Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại công ty than núi hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.82 KB, 50 trang )

Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH VẼ..................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THAN NÚI HỒNG...............3
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty........................................3
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Than Núi Hồng – VVMI...................6
2.1. Ngành nghề kinh doanh......................................................................6
2.2. Chức năng của Công ty......................................................................6
2.3. Nhiệm vụ của Công ty........................................................................7
3. Quy trình công nghệ sản xuất than ở Công ty Than Núi Hồng.................7
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Than Núi Hồng.................11
4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý tại Công ty Than Núi Hồng..........11
4.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.....................13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY THAN NÚI HỒNG......................................16
1. Vai trò của các bộ phận trong việc thực hiện công tác lập kế hoạch
nguồn nhân lực............................................................................................16
2. Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công ty than Núi
Hồng............................................................................................................16
2.1. Xác định cầu nhân lực......................................................................16
2.2. Xác định cung nhân lực....................................................................24
2.3. Cân đối cung cầu và thực hiện các giải pháp...................................26


2.4. Thực hiện các chính sách.................................................................27
2.5. Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện.................................................28
3. Đánh giá những kết quả đạt được và tồn tại............................................28
3.1. Những kết quả đạt được...................................................................28
3.2. Tồn tại...............................................................................................30
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC....................................................31
1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.......................31
1.1. Mục tiêu kế hoạch năm 2013...........................................................31
1.2. Phương hướng phát triển của Công ty tới năm 2015.......................32
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực
tại Công ty than Núi Hồng..........................................................................33
2.1. Lập kế hoạch tuyển dụng lao động...................................................33
2.2. Nâng cao chất lượng dự báo cầu nhân lực.......................................34

MSV : 09D04786

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

2.3. Nâng cao chất lượng dự báo cung lao động.....................................38
2.4. Các giải pháp cân đối cung cầu........................................................39
2.5. Tiến hành đánh giá công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực..............40
2.6. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách...............41

3. Một số giải pháp khác.............................................................................41
3.1. Phân tích công việc...........................................................................41
3.2. Đánh giá thực hiện công việc...........................................................41
KẾT LUẬN....................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................44

MSV : 09D04786

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Quy trình khai thác than..................................................................8
Hình 2: Sơ đồ quy trình khai thác than bằng thủ công...............................9
Hình 3: Sơ đồ kết cấu sản xuất tại Công ty than Núi Hồng – VVMI.......10
Hình 4: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty than Núi Hồng....................12

MSV : 09D04786

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp




Khoa Quản lý kinh doanh

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê số lao động gián tiếp qua 3 năm 2010-2012...............18
Bảng 2.2 Thống kê lao động theo độ tuổi....................................................19
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lao động gián tiếp năm 2012.......................19
Bảng 2.4 Thống kê lao động gián tiếp theo độ tuổi năm 2011...................21
tại Cơ quan Công ty......................................................................................21
Bảng 2.5: Cân đối cung cầu lao động năm 2012.........................................26
Bảng 3.1: Tính lại năng suất lao động theo giá gốc năm 2011..................35
Bảng 3.2: So sánh hai phương pháp............................................................35
Bảng 3.3: Bảng cân đối cung cầu nhân lực năm 2012 – 2013....................39

MSV : 09D04786

SV: Hoàng Thị Bích Phượng




Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý kinh doanh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MSV : 09D04786


BCH:

Ban chấp hành

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

ĐT&PT:

Đầu tư và phát triển

KHKD:

Kế hoạch kinh doanh

LĐGT:

Lao động gián tiếp

LĐTT:

Lao động trực tiếp

LĐTBXH:

Lao động thương binh xã hội

LKHNNL:


Lập kế hoạch nguồn nhân lực

TNH:

Than Núi Hồng

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bất cứ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào thì nguồn lực con người
luôn đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất vì con
người quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức nói chung
cũng như các yếu tố như năng suất, chất lượng sản phẩm, con người là yếu tố
làm gia tăng giá trị tổ chức. Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì
việc áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất được thực hiện ở hầu hết các tổ
chức. Cùng công nghệ sản xuất thì lực lượng lao động có kỹ năng của một tổ
chức ngày càng được nhận biết và đang trở thành yếu tố cạnh tranh quyết định
và quan trọng nhất. Thời gian gần đây các tổ chức mới nhận thức được tầm

quan trọng của công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực. Bất kỳ tổ chức nào
muốn tồn tại và phát triển bền vững trong cạnh tranh cần thiết phải tiến hành
lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực, chính vì vậy em chọn đề tài: “ Giải
pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công ty Than
Núi Hồng ” để làm bài luận văn của mình. Trong giai đoạn những năm đầu
chuyển thành Công ty Than Núi Hồng – VVMI, Chi nhánh Tổng Công ty
Công nghiệp Mỏ Việt Bắc - VINACOMIN càng nhận thấy sự cần thiết phải
tiến hành công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực một cách nghiêm túc và triệt
để nhất để có thể xây dựng được một đội ngũ lao động đủ về số lượng cũng
như chất lượng hoàn thành tốt các chiến lược sản xuất kinh doanh. Qua thời
gian thực tập tại Công ty em nhận thấy đây là một vấn đề mà Công ty đang
quan tâm và chính bản thân em cũng thấy sự cần thiết phải nghiên cứu công tác
lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công ty và xem xét thực trạng để đưa ra các
giải pháp hoàn thiện công tác này.
Với vốn kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập tại trường Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, và với thời gian tìm hiểu và học hỏi
thực tế tại Công ty than Núi Hồng – VVMI, em đã hoàn thành bài luận văn

MSV : 09D04786

1

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh


của mình. Nội dung bài luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3
chương:
Chương 1 :Giới thiệu khái quát về Công ty than Núi Hồng
Chương 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công
ty than Núi Hồng
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập hoạch
nguồn nhân lực tại Công ty than Núi Hồng.
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Kim Văn Chính
cùng sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên Công ty Than Núi Hồng – VVMI
đã giúp em có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò và tầm quan trọng
của công tác LKHNNL đồng thời giúp em vận dụng một cách cụ thể hơn
những kiến thức đã học vào trong điều kiện thực tế. Qua quá trình thực tập
cũng giúp em hiểu được quá trình sản xuất thực tế và các lĩnh vực quản lí hoạt
động sản xuất kinh doanh cơ bản trong Công ty.
Mặc dù đã rất cố gắng song do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và thời gian
thực tập không nhiều, bài luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu
xót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài luận
văn của em được hoàn thiện hơn.

MSV : 09D04786

2

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp




Khoa Quản lý kinh doanh

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THAN NÚI HỒNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty Than Núi Hồng – VVMI Chi nhánh Tổng Công
ty Công Nghiệp Mỏ Việt Bắc – VINACOMIN.
- Trụ sở chính đặt tại: Xã Yên Lãng - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên.
Tel: 0280.3826138
Fax: 0280.3826139
- Giấy đăng ký kinh doanh số: 1714000008 - Cấp ngày 07 tháng 02 năm 2007
- Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thái Nguyên.
- Mã số thuế: 010010005001
- Tài khoản số: 39010000000359 Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thái
Nguyên
Vùng mỏ than Núi Hồng có lịch sử phát triển từ đầu thế kỷ 20, năm
1920 người Pháp đã lập bản đồ địa chất và thăm dò tài nguyên than tại Thấu
kính 3, sau đó từ những năm 1959 đến năm 1963, Tổng cục địa chất thăm dò
tỉ mỉ để đánh giá trữ lượng than tại mỏ than Núi Hồng và cũng từ đây, mỏ
thực sự trở thành “khối vàng đen” của đất nước. Trải qua những ngày tháng
khốc liệt của chiến tranh, có những ngày mỏ dừng sản xuất, đến ngày
1/8/1980 mỏ than Núi Hồng (TNH) chính thức được thành lập theo Quyết
định số 49/ĐT- TCCB ngày 20/7/1980 của Bộ trưởng Bộ Điện Than.
Năm 1993 Xí nghiệp than Núi Hồng bắt đầu hạch toán phụ thuộc cơ
quan chủ quản cấp trên than Nội Địa (nay là Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ
Việt Bắc – VINACOMIN). Năm 2001 Mỏ Than Núi Hồng được đổi tên thành
Xí nghiệp Than Núi hồng (Theo quyết định số 430/QĐ - TCCB ngày 04
tháng 10 năm 2001 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam). Ngày
22/01/2007 Hội đồng quản trị Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc VINACOMIN có quyết định số 21/QĐ-HĐQT về việc thành lập Chi nhánh
Công ty TNHH một thành viên công nghiệp mỏ Việt Bắc – TKV than Núi


MSV : 09D04786

3

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

Hồng - VVMI. Bắt đầu từ năm 2011 Chi nhánh đổi tên thành Công ty Than
Núi Hồng – VVMI Chi nhánh Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc –
VINACOMIN. Tình hình phát triển của Công ty than Núi Hồng có thể chia
thành ba giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1980 – 1990
Giai đoạn này Mỏ Than Núi Hồng mới thành lập và đi vào hoạt động
với cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật ban đầu còn rất thô sơ. Ngày 24/6/1981,
hiệp định kinh tế Việt - Xô được ký kết, Mỏ than được Liên Xô đầu tư và
trang bị máy móc thiết bị để xây dựng mở rộng quy mô cơ giới hóa trong sản
xuất. Tổng tài sản của đơn vị tính đến năm 1990 là 5 tỷ đồng, doanh thu đạt
5,4 tỷ, khai thác được 999,3 nghìn tấn than nguyên khai/năm; bóc đất đá được
1,79 triệu m3., tiêu thụ được 0,91 triệu tấn than.
* Giai đoạn 1991 – 2000
Đây được coi là giai đoạn bản lề của quá trình và phát triển của Mỏ
than. Giai đoạn này Mỏ đã được Công ty Than Nội Địa (nay là Công ty Công
nghiệp mỏ Việt Bắc - VINACOMIN) đầu tư cải tạo và xây dựng, được đầu tư

nhiều xe ô tô mới, máy xúc, máy gạt hiện đại, đội ngũ CBCNV của Mỏ đã
được bổ sung và nâng cao. Mỏ than Núi Hồng đã tiếp nhận và đưa vào sử
dụng tuyến đường sắt Quán Triều – Núi Hồng dài 35km góp phần nâng cao
năng lực tiêu thụ than, tham gia bóc đất tại xí nghiệp than Na Dương và tiếp
nhận đội gạch Bắc Hải. Tổng tài sản tính đến năm 2000 là 79 tỷ đồng, tổng
doanh thu 222 tỷ đồng, khai thác được 2 triệu tấn than nguyên khai, bóc 2,9
triệu m3 đất đá, tiêu thụ 1,94 triệu tấn than.
* Giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Đây là giai đoạn ổn định và phát triển của Công ty Than Núi Hồng.
Công ty đứng trước nhiều cơ hội phát triển thuận lợi. Chi nhánh tiếp tục được
Công ty đầu tư cải tạo và mở rộng Mỏ và năm 2006 được Công ty giao cho
quản lý và vận hành hệ thống băng tải (dài 2,7 Km) cấp than cho Nhà máy

MSV : 09D04786

4

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

Nhiệt điện Cao Ngạn, khai thác được 3,33 triệu tấn than nguyên khai; bóc đất
đá đạt được 9,73 triệu m3; tiêu thụ được 3,1 triệu tấn than; tổng doanh thu
đạt 1.674 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước đạt 76,3 tỷ đồng. Không chỉ dừng
lại ở nhiệm vụ sản xuất, chế biến kinh doanh than và vật liệu xây dựng, từ

cuối năm 2004, TNH còn mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực nhà hàng, khách
sạn. Được sự quan tâm đầu tư của Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc,
đến nay, đơn vị đã có được một cơ ngơi khang trang - Khách sạn mỏ Việt Bắc
tại hồ Núi Cốc. Với sự đầu tư mới này, Than Núi Hồng đã đảm nhận thêm
nhiệm vụ điều dưỡng phục hồi chức năng cho CBCNV ngành than, tổ chức
hội nghị, hội thảo…
Như vậy, trải qua 30 năm lao động bền bỉ và sáng tạo, Công ty Than
Núi Hồng đã có 1.034 lượt tập thể lao động tiên tiến, 340 lượt tập thể lao
động xuất sắc cấp cơ sở và 107 lượt tập thể lao động xuất sắc cấp Công ty, 9.
126 lượt cá nhân đạt lao động tiên tiến, 633 lượt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở,
213 lượt chiến sĩ thi đua cấp Công ty, 34 chiến sĩ thi đua cấp Tập đoàn, 4
Chiến sĩ thi đua cấp bộ, 8 lao động giỏi cấp tỉnh. Với những thành tích đặc
biệt xuất sắc đó, tập thể CBCNV Than Núi Hồng đã được Nhà nước tặng
thưởng: Huân chương Chiến công hạng Ba; Huân chương Lao động hạng
Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Độc lập hạng Ba - năm 2005 và nhiều phần
thưởng cao quý khác cho các tập thể, các nhân trong mỏ. Đặc biệt, nhân dịp
này, Than Núi Hồng vinh dự và tự hào được Đảng và Nhà nước trao tặng
Huân chương Độc lập hạng Nhì…. Than Núi Hồng còn là đơn vị có truyền
thống hoạt động xã hội từ thiện, trong những năm qua, đã ủng hộ nạn nhân
chất độc màu da cam, gia đình chính sách, hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở
hạ tầng, nhà văn hóa, nhà tình nghĩa... số tiền lên tới trên 6 tỷ đồng…

MSV : 09D04786

5

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp




Khoa Quản lý kinh doanh

2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Than Núi Hồng – VVMI
2.1. Ngành nghề kinh doanh
+ Sản xuất chế biến và mua bán than
+ Sửa chữa thiết bị mỏ,xây dựng các công
trình công nghiệp và dân dụng
+ Sản xuất vật liệu xây dựng
+ Vận tại đường sắt, đường bộ
+ Kinh doanh khách sạn, du lịch và dịch
vụ ăn uống.
2.2. Chức năng của Công ty
Công ty Than Núi Hồng có tổng số gần 1.000 cán bộ công nhân viên,
không chỉ khai thác than phục vụ nhu cầu phát triển đời sống kinh tế và nhân
dân địa phương và các tỉnh phía Bắc, Công ty còn sản xuất, vận chuyển và
cung cấp than cho Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn Thái Nguyên. Công ty là
một trong những đơn vị có ảnh hưởng rất lớn đối với Tổng Công ty Công
nghiệp Mỏ Việt Bắc - VINACOMIN, từ việc giải quyết công ăn việc làm cho
CBCNV trong Công ty cho tới việc hàng năm mang lại cho Công ty một
khoản doanh lợi rất lớn, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và mở rộng
Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc.
Công ty than Núi Hồng sản xuất sản phẩm chính là than ở dạng cám,
gồm than cám 3, cám 4, than cám 5 và than cám 6, ngoài ra chi nhánh còn chế
biến than tổ ong, than ép và sản xuất gạch xây dựng. Chi nhánh luôn không
ngừng phát triển sản xuất, tìm hiểu và hợp tác với các đơn vị bạn để đầu tư
thêm dây truyền thiết bị hiện đại, đưa công nghệ mới vào sản xuất nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm.


MSV : 09D04786

6

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

2.3. Nhiệm vụ của Công ty
- Thực hiện nghiêm túc pháp luật của Đảng và Nhà nước, các nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước.
- Bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất, kết hợp với chính quyền địa phương
giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội trong nội bộ Công ty và địa phương;
Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh Công ty.
- Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế, các mối liên
doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, khai thác tốt hơn thị trường hiện có,
tìm kiếm, thiết lập thị trường mới.
- Nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ.
- Tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, văn hóa, khoa học kỹ thuật cho người lao động.

- Kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ ăn uống và các ngành nghề
khác theo quy định của pháp luật.
3. Quy trình công nghệ sản xuất than ở Công ty Than Núi Hồng
Công ty Than Núi Hồng là mỏ khai thác lộ thiên với quy mô sản xuất
thuộc loại trung bình, than được hình thành qua sự trầm lắng, tích tụ tạo thành
những thấu kính. Công ty hiện nay đang khai thác than ở mức + 60 đến 130 m
so với mực nước biển. Việc khai thác than có thể được thực hiện bằng cơ
giới. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là than cám, trong quá trình khai thác
than còn thu được một số các sản phẩm khác như đá kẹp, bã sang, đất để làm
gạch…

MSV : 09D04786

7

SV: Hoàng Thị Bích Phượng




Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý kinh doanh

* Quy trình khai thác
Vận tải
Ô tô
Than
sạch


Kho
than
Vận tải
ĐS
Than
sạch

Than
xúc xô
Khoan
nổ mìn

Vận
tải

Bốc
xúc

Bã sàng

Sàng tuyển

TIÊU
THỤ

Đất
đá

Đất


Đất
đá

Bãi thải

Đất tầng mặt

Gạch

SX gạch

Đá kẹp lẫn than

Hình 1: Quy trình khai thác than
* Quy trình khai thác than bằng cơ giới
- Gạt đất đá khoan bắn nổ mìn: Ở bước này tiến hành khoan bắn nổ
mìn để gạt và bốc xúc đất đá, khi chạm đến các vỉa than sử dụng loại máy
khoan CBP-160A để khai thác than.
- Bốc xúc và khai thác than: Chi nhánh sử dụng loại máy xúc bốc than
là các loại: CAT330B, EO-5111B, UB-1212 và E-652… để bốc và xúc than
sau khi khoan, nổ mìn.

MSV : 09D04786

8

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp




Khoa Quản lý kinh doanh

- Vận chuyển về khu sàng tuyển than: Sau khi bốc xúc, than được đưa
về khu sàng tuyển bằng các thiết bị vận tải chủ yếu là xe Kpaz-256B, xe
Benla 7522, xe CAT773 và tầu hỏa TY-7A .Công tác vận tải chiếm vị trí rất
quan trọng trong dây chuyền sản xuất của Công ty than Núi Hồng. Chi phí
vận tải trong giá thành đơn vị sản phẩm tương đối lớn.
- Sàng tuyển: là khâu cuối cùng trong dây chuyền sản xuất than để loại
bỏ đất đá, tạp chất và thu được than sạch. Tại Công ty Than Núi Hồng công
tác này được thực hiện khá tốt, nhờ đó mà hệ số thu hồi than của Công ty
đạt 93 %.
Ngoài những quy trình trên còn có các công tác phục vụ phụ trợ
khác như sửa chữa máy thiết bị, cung ứng vật tư…
* Ưu nhược điểm của Quy trình khai thác than bằng cơ giới
- Ưu điểm: Khai thác than bằng cơ giới chi phí về lao động thấp, hao
phí tiền lương nhỏ, năng suất lao động cao, phát huy được tính công nghiệp
hóa hiện đại hóa.
- Nhược điểm: Chất lượng chủng loại sản phẩm không đồng đều, chi
phí vật tư và nhiên liệu cao, không tận dụng triệt để được tài nguyên.
* Quy trình sản khai thác than bằng thủ công:
San gạt
đất đá

Khai thác bằng các
dụng cụ thủ công

Than

sạch

Kho
than

Tiêu
thụ

Hình 2: Sơ đồ quy trình khai thác than bằng thủ công
* Ưu nhược điểm của Quy trình khai thác than bằng thủ công
- Ưu điểm: Khai thác than bằng thủ công tận dụng được những tài
nguyên ở lộ vỉa, vỉa lẻ hoặc vỉa có sản lượng ít không khai thác được bằng
máy hoặc khi khai thác bằng máy thì chi phí sản xuất lớn.
- Nhược điểm: Chi phí lao động, tiền lương khá cao, năng suất lao động
thấp

MSV : 09D04786

9

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

* Kết cấu sản xuất

Bộ phận
sản xuất
phụ trợ

Bộ phận
cung cấp
vật tư…

Moong
than

PX Khai thác

Bộ phận
vận tải
Bộ phận
cung
cấp
điện
phục
vụ

Kho than
PX
đường sắt
PX Bốc xúc

Sàng tuyển
than sạch


Than
thành phẩm

Hình 3: Sơ đồ kết cấu sản xuất tại Công ty than Núi Hồng – VVMI
 Bộ phận sản xuất chính: bao gồm các phân xưởng sản xuất là những
đơn vị trực tiếp khai thác, vận chuyển và tiêu thụ than.
 Bộ phận sản xuất phụ trợ: bao gồm bộ phân cung cấp nước cho sản
xuất, bộ phận phục vụ ăn ca cho công nhân tại các phân xưởng.
 Bộ phận cung cấp: là bộ phận rất quan trọng trong sản xuất chuyên
cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế phục vụ cho sản xuất.
MSV : 09D04786
Phượng

10

SV: Hoàng Thị Bích


Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

 Bộ phận vận chuyển: có chức năng vận chuyển than khai thác tập
trung kho thành phẩm và một bộ phận vận chuyển than tiêu thụ cho khách
hàng (Phân xưởng Đường sắt).
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Than Núi Hồng
4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý tại Công ty Than Núi Hồng


MSV : 09D04786
Phượng

11

SV: Hoàng Thị Bích




Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý kinh doanh

GIÁM ĐỐC

Phó GĐ
Kỹ thuật

Phòng Kỹ
thuật Sản xuất

Phòng Kỹ
thuật
An toàn

Phân
xưởng
khai
thác


Phân
xưởng
1A

Phòng Kế toán
TKTC

Phó GĐ
Cơ điện

Phó GĐ 3

Phó GĐ 4

Phòng Tổ
chức Lao động

Phòng
Cơ điện

Phòng
Hành chính

Phòng
KHKD

Phòng Bảo vệ
Thanh tra


Phòng
Vật tư

Phân
xưởng
Băng
tải

Phân
xưởng

điện

Trạm
Y tế

Phân
xưởng
Vật liệu
xây
dựng

Phân
xưởng
đường
sắt

Đội
điện
nước


Hình 4: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty than Núi Hồng
( Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức Lao động )

MSV : 09D04786

12

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

4.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Công ty Than Núi Hồng - VVMI tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực
tuyến - chức năng do đó đã phát huy được các ưu điểm, hạn chế được các
khuyết điểm trong quản lý. Trong Công ty luôn có sự thống nhất giữa các cấp
ủy, các phòng ban, các phân xưởng trong việc chỉ đạo, giám sát quá trình sản
xuất kinh doanh.
* Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất, có quyền chỉ đạo và điều hành
chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh, là người chịu trách
nhiệm đầu tiên trước Ban Giám đốc Công ty về mọi mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của chi nhánh, cũng như chịu mọi hành vi trước pháp luật. Đồng
thời là người điều phối sự hoạt động của các Phó Giám đốc.
* Phó Giám đốc Kỹ thuật : Phụ trách, quản lý và chỉ đạo các hoạt động
có liên quan đến công tác kỹ thuật như sản xuất, an toàn và bảo hộ lao động.

Trực tiếp chỉ đạo các Phòng Kỹ thuật sản xuất, Phòng Kỹ thuật an toàn; các
Phân xưởng Khai thác, Vận tải, Bốc xúc tiêu thụ.
* Phó Giám đốc Cơ điện: Phụ trách, quản lý và chỉ đạo các công tác cơ
điện; phụ trách các phòng Cơ điện, Phân xưởng Cơ điện, trạm than Quan Triều...
* Phó Giám đốc 3: Phụ trách về công tác hành chính, văn hóa, xã hội;
công tác đời sống, y tế; công tác nhà trẻ mẫu giáo trong Công ty; trực tiếp chỉ
đạo Phòng Hành chính, trạm y tế.
* Phó Giám đốc 4: Thay mặt Giám đốc phụ trách quản lý, khai thác
tuyến đường sắt Núi Hồng – Quán Triều; các công tác bảo vệ, công tác sản
xuất vật liệu xây dựng, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong Công
ty, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (nếu có); đồng thời trực tiếp chỉ
đạo các Phòng Bảo vệ thanh tra, Phân xưởng Sản xuất vật liệu xây dựng,
Phân xưởng Đường sắt.

MSV : 09D04786

13

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

* Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:
- Phòng Tổ chức Lao động: Thực hiện nhiệm vụ tổ chức người lao động
trong các phòng ban, các phân xưởng sản xuất, đảm bảo các chế độ chính sách

với người lao động, ký kết hợp đồng lao động, thực hiện công tác thi đua khen
thưởng, đào tạo cán bộ, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật.
- Phòng Kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Tiến hành các công tác
tiếp thị, ký kết các hợp đồng kinh tế, tham mưu cho Giám đốc ban hành quy
chế quản lý trong Công ty
- Phòng Vật tư: Tổng hợp vật tư nhập, xuất, tồn kho để báo cáo lên
Giám đốc, lập kế hoạch nhập, xuất vật tư, theo dõi việc phát vật tư cho các
phân xưởng, đơn vị phòng ban.
- Phòng Kế toán Thống kê Tài chính : Thực hiện cân đối nguồn tài
chính, giúp ban lãnh đạo quản lý toàn bộ khâu tài chính của Công ty, hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tuân theo các Chuẩn mực và Chế độ kế
toán hiện hành; thanh toán chi trả lương, thưởng cho các cán bộ nhân viên
trong Công ty. Thực hiện công tác báo cáo quyết toán tài chính quý, năm;
cung cấp các báo cáo kịp thời cho cấp trên và cho Công ty; kiểm tra thống kê
các hóa đơn tài chính đảm bảo theo và các quy chế quản lý tài chính của Nhà
nước.
- Phòng Kỹ thuật sản xuất: Quản lý chỉ đạo công nghệ khai thác, công
tác trắc địa, địa chất, quản lý cung độ năng suất bốc xúc vận chuyển của thiết
bị, xây dựng kế hoạch công nghệ khai thác tháng, quý, năm. Tính toán báo
cáo nghiệm thu khối lượng sản xuất.
- Phòng Kỹ thuật an toàn : Chỉ đạo công tác kỹ thuật an toàn bảo hộ lao
động vệ sinh công nghiệp, kiểm tra huấn luyện an toàn bước 1 cho CBCNV.
Lập kế hoạch công tác an toàn bảo hộ lao động tháng, quý, năm. Tổ chức thực

MSV : 09D04786

14

SV: Hoàng Thị Bích Phượng



Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

hiện tốt công tác an toàn bảo hộ lao động. Quản lý mạng lưới an toàn viên của
các đơn vị sản xuất.
- Phòng Cơ điện: Quản lý thiết bị cơ điện trong Công ty, lập kế hoạch
huy động bảo dưỡng sửa chữa thiết bị cơ điện, kiểm duyệt và lập biên bản các
sự cố thiết bị và các phụ tùng vật tư thay thế. Ban hành quy chế định mức
năng suất và vật tư phụ tùng, định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư phụ tùng
thay thế. Ký kết hợp đồng sửa chữa và mua bán thiết bị trong Công ty.
- Phòng Hành chính: Kiểm duyệt và phát hành các văn bản của các đơn
vị trong Công ty, chuyển phát văn bản của các đơn vị ngoài chuyển đến, quản lý
toàn bộ thiết bị văn phòng, tổ chức đón tiếp khách và làm công tác phục vụ các
hội nghị, đại hội tại Công ty.
- Phòng Bảo vệ thanh tra: Thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên của
Nhà nước, tài sản của Công ty, xây dựng công tác tự vệ, phối hợp cùng lực
lượng an ninh khu vực bảo vệ trật tự, trị an tại địa phương.

MSV : 09D04786

15

SV: Hoàng Thị Bích Phượng



Luận văn tốt nghiệp



Khoa Quản lý kinh doanh

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY THAN NÚI HỒNG
1. Vai trò của các bộ phận trong việc thực hiện công tác lập kế hoạch
nguồn nhân lực
Tập đoàn than Việt Nam căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh năm trước của Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc và dự đoán
tình hình biến động về thị trường rồi giao nhiệm vụ về sản xuất kinh doanh
trong kỳ tới và gợi ý một số phương hướng để thực nhiệm vụ.
Ban giám đốc Công ty Than Núi Hồng - VVMI phối hợp với phòng Tổ
chức lao động lập kế hoạch chung và giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận.
Trưởng các phòng ban căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của mình cũng như
nhu cầu và khả năng cung nhân lực xem xét và lập một báo cáo đề xuất lên
Giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo.
Ban Giám đốc và Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp lại nhu cầu
của các bộ phận và đưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể. Sau đó phòng Tổ chức
cán bộ sẽ đưa ra các giải pháp để thực hiện trong từng trường hợp cụ thể về
nhu cầu lao động.
Các phòng ban căn cứ vào đặc điểm cũng như tình hình thực tế của
mình để áp dụng các giải pháp do Công ty đưa ra một cách hợp lý nhất.
2. Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công ty than Núi
Hồng
2.1. Xác định cầu nhân lực
Với nhiệm vụ chính của Công ty là khai thác, chế biến và kinh doanh
các mặt hàng than nên chúng ta xác định lao động gián tiếp là lao động ở Cơ

quan Công ty, khối văn phòng, ban Giám đốc các đơn vị trực thuộc, trạm
trưởng, trạm phó và lao động trực tiếp là lao động trực tiếp khai thác, chế
biến, bán than, giao nhận than ở trạm và các cửa hàng thuộc trạm.

MSV : 09D04786

16

SV: Hoàng Thị Bích Phượng




Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý kinh doanh

Công ty tiến hành xác định cầu nhân lực để dự đoán được trong tương
lai nhu cầu về lao động tại Công ty tăng hay giảm, những biến động đó là do
nguyên nhân nào và các biện pháp nào dùng để xác định cầu.
A. Xác định cầu nhân lực ngắn hạn
Trong ngắn hạn, Công ty dự báo cầu nhân lực với mục đích xác định
được nhu cầu lao động ở từng vị trí, từng bộ phận căn cứ vào kế hoạch kinh
doanh trong ngắn hạn.
Với bộ phận lao động trực tiếp:
Công ty xác định nhu cầu lao động trực tiếp dựa vào kế hoạch sản xuất
kinh doanh và được tính theo phương pháp năng suất lao động bình quân

D =


Q
w

Trong đó:
D: nhu cầu lao động trực tiếp
Q: doanh thu dự tính dựa trên doanh thu của năm trước
W: năng suất lao động kỳ kế hoạch được lấy theo năng suất lao động
năm báo cáo
Ưu điểm: dễ tính toán các số liệu, nhanh chóng và dễ hiểu.
Nhược điểm: không tính trước được nhưng thay đổi của các điều kiện
khác quan của môi trường có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động thực tế và
doanh thu dùng để tính toán là doanh thu không loại bỏ yếu tố lạm phát. Điều
đó dẫn đến việc tính toán không chính xác.
Năm 2012, Công ty dự báo cầu lao động trực tiếp như sau:
Năng suất lao động năm 2012 được tính theo năm 2011
w 2011 =

Q 2011
LDTT2011

MSV : 09D04786

=

1.930.590.000.000
= 2.626.653.061( dong / nguoi )
735

17


SV: Hoàng Thị Bích Phượng




Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý kinh doanh

Khi đó với doanh thu dự tính là 1900 tỷ thì cầu lao động trực tiếp năm
2012 là:

D=

Q 2012
w 2011

=

1.900.000.000.000
= 723( nguoi )
2.626.653.061

Như vậy theo dự báo của năm 2012 số lao động trực tiếp của Công ty
sẽ cần 723 người giảm 12 người so với năm 2011.
Nhưng trên thực tế năm 2012 số lao động trực tiếp của Công ty là 673
người có nghĩa là so với năm 2011 đã giảm 62 người. Có hiện tượng này là do
khi tính cầu lao động trực tiếp Công ty không tính theo năng suất lao động
năm trước mà không tính đến tốc độ tăng năng suất lao động nên hiển nhiên
nếu dự kiến doanh thu tăng, năng suất lao động không đổi thì số lao động cần

thiết phải tăng tương ứng.
Rõ ràng phương pháp dự báo cầu nhân lực trong ngắn hạn của Công ty
không hiệu quả vì sai số quá lớn so với thực tế. Nếu trong thời gian tới mà
công tác không được thay đổi thì tất yếu là công tác này sẽ không có hiệu quả
gì đối với Công ty.
Với bộ phận lao động gián tiếp:
Bảng 2.1. Thống kê số lao động gián tiếp qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị : Người
Năm
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012

Số lao động gián tiếp
225
221
224
( Nguồn: Phòng Tổ chức lao

động )

MSV : 09D04786

18

SV: Hoàng Thị Bích Phượng





Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý kinh doanh

Công ty tiến hành dự báo căn cứ theo tuổi, tình trạng tự thôi việc, sa
thải, tỷ lệ định biên lao động gián tiếp. Năm 2011 Công ty tiến hành giảm bớt
lao động để cho bộ máy gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả hơn và lượng lao
động giảm đi chủ yếu là lao động gián tiếp (giảm 04 người) so với năm 2010
theo Nghị định 41 của Chính phủ.
Theo những số liệu trên ta thấy tỷ lệ định biên có những thay biến động
đáng kể qua 3 năm. Năm 2010 – 2011 thì giảm đi còn từ 2011 – 2012 thì lại
tăng lên nhưng tỷ lệ tăng ít hơn tỷ lệ giảm. Điều đó cho thấy Công ty đang
từng bước hoàn thiện bộ máy hoạt động của mình để đạt hiệu quả cao nhất.
Vì lao động gián tiếp là lao động biên chế không thời hạn nên để thay
đổi là tương đối khó vì thế Công ty dự báo cầu nhân lực chủ yếu dựa vào độ
tuổi của người lao động. Khi đó phòng Tổ chức cán bộ sẽ căn cứ vào độ tuổi
của người lao động để xác định năm tới có bao nhiêu người về hưu để tiến
hành công tác dự báo cầu lao động.
Bảng 2.2 Thống kê lao động theo độ tuổi
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu qua các năm
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012

Độ tuổi
31 - 45 46 - 55
>55
Tổng
979

395
298
23
956
391
292
23
897
386
290
23
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

<31
263
250
198

Theo quy định của Công ty, độ tuổi nghỉ hưu với nam là tròn 60 tuổi
còn với nữ là tròn 55 tuổi. Như vậy trong khoảng năm 2013 đến năm 2015
Công ty cần phải bổ xung 23 lao động vì có 23 người đã đến tuổi nghỉ hưu
nằm rải rác trong các đơn vị .
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lao động gián tiếp năm 2012
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu

MSV : 09D04786

Nhu cầu tính


19

Số lao động thực

Chênh lệch

SV: Hoàng Thị Bích Phượng




Luận văn tốt nghiệp
toán 2012
Lãnh đạo
Cán bộ
Tổng

51
170
221

Khoa Quản lý kinh doanh

tế 2012
61
10
163
-7
224
3

(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động)

Theo bảng trên ta thấy số lượng lao động gián tiếp chênh lệch 3 người
trong đó chênh 10 lãnh đạo và 7 cán bộ. Như thế chênh lệch giữa dự báo và
thực tế là rất lớn.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta xem xét tình hình dự đoán cầu
lao động tại Cơ quan Công ty.

MSV : 09D04786

20

SV: Hoàng Thị Bích Phượng


×