Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý đối tượng bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.18 KB, 25 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT

Bảo hiểm xã hội

BHXH

Bảo hiểm y tế

BHYT

Bảo hiểm thất nghiệp

BH thất nghiệp

Người lao động

NLĐ

LỜI MỞ ĐẦU


Đất nước ta đang trên đà phát triển, cùng sánh bước với các nước trên
thế giới. Trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay, việc ứng dụng công
nghệ thông tin là một việc vô cùng quan trọng và giám bớt đi sự phức tạp của
công việc – những việc mà máy móc có thể làm thay con người. Từ đó con
người có thể có nhiều thời gian hơn trong việc hoàn thành mục tiêu một cách
nhanh chóng , có thời gian hơn trong việc đưa ra những mục tiêu ý kiến góp
phần phát triển tổ chức của mình ví dụ như việc thay vì sai 1 chữ trong văn
bản ta phải chép lại toàn bộ trang văn bản đó thì nhờ công nghệ hiện đại ta
soạn thảo văn bản trên máy tính và khi sai ta cũng chỉ cần sửa lại những chỗ
bị lỗi mà không cần chép lại hay gạch xóa trên văn bản. Việc ứng dụng các


phần mềm sẽ dễ dàng hơn cho việc tìm hồ sơ của các đối tượng, những chỗ
sai, bất hợp lý trong quá trình nhập dữ liệu, thông tin cá nhân cho các đối
tượng sẽ được máy tính nhắc nhở để sửa chữa, trách nhầm lẫn khi tính chế độ
cho đối tượng.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các đối tượng tham gia
trong BHXH là bắt buộc để đạt được hiệu quả quản lý. Thay vì trước đây việc
quản lý được sử dụng bằng phương thức thủ công một cách không khoa học
thì ngày nay việc quản lý đã được cải tiến theo phương thức hiện đại một cách
chuyên nghiệp; bằng một cú click chuột là những thong tin cần thiết đã hiện
ra, không như trước đây chúng ta phải dở hang đống sổ sách. Việc bảo quản
dữ liệu cũng dễ dàng và an toàn hơn, không chiếm nhiều không gian, tất cả dữ
liệu được chứa đựng trong một ổ đĩa thay vì được cất trong kho chịu sự ảnh
hưởng của chuột, rán, mối và các yếu tố môi trường.
Nhận thức được rõ tầm quan trọng của đề tài, em nghĩ mình nên chọn
đề tài “Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý đối
tượng bảo hiểm xã hội” cho bài tiểu luận của mình.
Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế
(BHYT), bảo hiểm thất nghiệp ( BHTN) sau đây gọi chung là quản lý đối
tượng tham gia BHXH.

Bài tiểu luận của em gồm 3 phần lớn:


Chương I: Lý thuyết chung về quản lý đối tượng và việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào bảo hiểm xã hội.
Chương II: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
quản lý đối tượng bảo hiểm xã hội.
Chương III: Một số chính sách nhằm hoàn thiện và phát triển nền công
nghệ thông tin trong nước.


CHƯƠNG I


LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG VÀ VIỆC VÀ VIỆC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1 Khái niệm BHXH
Theo nghĩa rộng, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi người lao động tham gia
BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động do các sự kiện bảo hiểm xảy ra
và trợ giúp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế cho họ trên cơ sở quỹ BHXH
do các bên tham gia đóng góp, nhằm ổn định đời sống cho người lao động và
gia đình người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo nghĩa hẹp, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập cho người lao động và gia đình họ từ quỹ BHXH do các bên tham
gia đóng góp, khi người lao động tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập
từ lao động do các sự kiện bảo hiểm xảy ra, nhằm đảm bảo ổn định đời sống
gia đình người lao động và đảm bảo an sinh xã hội.
Tóm lại: BHXH là một loại của BH, nó được đóng góp chủ yếu bởi
người lao động và người sử dụng lao động. Mục đích của bảo hiểm này là hỗ
trợ người lao động trong trường hợp họ mất khả năng làm việc như: ốm đau,
thai sản, thất nghiệp hoặc bị bệnh nghề nghiệp , tai nạn nghề nghiệp.

1.2. Đối tượng quản lý
1.2.1. NLĐ tham gia BHXH
NLĐ tham gia BHXH tùy theo loại hình bảo hiểm do Chính phủ quy
định áp dụng trong từng thời kì.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc:
Theo quy định tại Điều 2 – Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày
22/12/2006 và Thông tư sơ 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007, đối

tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau:

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:


- Cán bộ, công chứ, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức;
- Người làm việc theo hợp động lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và
hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về
lao động;
- NLĐ, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp
động lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã , Liên hiệp hợp tác xã
thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp
thuộc lực lượng vũ trang;
- NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và
ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước;
- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về NLĐ Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

NLĐ tham gia BHXH tự nguyện:
Theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của
Chính phủ và Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008 của Bộ
LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
190/2007/NĐ-CP của Chính phủ, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là
công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi
đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc đối tượng áp dụng của pháp luật về
BHXH bắt buộc, bao gồm:
- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;

- Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong các hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã;


- NLĐ tự tạo việc làm, bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động
để có thu nhập cho bản thân;
- NLĐ làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH
bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã nhận BHXH một lần;
- Người tham gia khác.

1.2.2. Người sử dụng lao động ham gia BHXH
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước đang
trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty
Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo; y tế;
văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số,
gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử
dụng và trả công cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều

ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hooijj chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
tham gia có quy định khác.


Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc đối với quân nhân,
công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, bao gồm:
+ Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu
Chính phủ;
+ Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác cơ yếu;
+Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính
phủ;

1.2.3 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT)
Người tham gia BHYT do pháp luật về BHYT quy định. Theo quy định tại
Luật Bảo hiểm y tế (Luật số 25/2008/QH12), đối tượng tham gia BHYT bao
gồm:
- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng
lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao
động; NLĐ là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo
quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức
theo quy định của pháp luật.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật
đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân;
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hang tháng do bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp;
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng đang hưởng trợ
cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc được hưởng trợ cấp từ ngân sách
nhà nước hằng tháng;

- Người đang hưởng trợ câp thất nghiệp;
- Người có công với cách mạng;
- Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh;


- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của
Chính phủ;
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của
pháp luật;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc dân tộc thiểu số đang sinh sống
tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
- Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về
ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan
Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại
ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan , hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ
thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ
Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ
yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng
lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân
nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân
nhân, công an nhân dân;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến,
lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân

sách của Nhà nước Việt Nam;
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- Học sinh, sinh viên;
- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm
nghiệp;


- Thân nhân người lao động quy định tại diểm đầu tiên nêu trên mà người lao
động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình;
- Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể;
- Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ;

1.2.4. Đối tượng tham gia BH thất nghiệp
- NLĐ tham gia BH thất nghiệp: Là công nhân Việt Nam giao kết các loại
hợp đông lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động
tham gia Bh thất nghiệp:
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36
tháng.
- Người sử dụng lao động tham gia BH thất nghiệp: là người sử dụng lao
động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp sau:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ
trang nhân dân;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội –
nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức
chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã
hội khác;
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu

tư:
+ Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác
xã;
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và các nhân cơ thuê
mướn, sử dụng và trả công cho người lao độn;


+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên
lãnh thổ Việt nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp
Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành
viên có quy định khác;

1.3. Phạm vi quản lý
- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc,
BH thất nghiệp, BHYT trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý;
- Quản lý NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp, BHYT
trong từng đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và
những người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn quản lý theo sự phân
cấp của quản lý;
- Quản lý mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm y tế của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BH thất
nghiệp, BHYT và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BH
thất nghiệp, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BH thất
nghiệp, BHYT;
- Quản lý mức thu nhập đăng ký đóng BHXH tự nguyện của người tham gia
BHXH tự nguyện; mức đóng BHYT của người tự nguyện tham gia BHYT.

1.4. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH
Nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bao
gồm:

- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BH
thất nghiệp trong từng đơn vị sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh lao
động và mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN (trường
hợp tăng, giảm lao động và mức đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp).
- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện.


- Quản lý mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH,
BHYT, BH thất nghiệp. Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu
nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp do đơn vị sử dụng lao
động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT và người tham gia theo mẫu
quy định của BHXH Việt Nam.
- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng
BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của từng đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BH
thất nghiệp. Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiền công… do đơn vị quản lý
đối tượng tham gia lập theo mẫu của BHXH Việt Nam.
- Quản lý mức đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của từng đơn vị và từng
người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp
của từng đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu
nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp do đơn vị sử dụng lao
động, đơn vị quản lý đối tượng lập tham gia BHYT.
- Cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT,
BHTN và hang năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ
và theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Tổ chức thu BHXH, BHYT, BHTN.

1.5. Ứng dụng công nghệ thông tin
1.5.1. Khái niện công nghệ thôn tin
Công nghệ thông tin (Information Technology) là một nhánh ngành kĩ
thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ,

xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm này được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: “Công nghệ thông tin là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ
yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội ”.


1.5.2. Ứng dụng cơ bản của công nghê thông tin trong công tác quản lý
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đối tượng đóng và hưởng
được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác
- Ứng dụng công nghệ thông tin giúp công việc rút ngắn được thời gian, đơn
giản hóa các thủ tục một cách chính xác và thuận tiện;
- Các thông tin tình trạng, tình hình các sự việc được gửi về các cơ quan quản
lý một cách kịp thời, nhanh chóng mọi lúc mọi nơi ở bất kì thời điểm, thời
gian nào giúp ban quản lý cấp cao kịp thời đưa ra được các giải pháp, chính
sách một cách hợp lý;
- Đẩy lùi tình trạng trục lợi quỹ, người tham gia sẽ được đảm bảo về quyền lợi
và cũng phải đảm bảo có nghĩa vụ khi tham gia BHXH tạo sự công bằng và
bình đẳng tin tưởng lần nhau giữa các bên;
- Ứng dụng công nghệ thông tin cũng góp phần giải quyết đúng và kịp thời
các quyền lợi của đối tượng hưởng một cách kịp thời và tính chính xác theo
đúng quy định;
- Thay vì như trước đây mỗi cá nhân trong một khoảng thời gian chỉ tính chế
độ được cho một người thì bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin ta chỉ cần
nhập dữ liệu cho hàng trăm người và máy tính sẽ làm công việc tính toán một
cách chính xác và nhanh chóng.



CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG BHXH

2.1 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin
Là nơi thực hiện các chính sách của BHXH, BHYT, quản lý quỹ
BHXH, BHYT , BH thất nghiệp theo quy định của pháp luật vì vậy việc ứng
dụng công nghệ thông tin luôn luôn được coi trọng để thực hiện một cách có
hiệu quả, chuyên nghiệp một cách hiện đại hóa các công tác quản lý quý cũng
như thực hiện các chính sách, tính các chế độ. Ngay từ những ngày đầu mới
ứng dụng công nghệ hiện đại tiên tiến này ban cấp cao đã quan tâm chú ý đến
việc cải cách, xây dựng, họp bàn để đưa ra những chính sách chiến lược phát
triển công nghệ thông tin như: mở lớp thuê giáo viên về bổ túc kiến thức cơ
bản và chuyên sâu để cán bộ, công chức viên chức có thể làm quen và sử
dụng thành thạo khi ứng dụng công nghệ thông tin trong làm việc một cách
hiệu quả; cử cán bộ có năng khiếu đi đào tạo qua các lớp nghiệp vụ để phục
vụ cho công tác quản lý chuyên môn tại đơn vị.
Hàng năm nhà nước tổ chức các lớp đào tạo đến từng vùng miền, khu
vực để các cán bộ công chức, viên chức được trau dồi khả năng và được ứng
dụng, học tập các phần mềm mới vào công tác quản lý chuyên môn một cách
nhanh chóng và bắt kịp với tiến bộ của toàn đất nước.
Cả nước hiện nay tất cả các cán bộ công chức viên chức đều được trang
bị mỗi người một máy tính phục vụ công tác quản lý, triển khai các phần mềm
làm việc, có mạng kết nối để truyền và nhận dữ liệu và kết nối giữa các phần
mềm chuyên môn giữa các khu vực, đảm bảo tính nội bộ, nhanh chóng và
hiệu quả.
Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thong tin trong công tác quản lý thu
chi trong BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, quản lý đối tượng hưởng hàng
tháng; xét hưởng các chế độ BHXH dài hạn, giải quyết chế độ ốm đau, thai
sản, dưỡng sức, thống kê chi phí khám chữa bệnh,… một cách nhanh chóng,

chính xác và hiệu quả nhất.


2.2 Nội dung ứng dụng Công nghệ thông tin
Hà Nội là một trong những nơi có đối tượng tham gia và thụ hưởng các
chính sách của BHXH, BHYT, BH thất nghiệp tương đối lớn, đứng đầu trong
cả nước về số lượng có thể nói đây là khu vực điển hình để đánh giá tình
trạng chung trên toàn đất nước. Đối tượng thì rộng lớn và đa dạng thường
xuyên có sự biến động đa dạng và phức tạp, lượng người giao dịch lớn,
thường xuyên bị quá tải. Hàng tháng, BHXH thành phố các quận, huyện, thị
xã đã tổ chức công tác tiếp nhận-giải quyết-trả kết quả tại bộ phận “một cửa”
cho trên 110.000 lượt tổ chức, cá nhân đến giao dịch với số lượng trên
550.000 thủ tục hồ sơ hành chính về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp phải giải
quyết.
Khoảng tháng 6 năm 2012, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ được giao
BHXH Thành phố luôn chú trọng đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin
vào các khâu nghiệp vụ, BHXH Thành phố đã tập trung xây dựng phần mềm
“Một cửa điện tử”, phần mềm “Quản lý văn bản và điều hành”. Triển khai xây
dựng và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Mỗi nơi đều có một máy chủ,
hệ thống xếp hang tự động, ki-ốt tra cứu thông tin, thiết bị đọc mã vạch,
camera giám sát bộ phận một cửa và giám sát an ninh trong cơ quan với sự hỗ
trợ kinh phí của BHXH Việt Nam và UBND Thành phố nhằm phục vụ tích
cực cho công tác quản lý và thực thi nhiệm vụ.
Trước đây việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định được thực
hiện một cách thủ công là chính, thường hay xảy ra tình trạng khiếu nại về
việc thất lạc hồ sơ, giải quyết, trả hồ sơ chậm, muộn, không xác định được
trách nhiệm giải quyết hồ sơ từng viên chức , tinh thần, thái độ, phong cách
phục vụ của viên chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ chưa
tốt.
Phần mềm “Một cửa điện tử đã thực hiện được việc “Tiếp nhận-thụ lýtrả kết quả” các hồ sơ thủ tục hành chính, luân chuyển hồ sơ giữa các phòng,

bộ phận nghiệp vụ và giữa BHXH Thành phố với BHXH các quận, huyện
theo một quy trình khép kín, theo dõi được đường đi của từng hồ sơ, tiến dộ
giải quyết hồ sơ của từng viên chức thụ lý hồ sơ của các phòng nghiệp vụ và
BHXH quận, huyện để cũng dễ dàng trong việc xử phạt hành chính, xử phạt,
cảnh cáo khi bị khiếu nại khi ko làm đúng quy trình, có thái độ làm việc, phục
vụ tiêu cực với người dân.


Phần mềm “Một cửa điện tử” không chỉ là kênh cung cấp thông tin cần
thiết để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo BHXH Thành phố
và lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, BHXH các quận, huyện mà còn góp phần
công khai, minh bạch hóa quy trình giải quyết chế độ, chính sách BHXH,
BHYT, BH thất nghiệp, nâng cao tinh thần, thái độ, phong cách phục vụ của
đội ngũ viên chức trong toàn hệ thống. Việc áp dụng cơ chế một cửa cũng
giúp các đơn vị, bộ phận. bộ phận nghiệp vụ, công chức, viên chức trong toàn
hệ thống BHXH Hà Nội có điều kiện tập trung và chủ động giải quyết công
việc thuộc thầm quyền chuyên môn đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra BHXH Thành phố đa triển khai phần mềm “quản lý văn bản
và điều hành” tại BHXH Thành phố và 30 BHXH quận, huyện. Phần mềm
này đám ứng được việc quản lý và soó hóa toàn bộ văn bản đi, đến của
BHXH Thành phố và BHXH quận, huyện; theo dõi trực tuyến về tình hình xử
lý văn bản của các phòng nghiệp vụ và BHXH quận, huyện và theo chiều
ngược lại, kết hợp với tính năng nhắn tin qua phần mềm đảm bảo nhanh
chóng, tiện lợi. Qua thực hiện tác nghiệp trên phần mềm đã giải quyết được
tình trạng thất lạc văn bản, quên việc, sót việc, đồng thời tiết kiệm chi phí in
ấn, sao lưu, gửi văn bản.
Hiện các đơn vị BHXH đang sử dụng các phần mềm phục vụ công tác
quản lý BHXH như:
- Phần mềm quản lý Bảo Hiểm Paradise 4.0;
- Phần mềm F.SMS quản lý thu BHXH;

- Phần mềm perfect HRM quản lý nhân sự;
- Phần mềm iBHXH…


2.3 Kết quả đạt được
Hiện tại trên khắp cả nước, các tỉnh thành, mỗi tỉnh thành đều tạo cho
mình một cơ sở dữ liệu, những website BHXH của đơn vị mình tạo điều kiện
thuận lợi để khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất những
hoạt động của từng đơn vị BHXH. Chỉ bằng nhưng cú “click” chuột đơn giản
chúng ta đã có thể tìm hiểu đầy đủ thông tin, tin tức-sự kiện, vấn đề kinh tế xã
hội, định hướng phát triển, pháp luật, văn hóa,… của đơn vị BHXH nơi chúng
ta cần tìm hiểu. Tất cả các quy trình giải quyết, thủ tục hành chính cho tất cả
các thủ tục hành chính thuộc quản lý của BHXH trên địa bàn, đảm bảo được
đăng tải đầy đủ, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Trên trang web này
cho phép tất cả các tổ chức và các nhân được tự do tìm kiếm, tra cứu kết quả
giải quyết hồ sơ đã giao dịch. Từ các thiết bị điện tử có kết nối mạng, người
dân có thể trực tiếp theo dõi được tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ của cơ
quan BHXH; có thể tra cứu kết quả đóng hang năm của NLĐ và tra cứu kết
quả đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp hang tháng của đơn vị sử dụng lao
động trên cổng thông tin điện tử của đơn vị BHXH.
Thực hiện Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg ngày 09/3/2015 của Thủ
tướng chính phủ về triển khai thí điểm giao dịch hồ sơ BHXH, BHYT qua
mạng internet. Để đổi mới phương thức cung cấp một số dịch vụ công cơ bản
trực tuyến, người dân và đơn vị sử dụng lao động có thể trao đổi thông tin,
gửi, nhận hồ sơ qua mạng..
Tại đơn vị BHXH Thành phố Hà Nội, đơn vị này đã chỉ đạo các phòng
nghiệp vụ xây dựng văn bản hướng dẫn, quy trình giao dịch hồ sơ điện tử,
phối hợp với Công ty TS24, Công ty EFY Việt Nam triển khai tập huấn về
giao dịch điện tử cho cán bộ các phòng nghiệp vụ và 30 quận, huyện, thị xã.
Tính đến 15/6/2015 đã có 14.146 đơn vị đăng ký tài khoản giao dịch điện tử:

Đơn vị đăng kí
- Cơ quan nhà nước
- Doanh nghiệp
- Trưởng học

Số lượng tài khoản
1164
10.317
2.667

Số đơn vị giao dịch là 7.945 đơn vị (chiếm 56% số đơn vị đăng ký), Đơn vị
đã đăng ký nhưng chưa có giao dịch phát sinh: 6.201 đơn vị; Tổng số lượt
giao dịch thành công đã lên đến 21.199 lượt.


Tháng 6/2012, đặc biệt là từ năm 2013 đến nay, ngành BHXH đã có
những chuyển biến tích cự, rõ rệt trong việc giải quyết các hồ sơ về
BHXH,BHYT, BH thất nghiệp, giảm thiểu được tỉ lệ giải quyết kết quả hồ sơ
chậm ( giảm từ gần 20% đến nay xuống chỉ còn 5%, phấn đấu đến cuối năm
2015 giảm xuống dưới 3%), không còn tình trạng thất lạc hồ sơ đồng thời quy
rõ trách nhiệm đến từng công chức viên chức trong từng khâu nghiệp vụ.
Tính đến thời điểm hiện tại việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quán lý BHXH ở Việt Nam đã đạt được những kết quả dáng mong muốn. Từ
những bước đầu chỉ có một vài cán bộ, công chức, viên chức được tiếp xúc
nhiều với máy tính thì có thể biết một chút về tin học, nay đã có trên 95% cán
bộ công chức viên chức có thể sử dụng máy tính và ứng dụng thành thạo công
nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn, công việc của mình.

2.4 Khó khăn còn tồn tại khi ứng dụng công nghệ thông tin
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng bên cạnh nhưng kết

quả đạt được này vẫn còn tồn tại những bất cập, khó khăn như:
- Trình độ ứng dụng các phần mềm hiện đại vẫn còn bị hạn chế
- Tại nhiều vung trên khắp cả nước vẫn chưa được phủ sóng việc áp dụng
công nghệ thông tin, tài chính đất nước còn hạn hẹp nên chưa đung cấp được
các thiệt bị công nghê đến tay nhân dân vùng sâu vùng xa;
- Vẫn còn thiếu đội ngũ có kiến thức tin học chuyên nghiệp;
- Nhiều máy tính không cái được phần mềm hoặc khi cài xong nhưng không
sử dụng được, hay bị lỗi;
- Nhiều phần mềm khó sử dụng, phải mất một thời gian mới có thể làm quen
và ứng dụng vào làm việc;
- Người dân chưa làm quen được với những tính năng này nên còn khó khăn
trong việc tìm ra đối tượng và dữ liệu cần tìm kiếm;
- Vẫn còn nhiều trang thiết bị cũ, xuống cấp;


- Chưa có sự phân hóa đồng đều giữa việc trợ cấp các thiết bị cho các nơi,
nhiều nơi được thay mới trang thiết bị liên tục nhưng lại có những nơi còn
thiếu thốn nhưng trang thiết bị cần thiết.
- Còn hạn chế trong việc không có cán bộ chuyên nghiệp để có thể tự thiết kế
các phần mềm để tự ứng dụng chứ không phải đi mua lại.


CHƯƠNG III:
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ BHXH

3.1 Các chính sách nhằm hoàn thiện và phát triển nền công nghệ thông
tin
- Xây dựng và hoàn thiện hơn cơ sở hạ tầng thông tin trên môi trường an toàn
và hiệu quả;

- Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu bền
vững và hội nhập quốc tế; thực hiện thành công đề án “Đưa Việt Nam sớm trở
thành nước mạnh về công nghệ thông tin, bắt kịp xu hướng với bạn bè quốc
tế;
- Đưa công nghệ thông tin trở thành một phương thức phát triển mới, nâng
cao năng suất, hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế, của quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển
công nghệ thông tin;
-Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sang tạo ra được
những phần mềm công nghệ mới phục vụ việc đơn giản hóa cách dùng và
việc ứng dụng công nghệ vào quản lý BHXH;

3.2 Hoàn thiện để ứng dụng vào việc quản lý BHXH
-Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sang tạo ra được
những phần mềm công nghệ mới phục vụ việc đơn giản hóa cách dùng và
việc ứng dụng công nghệ vào quản lý BHXH;
- Triển khai hệ thống thông tin quản lý cấc ngân sách, quỹ;
- Ứng dụng rộng dãi hơn nữa Công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động,
nâng cao năng suất và giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động;


- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trên diện rộng cho
người dân và các doanh nghiệp;
- Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật để 100% hồ sơ quản lý cán bộ, công chức
các cấp có thể được quản lý chung trên mạng với quy mô quốc gia;
- 100% các đơn vị từ cấp quận, huyện, tỉnh, thành phố đều có cổng thông tin
điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin, cung cấp tất cả
các dịch vụ công trực tuyến tới người dân và các doanh nghiệp;
- 50% người dân nộp hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp qua

mạng;
-Triển khai tốt hơn giao dịch hồ sơ điện tử đến các đơn vị sử dụng lao động
nhằm rút ngắn thời gian giao dịch tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham
gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp;
- Không ngừng tuyên truyền, giaáo dục ý thức trách nhiệm thực thi công vụ
với tất cả công chức, viên chức của đơn vị BHXH, chuyển từ tác phong làm
việc hành chính sang tác phong phục vụ;
- Lấy việc phục vụ tốt đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH,
BHYT, BH thất nghiệp làm mục tiêu phấn đấu;
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu ;
- Đưa ra nhiều hơn những ý tưởng, dự án ứng dụng công nghệ thông tin như
trong giám định BHYT,…
- Nâng cao chất lượng của các phần mềm ứng dung; kiểm tra rà soát các phần
mềm đang sử dụng để kịp thời phát hiện sai sót, vướng mắc, hạn chế;
- Nhanh chóng nghiên cứ, bổ sung, chỉnh sửa các lỗi trong các phần mềm
đang được ứng dụng;
- Mỗi cơ sở đều phải đào tạo được một kỹ sư chuyên môn để có thể kịp thời
sửa chữa những sai sót, lỗi phần mềm một cách nhanh chóng, giảm thiểu tổn
thất tránh ảnh hưởng đến năng suất công việc;
- Tìm kiếm thêm nhiều nguồn đầu tư để có thể bảo dưỡng thay mới thiết bị
phục vụ nhu cầu đổi mới của xã hội;


- Nâng cao ý thức sử dụng máy móc công như chính của riêng để giảm thiểu
hỏng hóc


KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội là phần rất quan trọng trong chính sách An sinh xã hội

của mỗi quốc gia. BHXH Việt Nam đã đi được một chặng đường khá dài, cơ
bản đã đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Bảo hiểm là một lĩnh vực
vô cùng quan trọng đối với đất nước ta. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác quản lý là một chính sách vô cùng thiết thực và quan
trọng. Nó giúp Nhà nước ta nói chúng và ngành BHXH nói riêng duy trì công
tác kiểm tra, giám sát nột bộ trong hệ thống BHXH, quy định rõ trách nhiệm
từng cá nhân công chức; chú trọng bồi dưỡng nâng cao tinh thần kỷ luật, kỷ
cương hành chính, đạo đức nghề nghiệp, ý thức văn hóa công sở trong giao
tiếp. Nó giúp mang lại sự thuận tiện cho người dân, ngăn chặn sự sách nhiễu
của các viên chức khi thực thi công vụ; hiệu suất công việc đạt hiệu quả cao
hơn. Và quan trọng nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lý BHXH đã đưa đất nước ta lên một tầm cao tri thức mới giúp đất nước
ngày càng tiến bộ và phát triển.
Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được chúng ta cũng phải chú
trọng đến bất cập, khó khăn vẫn còn tồn tại. Để từ đó đưa ra được những giải
pháp, khắc phục những khó khăn. Trong những năm tới đây em hy vong Nhà
nước và ban lãnh đạo BHXH sẽ cố gắng thực hiện hết được những mục tiêu
đã đề ra. Những chính sách, giải pháp sẽ ngày càng được sang tạo hơn nữa lấp
đầy những khoảng trống, những sự thiếu sót trong việc ứng dụng những phát
minh hiện đại của thế giới vào hệ thống những quản lý của Nhà nước Việt
Nam.
Bài tiểu luận phân tích những tác dụng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào quản lý bảo hiểm xã hội, đưa ra những thực trạng hiện nay của
đất nước và một số giải pháp nhằm ứng dụng hiệu quả hơn công nghệ thông
tin. Nó cũng cho bản thân em nhận định rõ được những vẫn đề đất nước đang
gặp phải. Một phần nào nó thúc đẩy những bạn sinh viên học khoa Bảo hiểm
như em có những nhận thức rõ rệt về con đường tương lai sẽ chọn và đi trên
chặng đường cuộc đời sắp tới.



Bài tiểu luận là nguồn giúp em tổng hợp và ôn lại kiến thức. Do kiến
thức và nguồn tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của em
không tránh khỏi thiếu sót và lủng củng. Cảm ơn cô dành thời gian đọc và
nhận xét để em ngày càng hoàn thiện kiến thức hơn.


DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Dương Xuân Diệu, CN. Nguyễn Văn Gia - Giáo trình Quản trị học NXB Lao Động-Xã Hội, năm 2009.
2. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn
một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi
tết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm
bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu
hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
4. Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn
một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
5. Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008.
6. />%C3%B4ngtin
9 tháng 12 năm 2015

7. />tháng 8 năm 2015
8. Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg ngày 09/3/2015 của Thủ tướng chính phủ
về triển khai thí điểm giao dịch hồ sơ BHXh, BHYT qua mạng internet.



×