Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và giá trị sử dụng loài râu hùm hoa tía (tacca chantrieri andre, 1901) ở trạm đa dạng sinh học mê linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 39 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
------------***------------

TRẦN THỊ THÚY

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ
DUNG LOÀI RÂU HÙM HOA TÍA(Tacca chantrieri Andre, 1901) Ở
TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên nghành: Thực vật học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
T.S HÀ MINH TÂM

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến T.S Hà Minh
Tâm đã hƣớng dẫn,tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ và các anh chị em tại
Trạm Đa Dạng Sinh Học Mê Linh, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
điều tra thu thập số liệu, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn một cách
tốt nhất,…
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân và bạn bè đã luôn
ở bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi để hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày 06 tháng 05 năm 2016
Sinh viên


Trần Thị Thúy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện cùng với hƣớng dẫn của
T.S Hà Minh Tâm. Các số liệu nêu trong đề tài là trung thực, đƣợc thu thập từ
thực nghiệm và qua xử lý thống kê. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đều đƣợc cảm ơn. Các thông tin trích dẫn rong khóa luận này đều
đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội,ngày 06 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Thúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 1
3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 1
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài .................................... 2
1.2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 2
1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................... 2
1.2.2. Ở Việt Nam........................................................................................ 2
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG ,PHẠM VI,THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 5
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 5
2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 5
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................. 10

2.3. Thời gian nghiên cứu: 10/2014 – 10/2015 ............................................ 11
2.4. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................ 11
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 11
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 15
3.1. Đặc điểm phân loại loài Râu hùm hoa tía ở Việt Nam ......................... 15
3.1.1 Danh pháp và vị trí phân loại .......................................................... 15
3.1.2. Đặc điểm hình thái .......................................................................... 15
3.1.3 Phân bố và sinh thái ........................................................................ 19
3.2. Khả năng sinh trƣởng trong điều kiện trồng ......................................... 20
3.2.1. Tỉ lệ sống sót khi nhân giống bằng thân rễ .................................... 20
3.2.2. Số lá khi ra hoa ............................................................................... 22


3.2.2.1. Số lá trong điều kiện tự nhiên ...................................................... 22
3.2.2.1. Số lá trong điều kiện trồng........................................................23
3.3. Giá trị sử dụng ................................................................................... 26
3.3.1.Thành phần hóa học......................................................................26
3.3.2. Kinh nghiệm sử dụng loài Râu hùm hoa tía để làm thuốc.............27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 30


DANH MỤC BẢNG
3.1. Khả năng nảy chồi của các lô thí nghiệm ............................................ 21
3.2. số lá trên.........................................................................................23
3.3. Ảnh hƣởng của phân bón đến số lƣợng lá khi ra hoa ......................... ..24


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là nƣớc có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, số lƣợng các
loài đƣợc dùng làm thuốc tuy lớn nhƣng chủ yếu là cây hoang dại, phân bố rải
rác và trữ lƣợng nhỏ, khả năng khai thác ngoài tự nhiên ngày một ít. Trong
khi đó, nhu cầu sử dụng dƣợc liệu thực vật ngày càng tăng, vƣợt quá khả năng
tự tái sinh, cho nên, nếu không chủ động trồng trọt thì nguy cơ tuyệt chủng
các loài này là rất lớn.
Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri Andre, 1901) là cây thân thảo sống
lâu năm. Do có chứa một số hoạt chất sinh học có tác dụng thanh nhiệt, chống
viêm, chỉ thống, lƣơng huyết, tán ứ... Cho nên loài này đƣợc thu hái nhiều ở
các tỉnh miền núi để làm thuốc trong dân gian. Cho đến nay, ở nƣớc ta chƣa
có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về các đặc điểm sinh
học, sinh thái, trữ lƣợng cũng nhƣ nhân giống, gây trồng loài này ở Việt Nam.
Từ thực tế nêu trên, tôi đã chọn đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh
trưởng và giá trị sử dụng loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri Andre,
1901) ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hƣởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh
trƣởng và giá trị sử dụng của loài Râu hùm hoa tía trong điều kiện trồng tại
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc bảo
tồn và phát triển nguồn nguyên liệu cây thuốc ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung vốn kiến thức cho chuyên ngành
Sinh thái học và là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về tài nguyên thực
vật, đa dạng sinh học và trong y - dƣợc học,....
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho việc gây

1


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài
- Sinh trƣởng là sự tăng lên theo một chiều về số lƣợng, kích thƣớc, khối
lƣợng tế bào, mô, cơ quan, cơ thể.
- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một
cá thể, biểu hiện ở các quá trình phân hóa, quá trình phát sinh hình thái, sự
xuất hiện ở một cơ quan mới mang một chức năng mới.
-Sinh thái học cá thể (Autecology) nghiên cứu mô tả hình thái, sinh lý,
tập tính, phân bố… của cá thể liên quan đến sự phù hợp với môi trƣờng, cũng
nhƣ ảnh hƣởng của môi trƣờng đến hình thái, sinh lý... và tình trạng của loài.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, các công trình đề cập đến đặc điểm sinh thái học các thể loài
Râu hùm hoa tía chủ yếu là các công trình phân loại hay giá trị tài nguyên, nhƣ
Drenth E. (1976) [30] đã xây dựng bản mô tả, cung cấp thông tin về phân bố,
sinh thái và giá trị sử dụng loài Râu hùm hoa tía ở vùng Malesiana; Ling PingPing (1985) [35], Z. Y. Wu & al. (2000) [33] xây dựng bản mô tả, cung cấp
thông tin về phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng loài Râu hùm hoa tía ở Trung
Quốc; Chamlong Phengklai (1993) [29] xây dựng bản mô tả, cung cấp thông tin
về phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng loài Râu hùm hoa tía ở Thái Lan;
Lemmens & Bunyapraphatsara (2003) [31] cung cấp một số thông tin về phân
bố, sinh thái và giá trị sử dụng ở khu vực Đông Nam Á…
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các công trình đề cập đến đặc điểm sinh thái học cá thể loài
Râu hùm hoa tía chủ yếu là các công trình nghiên cứu về cây thuốc, nhƣ: Chu
Tiên biên soạn cuốn sách “Bản thảo cương mục toàn yếu” là cuốn sách đầu
tiên, xuất bản năm 1429; Tuệ Tĩnh, tên thực là Nguyễn Bá Tĩnh (vào thế kỷ

2


XIV) đã biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển với 496 vị thuốc

nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật,…[24].
Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng đã giới thiệu 519 loài cây
thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện trong “Sổ tay cây thuốc Việt
Nam”,…[2].
Viện Dƣợc liệu cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dƣợc liệu, điều tra ở
2.795 xã, phƣờng, thuộc 351 huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố trong cả
nƣớc, đã có những đóng góp đáng kể trong các điều tra sƣu tầm nguồn tài
nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong Y học cổ truyền
dân gian. Kết quả đƣợc đúc kết trong “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt
Nam”, “Danh lục cây thuốc Việt Nam”, tập “Atlas (bản đồ) cây thuốc”,…
[23].
Năm 1976, trong luận văn PTS. khoa học của mình, Võ Văn Chi đã
thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc.
Năm 1997, ông đã biên soạn và xuất bản “Từ điển cây thuốc Việt Nam”,
trong đó có đề cập tới 3.165 loài. Đến năm 2012, trong cuốn “Từ điển cây
thuốc Việt Nam” (tái bản từ bộ sách cùng tên công bố năm 1997), tác giả đã
giới thiệu 4.472 loài cây làm thuốc thuộc 1.862 chi, trong 338 họ, của 9 nhóm
ngành từ sinh vật tiền nhân đến ngành Ngọc lan. Trong đó, tác giả đã mô tả
đặc điểm hình thái, phân bố và giá trị sử dụng loài Râu hùm hoa tía ở Việt
Nam. Có thể nói, tài liệu này đã giới thiệu một số lƣợng loài cây thuốc lớn
nhất và đầy đủ nhất của nƣớc ta cho tới nay [5 ].
Trƣớc hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc phân bố trong rừng tự
nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng, Nguyễn Tập và các cán bộ Viện Dƣợc
liệu đã nghiên cứu xây dựng Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam làm cơ sở để
xác định các loài cần ƣu tiên bảo tồn, cụ thể: Danh lục Đỏ cây thuốc Việt
Nam đƣợc biên soạn tƣơng đối hoàn chỉnh lần đầu tiên vào năm 1996 bao

3



gồm 128 loài thuộc 59 họ thực vật bậc cao có mạch. Đến năm 2007, nâng số
loài trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam lên 144 loài, thuộc 58 họ thực vật
bậc cao có mạch [19].
Ngoài ra, còn có một số công trình phân loại đề cập đến đặc điểm hình
thái, phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng loài Râu hùm hoa tía ở Việt Nam,
nhƣ: Gagnepain F. (1934) [34], Phạm Hoàng Hộ (2001) [10], Nguyễn Thị Đỏ
(2005) [8],…
Tại khu vực nghiên cứu có các công trình của Đỗ Văn Tuân (2012) [25]
đã tiến hành nhân giống một số loài cây thuốc ở Vƣờn quốc gia Tam Đảo,
trong đó có loài Râu hùm hoa tía; tƣơng tự là công trình của Trịnh Xuân
Thành (2014) [20] nghiên cứu nhân giống một số loài tại Trạm Đa dạng sinh
học Mê Linh. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái đến cây
thuốc ở khu vực Xuân Hòa có công trình của Đặng Ngọc Diệp (2014) [6].
Các công trình nêu trên đã cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc nghiên
cứu về loài Râu hùm hoa tía và các hƣớng nghiên cứu có liên quan.

4


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG ,PHẠM VI,THỜI GIAN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tài liệu: Các tài liệu về loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri Andre,
1901), nhất là các chuyên khảo về sinh trƣởng, phát triển và môi trƣờng sống.
Mẫu vật: Các cá thể thuộc loài Râu hùm hoa tía đƣợc trồng tại Trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh; các cá thể và quần thể thuộc loài Râu hùm hoa tía
trong quá trình điều tra thực địa.

Hình 2.1: Bản đồ thị xã Phúc Yên và vị trí Trạm ĐDSH
Mê Linh – Vĩnh Phúc

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và
các vùng phụ cận của Vƣờn quốc gia Tam Đảo, có Đặc điểm tự nhiên và xã
hội nhƣ sau: (theo Vũ Xuân Phƣơng & al. 2001 [18]).
2.2.1. Điều kiện tự nhiên

5


Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là vùng đệm của Vƣờn quốc gia Tam
Đảo ở khu vực xã Ngọc Thanh, toạ độ 21023′57-21025′35 độ vĩ Bắc và
105042′40-105046′65 độ kinh Đông, thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đây là nơi có địa hình dốc, độ chia cắt mạnh với nhiều dông phụ gần vuông góc
với dông chính. Độ dốc trung bình 15-250, nhiều nơi dốc từ 30-350. Độ cao từ
100-520 m so với mực nƣớc biển và độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam.
 Vị trí địa lý
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc nằm trong địa phận của xã
Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trƣớc thuộc huyện Mê Linh,
tỉnh Vĩnh Phúc). Trạm Đa dạng sinh học cách trung tâm thị xã Phúc yên
khoảng 35km về phía Bắc. Với diện tích 170,3 ha trong đó chiều dài khoảng
3.000 m, chiều rộng trung bình khoảng 550m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ
hẹp nhất khoảng 300 m).
Khu vực trạm có tọa độ:
21 º23ʼ 57ʼʼ - 21º23ʼ35ʼʼ vĩ độ Bắc
105º42ʼ40ʼʼ -105º46ʼ65ʼʼ kinh độ Đông
Phía bắc giáp huyện Phổ yên, tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông và phía Nam
giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên. Phía tây giáp vùng
ngoại vi Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
 Địa hình
Đây thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê Linh, là phần kéo dài về

phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp với xu hƣớng thấp
dần từ Bắc xuống Nam.
Địa hình khu vực nghiên cứu phần lớn là đất dốc, độ chia cắt sâu với nhiều
dông phụ gần nhƣ vuông góc với dông chính, độ dốc trung bình từ 15-30º, nhiều
nơi dốc đến 30-35º, điểm cao nhất là 100-520m.
 Địa chất –Thổ nhƣỡng

6


- Địa chất
Đất gồm 2 loại chủ yếu:
+ Ở độ cao 400 m đất Feralitic màu vàng phát triển trên đá sa thạch cuội
hoặc dăm kết.
+ Ở độ cao dƣới 400 m đất Feralitic màu vàng đỏ phát triển trên sa phiến thạch.
Ngoài ra, còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn ở độ cao dƣới 100 m.
Đất thuộc loại chua có pH= 5,0 – 5,5, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng
đất khoảng 30-40 cm.
- Thổ Nhƣỡng
Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng có nhiều Thạch
anh, Muscovit, khó phong hóa, hình thành nên các loại đất có thành phần cơ giới
nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và xói mòn, nhất là những nơi dốc cao bị xói mòn
mạnh để trơ lại phần đá rất cứng (điển hình là khu vực từ độ cao 300 – 400 m).
Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có 2 loại đất chính sau:
+ Ở độ cao trên 300 m là đất Feralit mùn đỏ vàng. Đất có màu vàng ƣu thế
do độ ẩm cao, hàm lƣợng sắt di động và nhôm tích lũy cao. Do đất phát triển trên
đá Macsma axit kết tinh chua nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng
mùn mỏng, không có tầng thảm mục, đá lộ đầu nhiều trên 75%.
+ Ở độ cao dƣới 300 m là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nhiều loại đá
khác nhau, đất có khả năng hấp phụ không cao do có nhiều khoáng xét phổ biến là

Kaolinit.
Ngoài ra còn có đất dốc phù sa ven suối ở độ cao dƣới 100 m. Thành phần
cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm cao, màu mỡ, đã đƣợc
khai thác để trồng lúa và hoa màu. Đất thuộc loại chua với độ pH 3,5 – 5,5 độ dày
tầng đất trung bình 30 – 40 cm.
 Khí hậu – Thủy văn
- Khí hậu

7


Trạm đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình hằng năm là 22 – 23ºC, tập trung không đều (nhiệt độ trung bình vào
hè từ 27 - 29ºC, trung bình vào mùa đông là 16 -17ºC).
Lƣợng mƣa từ 1.100 – 1.600 mm/năm, phân bố không đồng đều, tập chung
vào mùa hè từ tháng 6 – 8 hàng năm, ở đây có 2 mùa gió thổi rõ rệt là gió mùa
Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4
đến tháng 9).Độ ẩm trung bình là 80%.
- Thủy văn
Trạm đa dạng sinh học mê linh là một trong những khu vực đầu nguồn của
nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Đại Lải, có một số suối nhỏ nƣớc chảy quanh năm bắt
đầu từ điểm cực Bắc, chảy dọc biên giới phía Tây giáp với vƣờn quốc gia Tam
Đảo và gặp suối Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải. Ngoài ra còn có một số suối cạn
ngắn chỉ có nƣớc sau những trận mƣa.
 Tài nguyên rừng
- Hệ động vật
Khu vực nghiên cứu nằm sát trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc.
Kết quả điều tra năm 2003 của phòng động vật có xƣơng sống – viện sinh thái và
Tài nguyên sinh vật đã xác định thành phần phân loại học của 5 lớp thú , ở chim,
ếch nhái, bò sát, côn trùng gồm 25 bộ, 99 họ, 461 loài, trong đó :

+ Thú có 13 loài thuộc 6 họ của 4 bộ.
+ Chim có 109 loài thuộc 38 họ của 12 bộ.
+ Bò sát có 14 loài thuộc 7 họ của 1 bộ.
+ Ếch nhái có 13 loài thuộc 5 họ của 1 bộ.
+ Côn trùng có 312 loài thuộc 43 họ của 7 bộ.
- Hệ thực vật
Khu vực nghiên cứu nằm trong miền địa lý thực vật “Đông Bắc và Bắc
Trung Bộ”, trong đó chủ yếu tồn tại những nhân tố bản địa đặc hữu của khu

8


hệ thực vật Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa với các ƣu hợp thực vật họ Re
(Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Moracae), họ Mộc lan
(Magnoliaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Trám
(Burseraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae). Đây
cũng là nơi có các yếu tố thực vật di cƣ từ phía Nam lên nhƣ các loài cây
thuộc họ Dầu. Theo các tài liệu đã thống kê, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
có 171 họ thực vật với 669 chi và 1126 loài, trong đó đã gặp các ngành:
+ Ngành Thông đất: 2 họ, 3 chi, 6 loài.
+ Ngành Mộc tặc: 1 họ, 1 chi, 1 loài.
+ Ngành Dƣơng xỉ: 19 họ, 34 chi, 64 loài.
+ Ngành Ngọc lan: 147 họ, 692 chi, 1151 loài.

9


Hình 2.2: Bản đồ đa dạng thực vật Trạm ĐDSH Mê Linh
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh với diện tích đất

lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Mật độ dân số
của xã là 139 ngƣời/km², dân tộc kinh chiếm 53%, dân tộc tiểu số (Sán Dìu)
chiếm 47%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của xã là 3 triệu đồng/ngƣời/năm.

10


Trong khu vực nghiên cứu không có ngƣời dân sinh sống, tuy nhiên do
tập quán của ngƣời dân xung quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu
vẫn chịu những tác động tiêu cực nhƣ: thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy
măng và khai thác lâm sản ngoài gỗ.
Những năm gần đây do có sự thay đổi mới các chính sách về kinh tế, xã
hội của Nhà nƣớc nên đã có những tác động tích cực đến đời sống của nhân
dân trong xã hội: tổng giá trị thu nhập tăng. Tuy nhiên do ảnh hƣởng của tập
quán sinh sống của nhân dân quanh khu vực là nhờ vào việc khai thác các lâm
sản trong rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ của ngƣời dân vẫn chƣa cao:
rừng bị chặt phá để lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nƣơng rẫy...
Các nguyên nhân này đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng,
tính đa dạng của sinh vật giảm sút, hệ thực vật rừng bị suy thoái (nhiều cây gỗ
lớn, quý hiếm không còn ) tạo nên nhiều thảm cỏ thảm cây bụi.
2.3. Thời gian nghiên cứu: 10/2014 – 10/2015
2.4. Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra, thu thập, phân loại loài Râu hùm hoa tía tại Trạm Đa dạng
sinh học Mê Linh và vùng phụ cận của Vƣờn quốc gia Tam Đảo, nhằm xây
dựng bản mô tả, thu thập các dữ liệu về phân bố, môi trƣờng sống tự nhiên...
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trƣởng và phát triển của các cá thể
trong điều kiện tự nhiên, nhằm thu thập cơ sở dữ liệu cho việc gây trồng.
- Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng và giá trị sử dụng loài Râu hùm hoa
tía trong điều kiện trồng ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau, nhằm lựa chọn
môi trƣờng gây trồng phù hợp.

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của loài Râu hùm hoa tía
(Tacca chantrieri Andre, 1901) ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, chúng
tôi sử dụng các phƣơng pháp phổ biến đã và đang đƣợc áp dụng hiện nay. Các

11


bƣớc tiến hành cụ thể nhƣ sau:
Bước 1. Nghiên cứu tài liệu: Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và
những tƣ liệu, kết quả liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu đã báo
cáo tổng kết công khai, công bố, đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin chính
thức, đặc biệt, các thông tin về phân bố, sinh trƣởng và phát triển của loài Râu
hùm hoa tía.
Bước 2. Điều tra thực địa: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa
nhằm thu thập các dữ liệu về phân loại (thu thập mẫu vật, thu thập thông tin
về sự phân bố, môi trƣờng sống, quan sát mẫu ở trạng thái sống,…). Để làm
tốt công tác điều tra thực địa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phƣơng
pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [22]. Dựa trên hiện trạng của thảm thực
vật, chúng tôi đã phân chia và chọn ra những khu vực nghiên cứu đặc trƣng.
Các tuyến điều tra sẽ đƣợc thiết lập phù hợp với hiện trạng thảm thực vật.
Trên các tuyến, sẽ điều tra và thu thập các loài cây thuốc sẽ nhân trồng.
Điểm 1: N: 21 27’137”
E: 105 42’665”
Độ cao: 68 m
Điểm 2: N: 21 23’ 197”
E: 105 42’ 633”
Độ cao: 95m
Điểm 3: N: 21 23’249”
E: 105 42’ 593”

Độ cao: 94 m
Để nhận biết ra đối tƣợng nghiên cứu biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt
Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] và Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh

12


học của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [21]. Việc định loại mẫu vật dựa vào Cây
cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2001) [10] và các tài liệu về phân loại.
Bước 3. Tiến hành các thí nghiệm
Thí nghiệm 1. Theo dõi khả năng nảy chồi, sinh trưởng và phát triển của
các cá thể trong điều kiện trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, ở tọa độ
N: 21 37’138”
E: 105 32’662”
Độ cao: 61 m
Tiến hành thu thập các cá thể Râu hùm hoa tía tại Trạm Đa dạng Sinh
Học Mê Linh. Chúng tôi đã chọn lựa đƣợc 140 cá thể đang sinh trƣởng khỏe
mạnh, không sâu bệnh, sau đó mẫu đƣợc xử lý cắt lá và một phần rễ, sát
trùng, chống thối bằng tro bếp rồi trồng vào 4 lô thí nghiệm, mỗi lô có diện
tích 15 m2, cụ thể nhƣ sau:
Lô TN 1: 35 cá thể, bón 4 kg phân hữu cơ hoai mục
Lô TN 2: 35 cá thể, bón 2 kg phân hữu cơ + 1 kg phân vô cơ (NPK)
Lô TN 3: 35 cá thể, bón 2 kg phân vô cơ (NPK)
Lô TN 4: 35 cá thể, không bón phân
Sau đó, theo dõi tỷ lệ sống, khả năng nảy chồi, sinh trƣởng, phát triển
của các cá thể ở các lô thí nghiệm.
Thí nghiệm 2. Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của các cá
thể trong điều kiện tự nhiên: Để nghiên cứu nội dung này, chúng tôi đã chọn
đƣợc một quần thể gồm 20 cá thể râu hùm hoa tía ngoài tự nhiên, tại tọa độ:
N: 21º 23’249”

E: 105º 42’ 593”
Độ cao: 94 m
Các các thể đƣợc đánh dấu và theo dõi số lá/cây.
Bước 4. Phân tích và xử lý số liệu: Đƣợc tiến hành trong phòng thí

13


nghiệm, bao gồm việc phân tích mẫu vật, xử lý và tổng hợp số liệu thu thập
đƣợc, cuối cùng là hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo nội dung của đề
tài và viết báo cáo theo quy định. Số liệu đƣợc xử lý bằng các phần mềm toán
học; việc mô tả và trình bày các thông tin dựa theo Nguyễn Anh Diệp & al
(2007) [7] và Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam (2008) [4].

14


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm phân loại loài Râu hùm hoa tía ở Việt Nam
3.1.1 Danh pháp và vị trí phân loại
Râu hùm hoa tía, còn đƣợc gọi là Củ dòm, Hoa dơi, Hoa quỷ dữ, Râu
hùm hay Mèo đen có tên khoa học là Tacca chantrieri Andre, 1901; tên đồng
nghĩa là Tacca paxiana Limpr. 1928 và Schizocapsa breviscapa Limpr. 1928,
thuộc họ Râu hùm (Taccaceae) [8].
Về vị trí phân loại, tất cả các tác giả đều thống nhất xếp họ Râu hùm vào
lớp Loa kèn, ngành Ngọc lan. Tuy nhiên, bộ nào chứa họ này thì đến nay vẫn
còn ý kiến chƣa thống nhất. Theo Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] và Nguyễn Thị
Đỏ (2005) [8], họ Râu hùm thuộc bộ Loa kèn (Liliales); theo Takhtajan
(2009) [32], họ Râu hùm nằm trong bộ Củ nâu (Dioscoreales). Trong công
trình này, chúng tôi theo quan điểm của Nguyễn Tiến Bân (1997) và Nguyễn

Thị Đỏ (2005) để xác định vị trí và giới hạn của họ Râu hùm ở Việt Nam.
Theo quan điểm này, loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri Andre, 1901)
thuộc họ Râu hùm (Taccaceae), bộ Loa kèn (Liliales), lớp Loa kèn
(Liliopsida) hay Một lá mầm (Monocotyledonae), ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) hay Hạt kín (Angiospermae).
Về quan hệ họ hàng, loài này có họ hàng gần với loài Ngải rợp (Tacca
integrifolia Ker-Gawl. 1812), khác biệt bởi thân rễ dài hơn, lá rộng hơn và lá
bắc mỏng hơn [30].
3.1.2. Đặc điểm hình thái
Râu hùm hoa tía là cây thảo nhiều năm có thân rễ; thân rễ hình trụ, dài
tới 10 cm với đƣờng kính tới 1,5 cm, thƣờng phân nhánh, đôi khi tạo thành
củ, mang hệ rễ chùm (đặc trƣng cho cây một lá mầm); phần trên mặt đất (kể
cả lá) cao tới 50-80 cm (hình 1; ảnh 1&2).

15


Hình 1. Tacca chantrieri
(Hình theo Champlong Phengklai, 1993)
Lá đơn, mọc chụm thành hình hoa thị từ đỉnh thân rễ, mỗi cá thể có từ 312 lá; phiến lá hình bầu dục đến hình trứng, kích thƣớc cỡ 25-60 x 7- 20 cm,
màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dƣới; chóp có mũi nhọn, mép
nguyên, gốc nhọn và thƣờng cân; gân lông chim, gân chính lồi lên ở mặt dƣới
và lõm ở mặt trên, gân bên mờ. Cuống lá dài 10-30(-60) cm (Hình 1; ảnh 1).

16


Ảnh 1. Dạng sống

Ảnh 2. Thân rễ


Nguồn: N.T.Q.Mai

Nguồn: N.T.Q.Mai

Ảnh 3. Cụm hoa
Nguồn: N.T.Q.Mai
Cụm hoa tán, thƣờng mang 1-3 (-25) hoa, có tổng bao gồm nhiều lá
bắc xếp thành 3 vòng; 2 lá bắc ngoài cùng màu đỏ, không có cuống, hình
trứng đến tam giác, cỡ 2-9 x 0,8-4 cm; 2 lá bắc bên trong thƣờng lớn hơn;
những lá bắc trong cùng (thƣờng 6-26) màu xanh đến xanh tím, thƣờng hình

17


sợi, dài tới 25 cm (nên gọi là râu cọp hay râu hùm); cuống cụm hoa dài tới 15
cm (Hình 1; ảnh 3).

Ảnh 4. Cụm quả
Nguồn: N.T.Q. Mai
Hoa đều, lƣỡng tính, màu đỏ đến tím đen. Cuống dài 1,2-4 cm. Bao hoa
gồm 6 mảnh hợp thành ống với 6 thùy ở đỉnh; ống hoa dài 3-7 mm, đƣờng
kính cỡ 6-15 mm; 6 thùy xếp lợp thành 2 vòng, dựng ngƣợc khi hoa nở, tồn
tại ở quả; 3 thùy vòng ngoài hình trứng hoặc tam giác hẹp, cỡ 3-7 x 6-15 mm;
3 thùy bên trong rộng hơn và có gân nổi lên ở mặt trong. Nhị 6, xếp thành 2
vòng và đính vào ống hoa; chỉ nhị dẹt, phần dính với ống hoa dài 2-3 mm,
phần rời cỡ 3 mm; bao phấn màu vàng, dài tới 2 mm; 3 nhị vòng ngoài hới
lớn hơn. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu hạ 1 ô, mỗi ô có nhiều noãn
đính bên; vòi nhụy chia thành 3 thùy dài tới 1 mm.


18


Quả mọng không mở, màu xanh đến đỏ cam, có gờ rõ, cỡ 2-4 x 1-2 cm.
Hạt nhiều, hình thận, màu tím đến đỏ nâu, kích thƣớc cỡ 3-6 x 1,5-4 mm; vỏ
hạt có 9-14 gờ; nội nhũ lớn, chứa hạt a-lêu-rôn và li-pít; phôi nhỏ. [10], [29],
[34], [30]. (Hình 1, Ảnh …)

Ảnh 5. Quả và hạt
Nguồn: N.T.Q. Mai
3.1.3 Phân bố và sinh thái
Phân bố: Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn (Hòa Thắng, Núi Tiên), Bắc
Giang (Lạc Thọ), Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh),
Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình, Ninh Bình (Cúc Phƣơng, Mây Bạc), Nghệ An,
Quảng Trị (Làng Khoai), Quảng Nam, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Lâm
Đồng (Bảo Lộc), Đăk Lăk, Khánh Hòa (Sông Cầu), Đồng Nai (Biên Hòa,
Chứa Chan). Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái
Lan, Malaixia. [8], [34], [30].

19


×