không khuyến khích lao động gián tiếp nâng cao chất lượng công
việc mà chỉ khuyến khích lao động gián tiếp nâng cao chất lượng công việc mà
chỉ khuyến khích họ quan tâm đến việc phục vụ cho lao động trực tiếp.
Ta có công thức:
Tiền lương =1% x Tiền lương của LĐTTSX
Trong đó: 1% là tỷ lệ của công nhân phụ so với TL của CNTTSX
- Trả lương theo sản phẩm có thưởng , phạt

13


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

Theo hình thức này ngoài trả lương tính theo sản phẩm trực tiếp, người lao
động còn được thưởng trong sản xuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt,
thưởng về tăng năng suất lao động. Còn nếu người lao động làm ra sản phẩm
hỏng không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì có thể bị phạt
Cách tính:
Tiền lương = Tiền lương tính theo SP + Tiền thưởng – Tiền phạt
 Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức này thường được áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng:
tổ chức lao vụ, tài chính kế toán…
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương theo thời gian làm việc thực
tế, theo ngành nghề và trình độ kĩ thuật, tay nghề. Tùy theo tính chất lao động
khác nhau mà mỗi ngành nghề có một tháng lương riêng. Trả lương theo thời
gian được chia ra:

- Tiền lương tháng: là trả lương cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng
lao động.
Thông thường lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong
tháng lương và được áp dụng để trả lương cho công nhân làm việc quản lý hành
chính.
Cách tính:
Số tiền lương phải
trả trong tháng

=

Mức lương tháng
theo bảng lương

+

Các khoản phụ
cấp

Các khoản phụ cấp:
+ Phụ cấp ngành nghề
+ Phụ cấp nguy hiểm độc hại
- Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần và trên cơ sở tiền lương
tháng
Cách tính:
Tiền lương tháng
4 tuần
14



Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

Tiền lương tuần

=

- Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác
định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng
Cách tính:
Số ngày làm việc

Mức lương phải trả
trong tháng

=

Mức lương ngày

x

thực tế trong
tháng

Mức lương tháng x Hệ số các loại phụ
cấp
Số ngày làm việc thực tế trong tháng
Mức lương ngày

=


2.1.3. Các khoản phải trả khác cho người lao động tại công ty
- BHXH phải trả
Kế toán công ty thực hiện trích theo tỷ lệ 26% trên tiền lương cơ bản và các
khoản phụ cấp phải trả cho người lao động trong kỳ. Trong đó công ty đóng góp
18% hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, 8% do người lao động
đóng góp được trừ vào lương của họ.

15


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

Quỹ BHXH được trích nhằm trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng
góp quỹ trong trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động, nữ công nhân viên
nghỉ thai sản…
Tại công ty hàng tháng công ty trực tiếp chi trả BHXH cho người lao động bị
ốm đau, thai sản… trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Cuối tháng doanh
nghiệp phải thanh toán, quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH cấp trên.
- Các khoản tiền thưởng, phúc lợi phải trả.
Công ty lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế
TNDN của công ty để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật
chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của người lao động.
- Tiền ăn ca phải trả
Căn cứ khẩu phần ăn để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, chỉ số giá
sinh hoạt và khả năng chi trả của công ty. Giám đốc công ty sau khi thống nhất ý
kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định mức ăn cho một bữa ăn
giữa ca của người lao động là 15.000 đồng/ bữa ăn.

Việc thực hiện chế độ ăn trưa giữa ca công ty tuân theo nguyên tắc :
- Ăn theo ngày thực tế làm việc, kể cả ngày làm thêm (đủ số giờ làm việc
tiêu chuẩn trong ngày do công ty lựa chọn nhưng tối đa không quá 8
giờ/ngày theo quy định tại khoản 1, điều 3, chương II Nghị định số
195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi);
- Ngày không làm việc, kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, nghỉ
không hưởng lương thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền.
- Những ngày làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn (dưới 50% số
giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca.

16


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

2.2 Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng
2.2.1. Chứng từ sử dụng
Các chứng từ ban đầu là cơ sở để tính trả lương và các khoản phụ cấp cho
người lao động, là tài liệu quan trọng để đánh giá các biện pháp quản lý lao
động vận dụng ở doanh nghiệp. Do đó các chứng từ ban đầu phải phù hợp với
yêu cầu quản lý lao động, phản ánh rõ ràng, đầy đủ số lượng, chất lượng lao
động.
Các chứng từ sử dụng gồm:
+
+
+
+

+
+
+
+

Bảng chấm công.
Bảng thanh toán tiền lương.
Bảng thanh toán tiền thưởng.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
Bảng thanh toán làm thêm giờ.
Bảng thanh toán BHXH.
Phiếu chi.
Và 1 số chứng từ khác có liên quan.

2.2.2. Tài khoản sử dụng
Để thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả khác cho
người lao động kế toán sử dụng tài khoản 334 - phải trả người lao động, và một
số tài khoản chi phí như tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung, tài khoản 622 –
chi phí nhân công trực tiếp, tái khoản 641 – chi phí bán hàng, tài khoản 642 –
chi phí quản lý doanh nghiệp, tài khoản 111 – tiền mặt, tài khoản 112 – tiền gửi
ngân hàng…
∗ Tài khoản 334 – Phải trả người lao động
Tài khoản này phán ánh các khoản thanh toán với người lao động của doanh
nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các
khoản khác thuộc về thu nhập của họ.

17


Trường Đại Học Công Đoàn

Khoa Kế Toán

Kết cấu tài khoản:
TK 334
BÊN NỢ
BÊN CÓ
-Các khoản khấu trừ vào tiền công,
Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã
tiền lương của người lao động.
hội và các khoản khác phải trả cho
-Tiền lương, tiền công và các
người lao động thực tế phát sinh
khoản khác đã trả cho người lao
trong kỳ.
động.
-Kết chuyển tiền lương người lao
động chưa lĩnh.
Số dư NỢ (nếu có): Số trả thừa cho Số dư CÓ: Tiền lương, tiền công và
người lao động.

các khoản khác còn phải trả cho
người lao động.

Tài khoản 334 có 2 TK cấp 2:
- Tài khoản 3341 ‘’phải trả công nhân viên’’
- Tài khoản 3348 “ phải trả lao động khác”.
Ngoài ra tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: thanh toán
tiền lương và thanh toán các khoản khác, các tài khoản khác có liên quan như:
TK111, TK112, TK138, TK431…


18


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

2.3. Kế toán hạch toán, tổng hợp tiền lương và các khoản phải trả khác cho
người lao động tại công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG
VINH
2.3.1. Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản phải trả khác cho người
lao động tại công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH
Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản phải trả khác cho người lao động tại
công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH được thực hiện theo
sơ đồ sau.
Sơ đồ: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương và cách khoản phải trả khác cho
người lao động tại công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH
TK 141, 138, 333
Các

TK 334
khoản

TK662

khấu

trừ

vào


Lương cho CNTTSX
thu nhập của người lao động
TK 3383,3384,3389

TK 627

Phần đóng góp cho quỹ

Lương cho NV PX

BHXH,BHYT,BHTN
TK 111, 112

TK 641, 642

Thanh toán lương, thưởng

Lương cho BH QLDN

BHXH và các khoản khác
cho người LD
TK 353
Tiền thưởng
TK 3383
BHXH phải trả

19


Trường Đại Học Công Đoàn

Khoa Kế Toán

2.3.2. Kế toán tổng hợp tiền lương các khoản phải trả khác cho người lao
động tại công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH

20


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

Mẫu số C65 - HD
BỆNH VIỆN BẠCH MAI

( Ban hành theo thông tư số: 178 -BTC

Số KB/BA

ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính

GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BHXH
Quyển số: 089
Số: 0000182
Họ và tên:
Đơn vị công tác:

Nguyễn Thu Phương

Ngày sinh: 25/12/1984


Công ty TNHH VẬN TẢI – THỰC PHẨM HOÀNG VINH

Lý do nghỉ việc:
Số ngày cho nghỉ:

Sinh con thứ 2
180

( Từ ngày 2/12/2013 đến hết ngày 2/5/2014)

Ngày 3 tháng 3 năm 2014
Y, bác sỹ KCB

Thủ trưởng đơn vị

( ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

( ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

21


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

22


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán


23


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

24


Trường Đại Học Công Đoàn
Khoa Kế Toán

25


×