Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình xử lý CTRCN và CTNH Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.84 KB, 59 trang )

GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

GIỚI THIỆU CHUNG
Vấn đề ô nhiễm và sử lý ô nhiễm môi trường là ván đề cấp bách và nóng bỏng không những của xã hội,các cơ
quan quản lý nhà nước mà cả thế giới phải quan tâm. Các chất thải như nước thải, khí thải, chất thải rắn sinh
hoạt, chất thải rắn công nghiệp, và chất thải rắn nguy hại đã và đang được sự quan tâm của xã hội và các caaps
các ngành. Trong các loại chất thải, thì chất thải nguy hại là một vấn đề mới mẻ với phần nhiều người dân Việt
Nam của chúng ta. Đa số mọi người thiếu hiểu biết về những tác hại và những ảnh hưởng do nó gây ra. CTNH
nếu không được xử lý và thải ra môi trường, chúng sẽ hủy hoại môi trường sống của con người cũng như các
sinh vật khác, gây ra bệnh tật cho con người, súc vật, ảnh hưởng các hệ sinh thái trên cạn cũng như dưới nước.
Thấy trước được những ảnh hưởng nghiêm trọng của CTNH đối với con người và môi trường, nhà nước ta đã
có những chính sách và biện pháp quản lý CTNH ngày càng nghiêm nghặt và chặt chẽ. thể hiện điều này là:
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại: 115/1999/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 07 năm 1999”. Ngày 12 tháng 12 năm 2005 thì CTNH đã được đưa vào Luật bảo vệ Môi trường.
Đến ngày 26 tháng 12 năm 2006 thì Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ký Quyết định :“số 23/2006/QĐ-BTNMT
Về việc ban hành danh mucj CTNH” và th0ong tư “ số 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và
thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”.
Để góp phần trong việc giảm thiểu và sử lý CTNH trong các nhà máy xí nghiệp, KCN, KCX, khu kinh tế khu
dân cư, bệnh viện trung tâm thương mại ... thì việc phân loại CTNH tại nguồn rất quan trọng. Từ đó sẽ có
những phương án và công nghệ sử lý phù hợp và chi phí xử lý CTNH sẽ thấp. Điều này sẽ giúp các đôn vị có
phát sinh CTNH có biện pháp quản lý để giảm những chi phí môi trường, thực thi Luật bảo vệ môi trường và
quản lý CTNH tốt hơn vì mục tiêu bảo vệ môi trường phát triển bền vững đất nước.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 1


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TÂN ĐỨC THẢO

1.1

LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
-

Tên Công ty: CÔNG TY TNHH TÂN ĐỨC THẢO

-

Tên Giao dịch: TÂN ĐỨC THẢO COMPANY LIMITED

-

ĐC: 2C12 ẤP 2- PHẠM VĂN HAI – BÌNH CHÁNH – TP.HCM

-

ĐT: 08.766 0868 / 766 22 39

-

EMAIL: hoặc

-

Website: www.tanducthao.com


-

Ngành nghề kinh doanh: Tư Vấn Thương Mại, Dịch vụ môi trường. Xử lý chất thải (lỏng, rắn, khí).

FAX: 08. 766 2202

Tái chế, sản xuất sơn và dung môi.
-

Công ty TNHH Tân Đức Thảo được thành lập vào ngày 16/08/2001 theo giấy phép của Sở Kế hoạch và
Đầu tư cấp số: 4102006133. Và hiện nay công ty đang hoạt động theo giấy phép vận chuyển và xử lý
chất thải của Cục Bảo Vệ Môi trường số: 78.005.V và 1-2-4-7-8.005.X ngày 24/08/2007 cho phép “Thu
gom, vận chuyển, lưu giữ/xử lý/tiêu hủy chất thải nguy hại” và giấy phép số: 79.008.V và 79.003.X
ngày 14/08/07 của Sở Tài Nguyên & Môi Trường – Phòng Quản lý Chất thải rắn.

-

Công ty TNHH Tân Đức Thảo được thành lập từ năm 2001 và hoạt động đến nay đã hơn 06 năm, dưới
sự lãnh đạo của ban giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản
lý xử lý, tiêu hủy chất thải. Trong suốt thời gian hoạt động công ty đã không ngừng phát triển và nâng
cao chuyên môn trong quản lý chất thải và đầu tư trang thiết bị xử lý tiên tiến.

-

Trước đây, Công ty TNHH Tân Đức Thảo là một cơ sở tái chế sơn và dung môi nhưng do nhu cầu của xã
hội về việc xử lý lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều của các cơ sở sản xuất và ý thức được vấn đề

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo


Trang 2


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

môi trường, Ban giám đốc công ty đã mạnh dạng đầu tư trang thiết bị máy móc và phát triển lên thành
công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý, xử lý/ tái chế chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.
-

Ngay từ khi mới thành lập, Công ty TNHH Tân Đức Thảo đã xác định bốn nguyên tắc cơ bản trong mọi
hoạt động của mình:

• Tôn trọng và tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường
• Tăng cường các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tận dụng chất thải để thu hồi năng lượng.
• Hạn chế tối đa các tác động đến môi trường
• Chia sẻ thông tin thường xuyên và trung thực với các nhà quản lý, đối tác và cộng đồng.
-

Hiện tại, Công ty TNHH Tân Đức Thảo đang tiến hành lập dự án đầu tư, mở rộng thêm nhà máy xử lý
chất thải tại KCN Tây Bắc Củ Chi với tổng chi phí đầu tư dự kiến là khoảng 35 tỉ đồng.

1.2

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TY VÀ NGUỒN TIẾP NHẬN CHẤT THẢI
-

Địa điểm công ty: 2C12 Ấp 2 – Xã Phạm Văn Hai – Huyện Bình Chánh – Tp.HCM.

-


Nguồn tiếp nhận chất thải: Công ty thu gom, vận chuyển và xử lý/tiêu huỷ chất thải rắn ở cho các công ty
sản xuất ở địa bàn các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, một số tỉnh
phía Bắc nhưng địa bàn thu gom chủ yếu là Tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM, Bà Rịa
Vũng Tàu.

-

Công ty TNHH Tân Đức Thảo chuyên thu gom, vận chuyển và xử lý/tiêu hủy các CTCN, CTNH: các
loại chất thải rắn, lỏng như: bao tay, giẻ lau nhiễm hóa chất, mỹ phẩm hỏng, dược phẩm quá hạn sử
dụng, dầu nhớt, bùn thải, cặn sơn thải và các loại hóa chất thải, nước thải công nghiệp (Dung dịch axit,
Giám
Gim đốc
đốccông
côngty
ty

kiềm thải, nước thải ngành xi mạ, ngành sơn), …. Ngoài ra, công ty còn tái chế thu hồi nhiều loại chất
thải còn giá trị thương mại (bao bì chứa nhựa và kim loại, bao nylon, dung môi hữu cơ,…)
1.3

SƠ ĐỒ TỔ
VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ
PhóCHỨC
giám đốc

Phòng kế toán

Phòng kinh doanh

Quản đốc xưởng


Phòng kỹ thuật

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:

P.QL xe chở chất
thải

Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Tổ xử lý chất thải

Trang 3
Đội thu gom, phân
loại CT


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

Tổng số lao động đang làm việc tại công ty: 78 người.
Trong đó:
-

07 nhân kỹ thuật tham gia quản lý chất thải: 03 TNĐH chuyên ngành môi trường, 02 cao đẳng MT,
02 trung cấp hoá môi trường.

-

08 tài xế chuyên chở chất thải


-

05 nhân viên kỹ thuật: vận hành thiết bị và bảo trì thiết bị xử lý chất thải. Chủ yếu là các nhân viên
chuyên ngành cơ khí.

1.4

-

04 nhân viên giao nhận chất thải.

-

10 công nhân tham gia thu gom chất thải.

-

10 công nhân quét dọn và phân loại chất thải.

-

30 công nhân tham gia xử lý chất thải.

-

04 bảo vệ.

QUY TRÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:

Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 4


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

Chất thải từ các đơn vị sản xuất
(chủ nguồn thải)
kiểm tra
Bao bì chứa CTNH không an toàn

Bao bì chứa CTNH an toàn

Lên xe, vận chuyển về xưởng

Thay đổi bao bì chứa CTNH

Phân loại

Lên xe, vận chuyển về xưởng

Có thế tái chế

Không thế tái chế

Lưu kho

Lưu kho


Tận thu tái sử dụng

Xử lý, tiêu hủy hoàn toàn

- Các chất thải từ các đơn vị chủ nguồn thải được thu gom, tập trung và lưu giữ tại nhà kho bãi trước khi
chuyển giao cho Công ty TNHH Tân Đức Thảo đến thu gom, vận chuyển về xưởng để xử lý.
- Trước khi thu gom chất thải tiến hành kiểm tra các bao bì chứa chất thải nguy hại xem có an toàn và đúng
quy cách hay không. Ngoài ra bên ngoài bao bì chứa CTNH cần ghi rõ thành phần, nguồn gốc xuất xứ, tên chất
thải và dán biển báo hiệu phòng ngừa nguy hại của chất thải.
- Các chất thải sau khi kiểm tra và đạt yêu cầu được thu gom lên xe và chở về xưởng tiến hành phân loại lại
và lưu kho. Các chất thải có cùng tính chất được lưu giữ trong cùng kho chứa, các chất thải khác nhau được lưu
giữ cách ly với các chất thải khác. Tùy từng chất thải mà xử lý thích hợp.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 5


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

- Đối với các chất thải như: bao bì giấy, sắt phế liệu, nhựa, .. được tận thu làm phế liệu. còn chất thải khác
không tái chế được tiến hành xử lý thích hợp.
- Công nhân, tài xế lái xe khi tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải cũng được trang bị đủ các thiết bị bảo
hộ lao động như khẩu trang, găng tay, giày ủng .
1.5 SƠ ĐỒ MẶT BẰNG NHÀ MÁY
(xem phần phụ lục 1)
1.6 THAO TÁC VỂ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
1.6.1 Các thao tác về an toàn lao động
1.6.1.1 Trang bị bảo hộ lao động


Số

Tính năng/trường hợp, điều kiện cần

lượng

sử dụng

TT

Trang bị

Xuất xứ

1

Khẩu trang thường

Việt Nam

50 cái

2

Khẩu trang chống độc

Việt nam

20 cái


Chống khí độc

3

Mặt nạ chống độc

Nước ngoài

10 cái

Chống chất độc

4

Kính bảo hộ mắt

Việt nam

50 cái

Chống bụi, khí

Bốc dỡ, vận hành

thải

máy móc thiết bị

Chống bụi, chất

độc
Tránh tiếp xúc

5

Găng tay

Việt Nam

50 đôi

chất
thải qua da tay

6

Giày ủng

Việt Nam

50 đôi

Tránh tiếp xúc

Tiếp xúc trực tiếp với
các khí độc hại
Tiếp xúc trực tiếp với
các chất độc hại
Bốc dỡ, pha chế


Bốc dỡ, vận hành
máy móc thiết bị
Bốc dỡ, vận hành,

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 6


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

chất thải qua da
chân
7

Quần áo bảo hộ

Việt Nam

50 bộ

9

Nón bảo hộ

Việt Nam

50 cái


Bảo hộ cho
người
Bảo hộ cho đầu

súc rửa thùng
Tất cả công nhân
Tất cả công nhân

1.6.1.2. Các biện pháp bảo vệ sức khoẻ
Biện pháp bảo vệ sức khoẻ trong quá trình thu gom và vận chuyển chất thải


Thường xuyên sử dụng thiết bị bảo hộ lao động khi thu gom và vận chuyển.



Quá trình thu gom và vận chuyển đảm bảo tuân thủ quy trình thu gom và vận chuyển an toàn CTNH.



Định kỳ kiểm tra sức khỏe cho cán bộ, công nhân và lái xe.



Bố trí chế độ làm việc, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý



Có chế độ bảo trì, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển và thiết bị thu gom tránh gây các sự cố, rủi ro
môi trường.

Các biện pháp bảo vệ sức khoẻ trong quá trình xử lý chất thải

Trong môi trường làm việc tiếp xúc nhiều chất thải, hóa chất độc hại, các cán bộ, công nhân làm việc tại công
ty không thể tránh khỏi những rủi ro hoặc do bất cẩn xảy ra tai nạn và cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng ít
nhiều của hóa chất, chất thải. Do đó công tác bảo vệ an toàn trong lao động và bảo vệ sức khoẻ cho công nhân,
nhân viên và lái xe trong công ty là rất cần thiết. Chính vì điều đó, công ty chúng tôi đã có một số biện pháp
bảo vệ sức khỏe như sau:
-

Khi làm việc như: phân loại chất thải, vận chuyển và xử lý chất thải tất yếu phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao
động: găng tay, giày, mũ bảo hộ, quần áo, mặt nạ phòng độc (nếu tiếp xúc hóa chất độc hại), …và tuân thủ
theo đúng dấu hiệu nghiêm cấm của chất thải.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 7


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

-

Nhân viên, công nhân và lái xe được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội & bảo hiểm y tế, và định kỳ 06
tháng/lần đi kiểm tra khám sức khỏe tại Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương. Tại đây khám chữa bệnh rất nhiệt
tình và ngoài ra còn hưởng nhiều chế độ khác: trợ cấp độc hại, cấp sữa hàng tháng, …

-

Trong quá trình vận hành thiết bị xử lý cũng như các thiết bị điện phải tuân thủ theo đúng quy trình và thao

tác trên máy móc đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của cấp trên và cán bộ kỹ thuật.

-

Khuyến cáo tính độc hại của hóa chất, chất thải nguy hại cho toàn thể công ty hiểu rõ và thực hiện triệt để,
giảm khả năng ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe.

-

Cho cán bộ, công nhân viên tham dự khóa học, hội thảo do các Đơn vị như Sở Tài nguyên và Môi trường,
Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM và các ban ngành tổ chức, Mời các chuyên gia tư vấn các vấn đề bảo
vệ môi trường và sức khỏe.

-

Các nguồn phát sinh ô nhiễm đều có biện pháp xử lý thích hợp, hiệu quả xử lý được Sở Tài nguyên và Môi
trường Tp. HCM và các đơn vị có chức năng đo đạc và xác nhận, nghiệm thu.

-

Đề ra nội quy an toàn lao động, và yêu cầu tuân thủ đối với tất cả công nhân viên trong công ty.

-

Bố trí chế độ làm việc theo đúng qui định của nhà nước, đồng thời bố trí nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý cho
cán bộ công nhân viên.

1.6.1.3 Các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình lao động
An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp được quan tâm hàng đầu đối với mọi hoạt động của công ty:
-


Trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý/tiêu hủy CT hay vận hành máy móc thiết bị, cán bộ kỹ
thuật, công nhân được trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động: kính phòng hộ mắt, mặt
nạ, khẩu trang, giày ủng, quần áo bảo hộ lao động, thiết bị giảm âm, v.v...

-

Thực hiện và chấp hành tốt các nội quy công ty đề ra, thực hiện đúng thao tác, quy trình vận hành thiết bị
và tùy từng loại chất thải có biện pháp xử lý thích hợp.

-

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 8


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

-

Bố trí nhân sự chuyên trách về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

-

Thực hiện chế độ làm việc 8h/ngày, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp.


-

Định kỳ khám sức khỏe cho công nhân.

-

Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng cứu sự cố, trang bị các thiết bị phòng ngừa và ứng cứu sự cố.

-

Quy trình công nghệ, máy móc và thiết bị áp dụng xử lý được lựa chọn phù hợp để giảm nhẹ sức lao động
và bảo đảm an toàn. Luôn giám sát và hướng dẫn công nhân thực hiện theo đúng quy trình, thao tác để
đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất.

-

Bố trí các khẩu hiệu, nhãn mác, ký hiệu phù hợp với chủng loại và mức độ yêu cầu
trên các thùng chứa chất thải.

-

Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ.
Chăm sóc sức khoẻ
• Kế hoạch khám sức khoẻ định kỳ hàng năm: 2 lần /năm tại Trung tâm Y Tế Quận Bình Tân gần địa bàn
công ty.
• Chính sách về bảo hiểm xã hội, y tế, chế độ đối với bệnh nghề nghiệp/tai nạn lao động: thực hiện theo
đúng chế độ của nhà nước. Cụ thể như sau:
-

Đối với bảo hiểm y tế: nhân viên, công nhân công ty được khám chữa bệnh và phát

thuốc miễn phí tại Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương.

-

Hưởng chế độ nghĩ lễ, tết theo đúng Bộ Luật Lao Động quy định. Thời gian làm việc
của công nhân viên công ty là 08h/ngày.

-

Chế độ ăn uống: công ty có bộ phận phục vụ, nấu cơm trưa với chế độ dinh dưỡng
đầy đủ đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ công nhân, nhân viên trong quá trình làm việc. Ngoài ra cuối
mỗi tháng, công ty còn trợ cấp sữa, đường, bột ngọt và dầu ăn cùng với trợ cấp tiền độc hại.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 9


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

-

Trong quá trình làm việc, công nhân công ty có gặp sự cố gì hay bị bệnh, tai nạn lao
động công ty chúng tôi đều chăm sóc chu đáo và hỗ trợ tiền bạc để chữa bệnh và cho nghĩ phép đến
khi sức khỏe được hồi phục mới bắt đầu làm việc trở lại. Trong thời gian nghĩ dưỡng sức, công ty
vẫn trợ cấp và tính lương hàng tháng.

• Kết quả khám sức khoẻ định kỳ mới nhất của cán bộ nhân viên: toàn bộ công nhân viên đều đảm bảo sức
khỏe tốt, đủ khả năng làm việc.

1.6.2. Biện pháp phòng cháy chữa cháy.
∗ Đối với công tác PCCC:
-

Trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ: bể PCCC, bình CO2, hệ thống báo cháy…

-

Trang bị bể nước PCCC và dự trữ sẵn sàng nguồn nước chữa cháy;

-

Định kỳ tổ chức tập huấn tại cơ sở

-

Tiến hành kiểm tra và sửa chữa và theo dõi định kỳ tất cả các máy móc, thiết bị, đường ống, nhà kho và bồn
chứa.

-

Đặc biệt quan tâm, chú ý đến công tác phòng chống sét đánh và lưu ý tiếp đất cho các bồn và thiết bị nhằm
tránh hiện tượng phát tia lửa điện gây cháy, nổ.

-

Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt, các thiết bị và phương tiện phòng cháy hiệu quả
nhất là xung quanh khu vực chứa dầu nhớt và dung môi.

∗ Đối với các kho, bãi chứa hàng hóa:

-

Không được xếp cùng kho các loại chất thải có tính chất kỵ nhau hoặc có cách chữa cháy khác nhau;

-

Các khâu bốc dỡ, cấp phát, vận chuyển phải cơ giới hóa cao;

-

Tổ chức thông gió tốt cho các kho để tránh tích tụ nồng độ đến mức nguy hiểm, đặc biệt đối với dung
môi hữu cơ;

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 10


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

-

Chỉ được sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc đèn phòng cháy nổ trong các kho chứa

-

Giữa các lô hàng trong kho phải có khoảng cách nhất định để cho các phương tiện chữa cháy có thể ra
vào được;


-

Khoảng cách giữa các nhà kho với nhau phải đảm bảo đủ rộng để xe cứu hỏa có thể ra vào dễ dàng.

∗ Đối với bồn chứa, thùng chứa
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra độ an toàn của bồn, thùng chứa.
- Xây dựng tường bao quanh bồn và khu lưu giữ thùng chứa chất thải sao cho thể tích đảm bảo chứa hết
chất thải khi sự cố xảy ra.
∗ Đối với các thiết bị điện
Các thiết bị điện sẽ được tính toán theo tiêu chuẩn quy phạm, dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng,
có thiết bị bảo vệ quá tải. Những khu vực nhiệt độ cao, dây diện phải đi ngầm hoặc được bảo vệ kỹ.
∗ Đối với công tác an toàn lao động
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân
- Bố trí quạt gió để thông thoáng, tạo điều kiện mát mẻ cho công nhân làm việc.
- Nhà máy sẽ xây dựng phòng y tế với các trang thiết bị, dụng cụ và thuốc men cần thiết để kịp thời ứng cứu sơ bộ
trước khi chuyển nạn nhân đến các bệnh viện.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 11


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI

2.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CTNH TẠI VIỆT NAM
2.1.1 Hiện trạng phát sinh CTNH

Các hoạt động thương mại và sinh hoạt trong cuộc sống, hay các hoạt động sản xuất cơng nghiệp và nơng
nghiệp mà CTNH có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của cơng nghệ
hay trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vơ tình hay cố ý. Tuỳ theo cách nhìn nhận mà có thể
phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh CTNH thành 4 nguồn chính
sau đây:
-

Hoạt động cơng nghiệp (sản xuất hố chất, thuốc bảo vệ thực vật, dệt nhuộm, giấy, cơ khí xi mạ, pin,
acquy, dầu khí, điện điện tử, vật liệu xây dựng..).

-

Hoạt động nơng nghiệp.

-

Hoạt động thương mại (nghiên cứu, thí nghiệm, rửa xe, sửa chữa cơ khí, q trình nhập – xuất các loại
hàng hố khơng đạt u cầu cho sản xuất hay hàng q hạn sử dụng…)

-

Từ rác thải sinh hoạt: thơng thường chiếm 5 – 10% khối lượng rác sinh hoạt.
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động cơng nghiệp là nguồn phát sinh CTNH lớn nhất và phụ thuộc

rất nhiều vào các loại ngành cơng nghiệp. So với các nguồn phát sinh khác, đây cũng là nguồn phát sinh mang
tính thường xun và ổn định nhất. Các nguồn phát sinh từ dân dụng hay thương mại chủ yếu khơng nhiều,
lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân. Các nguồn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Cơng ty TNHH Tân Đức Thảo


Trang 12


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn phát sinh CTNH rất khó
kiểm soát. Lượng CTNH phát sinh từ hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng
như trình độ dân trí của người dân trong khu vực.
Bảng 2.1: Lượng chất thải rắn nguy hại ở Tp.HCM và các vùng lân cận
Khối lượng chất thải rắn công nghiệp
Địa phương

nguy hại (tấn/ngày)
7/1997

Dự báo tới năm
2010

Tp.HCM

3.80

157.30

Đồng Nai

13.06

219.10


Bà Rịa – Vũng Tàu

0.71

143.56

Bình Dương

6.55

86.40

Bình Phước

0.00

42.51

Tây Ninh

0.00

10.24

Long An

0.29

43.97


Tổng cộng

24.42

703.08

(Nguồn: Tài liệu tham khảo [1])

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 13


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

Tổng lượng CTNH năm 2003 ước tính cỡ 160.000 tấn. Trong đó có khoảng 130.000 ngàn tấn CTNH phát
sinh trong công nghiệp. Còn lại là 21.000 tấn là do y tế, 8.600 là do nông nghiệp, phần lớn CTNH phát sinh tại
Miền Nam chiếm khoảng 64% tổng lượng CTNH của cả nước. CTNH tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam
gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu phát sinh một lượng lớn CTNH trong tổng lượng
CTNH của cả nước. Ước tính lượng này khoảng 73.275 tấn trong năm 2002, và có thể tăng lên 4 lần vào năm
2012 (308.775tấn). ( Nguồn: Báo cáo HTMT 2004).
Ngoài rác sinh hoạt, chất thải rắn sinh ra do các hoạt động xã hội còn phải kể đến một loại quan trọng khác
là rác y tế. Rác y tế là một trong những loại chất thải rắn nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Tại các hầu hết cơ sở y tế trong khu vực Tp.HCM và các vùng lân cận, chất thải rắn y tế (bao gồm các bệnh
phẩm, bông băng, kim tiêm…) chỉ được đốt lộ thiên hay thu gom cùng với rác thải đô thị mà chưa có biện pháp

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo


Trang 14


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

xử lý hợp vệ sinh nào. Chỉ riêng các bệnh viện trong nội thành Tp.HCM, rác y tế được thu gom bởi một đội
dịch vụ chuyên nghiệp và đem đốt tại lò đốt rác y tế tập trung.
Bảng 2.2 : Khối lượng chất thải rắn bệnh viện ở Tp.HCM và các vùng phụ cận
Địa phương

Tải lượng chất thải rắn bệnh viện
(tấn/năm)
Rác y tế

Bệnh phẩm

Tp.HCM

2.562,74

366,52

Đồng Nai

487,50

65,00

Bà Rịa – Vũng Tàu


130,65

17,42

Bình Dương

149,25

19,90

Bình Phước

59,76

7,47

Tây Ninh

199,20

24,90

Long An

339,12

42,39

3.928,22


543,60

Tổng cộng
(Nguồn: tài liệu tham khảo [1])
2.1.2 Một số loại CTNH điển hình
2.1.2.1 Các loại chất thải nhiễm dầu

Chất thải nhiễm dầu như giẻ lau, rác nhiễm dầu từ tàu thuyền và các dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, các xưởng
cơ khí, trạm sửa chữa ô tô, xe máy với khối lượng khá lớn, nhưng chưa có một nghiên cứu thống kê đầy đủ.
Chất thải phát sinh ra từ quá trình vệ sinh súc rửa bồn chứa dầu trong thành phố. Một ví dụ nghiên cứu khảo sát
điển hình tại tổng kho Nhà Bè thuộc Công ty Xăng dầu Khu vực II, nằm tại huyện Nhà Bè hằng năm có thể ước

tính khoảng 120 tấn/năm. Trong số đó cặn dầu thải bỏ theo cách chôn lấp tại chỗ khoảng 10 tấn/năm. (Nguồn:
[2])

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 15


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

Công ty dầu khí Tp.HCM (Sài Gòn Petro) có lượng dầu thải hàng năm vào khoảng 300 tấn, Công ty Hoá
Dầu chi nhánh Sài Gòn cặn dầu thải ra l 800 lít/thng.
Nhớt thải: mỗi năm lượng nhớt thải ra tại khu vực Tp.HCM khoảng 30 nghìn khối. Các kết quả phân tích

nhiều đợt cho thấy: nhớt thải có màu đen, cặn mịn phân tán, chất lỏng nhớt có thành phần trung bình: Dầu gốc ≈
60%, nhựa đường lỏng (asphalt) ≈ 15%, dầu đốt ≈ 15%, nước ≈ 10% .( Nguồn:[2]).
2.1.2.2 Dung môi hữu cơ


Từ các nhà máy sản xuất giày, sản xuất linh kiện điện tử, máy móc thiết bị … hàng tháng thải ra khoảng trên
20 tấn dung môi các loại như tricloetylen, axetôn, etylaxetat, butylaxetat, toluen ở dạng đơn chất hoặc hỗn hợp.
Thành phần của chúng thường có chứa trung bình 20 – 40% l nước và một số chất khác như cặn sơn, và một số
tạp cơ học khác.
Các loại dung môi này có khả năng gây ô nhiễm môi trường, gây cháy nổ… Các chất thải loại này cần được
thu gom sau đó đem chưng cất loại tạp chất để thu được các dung môi sạch có khả năng tái sử dụng cao.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy: lượng dung môi thu hồi đạt được thường là 60 – 70%. Một số dung môi
như tricloetylen, axetôn thu hồi đạt tiêu chuẩn dung môi công nghiệp có thể bán cho các cơ sở sản xuất sử dụng
lại. Hiện nay các loại dung môi công nghiệp nói trên đang được các cơ sở tư nhân hợp đồng trực tiếp từ các cơ
sở sản xuất vận chuyển và xử lý theo hướng tái sử dụng. Phần cặn còn lại cần phải được đem đốt để tránh gây ô
nhiễm môi trường.
2.1.2.3 Chất thải có thành phần cao su, nhựa, da, sơn, keo, bùn

Sinh ra từ các nguồn sản xuất và sinh hoạt nói chung, nhựa photoresist có chứa các thành phần nguy hại như
các kim loại nặng… từ các ngành công nghiệp sản xuất các linh kiện điện tử, máy tính… ví dụ chỉ riêng công ty
Fujitsu Việt Nam hằng năm đã thải ra hàng trăm tấn chất thải (bùn, mực, photoresist, nhựa..), xí nghiệp thuộc da
Sài Gòn thải 1.0 tấn chất thải/tháng. Dệt Phước Long thải 150 tấn/năm…

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 16


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

Theo công ty Môi trường Việt Úc một số đơn vị như: Công ty SUZUKI VN mỗi tháng thải ra khoảng 4 tấn
cặn sơn, Công ty Bút bi Thiên Long thải ra khoảng 500 kg nhựa, giẻ dính mực. Một số công ty ở Bình Dương
chuyên sản xuất ron bạt đạn dùng cho xe ôtô mỗi tháng thải ra khoảng 10 tấn cao su thải có chứa phụ gia.

2.1.2.4 Chất thải của ngành dược phẩm, thuốc lá

Gồm các sản phẩm quá hạn sử dụng, chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất, hằng năm tại Tp.HCM cũng
có nhu cầu xử lý một khối lượng lớn các chất thải nói trên. Hằng ngày các nhà máy thuốc lá trong khu vực
Tp.HCM thải ra hàng chục tấn chất thải (không kể sản phẩm quá hạn sử dụng, kém chất lượng). Riêng nhà máy
thuốc lá Khánh Hội hàng ngày đã thải ra 2.8 tấn bụi thuốc/ngày, nhà máy thuốc l Sài Gòn thải 2.5 tấn/ngày, xí
nghiệp giày xuất khẩu số 1 Gò Vấp thải 72 tấn/năm…; Công ty dược Sài Gòn (xưởng 2) thải 200kg chất thải
rắn/ngày. Công ty Rossel, Mêcophar, Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM mỗi tháng cũng thải ra hàng trăm kg
chất thải rắn.
2.1.3 Kết quả khảo sát CTRCN và CTNH tại một số cơ sở sản xuất
Kết quả khảo sát thành phần chất thải rắn tổng hợp từ 42 cơ sở sản xuất trong Tp.HCM của Công ty Môi
trường Đô thị được trình bày như ở bảng 2.3
Thành phần chất thải trơ khó phân hủy (rìa cao su, da, simili, vải vụn…) khá cao, chủ yếu phát sinh từ các
nhà máy xí nghiệp giày da, đây là nguồn rác có thể đốt được do không thể tái sử dụng (khối lượng là 5.526
kg/ngày), chiếm khoảng 36.8% khối lượng rác thải hằng ngày từ các nhà máy.
Chất thải có nguồn gốc từ chế biến sản phẩm động thực vật của các nhà máy chế biến nông hải sản cũng thải
ra ngoài môi trường một lượng chất thải khá lớn, lượng chất thải này rất dễ phân hủy gây mùi hôi trong điều
kiện đổ đống. Khối lượng 4321 kg/ngày, chiếm khoảng 28.8% khối lượng rác thải hằng ngày từ các nhà máy.
Lượng chất thải tái sử dụng là: 5164 kg/ngày, chiếm khoảng 34.4% khối lượng rác thải hằng ngày từ các nhà
máy.
Bảng 2.3: Tổng hợp khối lượng thành phần rác từ các nhà máy đã điều tra
Thành phần

Khối lượng

Hiện trạng xử

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo


Trang 17


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

(kg/ngày)



1.917

Bán để tái sinh

4.321

Đổ ngoài bãi

I. Chất thải cháy được
1.1 Rác thải từ các nhà máy
1. Giấy, bao bì giấy, thùng chứa bằng
giấy…
2. Chất hữu cơ dư thừa từ quá trình chế
biến thực phẩm (rau, củ, quả, rác có nguồn

rác

gốc động vật)
3. Rác quét dọn nhà vườn: lá cây, cành

266


cây…

Đổ ngoài bãi
rác

4. Plastic, bao bì nhựa, mủ vụn…
5. Cao su, rìa cao su, da, simili, mút xốp…
6. Vải: bao bì vải, vải vụn, giẻ lau…
7. Gỗ: các loại gỗ vụn, cây…

297

Bán để tái sinh

4.590

Đổ bỏ

455

Đổ bỏ

2.950

Bán, tận dụng
đốt

8. Các hợp chất hữu cơ khác.
Tổng cộng

1.2 Thành phần nguy hại khác
1. Cặn dầu, dầu nhớt thải bỏ

215

Đổ bỏ

15.011
Số lượng
2.000 lít/6tháng
67 lít/tháng
10.000 lít/năm

2. Bao bì chứa đựng sơn, keo dán, hoá
chất:

15 kg/tháng

- 43 thùng chứa keo

200 lít/ngày

- 1 thùng chứa hoá chất

15 kg/tháng

- 2 thùng đựng màu loại
Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo


Trang 18


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

- Hộp mực in đã sử dụng hết

5 kg/năm

3. Sơn đóng rắn, màng sơn và các loại

Các cơ sở không khai báo

chất thải lỏng hữu cơ khác (dung môi, hoá
chất hết hạn …)
II. Thành phần không cháy được
1. Thủy tinh: thủy tinh vụn, chai lọ thủy
tinh …
2. Ceramic: sành sứ
3. Kim loại: phế thải kim loại, thùng chứa

100 kg/tháng

bằng kim loại…
4. Sét, đất đá, các loại trơ khác, xỉ than.

530 kg/tháng

(Nguồn: tài liệu tham khảo [3])
Hiện trạng xử lý CTNH của các nhà máy:

Nhìn chung các nhà máy chưa có ý thức tốt trong công tác quản lý chất thải rắn của mình, chất thải đổ khá
bừa bãi hoặc đổ không đúng nơi quy định. Các biện pháp xử lý thông thường của các cơ sở như:
-

Giấy, nylon nhựa mũ, thùng kim loại: tập trung và bán cho các tổ hợp sản xuất.

-

Bụi thuốc lá: bán.

-

Cặn dầu của các công ty, nhà máy: bán.

-

Dầu cặn, bùn dầu của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè: chôn tại khuôn viên tổng kho.

-

Gỗ vụn: tận dụng đốt lò hơi, bán lấp mặt bằng.

-

Vải vụn, simili, da...: thuê người đến thu gom và đổ bỏ.

-

Bao bì nylon, nhựa mủ: tập trung bán.


- Vụn mút xốp (của công ty Bình Tiên): bán để sản xuất tấm nhựa trải sàn.
- Thùng sơn, hóa chất đã sử dụng: bán, đổ bỏ.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 19


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

Các loại phế thải động thực vật, rác quét dọn nhà xưởng: thuê công ty dịch vụ đô thị đến thu gom.
Các thùng chứa, các bao bì sơn, keo dán, mực in đều được tận dụng lại với mục đích sinh hoạt.
Hầu hết các chủ đầu tư đều rất quan tâm và có thái độ ủng hộ để Thành Phố có dự án xử lý chất thải, tuy
nhiên các chủ đầu tư cũng quan tâm nhiều đến giá thành xử lý (có bao cấp không).
2.1.4 Hoạt động quản lý, xử lý CTCN và CTNH tại Tp.HCM
Đối với chất thải y tế: đã tổ chức phân loại, tồn trữ, thu gom rác theo đúng quy cách cho gần 200 cơ sở y tế
và bệnh viện, hiện nay chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt với công suất 7000 tấn/ngày, có hệ thống xử
lý khí thải đạt tiêu chuẩn, đặt dưới sự quản lý của Công ty Môi trường Đô thị. Lò đốt bằng gas, sử dụng nhiệt
theo công nghệ hiệu ứng nhiệt phân.
Đối với chất thải công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại: Thành phố đang khuyến khích các hoạt
động thu gom và tái chế, tái sử dụng các chất thải công nghiệp còn giá trị.
Hiện nay trên địa bàn Thành phố có nhiều cơ sở tái chế chất thải công nghiệp ở quy mô nhỏ, tự phát hoạt
động không giấy phépchỉ tái chế những phần có giá trị, phần còn lại là nguy hại thải ra môi trường, điều này đã
và đang gây tác hại đến môi trường .
Tuy nhiên Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố cũng đã cấp phép thu gom vận chuyển, tái sinh và xử lý
CTNH cho một số công ty như: Công ty Môi trường Đô thị Thành phố, Công ty Biển Xanh, Công ty Tân Đức
Thảo, Công ty Xi măng HolCim, Công ty Thành Lập, Cơ sở tái chế dầu nhớt Toàn Thắng, Công ty Môi trường
Xanh, Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc và một số đơn vị khác. Các đơn vị này chỉ thu gom và xử lý CTNH
của các đơn vị Quốc doanh, Liên Doanh, các Công ty có vốn đầu tư 100% của nước ngoài, đa số các đơn vị này

họ đều cam kết bảo vệ môi trường với các bạn hàng cũng như các tổ chức Quốc tế về bảo vệ môi trường và chịu
sự giám sát chặt chẽ từ họ. Ngoài ra có một số chủ nguồn thải có ký hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý CTNH
nhưng giao chất thải rất ít, vì sợ phải trả nhiều chi phí xử lý.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố hiện tại Thành phố có khoảng 12.000 cơ sở sản xuất có phát
sinh CTNH, hằng ngày thải ra môi trường một lượng CTNH, trong đó có một lượng lớn chất thải không được
thu gom và xử lý, điều này gây tác hại nghiêm trọng tới môi trường nếu không được quản lý chặt chẽ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 20


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

Điều này khơng riêng gì đối với TP HCM mà còn đối với nhiều địa phương khác trong cả nước.
Sự ra đời Luật Bảo vệ Mơi trường năm 2005 và có hiệu lực từ năm 2006, thì CTNH đã được đưa vào luật.
Nội dung nằm trong chương VIII phần Quản lý Chất thải gồm 5 mục, 20 Điều ( Điều 66 đến Điêù 85) trong đó
CTNH nằm ở mục 2 với 7 Điều ( từ Điều 70 đến Điều 76) với những nội dung chính: Lập hồ sơ, đăng ký, cấp
phép và mã số hoạt động quản lý CTNH; phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời CTNH; vận chuyển CTNH; xử lý
CTNH; cơ sở xử lý CTNH; khu chơn lấp CTNH; quy hoạch về thu gom, xử lý, chơn lấp CTNH.
Cùng với Luật Bảo vệ Mơi trường năm 2005, Bộ tài ngun và Mơi trường đã ký ban hành Quyết định: “số
23/2006/QĐ-BTNMT Về việc ban hành danh mục CTNH” và Thơng Tư “ số 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn
điều kiện hành nghề và thủ tục lập lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quan lý chất thải nguy hại”
ngày 26 tháng 12 năm 2006, thay thế cho “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế
quản lý chất thải nguy hại: 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 07 năm 1999”
Ngồi ra, thì Bộ Cơng an đã thành lập Cục cảnh sát mơi trường nhằm giám sát và quản lý các hoạt động
thải bỏ, vận chuyển CTNH có hệ thống và hiệu quả.
Thành Phố đã triển khai một dự án quy hoạch tổng thể quản lý chất thải nguy hại cho khu vực vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, kinh phí do Na Uy tài trợ. Nội dung chính của chính sách chất thải nguy hại là:
- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm về quản lý chất thải nguy hại, tạo cơ sở pháp lý để quản

lý chúng.
- Tiến hành kiểm kê và đăng ký chất thải nguy hại đối với mọi ngành sản xuất có phát sinh chất thải nguy
hại.
- Chính sách cưỡng chế kết hợp với khuyến khích để giảm thiểu chất thải từ nguồn phát sinh.
- Chính sách ưu tiên đầu tư trang thiết bị cho thu gom, vận chuyển, xử lý và thải bỏ chất thải nguy hại.
- Thực hiện Cơng ước Basel; cấm xuất khẩu và nhập khẩu hoặc vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới
theo đúng các điều khoản của cơng ước.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Cơng ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 21


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

- Tăng cường nhân lực, các thiết bị quan trắc, phân tích chất thải nguy hại đối với các cơ quan quản lý, các
trung tâm hay viện nghiên cứu khoa học làm nhiệm vụ kiểm soát chất thải nguy hại.
- Tăng cường công tác truyền thông và phổ cập thông tin đối với tất cả cán bộ quản lý môi trường, đối với
tất cả những người sản xuất cũng như đối với quảng đại nhân dân về các hóa chất độc hại và chất thải nguy
hại, phương pháp phòng tránh tác hại của chất thải nguy hại. Nâng cao nhận thức cho mọi người để thực
hiện tốt pháp luật, các tiêu chuẩn và quyeát ñònh quản lý CTNH.
- Trong chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, dự kiến
sẽ ưu tiên đầu tư hai trung tâm xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại hai khu khu vực phát triển kinh tế
trọng điểm phía Nam và phía Bắc.
Bảng 2.4: Khối lượng rác công nghiệp và CTNH ở Tp.HCM (đvt: tấn)
Năm

Dự báo đến


Dự báo đến

1999

năm 2010

năm 2020

Khu công nghiệp, chế xuất

62.726,4

641.808

1.664.685

Nhà máy lớn ngoài khu CN

58.844,8

167.891

435.466

Cơ sở nhỏ, vừa ngoài khu CN

456.155,9

1.301.466


3.375.668

Bệnh viện

1.460,0

4.166

10.804

CTCN và CTNH trong rác sinh hoạt đô thị

79.512,0

226.857

588.409

668.597

2.370.428

6.148.280

Nguồn

Tổng cộng
(Nguồn: tài liệu tham khảo [4].)

Năm 1999, lượng chất thải công nghiệp trên địa bàn Tp.HCM khoảng 2000 tấn/ngày, dự báo tới năm 2010

con số này lên tới gần 8000 tấn/ngày. Trong đó chỉ cần xử lý 30% lượng rác trên bằng phương pháp đốt (do
không tái chế và chôn lấp được cùng rác sinh hoạt) thì nhu cầu đốt chất thải hiện nay là trên 600 tấn/ngày và tới
năm 2010 sẽ là trên 2400 tấn/ngày. Theo số liệu thống kê của Công ty Môi trường Đô thị thì lượng rác y tế
trong năm 2003 của Tp.HCM là khoảng 2250 tấn, còn trong quý 1 năm 2004 lượng rác y tế là 570 tấn; hầu hết
lượng rác y tế của Thành phố đều được thu gom và đem đi đốt ở các lò đốt rác y tế tập trung.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 22


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Hiện tại, có một số phương pháp xử lý chất thải đang được áp dụng rộng rãi như sau: 2.2.1 Phương pháp
chôn lấp
Phương pháp chôn lấp chủ yếu áp dụng cho chất thải rắn nguy hại là phương pháp lưu giữ chất thải trong
một bãi và có phủ đất lên trên. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của
chất thải khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học để
tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như acid hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí:
CO2, CH4…
Điều kiện chôn lấp tại các bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại, chất thải có khả năng phân huỷ theo thời
gian.
Ưu điểm: Vốn đầu tư thấp, quản lý dễ.
Khuyết điểm:
 Tốn nhiều đất.
 Có khả năng phát sinh ô nhiễm môi trường lớn (đất, nước mặt, nước ngầm, không khí…)
 Phát sinh côn trùng và dịch bệnh.
 Chi phí xử lý phát sinh ô nhiễm cao. Những bãi chốn lấp cải tiến và hợp vệ sinh ngoài việc cần đảm


bảo chống thấm của nước rác còn phải có các công trình như: cầu cân, phân loại và xử lý rác độc hại, đầm lèn,
che đậy khoan trung gian, hệ thống thoát nước mưa riêng và phủ đất các ô đạt độ cao. Để giảm mùi hôi còn phải
có hàng rào cách ly và sử dụng các chế phẩm vi sinh.
Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có bãi chôn lấp nào thảo mãn các điều kiện nêu trên, hơn nữa phân sinh ra từ
các bãi chôn lấp cũng không sử dụng được cho đồng ruộng nước ta. Thế nhưng ở nước ta, hầu hết phương pháp
xử lý chất thải rắn là phương pháp này.
2.2.2 Phương pháp tái sinh, tái chế

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 23


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN

Phương pháp tái sinh, tái chế là phương pháp thu hồi lại các sản phẩm có giá trị từ CTNH như: kim loại
màu, dầu nhớt, dung môi hoá chất, nhựa, cao su, kim loại thùng chứa các loại… để sử dụng lại và cung cấp
nguyên liệu cho hoạt động sản xuất khác.
Hiện nay thì hầu hết các đơn vị có chức năng xử lý CTNH đều có các thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt
động tái sinh tái chế với các phương pháp chủ yếu như: Đốt, tách chiết, chưng cất, hấp phụ, nghiền xay..
Ưu điểm:
-

Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu tái chế thay cho vật liệu gốc.

-

Giảm lượng rác thải thông qua giảm chi phí đổ bỏ, giảm tác động do môi trường đổ thải gây ra.


2.2.3 Xử lý chất thải bằng phương pháp đốt
Phương pháp đốt là một kỹ thuật được áp dụng khi một lượng lớn chất thải nguy hại cần được tiêu huỷ.
Phương pháp này bảo đảm khả năng phân huỷ chất thải có hiệu quả cao đối với hầu hết các chất thải hữu cơ và
lượng khí thải sinh ra với lượng nhỏ có thể kiểm soát được.
Ưu điểm:
 Cụ thể xử lý chất thải trơ về mặt hoá học, khó phân hủy sinh học. Các chất ô nhiễm trong khí thải sinh

ra từ quá trình đốt có thể được xử lý tới mức cần thiết để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực tới môi
trường.
 Giảm thể tích rác thải ở mức nhỏ nhất, có khả năng giảm 90 – 95% trọng lượng chất thải hữu cơ trong

chất thải, chuyển thành dạng khí trong thời gian ngắn, trong khi các phương pháp khác đòi hỏi thời gian
xử lý lâu hơn.
 Không cần tốn nhiều diện tích đất sử dụng. Trong nhiều trường hợp có thể xử lý tại chỗ mà không cần

phải vận chuyển đi xa, tránh được các rủi ro khi vận chuyển.
 Có thể tái sinh năng lượng.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 24


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC DÂN
 Hiệu quả xử lý cao đối với các loại chất thải hữu cơ chứa vi trùng lây nhiễm (như chất thải y tế), cũng

như các loại CTNH khác (thuốc bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ, chất thải nhiễm dầu…)
Nhược điểm:

 Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao, chế độ tập huấn tốt.
 Phương pháp này gây ô nhiễm thứ cấp, bùn thải từ hệ thống xử lý khí, cặn tro sau quy trình đốt
 Giá thành đầu tư ban đầu cao hơn so với các phương pháp xử lý khác, chi phí xừ lý chất thải cao.
 Những tiềm năng tác động đến con người và môi trường có thể xảy ra, do trong quy trình đốt chất thải

có thể gây ô nhiễm môi trường nếu các biện pháp kiểm soát quá trình đốt, xử lý khí thải không đảm bảo.
 Không xử lý được các loại chất thải có hàm lượng ẩm quá cao, các thành phần không cháy cao (chất

thải vô cơ).
 Phải chi phí nhiên liệu bổ sung cho quy trình đốt để đạt nhiệt độ đốt theo yêu cầu.
 Lò hoạt động sau một thời gian phải ngừng để bảo dưỡng, sẽ làm gián đoạn quá trình xử lý.

2.2.4 Phương pháp oxi hoá, trung hoà
Phương pháp này chủ yếu dùng hoá chất để oxí hoá CTNH chủ yếu là chất thải lỏng, và nước thải sinh ra
từ quá trình súc rửa các loại thùng chứa hoá chất. Trung hoà chất thải có tính axít, kiềm. Phương pháp này cơ
bản lại sinh ra bùn thải có đặc tính nguy hại
2.2.5 Phương pháp ổ định hóa rắn
Phương pháp này chủ yếu xử lý CTNH mà các phương pháp trên không tiến hành được. Sử dụng để xử lý
các chất thải rắn như bùn thải, cặn tro sinh ra từ quá trình đốt, bóng đèn huỳnh quang, màn hình điện tử và một
số chất thải rắn khác... kết hợp với phụ gia nhằm mục đích ổn định, cố định bê tông hoá tính nguy hại của chất
thải nhằm giảm và hạn chế sự phát tán chất độc vào môi trường.
2.3 TÌNH HÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTNH TẠI CÔNG TY TÂN ĐỨC THẢO
2.3.1 Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Quy trình xử lý CTRCN và CTNH - Công ty TNHH Tân Đức Thảo

Trang 25



×