Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.29 KB, 24 trang )

Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng
Đỗ Thị Hồng Mai

Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;
Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: PGS TS Phạm Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân cấp quản lý nhà nước; Khảo sát, đánh
giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong 5 lĩnh vực: đầu tư xây dựng, vật liệu
xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông
thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị, đưa ra những đánh giá về những nhược điểm, tồn tại
đồng thời tìm ra nguyên nhân để kiến nghị các biện pháp đổi mới nhằm phân định rõ
ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi cấp thuộc hệ thống hành
chính nhà nước trong lĩnh vực xây dựng
Keywords: Luật hành chính, Ngành xây dựng, Quản lý nhà nước

Content
lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế chung của thế giới ngày nay là chuyển từ nền hành chính truyền thống (trung
ương tập trung quản lý quá nhiều, địa phương phụ thuộc một cách bị động vào Trung ương,
làm hạn chế tính tích cực của địa phương) sang nền hành chính mới (phân quyền rộng rãi,
mạnh mẽ, chuyển giao cho chính quyền địa phương quyền tự quản, tự quyết các công việc
của mình theo luật định, cấp trên chỉ thực hiện sự kiểm tra, giám sát về mặt pháp luật đối với
những công việc đã phân giao cho địa phương). Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới
coi việc tăng cường phân cấp trung ương- địa phương là một trong những nhiệm vụ then chốt
của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay.



Quan điểm về phân cấp ở nước ta đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng. Hội
nghị Trung ương 8 khóa VII đã khẳng định: "Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp tập
trung quản lý vĩ mô..."; "Xác định rành mạch cụ thể trách nhiệm và thẩm quyền quản lý của
Bộ và chính quyền địa phương phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh
vực...". Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII tiếp tục khẳng định: "Chính phủ và bộ máy hành
chính nhà nước thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã
hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại theo đúng chức năng phù hợp với cơ chế mới"; "phân
định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa
phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ". Tại Đại hội Đảng lần thứ IX,
quan điểm về phân cấp được đặt trong bối cảnh “đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của
Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật” [42]. Nghị
quyết cũng xác định “phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính
nhà nước” là một trong những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm “đẩy mạnh cải cách
hành chính” là công việc quan trọng quyết định thành công của công cuộc đổi mới, chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 khái quát hóa mục tiêu
phân cấp quản lý trung ương- địa phương. Điều 16 của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001
giao Chính phủ nhiệm vụ “quyết định và chỉ đạo thực hiện phân công, phân cấp quản lý
ngành và lĩnh vực trong hệ thống hành chính nhà nước” [2]. Trong khi Luật chưa lường hết
các tình huống phân cấp thì việc giao Chính phủ quy định về phân cấp cho từng ngành, lĩnh
vực là một giải pháp phù hợp với nguyên tắc “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” đã
được quy định trong Hiến pháp. Phân cấp với mục đích tạo quyền tự chủ, sáng tạo, phát huy
tính năng động của địa phương, khai thác thế mạnh và tiềm năng của chính quyền cơ sở là
biểu hiện rõ nét của dân chủ và phù hợp với xu thế hiện nay là tăng cường tính tự quản của
địa phương trong việc quyết định những vấn đề của địa bàn lãnh thổ.
Phân cấp quản lý nhà nước nói chung và trong xây dựng nói riêng luôn là mối quan
tâm của Chính phủ. Trong những năm qua, kể từ khi ban hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ
bản theo Nghị định 232/CP của Chính phủ năm 1981, Chính phủ đã liên tục 7 lần sửa đổi, bổ
sung ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng theo các nghị định của Chính phủ cho
phù hợp với tình hình đổi mới, chuyển dần từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế
thị trường trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Tháng 11/2003, Quốc hội đã thông qua

Luật Xây dựng. Tháng 9/2006, Quốc hội thông qua Luật Nhà ở, và tiếp theo, Chính phủ đã
ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện, vấn đề phân cấp trong các văn bản pháp luật
tiếp tục được coi trọng, theo hướng phân cấp mạnh hơn cho cấp dưới phù hợp với mỗi địa


phương, mỗi cơ sở. Tuy nhiên, thực tế ở một số địa phương cho thấy việc phân cấp đã có
những tiến bộ nhưng chưa triệt để, vẫn còn “dè dặt”, còn tập trung ở các cơ quan trung ương
và các tỉnh, mặc dầu đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã trong một số khâu, nhưng vẫn còn bó
hẹp, mang tính áp đặt, chưa tạo quyền chủ động cho cơ sở, chưa phù hợp với tính chất, đặc
điểm cũng như năng lực của mỗi vùng, miền, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa đô thị và
nông thôn. Vì vậy, trong thực tế nhiều địa phương có tổ chức bộ máy đủ điều kiện năng lực
đảm nhận những công việc theo phân cấp, có địa phương năng lực vượt quá mức như đã
được phân cấp, trong khi đó nhiều địa phương chưa có tổ chức riêng biệt hoặc có tổ chức bộ
máy không ổn định, thiếu cả về số lượng và chất lượng, trình độ quản lý yếu kém nhưng vẫn
được phân cấp như các địa phương khác, dẫn đến vai trò quản lý nhà nước chưa được phát
huy, chưa kiểm soát được trật tự xây dựng trên địa bàn, chất lượng và hiệu quả của các dự án
đầu tư xây dựng chưa đạt yêu cầu, tình hình xây dựng vẫn diễn ra lộn xộn, vi phạm trật xây
dựng như xây nhà không có giấy phép xây dựng hoặc sai giấy phép xây dựng diễn ra phổ
biến trên các thành phố lớn mà không được giải quyết triệt để, đùn đẩy trách nhiệm giữa các
cơ quan quản lý nhà nước.
Thực hiện Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về việc tiếp
tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi là Nghị quyết 08/2004/NQ-CP), ngành xây dựng đã thực hiện
việc phân cấp cho cấp dưới trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của ngành, góp phần
vào công cuộc cải cách hành chính chung của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội
nhập với thế giới. Nếu phân cấp mạnh hơn nữa, đổi mới, cải cách hành chính hơn nữa sẽ góp
phần thúc đẩy công tác đầu tư trong nước, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đưa trật
tự xây dựng vào nề nếp, cải thiện cơ bản kiến trúc đô thị. Việc phân cấp trong xây dựng sẽ
tạo điều kiện cho môi trường đầu tư phát triển, tạo quyền chủ động cũng như tăng cường
thẩm quyền, vai trò và trách nhiệm cho cấp dưới, góp phần vào công tác quản lý trật tự xây

dựng trên địa bàn, tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và chất
lượng các công trình xây dựng, tăng cường quản lý trật tự xây dựng ở từng địa phương.
Phân cấp quản lý nhà nước tuy không phải là vấn đề hoàn toàn mới về lý luận và thực
tiễn nhưng vẫn còn là vấn đề bức thiết của nhà nước và xã hội mà chúng ta phải tiếp tục thực
hiện. Trong xây dựng, phân cấp cũng trở thành một vấn đề có tính thời sự, bức xúc, cần được
nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống. Do vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài


Từ năm 1985, nước ta đã thực hiện đổi mới về phân cấp quản lý trung ương - địa
phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đều bị chi phối bởi cơ chế cũ, tuy có các nghiên
cứu đề xuất thực hiện phân cấp nhưng thực chất không thoát ra được khỏi cơ chế tập trung
quyền lực ở các cơ quan Trung ương tạo ra cơ chế ảo về “xin - cho” trong hoạt động kinh tế,
tài chính, biên chế hành chính, đầu tư dự án... đùn đẩy nhiệm vụ và trách nhiệm cho Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh.
Trong những năm gần đây, công cuộc cải cách hành chính ở nước ta đã có những
chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Đã có một số công trình khoa học
nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của phân cấp đã được công bố như: “Đề án phân cấp quản
lý nhà nước trung ương- địa phương” của Bộ Nội Vụ (năm 2003); “Đề án Phân cấp quản lý
nhà nước ngành xây dựng” của Bộ Xây dựng (năm 2005); “Phân cấp quản lý nhà nước lý
luận và thực tiễn” của TS. Võ Kim Sơn (năm 2004). Các bài viết trong các tạp chí chuyên
ngành khoa học pháp lý như: “Phân cấp quản lý trung ương và địa phương- Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” của Trương Đắc Linh (năm 2002); “Một số vấn đề lý luận về phân cấp
quản lý nhà nước” của TS. Uông Chu Lưu (năm 2005)... Tất cả các nghiên cứu này tuy đã đề
cập đến vấn đề phân cấp quản lý nhà nước nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống, hoàn chỉnh về phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng dưới dạng một luận
văn khoa học.



3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của phân cấp quản lý nhà nước về xây
dựng.
- Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương về xây
dựng.
- Tổng hợp những nhược điểm, tồn tại đồng thời tìm ra nguyên nhân để kiến nghị các
biện pháp đổi mới nhằm phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của
mỗi cấp thuộc hệ thống hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng,
phát huy tính sáng tạo, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền, nâng cao chất
lượng giải quyết công việc quản lý nhà nước về xây dựng, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích
của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân cấp quản lý nhà nước.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong 5 lĩnh vực: đầu tư
xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch
xây dựng nông thôn; hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây
dựng.
3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu phân cấp quản lý nhà
nước về xây dựng giữa Bộ Xây dựng với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Sở Xây dựng, Sở Kiến trúc Quy hoạch, Bộ Xây dựng với một số Bộ ngành liên
quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu văn bản có liên quan đến nội dung nghiên cứu phân cấp.
- Khảo sát, thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan để phân tích, đánh giá thực trạng
vấn đề cần nghiên cứu.



- Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá một cách nghiêm túc đầy đủ về
thực trạng phân cấp và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp quản lý nhà nước về xây
dựng.
- Phương pháp nghiên cứu bổ trợ như dự báo, thống kê... để tổng hợp và phân tích các
kết quả nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của Luận văn
- Làm rõ một số khái niệm liên quan như: phân cấp, trao quyền, tản quyền, uỷ
quyền trong quản lý hành chính.
- Luận chứng được sự cần thiết phải tăng cường và đẩy mạnh việc thực hiện phân
cấp quản lý nhà nước về xây dựng ở nước ta.
- Những định hướng có tính dự báo về lộ trình thực hiện phân cấp quản lý nhà nước
về xây dựng đến năm 2010.
- Đề xuất được một số giải pháp khả thi trong việc thực hiện phân cấp trong thời
gian tới.
- Việc nghiên cứu Luận văn này mang tính thời sự, trong bối cảnh Chính phủ, các
Bộ, ngành, địa phương đang tập trung chỉ đạo cải cách hành chính. Các giải pháp đề ra sẽ
được tiếp thu để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước giữa chính quyền các cấp
trong xây dựng.
6. Bố cục của Luận văn
Bố cục của Luận văn ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận thì nội dung Luận văn gồm
ba chương sau:
Chương 1: Quản lý nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng
Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp, lộ trình thực hiện phân cấp quản lý nhà
nước về xây dựng

References
Tiếng Việt
Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp 1992.

2. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.


3. Luật Đất đai năm 2003.
4. Luật Nhà ở năm 2005.
5. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006.
6. Luật Xây dựng năm 2006.
7. Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
8. Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ quy định phân công trách
nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa.
9. Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở tại đô thị.
10. Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà
ở.
11. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế
quản lý đầu tư và xây dựng.
12. Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Khoáng sản.
13. Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ về việc tổ chức lại
một số cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
14. Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ về phân loại đô thị
và phân cấp quản lý đô thị.
15. Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ về người Việt Nam
định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam.
16. Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
17. Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.



18. Nghị định số 07/2003/NĐ- CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999.
19. Nghị định 36/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
20. Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.
21. Nghị định số 171/2004/NĐ- CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
22. Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
23. Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý
nhà nước về chất lượng hàng hoá.
24. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
25. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây
dựng.
26. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
27. Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
28. Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
29. Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
30. Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc
đô thị.



31. Nghị quyết 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy
mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
32. Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/5/2004 phê
duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020.
33. Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
Quy chế quản lý nhà thầu nước ngoài.
34. Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập
Thanh tra Xây dựng quận, huyện và Thanh tra Xây dựng xã, phường, thị trấn tại Thành phố
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Chỉ thị số 11/TTg ngày 16/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây
dựng trụ sở làm việc của các cơ quan quản lý Nhà nước.
36. Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT/BXD-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Xây
dựng - Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước ngành xây dựng tại địa phương.
37. Quyết định số 91/BXD-ĐT ngày 16/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Quy chế hành nghề kiến trúc sư .
38. Quyết định số 10/2003/QĐ-BXD ngày 03/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
ban hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư.
39. Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
Quy chế hành nghề giám sát thi công xây dựng.
40. Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng.
Sách, báo tham khảo
41. Báo điện tử- Cải cách hành chính,
42. Báo điện tử- Đảng Cộng sản Việt Nam,
43. Báo điện tử- Xây dựng Việt Nam,



44. Bộ Xây dựng (1998), Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật: Ba luật lớn và một
số văn bản pháp quy về xây dựng của Trung quốc, Tài liệu sử dụng nội bộ.
45. Bộ Xây dựng (1998), Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật: Luật Quy hoạch xây
dựng đô thị của Liên bang Nga, Tài liệu sử dụng nội bộ.
46. Bộ Xây dựng (1999), Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật: Luật về hành nghề
kiến trúc của Liên bang Nga, Tài liệu sử dụng nội bộ.
47. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 (2002),
Nxb Chính trị Quốc gia.
48. Nguyễn Đăng Dung (2001), Pháp luật không chỉ là công cụ của Nhà nước, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp (11).
49. Nguyễn Đăng Dung (2004), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
50. Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của các cơ
quan nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
51. Phan Hồng Dương (2005), Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và Đào tạo,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
52. Đại Từ điển tiếng Việt (1999), Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
53. Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện
nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
54. Nguyễn Hải Hà (2001), Về vấn đề phân cấp quản lý hành chính, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật (1).
55. Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
56. Trương Đắc Linh (2002), Phân cấp quản lý trung ương và địa phương- Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (3).


57. Uông Chu Lưu (2005), Một số vấn đề lý luận về phân cấp quản lý nhà nước, Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề 60 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp

(28/8/1945-28/8/2005).
58. Hoàng Thị Kim Quế (2004), Nhận diện Nhà nước Pháp quyền, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp (5).
59. Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước lý luận và thực tiễn. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
60. Từ điển Hành chính (2003), Tô Tử Hạ (Chủ biên), Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
61. Từ điển Tiếng Việt (1995), Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà
Nẵng.
62. Đoàn Trọng Truyến (1997), Chủ biên, Hành chính học đại cương, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu khoa học tham khảo
63. Bộ Nội Vụ (2003), Đề án phân cấp quản lý nhà nước trung ương- địa phương, Hà
Nội.
64. Bộ Nội Vụ, Ban Chủ nhiệm CT 121 (2005), Báo cáo thực hiện đề án phân cấp
quản lý nhà nước trung ương, địa phương, Hà Nội.
65. Bộ Xây dựng (2005), Đề án phân cấp quản lý nhà nước ngành xây dựng, Hà Nội.
66. Dự án Đào tạo chuyên ngành đô thị (2007), Giới thiệu khái quát Bộ luật Quy
hoạch Đô thị Cộng hòa Pháp- Hà Nội.
67. Phạm Hồng Thái (2006)- Tập bài giảng Luật Hành chính.
68. Văn phòng Chính phủ (2001), Cơ sở khoa học của việc tăng cường phân cấp quản
lý kinh tế trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam. Đề tài khoa học.
Tiếng Anh
69. UNDP, Decentralized Governance Programe: Strengthening capacity for PeopleCentered Development, Management Development and Governance Division, Bureau for
Development Policy, September 1997.



Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng
Đỗ Thị Hồng Mai


Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;
Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: PGS TS Phạm Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân cấp quản lý nhà nước; Khảo sát, đánh
giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong 5 lĩnh vực: đầu tư xây dựng, vật liệu
xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông
thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị, đưa ra những đánh giá về những nhược điểm, tồn tại
đồng thời tìm ra nguyên nhân để kiến nghị các biện pháp đổi mới nhằm phân định rõ
ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi cấp thuộc hệ thống hành
chính nhà nước trong lĩnh vực xây dựng
Keywords: Luật hành chính, Ngành xây dựng, Quản lý nhà nước

Content
lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế chung của thế giới ngày nay là chuyển từ nền hành chính truyền thống (trung
ương tập trung quản lý quá nhiều, địa phương phụ thuộc một cách bị động vào Trung ương,
làm hạn chế tính tích cực của địa phương) sang nền hành chính mới (phân quyền rộng rãi,
mạnh mẽ, chuyển giao cho chính quyền địa phương quyền tự quản, tự quyết các công việc
của mình theo luật định, cấp trên chỉ thực hiện sự kiểm tra, giám sát về mặt pháp luật đối với
những công việc đã phân giao cho địa phương). Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới
coi việc tăng cường phân cấp trung ương- địa phương là một trong những nhiệm vụ then chốt
của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay.


Quan điểm về phân cấp ở nước ta đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng. Hội
nghị Trung ương 8 khóa VII đã khẳng định: "Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp tập

trung quản lý vĩ mô..."; "Xác định rành mạch cụ thể trách nhiệm và thẩm quyền quản lý của
Bộ và chính quyền địa phương phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh
vực...". Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII tiếp tục khẳng định: "Chính phủ và bộ máy hành
chính nhà nước thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã
hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại theo đúng chức năng phù hợp với cơ chế mới"; "phân
định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa
phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ". Tại Đại hội Đảng lần thứ IX,
quan điểm về phân cấp được đặt trong bối cảnh “đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của
Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật” [42]. Nghị
quyết cũng xác định “phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính
nhà nước” là một trong những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm “đẩy mạnh cải cách
hành chính” là công việc quan trọng quyết định thành công của công cuộc đổi mới, chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 khái quát hóa mục tiêu
phân cấp quản lý trung ương- địa phương. Điều 16 của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001
giao Chính phủ nhiệm vụ “quyết định và chỉ đạo thực hiện phân công, phân cấp quản lý
ngành và lĩnh vực trong hệ thống hành chính nhà nước” [2]. Trong khi Luật chưa lường hết
các tình huống phân cấp thì việc giao Chính phủ quy định về phân cấp cho từng ngành, lĩnh
vực là một giải pháp phù hợp với nguyên tắc “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” đã
được quy định trong Hiến pháp. Phân cấp với mục đích tạo quyền tự chủ, sáng tạo, phát huy
tính năng động của địa phương, khai thác thế mạnh và tiềm năng của chính quyền cơ sở là
biểu hiện rõ nét của dân chủ và phù hợp với xu thế hiện nay là tăng cường tính tự quản của
địa phương trong việc quyết định những vấn đề của địa bàn lãnh thổ.
Phân cấp quản lý nhà nước nói chung và trong xây dựng nói riêng luôn là mối quan
tâm của Chính phủ. Trong những năm qua, kể từ khi ban hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ
bản theo Nghị định 232/CP của Chính phủ năm 1981, Chính phủ đã liên tục 7 lần sửa đổi, bổ
sung ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng theo các nghị định của Chính phủ cho
phù hợp với tình hình đổi mới, chuyển dần từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế
thị trường trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Tháng 11/2003, Quốc hội đã thông qua
Luật Xây dựng. Tháng 9/2006, Quốc hội thông qua Luật Nhà ở, và tiếp theo, Chính phủ đã
ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện, vấn đề phân cấp trong các văn bản pháp luật

tiếp tục được coi trọng, theo hướng phân cấp mạnh hơn cho cấp dưới phù hợp với mỗi địa


phương, mỗi cơ sở. Tuy nhiên, thực tế ở một số địa phương cho thấy việc phân cấp đã có
những tiến bộ nhưng chưa triệt để, vẫn còn “dè dặt”, còn tập trung ở các cơ quan trung ương
và các tỉnh, mặc dầu đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã trong một số khâu, nhưng vẫn còn bó
hẹp, mang tính áp đặt, chưa tạo quyền chủ động cho cơ sở, chưa phù hợp với tính chất, đặc
điểm cũng như năng lực của mỗi vùng, miền, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa đô thị và
nông thôn. Vì vậy, trong thực tế nhiều địa phương có tổ chức bộ máy đủ điều kiện năng lực
đảm nhận những công việc theo phân cấp, có địa phương năng lực vượt quá mức như đã
được phân cấp, trong khi đó nhiều địa phương chưa có tổ chức riêng biệt hoặc có tổ chức bộ
máy không ổn định, thiếu cả về số lượng và chất lượng, trình độ quản lý yếu kém nhưng vẫn
được phân cấp như các địa phương khác, dẫn đến vai trò quản lý nhà nước chưa được phát
huy, chưa kiểm soát được trật tự xây dựng trên địa bàn, chất lượng và hiệu quả của các dự án
đầu tư xây dựng chưa đạt yêu cầu, tình hình xây dựng vẫn diễn ra lộn xộn, vi phạm trật xây
dựng như xây nhà không có giấy phép xây dựng hoặc sai giấy phép xây dựng diễn ra phổ
biến trên các thành phố lớn mà không được giải quyết triệt để, đùn đẩy trách nhiệm giữa các
cơ quan quản lý nhà nước.
Thực hiện Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về việc tiếp
tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi là Nghị quyết 08/2004/NQ-CP), ngành xây dựng đã thực hiện
việc phân cấp cho cấp dưới trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của ngành, góp phần
vào công cuộc cải cách hành chính chung của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội
nhập với thế giới. Nếu phân cấp mạnh hơn nữa, đổi mới, cải cách hành chính hơn nữa sẽ góp
phần thúc đẩy công tác đầu tư trong nước, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đưa trật
tự xây dựng vào nề nếp, cải thiện cơ bản kiến trúc đô thị. Việc phân cấp trong xây dựng sẽ
tạo điều kiện cho môi trường đầu tư phát triển, tạo quyền chủ động cũng như tăng cường
thẩm quyền, vai trò và trách nhiệm cho cấp dưới, góp phần vào công tác quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn, tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và chất
lượng các công trình xây dựng, tăng cường quản lý trật tự xây dựng ở từng địa phương.

Phân cấp quản lý nhà nước tuy không phải là vấn đề hoàn toàn mới về lý luận và thực
tiễn nhưng vẫn còn là vấn đề bức thiết của nhà nước và xã hội mà chúng ta phải tiếp tục thực
hiện. Trong xây dựng, phân cấp cũng trở thành một vấn đề có tính thời sự, bức xúc, cần được
nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống. Do vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài


Từ năm 1985, nước ta đã thực hiện đổi mới về phân cấp quản lý trung ương - địa
phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đều bị chi phối bởi cơ chế cũ, tuy có các nghiên
cứu đề xuất thực hiện phân cấp nhưng thực chất không thoát ra được khỏi cơ chế tập trung
quyền lực ở các cơ quan Trung ương tạo ra cơ chế ảo về “xin - cho” trong hoạt động kinh tế,
tài chính, biên chế hành chính, đầu tư dự án... đùn đẩy nhiệm vụ và trách nhiệm cho Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh.
Trong những năm gần đây, công cuộc cải cách hành chính ở nước ta đã có những
chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Đã có một số công trình khoa học
nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của phân cấp đã được công bố như: “Đề án phân cấp quản
lý nhà nước trung ương- địa phương” của Bộ Nội Vụ (năm 2003); “Đề án Phân cấp quản lý
nhà nước ngành xây dựng” của Bộ Xây dựng (năm 2005); “Phân cấp quản lý nhà nước lý
luận và thực tiễn” của TS. Võ Kim Sơn (năm 2004). Các bài viết trong các tạp chí chuyên
ngành khoa học pháp lý như: “Phân cấp quản lý trung ương và địa phương- Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” của Trương Đắc Linh (năm 2002); “Một số vấn đề lý luận về phân cấp
quản lý nhà nước” của TS. Uông Chu Lưu (năm 2005)... Tất cả các nghiên cứu này tuy đã đề
cập đến vấn đề phân cấp quản lý nhà nước nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống, hoàn chỉnh về phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng dưới dạng một luận
văn khoa học.


3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của phân cấp quản lý nhà nước về xây
dựng.
- Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương về xây
dựng.
- Tổng hợp những nhược điểm, tồn tại đồng thời tìm ra nguyên nhân để kiến nghị các
biện pháp đổi mới nhằm phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của
mỗi cấp thuộc hệ thống hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng,
phát huy tính sáng tạo, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền, nâng cao chất
lượng giải quyết công việc quản lý nhà nước về xây dựng, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích
của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân cấp quản lý nhà nước.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong 5 lĩnh vực: đầu tư
xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch
xây dựng nông thôn; hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây
dựng.
3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu phân cấp quản lý nhà
nước về xây dựng giữa Bộ Xây dựng với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Sở Xây dựng, Sở Kiến trúc Quy hoạch, Bộ Xây dựng với một số Bộ ngành liên
quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu văn bản có liên quan đến nội dung nghiên cứu phân cấp.
- Khảo sát, thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan để phân tích, đánh giá thực trạng
vấn đề cần nghiên cứu.


- Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá một cách nghiêm túc đầy đủ về
thực trạng phân cấp và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp quản lý nhà nước về xây

dựng.
- Phương pháp nghiên cứu bổ trợ như dự báo, thống kê... để tổng hợp và phân tích các
kết quả nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của Luận văn
- Làm rõ một số khái niệm liên quan như: phân cấp, trao quyền, tản quyền, uỷ
quyền trong quản lý hành chính.
- Luận chứng được sự cần thiết phải tăng cường và đẩy mạnh việc thực hiện phân
cấp quản lý nhà nước về xây dựng ở nước ta.
- Những định hướng có tính dự báo về lộ trình thực hiện phân cấp quản lý nhà nước
về xây dựng đến năm 2010.
- Đề xuất được một số giải pháp khả thi trong việc thực hiện phân cấp trong thời
gian tới.
- Việc nghiên cứu Luận văn này mang tính thời sự, trong bối cảnh Chính phủ, các
Bộ, ngành, địa phương đang tập trung chỉ đạo cải cách hành chính. Các giải pháp đề ra sẽ
được tiếp thu để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước giữa chính quyền các cấp
trong xây dựng.
6. Bố cục của Luận văn
Bố cục của Luận văn ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận thì nội dung Luận văn gồm
ba chương sau:
Chương 1: Quản lý nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng
Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp, lộ trình thực hiện phân cấp quản lý nhà
nước về xây dựng

References
Tiếng Việt
Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp 1992.
2. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.



3. Luật Đất đai năm 2003.
4. Luật Nhà ở năm 2005.
5. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006.
6. Luật Xây dựng năm 2006.
7. Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
8. Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ quy định phân công trách
nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa.
9. Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở tại đô thị.
10. Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà
ở.
11. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế
quản lý đầu tư và xây dựng.
12. Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Khoáng sản.
13. Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ về việc tổ chức lại
một số cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
14. Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ về phân loại đô thị
và phân cấp quản lý đô thị.
15. Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ về người Việt Nam
định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam.
16. Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
17. Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.



18. Nghị định số 07/2003/NĐ- CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999.
19. Nghị định 36/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
20. Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.
21. Nghị định số 171/2004/NĐ- CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
22. Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
23. Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý
nhà nước về chất lượng hàng hoá.
24. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
25. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây
dựng.
26. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
27. Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
28. Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
29. Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
30. Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc
đô thị.



31. Nghị quyết 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy
mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
32. Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/5/2004 phê
duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020.
33. Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
Quy chế quản lý nhà thầu nước ngoài.
34. Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập
Thanh tra Xây dựng quận, huyện và Thanh tra Xây dựng xã, phường, thị trấn tại Thành phố
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Chỉ thị số 11/TTg ngày 16/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây
dựng trụ sở làm việc của các cơ quan quản lý Nhà nước.
36. Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT/BXD-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Xây
dựng - Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước ngành xây dựng tại địa phương.
37. Quyết định số 91/BXD-ĐT ngày 16/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Quy chế hành nghề kiến trúc sư .
38. Quyết định số 10/2003/QĐ-BXD ngày 03/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
ban hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư.
39. Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
Quy chế hành nghề giám sát thi công xây dựng.
40. Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng.
Sách, báo tham khảo
41. Báo điện tử- Cải cách hành chính,
42. Báo điện tử- Đảng Cộng sản Việt Nam,
43. Báo điện tử- Xây dựng Việt Nam,


44. Bộ Xây dựng (1998), Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật: Ba luật lớn và một

số văn bản pháp quy về xây dựng của Trung quốc, Tài liệu sử dụng nội bộ.
45. Bộ Xây dựng (1998), Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật: Luật Quy hoạch xây
dựng đô thị của Liên bang Nga, Tài liệu sử dụng nội bộ.
46. Bộ Xây dựng (1999), Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật: Luật về hành nghề
kiến trúc của Liên bang Nga, Tài liệu sử dụng nội bộ.
47. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 (2002),
Nxb Chính trị Quốc gia.
48. Nguyễn Đăng Dung (2001), Pháp luật không chỉ là công cụ của Nhà nước, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp (11).
49. Nguyễn Đăng Dung (2004), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
50. Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của các cơ
quan nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
51. Phan Hồng Dương (2005), Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và Đào tạo,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
52. Đại Từ điển tiếng Việt (1999), Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
53. Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện
nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
54. Nguyễn Hải Hà (2001), Về vấn đề phân cấp quản lý hành chính, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật (1).
55. Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
56. Trương Đắc Linh (2002), Phân cấp quản lý trung ương và địa phương- Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (3).


57. Uông Chu Lưu (2005), Một số vấn đề lý luận về phân cấp quản lý nhà nước, Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề 60 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp
(28/8/1945-28/8/2005).
58. Hoàng Thị Kim Quế (2004), Nhận diện Nhà nước Pháp quyền, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp (5).
59. Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước lý luận và thực tiễn. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
60. Từ điển Hành chính (2003), Tô Tử Hạ (Chủ biên), Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
61. Từ điển Tiếng Việt (1995), Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà
Nẵng.
62. Đoàn Trọng Truyến (1997), Chủ biên, Hành chính học đại cương, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu khoa học tham khảo
63. Bộ Nội Vụ (2003), Đề án phân cấp quản lý nhà nước trung ương- địa phương, Hà
Nội.
64. Bộ Nội Vụ, Ban Chủ nhiệm CT 121 (2005), Báo cáo thực hiện đề án phân cấp
quản lý nhà nước trung ương, địa phương, Hà Nội.
65. Bộ Xây dựng (2005), Đề án phân cấp quản lý nhà nước ngành xây dựng, Hà Nội.
66. Dự án Đào tạo chuyên ngành đô thị (2007), Giới thiệu khái quát Bộ luật Quy
hoạch Đô thị Cộng hòa Pháp- Hà Nội.
67. Phạm Hồng Thái (2006)- Tập bài giảng Luật Hành chính.
68. Văn phòng Chính phủ (2001), Cơ sở khoa học của việc tăng cường phân cấp quản
lý kinh tế trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam. Đề tài khoa học.
Tiếng Anh
69. UNDP, Decentralized Governance Programe: Strengthening capacity for PeopleCentered Development, Management Development and Governance Division, Bureau for
Development Policy, September 1997.




×