Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.57 KB, 17 trang )

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

I. Đặc điểm tự nhiên- kinh tế - xã hội
1. Vị trí địa lý – điều liện tự nhiên
Huyện Văn Chấn là huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên 121.090,02
ha, chiếm 17% diện tích toàn tỉnh. Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái,
phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn
Yên, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Văn Chấn cách
trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km;
cách Hà Nội 200 km, có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là
cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù
Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đường quốc lộ 37 chạy qua 4 xã,
đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh
và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.
- Núi, sông, hồ
Văn Chấn nằm trên sườn Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao
trung bình là 400m, đỉnh núi cao nhất có độ cao là 2.065m và có điểm thấp nhất
là 300m. Địa hình Văn Chấn phức tạp có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt, do
vậy địa hình phân cắt thành các dải xen kẽ giữa núi cao, đồi thấp là các thung
lũng lòng máng hẹp kéo dài theo hướng Đông Nam - Tây Bắc như vùng lòng
máng từ Sơn Lương đến Nậm Búng, vùng đồng bằng Mường Lò, vùng lòng
máng Sơn Thịnh - Đồng Khê, vùng lòng máng Cát Thịnh - Thượng Bằng La.
Trên địa bàn huyện Văn Chấn có 3 hệ thống sông ngòi, suối lớn:
1


+ Hệ thống suối ngòi Thia dài 104km, có diện tích lưu vực 824km 2, gồm
các nhánh: Ngòi Thia, Nậm Tăng, Nậm Mười, Nậm Đông.
+ Hệ thống suối Ngòi Lao dài 66km, có diện tích lưu vực là 510km 2 gồm
các nhánh: Ngòi Phà, Ngòi Tú, Ngòi Mỵ.


+ Hệ thống suối Ngòi Hút có diện tích lưu vực thuộc Văn Chấn là
397km2, hệ thống này có nhiều suối nhỏ.
Các hệ thống suối trên địa bàn huyện Văn Chấn đều bắt nguồn từ núi cao
có độ dốc lớn nên có nguồn năng lượng rất lớn có thể phục vụ phát triển kinh tế,
nhưng cũng dễ gây nên các sự cố môi trường.
- Sản vật (lâm, thổ sản, khoáng sản...)
Huyện có gần 24.000ha rừng tự nhiên với tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên
hiện còn gần 3 triệu m3và các loại cây tre, nứa, vầu...Trong rừng có nhiều lâm,
thổ, sản khác như các loại cây dược liệu, cây lấy sợi, cây lấy củ...
Văn Chấn có tiềm năng khoáng sản kim loại mà nhiều nhất là sắt phân bố
ở nhiều nơi như Sùng Đô, Làng Mỵ...với trữ lượng đến vài chục triệu tấn nhưng
hàm lượng thấp. Ngoài ra về đá kim có chì kẽm ở Tú Lệ và một số khoáng sản
khác chưa có điều kiện nghiên cứu.
Vật liệu xây dựng được phân bố trên địa bàn toàn huyện như đá vôi, cát,
sỏi...
Về nhiên liệu có than đá ở suối Quyền, Thượng Bằng La, Đồng Khê, thị
trấn Nông Trường Liên Sơn, nhưng trữ lượng không lớn và nằm rải rác. Than
bùn có ở Phù Nham có điều kiện khai thác thuận lợi, hiện đang được khai thác để
sản xuất vật liệu xây dựng và phân bón hữu cơ vi sinh.

2


Văn Chấn có 3 nguồn nước khoáng nóng, một nguồn tại Bản Bon (xã Sơn
A), nguồn nước khoáng nóng xã Phù Nam được phun lên từ mỏ than bùn, còn
ngồn nước khoáng rừng Si nằm trên địa bàn thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.
2. Đặc điểm địa hình
Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình
phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng
phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m. Tuy địa hình khá phức tạp

nhưng chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò)
gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên
2.400 ha đứng thứ 2 trong 4 cánh đồng Tây Bắc. Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn,
có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước. Vùng cao thượng
huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600 m trở lên, có tiềm năng về đất đai,
lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi đại gia súc.
Đồng bằng Mường Lò, phía Đông có dãy núi Bu và núi Dông; phía Tây
là dãy núi Sà Phình, hai dãy núi này vòng ra như một vành đai kiên cố bảo vệ 9
xã vùng đồng bằng Mường Lò. Nhìn từ núi cao xuống, theo quan niệm xưa, đây
là thế “tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ”, một thế địa hình để dựng nghiệp muôn
đời.
Vùng thượng huyện có một bộ phận thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hũng vĩ
kéo dài quá Đông Bắc Mù Cang Chải về gần đến Tú Lệ hình thành đèo
Khau Phạ nổi tiếng. Vùng ngoài có đèo Lũng Lô và dãy núi Đá Xô, đèo ách
hùng vĩ.
3. Khí hậu
Văn Chấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
20 – 30 0C; mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống dưới tới -2 đến -3 oC. Tổng nhiệt

3


độ cả năm đạt 7.500 – 8.100 oC; lượng mưa được chia thành hai mùa rõ rệt, từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa mưa ít, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm
là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 đến 1600 mm. Số
ngày mưa trong năm 140 ngày. Độ ẩm bình quân từ 83% - 87%, thấp nhất là
50%. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau; lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm
đạt 45%, thích hợp phát triển các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới và các
loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp.

4. Văn hoá
Văn Chấn là vùng đất hội tụ của nhiều dân tộc, trên địa bàn Văn Chấn có
23 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân tộc Thái, Tày là những người cư trú trên
địa bàn từ lâu đời. Văn Chấn – Mường Lò còn là trung tâm đầu tiên của người
Thái ở Việt Nam rồi từ đây toả đi các địa bàn khác. Xếp theo ngữ hệ có thể chia
thành 5 nhóm: Thái – Tày; Việt - Mường; Nam Á (Khơ Mú); HMông – Dao;
Hán. Văn hoá nghệ thuật phong phú, đa dạng; người Thái có tác phẩm “Sống trụ
sôn xao”, tập thơ trữ tình “In khẩu khuống”, sách Cầm Hánh tạp Sấc Klương
(Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng) ca ngợi nghĩa quân Cầm Ngọc Hánh đánh giặc
Cờ vàng, “Truyền thuyết rêu đá”... Ngoài ra các dân tộc khác cũng có nhiều
truyền thuyết, truyện cổ tích như sự tích Nàng Han của người Khơ Mú, bà chúa
Nả, Tạo Cút, Tạo Đuổn của người Tày.
Dân ca, dân vũ đặc sắc, độc đáo chiếm một phần đáng kể trong đời sống
của nhân dân, tiêu biểu là: múa xoè, múa xạp, hát khắp, hát nôm của dân tộc
Thái, Tày; múa chiêng, hát Pi – ca - đô của người Khơ Mú; múa khèn của dân
tộc H'Mông; hát đang của dân tộc Mường; tục hát “Tháng giêng” của người
Giáy...

4


Lễ hội, trò chơi dân gian phong phú, hấp dẫn thường tổ chức vào các dịp
ngày lễ tết cổ truyền. Người Thái có lễ hội “Xên đông”, “Xên mường”, “Lồng
tồng”, trò chơi tó mắc lẹ, ném còn. Lễ hội “Rước mẹ lúa”, “Mùa măng mọc” của
người Khơ Mú. Hội ‘Gầu tào”, “Nào sồng”, cưỡi ngựa bắn súng, đánh yến, ném
pao dân tộc H'Mông. Lễ hội “Tăm khẩu mẩu” (giã cốm), “Hội cầu mùa”, đu
quay, gõ đuống dân tộc Tày. Lễ “Cấp sắc”, “Tết nhảy” dân tộc Dao...
Di chỉ khảo cổ học: Tìm thấy công cụ bằng đá và xương cốt động vật
cách đây khoảng 10 vạn năm ở hang Thẩm Thoóng xã Thượng Bằng La, hang
Thẩm Han xã Sơn A; công cụ bằng đá thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn

cách đây từ 8 – 10 ngàn năm; trống đồng xã Nghĩa Sơn, Thạch Lương, Phù
Nham cách đây 2000 năm cho thấy Văn Chấn là một địa bàn sinh tụ của người
cổ xưa.
Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên; chịu ảnh hưởng của nhiều
tôn giáo khác nhau như: đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão, Thiên Chúa giáo tạo cho
Văn Chấn một miền đất đa tôn giáo kết hợp với những tín ngưỡng bản địa đặc
sắc càng làm cho đời sống văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo thêm đa dạng.
Những hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian đã tạo cho Văn Chấn một
nền văn hoá giàu sắc thái, đa dạng nhưng thống nhất, là sắc mầu văn hoá dân
gian độc đáo ở phía Tây của tỉnh và là trung tâm của vùng văn hoá Mường Lò –
một trong 3 vùng văn hoá tỉnh Yên Bái. Đây là một lợi thế không nhỏ để Văn
Chấn phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
5. Xã hội
Huyện Văn Chấn, có 31 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (03 thị trấn và
28 xã). Xã Sơn Thịnh đồng thời là huyện lỵ. Dân số 153.301 người, gồm 18 dân

5


tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, H'Mông, Nùng, Hoa,
Khơ Mú, Phù Lá, Bố Y... Trong đó 8 dân tộc chủ yếu Kinh 34%; Thái 23%; Tày
17%; Dao 9%; Mường 7%; H'Mông 7%; Giáy 1,48%; Khơ Mú 1%, chia thành 3
vùng cư trú; vùng ngoài đại đa số dân tộc Tày; vùng đồng bằng đa số đồng bào
Thái, đồng bào Kinh và Mường; vùng cao chủ yếu dân tộc Dao, H'Mông. Mật độ
dân số 121 người/km2.
Tổng số lao động trong độ tuổi 88.554 người; số lao động trong độ tuổi
hoạt động kinh tế 70.866 người; số lao động trong độ tuổi không hoạt động kinh
tế 17.688 người, với lực lượng lao động đông đảo chính là nguồn lực, tiềm năng
phát triển kinh tế của huyện.

6. Kinh tế
Do địa hình khá phức tạp nên Văn Chấn được chia thành 3 tiểu vùng kinh
tế: Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng
phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha đứng thứ 2 trong 4 cánh đồng
Tây Bắc. Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn
rừng và trồng lúa nước. Vùng cao thượng huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung
bình 600 m trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi đại
gia súc. Lực lượng lao động trong độ tuổi có 88.554 người; trong đó lao động
trong độ tuổi hoạt động kinh tế 70.866 người, đây chính là nguồn lực, tiềm năng
phát triển kinh tế của huyện.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện thời kỳ 2006-2015 là 12,1%
trong đó , nông nghiệp tăng 7,8%, công nghiệp, xây dựng tăng 15%, dịch vụ tăng
14,18%. Nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng SX hàng hoá, gắn với
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tăng cường đầu tư thâm
canh, ứng dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm; thực hiện chính sách nhiều thành phần, thúc đẩy kinh tế hộ,
6


kinh tế hợp tác phát triển theo hướng trang trại và doanh nghiệp với quy mô hợp
lý. Hình thành các vùng chuyên canh tập trung với quy mô lớn, đảm bảo nguồn
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hình thành vùng rừng phòng hộ cho cánh
đồng Mường Lò, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Về
thương mại, dịch vụ, du lịch: Củng cố các cơ sở thương nghiệp nhà nước tại các
thị trấn, thị tứ điểm dân cư, cụm xã để đảm bảo cung cấp các mặt hàng chính
sách, các vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, phát huy vai trò
kinh tế tập thể, mở rộng mạng lưới đại lý bán lẻ để góp phần củng cố thương
nghiệp nhà nước và hợp tác xã giữ vai trò chủ đạo. Đầu tư, nâng cấp hệ thống
chợ hiện có, xây dựng chợ đầu mối tại khu vực vùng ngoài và các chợ xã vùng
cao để tăng cường trao đổi giao lưu hàng hoá, phát triển dịch vụ. Huyện Văn

Chấn xúc tiến xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Giàng, khu suối nước nóng
Bản Bon (xã Sơn A), Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), xây dựng các làng bản với những
nét riêng biệt về văn hoá, ẩm thực dân tộc độc đáo… kêu gọi đầu tư khu du lịch
sinh thái Suối Thia (xã An Lương), suối Hán (xã Thượng Bằng La), đẩy mạnh
phát triển các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bưu chính viễn thông, du lịch, dịch vụ
vận tải… đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của phát triển sản xuất và đời sống
của nhân dân, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng xã hội năm 2015 đạt 322,7 tỷ đồng.
II. Tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch ở Văn Chấn
Văn Chấn có tiềm năng để phát triển du lịch với các loại hình du lịch văn hoá
tộc người, sinh thái, nghỉ dưỡng. Nhiều điểm di tích, danh lam thắng cảnh nổi
tiếng như Đèo Lũng Lô, khu sinh thái Suối Giàng có độ cao trên 1300 m, với
loại chè Shan hàng trăm năm tuổi, quanh năm mát mẻ; suối khoáng nóng bản
Bon, bản Hốc; thành Viềng Công, Nậm Tốc Tát gắn liền với văn hoá dân tộc
Thái; Khu di chỉ khảo cổ học: Hang Thẩm Thoóng, Thẩm Han; cánh đồng

7


Mường Lò; nếp thơm Tú Lệ... Văn Chấn – Mường Lò là vùng đất sinh sống của
nhiều dân tộc mỗi dân tộc có phong tục tập quán, lễ hội mang đậm bản sắc riêng
biệt, độc đáo vùng miền.
Theo quy hoạch của tỉnh Yên Bái, Văn Chấn nằm trong tua “du lịch về cội
nguồn”; Hà Nội - Phú Thọ – Yên Bái – Lào Cai và là cửa ngõ đi các tỉnh trong
vùng Tây Bắc.
Văn Chấn là huyện có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn
hóa riêng và độc đáo, văn hóa dân tộc vẫn còn mang đậm nguyên sơ. Huyện Văn
Chấn nhiều du khách biết đến với nhiều di tích lịch sử cách mạng- văn hóa và
danh thắng nổi tiếng khắp cả nước. Đây là những thế mạnh, tiềm năng để huyện
Văn Chấn phát triển du lịch lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ

dưỡng. thu hút du khách thập phương đến thăm quan. Ngoài không khí mát mẻ,
du khách còn được thăm
Nằm ở độ cao trên 1300m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ và
trong lành tạo điều kiện cho cây chè Shan tuyết phát triển mạnh. Đây là một
trong thế mạnh của xã Suối Giàng quan cây chè Shan tuyết cổ thụ hơn trăm năm
tuổi. Chè Shan tuyết ở đây được du khách ưa chuộng bởi là loại chè sạch tuyệt
đối không sử dụng một loại thuốc hóa học nào. Và được sao bằng phương pháp
thủ công, khi thưởng thức chè Shan tuyết, nước chè xanh ngắt, nhấp ngụm nước
chè ban đầu có vị chát ở đầu lưỡi sau đó có vị ngọt mát, đó là nét đặc trưng của
chè Suối Giàng. Du khách đến Suối Giàng không chỉ được thưởng thức hương vị
chè Shan tuyết, mà còn được thăm quan cây chè tổ hơn trăm năm tuổi mà du
khách còn được tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng của Mông nơi đây vẫn
còn giữ được nét văn hóa truyền thống như nghề rèn thủ công để làm ra những
con dao làm nương và sử dụng hàng ngày, làm ra những trang phục của người
Mông. Vào mỗi dịp đầu xuân du khách đến Suối Giàng còn được hòa mình vào

8


những điệu múa đi hội, múa khèn của những chàng trai cô gái Mông trong trang
phục dân tộc mang nét văn hóa truyền thống.
Cách trung tâm huyện lỵ Văn Chấn – Yên Bái 12 km, thôn Pang Cáng nằm ở
phía Tây xã Suối Giàng. Cách đây hơn 300 năm, tộc người Mông di cư từ
phương Bắc đến, lập bản sinh sống trên mảnh đất xã Suối Giàng. Pang Cáng với
100% dân tộc Mông - những con người nổi tiếng cần cù, chịu khó, văn hoá
truyền thống độc đáo, đặc sắc cùng với cây chè Shan tuyết cổ thụ đã trở thành
thương hiệu của vùng đất nơi đây. Đến với Pang Cáng ngoài được tận hưởng
không khí thoáng đạt, mát mẻ ở độ cao trên 1300m, quý khách sẽ được dạo
quanh ngôi làng cổ của người Mông để thăm thú những nét kiến trúc đặc trưng,
những nghề truyền thống, những đồi chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi,

hay khu rừng thiêng được người dân tôn sùng bảo vệ. Bên cạnh đó, Pang Cáng
còn đặc biệt hấp dẫn du khách những món ăn mang đậm tính dân tộc như: rượu
sắn, mèn mén, bánh trưng, bánh dày, thịt trâu sấy, gà đồi, lợn cắp nách…với
những đêm lửa trại, những điệu múa, tiếng khèn, tiếng sáo trầm bổng, trữ tình
của những chàng trai, cô gái. Với những nét văn hoá đặc trưng, điều kiện thiên
nhiên và sự thân thiện, mến khách của người dân nơi đây, Pang Cáng đã và đang
được quan tâm, đầu tư trở thành một điểm du lịch thú vị, hấp dẫn.
Chia tay xã vùng cao Suối Giàng, nơi có khu du lịch sinh thái chúng
ta đến khu du lịch Suối khoáng nóng Bản Hốc xã Sơn Thịnh là điểm nghỉ dưỡng
lý tưởng của du khách. Cách Hà Nội gần 200km; Thôn Bản Hốc nằm ngay trung
tâm của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Với gần 80% là dân tộc Thái, sống chủ
yếu bằng làm nông nghiệp. Nơi đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn những nét văn
hoá đặc trưng của dân tộc Thái.
Đến với Bản Hốc ngoài được khám phá những nét thú vị, đặc sắc của văn
hoá dân tộc Thái với những ngôi nhà sàn truyền thống, tìm hiểu những nghề thủ
9


công hay thưởng thức những ly rượu men lá, rượu cần cùng với điệu xoè say
đắm đã đi vào câu thơ, lời hát. Du khách còn được ngâm mình trong suối khoáng
nóng tự nhiên quanh năm có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ hoặc thử sức với
những dãy núi đá vôi khám phá hang Dơi, tham gia đốt lửa trại….
Nói đến bản Hốc và dân tộc Thái không thể bỏ qua những món ăn nổi
tiếng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc với Cá suối nướng (pa pỉng tộp); rêu đá
nướng; thịt chua; thịt ngựa, trâu, lợn xấy; cá mọc; cá xôi; ếch nướng; hay rau xôi,
sắn xôi, cơm xôi ngũ sắc, cơm lam; rượu cần, rượu men lá…. chắc chắn sẽ gây
ấn tượng trong lòng du khách.
Với những nét văn hoá đặc trưng, điều kiện thiên nhiên cùng sự thân thiện,
mến khách của người dân nơi đây. Bản Hốc hứa hẹn một điểm du lịch hấp dẫn,
thú vị.

Hiện nay, huyện Văn Chấn đã quy hoạch thành 4 cụm du lịch gồm: Cụm du lịch
sinh thái Suối Giàng, du lịch văn hóa dân tộc Mông, nghỉ dưỡng suối khoáng
nóng Bản Hốc xã Sơn Thịnh. Cụm di tích lịch sử đèo Lũng Lô và hang Thẩm
Thoóng, di chỉ khảo cổ thuộc xã Thượng Bằng La, di tích lịch sử cách mạng Đá
Xô xã Cát Thịnh. Cụm di tích lịch sử thành Viềng Công và văn hóa tộc người
Thái, Khơmú gắn với hang Thẩm Han, làng văn hóa du lịch Ao Luông và 19
điểm du lịch.
Song song với việc quy hoạch thành các cụm và điểm du lịch, huyện Văn Chấn
đã xây dựng và triển khai các tuyến du lịch trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của
từng điểm du lịch. Đồng thời phải đa dạng hóa các hoạt động du lịch, xây dựng
các sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng.
Gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

10


Trong những năm tới, huyện Văn Chấn tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, đưa
du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện. Gắn phát triển du lịch với
nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Có được điều đó,
huyện Văn Chấn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế
mạnh du lịch trên các phương tiện thông tin. Tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động mọi nguồn
vốn phát triển du lịch. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng
nâng cao trách nhiệm bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhằm
phục vụ du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
Bên cạnh những thế mạnh về tài nguyên nhân văn, Yên Bái địa hình phức tạp
gồm núi đất xen núi đá bị chia cắt mạnh tạo ra nhiều sông suối, núi non hùng vĩ
với hệ thống hang động, hệ thống thực vật phong phú có thể tạo nên sự đa dạng
các loại hình du lịch.

Theo Đề án phát triển tổng thể du lịch tỉnh Yên bái đến năm 2015 thì du lịch Yên
Bái được chia làm 3 khu trọng điểm gồm: khu thành phố Yên Bái và dọc sông
Hồng; khu du lịch hồ Thác Bà và khu du lịch miền Tây. Khu du lịch sinh thái hồ
Thác Bà là một quần thể rất đa dạng và độc đáo tổng diện tích 19.050ha mặt
nước với 1.331 hòn đảo lớn nhỏ, hồ Thác Bà được đánh giá là điểm du lịch có
tầm cỡ quốc gia.
Hiện tại, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm đang được đầu tư xây
dựng gồm khu khách sạn dịch vụ, khu công viên văn hoá, vui chơi giải trí, khu
nghỉ sinh thái, khu thể thao, khu vườn thú tự nhiên. Khu du lịch miền Tây với
Khu du lịch sinh thái Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400m so với mực nước
biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, thuận lợi để phát triển du lịch. Suối Giàng còn
nổi tiếng với rừng chè tuyết cổ thụ hàng trăm tuổi, một loại chè có hương vị rất

11


đặc trưng. Đặc biệt, nơi đây còn giữ được những nét văn hoá độc đáo của người
Mông phù hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch mới đáp ứng được yếu tố hấp dẫn du khách
và đảm bảo giá trị bảo tồn, do đó, phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi
trường là định hướng đúng đắn của du lịch Yên Bái. Trong những năm gần đây,
loại hình du lịch sinh thái tại Văn Chấn đang phát triển, các khu điểm du lịch
sinh thái đã được chú trọng đầu tư như Khu du lịch sinh thái hồ Thác Bà, Khu
du lịch sinh thái Suối Giàng, điểm du lịch sinh thái Vũ Linh...
Tuy nhiên, sản phẩm du lịch sinh thái ở Văn Chấn hiện mới chỉ là những loại
hình du lịch thiên nhiên. Muốn thu hút được du khách, Văn Chấn cần phát triển
du lịch cộng đồng, du khách đến các khu làng dân tộc thiểu số có cơ hội tìm hiểu
giá trị văn hoá bản địa như tập tục sinh hoạt sản xuất, lao động, tham gia vào
hoạt động lễ hội, văn hoá dân gian, cùng người dân sản xuất các sản phẩm thủ
công truyền thống, tìm hiểu kiến trúc nghệ thuật và thưởng thức các đặc sản ẩm

thực truyền thống. Loại hình du lịch này đang được tổ chức thành công tại làng
du lịch Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, làng du lịch văn hoá xã Nghĩa An
thị xã Nghĩa Lộ, làng du lịch xã La Pán Tẩn huyện Mù Cang Chải...
Du lịch Văn Chấn đang ở giai đoạn đầu khai thác, đây là điều kiện thuận lợi để
áp dụng những nguyên tắc phát triển du lịch một cách bền vững ngay từ bước
đầu, tránh tình trạng như ở một số khu điểm du lịch khác do khai thác quá mức,
không có sự quản lý, hướng dẫn đã xâm hại nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên
thiên nhiên gây tác động ngược lại với môi trường du lịch và làm mất dần những
giá trị văn hoá truyền thống. Để phát triển du lịch sinh thái mang tính bền vững,
việc phối hợp giữa các cấp, các ngành trong khai thác, quản lý là hết sức cần
thiết. Phải có những qui chế khai thác, hướng dẫn và kiểm tra sát sao đối với
những điểm du lịch chuẩn bị xây dựng, cụ thể hóa trong việc qui hoạch, quản lý

12


điểm du lịch sinh thái và luôn gắn lợi ích của cộng đồng với phát triển du lịch;
qui hoạch có phân vùng chức năng trên địa bàn du lịch trọng điểm nhằm xác
định cụ thể các khu vực, điểm cần bảo vệ nguyên vẹn, khu vực quy hoạch dự trữ
đất đai, các khu vực cần phục hồi.

III. Những cơ hội, thách thức và giải pháp cho hoạt động tổ chức và quản lý
du lịch ở Văn Chấn, Yên Bái
1. Cơ hội và thách thức
Yên Bái quyết tâm xây dựng Suối Giàng - Suối của Trời - thành điểm đến nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái và văn hóa; quảng bá thương hiệu chè Suối Giàng và
bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở đây. Ý tưởng này đang được triển khai từng
bước, giống như người Mông đi trên sườn dốc núi - đi bước nào chắc bước ấy.
Đề án bảo tồn và phát triển vùng chè cổ Suối Giàng, xây dựng khu du lịch sinh
thái Suối Giàng do UBND tỉnh Yên Bái giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

làm chủ đầu tư, huyện Văn Chấn trực tiếp thực hiện, đã lập xong quy hoạch và
triển khai xây dựng hạ tầng từ năm 2011. Đường lên đỉnh Suối Giàng mới rải
nhựa xong. Chỉ 12 km vòng quanh các vách đá kỳ thú, các trảng rừng nguyên
sinh, từ trung tâm huyện Văn Chấn, ô tô có thể đến trung tâm xã Suối Giàng.
Đường bê tông cũng đã vươn dần tới trung tâm các bản.
Mái nhà của người Mông xưa lợp bằng gỗ pơmu. Đây là một nét văn hóa vật thể
độc đáo bên cạnh những giá trị văn hóa tinh thần phi vật thể của họ. Đến nay,
nguồn gỗ pơmu cạn kiệt, những tấm phibro ximăng thay dần cho những miếng
ván gỗ trên các mái nhà mặc dù đã có những cảnh báo về sự độc hại. Ý tưởng táo
bạo trồng phục hồi dần cây pơmu trên những sườn núi dốc của Suối Giàng cũng
đã được huyện triển khai thực hiện. Qua gần mười năm, những vạt pơmu đã lớn.
Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn cũng đã được quy hoạch, hướng tầm nhìn vào

13


những vạt ruộng bậc thang vàng rực lúa nương khi ngày mùa đến trên sườn đồi
của người Mông ở lưng chừng đỉnh Suối Giàng. Nhiều cánh rừng nguyên sinh
cũng được đánh thức giá trị du lịch của nó.
Hiện nay có một tình trạng là khách du lịch đi đến các điểm du lịch xả rác bừa
bãi gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường, trước tình hình đó ban tổ chức và
quản lý tại địa phương phải có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn nếu không
sẽ để lại hình ảnh xấu trong mắt khách du lịch quốc tế và ảnh hưởng đến môi
trường sống
Đội ngũ nhân lực cho ngành du lịch ở Văn chấn còn thiếu và yếu về chuyên
môn, yếu về ngoại ngữ. những người làm công tác quản lý hoạt động du lịch ở
Văn Chấn có trình độ không đồng đều, một số người chưa qua đào tạo về quản lý
doanh nghiệp du lịch. Tuy tiềm năng du lịch rất lớn nhưng hệ thống cơ sở đào
tạo du lịch còn ít. Trong khi nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ còn thiếu
thì sự sắp xếp bộ máy chưa hợp lý gây lãng phí nhân lực.

2. Giải pháp
Trong thời gian tới ngành tập trung đa dạng hoá sản phẩm du lịch của địa
phương, chú trọng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,
du lịch văn hoá.
Tiếp tục phát huy có hiệu quả mối liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh
trong và ngoài khu vực. Tổ chức tốt các sự kiện, hoạt động trong chương trình du
lịch về cội nguồn hợp tác giữa ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Hợp tác phát
triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai
Châu, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên.
Chú trọng tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền nhằm mở rộng thị trường
du lịch và xây dựng hình ảnh du lịch của địa phương thông qua các ấn phẩm, các
kênh thông tin đại chúng, các chương trình hội thảo, toạ đàm ...

14


Bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch tại địa
phương. Ưu tiên việc đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm: khu du lịch hồ Thác
Bà, du lịch suối nước nóng bản Hốc, khu sinh thái suối giàng, khu du lịch đầm
hậu...
Bên cạnh việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, địa phương sẽ tích cực trong công tác
duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hoá nhằm bảo tồn gìn
giữ các giá trị văn hoá và tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của người dân
về phát triển du lịch bền vững, đồng thời tạo sinh kế cho người dân địa phương
giúp xoá đói, giảm nghèo.
Với phương châm đào tạo cán bộ văn hoá, thể thao và du lịch từ tỉnh đến cơ sở
đủ khả năng làm du lịch, trong thời gian tới ngành sẽ chú trọng đào tạo nguồn
nhân lực quản lý về du lịch qua các hình thức ngắn hạn và dài hạn. Đưa các đoàn
cán bộ chủ chốt, các chuyên viên quản lý nhà nước về du lịch tham dự các lớp

tập huấn trong và ngoài nước. Tăng cường cho các doanh nghiệp hoạt động du
lịch tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức phát triển du lịch, nghiệp vụ
khách sạn, nhà hàng, tham dự các diễn đàn, hội thảo, hội chợ về phát triển
thương mại du lịch.
Văn Chấn vẫn còn nhiều việc phải làm để phát huy tiền năng du lịch của mình.
Nhưng những định hướng cho du lịch sinh thái và văn hóa ở Văn Chấn đang dần
rõ nét. Những định hướng phát triển này kết hợp với Chương trình 135 của
Chính phủ và những chính sách hỗ trợ khác của Đảng và Nhà nước cho đồng bào
các dân tộc ở đây đã tạo nên những đổi thay cho nhiều thôn, bản, nhiều gia đình.
Trong quá trình đó, những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc trong phát triển
du lịch được chú trọng. Đây được xác định là điều làm nên lợi thế cho sản phẩm
du lịch của Văn Chấn.

15


PHỤ LỤC

Đèo Lũng Lô – Văn Chấn

Ruộng bậc thang Suối giàng – Văn Chấn

16


Chè shan tuyết Suối giàng

Khu du lịch bản Hốc, Văn Chấn

17




×