Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.69 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN KHẮC TRINH

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN KHẮC TRINH

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2013

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số
: 62. 22.56.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Vũ Quang Hiển

HÀ NỘI - 2016




MỤC LỤC
Lời cam đoan ………………………………………………………………

01

Mục lục ……………………………………………………………………..
Danh mục các từ viết tắt …………………………………………………..

02
04

Danh mục các bảng ………………………………………………………..
Danh mục các hình vẽ và đồ thị …………………………………………..

05
06

MỞ ĐẦU …………………………………………………………………...

07

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ……………………………………………………………

12

1.1. Các công trình nghiên cứu ……………………………………………..
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và Đảng

bộ các địa phương về kinh tế nông nghiệp ………………………………….
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp ở Đắk
Lắk và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đối với kinh tế nông nghiệp..
1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần đi sâu
nghiên cứu…………………………………………………………………...
1.2.1. Những vấn đề các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ mà luận
án kế thừa……………………………………………………………………
1.2.2. Những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu ...……………………

12
12
24
27
27
29

Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
ĐẮK LẮK ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2004 ĐẾN
GIỮA NĂM 2008 ………………………………………………….............
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk và
chủ trương của Đảng bộ ......................……………………………………...
2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp của tỉnh Đắk
Lắk …………………………………………………………………………..
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ ……………..……………………………
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ ………………………………………………...
2.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ………………….

1

31

31
31
49
53
53


2.2.2. Chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học - công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp …………………………………………………
2.2.3. Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ……………………………………..
Tiểu kết chương 2 …………………………………………………………...

63
68
74

Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ GIỮA NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013 …..
3.1. Bối cảnh mới và chủ trương của Đảng bộ ……………………………...

76

3.1.1. Bối cảnh mới ………………………………………………………

76

3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ …………………………………………..
3.2. Đảng bộ chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ……….........................
3.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ………………….
3.2.2. Chỉ đạo xây dựng các nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp.

3.2.3. Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp …………………………..
Tiểu kết chương 3 …………………………………………………………...
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM …………………………...
4.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ ………………………………….

85
95
95
102
108
114
117
117

4.1.1. Ưu điểm ……………………………………………………………
4.1.2. Hạn chế ……………………………………………………………
4.2. Một số kinh nghiệm ……………………………………………………
4.2.1. Nhận thức đúng vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp, lựa chọn
giải pháp phù hợp nhằm phát huy lợi thế của địa phương ………………….

117
128
138

4.2.2. Kịp thời triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp ………………...
4.2.3. Chú trọng đến việc chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công tác thủy lợi ………………..
4.2.4. Đẩy mạnh chỉ đạo việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học –
Công nghệ vào sản xuất nông nghiệp một cách phù

hợp..……………………..
4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và chỉ

76

138
140
142
144

đạo khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp…..

146

Tiểu kết chương 4 …………………………………………………………...
KẾT LUẬN ………………………………………………………………...

148
151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN

2


QUAN ĐẾN LUẬN ÁN …………………………………………………..

154

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………...

PHỤ LỤC …………………………………………………………………..

155
175

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lược
quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng đối với khu vực và cả nước;
được biết đến là địa phương có tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, nổi bật
nhất là tài nguyên đất, rừng và được ví như một "cao nguyên cây công nghiệp". Với
tổng diện tích tự nhiên là 13.125 km2, dân số 1.833.251 người, bao gồm dân cư của
47 dân tộc, đất đai màu mỡ, với quỹ đất đỏ ba-dan chiếm 36% tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh, Đắk Lắk có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KTNN, đặc biệt là phát
triển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn với các loại cây công nghiệp dài ngày, có
lợi ích kinh tế cao như cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu...
Quá trình tái thiết tỉnh Đắk Lắk sau chiến tranh, nhất là trong thời kỳ đổi mới
có những bước tiến lớn, nhờ đó diện mạo và đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào
các DTTS có những thay đổi lớn. Trong thành tựu chung đó, KTNN có những đóng
góp hết sức to lớn, luôn là ngành kinh tế chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong CCKT.
Những chuyển biến đó là thành quả của sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà
nước, với các chủ trương, chính sách và cơ chế đặc thù cho cả vùng Tây Nguyên,
trong đó có tỉnh Đắk Lắk; đồng thời, đó cũng là kết quả của những nỗ lực cố gắng
của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk trong việc nắm bắt và triển khai thực hiện
các chủ trương, chính sách và định hướng của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Nắm bắt rõ tiềm năng và lợi thế của địa phương, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk luôn xác định
phát triển KTNN là lĩnh vực then chốt, là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát

triển của tỉnh. Từ đó, trong các kế hoạch phát triển KT – XH của tỉnh, lĩnh vực nông
nghiệp luôn được quan tâm và tập trung đầu tư. Những chủ trương, chính sách đó đã
tạo đà cho ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển; hàng hóa nông sản có mặt ở khắp
thị trường trong nước và tạo dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, các sản
phẩm như tiêu biểu như; cà phê, cao su, ca cao, ngô lai…., trong đó nổi bật nhất là cà
phê Buôn Ma Thuột, một sản phẩm mang đặc trưng của miền đất, con người và nền
văn hóa vùng cao nguyên đất đỏ bazan.

4


Tuy vậy, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, bản
thân sự phát triển của nền nông nghiệp nói chung, KTNN nói riêng ở tỉnh Đắk Lắk
đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là chất lượng, hiệu quả, sự phát
triển bền vững… Thực tiễn phát triển KTNN ở tỉnh Đắk Lắk cho thấy, ngoài việc
cần có thêm những chủ trương, chính sách và ưu tiên đầu tư tạo đòn bẩy cho KTNN
phát triển, bản thân cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần không ngừng củng
cố tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức sáng tạo để tiếp tục thúc đẩy KTNN
phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Muốn vậy, cần có
những nghiên cứu đánh giá quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương,
chính sách phát triển KTNN ở tỉnh Đắk Lắk, từ đó rút ra một số kinh nghiệm nhằm
tiếp tục nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với việc phát triển KTNN.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh
đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013” làm Luận án tiến sĩ lịch sử,
chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đối với KTNN từ năm
2004 đến năm 2013; từ đó rút ra một số kinh nghiệm phục vụ cho sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh đối với KTNN ở địa phương hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
đánh giá những kết quả nghiên cứu mà luận án có thể kế thừa, từ đó xác định những
vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu.
- Phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Đắk
Lắk đối với KTNN qua hai khoảng thời giai: 2004 – 2008 và 2008 - 2013.
- Trình bày và phân tích những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Đắk Lắk qua hai khoảng thời gian nói trên.
- Trình bày các hoạt động của các tổ chức và quần chúng nhân dân trong việc
thực hiện các chủ trương của Đảng bộ đối với KTNN, gắn với các kết quả cụ thể.

5


- Nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ, phân
tích những nguyên nhân dẫn tới những ưu điểm và hạn chế đó, tạo cơ sở cho việc
tổng kết một số kinh nghiệm.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những chủ trương và biện pháp chỉ đạo phát triển KTNN
của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm 2004 đến năm 2013.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên một số nội dung của
luận án có sự so sánh với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên nhằm làm sáng rõ hơn
quá trình lãnh đạo KTNN của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk.
- Về thời gian: Từ năm 2004 đến năm 2013. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cập
nhật về các chủ trương và tình hình thực tiễn, luận án có đề cập đến những quan
điểm, chủ trương và số liệu ở thời điểm trước năm 2004 và sau năm 2013.
Trong khoảng thời gian này, luận án chia thành hai giai đoạn với mốc phân
kỳ là năm 2008, khi BCHTW Đảng khóa X ra Nghị quyết số 26/NQ/TW, ngày

05/8/2008 Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành
Chương trình 26-CTr/TU, ngày 20/10/2008 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 7 BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- Về nội dung: “Kinh tế nông nghiệp là một trong hai ngành kinh tế cơ bản
của nền kinh tế quốc dân (nông nghiệp và công nghiệp) là ngành sản xuất vật chất
chủ yếu, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp. KTNN
có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Nó gồm hai nhóm ngành:
chính là trồng trọt và chăn nuôi” [65, tr.594]. Theo nghĩa đó, luận án này tập trung
nghiên cứu về KTNN theo nghĩa hẹp (trồng trọt và chăn nuôi) và một số vấn đề có
liên quan đến việc đảm bảo các nguồn lực để phát triển KTNN.
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
4.1. Cơ sở lý luận

6


Luận án dựa vào các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
KTNN.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lịch sử; để trình bày một cách khách quan và khoa học các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo phát triển KTNN của
Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm 2004 đến năm 2013.
- Phương pháp lôgic; nhằm làm rõ những tác động tích cực, tiêu cực của các
yếu tố tự nhiên, KT- XH, hội nhập quốc tế, khoa học – công nghệ, biến đổi khí hậu
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sự gia tăng dân số, việc phát triển bền vững…
đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ; mối liên hệ giữa chủ trương, biện pháp và việc tổ
chức thực hiện; mối quan hệ giữa các nguồn lực để phát triển KTNN…

- Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê nhằm chỉ ra đặc điểm, tình hình
phát triển KTNN của tỉnh Đắk Lắk, đánh giá quá trình chỉ đạo thực hiện và những
kết quả đạt được của KTNN ở tỉnh Đắk Lắk qua từng giai đoạn. Từ đó làm rõ vai
trò lãnh đạo và quá trình tìm tòi, đổi mới tư duy lãnh đạo phát triển KTNN của
Đảng nói chung và Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
- Phương pháp điều tra thực địa nhằm khảo sát thực tiễn, trực tiếp quan sát,
phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu và người nông dân để có cơ
sở đánh giá những yếu tố tác động đến việc triển khai và hiệu quả của chủ trương
phát triển KTNN ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.3. Nguồn tư liệu
- Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh đề cập đến vấn
đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Các Văn kiện Đảng gồm: các Nghị quyết, Chỉ thị của BCHTW, Ban Bí thư,
Bộ Chính trị.

7


- Các Nghị quyết, Chương trình của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương
liên quan đến KTNN.
- Những văn kiện của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk như: các chương
trình, kế hoạch, báo cáo của Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh, của các cơ quan, ban
ngành và các địa phương, Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Lắk qua các năm.
- Các sách chuyên khảo, tham khảo, luận án, đề tài khoa học cùng những bài
viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước được công bố liên quan đến KTNN.
5. Đóng góp khoa học của luận án
- Luận án là một công trình khoa học phản ánh khách quan, trung thực và có
hệ thống quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm
2004 đến năm 2013. Phân tích những kết quả, hạn chế của Đảng bộ trong việc xác
định hướng đi, giải pháp và quá trình tổ chức thực hiện việc phát triển KTNN.

- Những số liệu được thống kê, phân tích, đánh giá và kinh nghiệm rút ra trên
cơ sở phương pháp luận lịch sử sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học giúp
Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk có thể tham khảo để hoạch định chủ trương,
giải pháp và các chính sách phát triển KTNN trong những năm tiếp theo.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, biên soạn
lịch sử Đảng bộ, lịch sử ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk và những ai quan tâm
nghiên cứu đến các vấn đề mà luận án đề cập.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đối với kinh
tế nông nghiệp từ năm 2004 đến giữa năm 2008.
Chương 3: Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ
giữa năm 2008 đến năm 2013.
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

1.

Vũ Quang Ánh (2012), Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế
nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng Sông Hồng từ năm 1997 đến
năm 2010, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.


2.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Số 63CT/TW, ngày 28/02/2001, Chỉ thị của Bộ Chính trị Về đẩy mạnh nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn, lưu tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội.

3.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Số 06KL/TW, ngày 24/12/2001, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Về Báo
cáo tổng kết kinh tế hợp tác và hợp tác xã 1996 – 2000 và phương hướng,
nhiệm vụ thời kỳ 2001 – 2010, lưu tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội.

4.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số
10-NQ/TW, ngày 18-01-2002, Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ
2001 - 2010, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

5.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chương trình
số 07-Ctr/TW về Thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên
thời kỳ 2001-2010”, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

6.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số
26-NQ/TW Về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lưu tại Phòng Tổng
hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

9


7.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Số 19CT/TW, ngày 05/11/2012 Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, lưu tại Phòng
Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

8.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Kết luận số
97-KL/TW, ngày 15/05/2015 Kết luận về một số chủ trương, giải pháp tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn và
nông dân, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

9.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Tư liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và một
số vấn đề liên quan đến vùng đồng bào DTTS Tây Nguyên, lưu tại Phòng
Tổng hợp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đắk Lắk.

10.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Tây Nguyên trên con đường phát triển bền
vững, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


11.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2007), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết
10-NQ/TW, ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, lưu
tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đắk Lắk.

12.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (20/04/2011), Báo cáo số 07-BC/BCĐTN Tổng
kết Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị Về phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ
2001 – 2010, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên,
Đắk Lắk.

13.

Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu nghiên cứu các Nghị
quyết Hội nghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.

Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân
tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10



15.

Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

16.

Mai Văn Bảo (2000), Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

17.

Phạm Văn Bình (1998), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển nông
nghiệp 1986 – 1996, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.

18.

Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi
mới – quá khứ và hiện tại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19.

Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

20.


Nguyễn Sinh Cúc (1991), Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân
1976 – 1990, NXB Thống kê, Hà Nội.

21.

Nguyễn Sinh Cúc (2001), “Tổng quan nông nghiệp nước ta sau 15 năm đổi
mới (1986 – 2000), Tạp chí Cộng sản (05), tr. 35-36.

22.

Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 –
2000, NXB Thống Kê, Hà Nội.

23.

Nguyễn Hồng Cử (2010), Phát triển nông sản xuất khẩu theo hướng bền
vững ở Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Đà Nẵng.

24.

Nguyễn Văn Chỉnh (1999), Một số chính sách kinh tế - xã hội đối với các dân
tộc ít người ở Tây Nguyên, Đề tài cấp Nhà nước (1997 - 1998), Hà Nội.

25.

Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2007), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm
2006, NXB Thống kê, Hà Nội.

26.


Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2011), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm
2010, NXB Thống kê, Hà Nội.

11


27.

Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2014), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm
2013, NXB Thống kê, Hà Nội.

28.

Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2015), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm
2014, NXB Thống kê, Hà Nội.

29.

Hoàng Đức Cường (2015), “Nghiên cứu điều kiện khí hậu, khí hậu nông
nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phòng tránh thiên tai vùng Tây
Nguyên”, Chương trình khoa học – công nghệ trọng điểm cấp nhà nước
thuộc Chương trình Tây Nguyên 3, MS KHCN-TN3/11-15, lưu tại Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk.

30.

Trương Minh Dục (1996), Các hình thức kinh tế ở Tây Nguyên và xu hướng
vận động trong quá trình chuyển sang kinh tế hàng hóa, Đề tài cấp Nhà nước
(1994 - 1995), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực III, Đà Nẵng.


31.

Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và
quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (Sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

32.

Trương Minh Dục (Chủ biên, 2006), Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ trong những năm đổi mới, NXB Đà Nẵng.

33.

Trương Minh Dục (2008), Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở
Tây Nguyên (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34.

Phạm Ngọc Dũng (2008), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn – Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

35.

Nguyễn Tấn Dũng (2002), “Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững,
nông dân giàu hơn”, Tạp chí Cộng sản (28), tr. 6-11.

36.


Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2011), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1975 – 2005,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.

12


38.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.

39.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kỳ khóa VII (Lưu hành nội bộ), NXB Sự thật, Hà Nội.

40.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


42.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết “Một số vấn đề lý luận,
thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1996 2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X (Hội nghị lần thứ ba, tư, năm, sáu, bảy và chín), NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50.

Bùi Minh Đạo (1999), Trồng trọt truyền thống của các dân tộc tại chỗ Tây
Nguyên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

13


51.

Bùi Minh Đạo (Chủ biên, 2005), Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp
xóa đói, giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.

52.

Bùi Minh Đạo (2010), Tổ chức và hoạt động của Buôn Làng Tây Nguyên
trong phát triển bền vững, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.


53.

Bùi Minh Đạo (2011), Thực trạng phát triển Tây nguyên và một số vấn đề
phát triển bền vững, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

54.

Bùi Minh Đạo (2012), Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong
phát triển bền vững, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

55.

Đỗ Thị Minh Đức (Chủ biên, 2008), Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt
Nam (tập 2), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

56.

Ngô Văn Giang (2003), “Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn theo yêu cầu của nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (303), Hà
Nội.

57.

Nguyễn Ngọc Hà (2012), Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2011), NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

58.


Phạm Hảo (Chủ biên, 2007), Một số giải pháp góp phần ổn định và phát
triển ở Tây Nguyên hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59.

Phạm Hảo (Chủ biên, 2007), Kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung - Tây
Nguyên những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và xu hướng phát triển, NXB
Lý luận chính trị, Hà Nội.

60.

Trần Quang Hân, Trần Quang Hạnh, Phạm Thế Huệ (2004), Một số kết quả
nghiên cứu khoa học phát triển nông nghiệp và nông thôn Tây Nguyên,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2004.

61.

Vũ Quang Hiển (Chủ biên, 2013), Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp
và nông thôn (1930 – 1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004.

62.

Nguyễn Văn Hóa (2015), Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
14


63.

Hội đồng Lý luận Trung ương (2009), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông

thôn – Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

64.

Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam (1998), Phát triển nông nghiệp và nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội

65.

Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
(2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam Tập 2, Nhà xuất bản Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.

66.

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (13/04/2007), Số 06/2007/NQ-HĐND,
Nghị quyết về chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm
nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng
HĐND tỉnh Đắk Lắk.

67.

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (08/10/2008), Số 22/2008/NQ-HĐND,
Nghị quyết Về việc phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020, lưu tại Phòng Tổng hợp,Văn phòng HĐND tỉnh Đắk Lắk.

68.


Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (10/07/2009), Số 06/2009/NQ-HĐND,
Nghị quyết Về một số chính sách phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2010 - 2015, lưu tại Phòng Tổng hợp,Văn phòng HĐND tỉnh Đắk
Lắk.

69.

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (22/12/2011), Số 38/2011/NQ-HĐND,
Nghị quyết Về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp giai đoạn 2011 – 2015, lưu tại Phòng Tổng hợp,Văn phòng HĐND
tỉnh Đắk Lắk.

70.

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (21/12/2012), Số 81/2012/NQ-HĐND,
Nghị quyết Về Chương trình việc làm và dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2012 - 2015, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng HĐND tỉnh Đắk Lắk.

15


71.

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (22/12/2011), Số 40/2011/NQ-HĐND,
Nghị quyết Về phát triển cây ca cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015, lưu tại
Phòng Tổng hợp, Văn phòng HĐND tỉnh Đắk Lắk.

72.

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (18/07/2014), Số 120/2014/NQ-HĐND,

Nghị quyết Về phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 - 2020, lưu
tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng HĐND tỉnh Đắk Lắk.

73.

Lê Đức Hồng (2011), Hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên
thời kỳ 1991 – 2000, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.

74.

Đào Thị Bích Hồng (2011), Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2006, Luận án Tiến sĩ Lịch
sử, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2011.

75.

Nguyễn Văn Hùng (2001), Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông
dân ngoại thành sản xuất phát triển sản xuất nông nghiệp xây dựng nông
thôn từ năm 1986 đến năm 1996, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

76.

Lê Mạnh Hùng (1998), Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

77.

Phạm Khiêm Ích (2000), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và một

số nước khu vực, NXB Thống kê, Hà Nội.

78.

Phạm Thanh Khiết (2005), Phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên, Đề tài
nghiên thuộc Chương trình phát triển nghiên cứu khoa học của Sở khoa học –
công nghệ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2001 – 2005, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng
Sở khoa học – công nghệ tỉnh Đắk Lắk.

79.

Nguyễn Thị Xuân Lan (2007), Chính sách thuế đối với phát triển nông
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

16


80.

Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần Quốc Toản,
Đặng Thọ Xương (1992), Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam lịch sử - vấn
đề - triển vọng, NXB Sự thật, Hà Nội.

81.

Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng (2000), Sở hữu và sử dụng đất
đai ở các tỉnh Tây Nguyên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

82.


Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn,
vấn đề - giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

83.

Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk (2015), Văn kiện Đại hội V, Liên minh Hợp
tác xã tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2016 – 2020, Tài liệu lưu tại Văn phòng Liên
minh HTX tỉnh Đắk Lắk.

84.

Đỗ Hoài Nam (2003), Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

85.

Tống Thị Nga (2015), Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm
2010, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội.

86.

Dương Ngọc (2003), “Cơ cấu kinh tế nông thôn, nông lâm và thủy sản – sự
chuyển dịch và hạn chế, bất cập”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (298), tr. 6367.

87.

Trần Thị Minh Ngọc (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

88.

Đặng Kim Oanh (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp (1996 – 2006), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

89.

Nguyễn Trọng Phúc (Chủ biên, 2011), Các Đại hội Đại biểu toàn quốc và
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 –
2011), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17


90.

Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Hợp tác
xã, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

91.

Chu Hữu Quý (2001), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

92.


Lương Xuân Quỳ (2001), Cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay – lý
luận, thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

93.

Đỗ Tiến Sâm (chủ biên, 2008), Vấn đề tam nông ở Trung Quốc – Thực trạng
và giải pháp, NXB Từ điểm Bách khoa, Hà Nội.

94.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (2013), Đề án xây
dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2013 – 2020 và định hướng
những năm tiếp theo, lưu tại Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Đắk Lắk.

95.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk (2014), số 344/BCSNNNT, ngày 19/11/2014 Báo cáo sơ kết 03 năm (2012 – 2014) thực hiện
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg, lưu tại Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Đắk Lắk.

96.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk (2014), số 348/BCSNNNT, ngày 20/11/2014 Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2011 – 2015 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020,
lưu tại Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk.

97.


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (2015), số 1623/SNNKHĐT, ngày 29/09/2015 Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030, lưu tại Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk.

98.

Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam – 20 năm đổi mới
và phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18


99.

Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn và
nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

100. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm
nay và mai sau, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

101. Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng, Đỗ Liên Hương, Võ Thị Thanh Tâm,
Phạm Thị Kim Dung (2014), Đối mới chính sách nông nghiệp Việt Nam –
bối cảnh, nhu cầu và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

102. Lưu Văn Sùng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông
nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.


103. Lê Bá Thảo (2001), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, NXB Thế giới,
Hà Nội.

104. Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển nông nghiệp bền vững Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

105. Lê Văn Thai (1997), Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới
trong nông nghiệp của Đảng ta từ năm 1975 đến năm 1996, Luận án Tiến sĩ
Lịch sử của, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

106. Trần Ngọc Thanh (2010) Nghiên cứu thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp thúc đẩy nhanh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng ổn định và bền
vững”, Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình phát triển khoa học –
công nghệ (2006 - 2010) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Đắk Lắk, lưu tại Thư viện tỉnh Đắk Lắk.

107. Nguyễn Văn Thông (2015), Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo kinh tế
nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

19


108. Bùi Đức Thịnh (2006), “Thành tựu ngành chăn nuôi giai đoạn 2001 – 2005
tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học Công nghệ tỉnh Đắk Lắk (02), tr. 25-28,
Đắk Lắk.

109. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định 656/1996/QĐ-TTg, Về phát triển
kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên thời kỳ 1996 – 2000 và 2010, Tài liệu lưu

trữ tại Chi cục Văn thư lưu trữ, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk.

110. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định 135/1998/QĐ-TTg, Về việc Phê
duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền
núi và vùng sâu, vùng xa, Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư lưu trữ, Sở
Nội vụ tỉnh Đắk Lắk.

111. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định 168/2001/QĐ-TTg, Về định hướng
dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển
kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư lưu
trữ, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk.

112. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định 132/2002/QĐ-TTg, Về việc giải quyết
đất sản xuất và đất ở cho đồng bào DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên, Tài liệu lưu trữ
tại Chi cục Văn thư lưu trữ, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk.

113. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, Về một số
chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng
bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn, Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư lưu
trữ, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk.

114. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 07/2006/QĐ-TTg, Phê duyệt
chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006- 2010 (Chương trình 135 giai đoạn
II), Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư lưu trữ, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk.

115. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 164/2006/QĐ-TTg, Về việc phê
duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện
đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn


20


vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010, Tài liệu lưu trữ tại
Chi cục Văn thư lưu trữ, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk.

116. Thủ tướng Chính phủ (2010), Số 800/QĐ-TTg, ngày 04/06/2010 Quyết định
về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 - 2020, Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư lưu trữ, Sở
Nội vụ tỉnh Đắk Lắk..

117. Nguyễn Quang Thuấn (2015), “Tây Nguyên trong hợp tác phát triển kinh tế
- xã hội xuyên biên giới vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào –
Campuchia”, Chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước thuộc Chương
trình Tây Nguyên 3, Mã số KHCN-TN3/11-15, lưu tại Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk.

118. Đoàn Xuân Thủy (Chủ biên, 2011), Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

119. Lê Hữu Tòng (2002), Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải
cách kinh tế ở Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

120. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk
lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2001-2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

121. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2002), số 07-CTr/TU, Chương trình thực hiện Nghị quyết
số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về phát triển kinh tế - xã hội và
bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, lưu tại
Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.


122. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2004) Số 01-NQ/TU, Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã
hội tỉnh Đắk Lắk năm 2004, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy
Đắk Lắk.

123. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk
lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005-2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

124. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2005), số 01-NQ/TU, Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã
hội tỉnh Đắk Lắk năm 2005, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy
Đắk Lắk.
21


125. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2007), số 136-BC/TU, Báo cáo kết quả thực hiện Nghị
quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm
quốc phòng, an ninh vùng Tây nguyên thời kỳ 2001 – 2010, lưu tại Phòng
Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

126. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2007), số 04-NQ/TU, Về phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng – an ninh vùng biên giới đến năm 2010, định hướng đến
năm 2015, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

127. Tỉnh ủy Đắk Lắk (5/2008), Các Nghị quyết, Chương trình, Chỉ thị và Kế
hoạch của Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XIV (2005 – 2010), tập 1, từ năm 2006
đến 5/2008 (Lưu hành nội bộ), lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy
Đắk Lắk.

128. Tỉnh ủy Đắk Lắk (10/2008), số 26-CTr/TU, ngày 20/10/2008, Chương trình
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Đảng khóa X về nông

nghiệp, nông dân và nông thôn, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy
Đắk Lắk.

129. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lăk lần thứ
XV, nhiệm kỳ 2010-2015, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

130. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2010), Chỉ thị số 27-CT/TU, ngày 25/06/2010, Về tăng
cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
tỉnh, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

131. Tỉnh ủy Đắk Lắk (8/2010), Các Nghị quyết, Chương trình, Chỉ thị và Kế
hoạch của Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XIV (2005 – 2010), tập 2, từ năm 2008
đến 8/2010 (Lưu hành nội bộ), lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy
Đắk Lắk.

132. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2011), Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 22/04/2011, Về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020,
lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

22


133. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2011), Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17/11/2011, Về huy
động các nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm
2020, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

134. Tỉnh ủy Đắk Lắk (5/2012), Các Nghị quyết, Chương trình, Chỉ thị và Kế
hoạch của Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XV (2010 – 2015), tập 1 (10/2010 –
5/2012, Lưu hành nội bộ), lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk
Lắk.


135. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2012), Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 18/05/2012, Về đẩy
mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển sản xuất
và đời sống đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, lưu tại Phòng Tổng
hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

136. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2013), Số 30-Ctr/TU, ngày 02/08/2013 Chương trình
Thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng
Tỉnh ủy Đắk Lắk.

137. Tỉnh ủy Đắk Lắk (12/2013), Các Nghị quyết, Chương trình, Chỉ thị và Kế
hoạch của Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XV (2010 – 2015), tập 2 (6/2012 –
12/2013, Lưu hành nội bộ), lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy
Đắk Lắk.

138. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2015), Số 45-Ctr/TU, ngày 13/04/2015 Chương trình
Thực hiện Kết luận số 97-KL/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương,
giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy
Đắk Lắk.

139. Tỉnh ủy Đắk Lắk (02/2016), Các Nghị quyết, Chương trình, Chỉ thị và Kế
hoạch của Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XV (2010 – 2015), tập 3 (từ năm 01/2014
đến 10/2015, Lưu hành nội bộ), lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy
Đắk Lắk.

23



×