Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.81 KB, 44 trang )

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Khoa Tài Chính

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................3
1CHƯƠNG 1.............................................................................................. 1
2 TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP......................................1
2.1.Vốn lưu động trong doanh nghiệp...........................................................1
2.1.1.Khái niệm vốn lưu động...............................................................................1
2.1.2.Đặc điểm của vốn lưu động..........................................................................2
2.1.3.Phân loại vốn lưu động.................................................................................2
2.1.4.Nguồn của vốn lưu động..............................................................................3
2.1.5.Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp..............................................4
2.2.Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu
động...................................................................................................................5
2.2.1.Nhu cầu Vốn lưu động.................................................................................5
2.2.2.Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động..............................................5
2.3.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.............................7
2.3.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động...................................................7
2.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.................................................7
2.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn lưu động...................11
2.3.4.Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ..............................11
2.4.Bảo toàn và các biện pháp bảo toàn VLĐ.............................................12
2.4.1.Sự cần thiết phải bảo toàn VLĐ.................................................................12
- Hàng hóa ứ đọng kém, mất phẩm chất, không phú hợp thị hiếu nên không tiêu
thụ được hoặc bán giá nhỏ hơn giá thành............................................................12
- Sự rủi ro bất thường xảy ra trong kinh doanh, thua lỗ kéo dài dẫn đến không bù
đắp đủ chi phí......................................................................................................12
- Nền kinh tế có lạm phát, giả cả tăng nhanh nên sau mỗi vòng luân chuyển,


VLĐ của doanh nghiệp bị mất dần do tốc độ trượt giá.......................................12
- VLĐ trong thanh toán bị chiếm dụng lẫn nhau, kéo dài với số lượng lớn khi
đồng tiền dần dần mất giá....................................................................................12
- Bảo toàn VLĐ thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ mua đủ lượng vật tư,
hàng hóa tương đương với đầu kì khi giá cả tăng...............................................13
Nguyễn Thị Ngân

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
Khoa Tài Chính
1.4.2. Biện pháp bảo toàn VLĐ...........................................................................13
- Định kỳ phải tiến hành kiểm kê, đánh giá lại vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền,
vốn thanh toán để xác định vốn hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại.
Trên cơ sở kiểm kê, đánh giá vật tư, hàng hóa mà đối chiếu với sổ sách kế toán
để điều chỉnh cho hợp lí......................................................................................13
- Các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh, bảo toàn vốn ngay trong quá trình kinh
doanh trên cơ sở có sự thay đổi về giá do nhà nước quyết định điều chỉnh (doanh
nghiệp nhà nước).................................................................................................13
- Giải quyết những vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất.......................................13
- Có biện pháp tích cực để thu hồi nợ nhằm tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.......13
- Dành một phần lời nhuận để bù đắp trượt giá tránh bị mất vốn.......................13
2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty...................................................21
2.4.1.Bảng 2.4. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty CP đầu tư thương mại và phát
triển công nghệ FSI Việt Nam.............................................................................26
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn .................................31
Bảng 2.6: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn........................................31
.............................................................................................................................31


- Trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế, công ty cũng có những
chính sách để cải thiện tình hình kinh doanh của công ty: doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 giảm 49292trđ tương đương
giảm 37,89% so với năm 2012, năm 2014 doanh thu tăng 12025trđ
tương đương tăng 14,88% so với năm 2013...........................................33
- Lợi nhuận sau thuế luôn dương: năm 2012: 128, năm 2013: 204 và
năm 2014: 123.......................................................................................... 33
- Công ty đã sử dụng khá tốt đòn bẩy tài chính để thúc đẩy hoạt động
động kinh doanh...................................................................................... 33
- Công ty tạo được uy tín với đối tác, chiếm dụng được vốn bên ngoài
làm giảm áp lực đi vay cho công ty.........................................................33
2.4.1.. Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu
động.....................................................................................................................38
2.4.2.. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra..............................38

Nguyễn Thị Ngân

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Khoa Tài Chính

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP
DN
VLĐ
HTK
BQ

BC
KH
TSNH
TSDH
TSLĐ
PT
NH

Nguyễn Thị Ngân

Cổ phần
Doanh nghiệp
Vốn lưu động
Hàng tồn kho
Bình quân
Báo cáo
Kế hoạch
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tài sản lưu động
Phải thu
Ngắn hạn

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Khoa Tài Chính


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty......................................................19
Đơn vị tính: triệu đồng............................................................................ 19
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty.................................................21
Đơn vị tính: triệu đồng............................................................................ 26
................................................................................................................... 26

Nguyễn Thị Ngân

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Khoa Tài Chính

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá nền kinh tế luôn tạo ra những cơ hội và thách thức cho
các thành phần kinh tế của mỗi quốc gia. Những thách thức đã tạo ra sức ép và
động lực buộc mọi doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh
cũng như hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn kinh doanh có thể đựoc chia làm hai bộ phận gồm: vốn cố định là
bộ phận vốn đầu tư vào tài sản cố định gắn với quyết định đầu tư cơ bản và bộ
phận vốn lưu động là vốn đầu tư tạo ra tài sản lưu động nhằm phục vụ cho
sự vận hành tài sản cố định, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục và đạt mục tiêu đề ra với hiệu quả
cao.
Vì vậy nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa
rất quan trọng nhằm đảm bảo cho đồng vốn đầu tư và tài sản lưu động
được sử Đụng hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung, nên trong thời gian thực tập tại Công ty
CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI Việt Nam em đi sâu vào
nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI Việt Nam ”.
Kết cấu bài luận văn của em bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty CP đầu tư thương mại
và phát triển công nghệ FSI Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công
ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI Việt Nam
Em xin chân thành cám ơn Ths. Lê Thanh Hương cùng ban lãnh đạo và
các anh chị trong phòng kế toán công ty CP đầu tư thương mại và phát triển
công nghệ FSI đã giúp em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn.

Nguyễn Thị Ngân

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Khoa Tài Chính

1CHƯƠNG 1
2 TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. Vốn lưu động trong doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm vốn lưu động
Đối với bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, vốn luôn đóng vai trò là yếu tố

số một trong mọi hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền
của các nguồn lực dùng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo từng loại
hình doanh nghiệp mà nhu cầu vốn kinh doanh và cơ cầu vốn kinh doanh cũng
khác nhau. Chẳng hạn: đối với doanh nghiệp sản xuất, nhu cầu vốn kinh doanh
rất lớn, thường tập trung đầu tư vào tài sản cố định, đối với doanh nghiệp
thương mại thì ngược lại thường có nhu cầu đầu tư vào vốn lưu động nhiều.
Vốn kinh doanh được phân loại tùy theo từng tiêu thức khác nhau. Theo
đặc điểm luân chuyển, vốn của doanh nghiệp gồm hai bộ phận chính: Vốn cố
định và vốn lưu động. Nếu vốn cố định được coi là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ tài sản cố định thì vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động
hiện có trong doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định hay nói cách khác: Vốn
lưu động là số tiền ứng ra hình thành tài sản lưu động nhằm đảm báo cho quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục, nó
được sử dụng trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông hàng hóa. Vốn lưu
động luôn được chuyển hóa thành nhiều hình thức khác nhau, bắt đầu từu hình
thái tiền tệ sang hình thái dự trữ hàng hóa và quay trở về hình thái tiền tệ của
nó. Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra tục do đó vốn lưu động cũng tuần
hoàn liên tục theo chu kỳ.
Tài sản lưu động của các doanh nghiệp là những tài sản có thời gian sử
dụng tương đối ngắn và chuyển đổi hình dáng dễ dàng khi sử dụng. Trên bảng
cân đối kế toán, tài sản lưu động thể hiện ở các khoản mục như tiền, các chứng
khoán đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản nợ phải thu, hàng tồn kho và các tài
sản lưu động khác

Nguyễn Thị Ngân

1

MSV: 11D01302NB



Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
2.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động

Khoa Tài Chính

Vốn lưu động có thể được tóm tắt qua các đặc điểm: Thời gian để hoàn
thành một kỳ luân chuyển VLĐ là tương đối nhanh, VLĐ dịch chuyển giá trị
của nó một lần, toàn bộ vào chi phí kinh doanh trong kỳvà VLĐ thu hồi lại toàn
bộ sau chu kỳ kinh doanh
Nếu như vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua
mức khấy hao thì VLĐ chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo
chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Quá trình vận động của VLĐ là một chu kỳ khép kín đi từ hình thái này
sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu
của nó. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở để đánh giá khả năng thanh
toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
2.1.3. Phân loại vốn lưu động
Vốn lưu động được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, sau đây là một số
tiêu thức cơ bản để phân loại VLĐ
Căn cứ vào hình thái biểu hiện của VLĐ
Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền bao gồm tiền và các khoản tương đương
tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản khác.
Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, vàng bạc, tiền gửi ngân hàng không kỳ
hạn, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là trị giá các chứng khoán
như kỳ phiếu, tín phiếu… có kỳ hạn thanh toán không quá 3 tháng từ ngày
doanh nghiệp mua
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là giá trị các chứng khoán đã mua có
thời hạn thanh toán trên 3 tháng đến 1 năm và các khoản tiền gửi ngân hàng có
kỳ hạn đến 1 năm.

Các khoản phải thu: đây là nhóm công nợ phải thu của người mua, các
khoản trả trước (ứng trước) cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ
kế hoạch hợp đồng xây dựng.

Nguyễn Thị Ngân

2

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
Khoa Tài Chính
Các khoản khác: chi phí trả trước, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
nhưng chưa nhận, các khoản phải thu từ nhà nước, khoản tạm ứng cho công
nhân viên chưa thanh toán.
Vốn vật tư, hàng hóa: bao gồm giá trị của các loại hàng hóa tồn kho như:
trị giá hàng mua đang đi trên đường, trị giá nguyên nhiên liệu, vật liệu tồn kho,
trị giá công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, trị giá thành phẩm
tồn kho, hàng gửi bán.
Căn cứ theo vai trò vốn lưu động
VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: gồm có vốn nguyên liệu chính, vốn
nguyên liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ dụng cụ.
VLĐ trong khâu sản xuất: gồm có vốn sản phẩm đang chế tạo, chi phí trả
trước, chi phí chờ kết chuyển.
VLĐ trong khâu lưu thông: gồm có vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn
đầu tư tài chính ngắn hạn, vốn trong thanh toán
Vốn lưu động vận động không ngừng qua các khâu kinh doanh và mang
tính chu kỳ. Việc phân loại vốn lưu động chỉ mang tính chất tương đối. Điều
quan trọng nhất của việc phân loại VLĐ là giúp cho công tác quản lý VLD đạt

được mục tiêu cơ bản sau: đạt được hiệu quả tối ưu của đồng vốn là lợi nhuận,
luôn đảm bảo cho các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, đảm
bảo khả năng thanh toán của công nợ ngắn hạn.
2.1.4. Nguồn của vốn lưu động.
Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp gồm vốn tự có, vốn coi như tự có
và vốn đi vay:
Vốn tự có gồm:
Nguồn vốn pháp định gồm: nguồn vốn lưu động do ngân sách hoặc cấp
trên cấp cho đơn vị (vốn cấp lần đầu và cấp bổ sung), nguồn vốn cổ phần nghĩa
vụ do các cổ đông đóng góp hoặc vốn pháp định của chủ xí nghiệp tư nhân.
Nguồn vốn tự bổ sung: hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp (thông qua các quỹ khuyến khích phát triển sản xuất), các khoản
chênh lệch giá hàng hoá tồn kho.
Nguyễn Thị Ngân

3

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
Khoa Tài Chính
Nguồn vốn liên doanh, liên kết gồm có các khoản vốn của các đơn vị tham
gia liên doanh, liên kết góp bằng tiền, hàng hoá, sản phẩm, nguyên liệu, vật liệu,
công cụ lao động...
Vốn coi như tự có: do phương pháp kế toán hiện hành có một số khoản
tiền tuy không phải của doanh nghiệp nhưng có thể sử dụng trong thời gian rỗi
để bổ sung vốn lưu động, người ta coi như là vốn tự có. Thuộc khoản này có:
tiền thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi phí trích trước chưa đến hạn phải chi
có thể sử dụng và các khoản nợ khác.

Nguồn vốn đi vay: để bảo đảm kịp thời thanh toán với ngân hàng trong
khi chưa bán được hàng hoặc sự không khớp trong thanh toán, các doanh nghiệp
thương mại phải thường xuyên có liên hệ với các tổ chức cho vay như: ngân
hàng công thương, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cổ phần... để vay tiền.
Nguồn vốn đi vay là một nguồn quan trọng, tuy nhiên vay dưới các hình thức
vay khác nhau có tỉ lệ lãi suất khác nhau và phải trả kịp thời cả vốn và lãi vay
khi bán được hàng.
2.1.5. Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, các DN phải có vốn để
thực hiện mục đích kinh doanh của mình, khi đã có vốn DN phải biết quản lý và
sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Vốn đóng vai trọng đối với quá trình sản
xuất kinh doanh. Căn cứ vào tính chất sử dụng và hình thái biểu hiện, người ta
chia vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh thành hai loại: Vốn cố định và vốn
lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh VLĐ được vận động theo chu kỳ khép
kín. Đơn vị nào kinh doanh có hiệu quả là phải luôn luôn tìm ra các biện pháp
làm giảm ngắn thời gian vận động của một chu kỳ và tạo ra T > T'. Tức là nguồn
vốn của đơn vị đó luôn tăng trưởng, kinh doanh có hiệu quả và thu được lợi
nhuận tối đa.
Vốn đối với mỗi DN giữ vai trò quan trọng nhưng không phải bất cứ DN nào
đủ vốn là hoạt động có hiệu quả. Có những DN đi đến phá sản, có những DN đi

Nguyễn Thị Ngân

4

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Khoa Tài Chính
lên từ nguồn vốn ít ỏi… Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là các DN quản lý sử dụng
vốn như thế nào cho hợp lý, có hiệu quả.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay nhu cầu về vốn là cần thiết phải có đối
với các DN, đó là số vốn tối thiểu nhằm dự trữ các TSLĐ phục vụ cho sản xuất
lưu thông, trên cơ sở đó nguồn cung cấp VLĐ các DN thường là: Nguồn vốn lưu
động từ ngân sách, nguồn vốn lưu động từ bổ sung, nguồn vốn lưu động từ liên
doanh, liên kết, nguồn vốn lưu động từ tín dụng ngắn hạn.
Như vậy, VLĐ có vai trò quan trọng trong một DN, hiệu quả kinh doanh
cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác và sử dụng VLĐ của
DN.
2.2. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
2.2.1. Nhu cầu Vốn lưu động
Lập kế hoạch VLĐ và việc xác định nhu cầu VLĐ trong kỳ là việc vô
cùng cần thiết trong phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Làm tốt được
công tác này sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường,
liên tục, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu DN xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn
và làm phát sinh các chi phí không cần thiết. Ngược lại, nếu DN xác định nhu
cầu VLĐ quá thấp thì DN sẽ bị thiếu vốn và không đảm bảo cho quá trình sảm
xuất kinh doanh của DN diễn ra liên tục.
2.2.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Đối với doanh nghiệp sản xuất và thương mại, có thể lựa chọn một trong
hai phương pháp xác định nhu cầu VLĐ là phương pháp trực tiếp và phương
pháp gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động
Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch là
phương pháp căn cứ trên những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới số vốn lưu động
cần có thể tính toán.
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu VLĐ nhiều hay ít:

• Mức dự trữ vật tư, hàng hóa tồn kho cần thiết.
Nguyễn Thị Ngân

5

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Khoa Tài Chính

• Các khoản công nợ phải thu ( Vốn bị chiếm dụng tạm thời)
• Các khoản công nợ phải trả.
 Như vậy nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch được tính như sau:
Nhu cầu VLĐ( Phương pháp trực tiếp) = Mức dự trữ vật tư hàng hóa(tồn
kho) cần thiết + Nợ phải thu – Nợ phải trả
Ưu điểm: xác định được chính xác nhu cầu VLĐ cụ thể của từng loại vốn
trong khâu kinh doanh. Do đó tạo điều kiện tốt cho DN trong việc quản lý sử
dụng vốn theo từng khâu sử dụng. Phương pháp này áp dụng chủ yếu đối với
DN mới ra đời.
Nhược điểm: Phương pháp này tính toán phức tạp, khối lượng tính toán
nhiều, mất nhiều thời gian.
Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động
Đặc điểm của phương pháp gián tiếp này dựa vào thống kê kinh nghiệm
để xác định nhu cầu VLĐ. Ở đây có thê chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1: dựa vào kinh nghiệm thực tế của DN cùng loại trong ngành
để xác định nhu cầu VLĐ của DN mình.Việc xác định nhu cầu VLD theo cách
này là dựa vào hệ số lưu động tính theo doanh thu được rút ra thực tế hoạt động
của các DN cùng loại trong ngành. Trên cơ sở xem xét quy mô kinh doanh dự

kiến theo doanh thu của DN mình để tính ra nhu cầu VLĐ cần thiết.
Nhu cầu VLĐ
cần thiết
Mà :

=

Tỷ lệ % VLĐ bình quân trên
doanh thu thuần năm BC

X

Doanh thu thuần
năm KH

Tỷ lệ VLĐ BQ =
VLĐ bình quân năm BC
trên doanh thu
Doanh thu thuần bình quân năm BC
Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn
chế.Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu VLĐ khi thành lập DN với quy mô
nhỏ.
Trường hợp 2: dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ ở kỳ trước của DN
để xác định nhu cầu VLĐ cho thời kỳ tiếp theo khi có sự thay đổi về quy mô sản
xuất kinh doanh.Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào thống kê kinh
nghiệm về VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế
Nguyễn Thị Ngân

6


MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
Khoa Tài Chính
hoạch và khả năng tăng giảm tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch để xác
định nhu cầu VLĐ của DN năm kế hoạch.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
2.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường:
các doanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế; chính phủ nỗ lực đạt hiệu quả
kinh tế-xã hội.
Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục
đích xác định do con người đặt ra. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn là
một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực của doanh
nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi
phí thấp nhất.
Như đã trình bày ở trên, vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng
cho các quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông. Quá trình vận động của vốn lưu
động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm hàng hóa dự trữ đến việc doanh
nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với
giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển
của vốn lưu động. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì
càng có thể nhập và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh
đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng
đồng vốn lưu động làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua sắm
hàng hóa và tiêu thụ được nhiều hơn. Những điều đó cũng đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu
động trong một năm) đồng thời tiết kiệm được vốn và chi phí sử dụng vốn

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta có thể sử dụng nhiều
chỉ tiêu khác nhau. Thông thường bao gồm:
Số vòng quay VLĐ

Nguyễn Thị Ngân

7

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
Khoa Tài Chính
Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được mấy vòng trong một kỳ. Nếu số vòng
quay tăng chứng tỏ VLĐ được luân chuyển với tốc độ càng cao và có lợi cho kết
quả sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, vòng quay VLĐ tăng thì hiệu quả sử
dụng VLĐ tăng và ngược lại
Số vòng quay
VLĐ

=

Doanh thu thuần trong kỳ
VLĐBQ trong kỳ

Thời gian một vòng luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng. Thời
gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển VLĐ càng cao và
ngược lại

Kỳ luân chuyển =
VLĐ

360
Số vòng quay VLĐ trong năm

Mức tiết kiệm VLĐ
Khi tăng tốc độ luân chuyển VLĐ thì có thể đạt được mức doanh thu thuần
nào đấy mang không phải bỏ thêm VLĐ. Số VLĐ không cần bỏ thêm đó là mức
tiết kiệm tương đối về VLĐ. Ngược lại, nếu tốc độ luân chuyển VLĐ giảm thì
dễ đạt được mức doanh thu thuần nào đấy bỏ thêm ra một số VLĐ
Doanh thu thuần kỳ
tính toán
=
360 ngày
Hệ số đảm nhiệm VLĐ

Mức tiết kiệm

x

( Kỳ luân
Kỳ luân chuyển
chuyển
VLĐ kỳ trước)
VLĐ kỳ này

Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thì phải có bao nhiêu
đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và
càng tiết kiệm được nhiều

Hệ số đảm
nhiệm VKĐ

=

VLĐBQ trong kỳ
Tổng doanh thu thuần trong kỳ

Tỉ suất sinh lời VLĐ
Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời VLĐ cho biết doanh nghiệp đầu tư 100 đồng VLĐ
thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong kỳ. Chỉ
tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại.
Nguyễn Thị Ngân

8

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
Tỉ suất sinh lời = Lợi nhuận sau thuế
x100
VLĐ
VLĐ bình quân

Khoa Tài Chính

Vòng quay HTK
Vòng quay HTK phản ánh sự luân chuyển của vốn vật tư, hàng hóa của doanh
nghiệp. Nếu số vòng quay HTK cao thì số ngày cần thiết để quay một vòng

HTK sẽ ít, chứng tỏ việc quản lý, dự trữ HTK của doanh nghiệp là tốt. Doanh
nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và giảm lượng vốn bỏ vào HTK. Nếu
số vòng quay HTK thấp, doanh nghiệp dự trữ quá mức dẫn đến vật tư, hàng hóa
bị ứ đọng, tiêu thụ chậm từ đó dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm
đi và đặt doanh nghiệp vào khó khăn về tài chính.
Vòng quay
HTK

Doanh thu thuần trong kỳ
Giá trị HTK BQ trong kỳ

=

Thời gian một vòng quay HTK
Chỉ tiêu này cho biết về khoảng thời gian cần thiết cho HTK quay được
một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang thực hiện tốt việc
quản lý HTK của mình
Thời gian một

=

vòng quay HTK

360
Số vòng quay HTK trong kỳ

Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu. Hệ số này
càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Số vòng quay

các khoản phải

=

Doanh thu thuần
BQ các khoản phải thu

Thời gian vòng quay các khoản phải thu ( kỳ thu tiền trung bình)
Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân cần thiết để doanh nghiệp thu
được tiền hàng kể từ khi bán hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ lượng vốn bị
chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Kỳ thu tiền
trung bình

=

Nguyễn Thị Ngân

360
Số vòng quay các khoản phải thu
9

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Khoa Tài Chính

Các hệ số khả năng thanh toán

Để nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp ta cần xét đến khả
năng thanh toán. Nếu tình hình tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ. Khả
năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn. Hệ số khả năng thanh toán là chỉ tiêu
đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ. Nó là biểu
hiện mối quan hệ so sánh số tài sản ngắn hạn hiện có với số nợ ngắn hạn doanh
nghiệp phải trả
Hệ số thanh toán nợ NH hiện thời

=

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ NH hiện thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển
đổi tài sản lưu động và đầu tư NH thành tiên để đảm bảo trả được các khoản nợ
NH đến hạn trả. Chỉ tiêu càng cao (>=1) chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp có đủ khả năng để chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn. Tuy nhiên
nếu chỉ tiêu này quá cao có thể dẫn đến doanh nghiệp bị ứ đọng tài sản dẫn đến
hiệu quả sử dụng vốn không cao. Đối với chỉ tiêu <1 thì ngược lại.
Hệ số thanh toán nợ NH hiện thời

=

Giá trị TSNH - Giá trị HTK
Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ NH nhanh là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi
tài sản ngắn hạn thành tiền sau khi trừ yếu tố HTK để trả các khoản nợ ngắn hạn
đến hạn trả. Chỉ tiêu càng cao (>=0,75) chứng tỏ TSNH của doanh nghiệp có đủ
khả năng để chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn sau khi đã trừ đi giá trị

HTK. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao có thể dẫn đến doanh nghiệp bị ứ
đọng tài sản dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Chỉ tiêu càng thấp
(<0,75) chứng tỏ toàn bộ giá trị TSNH sau khi trừ đi giá trị HTK trong doanh
nghiệp không đủ khả năng trả nợ được các khoản nợ ngắn hạn, nếu kéo dài sẽ
xuất hiện dấu hiệu rủi ro tài chính.
Hệ số thanh toán nợ NH tức thời

Nguyễn Thị Ngân

=

10

Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
Khoa Tài Chính
Hệ số khả năng thanh toán nợ tức thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử
dụng các khoản tiền và tương đương tiền để trả nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp.
Chỉ tiêu càng cao (>=0,5) chứng tỏ tiền trong doanh nghiệp có đủ khả năng để
trả các khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có thể tự chủ về mặt tài chính trong
việc trả nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu càng thấp (<0,5) chứng tỏ lượng tiền trong doanh
nghiệp quá thấp, không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, doanh
nghiệp có nguy cơ mất khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn
2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn lưu động
Nhân tố khách quan: Là những nhân tố do bên ngoài tác động, không
nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể thay

đổi chúng mà chỉ có thể tự điều chỉnh hoạt động của mình để thích nghi một
cách tốt nhất, nhân tố khách quan bao gồm: lạm phát, biến động cung cầu hàng
hóa, mức độ cạnh tranh trên thị trường, biến động tài chính vĩ mô, rủi ro, thiên
tai..
Nhân tố chủ quan: Là những nhân tố nằm trong khả năng kiểm soát của
doanh nghiệp, có thể điều chỉnh được theo hướng có lợi nhất cho hoạt động của
doanh nghiệp. Nhân tố chủ quan bao gồm: Trình độ nhân lực, trình độ quản lý,
chính sách quản lý VLĐ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.3.4. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh
hưởng đến lợi nhuận, đến quyền lợi, đến mục đích cao nhất của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn có nghĩa là nâng cao lợi nhuận, chẳng
có một lý do nào để doanh nghiệp có thể từ chối làm việc đó. Như vậy ta có thể
nhận thấy nâng cao hiệu quản sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là một việc làm
thiết yếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Đối với doanh nghiệp thương mại cần có nhiều vốn để kinh doanh, mua, dự
trữ hàng hóa... Để đạt được điều đó doanh nghiệp cần tìm cách tăng cường quản
lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Mặt khác cũng đòi hỏi người

Nguyễn Thị Ngân

11

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
Khoa Tài Chính
quản lý phải có quyết định đúng đắn trong việc sử dụng vốn lưu động cho hoạt

động kinh doanh.
Bên cạnh đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng là một nội dung
canh tranh giữa các DN, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay thì điều này
càng được khẳng định chắc chắn hơn. DN phải tự trang trải tài chính cho mình.
Chính vì vậy các DN phải chú trọng sử dụng vốn có hiệu quả nhằm thu hồi vốn
nhanh, đảm bảo mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh có lãi cho DN.
Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là một tất yếu trong cơ chế
thị trường cạnh tranh gay gắt. Nó góp phần nâng cao khả năng hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, tăng nhanh tốc độ
hoạt động của DN nhằm đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận và lợi nhuận ngày
càng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội.
2.4. Bảo toàn và các biện pháp bảo toàn VLĐ
2.4.1. Sự cần thiết phải bảo toàn VLĐ.
- Hàng hóa ứ đọng kém, mất phẩm chất, không phú hợp thị hiếu nên không tiêu
thụ được hoặc bán giá nhỏ hơn giá thành.
- Sự rủi ro bất thường xảy ra trong kinh doanh, thua lỗ kéo dài dẫn đến không bù
đắp đủ chi phí.
- Nền kinh tế có lạm phát, giả cả tăng nhanh nên sau mỗi vòng luân chuyển,
VLĐ của doanh nghiệp bị mất dần do tốc độ trượt giá.
- VLĐ trong thanh toán bị chiếm dụng lẫn nhau, kéo dài với số lượng lớn khi
đồng tiền dần dần mất giá.

Nguyễn Thị Ngân

12

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Khoa Tài Chính
- Bảo toàn VLĐ thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ mua đủ lượng vật tư,
hàng hóa tương đương với đầu kì khi giá cả tăng.
1.4.2. Biện pháp bảo toàn VLĐ.
- Định kỳ phải tiến hành kiểm kê, đánh giá lại vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền,
vốn thanh toán để xác định vốn hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại.
Trên cơ sở kiểm kê, đánh giá vật tư, hàng hóa mà đối chiếu với sổ sách kế toán
để điều chỉnh cho hợp lí.
- Các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh, bảo toàn vốn ngay trong quá trình kinh
doanh trên cơ sở có sự thay đổi về giá do nhà nước quyết định điều chỉnh (doanh
nghiệp nhà nước).
- Giải quyết những vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất.
- Có biện pháp tích cực để thu hồi nợ nhằm tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.
- Dành một phần lời nhuận để bù đắp trượt giá tránh bị mất vốn.
Số VLĐ phải
bảo toàn đến
cuối năm báo

=

Số VLĐ được giao (hoặc
phải bào toàn ở đầu năm)

X

Htg VLĐ

cáo
Htg: Hệ số tăng hoặc giảm VLĐ.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP
ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FSI
VIỆT NAM
2.1.Tổng quan về công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công
nghệ FSI Việt Nam
2.1.1.Giới thiệu chung về công ty:
Tên công ty: Công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI
Việt Nam.
- Trụ sở: số 8 ngõ 68 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu
Giấy, Hà Nội
- Ðiện thoại: 043.7675677
Nguyễn Thị Ngân

13

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
- Fax: 043.7675718

Khoa Tài Chính

- Website: fsivietnam.com.vn
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Thành lập vào ngày 06 tháng 11 năm 2007, hiện nay FSI được biết đến là
đơn vị dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối thiết bị máy scan
chuyên dụng của các thương hiệu lớn như Kodak, Rowe, SMA, Plustek, Canon,
Fujitsu, HP, …và là đơn vị đi đầu trong thị trường cung cấp các dịch vụ và giải

pháp số hóa tàiliệu.
Để đạt được những thành công bước đầu như vậy, FSI trải qua nhiều mốc
lịch sử đáng nhớ, đánh dấu cho sự nỗ lực và các giai đoạn phát triển của FSI tiêu
biểu như:
- Phân phối các sản phẩm và giải pháp của các hãng Canon. HP,
Samsung, Kodak...
- Trở thành Trung tâm bảo hành Ủy quyền của Canon tại miền Bắc.
- Đối tác Vàng (Golden Partner) duy nhất của nhãn hàng máy quét chuyên
dụng Kodak tại thị trường miền Bắc và miền Trung
- Nhà phân phối độc quyền máy scan Plustek, máy scan khổ lớn SMA từ
Đà Nẵng trở ra
- Nhà phân phối độc quyền máy scan khổ lớn ROWE tại Đông Dương
- Triển khai thành công phần mềm số hóa tài liệu Fscanner
- Triển khai thành công nhiều dự án lớn, trọng điểm về số hóa tài liệu
- Đạt chứng chỉ về an toàn bảo mật thông tin ISO 27001:2013
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động:
Thành lập từ năm 2007 đến nay FSI luôn tập trung đầu tư nghiên cứu,
chuyển giao các giải pháp công nghệ tiên tiến trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu của
khách hàng để cung cấp cho khách hàng các giải pháp CNTT thông minh, phù
hợp với thực tế, nhằm mang lại giá trị và hiệu quả cao cho khách hàng.

Nguyễn Thị Ngân

14

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
2.1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:


Khoa Tài Chính

Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

GĐ. Điều hành

Phó giám đốc

Phòng dự án 1

Phó giám đốc

Phòng R&D
Nghiên cứu, phát triển

Máy văn phòng
Phòng dự án 2
Giải pháp số hóa tài liệu
Phòng KD phân phối

Phòng kỹ thuật triển
khai
Triển khai, hỗ trợ kĩ

thuật
Phòng tư vấn giải pháp

PR & chăm sóc
khách hàng

Phòng hành chính
nhân sự
Thủ tục hành chính
Quản lý nhân sự
Kế toán – tài chính

Máy scan
Phòng Marketing

Phó giám đốc

Trung tâm dịch vụ và
bảo hành

Tài chính, kế toán
Kho vận

Nguồn tài liệu phòng nhân sự

2.1.5. Đặc điểm công tác kế toán:
Nguyễn Thị Ngân

15


MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Khoa Tài Chính

Trưởng phòng
kế toán

Kế toán tổng
hợp

Kế toán bán
hàng

Kế toán tiền
lương

Nguồn tài liệu phòng nhân sự
- Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo
quyết định số 48/2006/QĐ-BTC
- Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Nhật kí chung
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được ghi nhận theo
nguyên tắc giá gốc và theo chuẩn mực kế toán số 02-Hàng tồn kho
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kì: Phương pháp nhập trước
xuất trước

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp
đường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: chi phí đi vay được ghi nhận theo
chuẩn mực kế toán số 16 – chi phí đi vay.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: chi phí phải trả phát sinh tại thời
điiểm nào ghi nhận tại thời điểm đó.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản ự phòng phải trả: các
khoản dự phòng được ghi nhận theo Thông tư 13/2006/TT – BTC ngày
Nguyễn Thị Ngân

16

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
27/02/2006

Khoa Tài Chính

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỉ giá: chênh lệch tỉ giá được ghi nhận
theo chuẩn mực kế toán số 10 - ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi
nhận theo chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CP đầu tư thương
mại và phát triển công nghệ FSI Việt Nam
2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty:
Bảng 2.1 cho ta thấy:
- Nhìn vào cơ cấu tài sản có thể thấy quy mô tài sản có sự biến động

mạnh trong 3 năm: năm 2013 so với năm 2012 giảm 7422trđ tương đương
giảm 27,9%, năm 2014 so với năm 2013 quy mô tài sản tăng mạnh 11486trđ
tương đương tăng 56,8%.
- Đi sâu vào phân tích ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong
tài sản công ty, cụ thể:
+ Năm 2012: TSNH chiếm 98,76% trong tổng tài sản
+ Năm 2013: TSNH chiếm 92,24% trong tổng tài sản
+ Năm 2014: TSNH chiếm 98,99% trong tổng tài sản
TSNH năm 2013 so với năm 2012 giảm 8968trđ nhưng lại tăng ngay 13066trđ
vào năm 2014 từ đây ta có thể thấy sự tăng của tổng tài sản chủ yếu là do tăng
TSNH.
- Sự biến động tăng giảm của TSNH chủ yếu là do sự biến động của hàng tồn
kho và các khoản phải thu ngắn hạn.

Nguyễn Thị Ngân

17

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Khoa Tài Chính
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng

Các chỉ tiêu

Năm 2012

Số liệu

A- Tài sản ngắn hạn

32.144

I. Tiền và các khoản tương đương tiền
III. Các khoản phải thu ngắn hạn

Năm 2013

Tỉ trọng
(%)

Số
liệu

Tỉ trọng
(%)

Năm 2014
Số liệu

So sánh 2013/2012

Tỉ trọng
(%)

Chênh
lệch


%

So sánh
2014/2013
Chênh %
lệch

92,24

36.242

98,99

-8.968

-27,90

13.066

56,38

2.418
16.233

98,76 23.17
6
7,43
884
49.87 5.176


3,52
20,60

3.103
6.875

8,48
18,78

-1.534
-11.057

-63,44
-68,11

2.219
1.699

251,02
32,82

1. Phải thu của khách hàng

7.440

22,86 3.779

1,04


5.765

15,75

-3.661

-49,21

1.986

52,55

2. Trả trước cho người bán

13

0,04 1.148

4,57

386

1,05

1.135 8730,77

-762

-66,38


3. Các khoản phải thu khác

8.779

248

0,99

723

1,97

-8.531

-97,18

475

191,53

40,19 16.64
2
40,19 16.64
2
1,26
472
0,82
66
0,44
406

1,24 1,951
1,24
451
1,89
807
-0,64 -356
100,00 25.127

66,23

25.632

70,01

3.560

27,21

8.990

54,02

66,23

25.632

70,01

3.560


27,21

8.990

54,02

1,88
0,26
1,62
7,76
1,79
3,21
-1,42
100,00

630
84
546
371
371
892
-520
366.13

1,72
0,23
1,49
1,01
1,01
2,44

-1,42
100,00

62
-200
263
1.546
46
192
-147
-7.422

15,12
-75,19
183,92
381,73
11,36
31,22
70,33
-22,80

158
18
140
-1.580
-80
85
-164
11.486


33,47
27,27
34,48
-80,98
-17,74
10,53
46,07
45,71

IV. Hàng tồn kho

13.082

1. Hàng tồn kho

13.082

V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
3. Tài sản ngắn hạn khác
B- TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Tài sản cố định
1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn lũy kế
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

410
266
143
405

405
615
-209
32.549

26,97

Nguồn Báo cáo tài chính công ty 2012 – 2014

Nguyễn Thị Ngân

19

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
Khoa Tài Chính
+ Năm 2013 so với năm 2012 thì các khoản phải thu ngắn hạn giảm 11057trđ
tương đương giảm 68,11%. Điều này kéo theo TSNH cũng giảm.
+Tỉ lệ hàng tồn kho năm 2013 so với năm 2014 tăng đến 54,2% cũng làm cho
TSNH tăng theo.
Sở dĩ điều này xảy ra là do hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn của
công ty chiếm tỉ trọng lớn trong TSNH ( tỉ trọng của hàng tồn kho trong TSNH
từ năm 2012 - 2014 lần lượt là: 40,19%; 66,23% và 70,01%) (Tỉ trọng các khoản
phải thu ngắn hạn từ năm 2012 – 2014 lần lượt là: 49,87%; 20,6% và 18,78%) .
Đối với một doanh nghiệp thương mại thì hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong
cơ cấu tài sản là điều bình thường và cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng đầy đủ.Tuy nhiên, việc tăng hàng tồn kho cũng cần thận trọng, để vốn
không bị ứ đọng trong kho gây ra lãng phí vốn và tăng các khoản chi phí để bảo

quản hàng hóa. Các khoản phải thu khách hàng lớn gây ra tình trạng doanh
nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, gây lãng phí vốn, doanh nghiệp cần có các
chính sách hợp lí để quản lí tốt công nợ phải thu.
- Doanh nghiệp cũng đang tiềm ẩn rủi ro tài chính rất cao vì tiền và các
khoản tiền và tương đương tiền các năm chiếm dưới 9% so với tổng tài sản cho
thấy hiện nay khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang gặp vấn đề, không đủ
để bù đắp cho các khoản vay nợ của doanh nghiệp.
- Về tài sản dài hạn, chiếm chủ yếu là các tài sản cố định. TSCĐ các
năm lần lượt là: 405trđ, 1951 trđ và 371 trđ. So với tổng tài sản thì chỉ chiếm tỉ
trọng nhỏ tương ứng là: 1,24%; 7,76% và 1,01%. Đối với doanh nghiệp thương mại
thì việc TSCĐ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản là điều hợp lý tuy nhiên TSCĐ
quá nhỏ dẫn đến doanh nghiệp phải đi thuê dịch vụ vận chuyển, kho bãi,... trong quá
trình kinh doanh gây lãng phí tiền của, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Qua những phân tích trên ta thấy quy mô tài sản của công ty có sự biến
động là do khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên doanh nghiệp cần có các biện pháp
để cơ cấu tài sản được hợp lí hơn, tránh lãng phí vốn.

Nguyễn Thị Ngân

20

MSV: 11D01302NB


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

Khoa Tài Chính

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn báo cáo tài chính công ty 2012 - 2014
Bảng 2.2 cho ta thấy nguồn vốn của công ty qua 3 năm cũng có sự biến
động mạnh, năm 2013 so với năm 2012 nguồn vốn giảm 22,8% tương đương
7422trđ, năm 2014 so với năm 2013 có sự tăng mạnh 11486trđ tương đương
45,71%.
Trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn , năm 2012 là
24319trd, năm 2013 là 16806trd, năm 2014 là 28169 trd, tương ứng chiếm tỉ
trọng lần lượt 74,72%; 66,88% và 76,91% so với tổng nguồn vốn. Năm 2012
tuy nợ có giảm nhưng tỉ trọng nợ cao cho thấy mức độ rủi ro tài chính của doanh
Nguyễn Thị Ngân

21

MSV: 11D01302NB


×