Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2012 - 2016
ĐỀ TÀI :
TỘI RỬA TIỀN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
.Giáo viên hướng dẫn:
. Sinh viên thực hiện:
TS. PHẠM VĂN BEO
…………………………..
MSSV: …………………
Lớp: ……………………
Cần Thơ, 12/2016
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
1
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2016
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
2
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2016
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
3
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………………1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài…………………………………………………………2
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài…………………………………………………………..2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ……………………………………………………2
5. Cấu trúc của đề tài………………………………………………………………….3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI RỬA TIỀN
……………………….4
1.1. Khái niệm rửa tiền ……………………………………………………………...4
1.1.1. Theo pháp luật quốc tế…………………………………………………..5
1.1.2. Theo pháp luật Việt Nam………………………………………………..6
1.2. Đặc điểm của rửa tiền …………………………………………………………..8
1.3. Những biểu hiện của tội rửa tiền……………………………………………...11
1.4. Các phương thức, thủ đoạn của tội rửa tiền…………………………………15
1.4.1. Về mặt không gian……………………………………………………..17
1.4.2. Về hành vi ……………………………………………………………..17
1.4.3. Quy trình cơ bản tội rửa tiền…………………………………………...20
1.5. Những nơi có thể xảy ra tội rửa tiền………………………………………….22
1.6. Hậu quả của tội rửa tiền………………………………………………………22
1.7. Ý nghĩa của quy định về tội phạm rửa tiền…………………………………..26
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VỀ TỘI
RỬA TIỀN…………………………………………………………………………..28
2.1. Cơ sở pháp lý …………………………………………………………………..28
2.2. Dấu hiệu pháp lý ………………………………………………………………29
2.2.1. Mặt khách thể…………………………………………………………..29
2.2.2. Mặt khách quan ………………………………………………………..29
2.2.3. Mặt chủ quan ………………………………………………………….34
2.2.4. Mặt chủ thể…………………………………………………………….36
2.2.5 Các trường hợp phạm tội cụ thể và trách nhiệm hình sự……………….36
2.3. Những điểm mới trong quy định của luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự
năm 1999 về tội rửa tiền……………………………………………………………42
2.4. Phân biệt tội rửa tiền với các loại tội phạm khác……………………………42
2.4.1. Phân biệt với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có ………………………………………………………………………………..42
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
4
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
2.4.2. Phân biệt tội rửa tiền với tội che giấu tội phạm……………………….43
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG
TỘI RỬA TIỀN……………………………………………………………..45
3.1. Thực trạng tội rửa tiền ……………………………………………………….45
3.1.1. Vài nét về tội rửa tiền trên thế giới…………………………………….45
3.1.2. Thực trạng và những dự báo về diễn biến tội rửa tiền ở Việt Nam trong
thời gian tới………………………………………………………………………….48
3.2. Những bất cập trong phòng chống tội phạm rửa tiền ở Việt Nam…………
52
3.2.1. Bất cập nảy sinh từ quy định và áp dụng Bộ luật hình sự về tội rửa
tiền………………………………………………………………………52
3.2.2. Bất cập khác…………………………………………………………..55
3.3. Sự cần thiết phải thực hiện biện pháp phòng chống rửa tiền………………62
3.3.1. Sự cần thiết…………………………………………………………….62
3.3.2. Những nguyên tắc cơ bản thực hiện việc phòng chống rửa
tiền………………………………………………………………………………….64
3.4. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống
tội phạm rửa tiền…………………………………………………………………..65
3.4.1. Giải pháp pháp luật…………………………………………………..65
3.4.2. Giải pháp khác ………………………………………………………68
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….84
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
5
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã xuất hiện tội phạm rửa tiền. Đây là nhận định không thể phủ nhận
và thực tế đang diễn ra đúng như vậy. Không phải bây giờ loại tội phạm nguy hiểm
này mới xảy ra ở nước ta mà chúng đã có mặt từ lâu. Có thể nói nếu tội phạm còn tồn
tại thì rửa tiền không thể mất đi bởi đây là mắt xích quan trọng nhằm che đậy, xoá
nhoà nguồn gốc bất hợp pháp của những thu nhập từ hoạt động phạm tội. Chúng phái
sinh trên những loại tội phạm khác và là nhân tố gián tiếp kích thích cho tội ác phát
triển. Do vậy hậu quả của nạn rửa tiền là vô cùng nghiêm trọng đối với nền kinh tế xã hội. Dù không gây hại trực tiếp đến sức khoẻ, tài sản của người dân nhưng nó có
thể phá huỷ nền kinh tế, an ninh và gây ra những hậu quả xấu cho xã hội, đồng thời
khuyến khích hoạt động mua bán ma tuý, khủng bố, các quan chức Nhà nước tham
nhũng và kéo theo những hoạt động phạm tội khác; rửa tiền tác động rất lớn đến hiệu
quả hoạt động và làm sai lệch quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, làm tăng
nguy cơ phá sản của các ngân hàng và làm mất đi vai trò kiểm soát các chính sách
của Chính phủ... Nếu không kiểm soát được, nạn rửa tiền có thể ăn mòn tình hình tài
chính của một nước do gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới tỷ giá, lãi suất và tác động
đến hệ thống tài chính toàn cầu. Bởi vậy, nạn "rửa tiền" không chỉ là vấn đề của các
cơ quan thực thi pháp luật mà nó còn là mối đe doạ nghiêm trọng nền an ninh của
một quốc gia và cộng đồng quốc tế. Hiện Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập quốc
tế với nhiều cơ hội thì cũng có không ít thách thức như sự gia tăng của các loại tội
phạm xuyên quốc gia như ma tuý, buôn người, tội phạm xâm hại môi trường, xâm
phạm sở hữu trí tuệ ... tác động đến rửa tiền cũng diễn biến ngày một tinh vi hơn, quy
mô hơn. Vì những lý do này mà chống rửa tiền đang là một yêu cầu cấp bách đối với
các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong thời gian gần đây, Nhà nước
ta đã ban hành nhiều văn bản phòng chống rửa tiền. Đặc biệt, ngày 01/01/2010, Luật
số 37/2009/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/ 2009 sửa đổi bổ sung Bộ luật
Hình sự 1999 bắt đầu có hiệu lực theo đó tội rửa tiền được đưa vào Điều 251 BLHS
thay thế tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có. Đây là lần đầu tiên, Luật
hình sự Việt Nam chính thức đưa tội danh rửa tiền vào thể hiện nhà nước ta đã nhìn
nhận bản chất nguy hiểm, hậu quả của loại tội phạm này có thể dẫn đến và quyết tâm
trừng trị chúng. Bộ luật hình sự năm 2015 tiếp tục ghi nhận tội rửa tiền tại Điều 324.
Tuy nhiên công cuộc đấu tranh tội phạm rửa tiền còn gặp nhiều khó khăn bất cập từ
nhiều phương diện pháp luật, kinh tế,… nhất là kinh nghiệm của chúng ta còn non
kém so với nhiều nước trên thế giới.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
6
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
Xuất phát từ những lý lẽ trên và ý thích nghiên cứu để tìm hiểu rõ vấn đề thú
vị này về mặt pháp luật và thực tiễn với mong muốn góp phần đưa ra những giải pháp
cho vấn đề phòng chống rửa tiền nên sinh viên đã chọn đề tài: "Tội rửa tiền trong
Luật hình sự Việt Nam".
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục tiêu của quá trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những yếu tố cơ bản của
tội rửa tiền như đặc điểm, hành vi và hậu quả,…. Tìm hiểu, phân tích những quy định
của pháp luật Hình sự Việt Nam và những văn bản có liên quan về vấn đề này. Ngoài
ra, đánh giá tình hình tội phạm rửa tiền hiện nay và diễn biến sắp tới, đưa ra những
bất cập, khó khăn tồn tại trong công tác phòng chống rửa tiền và từ đó đề xuất những
giải pháp hợp lý để việc đấu tranh phòng và chống tội phạm nguy hiểm này có hiệu
quả.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong bài viết này, sinh viên thực hiện tập trung nghiên cứu vào một số nội
dung cơ bản sau: Khái niệm, đặc điểm, bản chất, những thủ đoạn thực hiện và hậu
quả mà rửa tiền gây ra, các yếu tố cấu thành cơ bản của tội phạm rửa tiền trong luật
hình sự Việt Nam hiện hành. Tội này được quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự
2015. Tìm hiểu những điểm mới sửa đổi trong quy định của Bộ luật này về hành về
tội rửa tiền. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu ra tình hình và những diễn biến của tội
phạm này trong thời gian sắp tới, khó khăn và giải pháp cho cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm này ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Nhằm tìm hiểu và hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất, sinh viên đã sử dụng
một vài phương pháp để làm công tác phục vụ cho việc nghiên cứu của mình như
sau:
+ Phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu các quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam hiện hành;
+ Phương pháp phân tích chứng minh, so sánh, đối chiếu, vận dụng các quy
định pháp luật về tội rửa tiền đối chiếu với thực tiễn;
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
7
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
+ Phương pháp tổng hợp thống kê, sử dụng các trang website để tìm kiếm tài
liệu đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà nghiên cứu, các tạp chí chuyên
ngành.
5. Cấu trúc của đề tài
Bên cạnh lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được trình bày thành ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về tội rửa tiền.
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội rửa tiền.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội rửa tiền.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
8
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI RỬA TIỀN
1.1. Khái niệm rửa tiền
Đồng tiền, như một tục ngữ phương Tây đã từng nói, vốn không có mùi, có
nghĩa dù bẩn dù sạch, nó vẫn được mọi người quý trọng như nhau vì đều có quyền
năng vật chất mà nó mang đến. Nhưng đồng tiền phi pháp, theo một nghĩa bóng, là
những đồng tiền đã nhuộm bẩn tội ác, thậm chí vấy máu. Và những tên tội phạm khi
được những đồng tiền đó sẽ tìm cách “rửa” chúng, tức là muốn biến chúng thành
những đồng tiền “sạch” có nguồn gốc hợp pháp, để cho những tài sản mà họ mua
được từ những đồng tiền đó sau này cũng sẽ mang tính chất hợp pháp, có thể chuyển
nhượng, mua bán một cách hợp pháp, công khai và để lại cũng một cách hợp pháp,
với tư cách là di sản thừa kế cho con cái của họ sau này, khi mà họ đã “rửa tay gác
kiếm”.
Nhìn chung, rửa tiền không phải là một hiện tượng mới mẻ, nó cũng xưa như
chính tội ác. Từ ngàn xưa, những kẻ phạm tội đều tìm mọi cách che giấu nguồn gốc
của các đồng tiền tội ác nhằm xoá sạch dấu vết các hành động tội phạm của họ. Theo
nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để
tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, từ rửa tiền xuất hiện lần đầu tiên từ Mafia Mỹ.
Những Gangster (là thành viên của băng nhóm tội phạm) đã kiếm được những món
tiền lớn từ tống tiền, bảo kê, mãi dâm, cờ bạc và rượu lậu. Đó là tiền “bẩn” mà
Gangster muốn hợp pháp hoá thành tiền “sạch” bằng con đường kinh doanh hợp
pháp. Chúng đã chọn dịch vụ cho thuê máy giặt, vì đây là dịch vụ thu tiền mặt để dễ
tránh sự kiểm soát của cơ quan công quyền. Chính vì thế mà sau này, tiếng Anh xuất
hiện từ Launder (giặt là) Money, một dạng lóng và đã được Việt hoá có nghĩa là "rửa
tiền". Nhưng dù là ngôn ngữ nào đi nữa thì bản chất tội phạm nguy hiểm của vấn đề
cũng không thay đổi. Từ “rửa tiền” mãi đến năm 1973 mới được đưa lên mặt báo chí
Mỹ xung quanh vụ Watergate. Từ tượng hình này lần đầu tiên được dùng trong
khuôn khổ pháp lý năm 1982 khi toà án Mỹ xử vụ rửa tiền số 551 F Supp.314 ở
Neww York1. Từ đó, từ “rửa tiền” được dùng khắp nơi trên thế giới, có lẽ do trong
1
Hà Hoàng Hợp, Phạm Bá Khiêm, Tội phạm tài chính trong hội nhập, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2005, [tr 74 –
tr 76].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
9
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
thập kỷ 80 của thế kỷ trước, buôn lậu ma tuý đã đem lại những khoản tiền khổng lồ
cho các phần tử tội phạm. Các chính phủ buộc phải mạnh tay chống ma tuý, chống
tham nhũng đi cùng với nó.
1.1.1. Theo pháp luật quốc tế
Hiện nay, do nhận thức được tác động tiêu cực của rửa tiền đối với nền kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia, khu vực và mang tầm quốc tế nên rất nhiều quốc gia đã
khẳng định rửa tiền là tội phạm. Có thể định nghĩa hành vi này theo một số cách. Hầu
hết các nước tán thành định nghĩa được sử dụng trong công ước của Liên Hiệp Quốc
về chống buôn bán bất hợp pháp ma tuý và các chất hướng thần năm 1988 (công ước
viên) và công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
năm 2000 (Công ước Palermo). Ở công ước Palermo sử dụng thuật ngữ “laundering
of proceeds of crime”, theo sát nghĩa của thuật ngữ này, chúng ta có thể gọi là tẩy rửa
tiền/tài sản có nguồn gốc từ tội phạm; còn khuyến nghị của FATF sử dụng thuật ngữ
“money laundering”, có nghĩa là rửa tiền. Từ đó, các thuật ngữ “tẩy rửa tiền tài sản
do phạm tội mà có” và “rửa tiền” cần được hiểu như nhau. Ba loại hành vi được nói
trong công ước Viên tạo thành cơ sở của tội rửa tiền. Đó là:
“Hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu
được từ buôn bán ma tuý hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội đó với mục
đích che dấu nguồn gốc tài sản hoặc giúp người thực hiện các hành vi trên trốn
tránh trách nhiệm pháp lý các hành vi của mình;
Hành vi che dấu hoặc nguỵ trang hình thái tự nhiên, nguồn gốc, địa điểm, việc
định đoạt, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, các quyền liên quan đến tài sản
hoặc quyền sở hữu tài sản khi biết rằng tài sản đó có được từ hành vi phạm tội hay
từ việc tham gia vào hành vi phạm tội đó;
Việc có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp nhận nó
đã biết rằng tài sản này có được từ hành vi phạm tội hoặc việc tham gia vào hành vi
phạm tội đó”2
Công ước Palecmo cũng sử dụng định nghĩa của công ước Viên nhưng có yêu
cầu thêm các quốc gia thành viên quy định phụ thuộc vào các khái niệm căn bản của
hệ thống pháp luật quốc gia mà xem xét việc tham gia, liên kết với hoặc có âm mưu
thực hiện hành vi, cố gắng thực hiện, tiếp tay, giúp sức, xúi bẩy, tạo điều kiện thuận
lợi và chỉ dẫn việc thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào được quy định tại Điều
này.3
Hai công ước định nghĩa thuật ngữ “tiền, tài sản thu được từ hành vi phạm
2
3
Điều 3, Công ước Viên.
Điều 6 (1), Công ước Palecmo.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
10
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
tội” là “bất kỳ tài sản nào kiếm được hoặc có được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
thông qua việc thực hiện một hành vi phạm tội”4
Tội phạm nguồn của rửa tiền là tội phạm đã tạo ra những đồng tiền “bẩn” để
sau này tẩy rửa nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của chúng. Trong điều kiện
của mình, Công ước Viên chỉ quy định về các tội phạm nguồn của tội buôn bán bất
hợp pháp chất ma tuý. Vì vậy, những hành vi phạm tội không liên quan đến tội phạm
trên như lừa đảo, bắt cóc và trộm cắp thì không cấu thành tội phạm rửa tiền theo công
ước Viên. Tuy nhiên theo chiều hướng phát triển của tình hình tội phạm, cộng đồng
quốc tế đã hình thành quan điểm rằng các tội phạm nguồn của tội rửa tiền cần phải
được rộng, chứ không chỉ bó hẹp trong hành vi buôn bán bất hợp pháp ma tuý. Vì
vậy, các tổ chức quốc tế khác đã mở rộng định nghĩa của Công ước Viên về tội phạm
nguồn để bổ sung cả những hành vi phạm tội nghiêm trọng khác. Ví dụ, Công ước
Palecmo yêu cầu tất cả các nước thành viên phải áp dụng “giới hạn rộng nhất các tội
phạm nguồn” 5.
Trong 40 khuyến nghị về chống rửa tiền (bốn mươi khuyến nghị), FATF
(Financial Aciton Task Force on Money Laundering - đội đặc nhiệm chống rửa tiền
quốc tế) đã hợp nhất các định nghĩa mang tính chuyên môn và lập pháp về rửa tiền
trong công ước Viên và liệt kê 20 hành vi phạm tội phải được đề cập đến trong các tội
phạm nguồn của tội rửa tiền6.
1.1.2. Theo pháp luật Việt Nam
Từ năm 1997, Luật các Tổ chức tín dụng (Điều 19) đã có quy định về trách
nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp
nhưng chưa sử dụng có thuật ngữ “rửa tiền”. Cụ thể là :
“1. Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng không được
che giấu, thực hiện bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về
nguồn gốc bất hợp pháp.
2. Trong trường hợp phát hiện các khoản tiền có dấu hiệu bất hợp pháp, tổ
chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải thông báo ngay cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Từ đó cho đến trước khi có Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của
Chính phủ về phòng chống rửa tiền chưa có một đạo luật độc lập quy định về vấn đề
này. Tuy nhiên, hành vi này đã được nhận thức và ghi nhận tại Điều 251 của Bộ luật
hình sự (BLHS) năm 1999 về tội “hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có” thực
4
5
6
Điều 1 (p), Công ước Viên; Điều 2 (e), Công ước Palecmo.
Điều 2 (a), Công ước Palecmo.
Paul Allan Achott, Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, NXB. Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 2007, [tr 2 – tr 4].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
11
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
chất cũng là một dạng của tội rửa tiền. Điều luật đã nêu lên được nội hàm cơ bản của
hành vi rửa tiền như nguồn gốc của khoản tiền, tài sản được hợp pháp hoá là tiền, tài
sản do phạm tội mà có; các phương thức phạm tội của hành vi rửa tiền, đó là thông
qua các hoạt động tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền,
tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc
hoạt động kinh tế khác, mục đích của hành vi đó là hợp pháp hoá tiền, tài sản có
nguồn gốc phạm tội. Quy định này có thể xem là những bước tiếp cận đầu tiên của
Luật hình sự Việt Nam về vấn đề này và ghi nhận rửa tiền là tội phạm.
Đến khi Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống
rửa tiền ngày 07/6/2005 (Nghị định số 74/2005/NĐ-CP) thì lần đầu tiên thuật ngữ
“rửa tiền” mới được chính thức sử dụng và giải thích nhưng phạm vi của thuật ngữ
này được hiểu khá hẹp, chỉ giới hạn trong ba nhóm hành vi. Theo đó:
“Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hoá tiền, tài sản
do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể:
+ Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài
sản do phạm tội mà có;
+ Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển,
sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;
+Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc
tìm cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất
thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do
phạm tội mà có”.
Cùng với tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế, nền kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường, tình hình hoạt động của các loại tội phạm cũng có nhiều diễn biến phức
tạp trong đó có tội phạm rửa tiền nên Điều 251 quy định về tội hợp pháp hoá tiền, tài
sản do phạm tội mà có không còn phù hợp cả về tên gọi lẫn bản chất cũng như chưa
tương đồng đối với thông lệ quốc tế.
Do vậy tháng 6/2009, Bộ luật hình sự đã được sửa đổi “tội hợp pháp hoá tiền,
tài sản do phạm tội mà có” nay được thay thế bằng “tội rửa tiền”. Đây là lần đầu tiên
tội danh rửa tiền được chính thức đưa vào BLHS Việt Nam cụ thể hơn với bốn nhóm
hành vi:
+ Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc
giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu
nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;
+ Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các
hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
12
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
+ Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di
chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản
trở việc xác minh các thông tin đó;
+ Thực hiện một trong các hành vi quy định kể trên đối với tiền, tài sản biết rõ
là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội
mà có.
Bộ luật hình sự năm 2015 tiếp tục kế thừa nội dung của Bộ luật hình sự năm
1999 về tội rửa tiền tại Điều 324.
Tóm lại, tuy rửa tiền được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, song đều
thống nhất ở điểm chung cơ bản: Rửa tiền tập hợp những hành vi nhằm che giấu
nguồn gốc bất hợp pháp của những tài sản do phạm tội mà có. Từ rửa tiền (money
laundering) là một từ hình tượng diễn tả một cách bóng bẩy nhưng khá chính xác
hành động nhằm tẩy sạch nguồn gốc của những đồng tiền tội lỗi.
1.2. Đặc điểm của rửa tiền
Rửa tiền được xem là tội phạm “không biên giới” có tính chất quốc tế điển
hình với hai đặc trưng chính 7. Thứ nhất, hành vi này có thể xảy ra từ khi bắt đầu đến
kết thúc liên quan đến nhiều quốc gia nên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng vượt ra
ngoài phạm vi của một nước. Tội phạm này không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho
các nền kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh từng quốc gia mà còn có tác động nghiêm
trọng đến sự trong sạch và hoàn chỉnh của hệ thống tài chính, đời sống của cả cộng
đồng quốc tế. Thứ hai, trong các giải pháp phòng chống hành vi rửa tiền hiệu quả, các
quốc gia trên thế giới đã cùng thừa nhận việc truy nã và trừng trị chúng đòi hỏi có sự
hợp tác quốc tế chặt chẽ chứ không chỉ là công việc của riêng một quốc gia. Thực tế
đã chứng minh điều này khi nhiều điều ước quốc tế liên quan đến tội phạm rửa tiền
đã được thông qua như công ước năm 1988 của Liên Hiệp quốc về ngăn chặn lưu
thông bất hợp pháp ma tuý và các chất hướng thần, công ước của Liên hiệp quốc về
chống tham nhũng năm 2003 ….
Ngoài ra, công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia năm 2000 cũng đã xác định rõ phạm vi điều chỉnh của mình bao trùm lên
hành vi rửa tiền. Từ đó nhận thấy rằng, ngoài yếu tố “xuyên quốc gia” thì rửa tiền còn
liên quan đến “có tổ chức”. Có như vậy, chúng mới thuộc sự điều chỉnh của công ước
về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Các quy định của công ước cũng giải
thích thuật ngữ “nhóm tội phạm có tổ chức” là nhóm có cơ cấu ba người trở lên tồn
tại trong một khoản thời gian và hoạt động phối hợp nhằm mục đích thực hiện một
hay nhiều tội phạm nghiêm trọng hay các hành vi phạm tội trong công ước này nhằm
7
Vũ Duy Cương, rửa tiền một tội phạm quốc tế điển hình, tạp chí khoa học luật, số 5, 2002.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
13
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
trực tiếp hoặc gián tiếp đạt được các lợi ích tài chính hay lợi ích vật chất khác. Tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia là loại hình tội phạm phải bị dẫn độ trong quan hệ
liên quốc gia do đó tội phạm rửa tiền cũng mang đặc điểm này. Trong trường hợp
không dẫn độ tội phạm rửa tiền, các quốc gia được yêu cầu phải chuyển ngay vụ việc
cho các cơ quan có thẩm quyền để truy tố và tiến hành các thủ tục tố tụng theo trình
tự giống như các tội phạm khác có cùng mức độ nghiêm trọng phù hợp với luật quốc
gia8.
Rửa tiền là loại tội phạm phái sinh, hay nói cách khác, những tội phạm xảy ra
trước đó tạo ra nguồn lợi chính là tiền đề xuất hiện việc rửa tiền bởi hành vi này sẽ
tẩy rửa nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản thu có được từ các hành vi tội phạm
đó. Cũng chính thế mà chủ sở hữu những khoản tiền cần tẩy rửa là những cá nhân và
tổ chức tội phạm. Trước đây, pháp luật về chống rửa tiền tại một số quốc gia trên thế
giới đều chỉ nhằm một mục đích ngăn chặn việc “tẩy trắng” các khoản thu nhập liên
quan đến hành vi sản xuất và buôn bán ma tuý. Sau đó, Mỹ và các quốc gia khác đã
đi tiên phong trong việc điều tra, ngăn chặn và truy tố những kẻ rửa các khoản tiền
phi pháp từ các hành vi tống tiền, hối lộ, tham nhũng và làm hàng giả. Ngày nay,
pháp luật các quốc gia này đã mở rộng phạm vi điều chỉnh hướng tới các khoản thu
nhập từ các hành vi phi pháp mang tính quốc tế khác như buôn lậu (rượu, thuốc lá,
chip máy tính, vũ khí, vật liệu hạt nhân, kim khí quý, đá quý…) đưa người nhập cư
bất hợp pháp, buôn bán phụ nữ, trộm cắp, tiêu thụ đồ gian, buôn bán động thực vật
quý hiếm, buôn bán các bộ phận cơ thể người…. Đối với Luật hình sự Việt Nam
không xác định rõ nguồn tiền được sinh ra từ hành vi phạm tội nào cụ thể, miễn đó là
thu nhập từ hành vi phạm tội.
Cũng cần phải khẳng định rằng không giống như các loại tội phạm khác, với
đặc điểm là loại tội phạm phái sinh thì cũng có nghĩa là việc đấu tranh chống tội
phạm rửa tiền cần được thực hiện song song với việc đấu tranh với các loại tội phạm
nguồn khác, đó chính là những hành vi phạm tội làm phát sinh các khoản tiền phạm
pháp cần được tẩy rửa. Đây là một trong những đặc thù đối với hoạt động đấu tranh
chống tội phạm rửa tiền.
Đối tượng hướng đến của hoạt động rửa tiền là tài sản, tiền có được sau khi
phạm tội. Cùng một đặc điểm là do phạm pháp nhưng nơi bắt nguồn của tiền bẩn thì
rất đa dạng và phong phú 9. Từ buôn hàng cấm và hoạt động tội phạm có tổ chức:
Buôn bán trong nước hoặc qua biên giới về ma tuý, vũ khí, và rượu, thuốc lá v.v.
8
9
Nguyễn Thị Thuận, Luật hình sự quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, [tr 73- tr 75].
Nguyễn Thanh Tùng, ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam Vietinbank, Tác động rửa
tiền đối với nền
kinh tế, [truy cập ngày 15/10/2016].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
14
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
nhằm thu lợi bất hợp pháp. Bên cạnh đó là nguồn tiền có được từ các tội phạm có tổ
chức như làm tiền giả, tống tiền, đánh bạc, hoạt động bảo kê, mại dâm, cướp bóc...
Từ lạm dụng thân thế chính trị hoặc các yếu nhân đặc biệt: Tiền do những người làm
lãnh đạo cấp cao, hay chính người thân của họ nhận tham ô, hối lộ. Hay là việc lợi
dụng chức vụ ví dụ như: lợi dụng việc biết trước các thông tin về chủ trương, chính
sách, qui hoạch v.v... Từ gian lận thương mại: Tiền này bắt nguồn từ việc trốn thuế,
lãng phí và thất thoát trong xây dựng cơ bản hay do hoạt động chuyển giá giữa các
công ty thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ – con. Hoặc từ việc gian lận, biển
thủ và mua bán nội gián… thường phổ biến trong các doanh nghiệp và thị trường
đang tăng trưởng và có lợi nhuận. Ngoài các nguồn gốc chung như: Từ việc buôn lậu
hay các phi vụ gian thương... thì ở Việt Nam tiền bẩn thường có những đặc trưng chủ
yếu là từ việc lạm dụng thân thế chính trị hay là các mối quan hệ thân cận với các yếu
nhân.
Rửa tiền tạo “vỏ bọc tội phạm” do mục đích của hoạt động rửa tiền là tạo ra
một khoảng cách xa nhất giữa tài sản bất hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản đó.
Trong những phương pháp điều tra chuẩn mực và đạt được những thành công nhất
là điều tra "theo dấu đồng tiền". Nếu các điều tra viên cho rằng ai đó có liên quan tới
tội phạm thì họ sẽ tiến hành điều tra trước tiên nguồn tài chính và các công việc trước
đây của đối tượng này.Vì vậy, bọn tội phạm muốn chuyển đi xa hay giấu tiền vào một
chỗ kín đáo một cách nhanh chóng để "xoá dấu đồng tiền" trước khi các điều tra viên
có thể phát hiện ra. Ví dụ: Từ những nguồn “tiền đen”, tội phạm sẽ nhanh chóng phân
phối vào các định chế tài chính bằng cách chia thành các khoản tiền nhỏ dưới những
mức mà pháp luật quy định và xa nguồn gốc ban đầu mà những tổ chức cá nhân
phạm tội này có được. Những đồng tiền đó sẽ nhanh chóng được thu về qua con
đường đầu tư và thu hồi vốn đầu tư. Qua những quá trình luân chuyển như vậy, tiền
sẽ được phân phối trở lại vào nền kinh tế với nguồn gốc không thể tìm ra. Sau khi đã
hợp pháp hoá được những đồng tiền phi pháp đó bọn tội phạm có thể đưa trực tiếp nó
vào một vụ phạm tội khác, gây trở ngại lớn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử
các vụ án hình sự. Có thể ví, rửa tiền chính là “oxy” nuôi sống bọn tội phạm với dòng
tiền cho phép chúng củng cố cơ sở quyền lực kinh tế.
Tính ẩn và trình độ thực hiện rửa tiền ngày càng cao vì tiền không còn tồn tại
dưới dạng vật chất là giấy hay kim loại trao đổi trực tiếp tay trao tay nữa mà dưới
nhiều hình thức khác nhau như tiền tín dụng (tiền nằm trong các tài khoản mở ở ngân
hàng - tiền ngân hàng (bank money), séc (một tờ lệnh do người chủ tài khoản séc phát
hành yêu cầu ngân hàng thanh toán từ tài khoản của anh ta cho người hưởng lợi chỉ
định trong tờ séc), séc du lịch,… Từ đó có nhiều hình thức rửa tiền ngày càng xuất
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
15
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
hiện tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật như rửa tiền
qua mạng, qua kinh doanh chứng khoán,… Tiếp theo, bản chất của rửa tiền là che
giấu nguồn gốc tiền, tài sản phạm tội mà những tội phạm nguồn thường được thực
hiện vì mục đích vụ lợi nên tiền tài sản mà chúng tạo ra không dễ dàng phát hiện
được. Cho nên, rửa tiền diễn ra như một hệ quả tất yếu của tội phạm nguồn và khó có
thể thống kê chính xác khối lượng tài sản mà bọn tội phạm kiếm được và những
phương thức mà chúng sử dụng để thống kê chính xác những hoạt động rửa tiền đang
diễn ra.
Bản chất của rửa tiền rất nguy hiểm. Đây là một cơ chế yểm trợ tội phạm để
trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật song chính nó cũng là một dịch vụ có cung có
cầu. Xét khía cạnh tội phạm kinh tế để làm rõ. Cụ thể: Tăng trưởng kinh tế và toàn
cầu hoá làm sinh sôi nhiều hình thức gian lận thương mại (ngoài buôn lậu ma tuý, vũ
khí, động vật hoang dã, cổ vật, lao động, bây giờ còn có công nghiệp hàng giả, hàng
nhái, v.v), nhu cầu rửa tiền theo đó mà bùng nổ thêm. Đến chừng mực nào đó, hoạt
động rửa tiền là hình ảnh phản chiếu đích thật nền “kinh tế ngầm” của cả thế giới.
Theo quan niệm biện luận “rửa tiền” chỉ là phản ứng “hợp lý” của mọi “cá thể kinh
tế”: Không ai muốn trả thuế và ai cũng muốn vận dụng tài sản của mình vào những
hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Như vậy, tiền bẩn, theo nhận xét của họ, đã
giúp phát triển kinh tế (cụ thể là khu vực tư nhân, và do đó làm giảm vai trò của nhà
nước – là một điều tốt, đối với những nhà kinh tế vốn dĩ tôn sùng thị trường này).
Song, ngay trên cơ sở thuần lý thuyết, ý kiến này là hoàn toàn sai lầm. Tự bản chất
của nó, sự phân bố tài nguyên do rửa tiền không chỉ theo tín hiệu lợi nhuận, mà phần
lớn là để trốn tránh luật pháp. Nói cách khác, sự phân bố ấy cũng tuỳ ở mức độ chấp
nhận rủi ro của người có tiền bẩn, ở mức “kín đáo” mà họ muốn, và mức độ dám
“uốn cong luật pháp” của họ. Đơn giản: tiền bẩn không được đưa vào những sử dụng
có hiệu quả kinh tế tối đa, nhưng vào những ngõ ngách mà khả năng kiểm soát của
luật pháp là lỏng lẻo nhất. Hoạt động rửa tiền vừa lãng phí nguồn lực kinh tế của xã
hội (vào các hoạt động tội phạm sinh ra tiền bẩn, thay vì vào các hoạt động sản xuất
thật sự hữu ích), vừa bóp méo sự phân bố các nguồn lực ấy.
Ngoài ra, theo Luật hình sự Việt Nam, rửa tiền là hành vi phạm tội nên nó
cũng có đầy đủ các đặc điểm chung của một tội phạm: Nguy hiểm cho xã hội, có lỗi,
trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
1.3. Những biểu hiện của tội rửa tiền
Các hoạt động đầu tư đáng ngờ:
+ Về chủ đầu tư: Chủ đầu tư là cá nhân hay tổ chức có liên quan đến các hoạt
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
16
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
động tội phạm. Những thông tin khả năng tài chính của chủ đầu tư này không rõ ràng
minh bạch, không nhất quán. Chẳng hạn như nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào dự án
hàng trăm ngàn tỷ nhưng thông tin về khả năng tài chính của người này không có thì
sẽ nghi ngờ cho đối tác. Các báo cáo tài chính của công ty đầu tư không minh bạch
hay không có cơ sở để đánh giá độ tin cậy (như không có kiểm toán hay thuế kiểm
tra). Chủ đầu tư không quan tâm nhiều lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư của
mình.
+ Về phía doanh nghiệp được đầu tư: Tổ chức được đầu tư hoạt động không
hiệu quả nhưng vẫn được đầu tư với nguồn vốn lớn. Việc đầu tư không tương xứng
với quy mô và lĩnh vực hoạt động trước nay của doanh nghiệp.
+ Về địa điểm đầu tư: Địa điểm đầu tư khó khăn về nguồn lực và nguồn
nguyên liệu có sẵn không thuận lợi cho kinh doanh …
Các giao dịch mua bán đáng ngờ: Mua bán khống, mua bán hàng hoá không
liên quan đến hoạt động kinh doạnh của tổ chức, mua bán hàng hoá với giá trị cao
hơn rất nhiều so với thị trường …
Các giao dịch tài chính đáng ngờ: Tiền được chuyển qua nhiều tài khoản mà
không quan tâm đến phí giao dịch, có sự thay đổi đột biến so với doanh số giao dịch
bình thường, giá trị giao dịch không cân xứng với khả năng tài chính của khách hàng
…
Để cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 10 của Nghị định 74/2005/NĐ-CP và Điều 9
Thông tư 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 hướng dẫn thực hiện các biện pháp
phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có
thưởng bổ sung khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP thì các giao dịch
bị coi là đáng ngờ khi có một trong các dấu hiệu sau:
+ Các bên liên quan tới giao dịch cung cấp thông tin nhận biết khách hàng
không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán hoặc thuyết phục cá nhân, tổ chức
cung ứng dịch vụ không báo cáo giao dịch đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật;
+ Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp
hoặc một giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính.
+ Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hay uỷ quyền của các cá nhân, tổ
chức có liên quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo
do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền và chống sử dụng
tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài trợ cho hoạt động phạm tội trong hay ngoài
lãnh thổ Việt Nam;
+ Các giao dịch mà qua thông tin nhận dạng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
17
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
và pháp lý của các bên tham gia giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các
bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới cá nhân, tổ
chức có liên quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo
do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền và chống sử dụng
tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài trợ cho hoạt động phạm tội trong hay ngoài
lãnh thổ Việt Nam;
+ Các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với số tiền có giá trị lớn không
tương xứng hoặc không liên quan tới hoạt động thường ngày hay bất cứ hoạt động
hợp pháp nào;
+ Doanh số giao dịch trên tài khoản không phù hợp với thông tin và hoạt động
kinh doanh thông thường của khách hàng hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số
giao dịch trên tài khoản của khách hàng.
+ Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào
và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày, nhưng số dư tài
khoản rất nhỏ hoặc bằng không;
+ Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một
khoản tiền lớn hay chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản trong một
thời gian ngắn hoặc ngược lại; tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản; các
bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch;
+ Sử dụng tín dụng thư và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị
lớn, chiết khấu với giá trị cao nhằm chuyển tiền giữa các quốc gia khi giao dịch này
không liên quan đến hoạt động thường xuyên của khách hàng;
+ Pháp nhân không thực hiện giao dịch trong một thời gian dài trên tài khoản
của mình kể từ khi mở; doanh nghiệp trong nước mở và sử dụng tài khoản ở nước
ngoài dưới tên pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài;
+ Tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại
mà không có lý do hợp lý nào.
+ Chuyển lượng tiền lớn từ tài khoản ngoại hối của doanh nghiệp ra nước
ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền
điện tử, séc, hối phiếu;
+ Doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được
vốn đầu tư hoặc chi trả tiền ra nước ngoài không phù hợp với tính chất hay nhu cầu
của hoạt động kinh doanh;
+ Giao dịch được tiến hành bởi một khách hàng có liên quan đến các hoạt
động bất hợp pháp đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tổ chức
báo cáo biết hoặc có trong danh sách cảnh báo do các cơ quan nhà nước có thẩm
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
18
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
quyền cung cấp.
+ Các công ty bảo hiểm thường xuyên đền bù hoặc chi trả bảo hiểm với số tiền
lớn cho cùng một khách hàng;
+ Các tổ chức chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động kinh
doanh chứng khoán;
+ Bất cứ giao dịch nào khác mà các định chế tài chính thấy có biểu hiện bất
thường hoặc cơ sở pháp lý không đáng tin cậy.
• Dấu hiệu khác của giao dịch đáng ngờ đối với lĩnh vực bảo hiểm:
+ Khách hàng yêu cầu mua một hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn hoặc yêu
cầu thanh toán trọn gói (thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm một lần) đối với các sản
phẩm bảo hiểm không áp dụng hình thức thanh toán trọn gói, trong khi những hợp
đồng bảo hiểm hiện tại của khách hàng chỉ có giá trị nhỏ và thanh toán định kỳ;
+ Khách hàng yêu cầu ký kết hợp đồng bảo hiểm với khoản phí bảo hiểm định
kỳ không tương xứng với thu nhập hiện tại của khách hàng, hoặc yêu cầu mua hợp
đồng bảo hiểm liên quan đến công việc kinh doanh nằm ngoài hoạt động kinh doanh
thông thường của khách hàng;
+ Khách hàng đề nghị mua hợp đồng bảo hiểm sử dụng séc ký phát từ một tài
khoản không phải là tài khoản cá nhân của khách hàng, hoặc thanh toán bằng các
công cụ ngân hàng nhưng là giao dịch khuyết danh hoặc sử dụng và thanh toán trái
phiếu qua biên giới;
+ Khách hàng yêu cầu thay đổi những người hưởng lợi đã chỉ định hoặc người
thụ hưởng bằng một người không có mối quan hệ rõ ràng với người mua hợp đồng
bảo hiểm;
+ Khách hàng yêu cầu vay giá trị tiền mặt tối đa của một hợp đồng bảo hiểm
đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm hoặc sử dụng đơn bảo hiểm
để đặt cọc hoặc thế chấp (trừ trường hợp tổ chức tín dụng yêu cầu);
+ Công ty của khách hàng có thay đổi bất thường về hoạt động của nhân viên
hoặc đại lý (Ví dụ số hợp đồng bảo hiểm của nhân viên tăng lên đáng kể hoặc bất
thường) hoặc mức hoạt động của hợp đồng đóng phí một lần liên tục vượt quá mức
trung bình của công ty;
+ Khách hàng do một đại lý ở nước ngoài, chi nhánh hoặc công ty có trụ sở ở
nước và vùng lãnh thổ không hợp tác do Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa
tiền (FATF) chỉ định hoặc ở nước mà tham nhũng hoặc việc sản xuất và buôn bán ma
tuý bất hợp pháp có thể đang phổ biến.
• Dấu hiệu khác của giao dịch đáng ngờ đối với lĩnh vực chứng khoán
+ Khách hàng cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo hoặc từ chối cung cấp
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
19
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
những thông tin cần thiết khi có yêu cầu liên quan đến giá trị và nguồn gốc tài sản
của khách hàng tại công ty chứng khoán;
+ Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày
hoặc một số ngày do một cá nhân hay một tổ chức thực hiện;
+ Khách hàng thực hiện chuyển nhượng chứng khoán ngoài hệ thống mà
không có lý do hợp lý;
+ Tài khoản giao dịch chứng khoán của người không cư trú tại Việt Nam có
giá trị lớn được rút ra khỏi Việt Nam và chuyển vào các trung tâm tài chính ở nước
ngoài;
+ Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ các quỹ đầu tư được mở ở
các vùng, lãnh thổ được các tổ chức quốc tế xếp loại là có nguy cơ rửa tiền cao.
• Dấu hiệu khác của giao dịch đáng ngờ đối với lĩnh vực trò chơi giải trí có
thưởng:
+ Khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua khi tham gia các trò chơi có
thưởng tại điểm kinh doanh casino và điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng;
+ Khách hàng mua số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn tại điểm kinh
doanh casino và điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng không tham gia
chơi hoặc chơi với số lượng rất nhỏ sau đó đổi lại thành tiền và yêu cầu doanh nghiệp
thanh toán bằng séc, hối phiếu ngân hàng hoặc chuyển tiền đến tài khoản khác;
+ Khách hàng yêu cầu chuyển tiền thắng cược, trúng thưởng cho bên thứ ba
không có mối quan hệ rõ ràng với khách hàng, đặc biệt khi bên thứ ba không ở cùng
nơi thường trú của khách hàng;
+ Khách hàng bổ sung tiền mặt hoặc séc vào số tiền thắng cược, trúng thưởng
và yêu cầu doanh nghiệp chuyển thành một séc chung có giá trị lớn;
+ Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu doanh nghiệp đổi số lượng
đồng tiền quy ước thành tiền có giá trị lớn mà không có nguồn gốc rõ ràng;
+ Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu bên thứ ba mua hộ số lượng
đồng tiền quy ước có giá trị lớn và nhờ bên thứ ba chơi cá cược hộ;
+ Khách hàng nhiều lần trong một ngày mua vé xổ số, vé đặt cược, đồng tiền
quy ước ở gần mức giới hạn giao dịch có giá trị lớn.
1.4. Các phương thức, thủ đoạn của tội rửa tiền
Từ thập kỷ 1990 của thế kỷ trước, hành vi rửa tiền đã thực hiện phức tạp do
nhiều nước trên thế giới có thay đổi về thể chế và chính sách tài chính cũng như
những tiến bộ về công nghệ10.
10
Hà Hữu Dũng, rửa tiền và toàn cầu hóa, />[truy cập ngày 5/10/2016].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
20
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
Thứ nhất, hầu hết mọi quốc gia đều nới lỏng kiểm soát ngoại hối (lượng tiền
hoán đổi hàng ngày đã tăng từ 590 tỷ USD năm 1989 lên 1.880 tỷ năm 2004). Đi xa
hơn, nhiều quốc gia đã chính thức sử dụng chung một thứ tiền (trường hợp đồng
euro), hoặc công nhận USD hay euro như là nội tệ bán chính thức của họ. Một số
công cụ tài chính mới (như các loại hợp đồng chứng khoán), đôi khi rất phức tạp, đã
xuất hiện. Nhờ thế, một lượng tiền bẩn khổng lồ có thể được chuyển nhanh chóng từ
nước này sang nước khác, ngoài tầm kiểm soát của cơ quan công quyền.
Thứ hai, tiến độ mở cửa kinh tế ở hầu hết các nước đã tăng vọt, nhất là từ 1015 năm gần đây. Các thị trường tài chính (đặc biệt là vốn) trở nên thông thoáng hơn.
Số lượng tiền lưu hành toàn cầu đã tăng gấp ba (từ 6.800 tỷ USD năm 1990 lên đến
19.900 tỷ năm 2005), mức độ phức tạp cũng tăng lên. Hiển nhiên, càng nhiều loại
hình dịch vụ tài chính thì càng lắm cơ hội và cách thức để chuyển tiền phi pháp hoặc
đưa tiền bẩn vào luồng tiền sạch.
Thứ ba, cạnh tranh thu hút vốn ngày càng kịch liệt giữa các nước, các công ty
phát hành chứng khoán, các ngân hàng và các loại định chế tài chính trung gian khác.
Đây cũng là sự kiện làm những người rửa tiền thích thú vì họ biết rằng sớm muộn gì
cũng có ngân hàng, hay các công ty chứng khoán, sẵn sàng nhận tiền của họ mà dễ
dàng bỏ qua nguồn gốc của chúng.
Thứ tư là tác động của cuộc cách mạng thông tin. Ở bất cứ nước nào thì ngân
hàng cũng là công nghiệp đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào ứng dụng sớm và
nhanh nhất. Phí giao dịch cũng hạ thấp: Chi phí trực tiếp cho một ngân hàng giảm
40% khi khách hàng giao dịch qua điện thoại thay vì đích thân đến ngân hàng, và
giảm 98% khi dịch vụ ấy được thực hiện qua internet. Những thành quả này của cuộc
cách mạng thông tin đã được những tội phạm rửa tiền lợi dụng triệt để. So với họ, các
cơ quan công lực chậm chạp hơn nhiều, nhất là khi các cơ quan này cần phối hợp
giữa nhiều địa phương, xuyên quốc gia.
Cuối cùng, phải kể đến những lối rửa tiền mới, sử dụng internet. Những trang
web “đen” như trang sex, cờ bạc, cá cược... thường được dùng để rửa tiền vì dùng
cách này khó có thể truy ra tiền ấy từ đâu đến và vào tay ai.
Ngày nay, cách thức và phương tiện rửa tiền ngày càng tinh vi, đa dạng, quy
mô hơn được ví như là một ngành “công nghiệp” rửa tiền đã xuất hiện để phục vụ
những cá thể có tiền bẩn mà đội ngũ chủ chốt là những người rửa tiền chuyên nghiệp,
ngày càng được tăng cường với nhiều luật sư, cố vấn thuế vụ, kế toán ... Nguy hiểm
hơn, càng ngày nó càng xâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực có uy tín trong xã hội (như
các ngân hàng lớn, hiệp hội thể thao, cơ sở văn hoá, thậm chí các cơ quan từ thiện)
với nhiều hình thức phức tạp hơn: Ít dựa vào tiền mặt, vào hệ thống ngân hàng… mà
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
21
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
sử dụng nhiều hơn các công cụ và thị trường tài chính khác (như chứng khoán) hoặc
hình thức “hàng đổi hàng” (ma tuý đổi lấy village, ...).
Phương thức, thủ đoạn rửa tiền được nghiên cứu ở ba góc độ: Không gian,
hành vi, công đoạn rửa tiền.
1.4.1. Về mặt không gian
Phương thức thủ đoạn rửa tiền thể hiện dưới 5 trường hợp:
- Trường hợp 1: Các nguồn tiền được tẩy rửa và sử dụng ngay trong nước.
- Trường hợp 2: Lượng tiền “bẩn” có nguồn gốc trong nước, sau đó chuyển ra
nước ngoài để rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng đem trở lại lưu thông
trên thị trường trong nước.
- Trường hợp 3: Tiền “bẩn” được tạo ra ở nước ngoài, được tẩy rửa ở đó hay
một nước khác và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát triển.
- Trường hợp 4: Số tiền được rửa và rút ra khỏi hệ thống tài chính của một
quốc gia đang phát triển để sử dụng ở nơi khác, không quay lại đầu tư cho quốc gia
đó.
- Trường hợp 5: Lượng tiền sau khi rửa được chuyển vào một quốc gia đang
phát triển nhưng không phải để đầu tư mà được lưu thông tản mạn, tiêu thụ khắp
nơi11.
1.4.2. Về hành vi
Hành vi rửa tiền rất đa dạng tuỳ thuộc vào các quy định của luật pháp, thời
gian và số lượng tiền cần rửa hay về môi trường kinh doanh trực tiếp (không có giới
hạn cho những khuôn mẫu của việc rửa tiền, nhưng trên thực tế, những người rửa tiền
cố gắng lựa chọn cách làm cho lợi nhuận của họ giống với lợi nhuận của việc kinh
doanh thông thường và thuộc thẩm quyền quyết định của họ).
Thông qua việc mua những động sản có giá trị lớn, gọn nhẹ, có thể mua đi
bán lại ở mọi nơi, mọi thời điểm trên thế giới như vàng bạc, kim cương, đá quý…
không đăng ký quyền sở hữu để ít gây sự chú ý hay tội phạm có thể mua ô tô, xe
máy, du thuyền, séc du lịch… và thường được đăng ký dưới một tên khác để tránh
gây sự chú ý của các cơ quan điều tra và cơ quan chống rửa tiền.
Thông qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt. Đây là phương thức rửa tiền
có phần cổ điển nhưng nó vẫn có những hiệu quả thực sự đối với từng nền kinh tế.
Rửa tiền thông qua các giao dịch tiền mặt với số lượng lớn sẽ rất dễ bị nghi ngờ và bị
các cơ quan điều tra hỏi thăm nguồn gốc do dễ bị chú ý. Sau khi chia nhỏ bọn tội
phạm sẽ tiến hành “pha trộn” với những khoản tiền sạch khác trong các giao dịch
11
Hà Hoàng Hợp – Phạm Bá Khiêm, tội phạm tài chính trong hội nhập, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2005, [tr 82
– tr 84].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
22
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
nhằm cắt đứt nguồn gốc bẩn của đồng tiền.Với những khoản tiền bẩn không quá lớn,
cách này vẫn được áp dụng có hiệu quả bằng cách chia tiền thành những phần nhỏ
hơn nhằm loại bỏ sự chú ý. Ví dụ: Năm 1999, một quầy đổi tiền ở Pari đã khả nghi
của một người Pháp khi trong một thời gian ngắn đã đổi 1,7 triệu Frăng Pháp sang
Mác Đức. Kết quả điều tra cho thấy, kẻ tình nghi có quan hệ với một nhóm tội phạm
buôn bán ma tuý ở Tây Ban Nha, Đức, Pháp, và đang tìm cách đổi tiền sang Mác Đức
để tiêu thụ.
Rửa tiền qua ngân hàng. Các ngân hàng thường được chọn lựa vì khả năng
của chúng có thể giao dịch với các khoản tiền rất lớn. Những khoản tiền được gửi vào
nhiều ngân hàng ở các thời điểm khác nhau dưới mức bị kiểm soát và chúng sẽ để
những khoản tiền này nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định của quốc gia
đó rồi chúng rút ra toàn bộ hoặc từng phần đưa vào lưu thông, biến những khoản tiền
này thành tiền sạch. Phương thức này gặp phải khó khăn đối với những quốc gia có
hệ thống ngân hàng chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều các quốc gia trên thế giới chưa
có quy định về hạn mức tiền gửi bị giải trình về nguồn gốc (thường là các quốc gia
đang phát triển).
Qua các giao dịch xuyên quốc gia: Lợi dụng các yếu tố địa lí và sự khác nhau
về mặt pháp luật, bọn tội phạm vận chuyển tiền qua biên giới, tạo khoảng cách về địa
lí giữa tội phạm gốc và đồng tiền cần tẩy rửa. Từ đó, chúng tìm cách đưa vào hệ
thống tài chính, ngân hàng để rồi có thể rút ra ở nước thứ ba, thứ tư. Ở một số quốc
gia, hoạt động chống rửa tiền chưa được quan tâm vì còn những mối quan tâm khác
như thu hút đầu tư, xoá đói giảm nghèo,… nên những hành vi phạm pháp của bọn tội
phạm ở đó càng gặp ít rủi ro.
Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”: Tại một số nước, hệ thống
ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đắt đỏ mà lại quan liêu. Do đó, trong cộng đồng
những người nước ngoài tại các quốc gia này tồn tại hệ thống ngân hàng không chính
thức gọi là ngân hàng “ngầm”. Hệ thống ngân hàng ngầm này hoạt động và luân
chuyển tài chính như các ngân hàng chính thức nhưng với chi phí dịch vụ rẻ hơn,
nhanh, bí mật hơn các ngân hàng hợp pháp. Các ngân hàng ngầm có đại diện ở nhiều
nước khác nhau để thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước này sang nước khác hoặc từ
thành phố này sang thành phố khác trong cùng một quốc gia. Các hoạt động của ngân
hàng này chủ yếu dựa trên niềm tin giữa ngân hàng và bạn hàng nên thủ tục giấy tờ
gọn nhẹ. Bọn tội phạm lợi dụng nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng này đã
đem tiền đến gửi và yêu cầu nhận lại ở một thành phố khác. Những địa chỉ cần nhận
tiền tẩy rửa thông thường là những quốc gia khao khát đầu tư tài chính nhưng ít quan
tâm đến nguồn gốc đồng tiền, việc thanh toán qua ngân hàng chưa phải là yêu cầu bắt
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
23
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
buộc và phổ biến, hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền chưa nghiêm ...
Rửa tiền thông qua việc đầu tư sản xuất kinh doanh như đầu tư vào các lĩnh
vực nhà hàng, sòng bạc, sàn nhảy, khu du lịch,... Sau đó chúng báo cáo khống lợi
nhuận qua các hoá đơn chứng từ khống, từ đó tiền bẩn của chúng nghiễm nhiên trở
thành đồng tiền hợp pháp có được do công sức lao động hay bọn tội phạm sẽ gửi tiết
kiệm vào ngân hàng hoặc mua tín phiếu, trái phiếu... hay thậm chí là thành lập công
ty ma nhằm rửa tiền và tuyên bố phá sản sau một thời gian hoạt động khi những đồng
tiền bẩn đã có một thời gian quay vòng, chuyển hoá. Tuy nhiên, hiện nay việc rửa
tiền trong kinh doanh ngày càng biến tướng, được thực hiện qua hành vi thương mại
với nhiều hình thức, nhiều loại chứng từ khác nhau. Theo chương trình Hỗ trợ kỹ
thuật và đào tạo Asean – Hoa Kỳ (USAID), rửa tiền qua thương mại là để đánh lạc
hướng tiền bẩn thông qua mua – bán hàng hoá nhằm hợp pháp hoá nguồn gốc số tiền.
Ông David Meisner, chuyên gia Cục Kiểm soát Tài chính (Bộ Tài chính Mỹ), cho
biết đối tượng rửa tiền qua mặt nhân viên hải quan bằng cách khai tăng hoặc giảm giá
trị hàng hoá. Giả sử công ty A (nhà xuất khẩu) bán 1 triệu con ốc vít với giá 2
USD/con cho công ty B (nhà nhập khẩu) nhưng công ty A khai báo đơn giá chỉ 1
USD/con ốc vít. Công ty B thanh toán tiền mua hàng 1 triệu USD, sau đó bán 1 triệu
con ốc vít ra thị trường thu về 2 triệu USD. Qua việc khai giảm giá trị hàng hoá và
ngược lại, công ty A và B đều rửa sạch 1 triệu USD.
Một chiêu thức khác là đối tượng rửa tiền có thể gửi hàng nhiều hơn hoặc ít đi
so với khai báo. Ví dụ, công ty A bán cho công ty B 1 triệu con ốc vít với giá 2
USD/con ốc vít nhưng gửi tăng lên 1,5 triệu con. Công ty B chỉ trả tiền mua 1 triệu
con ốc vít là 2 triệu USD, rồi bán 1,5 triệu con ốc vít ra thị trường, thu về 3 triệu
USD. Số tiền chênh lệch 1 triệu USD đã được hai bên hợp pháp hóa. Với tình huống
ngược lại, công ty A và B cũng hợp pháp hóa được 1 triệu USD.
Rửa tiền qua mạng. Theo tổng kết của Cơ quan Đặc nhiệm tài chính quốc tế
(FATF), những năm gần đây, xu hướng rửa tiền qua mạng internet có xu hướng tăng
nhanh. Tội phạm mạng có khá nhiều mánh khóe để rửa tiền hoặc tẩu tán “chiến lợi
phẩm” trên internet. FATF cho biết, các dịch vụ thanh toán trực tuyến, như PayPal
(Mỹ) hay Neteller (Anh) thực sự rất có ích với những ai muốn mua bán qua internet
nhưng sợ để lộ thông tin tài chính nhạy cảm. Chúng cho phép khách hàng giao dịch
ẩn danh mà không để lại dấu vết như trên giấy tờ. Tháng 3/2004, một người ở
Oklahoma (Mỹ) bị buộc tội lừa đảo qua mạng với số tiền lên tới 9 triệu USD. Tay
này đã rửa tiền qua ngân hàng trực tuyến E-Gold. Từ đó đến nay, thế giới ngầm coi
E-Gold là lựa chọn giao dịch tiền tệ số một. Chúng được phép dùng tên giả và chỉ cần
nhập số thẻ tín dụng cũng như dịch vụ chuyển tiền. Số tiền phi pháp đó nhanh chóng
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
24
SVTH: Đặng Thanh Bình
Luận văn tốt nghiệp
Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam
được chuyển sang một tài khoản e-gold khác và người nhận sẽ dễ dàng đổi thành tiền
mặt mà không gặp trở ngại nào.
Qua chứng khoán. Việc rửa tiền qua chứng khoán là việc rất dễ dàng do đặc
thù của chứng khoán là mọi người đều có quyền mua đi bán lại cổ phiếu và tái đầu tư
trong khi giá cổ phiếu lại lên xuống thất thường. Do đó khó có thể kiểm soát tài sản
của người chơi chứng khoán. Chẳng hạn những đồng tiền bẩn sẽ được đầu tư vào cổ
phiếu, sau một thời gian sẽ được bán ra, dù là với giá thấp hơn nhưng đồng tiền này
đã trở thành “tiền sạch”.
Qua các trung tâm giải trí, sòng bạc, xổ số, cá cược: Đây là những lĩnh vực
kinh doanh có tỉ lệ thanh toán tiền mặt cao. Lợi dụng các casino, sòng bạc này, bọn
tội phạm tổ chức đánh bạc, việc thắng thua không quan trọng, cái chính là sau khi ra
khỏi đây, chúng có giấy chứng nhận đã thắng với một khoản tiền lớn của các ông chủ
Casino. Chúng có thể được chuyển thành séc thanh toán – như là số tiền được bạc và
có thể rút séc tại ngân hàng của sòng bạc. Hoặc chúng có thể tìm mua những vé xổ
số, cá cược trúng thưởng có giá trị lớn để chứng minh cho nguồn thu nhập của mình
là hợp pháp12.
1.4.3. Quy trình cơ bản của tội rửa tiền
Thông thường, quá trình rửa tiền được thực hiện qua ba công đoạn: Gài đặt,
chuyển dịch, hòa nhập như sau:
Công đoạn 1: Phân phối nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp vào các định
chế tài chính mà không bị phát hiện bởi các cơ quan luật pháp gọi tắt là “gài đặt”,
“gửi tiền” (placement). Đây là thao tác đầu tiên của hoạt động rửa tiền nhằm chuyển
đổi các khoản tiền do phạm tội mà có sang các hình thức hợp pháp khác và đưa vào
các chu trình kinh tế tài chính. Mục đích của bước này là biến đổi hình thái ban đầu
của các khoản thu nhập phạm pháp và tách chúng khỏi tổ chức tội phạm nhằm tránh
sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Ví dụ: Tiền buôn bán ma tuý bất hợp pháp
hầu hết là tiền mặt và số lượng thậm chí còn nặng nề và cồng kềnh hơn lượng ma tuý
bán ra. Một số thủ đoạn phổ biến là chuyển đổi những tờ giấy bạc này sang một đơn
vị tiền tệ lớn hơn, séc, tiền mặt chia nhỏ tiền bất chính để gửi vào các ngân hàng
nhiều lần để số lượng mỗi lần không đến mức phải khai báo, mua các công cụ tiền tệ
hay hàng hóa xa xỉ đắt tiền, chuyển lậu tiền ra nước ngoài, … Giai đoạn này được coi
là khó khăn nhất đối với bọn tội phạm vì tiền và tài sản có được là bất hợp pháp và
đang được cơ quan điều tra theo dõi, hơn thế nữa nhà nước và các cơ quan đặt ra
nhiều quy chế để đón “lõng” bọn tội phạm rửa tiền, chẳng hạn như quy định lượng
12
Hà Trần, Doanh nhân 360 , vấn nạn rửa tiền, [truy cập ngày 28/10/2016].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
25
SVTH: Đặng Thanh Bình