Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm mây tre đan tại công ty TNHH đoàn thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.27 KB, 45 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi mỗi
chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các công ty kinh doanh nói riêng phải
biết phát huy nỗ lực vươn lên tạo chỗ đứng cho mình trên thương trường để có
thể tồn tại và phát triển. Muốn làm được điều này thì bản thân các công ty phải
tự xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý, những kế hoạch mục tiêu
cụ thể riêng, làm nền móng cho đà phát triển dần nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm. Từ đó đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, mở rộng thị phần của công
ty trên thị trường, nâng cao uy tín tạo vị thế cho công ty.
Công ty TNHH Đoàn Thắng là một trong số ít những công ty hoạt động
ổn định và có tốc độ phát triển, tăng trưởng đều đặn trong thời kì kinh tế thế
giới đang trong giai đoạn suy thoái hiện nay với phương châm sẽ luôn hướng tới
mục tiêu là đem đến cho khách hàng và đối tác sự tin cậy cùng những dịch vụ
tốt nhất. Song bất kì công ty nào cũng đều có vấn đề của riêng nó, qua 2 tháng
thực tập tại công ty TNHH Đông Hiệp thì vấn đề mà em nhận thấy tại công ty
Đoàn Thắng hiện nay đó chính là khâu bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. Chính vì
vậy em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản
phẩm mây tre đan tại công ty TNHH Đoàn Thắng” với hy vọng có thể phần
nào đó góp thêm cái nhìn mới hơn về hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty và
giúp ích được ít nhiều cho công ty.
Kết cấu của Luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về công ty TNHH Đoàn Thắng.
CHƯƠNG II: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Đoàn
Thắng qua 3 năm trở lại đây.
CHƯƠNG III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm tại công ty.


Page 1

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
TNHH ĐOÀN THẮNG.
1.1.

Giới thiệu khái quát về công ty.

1.1.1. Thông tin chung về Công ty:
- Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐOÀN THẮNG.
- Tên giao dịch: DOAN THANG CO.LTD
- Văn phòng đại diện: số 27, ngõ 785, đường Trương Định, phường Thịnh
Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
- Địa chỉ: Lô 2A, KCN Đồng Văn, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam.
- Điện thoại: 0462.956.577.
- Fax: 0439.845.458.
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng mây tre đan và
hàng thủ công mỹ nghệ.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.1.2.1. Ngành nghề đăng ký kinh doanh :
- Sản xuất chế biến mây, tre, nứa, cói, giang.

- Sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ từ nguyên liệu: mây, tre, nứa, cói,
giang.
- Sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ, nội thất thủ công mỹ nghệ mây tre đan.
- Mua bán và chế biến lâm sản gỗ, mây, song, tre.
- Đào tạo dạy nghề thủ công mỹ nghệ.
- Xuất khẩu mặt hàng mây tre đan và thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm làm từ
tre.
1.1.2.2 Các sản phẩm chính của công ty:
- Khay tre đan, tre ghét, guột, sứ ghép.
- Bát đũa, lọ hoa bằng tre ghép.
- Bàn, ghế, kệ, đồ dùng văn phòng, đồ gỗ nội thất bằng mây, gỗ.
Page 2

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

- Đồ trang trí, lãng hoa, giỏ hoa.
- Các sản phẩm sơn mài…
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty TNHH Đoàn Thắng được thành lập theo số đăng ký kinh doanh
010248090 ngày 10 tháng 06 năm 2005 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
Nội cấp. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng, phát triển
sản xuất kinh doanh. Ban đầu Công ty chỉ có 1 nhà xưởng, số lượng công nhân
là gần 50 người, thị trường chủ yếu là trong nước và mặt hàng sản xuất chính là

mây tre đan, hàng thủ công đơn giản như giỏ trồng cây, lẵng hoa… Trải qua gần
10 năm hoạt động, Công ty đã có 4 nhà xưởng, số lượng công nhân viên lên tới
300 người. Mẫu mã sản phẩm cũng đa dạng, phong phú hơn do đưa những công
nghệ tiên tiến vào phục vụ cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty
đã tạo cho mình nhiều sản phẩm có thương hiệu riêng, góp phần vào sự phát
triển chung của ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống của đất nước.
Một số thành tựu công ty đã đạt được:
- Năm 2012, Công ty được trao Bằng khen của Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt
Nam.
- Năm 2013, Bằng khen của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hà Nam về
những kết quả kinh doanh đã đạt được.
- Năm 2014, Bằng khen của Sở công thương tỉnh Hà Nam về thành tích xuất
khẩu.

Page 3

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

1.2.

Khoa quản lý kinh doanh

Cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp.

1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý.

Sơ đồ 1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Đoàn Thắng
Các xưởng sản xuất
Phó Giám đốc kỹ thuật
Phó Giám đốc kinh doanh
Giám đốc
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng vật tư
Phòng KCS

Page 4

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban.
Đứng đầu Công ty là Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc và
các phòng chức năng.
Hội đồng thành viên: là cơ quan quản lý của Công ty, do đại hội đồng
thành viên của Công ty ra quyết định. Hội đồng thành viên, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, lợi Ých của

Công ty. Hội đồng thành viên gồm 02 thành viên là cổ đông sáng lập ra Công ty
và do 01 Chủ tịch Hội đồng thành viên điều hành, hoạt động theo nguyên tắc
tập thể.
Giám đốc: do Hội đồng thành viên bầu ra gồm có Giám đốc và các Phó
Giám đốc chuyên trách. Trong đó Giám đốc là người của Hội đồng thành viên
và là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt. Thay
mặt cho Công ty trong các Giao dịch thương mại và là người có quyền điều
hành cao nhất trong Công ty. Giám đốc Công ty có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Sử dụng hiệu quả và phát triển vốn.
- Điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức việc xây dựng các định mức kinh tế, tổ chức thực hiện và kiểm tra
việc thực hiện các định mức này trong Công ty.
- Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng toàn bộ cán bộ công
nhân viên trong Công ty.
Page 5

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

- Xây dựng phương án, tổ chức bộ máy quản lý, điều chỉnh và phát triển bộ máy
quản lý của Công ty. Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch đầu tư và phát triển,
công tác kinh doanh, tuyển dụng lao động, công tác tài chính kế toán…
- Xây dựng quy chế lao động, khen thưởng, kỷ luật trong Công ty.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Chịu trách nhiệm trước các cổ đông của Công ty về tình hình hoạt động, sản
xuất kinh doanh của Công ty…
Phó Giám đốc: là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty, trong việc
điều hành doanh nghiệp, theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc Công ty.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận thực hiện công tác quản lý và
hành chính. Bộ phận này có tác dụng phục vụ và tạo điều kiện cho các phòng
ban, các đơn vị, các tổ chức đoàn thể thực hiện được nhiệm vụ được giao.
Phòng hành chính của Công ty là bộ phận có thể bố trí sắp xếp cán bộ quản lý,
việc mua sắm các thiết bị văn phòng phẩm, quản lý văn thư lưu trữ. Ngoài ra
phòng hành chính còn phụ trách công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực, đào
tạo trình độ cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Phụ trách công tác cán bộ,
công tác tiền lương và một số mặt khác. Đứng đầu phòng hành chính là trưởng
phòng hành chính và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc kinh doanh.
Phòng kinh doanh: Chịu sự theo dõi trực tiếp của Phó Giám đốc kinh
doanh. Có chức năng theo dõi quản lý tình hình bán hàng của Công ty, lập ra
các kế hoạch về nhu cầu hàng hoá để Công ty có kế hoạch cung cấp hàng hoá ra
thị trường kịp thời. Trưởng phòng là người đứng đầu phòng kinh doanh, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình hoạt động của phòng.
Phòng kế toán: Là phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công
ty và có trách nhiệm phản ánh, theo dõi tình hình tài sản, sự biến động của tài
sản trong quan hệ với nguồn vốn. Đồng thời cung cấp chính xác, kịp thời thông
Page 6

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951



Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

tin tài chính phục vụ công tác ra quyết định của nhà quản lý. Trên cơ sở các
nghiệp vụ kế toán được chứng minh bởi các chứng từ gốc, các nhân viên trong
phòng sẽ phản ánh vào các loại sổ sách theo đúng chế độ kế toán. Đứng đầu
phòng kế toán là kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức công việc
trong phòng, hướng dẫn hạch toán kiểm tra tính toán ghi chép sổ sách kế toán.
Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ các nguyên vật liệu, vật
tư…cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng KSC: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các sản phẩm sản xuất ra,
sản phẩm có đạt yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng hay không.
Các xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ lao động tạo ra những sản phẩm có
chất lượng tốt nhất và mẫu mã đẹp… Đề xuất các phương án cải tiến quy trình
công nghệ, hợp lý hoá sản xuất để tổ chức lao động khoa học trong từng xưởng.
Quản lý máy móc, thiết bị và tài sản hàng hóa ở xưởng do công ty giao.

1.2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm mây tre đan
Nhập kho
Nguyên liệu
Chẻ thô
Phơi khô
Chẻ tinh
Đan
Làm sạch
Sấy
Sơn tẩm

Phơi khô
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Page 7

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh
Đóng gói

( Nguồn: Các xưởng sản xuất)

1.3. Đặc điểm các hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.1. Đặc điểm vốn.
Vốn là yếu tố thiết yếu giúp Công ty có thể duy trì và phát triển hoạt động
kinh doanh. Công ty có đang kinh doanh tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn vốn có mạnh hay không, có được sử dụng hợp lý hay không. Thế nên,
Page 8

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp


Khoa quản lý kinh doanh

Công ty cần chú trọng sử dụng hiệu quả nguồn vốn để có thể đạt được hiệu quả
sản xuất kinh doanh tốt nhất. Dưới đây là bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty:
Bảng 1: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2012 – 2014.
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2012

Số
lượng
Tổng vốn

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2013
Tỷ

Số

trọng

lượng

(%)

So sánh tăng,

So sánh tăng,


giảm

giảm

2013/2012

2014/2013

Tỷ

Số

Số

trọng

tuyệt

(%)

đối

Năm 2014

Số
lượng

%


tuyệt

%

đối

45.735

100

62.394

100

81.975

100

16.659

36,43

19.581

31,38

Vốn chủ sở hữu

28.531


62,38

40.502

64,91

55.604

67.83

11.971

41,96

15.102

37,29

Vốn vay

17.204

37.62

21.892

35,09

26.371


32,17

4.688

27,25

4.479

20,46

39.177

62,79

53.127

64,81

11.362

40,85

13.950

35,61

23.217

37.21


28.848

35,19

5.297

29,56

5.631

24,25

Chia theo sở hữu

Chia theo tính chất
Vốn cố định

27.815

60,82

Vốn lưu động

17.920

39,18

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng 1 ta thấy tổng vốn của công ty qua 3 năm gần đây đều tăng,
năm 2012 tổng vốn của công ty là 45.735 triệu đồng, đến năm 2014 số vốn của

công ty tăng lên 81.975 triệu đồng. Bình quân 3 năm số vốn của công ty tăng
gần 34%. Có được kết quả này là do tình hình kinh doanh của công ty khá thuận
lợi, hàng năm đều trích từ lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh.
Xét theo nguồn hình thành chúng ta thấy công ty TNHH Đoàn Thắng sản
xuất và thương mại có nguồn vốn chủ sở hữu chiếm chủ yếu, luôn cao hơn so với
vốn vay và có xu hướng ngày càng tăng cao. Vì trong 3 năm qua doanh nghiệp mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên cần khai thác, huy động vốn từ các nguồn
khác nhau. Năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 28.531 triệu chiếm
Page 9

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

62,38 %, vốn vay là 17.204 triệu chiếm 37,62% nhưng vốn thuộc nguồn chủ sở
hữu tăng nhanh hơn bình quân qua 3 năm tăng hơn 39%. Còn vốn thuộc nguồn
vốn vay bình quân tăng gần 24%. Chính vì vậy đến năm 2014 vốn thuộc chủ sở
hữu đạt 55.604 triệu chiếm 67,83% tổng số vốn của công ty. Có thể thấy Công ty
không ngừng tăng về quy mô và ngày càng chủ động trong vấn đề sử dụng vốn
kinh doanh.
Xét về cơ cấu các loại vốn phân theo đặc điểm luân chuyển vốn được chia
ra là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là giá trị của công ty, thiết bị máy
móc sản xuất và các thiết bị dùng trong công tác quản lý kinh doanh. Còn vốn lưu
động là biểu hiện bằng tiền của các loại sản phẩm được sản xuất. Nhìn vào bảng
1 ta thấy vốn cố định của công ty năm 2012 là 27.815 triệu chiếm 60,82 % tổng

vốn của công ty, còn lại là vốn lưu động số lượng là 17.920 triệu chiếm 39,18%.
Ta thấy nguồn vốn có sự phân phối hợp lý, do công ty là doanh nghiệp sản xuất
nên cần đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh
doanh. Qua 3 năm từ năm 2012-2014 ta thấy vốn cố định và vốn lưu động đều có
xu hướng tăng về mặt số lượng. Tuy nhiên, vốn cố định có xu hướng tăng nhanh
hơn vốn lưu động. Năm 2014, vốn cố định là 53.127 triệu đồng, tăng 64,81% so
với năm 2013. Vốn lưu động là 28.848 triệu đồng, tăng 35,19% so với năm 2013.
Điều này chứng tỏ công ty rất quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho
người lao động.

1.3.2. Nhân lực:
CHỈ TIÊU

Năm 2012

Năm 2013

Page
10

SV: Phạm Tiến Dương

Năm 2014

So sánh tăng,

So sánh tăn

giảm


giảm

2013/2012

2014/2013

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Số
lượng
Tổng số lao động

200

Tỷ
trọng
(%)
100

Số
lượng

Tỷ
trọng


350

(%)
100

Tỷ

Số

trọng

tuyệt

%

tuyệt

%

500

(%)
100

đối
150

75,00

đối

150

42,8

Số
lượng

Số

Phân theo tính chất lao động
- Lao động trực tiếp

130

65,00

265

75,71

386

77,20

135

103,85

121


45,6

- Lao động gián tiếp

70

35,00

85

24,29

114

22,80

15

21,43

29

34,1

- Nam

52

26,00


87

24,86

119

23,80

35

67,31

32

36,7

- Nữ

148

74,00

263

75,14

381

76,20


115

77,70

118

44,8

20

10,00

41

11,71

69

13,80

21

105,00

28

68,2

27


13,50

50

14,29

105

21,00

23

85,19

55

110,

153

76,50

259

74,00

326

65,20


106

69,28

67

25,8

-Trên 45 tuổi

24

12,00

40

11,43

45

9,00

16

66,67

5

12,5


-Từ 35 đến 45 tuổi

35

17,50

56

16,00

78

15,60

21

60

22

39,2

-Từ 25 đến 35 tuổi

80

40,00

142


40,57

212

42,40

62

77,50

70

49,3

-Dưới 25 tuổi

61

30,50

112

32,00

165

33,00

51


83,61

53

47,3

Phân theo giới tính

Phân theo trình độ
Đại học và trên đại
học
Cao đẳng và trung
cấp
PTTH hoặc THCS
Phân theo độ tuổi

Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty qua 3 năm 2012-2014
(Đơn vị: người)

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Từ bảng cơ cấu nhân lực của Công ty giai đoạn 2012-2014 có thể thấy: Qua 3
năm, tổng số lao động của Công ty tăng lên một cách rõ rệt. Năm 2013 tổng số lao
động tăng 75% (tương ứng với 150 người) so với năm 2012. Sang năm 2014, tổng số
lao động tăng lên 42,86% (tương ứng với 150 người) so với năm 2013. Điều này
chứng tỏ quy mô Công ty đang ngày càng mở rộng.
Page
11

SV: Phạm Tiến Dương


MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Đi sâu vào xem xét cơ cấu nhân lực ta có thể thấy do đặc thù ngành của Công
ty là khai thác khoáng sản nên số lao động trực tiếp là chính. Số lao động trực tiếp
qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của Công ty, cụ thể là năm
2012, 2013, 2014 số lao động trực tiếp của Công ty lần lượt chiếm 65%; 75,71%;
77,20% trong tổng số lao động của Công ty. Cùng với đó, cũng do đặc thù của ngành
nghề cần sự khéo léo nên đa phần số lao động trong Công ty là nữ, số lao động nữ
tăng dần trong 3 năm và luôn cao hơn số lao động nam. Năm 2012, số lao động nữ
chiếm 74% trong tổng số lao động, gần gấp đôi số lao động nam. Năm 2013, con số
này là 75,14% và đến năm 2014 là 76,20%.
Về cơ cấu lao động theo trình độ ta thấy: Số lao động có sự chuyển biến theo
hướng tích cực về chất lượng, điều này được thể hiện: Năm 2012 tỷ lệ lao động phổ
thông chiếm 76,50% nhưng đến năm 2014 tỷ lệ này giảm xuống còn 65,20%. Tuy
nhiên phần lớn lao động trong Công ty vẫn là lao đông có trình độ thấp, điều này xảy
ra do đặc thù ngành nghề của Công ty là sản xuất hàng mây tre đan truyền thống,
không đòi hỏi trình độ cao, đặc biệt có thể huy động nguồn lao động sẵn có tại địa
phương. Dù vậy ta nhận thấy doanh nghiệp vẫn chú trọng đến nguồn nhân lực có chất
lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng phức tạp.
Trong 3 năm, tỷ trọng lao động từ 35- 45 tuổi và trên 45 tuổi có xu hướng giảm.
Tỷ trọng lao động từ 25 - 35 tuổi và lao động dưới 25 tuổi tăng lên. Điều đó là do hiện
nay Công ty đang áp dụng chính sách trẻ hóa cơ cấu lao động do tính chất công việc
đòi hỏi có sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc cao. Đây cũng là tín hiệu đáng
mừng khi nguồn lao động của Công ty đang ngày càng được trẻ hóa, có trình độ và tay

nghề cao hơn trước.
Qua phân tích cơ cấu lao động của Công ty qua 3 năm từ 2012-2014 có thể
thấy cơ cấu nhân sự theo độ tuổi, trình độ, giới tính của Công ty là khá hợp lý, tạo
điều kiện thuận lợi và động lực cho công việc kinh doanh của Công ty phát triển
hơn.
1.3.3. Cơ sở vật chất.
Page
12

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Tổng diện tích của công ty là 30.000m2, bao gồm:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


Tên
Kho để hàng
Xưởng sản xuất mây tre
Xưởng sản xuất trúc
Xưởng phun hàng mây tre
Nồi hơi, hầm sấy
Nhà điều hành phân xưởng
Nhà nghỉ công nhân
Nhà ăn công nhân
Nhà bảo vệ

Số lượng
4
2
1
1
10
1
2
2
1

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Cơ sở sản xuất của Công ty đặt tại Lô 2A, Khu công nghiệp Đồng Văn,
Duy Tiên, Hà nam. Tất cả đều mới được sửa chữa vào đầu năm 2013, đảm bảo
được cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nhân viên, giúp họ yên tâm sản xuất.
1.4. Tình hình các hoạt động chủ yếu của Công ty.
1.4.1. Quản lý nhân sự.
Đánh giá về đặc điểm lao động của công ty TNHH Đoàn Thắng: Công ty
đã thành lập được gần 10 năm, quy mô sản xuất không quá lớn, do đó trong thời

gian tới, quy mô sản xuất vẫn còn tiếp tục mở rộng và số lượng lao động sẽ còn
tiếp tục tăng lên. Hơn nữa, hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất các sản
phẩm mây, tre truyền thống đòi hỏi người lao động ngoài sự cần cù, chịu khó
còn có sự khéo léo của đôi tay, sự tỉ mỉ của công việc. Vì vậy, công tác tổ chức
và quản lý nhân sự của công ty cần được đặc biệt quan tâm, vừa đảm bảo đánh
giá đúng công việc của người lao động, vừa nâng cao đời sống của người lao
động và tăng năng suất.
Chế độ đãi ngộ: công tác giữ chân lao động cũng là công tác chiến lược
của công ty. Song hiện nay tại công ty công tác này vẫn chưa được tốt: công tác
khen thưởng kỷ luật chưa được quan tâm đúng mức, công nhân giỏi ít được chú
ý, chế độ lương thưởng đối với công nhân viên làm tốt nhiệm vụ không nhiều
Page
13

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

mà mới ở mức động viên khuyến khích. Trong năm có một số công nhân viên
xin nghỉ việc là do chính sách đãi ngộ của công ty chưa xứng đáng, điều kiện
làm việc chưa tốt. Điều này gây ra khá nhiều tổn thất cho công ty trong chi phí
đào tạo, chi phí tuyển dụng mới, thời gian để công nhân mới bắt kịp được tiến
độ công việc…
1.4.2. Quản lý chất lượng sản phẩm.
Với đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ

nghệ mà sản phẩm chủ yếu là những mặt hàng từ các cây cỏ thiên nhiên và phục
vụ cho các đối tượng khách hàng có mức đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, do
các sản phẩm được sản xuất thủ công sử dụng lao động phổ thông nên yêu cầu tính
kỹ thuật không đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối giống như những sản phẩm
cơ khí.
Chính do đặc điểm ngành nghề và sản phẩm kinh doanh, hơn nữa do quy
mô quản trị của Công ty không quá lớn mà mục tiêu quản trị chất lượng của công
ty chủ yếu nhằm đảm bảo tính quy cách , kiểu dáng mẫu mã của sản phẩm mà
chưa quan tâm tới vấn đề quản trị chất lượng của toàn hệ thống, quản lý chất lượng
toàn diện.
Để đảm bảo sản phẩm được làm ra theo đúng các mẫu theo yêu cầu đặt
hàng của khách hàng, công ty đã xây dựng phòng KCS theo dõi và quản lý hàng
vạn mẫu sản phẩm. Đây vừa là sản phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm vừa là
những khuôn mẫu đầu tiên phục vụ cho công tác so sánh kiểm tra những sản
phẩm trong quá trình sản xuất, đặt hàng.
Tuy nhiên, do số lượng hàng hóa lưu chuyển ra vào công ty quá lớn,
trong khi số lượng của các cán bộ phụ trách quản lý chất lượng sản phẩm lại
mỏng do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Trong thời gian tới, công ty cần quan tâm xem xét vấn đề này.

Page
14

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp


Khoa quản lý kinh doanh

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH ĐOÀN THẮNG.
2.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam có truyền thống hàng trăm ngàn năm, gắn
liền với tên nhiều làng nghề, phố nghề được biểu hiện qua nhiều sản phẩm độc
đáo tinh xảo và hoàn mỹ. Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng được
Page
MSV: 11D00951
15

SV: Phạm Tiến Dương


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

thực hiện từ rất sớm. Khi đó các sản phẩm chỉ bao gồm: gốm, đồ gỗ, mây tre, tơ
lụa... Qua nhiều thế kỉ các phường thợ làng nghề truyền thống đã trải qua nhiều
bước thăng trầm, một số làng nghề bị suy vong (giấy sắc,dệt quai thao...), nhưng
bên cạnh đó cũng có mốt số làng nghề mới xuất hiện và phát triển. Hiện nay cả
nước có 52 nhóm nghề với 1451 làng nghề trên 100 năm với những sản phẩm từ
lâu đã có tiếng tăm như thổ cẩm (dân tộc Mông - Lào Cai), chạm khắc gỗ (Bắc
Ninh), đúc đồng (Quảng Ngãi)...
Nghề mây tre đan được hình thành vào cuối thế kỉ 19. Trải qua hơn 100 năm
tồn tại và phát triển với bao biến cố thăng trầm nghề mây tre đan đang ngày
càng khởi sắc, đời sống của người dân làng nghề từng bước được cải thiện bằng
chính nghề truyền thống của mình. Mây tre đan là một trong những mặt hàng

thủ công mỹ nghệ đang được khôi phục và phát triển mạnh ở việt Nam, được
Đảng và nhà nước khuyến khích phát triển. Nó là một trong 3 mặt hàng đạt giá
trị xuất khẩu lớn gồm: mây tre đan, cói, gốm sứ.
Theo tổ chức Jica của Nhật Bản thì ở Việt Nam có khoảng 2000 làng nghề
truyền thống, trong số đó 80% tập trung ở miền bắc, trong đó làng nghề mây tre có
số lượng lớn nhất với 713 làng nghề chiếm 24,0% lớn nhất trong số các nghề thủ
công của cả nước. Có thể kể đến như: Thượng Hiền (Thái Bình), Ngọc Động (Hà
Nam), Phú Vinh, Hiền Lương (Hà Tây), Xuân Lai (Bắc Ninh).

Sản xuất và xuất khẩu hàng Mây tre đan có ý nghĩa to lớn về văn hóa, chính trị.
Về văn hóa, nó khẳng định nền văn hóa Việt Nam mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Về xã hội nó góp phần giải quết công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động
ở khu vực nông thôn góp phần nâng cao thu nhập. Về kinh tế , nã sử dụng
nguồn nguyên liệu tại chỗ, dồi dào góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế, nhất là
ở khu vực nông thôn, góp phần công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Page
16

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Với sù phong phú đa dạng của nguyên vật liệu, mềm dẻo, dai song lại rất
cứng cáp, chắc bền, mặt hàng mây tre đan đa dạng về chủng loại, phong phú về

kiểu dáng, mẫu mã và hình thức. Hiện nay, sản phẩm Mây tre đan của Công ty
được phần thành 3 nhóm hàng chính:


Nhóm 1: các sản phẩm nội thất gồm: bàn, ghế, giường, tủ... chiếm 15% tổng
lượng sản phẩm hàng mây tre đan của công ty.



Nhóm 2: các loại đồ trang trí thủ công gồm: lãng hoa, làn, giỏ...chiếm 75% tổng
lượng sản phẩm hàng mây tre đan của công ty.



Nhóm 3: các sản phẩm gia đình khác như: mành tre, mành trúc... chiếm 10%
tổng lượng sản phẩm hàng mây tre đan của công ty.
2.2. Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm của công ty Đoàn Thắng.
2.2.1. Kết quả tiêu thụ theo khách hàng.
Thị trường của công ty có 3 nhóm khách hàng chính như sau:
* Thành viên bán buôn:
Thành viên bán buôn của công ty chủ yếu là các công ty sản xuất thương
mại, các công ty nay thường là các công ty tư nhân, cổ phần…và các nhà
nhập khẩu nước ngoài là chủ yếu. Bộ phận khách hàng này chiếm phần lớn tỉ
trọng trong doanh số bán ra của công ty. Hiện nay phần lớn sản phẩm của
công ty được tiêu thụ qua trung gian này.

* Thành viên bán lẻ :
Hiện nay, công ty đã bước đầu xây dựng được cho mình hệ thống đại lý
bán hàng và các cửa hàng của mình, bên cạnh đó công ty cũng liên kết sản
phẩm với khá nhiều siêu thị lớn, nhỏ và các cửa hàng nội thất, đồ gia dụng.


Page
17

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Đây cũng là đối tượng đóng góp không nhỏ trong việc tiêu thụ sản phẩm của
công ty.
* Những khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng: là những khách hàng mua
các sản phẩm của công ty tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công
ty nhưng với số lượng nhỏ, thanh toán trực tiếp tại cửa hàng và không có ký kết
hợp đồng mua bán.

Page
18

SV: Phạm Tiến Dương

MSV: 11D00951


Luận văn tốt nghiệp


Khoa quản lý kinh doanh

BẢNG 5: CƠ CẤU DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN THEO NHÓM KHÁCH HÀNG
(đơn vị tính: Triệu đồng)

Nhóm

Các chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

So sánh tăng, giảm

So sánh tăng, giảm

năm 2013/2012

năm 2014/2013

Năm 2014
Số tuyệt đối

Doanh thu
NTD cuối cùng
Lợi nhuận
Doanh thu
Nhóm bán buôn
Lợi nhuận

Doanh thu
Nhóm bán lẻ
Lợi nhuận
Doanh thu
Tổng
Lợi nhuận

SV: Phạm Tiến Dương

Tỷ lệ
(%)

Số tuyệt đối

Tỷ lệ
(%)

11.244

23.945

40.746

12.701

112.95

16.801

70.17


1.723

4.043

8.554

2.320

134.69

4.511

111.58

37.480

62.712

84.887

25.232

67.32

22.174

35.36

5.743


10.589

17.822

4.847

84.40

7.232

68.30

13.743

26.225

44.141

12.482

90.83

17.916

68.32

2.106

4.428


9.267

2.323

110.30

4.839

109.28

62.467

114.022

169.773

51.555

82.53

55.751

48.89

9.571

19.253

35.643


9.682

101.16

16.390

85.13


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty các năm gần đây là tương đối
cao, trong đó nhóm khách hàng bán buôn là mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho công
ty, luôn chiếm từ 50-60%. Tiếp đến là nhóm khách hàng bán lẻ chiếm khoảng 2030%, và nhóm khách hàng cuối cùng chiếm khoảng 20%. Cơ cấu lợi nhuận của các
nhóm khách hàng đang có xu hướng tăng theo nhóm bán lẻ và những NTD cuối
cùng, điều đó cho thấy hệ thống đại lý của công ty đang làm tốt nhiệm cụ của mình
và danh tiếng của công ty đang ngày càng được biết đến rộng rãi.
2.2.2. Kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối.
* Kênh phân phối trực tiếp: khách hàng có thể đặt hàng hoặc mua trực tiếp tại
công ty hoặc tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty.
* Kênh phân phối gián tiếp: Ngoài hình thức kênh phân phối trực tiếp thì công
ty còn thiết lập các đại lý ủy quyền và đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị để cung
cấp sản phẩm ra thị trường.
Dưới đây là bảng doanh thu theo các kênh phân phối.

SV: Phạm Tiến Dương



Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

BẢNG 6: CƠ CẤU DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN THEO KÊNH PHÂN PHỐI
(đơn vị: Triệu đồng)

Hình thực

Các chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

phân phối

chủ yếu

2012

2013

2014

So sánh tăng, giảm


So sánh tăng, giảm

năm 2013/2012

năm 2014/2013

Số
tuyệt đối

Doanh thu
Trực tiếp
Lợi nhuận
Doanh thu
Gián tiếp
Lợi nhuận
Doanh thu
Tổng
Lợi nhuận

SV: Phạm Tiến Dương

Tỷ lệ

Số
tuyệt đối

Tỷ lệ

34.357


59.291

83.189

24.935

72.58

23.897

40.30

5.264

10.012

17.465

4.748

90.19

7.454

74.45

28.110

54.731


86.584

26.620

94.70

31.854

58.20

4.307

9.241

18.178

4.934

114.57

8.936

96.70

62.467

114.022

169.773


51.555

82.53

55.751

48.89

9.571

19.253

35.643

9.682

101.16

16.390

85.13


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh
(nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

SV: Phạm Tiến Dương



Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Qua bảng doanh thu trên ta thấy lợi nhuận của công ty qua 2 kênh phân phối là
tương đương nhau nhưng có xu thế tăng dần về kênh bán hàng gián tiếp và ngược lại
ở kênh trực tiếp. Ở năm 2012, tỉ trọng giữa kênh trực tiếp và gián tiếp là 55/45 nhưng
sang đến năm 2014 tỉ trọng đã thay đổi là 49/51.
2.2.3 Kết quả tiêu thụ theo sản phẩm.
Hiện nay, sản phẩm mây tre đan của Công ty được phần thành 3 nhóm hàng
chính:
- Nhóm 1: các sản phẩm nội thất gồm: bàn, ghế, giường, tủ…
- Nhóm 2: các loại đồ trang trí thủ công gồm: lãng hoa, làn, giỏ...
- Nhóm 3: các sản phẩm gia đình khác như: mành tre, mành trúc...
Dưới đây là bảng kết quả lợi nhuận thu được theo nhóm hàng:

Nhóm

Năm 2012

hàng
Giá trị
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Tổng lợi
nhuận

Tỷ trọng


1.520
7.094
957

(%)
15,88
74,12
10

9.571

100

Năm 2013

Giá trị

Năm 2014

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

2.792
14.555
1.906


(%)
14,50
75,6
9,9

5.204
26.964
3.475

(%)
14,6
75,65
9,75

19.253

100

35.643

100

Từ bảng lợi nhuận trên ta thấy được nhóm mặt hàng các loại đồ trang trí thủ công
là những sản phẩm chính, mang lại phần lớn lợi nhuận cho công ty, luôn chiếm trên
70%. Tiếp đến lần lượt là nhóm đồ nội thất và nhóm các sản phẩm gia đình. Qua 3

Page 23

MSV: 11D00951



Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

năm mà tỷ trọng lợi nhuận giữa các nhóm trên cũng thay đổi không nhiều, từ đó thấy
được nhóm sản phẩm trang trí thủ công là những mặt hàng chiến lược của công ty.
2.3. Những đối thủ cạnh tranh.
Cùng với xu thế chung, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế khu vực và thế giới. Để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh
nghệp luôn phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với các doanh nghiệp trong
nước mà khó khăn hơn cả là các doanh nghiệp nước ngoài,các tập đoàn xuyên
quốc gia.
Là 1 doanh nghiệp được thành lập và phát triển trong nền kinh tế thị trường
nhiều biến động và cạnh tranh, doanh nghiệp ta không ngừng cố gắng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình và bên cạnh đó là thường xuyên tìm hiểu các
đối thủ cạnh tranh để có thể hoàn thiện và phát huy năng lực doanh nghiệp.
Dưới đây em xin phân tích 1 số đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước.
DN sản xuất mây tre đan THANH BÌNH
Doanh thu hàng năm hơn 30 tỷ đồng.
- Điểm mạnh:


Tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ tại chỗ với hơn 2000 lao động.



Phát triển trong làng nghề truyền thống.




Tranh thủ được sự hổ trợ về nguồn vốn và đất quy hoạch của địa phương.

- Điểm yếu;


Lao động chủ yếu làm theo kinh nghiệm,tay nghề chưa cao.



Đang khó khăn về vốn đầu tư mở rộng sản xuất và đào tạo lao động.



Công nghệ sản xuất chưa được đầu tư nhiều.



Nguyên liệu tại chổ chỉ đáp ứng 20% nhu cầu,nguồn nguyên liệu không ổn
định và giá cao.



Sản phẩm chưa được chú trọng thiết kế và đa dạng sản phẩm.

Page 24

MSV: 11D00951



Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

DN mây tre ĐOÀN KẾT 1:
Doanh thu hằng năm 70-80 tỷ đồng.
- Điểm mạnh:
Là DN mạnh nhất của làng nghề may tre đan nổi tiếng Phú Vinh.
DN có 3 cơ sở sản xuất lớn cùng hơn 200công nhân lành nghề và hàng trăm
lao động thời vụ.
• Sản phẩm đã có thương hiệu trên nhiều nước với nhiều chủng loại,đa dạng
mẫu mã.
• Công nghệ kĩ thuật tiên tiến.
• Luôn chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
• Là 1 DN uy tín và được tin cậy.
- Điểm yếu:






Vùng nguyên liệu chưa chủ động và ổn định.
Chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất.

2.4. Chính sách giá và sản phẩm.
Giá cả hàng hoá trên thị trường là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một
đơn vị kinh doanh nào. Giá cả hàng hoá phản ánh quan hệ cung cầu hàng hoá đó
trên thị trường. Vấn đề xác định đúng đắn giá cả của hàng hoá trên thị trường có
ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của công ty vì nó ảnh hưởng

trực tiếp tới lượng hàng hoá ra thị trường của công ty.
Việc xác lập giá của công ty phải gắn liền với một giai đoạn mục tiêu cụ thể
của chiến lược kinh doanh. Theo chính sách sản phẩm công ty có 3 nhóm sản
phẩm chính:
- Sản phẩm dưới dạng nguyên liệu
- Sản phẩm thông dụng
Page 25

MSV: 11D00951


×