Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 ĐẾN 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA ĐIỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA ĐIỀN

Người thực hiện: Phạm Thị Quyên
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN Nga Điền
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2015
1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức
khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc
vệ sinh. Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mầm non việc
giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có
hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật.
Chăm sóc sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội. Trẻ em nếu được
chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác chăm
sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm
giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe,
hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có
chất lượng trong tương lai.


Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non nói chung và trẻ
mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng. Mục tiêu giữ gìn sức khỏe và phát triển thể chất cho trẻ là
một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Trẻ muốn giữ gìn được sức khỏe nhất
thiết phải giữ cho cơ thể sạch sẽ. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ
dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh. Bao
gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức
vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có hành vi văn minh và
phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô giáo, sự phối hợp
rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình - nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc vệ
sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ.
Không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn
và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy trình…muốn tạo được thói
quen cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo là hết sức quan trọng. Cô giáo phải thường
xuyên rèn luyện và tạo thói quen cho trẻ với nhiều hình thức. Quá trình thực hiện
nội dung giáo dục và rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ ở trường mầm non
đã được giáo viên năng động, sáng tạo, tìm tòi nhiều hình thức và phương pháp phù
hợp để chuyển tải những nội dung và kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt đánh
răng, chải đầu… đến trẻ.
Các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung
và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng rất đa dạng và phong phú. Quan hệ giữa cô và
các cháu là quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong từng biểu hiện, từ lời nói đến hành
động. Phát huy đặc trưng các hoạt động học chúng ta phải thể hiện hết chức năng và
chăm sóc giáo dục, hai chức năng này song song hòa quyện với nhau, trong giáo
dục có lồng ghép chăm sóc. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu, chăm lo cho
các cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân cần phải nắm bắt yêu cầu cụ thể để
có kế hoạch hướng dẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cho các cháu một cách nhẹ
nhàng và khéo léo.
Xuất phát từ những lý do trên đồng thời bản thân cũng nhận thức được tầm
quan trọng của việc rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ nói chung và trẻ
mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết bởi nó hình thành ở

2


trẻ một thói quen tốt, nề nếp tốt giúp tạo điều kiện tốt phát triển về mọi mặt sau này.
Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi tôi luôn băn khoăn, trăn trở là
phải làm thế nào để giáo dục tốt được nề nếp, vệ sinh cá nhân cho trẻ đạt hiệu quả
cao nhất. Chính vì điều này đã thôi thúc tôi nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Một số
biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” ở trường Mầm non
Nga Điền.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân, sự phát triển
của trẻ thời kỳ này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, có vai
trò quyết định, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển về sau, xuyên suốt cả một đời
người. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm lực mạnh mẽ nếu được giáo dục nuôi dưỡng
chăm sóc tốt, các cháu sẽ sớm phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm một cách đúng
hướng. Sức khỏe của trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng,
Vệ sinh cá nhân, phòng bệnh, di truyền, môi trường… trong đó vệ sinh cá nhân có
vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ em.
Vệ sinh cá nhân cho trẻ được xem như một nhu cầu hàng ngày không thể thiếu
được vì: Nếu trẻ không được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ thì khả năng mắc bệnh
về truyền nhiễm như đau mắt hột, hô hấp, các bệnh về da… ngày càng cao.
Trong thời đại của nền văn minh trí tuệ giáo dục mầm non đang có những
chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới chung của ngành giáo dục. Dưới ánh sáng
của Nghị quyết về công tác cải cách giáo dục điều lệ trường mầm non cũng đãc nêu
lên nhiệm vụ hàng đầu trong 4 nhiệm vụ của trường mầm non, vì vậy việc chăm sóc
sức khỏe cho trẻ nhằm phát triển cân đối hài hòa, nhằm chống đỡ bệnh tật là rất cần
thiết. Nếu chúng ta chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh cá nhân cho trẻ không tốt môi
trường trong và ngoài lớp không đảm bảo đều gây cho trẻ ốm đau, bệnh tật, dẫn đến
sự phát triển về thể chất bị kìm hãm, các quá trình tâm sinh lý đang trên đà hình

thành và phát triển cũng không thể nào phát triến trên một cơ thể gầy còm, ốm yếu.
Đăc biệt đối với độ tuổi mẫu giáo bé thì những thói quen cần thiết về vệ sinh cá
nhân và kỹ năng thực hành dần dần được hình thành, trẻ dễ nhớ nhưng lại mau
quên. Dựa vào đặc điểm đó mà việc lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ là việc làm vô cùng quan trọng vì sức khỏe vốn là quý, qua đây tạo kiện cho
trẻ phát triển tốt cả về thể lực và trí tuệ sau này.
II. THỰC TRẠNG
Trường Mầm non Nga Điền là một trường chuẩn quốc gia, nhiều năm liền
được công nhận là trường tiên tiến cấp huyện. Được sự quan tâm của phòng giáo
dục Đào tạo Huyện Nga Sơn, các cấp Uỷ Đảng chính quyền địa phương tạo điều
kiện, quan tâm giúp đỡ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi,
phục vụ cho các cháu nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các cháu được tham gia vào
các hoạt động một cách tích cực.

3


Năm học 2014- 2015 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3 - 4
tuổi, bản thân được trực tiếp chăm sóc nuôi dạy trẻ, là điều kiện tốt để tôi tìm hiểu
và giảng dạy trẻ một cách phù hợp và hiệu quả hơn.
1. Thuận lợi:
Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp trong việc chăm sóc giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Xà phòng đủ cho trẻ dùng, mỗi trẻ phải có một
khăn mặt, bàn chải đánh răng, ly uống nước riêng, khăn mặt giặt sạch sẽ hằng ngày
phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, mỗi tuần được trùng nước sôi hai lần. Khu vệ
sinh cho trẻ luôn được khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Đồng thời bản thân đã được
tham gia các lớp học chuyên đề do nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức, đặc biệt là
những buổi tổ chức thực hành vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Trẻ tự rửa mặt, rửa tay,
đánh răng, chải đầu… Từ đó tôi có thêm kinh nghiệm giáo dục vệ sinh cá nhân cho
trẻ. Trong lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ đáp ứng nhu cầu cho việc dạy

thực hành vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ ở trường Mầm non.
Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đa số phụ huynh có
nhận thức về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, tin
tưởng và phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường rèn luyện thói quen cho trẻ.
2. Khó khăn:
Tuy nhiên trong đầu năm học lớp tôi còn gặp một số khó khăn nhận thức của
một số phụ huynh còn hạn chế trong việc chăm sóc con cái như; tình trạng trẻ đến
lớp chưa rủa măt, chưa chải đầu, chân tay còn chưa sạch… Rửa mặt không đúng qui
trình, trẻ chưa có thói quen và tự giác và chỉ thực hiện khi cô giáo nhắc nhở. Dẫn
đến trẻ mắc các bệnh về truyền nhiễm như đau mắt hột, hô hấp, các bệnh về da…
Công tác phối kết hợp với với gia đình cùng thực hiện để tạo nề nếp, thói quen
cho trẻ còn nhiều hạn chế. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn luyện
thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
* Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Xuất phát từ thực tế đó đầu năm tôi tiến hành khảo sát tổng số trẻ là 28 cháu
trong đó 10 cháu gái và 18 cháu trai. Qua bảng khảo sát vệ sinh cá nhân như sau.
Kết quả
Số trẻ
Stt
Nội dung đánh giá
khảo Số cháu Tỷ Số cháu Tỷ
sát
đạt
lệ chưa đạt lệ
1
Cháu có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân
28
20
71
8

29
2
Cháu sạch thường xuyên
28
14
50
14
50
3
Cháu có thói quen vệ sinh tốt
28
14
50
14
50
4
Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng đúng
28
8
29
20
71
quy trình
5
Vệ sinh thân thể sạch sẽ
28
14
50
14
50

6
Vệ sinh trong ăn uống
28
15
53.6
13
46.4
7
Vệ sinh trước,sau khi ngủ
28
13
46.4
15
53.6
8
Hành vi vệ sinh văn minh
28
13
46.4 15
53.6

4


Từ những kiểm tra nhận định, đánh giá trên, bản thân tôi đã suy nghĩ nếu có
ý thức khắc phục để tìm ra những biện pháp cho phù hợp thì chắc chắn chất lượng
của việc rèn luyện nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ được nâng lên rõ rệt.
Từ đó sức khỏe của trẻ cũng được đảm bảo, trẻ sẽ phát triển tốt toàn diện theo 5 lĩnh
vực.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tự học tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức và kĩ năng giáo dục vệ sinh
cá nhân cho trẻ.
Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi có thói
quen trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc cần làm đầu tiên là tổ chức bồi
dưỡng kiến thức và các bước thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân trẻ của mình thật
thuần thục. Thấy rõ mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của công việc đang làm,
nắm vững nội dung giáo dục chăm sóc vệ sinh cho trẻ và nguyên tắc hướng dẫn
thực hành các thao tác như: Rửa tay, rửa mặt, chăm sóc răng miệng…cho trẻ.Tôi đã
tự tìm tòi các tài liệu có liên quan đến chuyên đề vệ sinh để nghiên cứu, sau đó cùng
trao đổi với ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để thực hiện.
Công việc này trường tôi thường tiến hành vào đầu tháng 8 khi không bận bịu
lắm về công tác chuyên môn. Tôi học lí thuyết và xem lại cách thực hành sau khi
đón trẻ tựu trường.Hướng dẫn cách dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng, cách rửa mặt
đúng theo qui trình, bảo vệ da, môi trường an toàn…
Vào đầu tháng 9 tôi đã mạnh dạn đăng ký một hoạt động về vệ sinh: Rửa tay,
rửa mặt để BGH dự giờ góp ý đánh giá xếp loại giáo viên. Đó cũng là một cách làm
để tạo động lực cho bản thân chú ý đến công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ
Được sự hỗ trợ của BGH cấp phát một số tài liệu như: Bé giữ vệ sinh, bé
sạch, bé khỏe, thực hành vệ sinh, lô tô vệ sinh, phòng GDMN đã tiến hành cấp phát
đến các trường để giáo viên tham khảo và hướng dẫn cho trẻ, phụ huynh thực hành
các thao tác vệ sinh và một số thói quen, hành vi văn minh cho trẻ.Bên cạnh đó tôi
đã có những tiết mẫu, có những nội dung dạy trẻ thực hành rửa tay bằng xà phòng,
rửa mặt thông qua lô tô vệ sinh và qua thực hành thực tế dưới hình thức hoạt động
vui chơi, hoạt động lao động tự phục vụ, giúp cho trẻ ghi nhớ nhanh qua các bài
thơ, bài hát… Tạo nề nếp thói quen cho trẻ bằng cách theo dõi, sửa sai thực hiện
thường xuyên cho trẻ hàng ngày. Mặt khác tôi sưu tầm thơ, truyện, làm sách tranh
có nội dung giáo dục vệ sinh ở góc thư viện đọc cho trẻ nghe, cho trẻ xem để trẻ
biết các thao tác khi rửa tay, rửa mặt…
Nhà trường cấp phát đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cá nhân cho trẻ, yêu cầu đồ dùng

của trẻ đều phải có kí hiệu riêng và trẻ nhận biết và lấy đúng đồ dùng cá nhân của
mình. Vào đầu năm học việc nhận biết kí hiệu cá nhân đối với các cháu 3 - 4 tuổi cả
là một vấn đề hết sức khó khăn vì trẻ còn nhỏ, mới đến trường lớp. Cho nên tôi phải
thường xuyên quan sát, hướng dẫn trẻ nhận biết và làm quen kí hiệu của mình bằng
5


cách: Tôi phân loại kí hiệu theo tổ, tổ con vật, tổ các loại quả, tổ thì đồ vật. Đồ dùng
của trẻ để đúng nơi qui định theo tổ vừa giúp cô dễ nhớ kí hiệu vừa giúp trẻ có thói
quen ngay từ đầu. Kí hiệu của trẻ cùng một chủng loại dễ nhận biết từ sổ bé ngoan
đến sổ sức khỏe, vở tạo hình, vở toán… đến đồ dùng vệ sinh. Các kí hiệu dễ nhận
biết , đơn giản. VD: Quả cam, quả chuối, con chim, con mèo, xe đạp, xe ô tô, xe
máy…Tôi tập cho trẻ nhận biết kí hiệu với nhiều hình thức khác nhau: Khi phát vở
cho trẻ tôi hỏi về kí hiệu của vở mình, đồ dùng có kí hiệ gì? Nếu trẻ nhầm tôi nhắc
lại cho trẻ nhớ. Qua quá trình tập cho trẻ nhiều lần, lặp đi lặp lại thường xuyên, khi
uống nước, khi lấy ly đánh răng, lấy khăn lau mặt…Trẻ nhớ kí hiệu của mình và cô
cũng nhứ kí hiệu của trẻ. Khi trẻ lấy đúng đồ dùng thì trẻ mới thực hiện đúng vệ
sinh , nếu trẻ không nhận biết được đồ dùng các nhân thì nguy cơ lây lan các bệnh
về mắt, răng miệng rất nguy hiểm.
Việc dạy cho trẻ nhận biết kí hiệu đã khó khăn thì việc dạy trẻ thực hành vệ
sinh không kém phần vất vả. Với hoạt động vệ sinh rửa tay với xà phòng, đối với
trẻ thao tác thật khó khăn không giống như trẻ lớn. Trẻ chỉ “nghịch nước với xà
phòng” không theo hướng dẫn của cô vì trẻ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc
rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trước hết tôi trò chuyện với
trẻ, cho trẻ đọc các bài thơ, bài hát về giáo dục vệ sinh.
Ví dụ: Bài hát: “Rửa tay trước khi ăn”
Cô ơi cô! Mẹ cháu dặn
Trước khi ăn, phải rửa tay.
Mẹ ơi mẹ! Cô giáo dạy
Trước khi ăn, phải rửa tay.

Hay! Hay ! Hay!.
Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời:
+ Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn phải rửa tay?
+ Vì sao phải rửa tay với xà phòng?
Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình để trẻ ý thức và biết được tầm quan trọng
của việc rửa tay với xà phòng. Sau đó tôi cho trẻ thực hiện theo thao tác cùng cô
cách rửa tay, rửa đúng quy trình, rửa thật sạch nhưng không bắn nước ra ngoài và
tiết kiệm nước. Sau đó tôi cho trẻ lần lượt ra rửa tay, tôi theo dõi, nhắc nhở trẻ…
Hàng ngày thành nếp và thói quen cho trẻ. Từ đó trẻ có ý thức tự giác biết cách rửa
tay và giữ vệ sinh.
Để biết cách tổ chức hoạt động lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh
cho trẻ một cách chủ động, thuần thục tôi đã tham gia dự giờ mẫu của đồng chí Mai
Thị Toan với đề tài Thực hành “Thao tác rửa tay”; Đồng chí: Đinh Thị Hiền Đề
tài: “Gấu con bị đau răng” và học tập kinh nghiệm việc xây dựng môi trường giáo
dục tại các lớp điểm, trường điểm để tạo được sự hứng thú cho trẻ khi tham gia các

6


hoạt động như: Lớp cô Thu, Lớp cô Hà và một số trường trọng điểm như: Trường
mầm non Nga Giáp, mầm non Nga Liên, mầm non Thị Trấn Nga Sơn...
Ngoài ra tôi còn tham gia các hội thi làm đồ dùng đồ chơi, tham gia hội thi
dinh dưỡng qua mạng Internet do Phòng giáo dục và đào tạo Nga Sơn tổ chức. Từ
đó nâng cao kiến thức cho bản thân về vệ sinh cá nhân cho trẻ .
Kết quả:
Bản thân tôi đã nắm vững kiến thức về nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho
trẻ biết vận dụng kiến thức vào chuyên đề một cách linh hoạt.
Xây dựng được môi trường giáo dục phù hợp đặc biệt là góc tuyên truyền với
phụ huynh.
Sưu tầm được nhiều bài thơ, câu đố, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt

động.
2. Tích cực tham mưu, đầu tư mua sắm các trang thiết bị, tài liệu, đồ dùng vệ
sinh cá nhân cho trẻ.
Việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là rất cần thiết, nó giúp cơ thể khỏe
mạnh, sạch sẽ, có thói quen nề nếp tốt tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển của trẻ
sau này. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ, đặc biệt là công tác vệ
sinh cá nhân được tốt thì ngay sau khi nhận lớp tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch
mua sắm đồ dùng cần thiết đảm bảo cho việc tổ chức đạt quả. Sau đó tham mưu
trực tiếp với tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường mua sắm đồ dùng vệ sinh cá
nhân cho trẻ như: Mua ca cốc, khăn mặt, xô, chậu, tủ đựng đồ dùng cá nhân, giá
phơi khăn, giá úp ca cốc, giá để dép, lô tô tranh ảnh phục vụ cho các hoạt động, đặc
biệt là tài liệu hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho trẻ…
Từ đó ban giám hiệu nhà trường thống nhất với ban thường trực hội cha mẹ
học sinh của trường tiến hành họp phụ huynh. Với số lượng đồ dùng nhiều như vậy
tôi xét thấy chắc chắn thu tiền là rất khó vì vậy bản thân chúng tôi những người giáo
viên cần phải làm thế nào để phụ huynh hiểu ra được vấn đề và đồng tình tham gia
đóng góp để mua sắm cho trẻ.
Để đạt được mục đích tôi đã bàn với ban giám hiệu nhà trường xây dựng một
đoạn Videoclip về nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân, cũng như một số thao tác tác
thực hành vệ sinh cá nhân cho trẻ để mở cho phụ huynh xem trước khi vào cuộc
họp. Đồng thời chụp hình ảnh chính con em họ trong các giờ hoạt động để phụ
huynh thấy được nề nếp học tập và thói quen tốt khi đến trường.
Nhận thức về vấn đề này nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm nhiều họ chỉ
nghĩ đưa con đến trường là giao cho trách nhiệm cho cô giáo chứ không cần quan
tâm là con mình được chăm sóc như thế nào. Chính vì vậy mà khi tôi lên kế hoạch
mua 2 chiêc khăn /năm có phụ huynh nói “các cô lau gì mà lắm thế, ở trường có gì
đâu mà mua những hai chiếc khăn?”
Khi có ý kiến như vậy tôi đã nhẹ nhàng giải thích để phụ huynh hiểu ra vấn đề
và phối hợp cùng thực hiện. Đồng thời tôi đưa cho phụ huynh xem các quy định
(mặc định) đối với từng trẻ khi sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân của mình.

Ví dụ: Để trẻ dễ nhớ đồ dùng vệ sinh cá nhân của mình tôi đã đánh ký hiệu
cho từng cháu như: Cháu Phạm Thị Lan Anh có ký hiệu là quả chuối thì tất cả các
7


đồ dùng của cháu như: Khăn mặt, cốc uống nước, díp đánh răng, ba lô... đều là quả
chuối.
Hay Cháu Nguyễn Thị Hoa có ký hiệu là bông hoa thì tất cả đồ dùng cá nhân
cũng như dồ dùng vệ sinh cá nhân của cháu đều là bông hoa. Cháu Hải Đăng là quả
cam thì tất cả đồ dùng vệ sinh cá nhân của cháu đều là quả cam…
Với cách này tôi đã thuyết phục được ban giám hiệu cũng như các bậc phụ
huynh và cùng nhau phối hợp thực hiện .

(Hình ảnh: Một số đồ dùng phục vụ vệ sinh cá nhân của trẻ)
*Kết quả:
Lớp tôi đã mua sắm được 1 tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ. 1 giá phơi khăn,
1 giá úp ca cốc, 1 giá đẻ dép, 28 cái ca, 28 cái cốc, 56 cái khăn mặt và nhiều đồ
dùng khác nữa.
3. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua các giờ thực hành các thao tác.
Chúng ta biết rằng giờ thực hành là giờ cung cấp cho trẻ những kiến thức
chính xác nhất, cụ thể nhất để từ đó giúp trẻ thực hành một cách thuần thục, đúng
quy trình. Vậy làm thế nào để tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân?
Theo tôi giáo viên cần căn cứ vào từng hoạt động để chuẩn bị các điều kiện cần
thiết khi tổ chức cho trẻ hoạt động như: Chuẩn bị về giáo án, về đồ dùng vệ sinh, về
địa điểm và hình thức tiến hành sao cho hấp dẫ nhưng đem lại hiệu quả cao.
Ví dụ: Với hoạt động chăm sóc vệ sinh
Đề tài: Thực hành rửa tay cho trẻ.

8



Ngoài việc xác định được kiến thức, kỹ năng giáo dục thì tôi cần chuẩn bị đầy
đủ các dụng cụ như: xô, chậu, khăn lau tay, thảm khô đặt dưới chân trẻ, giá phơi
khăn, xà phòng...
- Trước khi Dạy trẻ thực hành rửa tay tôi tạo cảm xúc cho trẻ bằng cách:
- Cô cùng trẻ hát bài: “Tay thơm tay ngoan”
- Cô con mình vừa hát bài gì?
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi "dấu tay"
- Trò chuyện về đôi bàn tay:
+ Mỗi chúng mình đều có mấy bàn tay?
+ Hàng ngày đôi bàn tay giúp chúng mình làm gì?
* Bàn tay đã giúp chúng ta rất nhiều việc: Đánh răng, rửa mặt xúc cơm, cầm
đồ dùng đồ chơi và còn làm nhiều việc khác nữa.
- Nếu đôi bàn tay bẩn thì sẽ thế nào?
- Nếu đôi bàn tay chúng mình bị bẩn, khi ăn thức ăn, trứng giun sẽ theo xuống
ruột và chúng mình sẽ bị nhiễm giun đấy, nếu tay bẩn mà các con dụi mắt sẽ bị đau
mắt và còn mắc bệnh ngoài da nữa đấy....
- Các con rửa tay khi nào?
* Giáo dục: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh các con phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ,
các con phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi
có tiếp xúc với đất cát, sau giờ học, giờ vui chơi với đồ dùng đồ chơi. Giữ cho đôi
bàn tay sạch sẽ có tác dụng phòng chống bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, nhất
là bệnh chân tay miệng và phòng chống bệnh đau mắt nữa đấy.
Hôm nay cô sẽ cùng các con thực hành thao tác: Rửa tay theo đúng quy trình nhé.
(Trước khi rửa tay, cô xắn cao tay áo để khỏi ướt). Cô bắt đầu rửa.
*Cô làm mẫu
1. Làm ướt hai bàn tay, thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà sát hai lòng bàn
tay vào nhau.
2. Dùng ngón tay và lòng bàn tay phải cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay
của bàn tay trái và ngược lại.

3. Dùng bàn tay phải chà sát chéo lên cổ tay, mu bàn tay trái và ngược lại.
4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay phải miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn
tay trái và ngược lại.
5. Chụm năm đầu ngón tay của bàn tay phải cọ vào lòng bàn tay trái bằng cách
xoay đi xoay lại.
6. Xả tay cho sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch. Vẩy nhẹ tay xuống phía
dưới.
7. Sau đó lau tay bằng khăn khô.
- Các con thấy tay cô bây giờ thế nào?
9


- Cô mời con nào giỏi nên rửa tay nào?
- Cô lần lượt cho trẻ thực hiện
* Trẻ thực hiện
- Cô nhắc trẻ xắn tay áo
- Cho trẻ thực hiện các thao tác rửa tay theo từng cá nhân trẻ.
- Cô trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ bạn đang thực hiện thao tác gì?
- Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát, sửa sai cho trẻ, kết hợp giáo dục
trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể và đôi bàn tay luôn sạch sẽ để cơ thể luôn khỏe mạnh,
phòng chống bệnh chân tay miệng.
* Kết thúc:
- Cô con mình vừa thực hiện thao tác gì? Các con thấy bàn tay thế nào? Đã đến
giờ ăn trưa, cô con mình cùng nhau ra ngoài và chuẩn bị ăn trưa nhé.
- Cho trẻ hát bài: "Khoe tay"

(Hình ảnh: Cô và trẻ đang thực hành rửa tay cho trẻ)
Hay: Với đề tài: Thực hành Dạy kỹ năng rửa mặt.
Ngoài việc xác định được kiến thức, kỹ năng giáo dục thì tôi cần chuẩn bị đầy
đủ các đồ dùng dụng cụ như: Mỗi trẻ 1 khăn mặt ướt và sạch (phơi vào giá phơi

khăn).
- Giá phơi khăn. Chậu đựng khăn mặt. - Quần áo, đầu tóc cô và trẻ gọn gàng
- Trước khi Dạy trẻ thực hành rửa mặt tôi gây hứng thú cho trẻ với hình thức
tổ chưc hội thi “Bé rửa mặt”
*. Gây hứng thú
Chào mừng các bé đến với hội thi “Bé rửa mặt”
10


- Đầu tiên xin trân trọng giới thiệu thành phần ban giám khảo: Đó là các cô
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của các trường Mầm Non Nga Điền, đề nghị chúng ta
nhiệt liệt chào đón.
- Xin chào đón tất cả các thí sinh đến từ lớp Họa my Mầm Non Nga Điền
- Đến với hội thi hôm nay các thí sinh sẽ trải qua 2 phần thi:
+ Phần 1: Kiến thức
+ Phần 2: Trổ tài
Các thí sinh đã sẵn sàng bước vào hội thi chưa? Ngay sau đây các bé sẽ đến
với phần 1 là phần thi “kiến thức”
* Phần 1: Kiến thức
Mở đầu phần thi kiến thức cô mời các bé cùng đứng lên hát và vận động với
cô bài hát “Tập rửa mặt” nào.
- Các con vừa được hát bài hát gì?
- Qua bài hát các con học được điều gì?
- Hàng ngày chúng mình có thường xuyên rửa mặt không? Rửa mặt vào những
lúc nào?
- Nếu không rửa mặt thì điều gì sẽ xảy ra? (Nếu không rửa mặt thường xuyên
thì mặt sẽ bẩn và dễ mắc một số bệnh như: đau mắt, viêm mũi, viêm tai..)
- Các bé đã trải qua phần thi kiến thức rất suất sắc, bây giờ xin mời các bé đến
với phần 2 của hội thi đó là phần thi “trổ tài”
* Phần 2:Trổ tài

Trong phần thi này mỗi bạn sẽ lên thực hiện các bước rửa mặt, bạn nào rửa
mặt đúng các bước, khéo léo nhất, và rửa nhanh nhất thị bạn đó sẽ giành chiến
thắng.
Để phần thi của mình đạt kết quả tốt các con cùng nhìn cô Quyên làm mẫu các
bước rửa mặt đúng quy trình nhé!
* Cô làm mẫu.
- Trước khi rửa mặt cô phải xắn cao tay áo, và phải rửa tay sạch. Cô rửa bằng
khăn mặt riêng của cô.
+ Bước 1: Trải khăn trên hai tay, đỡ khăn bằng lòng bàn tay và cổ tay.
+ Bước 2: Dùng ngón trỏ trái lau mắt trái, dùng ngón trỏ phải lau mắt phải.
Lau từ đầu mắt đến đuôi mắt.
+Bước 3: Dịch chuyển khăn lên phía trên lau sống mũi, dịch khăn lau miệng
và cằm.
+Bước 4: Gấp đôi khăn lau trán má từng bên (nửa khăn phía trên lau trán và
má trái, nửa khăn phía dưới lau trán và má phải).
+ Bước 5: Gấp đôi khăn lần nữa lau cổ và gáy.
+ Bước 6: Lật mặt sau khăn, tay trái lấy một nửa khăn ngoáy lỗ tai và lau vành
tai trái, tay phải dùng nửa khăn còn lại ngoáy lỗ tai và lau vành tai phải.
+ Bước 7: Dùng hai mép góc khăn ngoáy hai lỗ mũi. (Chú ý luôn để da mặt
tiếp xúc với vùng khăn sạch)
- Như vậy để rửa mặt đúng theo quy trình các con phải thực hiện theo mấy
bước?
11


* Trẻ thực hiện
Trước khi trẻ thực hiện cô kiểm tra đôi tay của trẻ, nhắc nhở trẻ xắn tay áo,
đầu tóc gọn gàng. Lấy đúng kí hiệu khăn của mình. Sau khi rửa mặt xong phải nhẹ
nhàng để khăn vào chậu.
- Cho trẻ lần lượt lên thực hiện , Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát, sửa

sai cho trẻ kịp thời.
* Phần3: Kết thúc
- Trải qua 2 phần thi cô thấy các bạn rất giỏi, đã biết rửa mặt đúng các bước,
rửa mặt rất khéo léo.
- Trong khi chờ đợi kết quả của ban giám khảo cô và các con cùng đọc thật to
bài thơ “Bé tập rửa mặt” của nhà thơ - Nguyễn Thị Lành nhé!
Bài thơ: “Bé tập rửa mặt”
- Qua hội thi hôm nay cô rất mong các bé thường xuyên biết rửa mặt đúng
cách để mặt lúc nào cũng sạch đẹp và đáng yêu! Ngoài ra chúng mình phải biết vệ
sinh thân thể sạch sẽ để có cơ thể khỏe mạnh xinh xắn!

( Hình ảnh: Giờ thực hành thao tác rửa mặt)
4. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ định.
Tùy theo từng chủ để, từng đề tài tôi lồng ghép, tích hợp công tác giáo dục vệ
sinh vào các hoạt động một cách khéo léo nhằm giúp trẻ hiểu được ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Ví dụ: Ở chủ để: “Bản Thân”
- Hoạt động: KPKH
12


Đề tài: “Tìm hiểu về cơ thể của bé” Tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh vào bằng
cách kể một câu chuyện do tôi sáng tác Câu chuyện “Tại ai”
“Bạn Mũi tâm sự: Mấy hôm nay tôi bị ngứa như có con gì nằm trong ấy. Còn
Mắt thì vừa buồn vừa than: Tôi đỏ tấy lại còn nhức nữa chứ. Không biết vì sao?
Khi ra đường cô chủ đeo khẩu trang và kính che tụi mình rồi mà! Mũi và Mắt tìm
chưa ra nguyên nhân thì Miệng lên tiếng: “Tôi nghe tâm sự của hai bạn rồi, các
bạn biết không? Chỉ tại cô chủ, mấy hôm nay cô chủ cho tay làm việc nhiều quá,
nào là vẽ giữa sân, xếp hình, chơi đừa với các bạn mà không chịu rửa tay còn
ngoáy vào bạn Mũi, nhụi vào bạn Mắt làm các bạn đau và ngứa đó thôi. Để Miệng

nói với cô chủ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi
vệ sinh, khi chơi xong…kẻo còn ảnh hưởng đến bạn Tai, bạn Bụng và cả tôi nữa
đấy”. Mắt còn nói thêm: Nhờ Miệng nói với cô chủ là: Khi nào dùng khăn lau
chúng tôi phải nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng mới lấy khăn lau nhé, kẻo chúng
tôi sợ lắm rồi”.
Thông qua câu chuyện nhằm giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
không được cho tay bẩn dụi vào mũi, mắt, kẻo làm mắt đau. Đồng thời giáo dục trẻ
khi đi ra đường phải đeo khẩu trang, rửa tay chân khi đi vệ sinh và khi bẩn... Để giữ
gìn sức khỏe tránh lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, tay chân miệng...
- Với hoạt động làm quen với toán:
Đề tài: “Nhận biết phân biệt to hơn - nhỏ hơn”.
Tôi cho trẻ nhận biết, phân biệt to hơn - nhỏ hơn bằng đồ dùng vệ sinh cá nhân
của trẻ và bố mẹ (Khăn mặt to hơn, khăn mặt nhỏ hơn. Bàn chải to hơn, bàn chải
nhỏ hơn…) Từ đó trẻ còn hiểu thêm: Người lớn sử dụng đồ dùng to hơn, trẻ con sử
dụng đồ dùng nhỏ hơn.
Qua bài học tôi không những giáo dục trẻ vệ sinh bằng lời nói mà tôi còn tự
sáng tác các bài thơ cho trẻ đọc từ đó trẻ hứng thú và nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Bài thơ: “Chiếc bàn chải xinh”
Bàn chải to của mẹ
Lại có màu hồng tươi.
Bàn chải nhỏ của con
In hình bông hoa cúc.
Cứ mỗi sáng thức dậy
Bé và mẹ thi đua.
Mẹ khen bé giỏi quá
Chải hàm răng trắng xinh. (Tự sáng tác)
- Hoặc qua giờ học: Phát triển ngôn ngữ:
Thơ: Đề tài: “Đôi mắt của em”.
13



Tôi lồng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ theo cách khác tránh sự lặp lại và
nhàm chán cho trẻ. Tôi cho trẻ trò chuyện về đôi mắt.
+ Đôi mắt giúp chúng ta những gì?
+ Nếu mắt bị bệnh, đau không nhìn thấy thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Muốn cho đôi mắt sáng trong veo, không bị đau, các con phải làm gì?
Từ đó không những giúp trẻ tiếp thu bài nhanh mà còn hiểu được và biết
cách bảo vệ mắt: Không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch,
đi ra đường phải có kính bảo vệ mắt…
- Với hoạt động Âm nhạc: Chủ đề: “Gia đình” tôi kết hợp vừa dạy hát vừa
giáo dục vệ sinh cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ trả lời các gợi ý tôi đưa ra một
cách hứng thú.
Ví dụ: Qua bài hát: “Chiếc khăn tay” nhạc và lời: Văn Tấn.
Tôi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách nhẹ nhàng. Chiếc khăn mẹ may
cho bạn, bạn rất yêu quí chiếc khăn của mẹ tặng cho mình. Bạn dùng khăn để mỗi
khi rửa tay xong bạn lau cho sạch sẽ, để đôi tay không bị bẩn thì áo quần, sách vở
cũng được sạch sẽ đấy các con ạ. Các con phải học tập bạn giữ vệ sinh cơ thể sạch
sẽ nhé.
- Với hoạt động tạo hình: Qua hoạt động nặn: Đề tài: “Nặn quả” trong Chủ
đề “Thế giới thực vật”. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ cho trẻ về khăn lau tay ướt
trong khi nặn để trẻ lau tay không bôi bẩn, tôi còn giáo dục trẻ yêu quí sản phẩm
của bác nông dân làm ra. Khi mẹ mua các loại quả về ăn, các con nhớ để mẹ rửa
sạch, gọt vỏ (tùy theo loại quả).
+ Nhớ trước khi ăn các con phải làm gì?
+ Sau khi ăn các con phải làm gì?
Các con nhớ rửa tay bằng xà phòng để diệt các con vi trùng bám trên tay
nhớ chưa nào!
5. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua mọi lúc mọi nơi.
Tôi thường xuyên giáo dục trẻ vệ sinh ở mọi lúc mọi nơi trong giờ học, giờ
chơi, các hoạt động vui chơi hay các hoạt động khác.

- Thông qua giờ đón - trả trẻ:
Ví dụ: Lúc đón trẻ cô hướng dẫn trẻ xếp mũ nón vào giá, chải đầu, đi dép
đúng chân... hay trò chuyện với trẻ về công việc khi trẻ thức dậy làm những việc gì
phục vụ cho bản thân, trẻ tự làm vệ sinh (đánh răng, rửa mặt..) hay phải có sự giúp
đỡ của mẹ.
+ Các con chải răng như thế nào? Mẹ cho con dùng loại kem có cay không?
+ Sau khi chải răng xong con thấy miệng thế nào?

14


+ Các con có thích chải răng không? Vì sao?
+ Ở nhà các con có khăn mặt riêng để rửa mặt không?
+ Con tự rửa mặt hay mẹ lau mặt cho con?
+ Khi lau mặt xong con thấy thế nào? Có thoải mái, sảng khoái không?
Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình: Vì sao thích chải răng, rửa mặt sạch.
Vì sao không thích?. Sau đó tôi trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc đánh
răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân cho cơ thể sạch sẽ.
Hay trong giờ họp mặt đầu tuần, tôi lồng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
bằng những câu chuyện ngộ nghĩnh, hay bài thơ thật gần gũi với trẻ, trẻ rất hứng thú
trong giờ họp mặt.
Ví dụ: Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Bạn Uy Vũ bị sâu răng”.
“Đã mấy hôm Uy Vũ đến lớp cứ lấy tay ôm miệng khóc, cô và bạn động viên,
an an ủi cũng không nín. Đến giờ ăn cơm, ăn cũng không được. Giờ ngủ trưa hôm
đó trong cơn mê man, mơ mơ tỉnh tỉnh bạn nghe Sâu mẹ nói với lũ sâu con: “Các
con ơi! Chúng ta sinh sống trong miệng cô bé này thật là sung sướng. Nào là thịt,
cơm, cá, bánh ngọt…bám đầy răng cậu bé, chúng ta tha hồ ăn no nê”. Tỉnh dậy
bạn vô cùng hoảng sợ, kể cho cô và các bạn nghe và nhớ ra rằng: Mấy hôm nay
trời lạnh, ăn cơm xong, bạn rất lười đánh răng. Vậy mà bố còn mua về bánh ngọt
thật to , ngon thật, đây là món khoái khẩu, ăn mãi cũng không chán. Nằm xem ti vi

thế là ngủ quên nên không đánh răng trước khi đi ngủ”. Hiểu ra mọi chuyện cô ân
cần khuyên nhủ bạn và nhắc cả lớp: “Các con phải đánh răng sau khi ăn xong và
trước khi đi ngủ, kẻo lũ sâu đục khoét lấy thức ăn dư bám vào răng, kẽ răng vừa
đau nhức lâu ngày sẽ bị sâu răng”
- Trong giờ hoạt động ngoài trời.
Dạo chơi sân trường, tôi cho trẻ quan sát các tranh tuyên truyền về giáo dục
vệ sinh (Chải răng đúng cách, Giữ cho đôi mắt sáng, khỏe, thao tác rửa tay đúng…)
Hay trước giờ ăn, tôi thường xuyên nhắc nhở và cho trẻ rửa tay có sự giám
sát của cô trẻ ăn xong đánh răng, vệ sinh cá nhân mới vào ngủ.
Khi trẻ ngủ dậy tôi không cho trẻ ra ăn ngay mà cho trẻ đi vệ sinh, sau đó
cho trẻ rửa tay, rửa mặt sạch sẽ cho tỉnh táo rồi sau đó mới ăn xế.
Mỗi buổi chiều nêu gương cuối ngày, tôi thường xuyên chú trọng và đưa tiêu
chí thi đua: “Học giỏi, chăm ngoan, vâng lời cô, yêu thương bạn và giữ gìn vệ sinh
cá nhân sạch sẽ …”. Được các bạn trong lớp bầu chọn và nhất trí thì sẽ được cắm
cờ.
Tôi đã tạo môi trường vệ sinh trong lớp như: Vẽ những hình ảnh về chăm
sóc- giáo dục vệ sinh, quy trình rửa tay, rửa mặt, đánh răng vui ngộ nghĩnh ở khu
vực trẻ làm vệ sinh cá nhân.

15


Làm bảng tin tuyên truyền với nội dung phong phú, hình ảnh đẹp để tuyên
truyền đến các bậc phụ huynh và các cháu.
Kết quả : Việc Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
thông qua giờ thực hành, các hoạt động và mọi lúc mọi nơi đều là những hình thức
để trẻ được rèn luyện: Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp thói quen
không phải là chuyện dễ và đơn giản. Thực tế các cháu còn rất bé chưa hình thành
tốt ý thức tự giác, điều này cũng là một thử thách cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ có
được thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để

uốn nắn trẻ thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện…có nội dung về thói quen vệ
sinh. Nhờ sự tạo điều kiện giúp đỡ cưa cô, trẻ được uốn nắn kịp thời thường xuyên,
liên tục do đố việc rèn luyện nề nếp thói quen trong vệ sinh cá nhân của trẻ trong
mọi hoạt động mọi lúc, mọi nơi mang lại hiệu quả cao hơn, các cháu ngoan và lễ
phép hơn.
6. Tìm kiếm, sưu tầm, sáng tác các bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung về
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Để chuyển tải những kiến thức và kỹ năng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
không bị nhàm chán, cứng nhắc tôi đã tìm kiếm những bài thơ, bài hát câu chuyện
có nội dung liên quan đến vệ sinh cá nhân cho trẻ và áp dụng vào từng thời điểm
cho thích hợp.
Ví dụ: Chuẩn bị đến giờ ăn tôi cho trẻ đọc bài thơ như: “Rửa tay,”Giờ ăn”
Bài Thơ: “Rửa tay sạch”

Bài thơ “Giờ ăn”

Cô dặn bé

Đến gời ăn cơm

Trước giờ ăn

Vào bàn bạn nhé

Khi tay bẩn

Nào thìa, bát, đĩa

Phải rửa ngay


Xúc cho gọn gàng

Với xà phòng

Chớ có vội vàng

Bé ghi lòng

Cơm rơi, cơm vãi.

Lời cô dặn
Qua bài thơ, bài hát rèn cho trẻ thói quen khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi
như:
Giờ chơi hết rồi

Hay:

Bạn ơi hết giờ rồi

Nào các bạn ơi

Nhanh tay cất đồ chơi

Ta cùng cất dọn

Nhẹ tay thôi bạn nhé

Đồ dùng đồ chơi

Cất đồ chơi đi nào.


Vào nơi quy định
- Rèn thói quen vệ sinh cho trẻ qua bài thơ: “chùi mũi”, “chiếc bàn chải xinh”
16


Chùi mũi

Bài thơ: “Chiếc bàn chải xinh”

Mỗi khi có mũi

Bàn chải to của mẹ

Bé nhớ chùi ngay

Lại có màu hồng tươi

Chớ có dùng tay

Bàn chải nhỏ của con

Quệt ngay lên má

In hình bông hoa cúc

Trông thật sấu quá

Cứ mỗi sáng thức dậy


Cô chẳng yêu đâu.

Bé và mẹ thi đua.
Mẹ khen bé giỏi quá
Chải hàm răng trắng xinh.

Hay qua một số bài hát, bài thơ như: “Tập rửa măt” , “Rửa mặt như mèo’’,
‘Chiếc khăn tay’....
* Kết quả qua một năm siêu tầm, tìm kiếm các bài thơ, bài hát, câu chuyện có
nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tôi đã thu được kết quả rất khả quan:
Sáng tác và sưu tầm được:
+ 10 bài thơ, 5 câu chuyện, 15 bài hát và nhiều nội dung có liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
7. Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường:
Song song với việc thực hiện biện pháp giáo dục trên, là giáo viên chủ nhiệm
lớp, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà
trường. Việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ không phải là chuyện một sớm một
chiều mà là cả một quá trình. Các kỹ năng sống phải được giáo dục, rèn luyện đồng
nhất thì mới bền vững và thành kỹ xảo. Nếu chỉ giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ ở
trường thôi thì chưa đủ. Bên cạnh đó, môi trường gia đình rất thích hợp để giáo dục
vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trẻ được tiếp thu giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua gia
đình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà lại hiệu quả cao. Mặt khác, nuôi dạy con
luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh nhất là trong thời buổi hiện
nay, ai cũng muốn con mình đạt thành tích cao trong học tập cũng như trưởng thành
hơn về mặt nhân cách. Tuy nhiên việc làm thế nào để có thể giúp trẻ phát huy được
khả năng tiềm ẩn? Làm thế nào để trẻ có những những thói quen tốt nhất thì nhiều
phụ huynh còn lúng túng trong vấn đề này. Trên thực tế nhiều phụ huynh chưa có
kiến thức về giáo dục vệ sinh đúng cách. Chính vì vậy mà tôi phải tuyên truyền đến
các bậc phụ huynh để họ hiểu tầm quan trọng của việc giữ gin vệ sinh cá nhân cho
trẻ, những kiến thức cần dạy trẻ, phương pháp dạy trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu

một cách thoải mái, tự nhiên. Việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh được tiến
hành trong giờ đón, trả trẻ, thông qua bảng tuyên truyền, thông qua việc mời phụ
huynh tham quan hoặc tham ra trực tiếp vào các hoạt động của lớp hay thông qua
buổi họp phụ huynh. Cụ thể:

17


Trong buổi họp đầu năm tôi đã tổ chức tuyên truyền đến bậc phụ huynh bằng
nhiều hình thức.
Tuyên truyền qua các hội thi: “Gia đình và sức khỏe trẻ thơ” thành phần
tham gia hội thi có: Cô giáo, cháu, phụ huynh, và các tổ chức xã hội cung tham gia,
đây là bước chuẩn bị quan trong để giúp cho phụ huynh xác định rõ tầm quan trọng,
các yêu cầu phối hợp để thay đổi nhận thức và có hành vi phù hợp với nhiệm vụ của
giáo viên ở từng lớp mẫu giáo. Tôi chọn cho lớp mình một đề tài mà mình thích phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để xây dựng nội dung tuyên truyền cho phụ
huynh - chủ yếu dưới dạng tiểu phẩm, thơ ca hò vè ngắn gọn để chuyển tải 4 nội
dung:
+ Yêu cầu phối hợp của cha mẹ trẻ trong việc giáo dục chăm sóc vệ sinh cá
nhân cho trẻ.
+ Tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh đôi tay và thao tác thực hiện: (Quy
trình rửa tay đúng thao tác)
+ Vì sao phải rửa mặt? Thao tác thực hiện?
+ Lợi ích của việc chăm sóc răng miệng? Thao tác chải răng.
Các tên gọi của các tiểu phẩm cần dí dỏm, ngộ nghĩnh như: “Vì sao Bé rửa
mặt, Đôi mắt của bé, Đôi bàn tay xinh xắn,…
Khi xây dựng tiểu phẩm cần chú ý trang phục cũng phải phù hợp theo đúng
từng vai diễn, nội dung cần ngắn gọn nhưng đầy đủ, lời thoại dễ thuộc, dễ nhớ, dễ
hiểu,…nhằm làm cho hội thi trở nên thiết thực và đạt hiệu quả cao. Tổ chức họp cha
mẹ trẻ theo chuyên đề: “Bố mẹ hãy cùng cô: Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ”

Ví dụ: Ngay từ đầu năm học họp phụ huynh tôi kết hợp tuyên truyền nội
dung: “Yêu cầu phối hợp của cha mẹ trong việc chăm sóc cá nhân cho trẻ; tầm
quan trọng cảu việc giữ gìn vệ sinh đôi tay và thao tác thực hiện (Quy trình rửa tay
đúng thao tác)”. “Vì sao phải rửa mặt? Thao tác thực hiện?; Lợi ích cử việc chăm
sóc răng miệng; thao tác chải răng”
Chuẩn bị các điều kiện để cho trẻ biểu diễn kỹ năng thao tác rửa mặt, rửa
tay…yêu cầu các cháu phải nêu lên lợi ích cho bản thân khi thực hiện thường xuyên
các thao tác vệ sinh trên.
Tham gia hội thi do nhà trường tổ chức: “Gia đình và sức khỏe trẻ thơ”cấp
trường.
Tuyên truyền thông qua góc tuyên truyền của nhà trường, các lớp, giờ đón và
trả trẻ: Yêu cầu các lớp phải tuyên truyền với nội dung phong phú và phải thay đôỉ
thường xuyên, lựa chọn nội dung tuyên truyền phải hay, hấp dẫn, đẹp… thì tạo
được sự chú ý cho phụ huynh.

18


(Hình ảnh: Họp phụ huynh của lớp để tuyên truyền công tác
giáo dục VSCN cho trẻ)
Ví dụ: Những bài thơ câu truyện phải ngắn gọn phù hợp: “Vì sao bé phải rửa
tay” hoặc những bệnh tật lây từ mắt, tay,…
Qua các buổi đưa đón trẻ tôi tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình
thức trao đổi với phụ huynh những vấn đề mà trẻ hay mắc phải, “Trẻ không có thói
quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt không đung quy trình, chải
răng chưa đúng cách…qua những lẩn trao đổi như vậy thì tôi thấy nhận thức của
phụ huynh ngày cũng khác đi, phụ huynh sẽ chú ý nhắc nhở cháu khi ở nhà, dần dần
thói quen của trẻ cũng được thiết lập. Thuận lợi cho cô hơn trong việc giáo dục tạo
thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội

dung, phương pháp hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc thân thể, tư đó hình thành thói
quen thực hành vệ sinh ở trẻ. Thực hiện tuyên truyền qua góc trao đổi với phụ
huynh của lớp: thực hiện khai thác triệt để tác dụng của tranh, tài liệu tuyên truyền;
sáng tạo các mô hình đi kèm với nội dung tuyên truyền chăm sóc giáo dục vệ sinh
cá nhân cho trẻ. Ngoài ra, cần có đủ đồ dùng, phương tiện đảm bảo cho việc chăm
sóc vệ sinh trẻ. Những đồ dùng phương tiện nên để đúng nơi quy định, thuận tiện và
đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng. Nhấn mạnh vai trò nêu gương của người lớn trong
gia đình, giúp trẻ được sống trong môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho trẻ thực
hành và ghi nhớ những điều đã học, từ đó sẽ hình thành những kĩ năng cần thiết cho
trẻ trong cuộc sống.
IV. KIỂM NGHIỆM

Nhờ làm tốt công tác tự học tập bồi dưỡng, tuyên truyền đã tác đông đến nhận
thức của các bậc phụ huynh mà các cháu đã dần dần hình thành có kĩ năng, kĩ xảo
thực hiện thao tác và cách chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ. Đến thời điểm này tôi thực
sự vui mừng khi thấy sự tiến bộ rất rõ trong các cháu, các cháu đã thật sự có thói
quen giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ biết rửa tay với xà phòng lúc tay bẩn và sau khi đi

19


vệ sinh. Rửa mặt đúng quy trình…đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho việc chăm sóc
sức khỏe trẻ, phòng chống ngăn ngừa được nhiều bệnh tật.
Kết quả trên trẻ:
*Bảng khảo sát kết quả vệ sinh cá nhân trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi như sau:
Số
trẻ
Số
khảo cháu
sát

đạt

Kết quả

STT

Nội dung đánh giá

1

Cháu có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân

28

28

100

0

0

2

Cháu sạch thường xuyên

28

28


100

0

0

3

Cháu có thói quen vệ sinh tốt

28

27

96.5

1

3.5

4

Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng
đúng quy trình

28

27

96.5


1

3.5

5

Vệ sinh thân thể sạch sẽ

28

28

100

0

0

6

Vệ sinh trong ăn uống

28

28

100

0


0

7

Vệ sinh trước, sau khi ngủ

28

28

100

0

0

8

Hành vi vệ sinh văn minh

28

27

96.5

1

3.5


Tỷ
lệ

Số cháu Tỷ
chưa đạt lệ

Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, với kết quả đạt được, bản
thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Chịu khó học hỏi, tham khảo sách báo, tạp chí mầm non, trên mang Internet,
…Tự mình học tập chuyên môn của đồng nghiệp để nắm vững: phương pháp rèn
luyện kĩ năng, phân tích nội dung bài dạy, cung cấp tri thức mới, phương pháp mới
mà mình mới học được, mạnh dạn trao đổi đồng nghiệp để tìm ra những phương
pháp, biện pháp mới linh hoạt sáng tạo hơn. Đồng thời mạnh dạn áp dụng những
phương pháp trong chương trình GDMN mới trong các tập san, chuyên đề mà bản
thân tự nghiên cứu và được bồi dưỡng.
Thực hiện đúng chương trình thời gian biểu, không cắt xén chưưong trình, báo
cáo kịp thời và trung thực. Phát huy năng lực của tổ trưởng chuyên môn, huy động
giáo viên có năng khiếu, nhiệt tình là đồ dung dạy học, đồ chơi phù hợp với chuyên
đề cho toàn trường học tập và làm theo.
Nâng cao chất lượng giảng dạy ở các môn học và các hoạt động như hoạt
động góc, chăm sóc vệ sinh cá nhân, hoạt động ngoài trời, lao đông tự phục vụ.
Tổ chức thực hiện thường xuyên hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Kiểm tra nhắc nhở uốn nắn kịp thời các hoạt động thao tác của trẻ.
Phối hợp các biện pháp thi đua khen thưởng để tạo hứng thú và nâng cao chất
lượng chuyên đề.
20


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

I. KẾT LUẬN.

Giáo dục trẻ có ý thức tự chăm sóc phục vụ vệ sinh cá nhân là một việc làm
phù hợp mang lại nhiều lợi ích thiết thực góp phần giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển
toàn diện, trẻ sẽ trở thành những chủ nhân tương lai với cách sống văn minh, trí tuệ.
Để làm tốt công tác này đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ không nóng
vội, phải nắm chắc các quy trình vệ sinh cá nhân cho trẻ. Biết cách tổ chức linh hoạt
và phải tổ chức thường xuyên tạo thành kỹ xảo cho trẻ. Đồng thời phải phối hợp
chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể đặc hiệt là ban giám hiệu, hội cha mẹ phụ
huynh học sinh để cùng đưa ra những biệt pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện
về mọi mặt. Tạo đà cho trẻ phát triển về lâu dài, tránh được bệnh tật.
Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt không chỉ có sự tập
luyện mà còn cần sự thống nhất những cách thức và phương thức giữa gia đình và
trường, lớp mầm non.
Chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại, sự đồng cả, sự quan tâm, chú ý và sự giúp đỡ quý
báu của người lớn mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại. Từ đó giúp trẻ
khoẻ mạnh, thông minh, ngoan ngoãn và là những chủ nhân tương lai của đất nước.
II. ĐỀ XUẤT.
- Phòng giáo dục, nhà trường các cấp các ngành cần đầu tư, hỗ trợ kinh phí
xây dựng thêm cơ sở vật chất cho trường cũng như cho lớp để công tác chăm sóc và
giáo dục vệ sinh cho trẻ thực hiện đạt kết quả hơn trong thời gian đến.
Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi, đã
được thực hiện, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, kính
mong hội đồng khoa học, ban giám hiệu nhà trường, xem xét đóng góp ý kiến để
bản thân tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 13 tháng 4 năm 2015

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Mai Thị Cam

Phạm Thị Quyên

21



×