Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Báo cáo chính sách thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.52 KB, 147 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BẢN BÁO CÁO
Nhóm: 05
Nhận xét nhóm: 15
Lớp: TMA301(1-1112).1_LT
Giảng viên: THS. Vũ Hoàng Việt

Danh sách nhóm:
1.Văn Công Mùi

0951010506

2. Phạm Thị Ngọc Lâm

0951010134

3. Phan Hà Vi

0951020177

4. Phạm Thị Kiều Oanh

0951020204

5.Phạm Thị Hiền

0951010868

6. Chanthamaly Bounsong



0951010880

7. Paliya Sengaloun

0751000472

Hà Nội, tháng 11 năm 2011

1


BÁO CÁO CÂU HỎI
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CASE 1
I.

Văn Công Mùi_MSV: 0951010506
LỜI NÓI ĐẦU

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để
bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước.
Ở tầm thế giới, các biện pháp này tập trung trong Hiệp định Hàng rào kỹ thuật
trong thương mại (viết tắt theo tiếng Anh là TBT) do Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) soạn thảo.Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO từ năm
2006 nhưng cho tới nay đã 5 năm kể từ ngày được công nhận chính thức là
thành viên của WTO việc triển khai áp dụng công cụ này vào trong thực tiễn
của nước ta còn nhiều vấn đề bất cập.

1 Nội dung trả lời của nhóm đại diên 15.
Câu hỏi: Câu 1 :Việt Nam có hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc

tế chưa? Tại sao?
Trả lời:
- Hàng rào kỹ thuật (hay rào cản kỹ thuật) là những biện pháp kỹ thuật cần
thiết để bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất
trong nước song có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế do việc đưa ra
những quy định quá mức cần thiết hoặc không phù hợp với các định chế của
Hiệp định TBT. Những biện pháp này là cần thiết và hợp lý với nước ta.
- Việt Nam chính thức gia nhập WTO ngày 7 tháng 11 năm 2006 đã cam
kết thực hiện những quy định chung của tổ chức này. Vì vậy những rào cản thuế
quan truyền thống sẽ bị dỡ bỏ.
- Việt Nam có hàng rào kỹ thuật nhưng dễ dàng bị hàng hóa nước ngoài
vượt qua, có cũng như không. Hơn nữa các doanh nghiệp trong nước chưa đủ
năng lực đáp ứng các ‘hàng rào” quá cao do nguyên tắc không phân biệt đối xử
trong WTO.
Câu hỏi phụ 1: Mục tiêu áp dụng hàng rào kỹ thuật?
Trả lời:
Ngăn chặn sự tràn lan của hàng nhập khẩu trong nước, giảm áp lực cạnh
tranh, giúp doanh nghiệp tăng thị phần.
2


Nhận xét của giảng viên: Câu trả lời chưa đủ
Bổ sung : Mục đích chính là bảo hộ sản xuất trong nước hay hạn chế nhập
khẩu.
Câu hỏi phụ 2: Nêu xu hướng áp dụng công cụ này?
Trả lời:
-Tuân thủ các quy định của WTO
-Bảo hộ tinh vi

Câu hỏi phụ 3: Nêu ví dụ về “bảo hộ tinh vi”

Trả lời:
Ví dụ Việt Nam ta yêu cầu nhiều giấy tờ phức tạp khi nhập khẩu ô tô.
2, Nhận xét và bổ sung câu trả lời
Về phần trả lời câu hỏi thứ nhất:
- Bạn đã khẳng địn được Việt Nam chưa có hàng rào kỹ thuật thực sự
- Về nguyên nhân bạn mới chỉ ra được một đó chính là do các doanh
nghiệp trong nước không thể đáp ứng được nếu hàng rào quá cao
Bổ sung;
+ Việc áp dụng công cụ này ở nước ta còn nhiều bất cập. Việc xây dựng còn
chậm chạp hạn chế dẫn tới sự bối rối của doanh nghiệp trong nước
+ Nguồn nhân lực cho công việc này còn hạn chế dẫn đến chưa có những
quy định “tinh vi” bởi hàng rào kỹ thuật là sự thông minh của con người nghĩ ra
các vấn đề đó chứ không phải trình độ cao hay trình độ thấp.
+ Nhiều quy định chúng ta còn chưa thông tỏ hết khi ký kết.

Về phần trả lời câu hỏi phụ:
Ví dụ mà bạn đưa ra không hẳn thuộc nhóm “hàng rào kỹ thuật” mà là sự
“phức hợp” giữa công cụ “hành chính” và “hàng rào kỹ thuật”.

3


KẾT LUẬN:
Tóm lại việc áp dụng công cụ hàng rào kỹ thuật đối với nước ta là cần thiết
và hợp lý. Để có thể khắc phục những yếu kém này chúng ta cần:
+ Cần nhanh chóng triển khai các dự án, đề án tổng thể, chuyên sâu về hàng
rào kỹ thuật theo Quyết định 682/QĐ-TTg
+ Hỗ trợ và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp áp dụng các quy định và
tiêu chuẩn kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất
lượng sản phẩm trong nước thì hoạt động kiềm chế nhập siêu thông qua hàng

rào kỹ thuật mới bền vững.
+Tăng cường trách nhiệm và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước và
tổ chức kỹ thuật trong xây dựng và triển khai các biện pháp kỹ thuật trong
thương mại; duy trì và nâng cao năng lực Ban liên ngành TBT, mạng lưới TBT
Việt Nam. Hàng rào kỹ thuật

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế ngoại thương, 2009 - GS.TS. Bùi Xuân Lưu –
PGS.TS.Nguyễn Hữu Khải, , NXB Thông tin và truyền thông.

4


II. Phạm Thị Ngọc Lâm_MSV: 0951010134
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quan hệ thương mại quốc tế, thường xảy ra những hiện tượng cạnh
tranh không lành mạnh hoặc áp dụng chính sách phân biệt đối xử. theo GATT /
1994 nếu bị đẩy vào tình trạng trên thì thì các quốc gia được phép áp dụng các
biện pháp đối kháng và 1 trong các biện pháp đó là: thuế chống bán phá giá. Ở
Việt Nam, đến tháng 5/2004 Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố Pháp lệnh
chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý
quan trọng để thực hiện các biện pháp thương mại tạm thời ở Việt Nam.

NỘI DUNG
Câu hỏi thứ 2: trình bày căn cứ để xác định:
- Bán phá giá
- Áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo WTO.

Câu trả lời
Phần 1: câu trả lời của bạn nhóm 15

Bạn đã trả lời:
• Khái niệm: bán phá giá là việc hàng hóa được bán vào 1 nước với giá
thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó và 1 sản phẩm bị xem là bán phá
giá nếu giá xuất khẩu của sản phẩm đó thấp hơn giá có thể so sánh được ở sản
phẩm tương tự được tiêu thụ trên thị trường nội địa trong điều kiện mua bán
thông thường( tỷ trọng thương mại tương đối không quá nhỏ và không có sự
ảnh hưởng của chính phủ.
• Căn cứ xác định:
- Điều kiện thông thường: giá xuất khẩu hàng hóa nhỏ hơn giá hàng hóa
tương tự được sản xuất trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng xuất khẩu
theo các điều kiện thương mại thông thường.
(theo khoản 2, điều 3, pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam năm 2004)
- Điều kiện không thông thường: khi không có hàng hóa tương tự được bán
trên thị trường nội địa hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có nhưng với số
lượng và khối lượng không đáng kể thì ta xác định bán phá giá giá theo:
5


+ giá xuất khẩu hàng hóa nhỏ hơn giá hàng hóa tương tự được xuất khẩu
snag thị trường nước thứ 3
+ giá xuất khẩu hàng hóa nhỏ hơn giá trị cấu thành nên sản phẩm ở thị
trường nội địa ( giá thành hợp lý của hàng hóa cộng vơi các chi phí khác cộng
với lợi nhuận ở mức hợp lý xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông
trên thị trường nội địa).
(khoản 3, điều 3, pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam năm 2004)
- Điều kiện phi thị trường: căn cứ vào giá và chi phí ở 1 nước thứ 3 có sản
xuất sản phẩm tương tự trong điều kiện sản xuất và thị trường tương tự và được
thừa nhận là nền kinh tế phát triển.

• Biện pháp chống bán phá giá
Chống bán phá giá là các biện pháp mà chính phủ nước nhập khẩu áp dụng
nhằm trả đũa hoặc khắc phục những thiệt hại hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại
nghiêm trọng gay ra do sự gia tăng đột biến của hàng hóa nhập khẩu được bán
phá giá vào nước nhập khẩu.
Các biện pháp chống bán phá giá: thuế chống bán phá giá, hạn ngạch, cam
kết không bán phá giá và kiện đòi bồi thường.
Căn cứ xác định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo WTO: Phải
dựa trên cơ sở điều tra cấp quốc gia để xác định:
+ hàng hóa bị bán phá giá
+ hàng hóa bán phá giá tăng cả về lượng tuyệt đối và tương đối so với hàng
hóa sản xuất nội địa.
+ gây ra nguy cơ tổn hại nghiêm trọng cho nền sản xuất trong nước
Áp dụng chống bán phá giá trên nguyên tắc: chỉ hàng hóa khi tiến hành điều
tra rõ ràng, cụ thể, đúng theo quy trình và áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý
nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Phần 2: câu hỏi thêm
Câu hỏi của thầy: cơ quan nào được quyền ra quyết định điều tra bán phá
giá và trong điều kiện nào cơ quan sẽ ra quyết định điều tra?
Câu trả lời: bạn đã trả lời cơ quan ra quyết định điều tra bán phá giá là Bộ
Công Thương và ra quyết định điều tra trong điều kiện:
- Các nhà sản xuất trong nước gửi đơn lên kiện, phát hiện xảy ra bán phá
giá.
6


- Khi hải quan nghi ngờ có bán phá giá.
Thầy gợi ý và bạn bổ sung thêm: khi tìm ra các bằng chứng rõ ràng và xác
thực chứng minh hàng hóa bán phá giá thì bộ công thương sẽ ra quyết định điều
tra bán phá giá.

Phần 3: nhận xét và hoàn thiện
• Phần trả lời cho câu hỏi thứ 2 của bạn nhóm 15 là chính xác và rõ ràng.
Bạn trả lời trôi chảy và dễ hiểu, bạn đã nêu cụ thể pháp lệnh mà mình dẫn chiếu
trong câu trả lời của mình( pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu
vào Việt nam năm 2004). Tuy nhiên em xin bổ sung thêm 1 số ý cho đầy đủ:
Cách xác định bán phá giá còn được cụ thể hóa và biểu diễn bằng công
thức:
Biên độ phá giá= giá bán hàng hóa tại thị trường trong nước – giá xuất khẩu.
Khi biên độ > 0 => có hiện tượng bán phá giá.
Tuy nhiên hàng xuất khẩu của 1 nước chỉ bị kiện phá giá khi:
- Biên độ phá giá từ 2% trở lên.
- Khối lượng hoặc giá trị hàng xuất khẩu bị kiện vượt quá 3% lượng hàng
hóa nhập khẩu ( ở nước khởi kiện) hoặc lượng hàng hóa nhỏ hơn 3% nhưng
tổng khối lượng hoặc giá trị của các nước bị kiện trên thị trường nước nhập
khẩu chiếm trên 7%.
Áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo WTO có các điều kiện sau:
- Phải có người khởi kiện ở nước nhập khẩu ( người này phải là nhà sản
xuất trong nước hoặc là người lao động tham gia sản xuất sản phẩm, nhưng số
người tham gia khởi kiện phải đại diệncho: ít nhất 25% tổng sản lượng các mặt
hàng tương tự sản phẩm bị kiện và nhận được sự ủng hộ của các nhà sản xuất
chiếm trên 50% tổng số lượng sản phẩm.
- Người khởi kiện phải chứng minh được: có mối quan hệ giữa hiện tượng
bán phá giá với sự thiệt hại của các nhà sản xuất nội địa ( tốc độ giảm sút, quy
mô bị thu hẹp, thua lỗ, nạn thất nghiệp)
- Cơ quan điều tra chống bán phá giá của nước nhập khẩu: tiến hành thẩm
tra và có kết luận: hiện tượng bán phá giá gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.
• Còn về câu hỏi phụ mà thầy hỏi thêm, theo tìm hiểu của em thì bạn trả lời
chính xác có 1 vế là trong điều kiện nào còn cơ quan nào thì bạn trả lời chưa
chính xác. Em xin trả lời đầy đủ câu hỏi thêm của thầy:
- Căn cứ tiến hành điều tra

Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có
hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại
diện cho ngành sản xuất trong nước.
7


Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá
được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có hai điều kiện sau đây:
+ Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa do họ sản xuất hoặc đại diện
chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự của
ngành sản xuất trong nước;
+ Khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa quy định tại điểm a khoản
này và của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng
biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn khối lượng, số lượng hoặc trị giá
hàng hóa tương tự của các nhà sản xuất trong nước phản đối yêu cầu áp dụng
biện pháp chống bán phá giá.
- Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định điều tra khi có bằng
chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng hóa gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
(Theo điều 8, chương II, pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu
vào Việt Nam năm 2004).

KẾT LUẬN
Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời
gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được
chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện
chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác
động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam
cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn

ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Đó là phải thực hiện
chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu, tăng cường vai trò
của các hiệp hội ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thông tin, tiến
hành cam kết giá khi cần thiết...

Tài liệu tham khảo:
1. Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004
2.Giáo trình Kinh tế ngoại thương, 2009 - GS.TS. Bùi Xuân Lưu –
PGS.TS.Nguyễn Hữu Khải, , NXB Thông tin và truyền thông.
3.Slide bài giảng môn chính sách thương mại quốc tế

8


III. Phan Hà Vi _MSV: 0951020177
Mở đầu
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 1 tháng 1
năm 1995 và là một bước phát triển toàn diện của Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại (GATT). WTO quản lý các Hiệp định thương mại do các Thành
viên ký kết, đặc biệt là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT),
Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) và Hiệp định về quyền sở hữu
trí tuệ (TRIPs). Các quy định và thủ tục của WTO tạo ra một khuôn khổ cho
việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Một trong số các nguyên tắc
chung được xây dựng để tạo điều kiện mở cửa thị trường và đảm bảo khả năng
có thể dự đoán được của thương mại hàng hóa, đó là các thành viên chỉ thực
hiện hạn chế thương mại thông qua thuế quan thay cho hạn ngạch cũng như các
kế hoạch định hướng hay các biện pháp phi thuế quan khác. Mặc dù biện pháp
sử dụng hạn ngạch với những tác động tiêu cực của nó đã không được WTO
cho phép sử dụng tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ kèm theo những điều kiện,
thủ tục rõ ràng, minh bạch.


Nội dung
Câu 3: Theo WTO các quốc gia có thể sử dụng hạn ngạch nhập khẩu
trong những tình huống nào? Việc sử dụng đó phải đi kèm các điều kiện gì?
Câu hỏi phụ: Hiện nay Việt Nam có áp dụng hạn ngạch không?Ví dụ
với mặt hàng nào?Đó là hạn ngạch xuất khẩu hay nhập khẩu?
1. Phần trả lời câu 3 của đại diện nhóm 15:
“ Các tình huống được phép áp dụng:
-Áp dụng hạn ngạch làm hạn chế tạm thời ngăn ngừa, khắc phục sự khan
hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác.
-Áp dụng hạn ngạch nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân
thanh toán của nước mình. Khi sự thâm hụt nghiêm trọng về dự trữ tiền mặt,
hoặc có số dự trữ quá ít, cần tự thiết phải nâng mức dự trữ lên một mức hợp lý.
-Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn chế số lượng trong chương
trình trợ giúp của Chính phủ về đấy mạnh phát triển kinh tế hoặc hạn chế để bảo
vệ một số ngành công nghiệp.
-Ngoài ra còn được áp dụng trong các trường hợp như: bảo vệ đạo đức xã
hội, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật quý hiếm, xuất nhập khẩu
vàng bạc, tài sản quốc gia liên quan đến văn hóa nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ, tài
nguyên thiên nhiên khan hiếm.

9


Khi áp dụng cần thực hiện các điều kiện kèm theo như:
+Thực hiện biện pháp này phải kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu
dùng.
+Cam kết không làm ảnh hưởng tới lợi ích của các nước thành viên khác
đồng thời phải dần dần nới lỏng biện pháp này khi kinh tế đã khôi phục, sau đó
dỡ bỏ hoàn toàn nhằm thực hiện nguyên tắc chung của WTO.

+Do tính pháp lý không cao và thời gian thông thường chỉ một năm trở lại
nên khi tiến hành áp dụng hạn ngạch các quốc gia phải công bố thời gian cụ thể
và những thay đổi nếu có.
+Nếu không dùng hạn ngạch thì có thể dùng giấy phép.
+Nếu quota áp dụng cho từng nước thì phải đạt được thỏa thuận về phân
phối hạn ngạch với các nước thành viên có liên quan đến lợi ích nước mình.
2. Phần trả lời câu hỏi phụ của bạn:
“ Việt Nam có áp dụng hạn ngạch. Ví dụ với mặt hàng gạo. Hình như là
nhập khẩu.Tuy nhiên bạn đã không gửi được tài liệu để chứng minh cho câu trả
lời đó ”
3. Nhận xét, chính sửa bổ sung
3.1
Nhận xét chung:
4.Câu 3 bạn trả lời khá đầy đủ và chính xác tuy nhiên còn thiếu.
5.Câu hỏi phụ bạn trả lời chưa chính xác.
3.2
Chỉnh sửa, bổ sung
• Ngoài những trường hợp mà bạn đã nêu (trường hợp chung), theo em tìm
hiểu về các nguyên tắc cơ bản của WTO thì : “nước nhập khẩu có thể áp dụng
các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu với tính chất là một biện pháp tự vệ
trước việc hàng hóa nước ngoài ố ạt , tăng đột biến về lượng nhập khẩu gây
thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước”. Mà hạn ngạch nhập
khẩu cũng là một biện pháp hạn chế định lượng nên đây cũng là một trong
những trường hợp ngoại lệ mà WTO cho phép áp dụng. Trong trường hợp này
việc áp dụng sẽ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện và thủ tục nêu tại Hiệp định
về biện pháp tự vệ của WTO.
• Do đó, phần điều kiện cũng cần bổ sung, ngoài các điều kiện mà bạn đã
nêu cho các trường hợp chung thì với trường hợp em vừa nêu trên đây cần tuân
theo điều kiện sau:
-Phải tiến hành điều tra được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện:

hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng, ngành sản xuất
sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại hoặc đe
dọa bị thiệt hại nghiêm trọng, có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập
khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nói trên, đặc biệt đó phải là
10


hiện tượng mà nước nhập khẩu không thể lường trước được khi đưa ra cam kết
trong khuôn khổ WTO
- Ngoài ra một số nước gia nhập WTO phải đưa ra những cam kết liên
quan đến biện pháp tự vệ.
• Về phần câu hỏi phụ, ta có thực trạng áp dụng hạn ngạch tại Việt Nam
(về lý thuyết qua các Hiệp định)như sau:
1995-2001: -hạn ngạch nhập khẩu : không áp dụng
-hạn ngạch xuất khẩu: áp dụng với gạo và dệt may
2001-2006:không áp dụng hạn ngạch
2006 đến nay, theo 12/2006/NĐ-CP : -hạn chế nhập khẩu: không áp dụng
-hạn chế xuất khẩu:theo hạn ngạch
nước ngoài quy định , Bộ Thương Mại
Qua đó ta thấy:
+ Hiện nay Việt Nam có áp dụng hạn ngạch, đó là hạn ngạch xuất khẩu
theo nước ngoài quy định, Bộ Thương mại thống nhất với các bô
+ Bạn lấy ví dụ mặt hàng gạo, hạn ngạch nhập khẩu là sai hoàn toàn.
Vì trước đây có áp dụng hạn ngạch nhưng là hạn ngạch xuất khẩu và hiện nay
không còn nữa, gạo đã được xuất tự do sau khi đã cân đối với nhu cầu an ninh
lương thực quốc gia.
+ Tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 không đề cập đến
danh mục quản lý bằng hạn ngạch nhưng tại điều 6 chương 2 có đề cập đến hạn
ngạch đối với hàng hóa xuất khẩu do nước ngoài quy định, Bộ Thương Mại
thống nhất với các bộ quản lý sản xuất và Hiệp hôi ngành hàng để xác định

phương thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai minh bạch hợp lý. Và
điều này hiện đang áp dụng cho mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường
Mỹ.
Tuy nhiên trên thực tế, ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính
thức gia nhập WTO. Vì vậy sẽ được Mỹ xóa bỏ hạn ngạch dệt may theo quy
định của WTO đối với các nước thành viên(1/1/2005).

11


Kết luận
Nắm vững được những quy định ngoại lệ về việc sử dụng biện pháp hạn
ngạch nhập khẩu của WTO giúp cho các nước thành viên bảo vệ được quyền lợi
của mình mà vẫn tuân thủ các cam kết. Việt Nam qua từng thời kì cũng đã từng
bước thay đổi về việc quy định hạn ngạch cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh
tế và vị thế của mình khi lần lượt gia nhập các tổ chức lớn trên thế giới.

Tài liệu tham khảo
1. Nguồn />2. Giáo trình Kinh tế ngoại thương, 2009 - GS.TS. Bùi Xuân Lưu –
PGS.TS.Nguyễn Hữu Khải, , NXB Thông tin và truyền thông.
3. Slide bài giảng môn chính sách thương mại quốc tế

12


IV. Phạm Thị Kiều Oanh_MSV: 0951020204
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thương mại quốc tế, biện pháp tự vệ là một trong ba trụ cột của hệ
thống các biện pháp phòng vệ được các nước thành viên của WTO áp dụng.
Biện pháp này đã được hợp pháp hóa trong khuôn khổ WTO vì trong hoàn cảnh

buộc phải mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại theo các cam kết của
WTO các biện pháp tự vệ là một hình thức “van an toàn” mà hầu hết các nước
nhập khẩu thành viên của WTO đều mong muốn. Với biện pháp này, các nước
nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu để giúp ngành sản xuất
nội địa của mình tránh khỏi những đổ vỡ trong một số trường hợp khó khăn. Để
hiểu rõ hơn về quy định của WTO đối với các nước thành viên áp dụng biện
pháp tự vệ trong thương mại quốc tế, chúng ta hãy theo dõi nội dung trả lời câu
hỏi của đại diện nhóm.

1. Nội dung câu trả lời của đại diện nhóm 15
Câu hỏi 4: Khi nào các nước thành viên của WTO có thể sử dụng
biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế?
Trả lời:
- Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một trong số
loại hàng hóa khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra đe dọa hay gây ra
thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
- Biệp pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối
với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
- Các nước thành viên có quyền được áp dụng biện pháp tự vệ nhưng khi
áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO về điều kiện, thủ
tục và cách thức áp dụng

Điều kiện áp dụng:
• Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng
• Người sản xuất sản phẩm tương tự hay cạnh tranh trực tiếp với hàng
hóa đó bị thiệt hại hay đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng.
• Có mối quan hệ nhân - quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và
thiệt hại hay đe dọa thiệt hại nói trên.
• Điều kiện chung là tình trạng nói trên phải là hệ quả của việc thực hiện
các cam kết trong WTO của các nước thành viên mà họ không thể thấy hay

lường trước được khi đưa ra cam kết.
13


Thủ tục áp dụng:
• Hiệp định về biện pháp tự vệ của WTO đưa ra một số nguyên tắc cơ
bản mà tất cả các nước thành viên phải tuân thủ:
• Đảm bảo tính minh bạch (thông báo công khai- quyết định khởi xướng
vụ kiện và báo cáo kết luận điều tra).
• Đảm bảo quyền tố tụng của các bên (các bên liên quan phải được đảm
bảo cơ hội trình bày chứng cứ, lập luận của mình và trả lời các chứng cứ lập
luận của đối phương).
• Đảm bảo tính bí mật của thông tin.
• Các điều kiện về biện pháp tạm thời: phải bồi thường thương mại cho
các nước có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ.
Cách thức áp dụng:
• Các biện pháp tự vệ không được áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ
từ các nước thành viên đang phát triển nếu thị phần sản phẩm liên quan không
vượt quá 3% và với điều kiện là tổng thị phần nhập khẩu từ các nước thành viên
đang phát triển có thị phần riêng lẻ nhỏ hơn 3%, không vượt quá 9% tổng kim
ngạch nhập khẩu sản phẩm liên quan. Một số thành viên đang phát triển có
quyền kéo dài thời hạn áp dụng trong trường hợp thời hạn không quá 2 năm sau
khi hết thời hạn tối đa bình quân.
• Một số nước thành viên đang phát triển có thể áp dụng lại biện pháp tự
vệ đối với sản phẩm đã từng bị áp dụng trước đó sau thời giam bằng ½ thời gian
mà biện pháp này được áp dụng trước đây với điều kiện là thời gian không áp
dụng ít nhất là 2 năm.
Câu hỏi phụ: Giả sử với tư cách là Bộ trưởng Bộ Công thương, để hạn
chế nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam em sẽ lựa chọn biện
pháp nào trong ba biện pháp sau: chống bán phá giá, chống trợ cấp hay biện

pháp tự vệ?
Trả lời:
Nên chọn biện pháp chống bán phá giá vì nếu áp dụng biện pháp tự vệ thì
nước nhập khẩu sẽ phải chứng minh được số lượng hàng hóa nhập khẩu tăng
đột biến.
1. Nhận xét và bổ sung câu trả lời
- Về phần trả lời câu hỏi 4: Bạn đã nêu được rõ ràng, chính xác và tương
đối đầy đủ quy định của WTO đối với các nhước thành viên khi áp dụng biện
pháp tự vệ trong thương mại quốc tế trong đó đã chỉ rõ được thủ tục áp dụng và
cách thức áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần phân tích cụ thể hơn điều kiện áp dụng
biện pháp tự vệ để mọi người có thể hiểu rõ hơn. Đồng thời bạn cũng nên đưa ra
một số ví dụ mà Việt Nam đang phải đối mặt với biện pháp tự vệ từ các quốc
14


gia khác để câu trả lời thêm khách quan và thực tế. Sau đây là phần bổ sung câu
trả lời của bạn:
Điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ là:
• Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng cả về
lượng tuyệt đối và tương đối so với hàng hóa SX nội địa.
Việc gia tăng đột biến lượng nhập khẩu gây thiệt hại phải là hiện tượng
mà nước nhập khẩu không thể lường trước được khi đưa ra cam kết trong khuôn
khổ WTO. Hàng hóa nhập khẩu được coi la tăng đột biến khi sự gia tăng này là
gia tăng tuyệt đối (tăng gấp 2,3 lần) hoặc tăng tương đối ( hàng nhập khẩu
không tăng nhưng hàng trong nước lại giảm); sự gia tăng phải mang tính đột
biến.
• Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa
đó bị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng.
Để áp dụng biện pháp tự vệ phải điều tra chứng minh được rằng ngành
sản xuất nội địa bị thiệt hại nghiêm trọng từ việc nhập khẩu ồ ạt. Cụ thể về hình

thức , các thiệt hại này có thể tồn tại dưới hai dạng: thiệt hại thực tế hoặc nguy
cơ thiệt hại. Về mức độ, thiệt hại này phải ở mức nghiêm trọng. về phương
pháp, thiệt hại này được xem xét trên cơ sở phân tích các yếu tố liên quan đến
thực trạng các ngành sản xuất nội địa (tỉ lệ và mức tăng nhập khẩu, thị phần của
sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công..)
• Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và
thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại gây ra nói trên.
Để xác định được mối quan hệ nhân quả cần phải xác định được ngành
sản xuất liên quan. Ngành sản xuất nội địa liên quan trong vụ việc tự vệ là
ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nhập
khẩu bị điều tra.
Ví dụ 1: trong nửa đầu năm 2010, thị phần nhập khẩu giấy của Việt Nam đã
tăng lên 4,9%, nên bị Philipin áp dụng biện pháp tự vệ với thuế suất 4% theo giá
trị lô hàng, thay vì ở mức 0% giai đoạn chưa bị áp thuế.
Ví dụ 2: Năm 2010, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định gia hạn áp dụng thuế tự vệ đối
với mặt hàng giày dép nhập khẩu từ Việt Nam.
Mã hải quan

Từ 10/8/2009

Từ 10/8/2010

Từ 10/8/2011

Đến 9/8/2010

đến 11/8/2011

đến 9/8/2012


64.02

1,7

1,65

1,6

64.03

2,55

2,5

2,45

1,7

1,65

1,6

64.4

15


- Về câu trả lời phụ: bạn trả lời đúng tuy nhiên phần giải thích chưa được
rõ ràng và cụ thế. Sau đây là phần bổ sung thêm:
Trong thương mại quốc tế, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ

cấp và tự vệ được coi là ba trụ cột của hệ thống các biện pháp phòng vệ thương
mại và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng
hóa nước khác. Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp
được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không
công bằng của hàng hóa nhập khẩu. Trong khi biện pháp chống bán phá giá là
để đối phó với hành vi hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị
trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp
được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa
trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu.
Khác với hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, biện pháp tự vệ
thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuấy hàng hóa tương
tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp nhằm hạn
chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất
trong nước do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu. biện pháp
tự vệ có thể áp dụng kể cả khi đối tác thương mại thực hiện kinh doanh một
cách chính đáng, không có tình trạng bán phá giá hoặc trợ cấp vì thế biện pháp
này được áp dụng một cách khắt khe hơn so với biện pháp chống bán phá giá.
Nếu như yêu cầu về điều kiện để áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ dừng
lại ở mức cơ quan điều tra phải chứng minh có tình trạng bán phá giá và việc
bán phá giá đó gây thiệt hại “đáng kể” cho ngành sản xuaayst trong nước thì các
cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra phải chứng minh
được tình trạng thiệt hại “nghiêm trọng” mà ngành sản xuất hàng hóa”tương tự
hoặc cạnh tranh trực tiếp” trong nước phải hứng chịu do việc gia tăng “bất
thường” của luồng hàng hóa nhập khẩu.

16


KẾT LUẬN
Tóm lại, bên cạnh việc được thừa nhận trong thương mại quốc tế nhưng

lại đi ngược lại mục tiêu “tự do hoá thương mại”, biện pháp tự vệ là một công
cụ “phải trả tiền”. Điều này có nghĩa là các nước được phép áp dụng nó bảo vệ
ngành sản xuất của nước mình nhưng phải “trả giá” cho những thiệt hại mà biện
pháp này gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài. Cụ thể, nước áp dụng biện
pháp tự vệ phải bồi thường thương mại cho các nước có hàng hoá bị áp dụng
biện pháp tự vệ theo các điều kiện nhất định. Nếu nước này không tuân thủ,
WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa. Vì vậy các
nước thành viên của WTO cần cân nhắc kĩ lưỡng khi áp dụng biện pháp này đối
với các hàng hóa nhập khẩu ồ ạt từ ngước ngoài để bảo vệ ngành sản xuất trong
nước một cách hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế ngoại thương, 2009 - GS.TS. Bùi Xuân Lưu –
PGS.TS.Nguyễn Hữu Khải, , NXB Thông tin và truyền thông.
2. />%20v/DispForm.aspx?ID=3
3. />%B1_v%E1%BB%87_(th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i)

17


V. Phạm Thị Hiền_MSV: 0951010868
Câu hỏi 5: Phân biệt sự khác nhau giữa các biện pháp bảo vệ thương mại
tạm thời?
MỞ ĐẦU
Trong quan hệ thương mại quốc tế, thường xảy ra những biện pháp
cạnh tranh không lành mạnh hoặc áp dụng chính sách phân biệt đối xử.
Theo GATT/1994 nếu bị đẩy vào tình trạng trên thì các quốc gia được
áp dụng các biện pháp đối kháng. Để áp dụng được các biện pháp này
cần phân biệt rõ từng biện pháp để áp dụng vào từng trường hợp cụ thể
cho hợp lý.
NỘI DUNG

I – Phần trả lời của đại diện nhóm 15.
1. Giống nhau:
Cả 3 loại này đều có đặc điểm là khi các nhà sản xuất trong nước bị
ảnh hưởng nhiều và thiệt hại nghiêm trọng.
2.Khác nhau:
- Thuế chống trợ cấp:
Được áp dụng khi nhận thấy nước xuất khẩu bán hàng với giá rẻ ở
nước nhập khẩu, chính phủ nước xuất khẩu áp dụng các biện pháp hỗ
trợ cho ngành sản xuất.
Thuế chống bán phá giá:
Được áp dụng khi nước xuất khẩu tiến hành bán phá giá tại nước
nhập khẩu dẫn đến khó khăn cho nhà sản xuất trong nước.
Thuế chống phân biệt đối xử.
Được áp dụng khi khi nước xuất khẩu nhận thấy nước nhập khâu r áp
dụng các biện pháo hàng rào thuế quan có sự phân biệt giữa nước nhập
khẩu và các nước khác trong WTO.
II – Phần nhận xát và trả lời của em
1. Nhận xét.
Bạn trả lời câu hỏi chưa rõ ràng và dường như bạn chưa có xự chuẩn
bị trước tại nhà, không có tài liệu tham khảo nên người viết báo cáo
không lắm rõ được phần báo cáo của bạn như thế nào.
2. Phần trả lời của em.
a) Giống nhau:
18


Các biện pháp này được áp dụng khi trong quan hê thương mại quốc
tế, có xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh hoặc áp dụng
chính sách phân biệt đối xử.
Thời gian áp dụng thuế: Không quá 5 năm

b) Khác nhau:
Thuế chống trợ
cấp
- Áp dụng cho
hàng
hóa nhập
khẩu vào Việt Nam
mà giá bán của
hàng hóa quá thấp
so với hang hóa
thông thường do có
được trợ cấp của
nước xuất khẩu,
gây khó khăn cho
ngnahf sản xuất
tương tự của Việt
Nam. Mưc thuế này
được dụa trên cơ sở
chênh lệch giữa
nước trợ cấp và phí
nộp đơn xin trợ cấp.

Thuế chống bán
phá giá
- Áp
dụng
trong trường hợp
hnagf nhập khẩu
vào Việt Nam mà
giá bán của nước

xuất khẩu quá thấp
so với giá bán
thông thường do
được bán phá giá,
gây khó khăn cho
ngành sản xuất
tương tự của nước
ta. Mức thuế này
được tính theo mức
chênh lệch cao nhất
giữa giá thông
thường và giá nhập
khẩu của hàng hóa
đó.

Thuế chống phân
biệt đối xử
- Áp dụng cho
hàng hóa nhập khẩu
và Việt Nam có
xuất xứ từ nước
ngoài mà ở đó có sự
phân biệt đối xử về
thuế nhập khấu
hoặc những biện
pháp phân biệt đối
xử khác đối với
hàng hóa Việt Nam.

KẾT LUẬN

Các biện pháp này về bản chất có sự khác biệt rõ ràng nhưng chúng là
những biện pháp thương mại trong quan hệ kinh tế quốc tế nhằm đạt
được sự công bằng giữa các nước trành hiện tượng cá lớn nuốt cá bé.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế ngoại thương – Nhà xuất bản thông tin và truyền
thông
2. /> />%8Bnh_v%E1%BB%81_ch%E1%BB%91ng_b%C3%A1n_ph
%C3%A1_gi%C3%A1
19


VI. Bounsong Chanthamaly_MSV: 0951010880
Paliya Sengaloun_MSV: 0751000472
Câu 6:
Trình bày quy định của Việt Nam về việc áp dụng giấy phép nhập khẩu.
Trả lời:
Phần trả lời của bạn nhóm 15:
Bạn nêu định nghĩa về giấy phép nhập khẩu: giấy phép nhập khẩu hàng hóa
là 1 biện pháp quản lý nhập khẩu dưới đạng hạn chế số lượng
Mục đích:
- Quản lý lượng hàng hóa xuất đi, nhập về phục vụ cho công tác thống kê
lập kế hoạch.
- Chống các hiện tượng gian lận thương mại, buôn lậu.
- Góp phần bảo vệ thị trường và sản xuất nội địa
- Thực hiện các cam kết với nước ngoài
Giấy phép nhập khẩu có 2 loại:
- Giấy phép tự động: là 1 văn bản cho phép thực hiện ngay lập tức không
có điều kiện gì đối với người làm đơn xin giấy phép.
- Giấy phép không tự động: là 1 văn bản cho phép được thực hiện khi
người nhập khẩu đáp ứng được một số điều kiện nhất định.

Tại Việt Nam, giấy phép nhập khẩu từng lô hàng được bãi bỏ ngày
15/12/1995. Tuy nhiên giấy phép nhập khẩu vãn là 1 biện pháp quản lý nhập
khẩu quan trọng. ngày 4/4/2001 , thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số
46/2001/QĐ-TTg, quy định cơ chế quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu thời 20012005 trong đó có quy định về các mặt hàng xuất nhập khẩu quản lý bằng giấy
phép. Đến ngáy 23/1/2006 Nhà nước ban hành Nghị định 12/2006/NĐ-CP
hướng dẫn thi hành luật thương mại cho cả giai đoạn dài nhằm đáp ứng nhu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế. theo đó nhiều hàng hóa chịu sự quản lý thông qua hình
thức cấp giấy phép của Bộ thương mại và các Bộ chuyên ngành.
Bạn còn đưa ra các tài liệu tìm được, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu theo giấy phép của bộ thương mại, kèm theo nghị định số 12/2006/NĐ-CP
ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ. Bạn còn tìm hiểu thêm về giấy phép
nhập khẩu tự động tại Việt Nam.
20


Phần 2: câu hỏi thêm
Câu hỏi của thầy: nội dung của giấy phép nhập khẩu tự động và cơ chế cấp
giấy phép nhập khẩu tự động.
Câu trả lời của bạn: bạn chưa trả lời được câu hỏi thêm
Phần 3: nhận xét và bổ sung
Việc trình bày quy định của Việt Nam về việc áp dụng giấy phép nhập khẩu
bạn đã trả lời tốt, chính xác và rõ ràng. Bạn còn đã đưa ra các bằng chứng
chứng minh rất cụ thể, nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của chính
phủ, giấy phép nhập khẩu tự động( chứng tỏ bạn đã tìm hiểu về câu hỏi).
Còn về câu hỏi phụ mà thầy hỏi thêm, có lẽ chưa tìm hiểu sâu nên chưa trả
lời được. Em xin bổ sung câu trả lời:
- Nội dung của giấy phép nhập khẩu tự động: danh mục hàng hóa áp dụng
chế độ cấp giấy phép tự động cho từng thời kì và tổ chức cấp giấy phép theo
quy định hiện hành về cấp phép kèm them các nguyên tắc quản lý,..


Kết luận:
Việc sử dụng các công cụ quản lý và điều hành nhập khẩu có mang lại hiệu
quả như mong muốn và có thích ứng được với các định chế thương mại và
nguyên tắc chung của môi trường thương mại quốc tế hay không phụ thuộc vào
sự lựa chọn và kết hợp khôn khéo của chính phủ trong việc áp dụng các biện
pháp phi thuế quan hỗ trợ cho biện pháp thuế quan. Nếu biết kết hợp khéo léo 2
công cụ này sản xuất trong nước sẽ được bảo hộ và phát triển sức cạnh tranh
của hàng hóa trong nước sẽ được nâng cao và kinh tế Việt Nam sẽ từng bước
hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế.

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế ngoại thương, 2009 - GS.TS. Bùi Xuân Lưu –
PGS.TS.Nguyễn Hữu Khải, , NXB Thông tin và truyền thông

Họ tên : Nguyễn Thúy Quỳnh

21


Lớp : TAM301(1-1112).1_LT
Mã sinh viên : 0951010795
Nhóm : 2

BẢN BÁO CÁO
Môn: Chính Sách Thương Mại Quốc Tế

Câu hỏi 4 ( Chương VII): Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu: Nội
dung, ưu, nhược điểm và xu hướng áp dụng trên Thế Giới?
I.


Lời mở đầu:
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tùy thuộc vào việc lựa chọn

chiến lược từng thời kỳ, các quốc gia đều áp dụng một chiến lược phát triển
ngoại thương phù hợp với thời kỳ chiến lược đó. Tổng kết thực tiễn phát triển
ngoại thương của các nước, ta thấy có ba loại hình chiến lược phát triển ngoại
thương. Và “ Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu” ( chiến lược hướng
nội) là một trong ba loại hình chiến lược phát triển ngoại thương.
II.

Nội dung:

1. Trình bày câu trả lời của bạn “ Hoàng Việt Hòa” Nhóm 23:
Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu:
Nội dung:
Dựa trên phương pháp luận là “ lợi thế so sánh”
Ba nhân tố cơ bản:
-

Thay cho kiểm soát nhập khẩu thì khuyến khích nhanh khả năng xuất
khẩu.
22


-

Hạn chế bảo hộ công nghiệp địa phương – nâng đỡ xuất khẩu.

-


Đảm bảo môi trường đầu tư cho các nhà tư bản nước ngoài.

Ưu điểm:
Tận dụng được khoa học công nghệ và vốn.
Nhược điểm:

- Mất cân đối giữa các ngành xuất khẩu.
- Nền kinh tế phụ thuộc gắn chặt vào bên ngoài.

Xu hướng áp dụng trên thế giới: Các quốc gia đang tìm tòi chiến lược phù
hợp. Có nước chọn giai đoạn đầu “ sản xuất thay thế nhập khẩu” rồi sang
hướng tới xuất khẩu, có nước thực hiện đồng thời.
2. Nhận xét:
Nhìn chung phần nội dung trong câu trả lời của bạn tương đối đầy đủ nhưng
những phần còn lại: ưu, nhược điểm xà xu hướng áp dụng trên thế giới vẫn
còn thiếu nhiều. Theo nhận xét của thầy nếu chỉ trả lời như vậy bạn chỉ được
khoảng 3 điểm. Những ưu điểm nổi bật như “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu
quả” hay nhược điểm như “ ảnh hưởng đến môi trường…” bạn đều không
nhắc đến trong câu trả lời.
3. Câu hỏi bổ sung của thầy:
Câu 1: Em hãy nêu ưu điểm lớn nhất của chiến lược này là gì?
- Câu trả lời của bạn : Tận dụng được khoa học công nghệ.
- Theo đánh giá của thầy : Câu trả lời sai và ưu điểm lớn nhất đó là tăng
trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả.
Câu 2: Nhược điểm lớn nhất là gì?
- Câu trả lời của bạn: Mất cân đối giữa các ngành.
- Theo nhận xét của thầy: Bạn cần phải bổ sung nhược điểm “ Công bằng
xã hội, môi trường, ảnh hưởng từ TTTG”
23



Câu 3: Hiện nay quốc gia nào đang áp dụng chiến lược này?
Bạn không trả lời được.
Thầy nhận xét: Các nước Đông Nam Á: Nhật Bản, Hàn Quốc , Đài Loan…
Câu 4: Em hãy kể những ngành sản xuất hướng về xuất khẩu ở Việt Nam?
Tiềm năng phát triển của các ngành này?
Câu trả lời của bạn : Ngành thủy hải sản, hồ tiêu, may mặc.
Bạn không trả lời được câu hỏi “ Tiềm năng phát triển của các ngành này?”
4. Bổ sung, hoàn thiện cho câu trả lời của bạn:
Nội dung:
- Tích cực tham gia phân công lao động quốc tế, bằng cách mở cửa nền
kinh tế quốc dân để thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác tiềm năng lao
động và tài nguyên của đất nước. Lấy thị trường nước ngoài là trọng tâm
để phát triển sản xuất.
- Thuyết lợi thế so sánh của Ricardo vẫn thường được coi là cơ sở lý luận
của mô hình chiến lược này.
Biện pháp thực hiện:
- Giảm bớt bảo hộ công nghiệp trong nước, giảm bớt các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan.
- Khuyến khích nâng đỡ và hỗ trợ cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đảm bảo môi trường đầu tư cho tư bản nước ngoài.
- Mở rộng quan hệ với các nước để khai thác thị trường bên ngoài.
Ưu điểm:
- NT & QHKTĐN được chú trọng.
- KT phát triển nhanh hiệu quả, năng động, tốc dộ tăng trưởng cao ( 2
con số)
24


- Sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước, đồng thời tận dụng được các

nguồn lực từ bên ngoài ( vốn và công nghệ)
- Một số ngành Công nghiệp đạt trình độ kỹ thuật cao và có khả năng
cạnh tranh cao trên thị trường Quốc Tế là động lực thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng ( tác động lan tỏa).
- Giải quyết được công ăn việc làm.
- Giúp kinh tế trong nước hòa nhập với kinh tế khu vực và Thế Giới.
Nhược điểm:
- Dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa các ngành xuất khẩu và không xuất
khẩu.
- Ảnh hưởng đến công bằng xã hội.
- Ảnh hưởng đến môi trường.
- Tác động tăng trưởng kinh tế cao nhưng nền kinh tế phát triển không ổn
định, gắn chặt vào kinh tế Thế Giới và khu vực, dễ bị tác động xấu của
bên ngoài.
-

Nguy cơ lạm phát gia tăng, đặc biệt là sự gia tăng giá cả lương thực
thực phẩm vốn luôn luôn tạo áp lực nặng nề trên đời sống của người
dân nghèo và trở thành một vấn đề mang tính chất xã hội và chính trị.

Xu hướng áp dụng trên Thế Giới:
Tăng trưởng kinh tế qua con đường xuất khẩu là sự chọn lựa chiến lược phát
triển rất thành công của những nền kinh tế Đông Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc
và Đài Loan.
Người ta đã nói đến một cách thán phục sự thần kỳ kinh tế của Nhật Bản
trong thập niên 1960 và sự xuất hiện của những con hổ châu Á như Hàn
Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore trong thập niên 1990, gọi họ là
những nước công nghiệp mới - NIC, những nền kinh tế đã bước vào thế giới
công nghiệp phát triển bằng con đường xuất khẩu.
25



×