Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Báo cáo thực tập chuyên ngành Luật thương mại Đại học Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.58 KB, 12 trang )

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU BẮC GIANG
1.1 Khái quát chung về Công ty
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BẮC GIANG
Tên giao dịch quốc tế: BAC GIANG IMPORT-EXPORT JOIN STOK
COMPANY
Trụ sở đặt tại: số 1 đường Nguyễn Văn Cừ - Thành phố Bắc Giang - Tỉnh Bắc
Giang.
Điện thoại: (84)0240.854386 - (84)0240.853483
Fax:
(84)0240.855879
Địa chỉ điện tín: IMEXCO BAC GIANG
Mã doanh nghiệp: 2400110949 – Ngày cấp: 21/08/1998
Ngày hoạt động: 01/04/2005
Tổng giám đốc: Ngô Văn Khanh
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài Nhà nước.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang là doanh nghiệp Nhà nước được
chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo quyết định số 202/QĐ-CT ngày 22/02/2005
của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.
1.2 Sự hình thành và phát triển của Công ty
Tiền thân của Công ty là Phòng Công thương trực thuộc Ty Thương nghiệp Hà
Bắc cũ (thành lập ngày 05/03/1964). Trải qua quá trình hoạt động trong thời kỳ chiến
tranh, sau khi thống nhất đất nước, hoà nhập vào sự phát triển kinh tế trong cả nước,
ngày 01/4/1976 Ty thương nghiệp Hà Bắc đổi tên thành Sở thương mại Hà Bắc và
phòng Công thương được phát triển thành Công ty Ngoại thương Hà Bắc. Đến ngày
14/05/1993 Công ty Ngoại thương Hà Bắc đổi thành Công ty Xuất nhập khẩu Hà Bắc.
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX ngày 06/11/1996; Ngày
01/01/1997 tỉnh Hà Bắc được chia tách thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh; Đồng
thời Công ty xuất nhập khẩu Bắc Giang được tái thành lập và chính thức đi vào hoạt
động kể từ ngày 01/04/1997.
Năm 2004, trước sự đổi mới và phát triển của thị trường, căn cứ vào tình hình


kinh tế và xu thế hội nhập của đất nước, thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, Công ty đã thực hiện cổ phần hoá theo quyết định
số 202/QĐ-CT ngày 22/02/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Và ngày
01/04/2005 CTCP XNK khẩu Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động.
Trải qua nhiều lần chia tách, quá trình tái thành lập, thực hiện cổ phần hoá
Công ty gặp không ít khó khăn như tổ chức bị xáo trộn, bạn hàng bị thu hẹp cùng với sự
bàn giao thị trường. Song, với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước để hội nhập
kinh tế của nước ta với khu vực và quốc tế. Đây vừa là thuận lợi nhưng lại là một thử
thách đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và
tỉnh Bắc Giang nói riêng. Nhưng với sự năng động, sáng tạo nhanh nhạy của lãnh đạo
Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty; Được sự quan tâm giúp đỡ
của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, cơ chế chính sách mở cửa của Nhà
nước. Đến nay công ty đã tạo dựng được một mạng lưới thị trường và bạn hàng nước
ngoài hiện có khá rộng.

1


Hiện nay, Công ty vẫn đang phát triển, đã và đang có những bước đi vững chắc;
Nó đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của Công ty. Hoạt động của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Bắc Giang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất
nước và của tỉnh Bắc Giang.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
• Chức năng:
Chức năng chính của Công ty là thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất
nhập khẩu để đẩy mạnh hàng xuất khẩu trong tỉnh và ngoài tỉnh, phục vụ sản xuất
trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời, tham
gia vào các quan hệ thương mại trên thị trường quốc tế, nhằm tăng thu ngân sách, phát
triển kinh tế địa phương và tạo công ăn việc làm, có thu nhập cao, ổn định cho công
nhân viên, tăng lợi tức cho cổ đông.

Công ty thực hiện sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa,
dịch vụ trên cơ sở tuân thủ các chính sách, pháp luật của Việt Nam và các quy định có
liên quan Luật pháp quốc tế.
• Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; chỉ đạo, tổ chức định hướng
chiến lược của Công ty phù hợp với nhu cầu thị trường và nhu cầu của khách hàng;
- Thông qua các kênh liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc sản
xuất, kinh doanh;
- Thực hiện, đáp ứng đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ;
- Bảo toàn, sử dụng hiệu quả và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh;
- Hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp
thuế;
- Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ và năng lực cao. Tổ chức, chỉ
đạo hoạt động kinh doanh, sản xuất của các phòng ban nhằm phát huy cao nhất
hiệu quả kinh doanh của Công ty.
-

-

1.4 Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Xuất nhập khẩu trực tiếp, ủy thác, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập, tái xuất các
thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, đi lại (ô tô, xe máy), hàng tiêu dùng, rượu,
thuốc lá, thuốc lào, các loại sản phẩm Nông, Lâm nghiệp, Thủy, Hải sản, vật tư
phục vụ sản xuất và tiêu dùng;
Sản xuất và kinh doanh các loại giấy in, giấy viết, giấy photocopy, giấy cuộn, giấy
cắt khổ các loại, keo AKD, tấm lợp kim loại, máy bơm nước;
Kinh doanh kho bãi và dịch vụ kho ngoại quan;
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị và các dịch vụ giải trí;
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc
đi thuê;…


2


1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Việc tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty có ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh
của Công ty được tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán nhưng vẫn theo mô
hình tập trung là chính, quan hệ chỉ đạo từ trên xuống dưới. Hội đồng quản trị, đứng
đầu là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc chỉ đạo các phòng ban, chi nhánh, nhà
máy, xí nghiệp có quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
Bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh của Công ty được mô tả qua sơ đồ
dưới đây:
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
P. Tổ chức hành chính
P. Kế toán tài vụ
P. Kinh doanh xuất nhập khẩu
Đại hội đồng cổ đông
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang
Nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban:
*Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, thường
được tổ chức mỗi năm một lần, phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ
ngày kết thúc năm tài chính, thảo luận và thông qua các vấn đề về: Báo cáo tài chính
kiểm toán từng năm, Báo cáo của Ban Kiểm soát, Báo cáo của Hội đồng quản trị, kế
hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty.

*Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
*Chủ tịch Hội đồng quản trị: Do Hội đồng quản trị bầu một người trong số các
thành viên của Hội đồng quản trị; Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc
hoặc Tổng Giám đốc (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 152 Luật doanh
nghiệp 2014 và Điều lệ công ty không có quy định khác).
*Tổng Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số
các thành viên của Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm; Tổng Giám đốc là
3


người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của
Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
*Phó Tổng Giám đốc Công ty: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, được
giám đốc ủy quyền điều hành và quản lý Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng và chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc và công việc điều hành của mình.
*Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
lãnh đạo Công ty, thực hiện tham mưu giúp Tổng giám đốc về việc sắp xếp bộ máy, cải
tiến tổ chức, quản lý hoạt động, thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước, các công
việc thuộc hành chính,...
*Phòng Kế toán tài vụ: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo của Công ty, thực
hiện tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty về lĩnh vực tài chính − kế toán, tổ chức
triển khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt
động của Công ty, đồng thời quản lý vốn, vật tư, hàng hóa, tiền mặt, hoạt động kinh
doanh có hiệu quả và đảm bảo tính kịp thời, chính xác, trung thực các nghiệp vụ phát
sinh trong toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, cơ
quan cấp trên về pháp luật và chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ tài chính − kế
toán của Công ty.

*Ban kiểm soát: Kiểm soát chung toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản
lý, điều hành Công ty, kiểm soát tài chính trong Công ty.
*Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu: Thực hiện chức năng xuất nhập khẩu của
Công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công ty.
1.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động, kinh doanh của Công
ty
Cơ sở vật chất:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang có trụ sở làm việc khang trang,
được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng cần thiết, phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Công ty có nhà máy sản xuất giấy với diện tích 3.234m2 với hơn 1000 lao
động. Đồng thời, Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Siêu thị IMEXCO Bắc
Giang với diện tích 1000m2, tổng vốn đầu tư 1 tỷ đồng, cung cấp các sản phẩm tiêu
dùng cho nhân dân. Ngoài ra, còn có xí nghiệp trong tỉnh và các Chi nhánh đặt ở nhiều
tỉnh thành khác.
• Hệ thống mạng lưới kinh doanh
Hiện nay hệ thống mạng lưới kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Bắc Giang bao gồm:
- Nhà máy giấy Xương Giang;
- Xí nghiệp tấm lợp thép hình Xương Giang;
- Hợp doanh AKD;
- Chi nhánh CTCP XNK Bắc Giang tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lạng
Sơn;
- Chi nhánh XNK tại Móng Cái- Quảng Ninh;
- Đại diện CTCP XNK Bắc Giang tại Thành phố VLADIVOSTOK - Liên bang
Nga;
- Đại diện CTCP XNK Bắc Giang tại Thành phố Viêng Chăn- Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào;


4



-

Ngoài ra Công ty còn có Cửa hàng XNK số 1 tại Bắc Giang để thuận tiện cho
việc giao dịch kinh doanh cũng như trưng bày sản phẩm hàng hoá cho Công ty.

PHẦN 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BẮC GIANG
2.1 Hệ thống pháp luật điều chỉnh việc thành lập, cơ cấu tổ chức của Công
ty
Công ty được cổ phần hóa năm 2005 khi Luật doanh nghiệp được thông qua
năm 2005 vẫn còn hiệu lực nên Công ty thành lập, tổ chức hoạt động theo các quy
định tại Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản dưới luật có liên quan; đến ngày
01 tháng 7 năm 2015 thì tuân theo các quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014.
Công ty phải tuân theo những quy định của Luật này từ bước chuẩn bị hồ sơ đăng ký
thành lập doanh nghiệp, xây dựng điều lệ Công ty, các quy trình, thủ tục đăng ký thành
lập doanh nghiệp và những điều kiện, yêu cầu khác để có thể được cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, cụ thể tại chương II của Luật doanh nghiệp 2005.
Ngoài ra kể từ khi Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực Công ty còn chịu
sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật như:
+ Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước;
+ Nghị định 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật doanh
nghiệp;
+ Thông tư 127/2015/TT-BTC hướng dẫn cấp mã số doanh nghiệp thành lập
mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp.
2.2 Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Công ty
Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi và hợp pháp, mọi hoạt
động của Công ty luôn phải tuân theo pháp luật. Có thể thấy một số luật chủ yếu mà
Công ty thường xuyên áp dụng bao gồm:

- Luật Thương mại 2005: Luật điều chỉnh chủ yếu hoạt động kinh doanh của Công
ty, cụ thể là các vấn đề trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các hoạt động
xúc tiến thương mại như khuyến mại, quảng cáo thương mại, tham gia hội chợ,
triển lãm, trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ, cũng như các chế tài, giải quyết
tranh chấp…;
- Bộ luật Dân sự 2015: Bắt đầu từ 01/01/2017 Bộ Luật dân sự 2015 có hiệu lực, vì
vậy hiện nay Công ty chịu sự điều chỉnh của luật này. Cụ thể, luật điều chỉnh hoạt
động của Công ty ở một số vấn đề như hợp đồng dân sự các loại (vận chuyển, dịch
vụ…), pháp luật quy định cụ thể hơn nữa về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt
thoả thuận hợp đồng giữa các bên trong hợp đồng dân sự, mà hợp đồng thương mại
cũng là một phần trong đó.
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá
cảnh hàng hóa với nước ngoài (thay thế Nghị định 12/2006/NĐ-CP). Thông
tư 04/2014/TT-BCT hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định này.
- Và một số các văn bản luật và dưới luật khác có liên quan.


2.3 Hệ thống pháp luật khác điều chỉnh hoạt động của Công ty
Hệ thống pháp luật về thuế
5


Hàng năm, Công ty phải nộp các loại thuế như Thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng. Bởi vậy, Công ty chịu sự điều chỉnh của hệ thống
pháp luật về thuế sau:
- Luật Quản lý thuế 2006;
- Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008;
- Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;

- Pháp luật Thuế môn bài;
- Các văn bản dưới luật khác có liên quan.
• Hệ thống pháp luật khác
- Bộ luật Lao động: Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động của Công ty tuân theo
các chế định về hợp đồng của Bộ luật dân sự 2005 và các quy định tại Bộ luật lao
động 1994 tới ngày 1/5/2013 thì thay thế bằng Bộ luật lao động 2012, cụ thể là các
quy định về hợp đồng lao động, thời gian làm việc, nghỉ ngơi của nhân viên, kỷ
luật lao động, trách nhiệm của người lao động với Công ty, những quy định về an
toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Luật bảo hiểm xã hội 2006;
- Luật bảo hiểm y tế 2008;
- Luật Cạnh tranh 2004: Luật quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động cạnh
tranh trên thị trường nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhằm hướng họ cạnh tranh
một cách lành mạnh và bình đẳng do vậy Công ty chịu sự điều chỉnh của Luật này;
- Luật Kế toán: công tác kế toán của Công ty tuân theo các quy định của Luật Kế
toán 2003 và các văn bản khác có liên quan.
Phần 3: THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
QUY PHẠM PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BẮC GIANG
3.1 Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống quy phạm pháp luật
thương mại đối với việc thành lập, cơ cấu tổ chức của Công ty
Như đã nhắc trước đó, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang được UBND
tỉnh Bắc Giang ra quyết định thành lập số 202/QĐ-CT ngày 22/02/2005 theo đúng quy
định của Luật doanh nghiệp 2005 tại các Điều 15, 19, 21,22, …, 36, 37 về trình tự
đăng ký kinh doanh, hồ sơ đăng ký kinh doanh, Điều lệ, Điều kiện cấp GIấy phép đăng
ký kinh doanh…
Nhìn chung thì những quy định của pháp luật về vấn đề thành lập và cơ cấu tổ
chức tương đối rõ ràng và cụ thể, tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Do vậy,
Công ty dễ dàng đăng ký kinh doanh mà không gặp nhiều trở ngại.
Cũng theo Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 110 Luật Doanh nghiệp

2014. Công ty có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty
bằng tài sản của mình, hình thành và hoạt động bằng nguồn vốn góp của các cá nhân
trên cơ sở tự nguyện tham gia kinh doanh.
Hiện tại, Công ty có vốn điều lệ 65.999.000.000,00 đồng với 659.990,00 cổ
phần, mệnh giá 100.000,00 đồng, gồm 8 cổ đông sáng lập nắm giữ tỷ lệ cổ phần như
sau:
Tên cổ đông
Tỷ lệ % cổ phần nắm giữ (%)
Vốn nhà nước
7,621
6


Nguyễn Duy Khanh
Ngô Văn Khanh
Hà Ngọc Hoa
Hà Hồng Vân
Nguyễn Thị Thành
Trịnh Xuân Quang
Nguyễn Tiến Đạt

0,302
37,857
12,781
8,951
0,194
0,191
0,292
(Nguồn: Giấy phép đăng ký kinh doanh)


Qua hơn 10 năm hoạt động, các vấn đề liên quan đến cổ phần và cổ đông luôn
được Công ty thực hiện nghiêm túc theo Luật Doanh nghiệp 2005 từ Điều 78 tới Điều
84 cũng như Luật Doanh nghiệp 2014 từ Điều 113 đến Điều 119, bằng chứng là chưa
hề xảy ra bất cứ vụ tranh chấp hay kiện tụng nào liên quan đến vấn đề này.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty tuân thủ theo đúng như quy định tại Điều
95 Luật doanh nghiệp 2005 cũng như Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014. Đó là bao
gồm: Hội đồng quản trị, Giám đốc, các Phó Giám đốc, Ban kiểm soát.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang
là Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị ông Ngô Văn Khanh.
3.2 Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống quy phạm pháp luật
thương mại đối với hoạt động kinh doanh của Công ty
• Bộ luật dân sự và Luật Thương mại
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang thực hiện chức năng ngành nghề
chính như: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống,…; Bán buôn máy móc, thiết bị và
phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng; Bán buôn nông, lâm, thủy sản;… Do đó, trong
quá trình kinh doanh, Công ty có nhiều hoạt động liên quan đến pháp luật thương mại
và dân sự trong đó chủ yếu là hoạt động mua bán hàng hóa.
- Về hình thức của hợp đồng: Công ty áp dụng linh hoạt các hình thức hợp đồng
khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Nhưng chủ yếu là bằng văn
bản, nhất là đối với hợp đồng có giá trị lớn, mức độ rủi ro cao. Công ty luôn tuân
thủ đúng những quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng, cụ thể tại Điều
401 Bộ luật Dân sự 2005, nay được thay thế tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 và
Điều 24 Luật Thương mại 2005.
- Về nội dung của hợp đồng: Công ty luôn thực hiện đúng quy định của pháp luật tại
Điều 402 Bộ luật Dân sự 2005, nay được thay thế tại Điều 398 Bộ luật dân sự
2015. Khi thực hiện hợp đồng, Công ty cũng luôn tuân thủ đúng những nguyên tắc
được quy định tại điều 412 Bộ luật Dân sự 2005 cũng như các thỏa thuận đã ghi
trong hợp đồng như giao nhận hàng đúng thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng
cũng như chất lượng hàng hóa, thanh toán đầy đủ, đúng hạn,…


Ngoài ra, Công ty còn cung ứng các dịch vụ xây dựng; dịch vụ ăn uống, khách
sạn; vận tải; kho bãi; dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;… Do vậy, Công ty chịu điều
7


chỉnh bởi các quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ, cụ thể là vấn đề hợp đồng dịch
vụ trong Bộ luật Dân sự 2005, 2015 và trong Luật Thương mại 2005. Các hợp đồng
dịch vụ đa phần có giá trị lớn và mức độ rủi ro cao nên Công ty thường sử dụng hợp
đồng giao kết bằng văn bản, quyền và nghĩa vụ của các bên được tuân thủ nghiêm
chỉnh theo quy định từ Điều 78 tới Điều 87 Luật Thương mại 2005.
Công ty còn thực hiện hoạt động môi giới, đại lý, đấu giá được quy định tại Bộ
luật dân sự 2005, 2015 và trong Luật Thương mại 2005.
Hàng năm, Công ty cũng tiến hành các hoạt động xúc tiến thưng mại như quảng
cáo, khuyến mại, tham gia các hội chợ, triển lãm. Những hoạt động này cũng tuân thủ
chặt chẽ quy định của pháp luật tại Luật Thương mại 2005 cũng như các văn bản Luật
liên quan.
• Luật Cạnh tranh
Trong quá trình kinh doanh, Công ty luôn thực hiện đúng pháp luật về cạnh
tranh, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, theo nguyên tắc trung thực, không
xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp khác và người tiêu dùng, không có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh
tranh như:
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
- Xâm phạm bí mật kinh doanh;
- Ép buộc trong kinh doanh;
- Gièm pha doanh nghiệp khác;
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
3.3 Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống quy phạm pháp luật

thương mại đối với hoạt động nộp thuế của Công ty
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang được đăng ký mã số thuế và quản
lý bởi Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
Hàng năm, Công ty đã nộp đầy đủ các loại thuế, bao gồm:
- Thuế môn bài: căn cứ vào số vốn đăng ký trong Giấy đăng ký doanh nghiệp sửa
đổi ngày 01/08/2016 là 65.000.000,00 tỷ đồng thì thuế môn bài Công ty phải nộp
hàng năm là 3.000.000 đồng.
- Thuế giá trị gia tăng: Công ty áp dụng việc kê khai, hạch toán thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ. Thuế suất thuế GTGT là 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 25%. Mức thuế được quy định rõ ràng theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, đến năm 2013, Luật này được sửa dổi, bổ sung nên mức thuế suất thay đổi
còn 20%.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Do Công ty kinh doanh mặt hàng thuốc lá, phương tiện đi
lại nên chịu mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt do pháp luật quy định.
- Thuế xuất nhập khẩu: theo quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu 2016.
Hàng năm Công ty đều thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định
của pháp luật. Công ty luôn thống kê, lập báo cáo định kỳ đầy đủ về các thông tin, tình
hình tài chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định của pháp luật.

8


3.4 Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống quy phạm pháp luật
thương mại đối với hoạt động tuyển dụng, sử dụng lao động tại Công ty
Về cơ bản, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang thực hiện đúng cam kết
ghi trong hợp đồng lao động và giải quyết các chế độ cho người lao động:
- Chế độ Bảo hiểm: Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo
hiểm khác cho người lao động, chế độ thai sản... tuân thủ theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm;

- Tiền lương: Cán bộ nhân viên bên cạnh được hưởng mức lương tháng theo bảng hệ
số lương cơ bản, phù hợp với quy định của pháp luật quy định còn được thưởng
nếu hoàn thành vượt mức kế hoạch.
- Thời gian làm việc: Một ngày làm việc tại Công ty được chia làm 2 ca, ca sáng bắt
đầu từ 7h30 đến 11h30 và ca chiều bắt đầu từ 13h30 đến 17h. Một tuần người lao
động làm 5 ngày, một tháng làm tối đa 02 ngày thứ bảy.
PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ HỆ
THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỀU CHỈNH HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BẮC GIANG
4.1 Đánh giá thực trạng thi hành hệ thống pháp luật thương mại điều
chỉnh hoạt động của Công ty
4.1.1 Mặt tích cực
Từ những kết quả mà Công ty đạt được chúng ta có thể thấy Công ty đang ngày
càng lớn mạnh không chỉ ở trong nước mà ngay cả ở nước ngoài. Công ty ngày càng
khẳng định được thương hiệu và lòng tin của khách hàng qua từng công trình đã và
đang thực hiện. Với sự nỗ lực của các nhân viên, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc
Giang không những đạt được những chỉ tiêu đã đề ra mà còn vượt mức chỉ tiêu mặc dù
tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn. Để làm được điều này thì việc thực
hiện đúng các quy định của pháp luật về những vấn đề liên quan đến các ngành nghề
kinh doanh là vô cùng quan trọng.
Với tôn chỉ “kinh doanh phải mang lại lợi ích cho xã hội”, bên cạnh doanh thu,
lợi ích xã hội luôn được Công ty đặt song song. Công ty luôn là đơn vị đi đầu trong
việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chăm lo đời sống công
nhân viên và hoạt động từ thiện. Công ty luôn luôn giữ được môi trường đoàn kết, nội
bộ không tranh chấp. Trong quá trình vận hành, Công ty luôn có những chế độ bồi
dưỡng khích lệ cán bộ công nhân viên: 100% người lao động được tham gia đầy đủ
các chế độ, phúc lợi xã hội, chế độ lương thưởng luôn được quan tâm.
Môi trường làm việc cũng được quan tâm đặc biệt nhằm không ảnh hưởng đến
sức khỏe người lao động và cư dân xung quanh, thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, các công tác thực hiện chế độ chính sách, xã hội, từ thiện cũng

được quan tâm sát đáng. Công ty tích cực tham gia ủng hộ quỹ vì người nghèo, đền ơn
đáp nghĩa, quỹ khuyến học, ủng hộ đồng bảo lũ lụt…
4.2.2 Hạn chế
Do đặc thù là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn điều lệ, khả năng tài
chính còn hạn chế, nhu cầu không thường xuyên, hoạt động và sản xuất ở tỉnh lẻ, bị
hạn chế về khả năng phát triển cũng như khả năng nghiên cứu sâu về pháp luật trong
9


doanh nghiệp, Công ty không có bộ phận pháp chế chuyên biệt, không có cán bộ
chuyên trách về pháp luật trong Công ty. Các vấn đề liên quan đến pháp luật phụ thuộc
chủ yếu vào cấp lãnh đạo hoặc Công ty phải đi thuê tư vấn luật ở ngoài. Vì vậy dẫn tới
hệ quả Công ty không những tốn kém nhiều chi phí mà còn bị động khi gặp các vấn đề
liên quan tới pháp luật, nhiều khi sẽ bỏ sót việc cập nhật các văn bản pháp luật, những
quy định mới của Nhà nước. Trong khi nước ta đang trong quá trình hội nhập, chủ
trương, chính sách, các quy định của pháp luật được sửa đổi liên tục để phù hợp với
tình hình thực tế, dẫn tới nhiều rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp. Đặc biệt là khi
Luật Doanh nghiệp 2014 mới được thay thế cho Luật cũ từ ngày 01/07/2015, có thể
nói Luật mới đã thay đổi cơ bản cấu trúc của Luật cũ cho nên do không có bộ phận
pháp chế, Công ty đã gặp một số khó khăn khi nắm bắt và áp dụng pháp luật vào thực
tiễn.
Tương tự như vậy, Công ty gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ nộp
Thuế. Bởi nội dung các quy định của pháp luật hiện hành còn phức tạp, chồng chéo lên
nhau, thủ tục thì rườm rà, gây khó khăn cho Công ty.
Về hợp đồng lao động, hợp đồng giao kết mua bán hàng hóa, gia công hàng
hóa,… Công ty thường sử dụng loại hợp đồng mẫu dập khuôn, khó tránh khỏi sự linh
động đối với từng trường hợp cụ thể.
Khi có vụ việc tranh chấp xảy ra, Công ty thường tự đàm phán, rất khó có hiểu
biết chuyên sâu cũng như liên kết trong hệ thống pháp luật. Hoặc thuê chuyên viên tư
vấn, luật sư pháp lý từ bên ngoài, vì không phải là thành viên trong Công ty nên cũng

rất khó nắm bắt được cặn kẽ toàn bộ sự việc cũng như nội bộ doanh nghiệp. Có thể
nói, đây là hạn chế không nhỏ.
4.2 Đánh giá hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của
Công ty
4.2.1 Tác động tích cực
Nhìn chung, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật
thương mại nói riêng đã được sủa đổi, bổ sung và đã tạo ra một hành lang pháp lý
vững chắc, đầy đủ, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh Công ty, phù hợp với xu thế
hội nhập Quốc tế. Các quy phạm pháp luật về thương mại đã tạo ra khung pháp lý nhất
định, và nhờ vào khung pháp lý đó Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của
mình mà không trái pháp luật nhằm phát triển thương mại. Các quy định luôn hướng
tới mục tiêu khuyến khích đầu tư, khả năng tích lũy vốn và kích thích doanh nghiệp
sản xuất; bảo vệ quyền lợi cho các bên trong hợp đồng một cách tối đa, giải quyết xử
lý mọi vấn đề một cách công bằng và minh bạch.
Có thể nói luật pháp là nhân tố khuyến khích sự tồn tại và phát triển của Công
ty. Do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của hoạt động sản
xuất, kinh doanh, thương mại của Công ty.

4.2.2 Tác động tiêu cực
Hệ thống pháp luật thương mại còn thiếu tính ổn định, đồng bộ. Các văn bản
thường dừng ở các quy định chung chung, nhiều quy định chưa cụ thể dẫn đến cần
nhiều văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản luật. Nhiều quy định tại các văn bản
10


luật không thể thi hành được vì không có văn bản hướng dẫn. Nhiều chính sách, văn
bản pháp luật còn gò bó, mang tính bảo thủ của ban lãnh đạo đã kìm hãm hoạt động
kinh doanh của Công ty cũng như sự phát triển của kinh tế.
Hệ thống pháp luật thương mại vẫn còn nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất
giữa các quy định pháp luật gây khó khăn cho Công ty trong việc thực thi pháp luật

nhằm phát triển thương mại.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật thương mại vẫn chưa đáp ứng được tính dự báo,
tính kịp thời, mở đường cho một số lĩnh vực. Những văn bản pháp luật được ban hành
ra không chỉ có khả năng giải quyết vấn đề đang đặt ra cho xã hội mà còn phải có khả
năng giải quyết những vấn đề trong tương lai gần. Vì xã hội luôn biến động, phát triển,
do đó nếu nội dung văn bản quy phạm pháp luật không có tính dự báo thì sẽ lạc hậu.
Việc đảm bảo tính dự báo của văn bản sẽ đảm bảo văn bản tồn tại trong khoảng thời
gian dài và tính ổn định của văn bản sẽ đảm bảo sự ổn định trong việc điều chỉnh các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tạo cho xã hội ổn định và phát triển.
Việc tham gia thực hiện quy định của pháp luật tuy vậy còn tiêu tốn thời gian,
các luật còn chồng chéo, quy định còn chưa thống nhất, do đó, Công ty còn khó khăn
khi thực hiện, không tránh khỏi sai sót do không có bộ phận pháp chế riêng phục vụ
cho Công ty. Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp còn cao, làm doanh nghiệp còn đắn
đo khi muốn tích luỹ vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
PHẦN 5: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
5.1 Những vấn đề cần giải quyết đối với việc thực thi pháp luật từ phía
Công ty
Thứ nhất, Công ty cần có thêm bộ phận pháp chế để nghiên cứu sâu hơn về
pháp luật thương mại cũng như phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của Công
ty.
Trước mắt, cần tăng cường tạo mối quan hệ lâu dài với một văn phòng tư vấn
luật sư tư vấn có uy tín để được hỗ trợ về mặt pháp luật, bổ sung thêm những hiểu biết
về pháp luật để tránh những sự cố liên quan đến các vấn đề pháp lý gây ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty cũng cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cần thiết cho người
lao động, nhân viên trong công ty.
Thứ hai, thận trọng trong vấn đề giải quyết tranh chấp, bàn bạc nội bộ, tiên
đoán trước những rủi ro có thể xảy ra để có phương án giải quyết phù hợp.
Mặc dù, môi trường pháp lý đã tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp nhưng
việc thay đổi pháp luật quá nhiều và nhanh khiến doanh nghiệp không kịp thời thích

ứng gây khó khăn bước đầu cho việc áp dụng luật trong việc ký hợp đồng như hợp
đồng mua bán, gia công hàng hóa.

5.2 Những vấn đề cần giải quyết từ phía pháp luật
Thứ nhất, nghiên cứu sâu tình hình thực tiễn, xóa bỏ những điều luật thừa
không cần thiết, thiết lập môi trường pháp lý vững chắc, tạo điều kiên tốt hơn cho
doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
11


Thứ hai, có biện pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với hệ thống
pháp luật, cập nhật dễ dàng, nhanh chóng khi có sự thay đổi và bổ sung.
Thứ ba, tạo diễn đàn để các doanh nghiệp thảo luận, trình bày quan điểm về hệ
thống pháp luật điều chỉnh, từ đó lấy ý kiến trình lên các cấp lãnh đạo có thẩm quyền
nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp.
PHẦN 6: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
1. Đề tài 1: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn áp dụng

tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang
2. Đề tài 2: Pháp luật về hợp đồng lao động - Thực tiễn tiễn áp dụng tại
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang
Đề xuất bộ môn hướng dẫn: Luật căn bản

12



×