Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN DU LỊCH HOÀNG NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.38 KB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
HOÀNG NGUYÊN

Giáo viên hướng dẫn

: Ths. Nguyễn Thị Lệ Hoa

Sinh viên thực hiện

: Lê Minh Hoàn

Lớp

: LH16.01

Mã sinh viên

: 11d01899

Hà Nội, 2015
LỜI MỞ ĐẦU
1



Trong hoạt động kinh doanh du lịch thì hoạt động lữ hành, đặc biệt kinh
doanh lữ hành quốc tế là hết sức quan trọng. Trong những năm qua đó chính
sách mở cửa nền kinh tế cùng với những chính sách, biện pháp của Đảng và nhà
nước nhằm thúc đâye nền kinh tế đã tạo. Điều kiện phát triển du lịch lữ hành
quốc tế góp phần làm tăng lượng khách quốc tế vào Việt Nam đi du lịch ở nước
ngoài. Tuy nhiên, khách quốc tế đến Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới. Sự kém phát triển này là do sản phẩm du lịch của
chúng ta còn nghèo, chưa hấp dẫn du khách, các công ty lữ hành quốc tế còn yếu
kém về kinh nghiệm quản lý, chưa xây dựng sản phẩm đặc trưng, hoạt động
nghiên cứu thị trường và tổ chức quảng cáo khuếch trương sản phẩm. Tình hình
đó đặt ra cho các công ty lữ hành quốc tế Việt Nam một loạt vấn đề cần giải
quyết cho sự tồn tại và phát triển của chính bản thân mình.
Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần du lịch Hoàng
Nguyên, xuất phát từ những suy nghĩ và bằng kiến thức thu được trong quá trình
học tập và thực tế kinh doanh lữ hành quốc tế công ty, em đã chọn đề tài “Thực
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần du lịch
Hoàng Nguyên ’’ làm đề tài luận văn tốt nghiệp, với mục đích nhằm đưa ra một
số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành để Công ty có thể nghiên cứu
và ứng dụng.
Bài luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và hiệu quả kinh
doanh.
Chương 2: Thực trạng về phát triển kinh doanh lữ hành và hiệu quả
kinh doanh tại Công ty cổ phần du lịch Hoàng Nguyên.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
Công ty cổ phần du lịch Hoàng Nguyên.

2



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ HIỆU
QUẢ KINH DOANH
1.1. Tổng quan về kinh doanh lữ hành:
1.1.1 Khái niệm về kinh doanh lữ hành và tính tất yếu khách quan hình
thành và phát triển kinh doanh lữ hành:
a. Khái niệm về kinh doanh lữ hành
Luật du lịch năm 2005 xác định: Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức
thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường,
thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo các chương
trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ
chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch nhằm thu lợi nhuận.
b. Tính tất yếu khách quan hình thành và phát triển ngành kinh doanh lữ
hành
Kinh doanh lữ hành là một bộ phận quan trọng mang tính quyết định đến sự
phát triển du lịch ở một không gian và thời gian nhất định. Xuất phát từ đặc
điểm của sản xuất - tiêu dùng du lịch và mâu thuẫn trong mối quan hệ cung - cầu
du lịch, kinh doanh lữ hành được khẳng định như một tất yếu khách quan đối
với sự phát triển của ngành du lịch.
Khi trình độ sản xuất xã hội phát triển, các mối quan hệ xã hội hoàn thiện,
trình độ dân trí càng được nâng cao, thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu
du lịch trở thành hiện tượng phổ biến của xã hội. Để đáp ứng nhu cầu du lịch
của xã hội, ngành du lịch không ngừng phát triển chuyên môn hóa dịch vụ phục
vụ nhu cầu của khách du lịch như: Vận chuyển du lịch, khách sạn, nhà hàng,
điểm và khu du lịch và lữ hành.
Về mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa cung du lịch và cầu du lịch. Cầu du
lịch là nhu cầu tổng hợp và đồng bộ cao còn cung du lịch thì mang tính cố định
không có khả năng tiếp cận trực tiếp với khách du lịch. Các sản phẩm du lịch
được kinh doanh ở những nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, mang tính cố định
không di chuyển được còn cầu du lịch ở mọi nơi khắp cả nước và các nước trên

thế giới. Để đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch tất yếu phải có một tổ chức
trung gian, môi giới giữa khách du lịch với các doanh nghiệp cung ứng các sản
3


phẩm du lịch. Chiếc cầu nối giữa cung du lịch và cầu du lịch chính là hoạt động
kinh doanh lữ hành.
Cùng với xu hướng phát triển của thế giới - xu hướng toàn cầu hóa, thị
trường du lịch không chỉ phát triển ở từng quốc gia mà phát triển trên toàn thế
giới. Do đó, nhu cầu du lịch ở các quốc gia ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch
của các nước muốn đi thăm quan giải trí ở các nước khác ngày càng tăng.
Nhưng muốn thỏa mãn nhu cầu này, khách du lịch gặp nhiều khó khăn về nguồn
thông tin của nước đến, ngôn ngữ giao dịch, không biết phong tục tập quán nước
đến và từ đó khách không có khả năng tự tổ chức chuyến du lịch đến các nước
để tham quan giải trí. Để giải quyết những khó khăn này và đáp ứng mọi nhu
cầu của khách từ nước này đến nước khác tham quan cần thiết phải có tổ chức
kinh doanh lữ hành quốc tế.
1.1.2 Chức năng của kinh doanh lữ hành
Theo giáo trình Quản lý kinh doanh lữ hành của TS.Nguyễn Bá Lâm - Trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Kinh doanh lữ hành có 3 chức năng:
a. Chức năng môi giới trung gian
Môi giới trung gian là chức năng cơ bản của kinh doanh lữ hành, phản ánh
bản chất hoạt động lữ hành.
Bản chất của hoạt động lữ hành là cầu nối giữa khách du lịch và các nhà cung
ứng các sản phẩm du lịch, giữa cung và cầu du lịch trên thị trường, nó vừa đại
diện cho khách du lịch phản ánh nhu cầu của họ đến các nhà cung ứng các sản
phẩm du lịch trên thị trường, vừa đại diện cho các nhà cung ứng các sản phẩm
du lịch, giới thiệu cho khách du lịch các sản phẩm về số lượng và chất lượng
cung ứng cho khách du lịch.
Chức năng môi giới trung gian chi phối và định hướng hoạt động của kinh

doanh lữ hành trên các mặt: Tổ chức quảng bá du lịch và cung cấp thông tin các
tài liệu cần thiết cho khách du lịch về các sản phẩm du lịch, điểm và khu du lịch
hấp dẫn, cơ sở lưu trú, các điều kiện phục vụ chuyến du lịch và chương trình du
lịch, làm các dịch vụ cho khách du lịch và làm đại lý cho các cơ sở cung ứng
dịch vụ du lịch.
b. Chức năng tổ chức sản xuất, bán và thực hiện chương trình du lịch
4


Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được
định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc
chuyến đi.
Sản xuất và bán nhiều chương trình du lịch, thu hút khách du lịch qua bán
chương trình du lịch là mục tiêu của hoạt động lữ hành.
Sản xuất chương trình du lịch, thực hiện yêu cầu: Chương trình du lịch phải
hấp dẫn, đáp ứng mục đích của chuyến đi, nâng cao hiệu quả của chuyến đi đối
với khách du lịch và doanh nghiệp lữ hành, giá cả chương trình du lịch hợp lý và
khách du lịch có thể chấp nhận được.
Mục đích của sản xuất chương trình du lịch là tổ chức bán chương trình du
lịch và thực hiện chuyến đi của khách du lịch. Do đó, các doanh nghiệp lữ hành
phải tổ chức mạng lưới phân phối và bán chương trình du lịch. Muốn vậy, các
doanh nghiệp lữ hành phải tổ chức các đại lý bán chương trình du lịch, phải
quảng bá du lịch, xây dựng chính sách bán chương trình du lịch và chăm sóc
khách hàng.
Sau khi bán chương trình du lịch, các doanh nghiệp lữ hành tổ chức chuyến
đi cho khách du lịch, đây là công đoạn cuối cùng của kinh doanh lữ hành. Công
đoạn này bao gồm: tổ chức vận chuyển khách, bố trí nơi lưu trú và ăn uống cho
khách, tổ chức đi thăm quan giải trí, kiểm tra việc cung ứng các sản phẩm du
lịch cho khách theo hợp đồng đã ký kết.
c. Chức năng khai thác các tiềm năng phát triển du lịch

Khai thác các tiềm năng phát triển du lịch là nhiệm vụ chung của toàn ngành
du lịch. Một trong những nội dung cơ bản của nhiệm vụ này là chức năng khai
thác các nguồn khách du lịch tiềm ẩn.
Tiếp cận với khách và khai thác nguồn khách du lịch tiềm ẩn, để thực hiện
cầu nối của mình giữa khách du lịch và các doanh nghiệp cung ứng các sản
phẩm du lịch là chức năng quan trọng của kinh doanh lữ hành. Chức năng này
thể hiện trên hai mặt:
- Khai thác tiềm năng khách du lịch tiềm ẩn nghĩa là khai thác tiềm ẩn chưa
thực hiện chuyến đi du lịch biến khả năng thành hiện thực.
5


- Khai thác tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất của ngành du lịch là một
trong những nhiệm vụ của kinh doanh lữ hành sau khi nghiên cứu thị trường du
lịch. Khai thác nguồn khách du lịch tiềm ẩn là tìm chọn các doanh nghiệp cung
ứng các sản phẩm du lịch có chất lượng để đáp ứng nhu cầu khách du lịch ngày
càng tăng.
1.1.3 Vai trò của kinh doanh lữ hành
a. Hoạt động lữ hành đóng vai trò quan trọng thực hiện chiến lược phát
triển ngành du lịch – nó là cầu nối giữa nhu cầu du lịch và các cơ sở cung
ứng dịch vụ du lịch
Mục tiêu của hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng là đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu này, hoạt động kinh doanh lữ hành có vị trí quan trọng là
thiết lập quan hệ với các nhà cung ứng các sản phẩm du lịch bằng các hợp đồng
kinh tế - du lịch, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết đối
với các nhà cung ứng. Đồng thời, trên cơ sở nắm nhu cầu của khách du lịch
phản ánh cho các nhà cung ứng sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu
khách du lịch.
b. Hoạt động kinh doanh lữ hành đóng vai trò quan trọng thỏa mãn nhu

cầu và đem lại lợi ích cho khách
Xuất phát từ sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống của cộng đồng dân cư lên
cao, nhu cầu du lịch cũng phát triển. Một bộ phận nhu cầu du lịch của cộng đồng
dân cư được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó có hoạt
động kinh doanh lữ hành. Còn một bộ phận nhu cầu du lịch chưa được thực hiện
vì có nhiều lý do hạn chế về kinh tế, thời gian.
Hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển, góp phần thỏa mãn nhu cầu du lịch
của khách du lịch, đồng thời mang lại lợi ích cho khách du lịch; tiết kiệm thời
gian, tiền của và công sức cho khách du lịch trong việc xây dựng chương trình
du lịch của mình; phát triển và mở rộng các chuyến đi du lịch nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch và củng cố các quan hệ xã hội, giải trí; giúp khách lựa
chọn chương trình du lịch theo nhu cầu.
c. Hoạt động lữ hành có vai trò quan trọng để phát triển thị trường du lịch
6


Thị trường du lịch bao gồm 2 loại thị trường chủ yếu là thị trường gửi khách
và thị trường nhận khách, thị trường gửi khách phản ánh cầu thị trường, còn thị
trường nhận khách phản ánh cung thị trường du lịch.
Thị trường gửi khách có tác động quyết định phát triển thị trường nhận
khách. Còn phát triển thị trường nhận khách về số lượng và chất lượng sản phẩm
có tác động thu hút khách du lịch.
Như vậy, kinh doanh lữ hành vừa có tác động phát triển thị trường gửi khách
là khai thác các nguồn khách, vừa có tác động thúc đẩy thị trường nhận khách
phát triển. Điều này có nghĩa là hoạt động kinh doanh lữ hành bảo đảm cân đối
cung - cầu du lịch trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của địa
phương và quốc gia.
d. Hoạt động kinh doanh lữ hành góp phần phát triển kinh tế và cải thiện
đời sống nhân dân địa phương nơi đến
Kinh doanh lữ hành là đưa khách du lịch đến thăm quan địa phương du lịch

và nghỉ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội địa phương và cộng
đồng dân cư địa phương. Khách du lịch đến địa phương, tạo nhu cầu tiêu dùng
các sản phẩm du lịch ở địa phương và tạo cơ hội cho địa phương khai thác mọi
tiềm năng là sản xuất các sản phẩm để cung ứng cho khách du lịch. Đặc biệt,
khách du lịch quốc tế là nguồn khách giúp địa phương thu ngoại tệ, đây là hình
thức xuất khẩu tại chỗ đạt hiệu quả kinh tế cao.
Địa phương có nhiều tài nguyên du lịch đã hình thành các điểm và khu du
lịch hấp dẫn, giúp khách du lịch đến thăm quan các điểm và khu du lịch càng
đông, tạo cơ hội cộng đồng dân cư tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và tiếp thu
nền văn minh của các dân tộc.
Thông qua hoạt động quảng bá, cung cấp thông tin về phong tục tập quán nền
văn hóa dân tộc, tài nguyên góp phần tạo niềm tự hào về quê hương, đất nước và
dân tộc của cộng đồng dân cư địa phương, thiết lập quan hệ hữu nghị và đoàn
kết giữa các dân tộc và giữa các quốc gia.
e. Hoạt động kinh doanh lữ hành góp phần khai thác tài nguyên du lịch địa
phương và đất nước

7


Hoạt động kinh doanh lữ hành gắn liền với sự phát triển của các chương trình
du lịch. Vì vậy, sự phát triển kinh doanh lữ hành có tác động thúc đẩy phát triển
các chương trình du lịch. Đây là yếu tố quan trọng để khai thác các tài nguyên
du lịch. Mặt khác, kinh doanh lữ hành phát triển, thu hút khách du lịch càng
đông, có tác dụng thúc đẩy khai thác tài nguyên du lịch để hình thành các điểm
du lịch hấp dẫn và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.
1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi doanh
nghiệp. Vậy hiệu quả kinh doanh là gì ?
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá
trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Về cơ bản, hiệu quả kinh doanh
được phản ánh trên hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
- Hiệu quả kinh tế là phản ánh trình độ sử dụng và khai thác các yếu tố tài
nguyên du lịch, tạo ra nguồn thu cao với chất lượng cao nhất với chi phí thấp
nhất.
- Hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch là phản ánh mức độ tác động của
hoạt động du lịch đến các kết quả xã hội và môi trường biểu hiện trên các mặt:
du lịch phát triển làm cho con người nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe, nâng
cao hiểu biết về văn hóa xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, tình hữu nghị
giữa các dân tộc ngày càng phát triển …
1.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
a. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp
Là chỉ tiêu cơ bản nhất, phản ánh quan hệ giữa kết quả kinh doanh và chi
phí bỏ ra để đạt kết quả kinh doanh. Hiệu quả kinh tế tổng hợp được xác định
M
bằng công thức: H =
C
H: Hiệu quả kinh tế
M: Kết quả kinh doanh, tổng doanh thu du lịch và lợi nhuận
C: Chi phí bỏ ra để đạt hiệu quả kinh doanh
8


H > 1 => Kinh doanh có lãi
H = 1 => Kinh doanh hòa vốn
H < 1 = > Kinh doanh lỗ vốn
b. Chỉ tiêu lợi nhuận
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng các chuyến du lịch

trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu lợi nhuận gồm:
- Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ( Ltt ) được xác định bằng công thức:
Ltt = M − C

- Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế( Lst ) được xác định bằng công thức:
Lst = M − C − Ttn

Ttn: Thuế thu nhập

- Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế chỉ phản ánh số tuyệt đối lợi
nhuận, nhưng đánh giá nâng cao hiệu quả kinh tế chưa thể hiện rõ nét. Vì vậy,
để khắc phục vấn đề này, người ta thường dùng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên
doanh thu ( L’tt hoặc L’st ):
L ' tt =

Ltt
M

L ' st =

Lst
M

c. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành gồm hai loại: vốn cố định và vốn
lưu động.
Vốn cố định là vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để hình thành nên tài sản
cố định của doanh nghiệp như: Điểm du lịch, khu du lịch, khách sạn, nhà hàng,
các cơ sở dịch vụ khác.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện ở chỉ tiêu thời gian hoàn trả
vốn và sức sinh lời trên đồng vốn đầu tư. Nếu trường hợp vốn đầu tư của chủ sở
hữu không đủ, phải vay vốn để đầu tư, phải xác định thời hạn thu hồi vốn vay,
công thức xác định:

tv =

Vv
Lst − Lv

Vv: Tổng vốn vay
tv: Thời hạn thu hồi vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản
Lst: Lợi nhuận sau thuế
9


Lv: Lãi vốn vay phải trả
Vốn lưu động là vốn dùng vào sản xuất kinh doanh hàng ngày bao gồm:Vốn dự
trữ nguyên liệu hàng hóa, vốn vật rẻ tiền chóng hỏng, vốn bằng tiền …
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động được xác định
theo chỉ tiêu:
L

st
- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Lv = V − V
CD
LD

Lv: Mức lợi nhuận trên đồng vốn kinh doanh
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

LVLD =

Vst
VLD

LCC =

M
VLD

LVLD: Lợi nhuận trên đồng vốn lưu động
VLD: Tổng số vốn lưu động
LCC: Số lần chu chuyển vốn
d. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí được xác định bằng công thức:
F 'c =

C
X 100
M

Lst / c =

Lst
C

F’C: Tỉ suất chi phí trên doanh thu
Lst/c: Lợi nhuận sau thuế trên đồng chi phí nghĩa là 1 đồng chi phí bỏ ra kể
cả giá vốn tạo ra được bao nhiêu lãi.
e. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động được thể hiện bằng chỉ tiêu năng suất
D

lao động: WD = L

D

WD: Năng suất lao động bình quân theo doanh thu trong kỳ
LD: Số lao động sử dụng bình quân trong kỳ
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành nhưng chủ
yếu là hai nhân tố: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
10


1.2.3.1 Các nhân tố khách quan:
- Tình trạng việc làm, điều kiện xã hội, trình độ giáo dục, phong cách lối
sống, những đặc điểm truyền thống,tâm lý xã hội … mọi yếu tố này đều tác
động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
- Môi trường tự nhiên: Theo Pionik,du lịch là một ngành có định hướng
tài nguyên rõ rệt, điều này có ý nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ
bản để tạo ra sản phẩm du lịch.
- Môi trường văn hóa: Các đối tượng văn hóa được coi là nhu cầu tài
nguyên đặc biệt. Tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn khách du lịch bởi tính
phong phú đa dạng, độc đáo và có tính truyền thống cũng như tính địa phương
của nó.
- Môi trường kinh tế: Một đất nước có nền kinh tế ổn định, người dân có
của cải dư thừa, đời sống được cải thiện và nâng cao, thời gian rảnh rỗi gia
tăng. Đi du lịch sẽ là cái đích để họ thỏa mãn nhu cầu của mình.
- Môi trường chính trị : Bất cứ sự biến động chính trị-xã hội nào, dù lớn

hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động du lịch. Ổn định và an toàn
là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng dịch vụ du
lịch.
- Môi trường xã hội: Hiện nay đi du lịch trở thành nhu cầu phổ biến của
nhiều người trên thế giới.Việc đi du lịch không chỉ là việc thỏa mãn mục đích
nhu cầu đặt ra cho chuyến đi mà còn phần nào thỏa mãn nhu cầu thể hiện mình
trong xã hội con người
- Tính thời vụ: Trong thời điểm ngoài mùa vụ du lịch thì lượng khách đi
du lịch là rất ít,lao động dư thừa, các phương tiện chuyên phục vụ du lịch gần
như ngừng hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
lữ hành của các công ty. Trong thời gian chính vụ du lịch lượng khách lớn, đòi
hổi nhân viên phải làm việc với tần suất cao, liên tục. Điều này có thể làm ảnh
hưởng đến chất lượng làm việc của nhân viên.
- Khách hàng: Đối với kinh doanh lữ hành khách hàng thực chất là thị
trường. Thị trường của một tổ chức kinh doanh lữ hành là một tập hợp khách du
lịch có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm du lịch và có khả năng thanh toán.
Kết quả kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào tình hình đón khách của công ty.
- Sự phát triển của ngành khác: Du lịch là ngành cần có sự hỗ trợ của các
ngành kinh tế khác như bưu chính viễn thông, giao thông, vận tải, hàng không,
ngân hàng, khách sạn…Sự phát triển của các ngành kinh tế này tạo điều kiện
11


cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.
- Đối thủ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành lữ
hành du lịch cũng như các ngành dịch vụ khác là rất lớn.Thể hiện ở sự cạnh
tranh về giá, các chiến dịch khuyếch trương, tiếp thị, thay đổi mẫu mã sản phẩm.
- Các chính sách, luật lệ, chế độ của Nhà nước : Chủ trương, đường lối
của Đảng, Nhà nước có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động

lữ hành du lịch.
1.2.3.2.Các nhân tố chủ quan:
- Lực lượng lao động: Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh.Trong dịch vụ du lịch thì lực lượng lao động là
người trực tiếp tạo ra sản phẩm của mình thông qua năng lực và trình độ của
mình mà không qua một công cụ sản xuất nào cả và sản phẩm du lịch không có
phế phẩm.
- Vấn đề tổ chức quản trị doanh nghiệp : Quản trị doanh nghiệp hiện đại là
luôn chú trọng đến việc xác định đúng các chiến lược kinh doanh và phát triển
doanh nghiệp.Người quản lý phải là người biết xây dựng đúng các chiến lược
kinh doanh, biết tìm thời cơ, biết đưa ra các quyết định đúng đắn,cùng với
phương pháp quản lý, chỉ tiêu hợp lý sẽ giúp cho công việc sẽ đạt được hiệu quả
cao hơn
- Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật :Trong du lịch hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật tuy không phức tạp như các ngành sản xuất kinh doanh khác
song nó cần có sự đầu tư cơ bản. Hệ thống trao đổi thông tin cần phải được trang
bị đầy đủ như máy fax, máy vi tính, điện thoại … để có thể trao đổi, xử lý,cập
nhật thông tin khách hàng một các nhanh nhất, giúp cho việc trao đổi thông tin
với các nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên một cách thuận tiện. Các phương
tiện vận chuyển phải đảm bảo để tạo cho khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ
chịu trong chuyến đi, nó sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy rút ngắn được khoảng
cách.
- Vốn kinh doanh: Để có thể tồn tại và phát triển thì tất cả các doanh
nghiệp đều cần có vốn kinh doanh. Nếu thiếu vốn thì mọi hoạt động của doanh
nghiệp hoặc đình trệ hoặc kém hiệu quả.Vì vậy vốn rất quan trọng, tuy nhiên
kinh doanh đạt hiệu quả thì phải sử dụng đồng vốn thu được lợi nhuận cao nhất.
Do đó, các nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng đồng vốn là một chỉ tiêu hiệu
quả kinh tế tổng hợp.
12



- Chất lượng tour: Chất lượng tour chính là mức độ phù hợp và khả năng
đáp ứng sự mong đợi của khách hàng. Chất lượng tour phụ thuộc vào: tính khả
thi của chương trình, tốc độ hợp lý của chương trình. Khi xây dựng chương trình
du lịch cần phải nghiên cứu chú ý đến số km di chuyển trong thời gian du lịch,
số lượng các tài nguyên du lịch trong chương trình, thời gian dành cho các điểm
du lịch, thời gian nghỉ ngơi, thời gian hoạt động tự do của du khách để cho phù
hợp với khả năng chịu đựng về tâm lý của du khách.
- Giá cả: Đây là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh
của công ty. Nếu mức giá của công ty đưa ra quá cao so với mức chi phí (giá
thành) thì tiền lãi từ một tour sẽ cao nhưng nó lại có thể ảnh hưởng tới lượng
tour bán ra, còn nếu mức giá bán của công ty đưa ra chỉ cao hơn giá thành rất
nhỏ thì mức lãi suất không cao, có thể bán được nhiều tour nhưng hiệu quả kinh
doanh lại thấp. Vì vậy công ty cần đưa ra mức giá bán hợp lý.
- Các chính sách của công ty:Tùy theo mục đích của công ty mà công ty
đề ra những chiến lược kinh doanh khác nhau. Nếu để cạnh tranh với các công
ty khác trên thị trường công ty có thể hạ thấp giá bán, đưa ra các chương trình
khuyến mại… để tạo ra sức mạnh cạnh tranh của mình.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH HOÀNG NGUYÊN
2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Du
lịch Hoàng Nguyên
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần du lịch Hoàng
Nguyên
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên.
Địa chỉ: Tầng 3, 30 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3795 0798/99
Fax: 04. 3795 0797

13


Email:
Công ty cổ phần du lịch Hoàng Nguyên được thành lập ngày 19 tháng 10
năm 2005. Là nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp hàng đầu tại Hà Nội với giấy
phép lữ hành quốc tế số :0953/2005/TCDL-GPLHQT. Với đội ngũ cán bộ,
hướng dẫn viên trẻ, năng động,nhiều năm kinh nghiệm, du lịch Hoàng Nguyên
vinh dự được làm bạn đồng hành của hàng ngàn lượt khách trong các chương
trình tham quan,nghỉ mát,công tác và hội chợ trong và ngoài nước.
2.1.2 Chức năng kinh doanh
Công ty cổ phần du lịch Hoàng Nguyên được thành lập ngày 19 tháng 10
năm 2005. Là nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp hàng đầu tại Hà Nội với giấy
phép lữ hành quốc tế số :0953/2005/TCDL-GPLHQT. Với đội ngũ cán
bộ,hướng dẫn viên trẻ,năng động,nhiều năm kinh nghiệm,du lịch Hoàng Nguyên
vinh dự được làm bạn đồng hành của hàng ngàn lượt khách trong các chương
trình tham quan,nghỉ mát,công tác và hội chợ trong và ngoài nước.
Hiện nay,công ty du lịch Hoàng Nguyên tự hào là nhà tổ chức du lịch
chuyên nghiệp tại Hà Nội đến các thị trường cao cấp như: Mỹ, Úc, Nhật, Hàn
Quốc, Nga, Ấn Độ, Đài Loan và các nước Châu Âu. Bên cạnh đó, các tour du
lịch tới các quốc gia tại Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái lan, Malaysia,
Singapore, Campuchia... và các danh lam thắng cảnh tại Việt Nam cũng được du
lịch Hoàng Nguyên tập trung phục vụ với số lượng khách hàng năm lên đến
hàng ngàn lượt người.
Công ty vinh dự là nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp đồng hành cùng Hiệp
hội dệt may Việt Nam với các chương trình hội chợ Magic Show tại Hoa Kỳ
2007,2008,2009, hội chợ may mặc tại Agentina 2009, hội chợ may mặc tại
Hồng Kông, Thượng Hải 2007,2008, đồng hành cùng Hiệp hội gia cầm Việt
Nam tham quan và làm việc tại Châu Âu, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tham
quan và làm việc tại Đài Loan, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang tham quan và

làm việc tại Australia, sở tài chính Hòa Bình tham quan và làm việc tại
Australia,C14 bộ công an tham quan và làm việc tại Sydney - Australia, Quận
ủy Ba Đình tham quan và làm việc tại Châu Âu, đồng hành cùng Đài truyền
hình Việt Nam làm việc tại đài truyền hình KBS Hàn Quốc, cùng Đài truyền
14


hình Việt Nam tổ chức và cổ vũ đội tuyển Robocon Việt Nam thi đấu tại
Malaysia và Ấn Độ và nhiều cá nhân, doanh nghiệp khác tham quan và làm việc
tại nhiều quốc gia trên Thế Giới.
Đặc biệt với những thế mạnh vượt trội về các tour cao cấp như tour du lịch
Úc, công ty du lịch Hoàng Nguyên cũng vinh dự được tổng cục du lịch Australia
cấp chứng nhận "Aussie specialist Agent - Chuyên gia du lịch Úc" và là đại diện
chính thức của công ty Asia World Travel service có trụ sở tại Seoul -Hàn Quốc
chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch tại Hàn Quốc cho du khách Việt Nam.
2.1.3 Sự phát triển của Công ty du lịch :
Hiện nay,công ty du lịch Hoàng Nguyên tự hào là nhà tổ chức du lịch
chuyên nghiệp tại Hà Nội đến các thị trường cao cấp như: Mỹ,Úc,Nhật,Hàn
Quốc,Nga,Ấn Độ,Đài Loan và các nước Châu Âu. Bên cạnh đó,các tour du lịch
tới các quốc gia tại Đông Nam Á như Trung Quốc,Thái lan, Malaysia,
Singapore,Campuchia... và các danh lam thắng cảnh tại Việt Nam cũng được du
lịch Hoàng Nguyên tập trung phục vụ với số lượng khách hàng năm lên đến
hàng ngàn lượt người.
Chúng tôi vinh dự là nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp đồng hành cùng
Hiệp hội dệt may Việt Nam với các chương trình hội chợ Magic Show tại Hoa
Kỳ 2007,2008,2009, hội chợ may mặc tại Agentina 2009, hội chợ may mặc tại
Hồng Kông, Thượng Hải 2007,2008, đồng hành cùng Hiệp hội gia cầm Việt
Nam tham quan và làm việc tại Châu Âu, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tham
quan và làm việc tại Đài Loan, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang tham quan và
làm việc tại Australia, sở tài chính Hòa Bình tham quan và làm việc tại

Australia,C14 bộ công an tham quan và làm việc tại Sydney - Australia, Quận
ủy Ba Đình tham quan và làm việc tại Châu Âu, đồng hành cùng Đài truyền
hình Việt Nam làm việc tại đài truyền hình KBS Hàn Quốc, cùng Đài truyền
hình Việt Nam tổ chức và cổ vũ đội tuyển Robocon Việt Nam thi đấu tại
Malaysia và Ấn Độ và nhiều cá nhân, doanh nghiệp khác tham quan và làm việc
tại nhiều quốc gia trên Thế Giới.
Đặc biệt với những thế mạnh vượt trội về các tour (chương trình du lịch) cao
cấp như tour du lịch Úc, công ty du lịch Hoàng Nguyên cũng vinh dự được tổng
15


cục du lịch Australia cấp chứng nhận "Aussie specialist Agent - Chuyên gia du
lịch Úc" và là đại diện chính thức của công ty Asia World Travel service có trụ
sở tại Seoul -Hàn Quốc chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch tại Hàn Quốc cho
du khách Việt Nam.
2.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty :
Trung tâm được thiết lập mới vì thế cơ cấu nhân sự cũng hoàn toàn mới.
Trung tâm hiện có cơ cấu bao gồm 13 người trong đó có: Ban giám đốc gồm
giám đốc, phó giám đốc phụ trách chung, kế toán, bộ phận quốc tế, bộ phận nội
địa và một đội ngũ hướng dẫn viên.
2.1.4.1: Mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty du lịch
Ban giám đốc

Bộ phận quốc
tế

Bộ phận nội
địa

Bộ phận kế

toán

Hướng dẫn
viên

Nguồn: Tài liệu nội bộ của công ty
Chú thích:
Đường trực tuyến
Đường chức năng
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm:
Chức nãng:
- Nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch trong và
ngoài nước. Xây dựng các chương trình du lịch, tổ chức thực hiện các chương
trình du lịch cho người nước ngoài đi tham quan, du lịch tại Việt Nam cũng như
người Việt Nam đi du lịch nước ngoài và trong nước.
- Trực tiếp giao dịch, ký kết với các hãng du lịch trong và ngoài nước.
- Kinh doanh các dịch vụ khác: vận chuyển, xuất nhập cảnh, đặt phòng
khách sạn, mua vé máy bay…
Nhiệm vụ:
- Căn cứ vào chính sách của Nhà nước, kế hoạch của Tổng cục Du lịch để
thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Trung tâm.
- Nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợ, hội thảo để nắm bắt được tình
16


hình du lịch thế giới và tạo mối quan hệ với bạn hàng.
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch.
- Nghiên cứu và thực hiện bộ máy kinh doanh cho từng thời kỳ.
- Tổ chức các chương trình du lịch, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
- Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức cho người lao

động.
2.1.4.3 Chức năng của từng bộ phận:
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung hoạt động của toàn Trung tâm, thực
hiện giám sát, đôn đốc trực tiếp các bộ phận khác làm việc. Đưa ra các chiến
lược kinh doanh cho toàn Trung tâm.
- Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc quản lý trực tiếp các bộ phận
trong trung tâm, thực hiện báo cáo kết quả kinh doanh cho giám đốc.
- Bộ phận quốc tế: Nhận và tổ chức các tour du lịch nước ngoài. Đây là
đại diện trực tiếp của công ty tiếp xúc với khách du lịch, bạn hàng và các nhà
cung cấp ở nước ngoài.
Bộ phận này còn phối hợp với phòng thị trường của công ty xây dựng các
chương trình du lịch quốc tế, ký kết hợp đồng với các hãng, các công ty du lịch
nước ngoài. Ngoài các tour du lịch cũ như sang Trung Quốc, Thái Lan,
Malaysia, Singapo và một số nước châu Á, Trung tâm đã xây dựng thêm các
chương trình du lịch các nước châu Âu, Hàn Quốc.
- Bộ phận nội địa: Có trách nhiệm xây dựng, quảng bá và thực hiện các
chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác thực hiện các chương trình du lịch
cho khách nước ngoài đã được doanh nghiệp lữ hành gửi khách gửi vào. Bộ
phận này tiếp xúc với khách hàng trong nước, giới thiệu và cung cấp cho khách
hàng các chương trình du lịch trong nước, sau đó nhận và ký kết, tổ chức các
chương trình du lịch trong nước. Phối hợp với bộ phận thị trường xây dựng các
chương trình du lịch.
- Tại Trung tâm Bộ phận nội địa và bộ phận quốc tế chính là bộ phận điều
hành chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình nội địa và quốc tế. Điều phối
hướng dẫn viên cho các tour, điều hành mọi hoạt động diễn ra của một chương
trình tour.
17


+ Là đầu mối triển khai toàn bộ công việc, điều hành các chương trình,

cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch và thông báo về khách do
phòng thị trường gửi tới.
+ Lập kế hoạch và triển khai toàn bộ công việc liên quan đến việc thực
hiện các chương trình du lịch như: đăng ký chỗ trong khách sạn, đặt vé máy
bay… đảm bảo yêu cầu về thời gian và chất lượng.
+ Thiết lập và duy trì các mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu
quan: ngoại giao, hải quan; ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ
du lịch như các khách sạn, nhà hàng, vận chuyển; lựa chọn các nhà cung cấp
đảm bảo chất lượng và uy tín.
+ Theo dõi quá trình thực hiện chương trình du lịch, phối hợp với phòng
kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán, nhanh chóng xử lý các tình huống
bất thường xảy ra.
- Bộ phận kế toán
+ Tổ chức thực hiện các công việc về tài chính kế toán, theo dõi ghi chép
chi tiêu của trung tâm. Dự trữ dự trù và ứng trước một khoản tiền cho hướng dẫn
viên khi thực hiện một chương trình du lịch. Kiểm tra các khoản phải thanh toán
với các bên cung ứng sản phẩm dịch vụ, thực hiện thanh quyết toán với hướng
dẫn viên sau một chương trình tour.
+ Theo dõi các khoản thu chi trong tháng và lập báo cáo tổng kết theo
tháng, quý, năm. Kịp thời phản ánh những thay đổi về tài chính của Trung tâm
cho giám đốc kể kịp thời có biện pháp xử lý.
- Đội ngũ hướng dẫn viên: Có trách nhiệm chính trong hoạt động hướng
dẫn du lịch của Trung tâm, thực hiện các chương trình đã được ký kết. Báo cáo
kết quả cho Trung tâm khi kết thúc chương trình, thực hiện thanh quyết toán với
bộ phận kế toán sau mỗi chương trình.
- Ngoài ra Trung tâm còn có đội ngũ cộng tác viên đông đảo giúp đỡ cho
Trung tâm vào thời gian đông khách, đội ngũ cộng tác viên thường làm việc
theo mùa vụ tại những điểm du lịch hoặc quảng cáo bán chương trình cho Trung
tâm tại địa phương. Đây cũng là một đội ngũ đắc lực ngoài việc giúp đỡ hướng
dẫn viên trong các lần dẫn khách mà còn viết bài cho Trung tâm.

18


2.2. Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh tại công ty
cổ phần du lịch Hoàng Nguyên
Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế thế
giới, cùng những biến động xã hội, dịch bệnh tràn lan, đã làm cho hoạt động du
lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn, bất lợi.
Vượt qua những khó khăn, bất lợi của toàn ngành, Công ty đã nỗ lực vượt qua
khó khăn xây dựng, triển khai nhiều giải pháp để duy trì hoạt động kinh doanh
lữ hành của mình.
2.2.1 Những biện pháp công ty áp dụng để phát triển kinh doanh
2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu thị trường là một khâu vô cũng quan trọng trong chiến lược
phát triển của công ty để từ đó đưa ra những chiến lược phát triển dài hạn.
- Nguồn khách mà công ty đang tập trung nghiên cứu chủ yếu là khách
Châu Âu, Mỹ và Châu Úc : Anh, Úc, Mỹ, Pháp, Đức... Đây là nguồn khách đã
gắn bó lâu dài vì vậy công ty luôn có những ưu đãi nhất định cho những thị
trường khách này.
- Nhằm nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút nhiều hơn nữa du
khách đến Việt Nam, công ty đã chú trọng công tác tiếp xúc du lịch, mang tính
chuyên nghiệp. Để hiểu rõ hơn về chất lượng sản phẩm, hiểu được suy nghĩ
mong muốn của khách, Công ty đã tiến hành phương pháp nghiên cứu, điều tra,
thăm dò ý kiến khách du lịch. Tuy vậy nghiên cứu này chỉ là nghiên cứu cho
một số lượng lớn nhóm khách, nhưng nó cũng giúp cho Công ty định hướng
được các chiến lược của mình phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách. Doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm đặc thù của mình trong môi
trường quảng bá điểm đến đã thuận lợi. Đưa ra những sản phẩm có chất lượng
đúng với thương hiệu và những gì đã quảng bá. Kết hợp cùng với các phương
tiện truyền thông đại chúng.
2.2.1.2. Chính sách sản phẩm

Các sản phẩm du lịch có sự chọn lọc và đầu tư kĩ càng của tất cả các
thành viên

19


Các bộ phận nghiên cứu thị trường, xây dựng tour, tuyến du lịch luôn theo
sát xu hướng du lịch mới của du lịch ở Việt Nam cũng như du lịch thế giới. Việc
phát triển, xây dựng sản phẩm mới cũng được xác định là phải gắn liền với phát
triển thị trường mới. Riêng đối với thị trường du lịch quốc tế, bên cạnh những
thị trường du lịch lâu nay như Pháp, Anh,Úc. .. công ty đang hướng tới phát
triển một số thị trường mới như Nga, Trung Quốc...
Mỗi thị trường này đòi hỏi sản phẩm du lịch phù hợp như: nghỉ dưỡng dài
ngày ở một vùng biển, kết hợp mua sắm dành cho khách Pháp, tour dài ngày cao
cấp kết hợp tham quan thắng cảnh với tìm hiểu văn hoá lịch sử Việt Nam đối với
thị trường khách Úc. Từ đó, công ty triển khai 20 chương trình du lịch trong
nước được thiết kế với nhiều tour được phân nhóm dựa trên những khảo sát về
các thị trường của du lịch nội địa như: khách đi lẻ tour định kì, khách lẻ đi theo
nhóm, theo gia đình, khách đi theo nhóm du lịch của các công ty, xí nghiệp,
đoàn thể, khách MICE, khách du lịch là Việt Kiều... Và 10 chương trình du lịch
ra nước ngoài với nội dung đa dạng như tham quan, nghỉ dưỡng, kết hợp khảo
sát, hội nghị, mua sắm, tìm hiểu du học, chữa bệnh, du lịch tàu biển ở 6 nước...
Công ty luôn chú ý đến việc xây dựng những sản phẩm, dịch vụ đặc thù để phục
vụ khách hàng tốt nhất: đưa ra chương trình tặng toàn bộ phí bảo hiểm du lịch
cao cấp. Hiện tại công ty đang khai thác các tour cho người nươc ngoài trên địa
bàn thành phố Hà Nội mang tính ngắn, cục bộ nhưng vẫn đảm bảo tính nghệ
thuật, sáng tạo tránh sự nhàm chán cho du khách. Đây cũng là một trong những
thách thức của toàn bộ cán bộ công ty.
2.2.1.3 Chính sách giá cả
Giá cả luôn là quan tâm hàng đầu của đại đa số du khách khi thực hiện

các tour du lịch. Và đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lí
của du khách. Giá cả có nhiều loại giá. Giá tour trọn gói, giá dịch vụ tại các
điểm du lịch, vé thăm quan, ăn uống... Chính vì vậy quản lí giá cả cũng là một
trong những nhiệm vụ được ưu tiên tại công ty.
Đa số các tuyến tour cố định đều đã được cân nhắc kĩ lưỡng khi đưa ra
khung giá chuẩn cho dịch vụ. Khung giá này đảm bảo sao cho hợp lí với dịch vụ

20


mà công ty mang lại cho khách, khiến cho khách hài lòng và chấp nhận bỏ tiền
ra mua dịch vụ.
Công ty cũng luôn có mức giá ưu đãi cho thị trường khách truyền thống
nhằm khai thác thêm lượng khách mới. Công ty cũng áp dụng biện pháp giá ưu
đãi đối với khách quốc tế. Đối với khách trung thành thì công ty có biện pháp
giá ưu đãi là phát cho họ thẻ giảm giá.
Giá một vài tuyến tour chiếm tỉ trọng cao của công ty
- Du lịch Hàn Quốc: Seoul- Pusan- Jeju - Everland- Nami: 23 940 000 VND
- Du lịch Nhật Bản: Hà Nội - Tokyo - Hakone - Osaka - Mùa hoa anh đào:
39 990 000 VND
- Du lịch Hà Nội- Sapa 2 ngày 1 đêm: 1 670 000 VND
Và một số chương trình du lịch xuyên Việt, du lịch quanh thành phố Hà Nội...
2.2.1.4 Chiến lược quảng cáo
Trong những năm qua thương hiệu du lịch Việt Nam đang khẳng định và
ngày được đánh bóng đề cao. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn,
an toàn trong khu vực.
Công ty cổ phần du lịch Hoàng Nguyên là một công ty lớn mạnh, đã
khẳng định được thương hiệu của mình trong thị trường du lịch, ngoài việc "nói
sao làm vậy" thì các chiến lược quảng cáo cũng đang được công ty cũng đang
được đầu tư một cách thích đáng. Công ty đã sử dụng nhóm giải pháp quảng bá

qua các công cụ chính và đây cũng là thế mạnh của công ty đó là đường website,
email... với giao diện đẹp, sinh động nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất
nước, con người, nhưngx cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự
kiện văn hoá du lịch nổi tiếng hấp dẫn của văn hoá Việt Nam cũng như các điểm
đến du lịch quốc tế, kết nối các đoạn chương trình giới thiệu của các doanh
nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ hình ảnh để khách hàng dễ dàng
truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và các trang web nổi tiếng.
Công ty cũng kết hợp quảng bá qua các lễ hội sự kiện có chọn lọc trong
và ngoài nước ( các sự kiện thể thao lớn trong khu vực, thế giới, các hội nghị
của lãnh đạo cao cấp các nước...)
2.2.2 Thực trạng phát triển kinh doanh tại công ty
21


2.2.2.1 Tình hình phát triển lượng khách của công ty.
Trong những năm qua, công ty đã áp dụng các biện pháp trên nên lượng khách
đã dần ổn định qua các năm, được thể hiện qua số liệu:

Bảng 1: Tình hình phát triển lượng khách của công ty cổ phần du lịch Hoàng
Nguyên
( Đơn vị : Người )
Năm 2012
STT

Chỉ tiêu
Tổng
số

Tỷ
trọng


1

Tổng

lượt 3150

%
100

2
3
4

khách
Khách nội địa
913
Khách quốc tế 2048
Khách Việt ra 189

29
65
6

Năm 2013
Tổng
số

Tỷ
trọng


3298

%
100

914
2160
224

27.7
65.5
6.8

Năm 2014
Tổng
số

% năm sau
so năm trước

Tỷ
trọng 13/12 14/13

3750

%
100

104.6 113.7


1031
2475
244

27.5
66
6.5

100.1 113
105.5 114.6
119 108.9

nước ngoài
(Nguồn : Tài liệu nội bộ công ty)
Từ bảng đưa ra những nhận xét sau:
Tổng số lượt khách năm 2013 so với năm 2012 tăng 4,6%. Trong đó
khách quốc tế đến Việt Nam tăng 5.5%, Khách Việt Nam ra nước ngoài tăng
19%
Xét về cơ cấu tỉ trọng, khách quốc tế chiếm tỷ trọng cao nhất 65% (2012),
65.5% (2013) và 66% (2014)
2.2.2.2 Tình hình phát triển doanh thu kinh doanh lữ hành
22


Trên cơ sở phát triển số lượt khách như trên, tổng doanh thu của công ty
cổ phần du lịch Hoàng Nguyên.

Bảng 2: Tình hình phát triển doanh thu kinh doanh lữ hành tại công ty cổ
phần du lịch Hoàng Nguyên trong 3 năm qua :

(Đơn vị : Triệu đồng; TT: %)
Năm 2012
STT

Chỉ tiêu
Tổng số

% Năm sau so
Năm 2013

TT

Tổng số

TT

Năm 2014
Tổng
số

với năm trước
14/13

TT

13/12

1

Tổng doanh


3.267

100

3610

100

4132

100 110.5 114.5

2

thu
Doanh thu từ

784.08

24

830.3

23

962.8

23.3 105.9 115.9


3

khách nội địa
Doanh thu từ 1894.86

58

2111.8 58.5 2425.5 58.7 111.5 114.9

4

kháchquốc tế
DTđưa khách

18

607.9

588.06

18.5 764.42 17.5 113.6 114.5

Việt ra nước
ngoài.
( Nguồn : Tài liệu nội bộ công ty )
Qua bảng số liệu trên có một vài nhận xét
Năm 2013 so với 2012: Tổng doanh thu tăng 10.5%, trong đó doanh thu
khách quốc tế tăng 11.5%, doanh thu khách Việt Nam ra nước ngoài tăng
13.6%, tăng thấp nhất là doanh thu nội địa 5.9%
Năm 2014 so với 2013: Tổng doang thu tăng 14.5%, trong đó doanh thu

khách nội địa giai đoạn này tăng nhanh nhất 15.9%, doanh thu khách quốc tế
tăng 14.9%,doanh thu khách Việt Nam ra nước ngoài tăng 14.5%.

23


Xét về cơ cấu doanh thu: Khách quốc tế chiếm tỷ trọng cao nhất, năm
2012 chiếm 58%,2013 chiếm 58.5%,2014 chiểm 56.7%, tiếp đến là doanh thu
khách nội địa chiểm tỷ trọng xấp xỉ 24% và thấp nhất là doanh thu từ khách Việt
Nam ra nước ngoài chiếm 18%
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty đã khá ổn định nhưng nếu
chủ quan không có được năng lực cạnh tranh so với các công ty khác trong cùng
khu vực.
2.2.3 Thực trang hiểu quả kinh doanh của công ty.
2.2.3.1 Thực trạng về phát triển lợi nhuận
Ngoài việc áp dụng các biện pháp kinh doanh, công ty còn chú trọng quan
tâm đến quản lý hoạt động tài chính, quản lý chi phí và sử dụng chính sách
khuyến khích bằng mọi lợi ích vật chất đối với nhân viên.
Bảng 3: Thực trạng phát triển lợi nhuận tại công ty cổ phần du lịch Hoàng
Nguyên.
STT Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

% Năm sau
so năm trước

13/12 14/13

1
2
3
4
5
6
7

Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận trước
thuế
Tỷ suất lợi nhuận
trước thuê %
Thuế thu nhập
Lợi nhuận sau
thuế
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế %

3267
2352.2

3610
2563.1

4132
2975


110.5 114.5
108.9 116

915

1047

1157

114.4 110.5

28

29

28

228.75

261.7

289.2

114.4 110.5

686.25

785.17


867.72

114.4 110.5

21

21.75

21

+0.75 -0.75

+1

-1

( Nguồn : Tài liệu nội bộ công ty )
Qua số liệu có thể rút ra nhận xét sau:

24


Năm 2013 so với năm 2012, tổng doanh thu tăng 10.5%, trong đó tổng chi
phí tăng 8.9%, dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng 14,4% và tỷ suất lợi nhuận sau
thuế tăng 0.75%.
Năm 2014 so với năm 2013, tổng doanh thu tăng 14.5%,tổng chi phí tăng
hơn doanh thu (16%), dẫn đến lợi nhuận sau thuế thấp (10%) và tỷ suất lợi
nhuận sau thuế giảm (-0.75%).
2.2.3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động.
Những năm vừa qua, công ty đã áp dụng các biện pháp kinh doanh và

hiểu quả kinh doanh như đã trình bày ở trên, dẫn đến việc sử dụng nguồn lao
động thể hiện ở bảng số sau :
Bảng 4 : Thực trạng hiểu quả sử dụng lao động tại công ty du lịch Hoàng
Nguyên.
STT

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

% năm sau
so năm trước

1
2

Tổng doanh thu
3267
Tổng số lao động 10

3610
15

4132
15

13/12 14/13
110.5 114.5
150
100


3
4

bình quân
Lợi nhuận sau thuế
686.25
Hiệu quả sử dụng lao

785.17

867.72

114.4 110.5

241

275.5

74

51

57.8

74.02 113.6

động
-Doanh thu bình quân 326.7


114.5

trên đầu người
-Lợi nhuân bình quân
đầu người

68.6

( Nguồn : Tài liệu nội bộ công ty)
Từ số liệu ở bảng 4 có nhận xét sau:
- Năm 2013 so năm 2012, tổng Doanh thu tăng 10.5% , lợi nhuận sau thuế
tăng 14,4% trong khi đó số lao động bình quân tăng 50% nên Doanh thu bình
quân trên đầu người giảm 26% và lợi nhuận bình quân trên đầu người giảm
25.8% .
25


×