Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang trong hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 202 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÀ THỊ THOA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỀN GIANG
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Ngành : Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Võ Quế
2. TS. Trần Thế Ngọc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt tiếng Việt
Danh mục các chữ viết tắt tiếng Anh
Danh mục các bảng
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.3 Đánh giá khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài


và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CẤP TỈNH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước về phát triển du lịch
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỀN GIANG
GIAI ĐOẠN 2010-2015
3.1. Khái quát về Tiền Giang
3.2. Thực trạng phát triển du lịch Tiền Giang trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế
3.3. Đánh giá chung
3.4. Phân tích ma trận SWOT
3.5. Một số vấn đề đặt ra cho ngành du lịch Tiền Giang trong phát triển
kinh tế xã hội của địa phương
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TIỀN GIANG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển du lịch Tiền
Giang
4.2. Định hướng phát triển du lịch Tiền Giang trong hội nhập kinh tế
quốc tế đến năm 2030
4.3. Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế
4.4. Kiến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


Trang
1
2
3
4
5
6
7
17
17
21
29
31
31
65
78
78
102
123
131
135

138
138
139
150
165
168
171
172

185


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

HĐND

:

Hội đồng Nhân dân

HNKTQT

:

Hội nhập kinh tế quốc tế

KTTĐPN

:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

KTXH


:

Kinh tế xã hội

TP. HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

:

Ủy ban Nhân dân

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ADB

:

Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển châu Á

ASEAN

:


Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á

FDI

:

Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

:

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GMS

:

Greater Mekong Subregion - Tiểu vùng sông MeKong Mở
rộng

INBOUND

:

Du khách từ nước ngoài vào Việt Nam

IUOTO


:

International Union of Official Travel Organizations –
Hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch

JATA

:

Japan Association of Travel Agent - Hiệp hội Du lịch Nhật
Bản

MICE

:

Meetings, Incentives, Conferences, and Events - Du lịch
thông qua tổ chức các sự kiện triển lãm, hội nghị, hội thảo.

ODA

:

Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính
thức

PATA

:


Pacific Asia Travel Association - Hiệp hội Du lịch Châu Á
Thái Bình Dương

TPP

:

Trans-Pacific Partnership Agreement - Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương

UNWTO

:

United Nations World Tourism Organization - Tổ chức du
lịch thế giới

OUTBOUND :

Du khách ở trong nước ra nước ngoài

WTO

World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới

:

5



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1

Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

GDP của Tiền Giang giai đoạn 2010-2015 (theo giá thực
tế)
Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ du lịch
và dịch vụ liên quan
Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Tiền Giang
Số lượng lao động trong ngành du lịch Tiền Giang giai
đoạn 2010-2015

94

97
114
117

Bảng 3.5

Khách du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010-2015

123

Bảng 3.6


Thu nhập của du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010 - 2015

125

Bảng 3.7

Cơ cấu nguồn khách đến Tiền Giang giai đoạn 2010 2015

6

125


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại
Mexico, cho biết: ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới và du lịch
là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Dự báo du
lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới,
đạt 1,8 tỷ lượt năm 2030.
Theo thống kê năm 2015 của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), cho
biết lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 1,18 tỷ lượt khách đã đem
lại nguồn thu trên 1,6 ngàn tỉ USD và tạo việc làm cho trên 450 triệu người.
Ngành du lịch vươn lên đứng vị trí thứ 4 sau ngành nhiên liệu, hóa dầu và sản
xuất ôtô. Đó là lý do nhiều nước trên thế giới đã chọn du lịch là ngành ưu
tiên phát triển hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH),
trong đó có Việt Nam.
Sau 30 năm Đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT),
cùng với các ngành kinh tế khác của Việt Nam ngành du lịch đã có những
đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm

an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ
vững an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO),
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP)… ký 12 hiệp định hợp tác du lịch với các nước Đông
Nam Á, Trung Quốc, Pháp, Ubekistan… Hơn nữa, các doanh nghiệp du lịch
Việt Nam tham gia Hiệp hội Lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương (PATA),
Hiệp hội các đại lý du lịch Nhật Bản (JATA)… du lịch trở thành vấn đề
mang ý nghĩa hợp tác quốc tế trọng điểm.

7


Trước bối cảnh HNKTQT ngày càng sâu rộng của ngành du lịch Việt
Nam nói chung và các địa phương trong đó có Tiền Giang, ngành du lịch
Tiền Giang đã phát huy lợi thế địa kinh tế, địa chính trị nằm trong vùng du
lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(KTTĐPN) và khai thác tiềm năng phong phú về tài nguyên du lịch sinh thái
tự nhiên, văn hoá truyền thống, lịch sử địa phương để phát triển du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích
cực, nâng cao mức sống của người dân, bảo tồn các giá trị văn hoá, bảo vệ tài
nguyên môi trường, giữ vững an ninh quốc phòng…
Từ năm 2011 đến nay, Tiền Giang đã mời gọi các nhà đầu tư và thực
hiện xã hội hoá để đầu tư vào các công trình dự án du lịch trọng điểm như
khu du lịch cù lao Thới Sơn, khu du lịch Chợ nổi Cái Bè, khu du lịch biển
Tân Thành, bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử, tôn tạo và phát huy giá trị các
nguồn tài nguyên du lịch, hỗ trợ và khuyến khích người dân tham gia phát
triển du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường… Với diện mạo mới mang lại từ
các công trình nói trên, du lịch Tiền Giang làm tăng thêm tính hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước.

Theo số liệu thống kê, lượng khách du lịch đến với Tiền Giang ngày
một tăng với tốc độ trung bình trên 9,6%/năm. Năm 2010 tổng lượng khách
du lịch đến với Tiền Giang là 960.991 lượt khách thì năm 2015 con số đó đã
đạt 1.525.129 lượt khách, trong đó lượng khách du lịch quốc tế tương ứng
các năm 2010 và 2015 là 472.839 lượt khách và 517.198 lượt khách; thu
nhập du lịch giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân trên 20% và đạt 531,65 tỷ
đồng vào năm 2015. Sự phát triển của du lịch đã có đóng góp đáng kể cho sự
phát triển KTXH của tỉnh nói riêng và du lịch vùng ĐBSCL nói chung.
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, du lịch Tiền Giang đã và đang
bộc lộ những hạn chế trong quá trình HNKTQT, theo đó Tiền Giang đang
mất dần vị thế dẫn đầu về thu hút khách quốc tế; phát triển du lịch chưa thực
8


sự tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng qua đó chưa góp
phần tích cực vào nỗ lực xoá đói giảm nghèo; phát triển du lịch chưa thực sự
trở thành động lực để kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác
như nông nghiệp, thương mại, v.v. Những hạn chế này xuất phát do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhưng chủ yếu là do chất
lượng du lịch không được nâng lên, chậm đổi mới các loại hình dịch vụ du
lịch, du lịch Tiền Giang phát triển dựa trên các sản phẩm du lịch truyền
thống, chưa khai thác hết tiềm năng hiện có để tạo nên sản phẩm đặc thù của
địa phương, môi trường phát triển du lịch chưa thực sự có tính cạnh tranh,
thiếu sự liên kết phát triển với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, nguồn nhân lực
chưa đáp ứng được yêu cầu… Đặc biệt, lợi thế về địa kinh tế của Tiền Giang
bị ảnh hưởng do tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng nhất là giao thông vận tải
vùng ĐBSCL phát triển mạnh mẽ.
Nhận diện rõ những thách thức của quá trình HNKTQT mang lại cũng
như vai trò của du lịch trong phát triển KTXH của tỉnh, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) đã xác định: “Phát

triển du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái,
truyền thống văn hóa lịch sử của tỉnh; đầu tư và thu hút đầu tư phát triển các
khu, điểm du lịch tiềm năng; nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ du
lịch. Xúc tiến, mời gọi đầu tư để xây dựng các khách sạn cao cấp; nâng cấp,
cải tạo các cơ sở lưu trú và phát triển mô hình dịch vụ nghỉ đêm tại nhà dân.
Đầu tư phát triển các nhà hàng ẩm thực tập hợp các món ăn đặc sản của các
địa phương trong tỉnh. Đến năm 2020, số lượt khách đến tỉnh tham quan
khoảng 2,15 triệu lượt người, tăng bình quân 7,7%/năm; trong đó, khách
quốc tế chiếm 47,4% trên tổng du khách, tăng bình quân 15,3%/năm”; “…
xây dựng hình ảnh du lịch Tiền Giang xứng đáng là một điểm đến hấp dẫn,
đặc trưng của vùng ĐBSCL…”.

9


Để thực hiện những định hướng trong nghị quyết mà Đảng bộ tỉnh lần
thứ X đề ra, đẩy mạnh phát triển du lịch Tiền Giang trong bối cảnh
HNKTQT, góp phần tích cực vào phát triển KTXH, tạo hình ảnh, vị thế của
ngành du lịch Tiền Giang trong vùng ĐBSCL, vùng KTTĐPN, tạo thêm
nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người dân địa phương, đồng thời
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, đảm bảo sự phát triển
bền vững, đòi hỏi phải có những giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang phù
hợp.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Giải pháp phát triển
du lịch Tiền Giang trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu
luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển
du lịch Tiền Giang trong bối cảnh HNKTQT.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cấp
tỉnh trong HNKTQT.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng du lịch Tiền Giang trong HNKTQT
giai đoạn 2010-2015 dưới góc độ kinh tế chính trị.
- Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang trong HNKTQT đến năm
2030.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu này, luận án phải giải quyết
được các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Tác động của HNKTQT đến du lịch Tiền Giang như thế nào?
- Dựa vào tiêu chí nào để đánh giá sự phát triển du lịch Tiền Giang
trong HNKTQT?
10


- Sự phát triển du lịch Tiền Giang trong thời gian qua đã có những
đóng góp gì đối với sự phát triển KTXH của địa phương?
- Cần làm gì để phát triển du lịch Tiền Giang trở thành điểm đến hấp
dẫn hàng đầu, đặc trưng của vùng ĐBSCL trong quá trình HNKTQT?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cấp tỉnh trong HNKTQT.
- Du lịch tỉnh Tiền Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2015 và định hướng tới năm 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đứng trên góc độ kinh tế chính trị để vận dụng và phân tích các nội

dung có liên quan đến luận án. Vận dụng lý luận kinh tế chính trị Mác –
Lênin trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), các quan điểm của
Đảng, cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển ngành du lịch
trong HNKTQT. Đồng thời, kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu
về ngành du lịch Tiền Giang trong quá trình phát triển KTXH của các nhà
khoa học đã được công bố nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau để
phân tích đánh giá và rút ra kết luận như: phương pháp phân tích tổng hợp,
hệ thống hoá, trừu tượng khoa học, phân tích so sánh, điều tra xã hội học,
phân tích ma trận SWOT, phương pháp dự báo…
Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp sử dụng để hệ thống
hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tình hình đầu
tư cơ sở vật chất, kết quả hoạt động du lịch… dựa trên các tư liệu, tài liệu của
11


Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, Công báo,
các tạp chí chuyên ngành… Phương pháp này được sử dụng xuyên trong quá
trình nghiên cứu của luận án.
Phương pháp hệ thống hoá: được sử dụng để tổng quan tình hình
nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển du lịch trong HNKTQT ở
chương 1 và hệ thống cơ sở lý luận về phát triển du lịch trong HNKTQT ở
chương 2.
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học là phương pháp gạt bỏ những
yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng được
nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện
tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng,
từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những
phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó. Đây là phương

pháp đặc thù của chuyên ngành kinh tế chính trị được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu của luận án, nhất là ở chương 3 để tập trung vào những yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch Tiền Giang và chỉ ra mối liên
hệ giữa phát triển du lịch với phát triển KTXH và môi trường.
Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng để đánh giá thực trạng ở
chương 3.
Phương pháp điều tra xã hội học: là phương pháp dùng bảng hỏi để
khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy
luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định
lượng của các đối tượng cần nghiên cứu.
Tiến hành phát phiếu khảo sát cho 120 đối tượng là cán bộ quản lý
(giám đốc, phó giám đốc) của các công ty hoạt động kinh doanh du lịch, cán
bộ quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh
và du khách đến du lịch tại Tiền Giang Thời gian tiến hành điều tra từ tháng
4 đến tháng 10 năm 2016. Dựa trên phiếu khảo sát về tình hình kinh doanh
12


dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang để có cái nhìn khách quan hơn về
thực trạng du lịch Tiền Giang trong thời gian qua, đồng thời dựa trên những ý
kiến thu thập được để đề xuất giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang trong
thời gian tới.
Phương pháp phân tích ma trận SWOT để phân tích các điểm Mạnh
(Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức
(Threats). Đánh giá môi trường bên trong (dựa vào điểm mạnh, điểm yếu) và
môi trường bên ngoài (cơ hội và đe dọa) để giúp đưa ra giải pháp phát triển
ngành du lịch tỉnh Tiền Giang trong quá trình HNKTQT.
Phương pháp dự báo: Dựa trên hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Tiền
Giang vận dụng thuật toán kinh tế về dự báo để tính toán các chỉ tiêu tăng
trưởng về du lịch Tiền Giang tại chương 4.


13


KHUNG PHÂN TÍCH LUẬN ÁN
Thể chế, chính sách phát triển du
lịch của Trung ương, vùng
ĐBSCL, Tiền Giang
Quan điểm
của Đảng
qua các kỳ
Đại hội về
du lịch

Chính
sách phát
triển du
lịch của
Tiền
Giang

Vị trí
địa lý

Yếu tố bên ngoài

Điều kiện
tự nhiên

Phát triển du lịch Tiền Giang


Tài nguyên
du lịch

Yếu tố bên trong

HNKTQT

Các
chương
trình, đề án
phát triển
du lịch của
Trung ương

Tài nguyên
tự nhiên
Lợi thế
so sánh

Liên kết bền vững giữa chính
quyền địa phương – doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng
đồng dân cư

Nguồn lực
KTXH

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau:

Một là, Tổng quan một cách có hệ thống các công trình nghiên cứu đã
có liên quan đến đề tài luận án ở trong và ngoài nước về phát triển du lịch
trong bối cảnh HNKTQT. Với những đặc điểm, đặc trưng, tiềm năng, thế
mạnh, những mặt tích cực cũng như lưu ý đối với phát triển du lịch cấp tỉnh,
trên cơ sở đó, luận án chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và khẳng định đề tài
được lựa chọn không có sự trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào
được công bố trước đó.
14


Hai là, Hệ thống hoá những vấn đề lý luận: xây dựng cơ sở khoa học
về phát triển du lịch cấp tỉnh trong HNKTQT. Đây là đóng góp quan trọng
cho chủ đề nghiên cứu và cơ sở lý luận cơ bản cho các nghiên cứu tiếp theo.
Ba là, Xác lập cơ sở thực tiễn: từ giới thiệu kinh nghiệm phát triển du
lịch của một số nước và một số địa phương của Việt Nam trong bối cảnh
HNKTQT, theo đó đưa ra một số nhận xét nhằm rút ra bài học kinh nghiệm
để Tiền Giang có thể tham khảo.
Bốn là, Đánh giá thực trạng, trên cơ sở trình bày tổng quan về du lịch
Việt Nam với HNKTQT, vị trí, tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch
Tiền Giang, luận án tập trung phân tích thực trạng phát triển du lịch Tiền
Giang giúp người đọc hình dung bức tranh toàn cảnh về du lịch Tiền Giang
trong giai đoạn 2010-2015.
Năm là, Từ việc nhận diện thách thức, cơ hội cũng như đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu để phân tích môi trường bên trong và bên ngoài để định
hướng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang trong quá trình
HNKTQT, định hướng đến năm 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: luận án đã hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển du
lịch cấp tỉnh trong HNKTQT.
Về mặt thực tiễn: trên cơ sở xây dựng các luận cứ khoa học về phát

triển du lịch và HNKTQT của ngành du lịch Việt Nam nói chung và đi sâu
vào đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Tiền Giang từ giai đoạn 20102015, luận án đề xuất giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang trong
HNKTQT. Do đó, kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn cao, đáp ứng
yêu cầu và tính cấp thiết hiện nay, góp phần đưa ngành du lịch thành ngành
kinh tế quan trọng, thúc đẩy sự phát triển KTXH của tỉnh Tiền Giang.

15


7. Cơ cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
có 4 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển du lịch trong
hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cấp tỉnh
trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010 2015.
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang
trong hội nhập kinh tế quốc tế.

16


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 1992, hưởng ứng Chương trình Nghị sự Trái đất, ngành du lịch
toàn cầu đại diện bởi ba tổ chức quốc tế gồm: Hội đồng Lữ hành du lịch thế

giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và Hội đồng Trái đất (Earth
council) đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 [128] vào du lịch,
phối hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình
nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới sự phát triển về môi trường”. Chương trình
này đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động với mục đích xác định và dự
kiến các bước tiến hành. Đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp
hành động giữa các chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược và
kinh tế của ngành du lịch, nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du
lịch theo hướng bền vững. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế thế giới ngày
càng được coi trọng hơn bởi du lịch còn là cầu nối hợp tác, hoà bình, hữu
nghị giữa các quốc gia trên thế giới, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hoá và
HNKTQT. Đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
phát triển du lịch trong bối cảnh HNKTQT. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu
này có thể chia thành các nhóm vấn đề như sau:
Vấn đề về du lịch trong bối cảnh toàn cầu hoá của các tác giả William
F. Theobald (2005) với đề tài “Global Tourism” (Du lịch toàn cầu) [134];
Joachim Willms (2007) với đề tài “The Future Trends in Tourism – Global
Perspectives” (Xu hướng du lịch trong bối cảnh hội nhập) [117]; UNWTO
(2010) với đề tài “Integration of Tourism into National Emergency
Structures and Processes” (Hội nhập của du lịch vào các cấu trúc khẩn cấp
quốc gia và quy trình) [132]. Các nghiên cứu này chỉ ra tầm quan trọng của
17


ngành du lịch trong phát triển KTXH và những thành tựu to lớn mà nó mang
lại cho cả nhân loại. Du lịch được lựa chọn là một lĩnh vực ưu tiên phát triển
kinh tế của nhiều quốc gia, nó góp phần vào sự phân phối lại của cải của xã
hội, góp phần xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động. Các
nghiên cứu cũng cho rằng, ngành du lịch thường xuyên bị tác động trước
những biến động tình hình thế giới như: khủng hoảng chính trị, xung đột tôn

giáo, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai… và những cơ hội chính đối với ngành
du lịch trong quá trình hội nhập, đồng thời dự báo những xu hướng và mức
độ tăng trưởng của ngành du lịch trong thời gian tới. Qua đó, đề ra gợi ý giúp
cho các quốc gia hoạch định chính sách phát triển du lịch phù hợp với các xu
hướng phát triển trong bối cảnh HNKTQT. Tuy nhiên, các nghiên cứu này
chưa đề cập đến việc ban hành những chính sách cụ thể để phát triển du lịch
cho một tỉnh hoặc địa phương.
Vấn đề về hội nhập thị trường du lịch có công trình nghiên cứu của
Stefan Gössling (2003) với đề tài “Market Integration and Ecosystem
Degradation: Is Sustainable Tourism Development in Rural Communities a
Contradiction in Terms?” (Hội nhập thị trường và hệ sinh thái suy thoái:
Những mâu thuẫn đặt ra cho phát triển du lịch bền vững trong cộng đồng
nông thôn?) [127]. Nghiên cứu khẳng định phát triển du lịch tại các vùng
nông thôn được xem có ảnh hưởng tích cực đến đời sống của người dân
nghèo ở khu vực này. Hệ sinh thái của khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa
rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái nhưng nó rất dễ bị tổn
thương do tốc độ đô thị hóa nông thôn hiện nay. Nghiên cứu chỉ ra các mặt
còn tồn tại giữa phát triển du lịch đối với việc bảo vệ cân bằng hệ sinh thái,
đồng thời đã đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến
hệ sinh thái trong quá trình phát triển du lịch ở nông thôn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới tập trung đánh giá tác động của quá trình
phát triển du lịch đến hệ sinh thái nông thôn và đưa ra giải pháp phát triển
18


loại hình du lịch sinh thái cho khu vực nông thôn chứ chưa đề cập đến vai trò
của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách phát triển du lịch cũng như
chưa giải quyết được những mâu thuẫn lợi ích phát sinh từ việc phát triển du
lịch trong HNKTQT…
Vấn đề về phát triển du lịch có các công trình nghiên cứu như: Salah

Wahab và John J. Pigram (1997) với đề tài “Tourism, Development and
Growth – The Challenge of Sustainability” (Du lịch, phát triển và tăng
trưởng - ứng phó thách thức) [126]; Andrew Lockwood và Slavoj Medlik
(2003), với đề tài “Tourism and Hospitality in the 21st century” (Du lịch và
sự hiếu khách trong thế kỷ 21) [107] và UNWTO (2005) với “Tourism
Vision 2020” (Tầm nhìn du lịch đến 2020) [131]. Các nghiên cứu đã đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch để đưa ra các dự
báo về xu hướng phát triển của ngành du lịch thế giới trong tương lai và các
thách thức đối với sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa
đề cập đến các vấn đề về vai trò của Nhà nước trong quản lý phát triển du
lịch, chưa phân tích những tác động của xu thế HNKTQT đến ngành du lịch
địa phương cấp tỉnh.
Vấn đề về phát triển du lịch bền vững và quản lý môi trường , có các

công trình của Carmela (2014), “Best Practices in Integrating Sustainability
in Tourism Management and Operations” (Kinh nghiệm điều hành phát triển
du lịch bền vững) [108] và Charles R. Goeldner và J.R. Brent Ritchie (2006)
với đề tài “Tourism: Principles, Practices, Philosophies” (Nguyên tắc, thực
tiễn và triết lý) [110]; Honey (1998), “Ecotourism and Sustainable
Development: Who Owns Paradise?” (Du lịch sinh thái và phát triển bền vững:
Ai sở hữu thiên đường?) [115]; Hens (1998), “Tourism and Environment” (Du
lịch và môi trường) [114]; WCED (1996), “Sustainable Report of the World
commission on Environment and Development: Our common Future” (Báo cáo
của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển: Tương lai chung của chúng
19


ta) [133]; Emaad Muhanna (2006), “Sustainable Tourism Development and
Environmental Management for Developing Countries” (Phát triển du lịch bền
vững và Quản lý môi trường đối với các nước đang phát triển) [112]. Các

nghiên cứu phát triển du lịch trong bối cảnh của một khu vực, một quốc gia

trên thế giới, phát triển du lịch phải tối đa hóa lợi ích cho cộng đồng địa
phương; xây dựng các chính sách của chính phủ về bảo vệ môi trường minh
bạch dựa vào cộng đồng; các giải pháp giúp chính phủ quốc gia trong quản lý
cơ sở vật chất, tài nguyên và ứng phó với những xung đột về lợi ích; phát
triển du lịch bền vững đòi hỏi sự quan tâm của các bên liên quan đến việc
quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác
và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và
thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và
đảm bảo sự sống cho thế hệ mai sau; giảm thiểu các tác động tiêu cực đến
môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này
chưa đề cập đến các vấn đề về vai trò quản lý của chính quyền địa phương
trong quản lý và phát triển du lịch.
Vấn đề du lịch và chính sách xoá đói, giảm nghèo có các công trình
nghiên cứu tiêu biểu: công trình nghiên cứu của Lucy Ferguson (2010) với
tên đề tài “Tourism Development and Regional Integration in Central
America” (Phát triển du lịch và hội nhập khu vực ở Trung Mỹ) [120] và
Manual on Tourism and Poverty Alleviation, Practical Steps for Destinations
(Cẩm nang Du lịch và xoá đói giảm nghèo, bước thực hành cho các điểm
đến) (UNWTO và SNV 2010), đề tài với tên gọi “Tourism and Poverty
Alleviation” (Du lịch và xoá đói giảm nghèo) [129]. Các nghiên cứu đã tập
trung giải quyết các vấn đề như: tầm quan trọng của ngành du lịch trong việc
tạo ra các nguồn thu ngoại tệ và tạo việc làm trực tiếp, gián tiếp cho người
lao động, có tác động tích cực vào việc giảm mức độ đói nghèo; thể chế
chính sách phải được thay đổi để phù hợp với quá trình phát triển của du lịch
20


trong nền kinh tế chính trị mới; mối quan giữa cơ chế chính sách và các hoạt

động phát triển du lịch; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và mục tiêu xoá
đói, giảm nghèo và đưa ra các gợi ý cho các quốc gia, khu vực và quốc tế về
xây dựng chính sách. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập đến những
tác động của quá trình HNKTQT đến quá trình phát triển du lịch cấp tỉnh; vai
trò của Nhà nước trong quản lý phát triển du lịch nhất là việc hài hòa lợi ích
giữa doanh nghiệp và người dân nghèo của địa phương.
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Từ đầu những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch nhằm
hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển
lâu dài. Một số loại hình du lịch quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất
hiện như: du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch khám phá, du lịch thay
thế, du lịch mạo hiểm… đã góp phần nâng cao hình ảnh về một loại hình du
lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững. Hiện nay, trong nước đã
có nhiều công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và mang tính định
hướng cao nhất là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
đã ban hành “Chương trình hành động của ngành Du lịch” [5], kèm theo
Quyết định 564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/9/2007, nhằm thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ
trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững hơn khi
Việt Nam là thành viên của WTO giai đoạn 2007-2012, du lịch càng được
chú trọng, thu hút các nhà nghiên cứu, các chuyên gia hoạch định chính sách.
Chương trình này xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về
du lịch ở Trung ương, địa phương, của các doanh nghiệp du lịch nhằm tận
dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch nước ta bước vào giai đoạn
phát triển mới, nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và bền vững, phấn đấu đạt và vượt
các chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn
21



2011-2020. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu có các vấn đề về phát triển du
lịch cụ thể sau:
Vấn đề về phát triển du lịch với HNKTQT có các công trình nghiên cứu
của Nguyễn Văn Lưu (2013) với đề tài “Du lịch Việt Nam hội nhập trong
ASEAN”[42]; Trần Xuân Ảnh (2011) với đề tài“Thị trường du lịch Quảng
Ninh trong HNKTQT” [2]; Nguyễn Duy Mậu (2011) với đề tài “Phát triển
du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội HNKTQT” [49];
Nguyễn Trùng Khánh (2011) với đề tài “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch
trong điều kiện HNKTQT: kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý
chính sách cho Việt Nam” [39]. Các nghiên cứu khẳng định rằng HNKTQT
thực chất là sự chủ động tham gia vào quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá.
Trong quá trình toàn cầu hoá, một mặt phải giữ gìn bản sắc trong hoạt động
du lịch để có cái riêng của mình, mặt khác ngành du lịch ở bất kỳ nước nào
cũng đều phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch và tinh hoa
văn hoá thế giới trong hoạt động du lịch, từ xây dựng đến vận hành các cơ sở
kinh doanh du lịch đều có sự đan xen, quốc tế hoá và toàn cầu hoá cái đẹp,
cái hay của các nền văn minh thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ
đề cập đến các vấn đề như: xây dựng và hoàn thiện chính sách thương mại
quốc tế cần phải tuân thủ những nguyên tắc và quy định của các thể chế quốc
tế và khu vực, của các hiệp định song phương, đa phương và các cam kết;
giải quyết các vấn đề từ nhận thức về việc giải quyết mối quan hệ giữa tự do
hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch, cách thức sử dụng các công cụ của
chính sách đến phối hợp hoàn thiện chính sách; xây dựng, thực hiện hiệu quả
các chiến dịch xúc tiến quảng bá thương hiệu điểm đến; về cung cấp sản
phẩm và dịch vụ có tính cạnh tranh; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng
đồng bộ phục vụ du lịch; đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; coi
trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp và bảo vệ
môi trường và phát triển du lịch bền vững; đánh giá hoạt động du lịch dựa
22



trên phân tích số lượng khách; tập trung phát triển một thị trường khách;
đánh giá hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác tài nguyên chứ chưa chú
trọng đến phân tích đánh giá về phát triển du lịch cấp tỉnh trong quá trình hội
nhập quốc tế hoặc phân tích vai trò quản lý, hoạch định chính sách, công tác
quy hoạch du lịch, công tác kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương
trong quá trình phát triển du lịch trong HNKTQT.
Vấn đề về phát triển vùng địa phương và vai trò của chính quyền địa
phương cấp tỉnh trong phát triển các ngành và lĩnh vực tại địa phương của
các tác giả Nguyễn Ký và cộng sự (2006) với đề tài “Đổi mới nội dung hoạt
động của các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế” [38]; Lương Xuân Quỳ (2002), đề tài “Quản lý nhà
nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay” [35]; Hoàng Văn Hoan (2002), “Hoàn thiện quản lý nhà nước về
lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam” [33]. Các nghiên cứu tập
trung phân tích làm rõ vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường, trong đó có sự so sánh giữa vai trò nhà nước trong nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
nghiên cứu quá trình hình thành các cấp hành chính và điều chỉnh quy mô
các đơn vị hành chính địa phương ở Việt Nam cũng như đòi hỏi của nền kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế đối với các cấp chính quyền địa phương; vai
trò quan trọng của chính quyền địa phương trong xây dựng, triển khai quy
hoạch, kế hoạch nhất là đối với quy hoạch cấp vùng. Tuy nhiên, các nghiên
cứu này mới chỉ đề cập đến việc quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế nói
chung hoặc một mãn của lĩnh vực du lịch (lĩnh vực lao động) chứ chưa đi vào
phân tích vai trò quản lý của chính quyền địa phương đối với ngành du lịch
trong quá trình HNKTQT.
Cũng đề cập đến vấn đề vai trò của Chính quyền địa phương cấp tỉnh
trong phát triển du lịch cấp tỉnh có nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Cường
23



(2015), đề tài “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển
du lịch bền vững tỉnh Ninh bình” [10]. Nghiên cứu đã xác lập được những
vấn đề cơ bản liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
trong phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình bao gồm: xây dựng quy hoạch
tổng thể, kế hoạch phát triển du lịch; tổ chức triển khai thực hiện các chính
sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực du lịch; xây dựng cơ chế, chính
sách nhằm thu hút đầu tư phát triển du lịch và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương; hỗ trợ
nâng cao năng lực cho doanh nghiệp du lịch… Tuy nhiên, nghiên cứu này
chưa đi sâu phân tích vai trò quản lý điều hành của chính quyền địa phương
cấp tỉnh về phát triển du lịch trong bối cảnh HNKTQT.
Vấn đề về vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội,
có công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Lưu (2013) với đề tài “Xuất khẩu
tại chỗ thông qua du lịch” [43]; Phan Ngọc Thắng (2010) với đề tài:“Phát
triển du lịch gắn với xoá đói giảm, nghèo ở Lào Cai” [64]. Các nghiên cứu
đề cập đến các vấn đề: nhận thức về xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; các
yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; hiện trạng
quản lý nhà nước về xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; hiệu quả KTXH của
xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; sự đóng góp tích cực về mặt phát triển xã
hội trong công tác xoá đói, giảm nghèo ở các địa phương vùng cao… còn các
vấn đề như: vai trò quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh về phát triển du
lịch; phát triển du lịch cấp tỉnh trong quá trình HNKTQT; các chính sách phát
triển du lịch của địa phương cấp tỉnh chưa được đề cập.
Vấn đề về quy hoạch du lịch dựa trên khai thác tiềm năng về tài
nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và các giá trị văn hoá do con người sáng
tạo ra). Về vấn đề này có các công trình nghiên cứu của Đinh Trung Kiên
(2005) với đề tài “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam”[40]; Bùi Thị Hải Yến
(2013) với đề tài “Quy hoạch du lịch” [105]; Phạm Hồng Long và Bùi Thị

24


Hải Yến (2011) với đề tài “Tài nguyên du lịch” [41]. Các nghiên cứu này đã
đi sâu giải quyết các vấn đề như: vai trò và ý nghĩa của mục tiêu quy hoạch
du lịch; phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch trong du lịch vùng du lịch; giải
quyết các vấn đề dân sinh, bảo tồn văn hóa lịch sử, môi trường, liên kết vùng
trong thực hiện các dự án quy hoạch; công tác quản lý, sử dụng, bảo vệ, tôn
tạo, phát triển tài nguyên môi trường. Tuy nhiên, vấn đề về đánh giá vai trò
quản lý của Nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong thực hiện
quy hoạch phát triển du lịch trong HNKTQT chưa được đề cập đến.
Vấn đề về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Có công
trình nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2010) với đề tài “Năng lực cạnh
tranh điểm đến của du lịch Việt Nam” [68]; Trần Thùy Trang (2015) với đề
tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch thành phố Hồ Chí
Minh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” [70]; Nguyễn Thạnh Vượng
(2016) với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch tỉnh Tiền
Giang” [103]. Các nghiên cứu đã phân tích và làm rõ vai trò quan trọng
quyết định đến hoạt động kinh doanh phát triển du lịch đó là nâng cao năng
lực cạnh tranh điểm; các vấn đề liên quan đến việc nâng cao năng lực cạnh
tranh điểm đến là chất lượng các dịch vụ du lịch của điểm đến, xây dựng
được hình ảnh du lịch thật hấp dẫn, đa dạng hóa các loại hình du lịch, có
chính sách hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch, gia
tăng sự hấp dẫn của sản phẩm/dịch vụ du lịch; phát triển cơ sở hạ tầng… Tuy
nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành du lịch dựa trên các nâng cao chất lượng dịch vụ, đa
dạng hóa sản phẩm chứ chưa đề cập đến việc nâng cao vai trò quản lý của
Nhà nước về phát triển du lịch cấp tỉnh trong HNKTQT và những giải pháp
giải quyết mâu thuẫn các lợi ích từ việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong
quá trình phát triển du lịch cấp tỉnh và trong HNKTQT.


25


Vấn đề về cơ chế quản lý Nhà nước, phát triển thị trường, sản phẩm,
nguồn nhân lực. Có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Tấn Vinh (2008)
với đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng” [96]; Nguyễn Văn Lưu (2009) với đề tài “Thị trường du lịch” [44];
Hoàng Thị Lan Hương (2001) với đề tài “Phát triển kinh doanh lưu trú tại
vùng du lịch Bắc bộ Việt Nam” [34]; Trần Sơn Hải (2010) với đề tài “Phát
triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ - Tây
Nguyên” [31]. Các nghiên cứu đã phân tích sâu các vấn đề liên quan về du
lịch, thị trường du lịch, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, các giải
pháp phát triển du lịch dựa trên phát triển thị trường, nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ, hoàn thiện quản lý Nhà nước… Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu này chưa phân tích và giải quyết vấn đề về vai trò quản lý Nhà
nước địa phương cấp tỉnh về phát triển du lịch trong bối cảnh HNKTQT.
Vấn đề phát triển du lịch bền vững của Phạm Trung Lương (2002) với
đề tài “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”
[45]; Nguyễn Đức Tuy (2014) với đề tài “Giải pháp phát triển du lịch bền
vững Tây Nguyên” [73]; Đoàn Liêng Diễm (2010) với đề tài “Một số giải
pháp phát triển du lịch bền vững thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010”
[19]; Trần Tiến Dũng (2007) với đề tài “Phát triển du lịch bền vững ở Phong
Nha – Kẻ bàng”[20]; La Nữ Ánh Vân (2012) với đề tài “Phát triển du lịch
tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” [94]. Các nghiên cứu
này đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề: khái quát các vấn đề lý
luận và thực tiễn về du lịch, vai trò của ngành du lịch, xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá phát triển du lịch bền vững; rút ra những kinh nghiệm thực tiễn từ
các nước thành công trong quá trình phát triển du lịch bền vững; quản lý Nhà
nước về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường; thực trạng phát triển du lịch

Việt Nam; những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững; kinh
nghiệm về phát triển du lịch bền vững của một số quốc gia khu vực Châu Á –
26


×