Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị Việt Nam -Trung Tâm Dữ Liệu Các Tổ Chức Phi Chính Phủ (NGO RC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.65 KB, 50 trang )

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM -TRUNG TÂM DỮ LIỆU CÁC TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ (NGO RC)....................................................................................................................5
Mục tiêu của Trung tâm dữ liệu phi chính phủ nước ngoài:............................................................5
Lịch sử hoạt động.............................................................................................................................5
Ngân sách..........................................................................................................................................7
NHÓM LÀM VIỆC CỦA CÁC CÁN BỘ HÀNH CHÍNH (AWG).........................................................8
Những nội dung chính năm2007................................................................................................................8
NHÓM LÀM VIỆC VÊ CHẤT ĐỘC DA CAM (AOWG).....................................................................10
NHÓM LÀM VIỆC VỀ QUYỂN TRẺ EM (CRWG).............................................................................13
NHÓM LÀM VIỆC VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (DWG).....................................................................16
Cuộc họp ngày 17 tháng 5 năm 2007:............................................................................................17
Cuộc họp ngày 12 tháng 7 năm 2007.............................................................................................17
Cuộc họp ngày 13 tháng 9 năm 2007.............................................................................................18
Cuộc họp ngày 8 tháng 11 năm 2007.............................................................................................18
NHÓM CÔNG TÁC VỀ QUẢN LÝ THIÊN TAI (DMWG).................................................................19
NHÓM LÀM VIỆC VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMWG).....................................................................22
Thông tin liên hệ........................................................................................................................24
NHÓM CÔNG TÁC VỀ CHĂM SÓC MẮT..........................................................................................25
NHÓM KỸ THUẬT VỀ HIV/AIDS (HIV/AIDS TWG)........................................................................27
Cập nhật các hoạt động chính trong năm 2007...............................................................................28
1. Các chủ đề chính trong năm 2007..............................................................................................28
Họp TWG, 14 tháng 11 năm 2007...........................................................................................................29
Các hoạt động khác.........................................................................................................................29
NHÓM THẢO LUẬN CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TẠI TP HỒ CHÍ MINH (HCMC
INGO DISCUSSION GROUP)...............................................................................................................33
/>Chi tiết liên hệ............................................................................................................................34
NHÓM CÔNG TÁC VỀ BOM MÌN (LWG)..........................................................................................35
NHÓM CÔNG TÁC VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ (MFWG)........................................................................40
Nhóm chủ đạo và đồng chủ tịch.....................................................................................................42
Đối ngoại........................................................................................................................................43
Nhóm công tác về nông nghiệp bền vững và quản lý tài nguyên thiên nhiên (SANRM WG)................44


Cập nhật một số hoạt động chính năm 2007...................................................................................45
Các chủ đề chính năm 2007............................................................................................................45
Các cuộc họp do nhóm SANRM tổ chức năm 2007......................................................................45
Chia sẻ kinh nghiệm về hệ thống các phương pháp nâng cao năng suất lúa tại Cambodia và Việt
Nam ngày 6 tháng 4 , 2007.............................................................................................................45
Cuộc họp với chủ đề Nông nghiệp hữu cơ: ngày 1 tháng 6 năm 2007...........................................45
Chủ đề Khuyến nông cho người nghèo – Trợ cấp trong khuyến nông tại Việt Nam và tiếp thị
khuyến nông ngày 16 tháng 7, 2007...............................................................................................45
Thảo luận chung về SANRM, ngày 21 tháng 9, 2007....................................................................45
Các hoạt động khác.........................................................................................................................45
Chia sẻ thông tin và dữ liệu thông qua mạng website và thư điện tử.............................................45
Định hướng của nhóm năm 2008...................................................................................................46
MẠNG LƯỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM/NHÓM LÀM VIỆC (VCBTN).........................49
Tổng quan:......................................................................................................................................49
Mục tiêu..........................................................................................................................................49
1


Mục tiêu chung của VN-CBTN là nâng cao và mở rộng chất lượng phát triển CBT thành phương
tiện nâng cao sinh kế của người dân nghèo nông thôn thông qua du lịch cộng đồng....................49
Các hoạt động chính trong năm 2007:............................................................................................50
2. Với sự hỗ trợ của Trung tâm dữ liệu TCPCP, đã có một cuộc họp vào ngày 4 tháng 7 để tìm
kiếm những phản hồi từ cuộc khảo sát và thảo luận phương pháp tiếp tục thiết lập mạng lưới.
Hơn 30 đại diện từ các TCPCP, công ty du lịch, viện nghiên cứu đào tạo, các tổ chức phát triển
và cá nhân đã tham gia vào cuộc họp. Điều khoản tham chiếu của mạng CBT đã được tranh luận
và nâng cao. Các cuộc thảo luận đã làm rõ các vấn đề, chia sẻ ý kiến, và cam kết hỗ trợ cho cơ
chế hoạt động của mạng lưới. Một nhóm chủ đạo đã được đề cử bao gồm các đại diện từ Trung
tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD), tổ chức phát triển Hà Lan (SNV),
Khoa du lịch Đại mở Hà Nội (HOU), công ty du lịch Footprints, công ty Intrepid, với đại diện từ
Trung tâm NGO là tư vấn của nhóm..............................................................................................50

Kế hoạch hoạt động năm 2008.......................................................................................................50
Một loạt các hoạt động đã được lên kế hoạch cho năm đầu hoạt động của mạng lưới Vietnam
CBT, bao gồm:...............................................................................................................................50
1. Tổ chức sự kiện nhằm quảng bá rộng rãi và mang lại sự ủng hộ cho mạng lưới, gồm có việc
xuất bản một số các ấn bản mới về CBT về Giám sát CBT và công cụ quản lý, và một tạp chí
mang tên Chia sẻ Kinh nghiệm: Những bài học kinh nghiệm cho phát triển CBT ở Việt Nam....50
2. Những cuộc họp thường xuyên của mạng sẽ đem lại một diễn đàn quan trọng để chia sẻ thông
tin và kế hoạch hoạt động và đóng góp để mạng lưới đạt được những mục tiêu đề ra..................50
3. Tùy thuộc vào nhu cầu và sự quan tâm của các thành viên, những cuộc thảo luận, hội nghị
hoặc sự kiện có thể được tổ chức hoặc tận dụng các cơ hội, sự kiện khác. Một số chuyên gia sẽ
được mời đến trình bày tại những cuộc họp này để đóng góp vào những cuộc thảo luận về những
vấn đề mà các thành viên của mạng lưới quan tâm........................................................................50
LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM -TRUNG TÂM DỮ LIỆU CÁC TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ (NGO RC)....................................................................................................................5
Mục tiêu của Trung tâm dữ liệu phi chính phủ nước ngoài:............................................................5
Lịch sử hoạt động.............................................................................................................................5
Ngân sách..........................................................................................................................................7
NHÓM LÀM VIỆC CỦA CÁC CÁN BỘ HÀNH CHÍNH (AWG).........................................................8
Những nội dung chính năm2007................................................................................................................8
NHÓM LÀM VIỆC VÊ CHẤT ĐỘC DA CAM (AOWG).....................................................................10
NHÓM LÀM VIỆC VỀ QUYỂN TRẺ EM (CRWG).............................................................................13
NHÓM LÀM VIỆC VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (DWG).....................................................................16
Tổng quan..............................................................................................................................16
Cuộc họp ngày 17 tháng 5 năm 2007:............................................................................................17
Cuộc họp ngày 12 tháng 7 năm 2007.............................................................................................17
Cuộc họp ngày 13 tháng 9 năm 2007.............................................................................................18
Cuộc họp ngày 8 tháng 11 năm 2007.............................................................................................18
NHÓM CÔNG TÁC VỀ QUẢN LÝ THIÊN TAI (DMWG).................................................................19
NHÓM LÀM VIỆC VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMWG).....................................................................22
Thông tin liên hệ........................................................................................................................24

NHÓM CÔNG TÁC VỀ CHĂM SÓC MẮT..........................................................................................25
NHÓM KỸ THUẬT VỀ HIV/AIDS (HIV/AIDS TWG)........................................................................27
Cập nhật các hoạt động chính trong năm 2007...............................................................................28
1. Các chủ đề chính trong năm 2007..............................................................................................28
2


Họp TWG, 14 tháng 11 năm 2007...........................................................................................................29
Các hoạt động khác.........................................................................................................................29
NHÓM THẢO LUẬN CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TẠI TP HỒ CHÍ MINH (HCMC
INGO DISCUSSION GROUP)...............................................................................................................33
/>Chi tiết liên hệ............................................................................................................................34
NHÓM CÔNG TÁC VỀ BOM MÌN (LWG)..........................................................................................35
NHÓM CÔNG TÁC VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ (MFWG)........................................................................40
Nhóm chủ đạo và đồng chủ tịch.....................................................................................................42
Đối ngoại........................................................................................................................................43
Nhóm công tác về nông nghiệp bền vững và quản lý tài nguyên thiên nhiên (SANRM WG)................44
Cập nhật một số hoạt động chính năm 2007...................................................................................45
Các chủ đề chính năm 2007............................................................................................................45
Các cuộc họp do nhóm SANRM tổ chức năm 2007......................................................................45
Chia sẻ kinh nghiệm về hệ thống các phương pháp nâng cao năng suất lúa tại Cambodia và Việt
Nam ngày 6 tháng 4 , 2007.............................................................................................................45
Cuộc họp với chủ đề Nông nghiệp hữu cơ: ngày 1 tháng 6 năm 2007...........................................45
Chủ đề Khuyến nông cho người nghèo – Trợ cấp trong khuyến nông tại Việt Nam và tiếp thị
khuyến nông ngày 16 tháng 7, 2007...............................................................................................45
Thảo luận chung về SANRM, ngày 21 tháng 9, 2007....................................................................45
Các hoạt động khác.........................................................................................................................45
Chia sẻ thông tin và dữ liệu thông qua mạng website và thư điện tử.............................................45
Định hướng của nhóm năm 2008...................................................................................................46
MẠNG LƯỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM/NHÓM LÀM VIỆC (VCBTN).........................49

Tổng quan:......................................................................................................................................49
Mục tiêu..........................................................................................................................................49
Mục tiêu chung của VN-CBTN là nâng cao và mở rộng chất lượng phát triển CBT thành phương
tiện nâng cao sinh kế của người dân nghèo nông thôn thông qua du lịch cộng đồng....................49
Các hoạt động chính trong năm 2007:............................................................................................50
2. Với sự hỗ trợ của Trung tâm dữ liệu TCPCP, đã có một cuộc họp vào ngày 4 tháng 7 để tìm
kiếm những phản hồi từ cuộc khảo sát và thảo luận phương pháp tiếp tục thiết lập mạng lưới.
Hơn 30 đại diện từ các TCPCP, công ty du lịch, viện nghiên cứu đào tạo, các tổ chức phát triển
và cá nhân đã tham gia vào cuộc họp. Điều khoản tham chiếu của mạng CBT đã được tranh luận
và nâng cao. Các cuộc thảo luận đã làm rõ các vấn đề, chia sẻ ý kiến, và cam kết hỗ trợ cho cơ
chế hoạt động của mạng lưới. Một nhóm chủ đạo đã được đề cử bao gồm các đại diện từ Trung
tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD), tổ chức phát triển Hà Lan (SNV),
Khoa du lịch Đại mở Hà Nội (HOU), công ty du lịch Footprints, công ty Intrepid, với đại diện từ
Trung tâm NGO là tư vấn của nhóm..............................................................................................50
Kế hoạch hoạt động năm 2008.......................................................................................................50
Một loạt các hoạt động đã được lên kế hoạch cho năm đầu hoạt động của mạng lưới Vietnam
CBT, bao gồm:...............................................................................................................................50
1. Tổ chức sự kiện nhằm quảng bá rộng rãi và mang lại sự ủng hộ cho mạng lưới, gồm có việc
xuất bản một số các ấn bản mới về CBT về Giám sát CBT và công cụ quản lý, và một tạp chí
mang tên Chia sẻ Kinh nghiệm: Những bài học kinh nghiệm cho phát triển CBT ở Việt Nam....50
2. Những cuộc họp thường xuyên của mạng sẽ đem lại một diễn đàn quan trọng để chia sẻ thông
tin và kế hoạch hoạt động và đóng góp để mạng lưới đạt được những mục tiêu đề ra..................50
3. Tùy thuộc vào nhu cầu và sự quan tâm của các thành viên, những cuộc thảo luận, hội nghị
3


hoặc sự kiện có thể được tổ chức hoặc tận dụng các cơ hội, sự kiện khác. Một số chuyên gia sẽ
được mời đến trình bày tại những cuộc họp này để đóng góp vào những cuộc thảo luận về những
vấn đề mà các thành viên của mạng lưới quan tâm........................................................................50
NHÓM LÀM VIỆC VỀ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN TN

41
NHÓM LÀM VIỆC VỀ NƯỚC VÀ VỆ SINH (WSS)

43

MẠNG LƯỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG (CBTN)

46

4


LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM -TRUNG TÂM DỮ LIỆU
CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ (NGO RC)
Trung tâm Dữ liệu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập năm 1993 để phục vụ cộng
đồng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN) hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức đối tác
Việt Nam của họ. Trung tâm tồn tại thông qua sự cộng tác giữa các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam
và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO).
Mục tiêu của Trung tâm dữ liệu phi chính phủ nước ngoài:

1) Nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi và đóng góp vào việc chia sẻ thông tin, dữ liệu, kinh
nghiệm giữa các TCPCPNN với nhau và với các đối tác của họ, các tổ chức địa phương
để nâng cao chất lượng và tác động của công việc của họ tại Việt Nam.
2) Nhằm tăng cường mối quan hệ và đối thoại giữa cộng đồng các TCPCPNN và những tổ
chức phát triển khác ở Việt Nam, bao gồm các cơ quan Chính phủ, các nhà tài trợ, và các tổ
chức địa phương.
Tính đến tháng 5/2006, Trung tâm có khoảng 160 thành viên (ở cả trong nước và nước ngoài). Tuy
nhiên Trung tâm cũng hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, các tổ chức, cơ quan nghiên cứu
trong nước và quốc tế, các nhà tài trợ, vv...
Lịch sử hoạt động

Ban đầu, Trung tâm Dữ liệu được trưởng thành từ một mạng lưới còn lỏng lẻo. Đầu những năm 1990,
đại diện các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam đã bắt đầu họp định kỳ (vào ngày thứ sáu cuối cùng
hàng tháng), để trao đổi cụ thể về việc hình thành và quản lý các chương trình/dự án tại Việt Nam. Các
TCPCP ngày càng tập trung hơn vào việc chia sẻ thông tin về các chương trình của họ và cùng hợp tác
để nâng cao chất lượng công việc.
Trung tâm dữ liệu cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho cộng đồng các TCPCPNN, các tổ chức đối tác
của họ, các nhà tài trợ, và các cơ quan chính phủ, các tổ chức địa phương và các tổ chức khác liên quan
đến vấn đề xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tại Việt Nam.
Năm 1998 đã chứng kiến sự phát triển trong quan hệ ngày càng được củng cố giữa Trung tâm dữ liệu
và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp hữu nghị). Điều này bao gồm cả việc đổi tên
Trung tâm thành Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt
Nam (trước đó, Trung tâm có tên là Trung tâm Dữ liệu phi chính phủ), chế độ đồng giám đốc được
thành lập và Ban Chỉ đạo được mở rộng, Tất cả những việc này tạo khả năng cho Trung tâm tiếp tục
tồn tại và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam.
Chúng tôi có một văn phòng tại Hà Nội, Việt Nam. Văn phòng này được điều hành bởi một Đồng
Giám đốc, một cán bộ quản lý hành chính, một điều phối viên các nhóm làm việc, một cố vấn truyền
thông và một cố vấn mạng làm việc bán thời gian. Ngoài ra có một Đồng Giám đốc khác làm việc tại
Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Chúng
tôi bổ sung nhân viên và các tình nguyện viên dựa trên nhu cầu.
Các hoạt động và dịch vụ


Diễn đàn các tổ chức phi chính phủ

5


Trung tâm tổ chức các cuộc họp tháng của Diễn đàn các tổ chức phi chính phủ nhằm giúp
các đại điện của các tổ chức phi chính phủ có cơ hội gặp gỡ trao đổi các vấn đề liên quan
đến công việc của họ, chia sẻ những kinh nghiệm và điều phối tốt hơn các hoạt động chung.



Các nhóm làm việc

Trung tâm khuyến khích và giúpcác thành viên INGO hình thành các Nhóm làm việc tập
trung vào những vấn đề và/hoặc lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh tổ chức phi chính phủ quốc
tế, còn có các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các tổ chức quan tâm đến các nhóm làm
việc. Hiện tại, Trung tâm dữ liệu có 17 nhóm làm việc đang hoạt động.


Thư viện và nguồn thông tin trực tuyến

Trung tâm duy trì một thư viện cũng như các nguồn thông tin trực tuyến bao gồm nhiều
thông tin từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các tổ chức khác liên quan đến phát triển
Việt Nam, bao gồm các bài nghiên cứu, báo cáo, sách hướng dẫn theo từng lĩnh vực, và
nhiều nguồn dữ liệu khác.


Danh tập các tổ chức phi chính phủ

Trung tâm xuất bản cuốn danh tập các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam hàng năm bằng
cả tiếng Anh và tiếng Việt. Cuốn danh tập này được đưa lên mạng của trung tâm và hiện
nay trung tâm đang chuẩn bị phát triển các nguồn dữ liệu trực tuyến, bao gồm các danh tập
các tổ chức phi chính phủ Việt Nam.


Mạng website của Trung tâm: www.ngocentre.org.vn

Mạng của Trung tâm cung cấp thông tin và dữ liệu được cập nhật bằng cả tiếng Việt và
tiếng Anh để hỗ trợ công việc của các TCPCPNN, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

và các tổ chức khác tập trung vào vấn đề xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tại
Việt Nam.


Bản tin điện tử 2 tuần một lần

Trung tâm ra một bản tin không chính thức được gửi qua hệ thống thư điện tử tới các tổ
chức thành viên và bạn bè của Trung tâm.


Đối thoại và hợp tác
Trung tâm đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ toàn diện giữa cộng đồng các
TCPCPNN với phía chính phủ Việt Nam. Trung tâm được coi là nơi liên lạc chính của các
TCPCPNN và về các hoạt động phi chính phủ, đặc biệt đối với một số Bộ ngành Chính phủ
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, vv...) các tổ chức tài trợ
(Ngân hàng thế giới, Liên hiệp quốc, các tổ chức hợp tác song phương, vv...). Trung tâm
phối hợp và tổ chức các cuộc họp nhóm tư vấn giữa kỳ và thường niên và một số các cuộc
họp nhóm khác. Thêm vào đó Trung tâm giúp và phối hợp trong quá trình tư vấn và chiến
dịch tư vấn quốc gia (bao gồm các các tổ chức phi chính phủ Việt Nam) trong việc chuẩn bị
Báo cáo phát triển Việt Nam và trong chiến dịch xóa đói giảm nghèo của Việt Nam
(GCAP).

Cơ cấu quản lý
Diễn đàn các TCPCNNN có thẩm quyền lựa chọn 5 đại diện của các tổ chức phi chính phủ quốc tế
tham dự vào Ban Chỉ đạo (SC) của Trung tâm cũng như lựa chọn các đại diện cho các cuộc họp tư vấn.
Một Ban Chỉ đạo gồm 10 thành viên chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát và quyết định các vấn đề chính
sách của Trung Tâm, cũng như đưa ra các hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát các hoạt động của các Đồng
6



Giám đốc.
Đồng Giám đốc người nước ngoài chịu trách nhiệm điều hành các nhân viên làm việc tại Trung tâm,
bao gồm 2 nhân viên chính thức, hai nhân viên làm ngoài giờ và một số tình nguyện viên.
Ngân sách
Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu được cấp ngân sách từ phí thành viên – chiếm tới 70 đến 80%
ngân sách hoạt động của Trung tâm. Trung tâm phải cân đối ngân sách cho phần còn lại trên cơ sở từng
năm.
Quan hệ hợp tác của INGO trong sự phát triển của năm 2007
Những năm gần đây phạm vi hoạt động của các Nhóm Làm việc được mở rộng và lớn mạnh một cách
đáng kể. Các nhóm đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp chia sẻ thông tin, trình bày và thảo luận về
các vấn đề hiện tại và các dự án đang được thực thi tại Việt Nam, chúng đóng vai trò quan trọng trong
việc chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ tư vấn việc lập các kế hoạch, điều luật, và các chính sách mới. Thành
viên của các Nhóm Làm việc là những người đang thực hiện các chương trình trên toàn quốc, qua kinh
nghiệm thực tế của họ, đã tạo ra một nguồn dữ liệu vô cùng hữu ích cho các tổ chức và những nhà ra
quyết định.
Trong vấn đề chia sẻ các hoạt động và đóng góp của các nhóm làm việc này đối với việc mở rộng đối
tượng tham gia, bản báo cáo này là tổng hợp các hoạt động của các nhóm trong năm 2007. Bản báo cáo
được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2005.
Trung tâm Dữ liệu phi chính phủ cảm ơn sự đóng góp của các điều phối viên các nhóm làm việc và
những cộng tác viên khác trong các nhóm cũng như tới các cả các nhân viên và tình nguyện viên của
Trung tâm trong việc chuẩn bị báo cáo này.

7


NHÓM LÀM VIỆC CỦA CÁC CÁN BỘ HÀNH CHÍNH (AWG)
/>Nhóm được thành lập để tập hợp các nhà quản trị, các kế toán, các cán bộ quản lý nhân sự cùng trao
đổi ý kiến và “các bài học thu được” về cách thức làm thế nào để cải tiến các chính sách phát triển và
việc triển khai vì lợi ích của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và nhân viên của họ ở Việt Nam.
Nhóm này gồm nhân viên phụ trách các lĩnh vực: quản trị hành chính, tài chính và nhân sự cho các văn

phòng dự án hay văn phòng đại diện.
Mục tiêu tổng quát của AWG là nâng cao năng lực của các thành viên bằng cách cải thiện tác động
của các mô hình tiên tiến về văn phòng và quản trị, và bằng cách tăng cường sự hợp tác của các
thành viên, các cơ quan hữu quan của chính phủ và các nhóm khác có liên quan đến công việc.
Các mục tiêu chính






Chia sẻ và phổ biến thông tin: Tổ chức các cuộc họp hàng quý và một diễn đàn thư điện tử để thảo
luận việc xử lý các vấn đề đột xuất liên quan tới Quản trị văn phòng. AWG phổ biến càng rộng càng
tốt những thông tin về các bộ luật, chính sách, các vấn đề hành chính và quy trình tuyển dụng lao
động liên quan đến hoạt động của INGO tại Việt Nam.
Cải tiến thực tiễn công việc: Các thành viên trao đổi kinh nghiệm và các bài học thu được hoặc các
trường hợp nghiên cứu cụ thể từ thực tiễn công việc để nâng cao tác động (chất lượng và số lượng)
của công việc mà họ làm.
Đối thoại chính sách: Chia sẻ giữa các thành viên các trường hợp nghiên cứu cụ thể và các thông tin
liên quan đến quản lý dự án hay quản trị văn phòng đại diện mà đã đem lại các cải tiến trong công
việc và chính sách phát triển. Điều này sẽ tạo ra môi trường cho đối thoại với các đơn vị của chính
phủ và các tổ chức khác.
Một nhóm tự nguyện nòng cốt với khoảng 5 đại diện của cộng đồng INGO sẽ đảm nhận việc điều phối
hoạt động của AWG. Nhóm nòng cốt này được lựa chọn hàng năm và đóng vai trò Thư ký /hay Điều
phối viên của AWG.
Cập nhật những hoạt động chính trong năm 2007
Những nội dung chính năm2007
 Tổ chức họp hàng quý, do các INGO thành viên tự nguyện đứng ra chủ trì. INGO chủ trì này sẽ
là Thư ký hoặc Điều phối viên cho cuộc họp đã đăng ký đó.
 Bầu chọn các thành viên của nhóm nòng cốt. Những thành viên này chịu trách nhiệm duy trì

hoạt động nhóm và đóng góp nhiều hơn vào hoạt động của nhóm
 Tổ chức đối thoại với Ban điều phối Viện trợ nhân dân (PACCOM) để chia sẻ và thảo luận về
các quy định và sự hỗ trợ của PACCOM, cách thức làm thế nào để xử lý các tình huống đột
xuất liên quan đến hoạt động của INGO tại Việt Nam về mặt pháp lý.
 Tiếp tục chia sẻ thông tin và làm việc về vấn đề thuế cho các TCPCP
Các cuộc họp theo chủ đề do AWG tổ chức năm 2007 :
Theo kế hoạch, AWG đã tổ chức các cuộc họp hàng quý theo chủ đề trong năm 2007.

8


Cuộc họp nhóm tổ chức ngày 29 tháng 3 năm 2007:
Mục tiêu chính của cuộc họp này liên quan tới những vấn đề về bầu chọn thành viên của nhóm nòng
cốt và thảo luận về phương thức các thành viên có thể hỗ trợ hoạt động nhóm, chia sẻ khối lượng công
việc khi được yêu cầu. Bên cạnh đó, còn có một số chủ đề khác như:
o
Mức lương mới về việc giải quyết và trả bảo hiểm xã hội,
o
MOU và cập nhật tình trạng giấy phép
o
Thanh toán thuế TNCN và các vấn đề kiểm tra sổ sách
Năm thành viên của nhóm nòng cốt từ các tổ chức Save children US, Church World Service, World
Population Foundation, NGO resource Centre and Ipas, được lựa chọn để có trách nhiệm duy trì nhóm
hoạt động và triển khai các hành động nhóm, và tiếp tục các kế hoạch trong năm 2007. Trung tâm
VUFO-NGO tình nguyện cập nhật danh sách địa chỉ mail của nhóm
Cuộc họp nhóm ngày 28 tháng 6 năm 2007:
Chủ đề chính là chia sẻ thông tin về thông tư số 55/2007 ban hành ngày 29, tháng 5 năm 2007 bởi Bộ
Tài chính về sự miễn thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài đang hoạt động cho các chương
trình dự án tài trợ phi chính phủ tại Việt Nam. Nhóm cũng thảo luận về các vấn đề khác và cách giải
quyết cũng như các thủ tục có lợi cho văn phòng và các nhân viên quản lý như chia sẻ kinh nghiệm từ

các TCPCPNN về:
 Chủ đề bảo hiểm: Bảo hiểm cho thiết bị chuyển dịch, BHXH với những mức chính sách mới,
Bảo hiểm tai nạn, y tế và bà mẹ với những lợi ích. Insurance for removable equipment, Social
Insurance with new level policy, Health and Accident Insurance and Maternity leaves benefits
 Chủ đề các phương tiện: Chuyển giao sự sở hữu xe từ các TCPCP cho những cộng tác địa
phương, thủ tục nhập và chuyển nhượng xe từ nước ngoài vào và ngược lại, mua xe mới cho
các văn phòng dự án.
 Chủ đề thuế TNCN: Kiểm toán của Cục thuế Hà nội, thuế TNCN trên phí công tác
Cuộc họp nhóm ngày 20 tháng 9 năm 2007:
Nội dung chính của cuộc họp này liên quan hầu hết đến những vấn đề đang nóng bỏng: việc kiếm tra
thuế TNCN tại các TCPCPNN của cục thuế Hà Nội. Mọi người tham gia cuộc họp đưa ra những câu
hỏi và giải đáp về:
 Giữ lại thuế thu nhập của tư vấn
 Thanh toán thuế TNCN cho 4 năm (2002-2005) khi các TCPCPNN trả thuế TNCN qua Cục
ngoại giao đoàn
 Chia sẻ kinh nghiệm về cách đối ứng với việc thi hành kiểm toán về thuế TNCN.
Thêm vào đó, những kinh nghiệm từ những TCPCPNN đã làm việc với những kiểm toán viên cũng đã
được chia sẻ tại cuộc họp.
Các hoạt động khác:
Hàng ngày chia sẻ thông tin về các hoạt động hành chính thông qua danh sách mail của nhóm
Phương hướng cho năm 2008
Trong năm tới, AWG sẽ tiếp tục hỗ trợ việc trao đổi thông tin với các tổ chức hoạt động trên các lĩnh
vực liên quan tới quản lý văn phòng và tài chính . Các chủ đề chính sẽ giống với năm 2007. Mục tiêu
của nhóm là có thể cộng tác với Trung tâm dữ liệu tiến hành cuộc khảo sát về lương và chế độ. Nhóm
9


nòng cốt mới cho năm 2008 sẽ được bầu chọn trong cuộc họp nhóm vào ngày 20 tháng 12 năm 2007.

NHÓM LÀM VIỆC VÊ CHẤT ĐỘC DA CAM (AOWG)

/>Bối cảnh
Trong khoảng thời gian từ 1961-1971, Không lực Hoa Kỳ đã rải khoảng 72 triệu lít chất diệt cỏ xuống
các vùng phi quân sự phía Nam vĩ tuyến 17. Người dân Việt Nam cùng các tổ chức quốc tế tiếp tục
nghiên cứu hậu quả lâu dài của việc sử dụng chất diệt cỏ đối với sức khoẻ người dân và môi trường.
Khi nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục, hàng nghìn người dân sống tại các “điểm nóng” xung quanh các
khu sân bay quân sự cũ của Hoa Kỳ, nơi mà các máy bay chuyên chở chất diệt cỏ trước đây từng cất
cánh và hạ cánh - tiếp tục bị phơi nhiễm chất độc da cam/ dioxin và có nguy cơ mắc bệnh và bị dị tật
trong đó di chứng ảnh hưởng đến cả những thế hệ con cháu họ sau này. Thêm vào đó, các cựu chiến
binh và những người bị phơi nhiễm chất độc da cam/ dioxin trên khắp dải đất nước Việt Nam hàng
ngày vẫn đang phải phải gánh chịu hậu quả nặng nề do chất độc da cam/dioxin gây ra. Ba mươi mốt
năm kể từ khi cuộc chiến kết thúc, chất độc da cam/ dioxin vẫn là một mối đe doạ lớn tới môi trường
và sức khoẻ cộng đồng tại Việt Nam như một di chứng chiến tranh khó xóa mờ.
Nhóm công tác về vấn đề Da cam/ Dioxin (viết tắt là AOWG) được thành lập tháng 7 năm 2004, theo
đề xướng của một số tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, là một trong các
nhóm làm việc dưới sự điều phối và hướng dẫn của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam & Trung
tâm Dữ liệu các Tổ chức Phi Chính phủ Quốc tế. Nhóm công tác về vấn đề chất độc da cam/ dioxin là
một diễn đàn mở đối với các tổ chức Phi chính phủ quốc tế, các cơ quan ban ngành Việt Nam, các tổ
chức Quốc tế, các tổ chức trong nước, và các cá nhân trong vào ngoài nước quan tâm đến vấn đề da
cam/ dioxin.
Mục tiêu tổng quát:
Mục đích chung của nhóm công tác chất độc da cam/ dioxin là chia sẻ thông tin về các vấn đề liên
quan đến chất độc da cam/ dioxin; cập nhật thông tin về các hoạt động, chương trình, dự án hỗ trợ
nhân đạo giúp cải thiện cuộc sống của các nạn nhân chịu ảnh hưởng của chất độc da cam/ dioxin
tại Việt Nam; tăng cường thúc đẩy hỗ trợ tài chính của các tổ chức phi chính phủ quốc tế thông
qua việc triển khai các chương trình, dự án hướng đến giải quyết di chứng chất độc da cam/ dioxin.
Các mục tiêu chính:
 Chia sẻ thông tin và quan điểm về các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ Quốc
tế cũng như các đề xuất của các tổ chức trong và ngoài nước về vấn đề chất độc da cam/ dioxin,
 Tăng cường và thúc đẩy hiểu biết về phạm vi và sự phức tạp của các vấn đề liên quan đến chất
độc da cam/ dioxin,

 Tăng cường trao đổi và tạo điều kiện cũng như cơ hội cho các nhóm trong và ngoài nước gặp
gỡ, thảo luận các sự kiện và những thông tin cập nhật liên quan đến vấn đề chất độc da cam/
dioxin.
 Nhóm công tác các vấn đề chất độc da cam/ dioxin được luân phiên điều phối bởi các thành
viên trong nhóm là các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Hiện tại vai trò này do Quỹ Cựu chiến
binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) đảm trách.
Cập nhật những hoạt động chính của nhóm trong năm 2007:
10


Các chủ đề hoạt động trong năm 2007:





Tiếp tục cập nhật và chia sẻ thông tin về vụ kiện của Hội Nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin
Việt Nam (VAVA) đối với các công ty sản xuất chất độc da cam của Hoa Kỳ.
Chia sẻ thông tin về các chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến nạn nhân chất độc da
cam/ Dioxin như nghiên cứu về các bệnh tật có nguồn gốc từ chất độc hóa học/ Dioxin; các giải
pháp cho các vấn đề ô nhiễm chất độc hóa học tại Việt Nam cũng như hỗ trợ của các tổ chức
quốc tế đối với các nạn nhân chất độc da cam/ dioxin Việt Nam.
Tổ chức các cuộc hợp, diễn đàn, hội thảo với sự tham gia của các khách mời đặc biệt từ chính
phủ Việt Nam, các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán, … với mục đích (1) chia sẻ thông tin và
tình hình cập nhật về vấn đề chất độc da cam/ dioxin tại Việt Nam, thông tin của Nhóm đối
thoại Kênh II giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về vấn đề chất độc da cam/dioxin, (2) Thảo luận cách
thức các thành viên trong nhóm công tác chia sẻ và trao đổi thông tin theo hướng tích cực và
hiệu quả.

Các cuộc họp theo chủ đề do nhóm công tác tổ chức trong năm 2007:

Cuộc họp nhóm công tác – ngày 21 tháng 06 năm 2007:
Khách mời diễn thuyết tại cuộc họp này là Giáo sư tiến sỹ Alvin Young. Tại cuộc họp, thông tin lưu trữ
về việc phun rải thuốc diệt cỏ của Quân đội Mỹ tại Việt Nam lần đầu tiên được giới thiệu theo cách
nhìn nhận hoàn toàn khác tại Việt Nam. Theo đó, Giáo sư Tiến sỹ Alvin Young đã cung cấp thông tin
khẳng định Quân đội Mỹ không thể thực hiện chiến dịch phun rải chất độc dioxin với một lý lẽ việc
phun rải dạng sương mù từ máy bay C-123 không thể tiếp cận được mặt đất và rằng chính các vòm cây
của rừng nhiệt đới đã ngăn không cho các chất độc da cam tiếp xúc với mặt đất. Tuy nhiên thuyết này
hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học. Tại buổi thuyết trình, có khá nhiều câu hỏi được đặt ra, như việc các lá
cây bị ảnh hưởng của chất độc hóa học rớt xuống mặt đất sẽ gây tác hại như thế nào? Các chất độc da
cam khi phun ở dạng sương mù bị phát tán nhờ gió gây tác hại ra sao? Hàm lượng dioxin mà Hatfield
tìm thấy trong đất ở rừng Mã Đà và những nơi khác sẽ được lý giải thế nào? Có nhiều câu hỏi được các
đại biểu đưa ra chưa được Giáo sư Tiến sỹ Alvin Young trả lời và dường như những câu trả lời của
Ông Alvin Young không thỏa mãn tất cả các đại biểu tham gia hội nghị.
Một cuộc họp khác được tổ chức với mục đích chia sẻ thông tin của Hội Nạn nhân Chất độc da cam/
Dioxin Việt Nam (VAVA) về nội dung của cuộc tọa đàm “Tẩy độc chất độc da cam/ dioxin lần thứ hai
vào hai ngày 18 – 19 tháng 06 năm 2007 tại Hà Nội. Tại cuộc tọa đàm hai ngày được tổ chức với sự
phối hợp và hỗ trợ của Bộ Quốc Phòng này, Giáo sư Alvin Young đã thuyết trình và chia sẻ thông tin
về chất độc da cam/ dioxin và các phương pháp tẩy độc. Cuộc tọa đàm này thảo luận vấn đề hỗ trợ Việt
Nam trong việc điều tra lượng tồn lưu lắng đọng của các chất độc còn lưu lại đến ngày nay từ thời
chiến tranh Việt Nam-Hoa Kỳ. Các chủ điểm khác tại cuộc tọa đàm là thông tin về dự án thiết lập và
xây dựng sơ đồ các chất diệt cỏ chiến lược đã được phun rải tại Việt Nam, các dữ liệu mới nhất về số
lượng của các chất diệt cỏ chiến lược được phun tại miền nam Việt Nam, đánh giá lại số liệu về dioxin,
thông tin mới nhất về Chiến dịch diệt côn trùng mang tên FLYSWATTER (Dùng thuốc diệt côn trùng
để kiểm soát muỗi tại Miền nam Việt Nam), và các nghiên cứu tẩy độc gần đây.
Cuộc họp nhóm công tác – ngày 26 tháng 09 năm 2007:
Chủ đề chính là cập nhật thông tin về đề xuất chung hỗ trợ nhân đạo Hoa Kỳ - Việt Nam và Nhóm đối
thoại Hoa Kỳ - Việt Nam về chất độc da cam/ dioxin. Nhiều câu hỏi và thông tin được chia sẻ tại cuộc
11



họp nhóm công tác.
Nhóm đối thoại kênh II Hoa Kỳ - Việt Nam (DG) được thành lập tháng 06 năm 2007 theo đề xuất của
Quỹ Ford. Mục tiêu chính của Nhóm là lồng ghép và đưa vấn đề chất độc da cam/ dioxin làm vấn đề
trọng tâm thu hút sự quan tâm của các tổ chức và các nhân và tạo diễn đàn cởi mở cho các cuộc thảo
luận tại Hoa Kỳ.
Nhóm đối thoại hiện đã xác định 5 lĩnh vực ưu tiên chính và Quỹ Ford là đơn vị hỗ trợ tài chính cho
hoạt động của nhóm. Lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu là thảo luận xây dựng một phòng thí nghiệm chất
độc da cam/ dioxin. Hiện có 3 phòng thí nghiệm dioxin tại Việt Nam nhưng nhu cầu cần nhiều hơn con
số 3. Vấn đề này đã được thảo luận nhiều lần và tất cả các thành viên của nhóm đối thoại đều đồng hỗ
trợ cho ý tưởng này. Nhóm đối thoại đã gửi một yêu cầu cho Chính phủ Việt Nam để mua thiết bị cho
phòng thí nghiệm mở và phòng thí nghiệm này sẽ được điều hành bởi Bộ Quốc Phòng và Ông Tâm,
chuyên viên của Cục Khoa học Công nghệ Môi trường Bộ Quốc Phòng chịu trách nhiệm mảng hoạt
động này.
Trong tương lai, vấn đề vai trò của nhóm đối thoại cũng đã được đưa ra thảo luận tại hội nghị và nhóm
sẽ mong muốn có thêm thành viên tham gia. Tổ chức CRS (Tổ chức Nhà thờ Thể giới), VNAH (Tổ
chức Hỗ trợ Người khuyết tật Việt Nam) và các tổ chức khác trong cộng đồng các tổ chức Phi chính
phủ làm việc về vấn đề chất độc da cam/ dioxin đánh giá cao vai trò của nhóm đối thoại. Các tổ chức
khác như UNICEF, UNDP và một số tổ chức Phi chính phủ như VNAH, CRS, VVMF bày tỏ sự ủng hộ
đối với đề xuất của nhóm đối thoại. Riêng UNICEF sẽ thực hiện một dự án hỗ trợ trẻ khuyết tật vào
năm 2008.
Định hướng năm 2008
Nhóm sẽ Mở rộng sự trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các tổ chức thành viên trong nhóm
Thay đổi vai trò điều phối giữa các thành viên trong nhóm
Việc chia sẻ thông tin và đóng góp ý kiến từ các tổ chức phi chính phủ khác nhau sẽ là một phân chính
trong các hoạt động của nhóm. Và thúc đẩy sự tham gia của các thành viên từ nhóm công tác về khuyết
tật (DWG).

12



NHÓM LÀM VIỆC VỀ QUYỂN TRẺ EM (CRWG)
/>Bối cảnh
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu á phê chuẩn Công ước về Quyền Trẻ em (CRC). Uỷ ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em đã được thành lập Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em ra đời nhằm thực hiện
cam kết của chính phủ trong việc thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Trong 15 năm qua, sự
hỗ trợ cho quá trình thực hiện Công ước về Quyền trẻ em đã phát triển nhanh chóng và đã đạt được
nhiều thành quả.
Tại Việt Nam, sự trợ giúp của quốc tế đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện quyền trẻ em. Là
một phần của quá trình này, nhóm làm việc về quyền trẻ em đã được thành lập tháng 6 năm 2006. Mục
tiêu của diễn đàn là nhằm đẩy mạnh sự trao đổi và phối hợp giữa các bên tham gia để hỗ trợ Việt Nam
trong việc thực hiện cam kết bảo vệ quyền trẻ em.
Nhóm làm việc về quyền trẻ em liên kết các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dân sự và các nhóm
cộng đồng với nhau để chia sẻ thông tin các chương trình hỗ trợ thực hiện Quyền Trẻ em bao gồm các
mô hình thành công, các chương trình đang thực hiện, các nghiên cứu để thúc đẩy quá trình hợp tác
nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong các chương trình thực hiện Quyền trẻ em tại Việt Nam. Các cơ
quan và tổ chức có liên quan khác như các cơ quan của Liên hiệp quốc và cơ quan chuyên ngành
(UNICEF, ILO, UNODC…), các bộ ngành chính phủ, các viện nghiên cứu, các chuyên gia đều được
hoan nghênh tham gia.
CRWG do một tổ chức phi chính phủ quốc tế tình nguyện điều phối và tổ chức này sẽ chủ trì các hoạt
động của CRWG và sẽ được các thành viên của Nhóm bầu chọn hàng năm. Hiện nay, Plan quốc tế
đang là tổ chức chủ trì của Nhóm Làm việc và đảm nhận vai trò chủ tịch năm 2007
Mục tiêu chung của CRWG là tăng cường sự trao đổi và phối hợp để chia sẻ học hỏi giữa tất cả các
bên liên quan nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam thực hiện và quản lý có hiệu quả cũng như đáp
ứng được vấn đề liên quan tới các chương trình hỗ trợ thực hiện quyền của trẻ em.
Các mục tiêu chính:


Chia sẻ và phổ biến thông tin: CRWG tạo ra một diễn đàn để thảo luận các vấn đề phát
triển liên quan tới trẻ em ở Việt Nam. CRWG phổ biến một cách rộng rãi nhất các thông tin
về luật pháp, chính sách, các nghiên cứu và tài liệu của các dự án và chương trình liên quan

tới trẻ em.



Nâng cao năng lực thực hiện của các tổ chức thành viên: các bên tham gia chia sẻ kinh
nghiệm và các bài học được rút ra từ thực tế phát triển của họ nhằm thúc đẩy ảnh hưởng của
các chương trình tác động (về chất lượng và số lượng) của các can thiệp cho quá trình phát
triển của mình.



Tiếp cận các nguồn lực: các bên tham gia cùng hỗ trợ và nếu có thể thúc đẩy quá trình tiếp
13


cận các nguồn lực bao gồm nhân lực, tài chính và các nguồn lực khác (ví dụ giới thiệu các
giảng viên hoặc chuyên gia có kinh nghiêm, chia sẻ thông tin về các nguồn tài trợ tiềm
năng, tham gia các khoá tập huấn, hội thảo và hội nghị...).


Đối thoại về chính sách: chia sẻ kinh nghiệm và thông tin liên quan tới các chương trình hỗ
trợ các nhóm khác nhau để phát triển các mô hình hoạt động hiệu quả và vận động chính
sách, tạo ra một diễn đàn trao đổi giữa các cơ quan, tổ chức, các nhà tài trợ.

Cập nhật về các hoạt động chính trong năm 2007
Các chủ đề chính trong năm 2007 là việc chia sẻ học hỏi từ các thành viên tham gia nhóm, trọng
tâm là 3 hoạt động chính sau:
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông dụng cho nhóm;
2. Chia sẻ thông tin: tổ chức các cuộc họp nhóm
3. Hỗ trợ và đóng góp ý kiến cho báo cáo về việc thực hiện quyền trẻ em và khuyến khích sự tham gia

của trẻ vào quá trình này.
1) Xây dựng cơ sở dữ liệu chung
Trong những cuộc họp trước đây đã có buổi thảo luận về vấn đề các TCPCP có sự chồng chéo trong
các hoạt động của mình, ví dụ việc đưa ra những hướng dẫn đào tạo về những nguyên tắc tích cực
hoặc việc hợp tác với các bên chính phủ(VCPFC). Sự trùng lặp này là do thiếu sự chia sẻ thông tin giữa
các TCPCP, và đưa ra sáng kiến tạo lập một cơ sở dữ liệu nhằm tăng cường điều phối, hợp tác giữa các
tổ chức liên quan tới hoạt động quyền trẻ em. Một định nghĩa giải thích về cơ sở dữ liệu đã được chuẩn
bị và truyền bá tới tất cả các thành viên CRWG để có nhận xét và ý kiến đóng góp. Nhóm đã quyết
định thu thập thông tin về ba vấn đề:
Các chương trình, dự án đang triển khai
Những sáng kiến trước đây
Những nghiên cứu đánh giá, tập huấn, báo cáo, đào tạo, vv
Một cơ sở dữ liệu như thế sẽ rất hiệu quả để xác định từng tổ chức đang làm gì, để học tập lẫn nhau,
cộng tác và xây dựng một cơ sở hỗ trợ mạnh mẽ. Quan trọng nhất, cơ sở này giúp các tổ chức tránh sự
trùng lặp. Dữ liệu ban đầu đã được thu thập thông qua một bảng câu hỏi đơn giản và đưa vào cơ sở dữ
liệu. Neeraj, Rana và Eddy đã trình bày thông tin được cung cấp từ những tổ chức thành viên, tuy nhiên
chỉ có Plan, World Vision và Tdh là đã cung cấp thông tin. Vấn đề là làm thế nào để các tổ chức khác
tham gia và nhận thấy tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu này.
Thách thức: Các tổ chức đang hoạt động về vấn đề trẻ em vẫn chưa thấy được sự quan trọng của việc
có một cơ sở dữ liệu chung mà từ đó họ có thể học hỏi và trao đổi thông tin, và không trùng lặp những
nỗ lực của họ. Rất nhiều tổ chức đã không cung cấp thông tin được yêu cầu
2) Chia sẻ thông tin: những cuộc họp do nhóm tổ chức năm 2007
Cuộc họp nhóm ngày 9 tháng 2 năm 2007
Nội dung chính của cuộc họp là thảo luận việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho nhóm và khả năng
14


đóng góp ý kiến cho báo cáo về thực hiện công ước quyền trẻ em (CRC). Tổ chức Plan và NGO RC đã
trình bày ma trận để cập nhật thông tin. Các tổ chức thành viên Plan, WVI and TdH đã gửi thông tin để
cập nhật vào ma trận này. Hoạt động này đã được thảo luận với mục tiêu là tạo ra một ma trận bao

gồm các thông tin xác định các tổ chức đang làm việc ở đâu và trong lĩnh vực nào, và những tác động,
thách thức mà họ đã trải qua, qua đó nhóm có thể học hỏi lẫn nhau va xây dựng được các mối quan hệ
đối tác khác. Ma trận nên gửi đến toàn nhóm để nhắc nhở các tổ chức thành viên có thể gửi thông tin
cập nhật.
Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển chia sẻ kinh nghiệm của họ về quá trình chuẩn bị cho báo cáo thực
hiện công ước quốc tể (CRC), và đề nghị các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tham gia
quá trình chuẩn bị báo cáo này, báo cáo từ phía các tổ chức phi chính phủ sẽ được bổ sung vào báo cáo
lần thứ 3, 4 của chính phủ Việt Nam về thực hiện công ước quyền trẻ em.
Cuộc họp nhóm CRWG ngày 19 April: Tiếp tục thảo luận về nghiên cứu của Liên Hiệp quốc về bạo
lực trẻ em
3) Hỗ trợ chuẩn bị báo cáo bổ sung cho CRC của cộng đồng các tổ chức phi chính phủ, và
khuyến khích sự tham gia của trẻ trong quá trình này
Để chuẩn bị cho báo cáo này, một tiểu nhóm đã được thành lập và đảm bảo sự tham gia của các tổ chức
phi chính phủ vào quá trình này.
Tổ chức Nhi đồng Thụy Điển lãnh đạo việc chuẩn bị cho Báo cáo Bổ sung CRC. NGORC đã hỗ trợ
trong suốt quá trình chuẩn bị này. Các thành viên của nhóm công tác về quyền trẻ em là các tổ chức phi
chính phủ Việt nam và quốc tế đã tham gia rất tích cực trong nhóm để chuẩn bị báo cáo bổ sung này
thông qua việc tổ chức hàng loạt các cuộc họp vào 25 tháng 5, 26 tháng 7 và 13 tháng 9 để thảo luận
Cuộc họp thảo luận về phương thức, kế hoạch làm việc, ngân sách và hoàn thành các vấn đề chủ đề
chính và chương trình hoạt động cho việc tổng hợp báo cáo bổ sung này dựa trên các lĩnh vực chủ yếu
đã được đề ra.
Nhóm cũng tham dự 2 cuộc họp do chính phủ tổ chức. Tại cuộc họp Báo cáo CRC thứ ba và thứ tư của
chính phủ đã được trình bày, và những ý kiến đóng góp cho chính phủ đã được cung cấp bởi các
TCPCP một cách cá nhân trong cuộc họp tổ chức bởi Chính phủ.
Ngày 18 tháng 10, một hội thảo lấy ý kiến về báo cáo CRC được tổ chức tại NGORC. Trong suốt hội
thảo, các tổ chức phi chính phủ đã thảo luận về báo cáo CRC của chính phủ và các báo cáo tóm tắt của
các tổ chức phi chính phủ về các lĩnh vực chủ yếu đã được bổ sung vào báo cáo CRC này, và những
kiến nghị cũng được tổng hợp để đưa vào bản sửa đổi
Ngày 6 tháng 12, nhóm sẽ tổ chức một cuộc họp để cùng đưa ra bản dự thảo đầu tiên của các tổ chức
phi chính phủ về CRC

Thách thức: Cho dù đã có nhiều công sức, nỗ lực và sự nhiệt tình trong quá trình viết bản báo cáo bổ
sung, sự tham gia giữa các TCPCP địa phương là vẫn còn hạn chế.
Phương hướng hoạt động năm 2008
Nhóm sẽ tiếp tục tập trung vào Bản Báo cáo Bổ sung CRC cho đến tháng 2, 2008. Bản báo cáo được
coi là đặc biệt quan trọng cho nhóm và sẽ là một thành tựu cho sự cộng tác trong tương lai giữa các
thành viên CRWG.
15


NHÓM LÀM VIỆC VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (DWG)
/>Tổng quan
Trong 15 năm qua sự hỗ trợ cho người khuyết tật đã phát triển không ngừng và đạt được nhiều thành
tựu trong công tác hỗ trợ người khuyết tật, đặc biệt sau khi ban hành Sắc lệnh về người khuyết tật năm
1998.
Nhóm làm việc về người khuyết tật có nhiệm vụ đẩy mạnh hợp tác, phối hợp và thông tin liên lạc tốt
hơn giữa các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức của những người khuyết tật, và các bộ liên quan của
chính phủ và các cơ quan tài trợ. Những nội dung mà nhóm đề cập đến bao gồm các dịch vụ chăm sóc
và phục hồi sức khoẻ, y tế, việc làm, giáo dục hoà nhập và dạy nghề, phòng tránh khuyết tật, nhận thức
của cộng đồng về các vấn đề khuyết tật, và tự do tiếp cận các công trình công cộng.
Mục tiêu tổng thể của Nhóm làm việc về người khuyết tật là để tăng cường liên lạc, phối hợp và
chia sẻ những bài học kinh nghịêm giữa các nhóm hoạt động nhằm hỗ trợ người khuyết tật, góp
phần thúc đẩy vai trò của người khuyết tật và xây dựng một xã hội không rào cản.
Các mục tiêu chính:






Tăng cường thông tin liên lạc, phối hợp và chia sẻ việc học hỏi giữa tất cả các thành

viên nhóm làm việc về khuyết tật và các bên tham gia hành động nhằm giúp đỡ người
khuyết tật.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, những thành công và bài học để cùng có lợi cho tất cả
các thành viên tham gia các cuộc họp của Nhóm làm việc.
Hoạt động như một cơ chế hiệu quả và có hiệu suất thời gian cao để các bên tham gia
giao tiếp và phối hợp các kế hoạch hành động.
Tham gia vào các hội thảo phát triển hoà nhập

Điều phối hoạt động của Nhóm làm việc về người khuyết tật là một Chủ toạ tình nguyện luân phiên
hàng năm, được bầu ra trong số sáu hoặc bảy NGO thuộc Nhóm nòng cốt. Đại diện INGO này sẽ làm
chủ tọa kiêm thư ký cho các cuộc họp và các hoạt động của nhóm.
Cập nhật các hoạt động chủ yếu trong năm 2007:
Những nội dung chính trong năm 2007




Duy trì các cuộc họp được tổ chức hai tháng một lần vào một ngày cố định.
Chia sẻ thông tin về quy trình dự thảo luật mới về người khuyết tật. Kêu gọi sự tham gia
của người khuyết tật vào quá trình này.
Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về các chương trình, dự án thực hiện nhằm hỗ trợ
người khuyết tật, cũng như chia xẻ những bài học thu được từ các dự án thực hiện tại
Việt Nam.
16


Các cuộc họp theo chủ đề do nhóm làm việc về khuyết tật tổ chức trong năm 2007
Cuộc họp ngày 8 tháng 3 năm 2007:
Các chủ đề chính của cuộc họp là: Người khuyết tật ở Việt Nam, cập nhật về chương trình tín dụng hỗ
trợ xoá đói giảm nghèo (PRSC) và đề xuất một số chủ đề hữu ích cho các cuộc họp tiếp theo.

Tiến sỹ Quy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Giới và Phát triển trình bày về nguyên nhân khuyết
tật và nêu lên vấn đề cần thiết của một nghiên cứu cấp quốc gia, đặc biệt về các chính sách cho Phụ nữ
Khuyết tật và vấn đề việc làm cho người khuyết tật. Sau những thảo luận với những ý kiến sôi nổi,
cuộc họp đã đi đến kết luận là các trường đại học và các INGOs chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt là những
kết quả của các cuộc nghiên cứu với nhau.
Về mặt cập nhật về Tín dụng Hỗ trợ Xoá đói Giảm nghèo, báo cáo gần đây nhất của Ngân hàng thế
giới đề cập đến hai vấn đề thiết yếu có liên quan đến người khuyết tật: 1) Giáo dục: Chi tiêu cho trường
học và hoà nhập và 2) Luật về giấy phép lái xe cho người khuyết tật: những thay đổi quan trọng với chi
phí thấp nhưng ảnh hưởng cao.
Cuộc họp ngày 17 tháng 5 năm 2007:
Chủ đề chính của cuộc họp là các chiến lược ủng hộ về mặt chính sách liên quan đến việc chuẩn bị cho
bộ luật mới về người khuyết tật. Dự kiến cuối tháng 5 sẽ thành lập một nhóm nghiên cứu dự thảo luật
bao gồm các thành viên từ ít nhất 8 bộ và các ban ngành liên quan. Theo dự kiến, tiến độ dự thảo luật
tương đối chặt và tập trung. NGOs và người khuyết tật nên góp ý cho dự thảo luật càng sớm càng tốt .
Về vấn đề Tín dụng Hỗ trợ Xoá đói Giảm nghèo, các thành viên đã thống nhất rằng Richard O’Brien sẽ
bắt đầu thu thập ý kiến và góp ý từ các thành viên nhóm làm việc về khuyết tật để đề xuất với Ngân
hàng Thế giới. Những vấn đề này nên được đưa vào khi Ngân hàng thế giới thương thảo vốn vay với
chính phủ Việt Nam.
Về các vấn đề khác, VNAH đã nêu rằng đang lên kế hoạch cho một số thành viên nhóm dự thảo luật đi
Mỹ để học tập kinh nghiệm về một số vấn đề pháp lý cho luật về người khuyết tật ở Mỹ.
Nhóm nòng cốt cũng đã thảo luận và thống nhất rằng sẽ tổ chức họp thường xuyên khi cần chứ không
chỉ theo một lịch biểu cố định.
Cuộc họp ngày 12 tháng 7 năm 2007
Các chủ đề thảo luận bao gồm báo cáo của VVAF về chương trình DRIVE và báo cáo của IDEA về các
kết quả của cuộc hội thảo quốc gia và các công tác khác.
Thông tin cập nhật về dự thảo luật mới về người khuyết tật là hiện tại nhóm dự thảo luật đã được thành
lập. Các thành viên bao gồm 15 đại diện đến từ 9 bộ, bao gồm MOLISA (Bộ Lao đông, Thương binh
và Xã hội Việt Nam), MOT, MOC, MOF, MOH, MOET, Thể thao, Bộ văn hoá thông tin.
IDEA giải thích rằng chương trình DRIVE đảm bảo rằng người dân ở những điểm nóng và các nạn
nhân nhận được sự chăm sóc và thông tin cần thiết để bảo vệ sực khoẻ cho mình, duy trì một cuộc sống

có chất lượng tương đối và đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam.
Bà Nguyễn Hồng Oanh ở IDEA tóm tắt thông tin về cuộc hội thảo 2 ngày về Phát triển hoà nhập cùng
các kết quả thảo luận hội thảo cấp quốc gia gần đây.

17


Cuộc họp ngày 13 tháng 9 năm 2007
Tại cuộc họp này có phần giới thiệu ngắn của DED do tiến sỹ Joyce Dreezens-Fuhrke thực hiện, bài
trình bày của NCCD (Uỷ ban điều phối quốc gia về người khuyết tật) về thảo luận nâng vị thế của tổ
chức này, về VABED (Hiệp hội kinh doanh và doanh nghiệp của người khuyết tật Việt Nam), và các
công tác khác.
Tiếp sau phần giới thiệu của DED, các tổ chức như MCNV (Medisch Comite Nederland), LSNV,
VNAH (Vietnam Assistance for the Handicapped) bày tỏ sự quan tâm hợp tác và liên kết với DED
trong lĩnh vực khuyết tật vì họ đã từng thực hiện các dự án tương tự và muốn chia sẻ kinh nghiệm.
Các thành viên đã thảo luận về tương lai của NCCD và Ông Tuệ bày tỏ những nỗ lực đưa NCCD trở
thành một uỷ ban quốc gia để có vị thế cao hơn và ngân sách ổn định đảm bảo cho hoạt động. Ông Tuệ
đã đề nghị các thành viên đóng góp ý kiến về vấn đề này. Ông Tuệ cũng đã trình bày thông tin về
VABED và sau đó là thảo luận.
Cuộc họp ngày 8 tháng 11 năm 2007
Tại cuộc họp, Ông Tuệ, Giám đốc NCCD đã trình bày về ba cuộc hội thảo mà Ông tham dự gần đây ở
nước ngoài là Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan. Hàn Quốc là nơi tổ chức hội nghị DPI, tại đây,
đoàn Việt Nam – do ông Tuệ dẫn đầu - mặc dù chỉ là quan sát viên vì vẫn chưa có DPI chi nhánh địa
phương, đã có thêm nhiều bạn bè và mối quan hệ mới. Thượng Hải đăng cai tổ chức hội nghị
UNESCAP trao đổi về người khuyết tật trí tuệ. Thái Lan tổ chức hội nghị cấp cao liên chính phủ về
đánh giá giữa thập kỷ của khu vực Châu Á Thái Bình Dương về người khuyết tật, 2003-2012. Đây là
cuộc họp chủ yếu mang tính kỹ thuật đánh giá lại những thành tựu đã đạt được của khu vực trong lĩnh
vực người khuyết tật.
Bà Hồng Hà cập nhật cho mọi người về tiến trình đưa người khuyết tật vào chiến dịch an toàn giao
thông. đồng thời cập nhật về một số điều chỉnh luật – có vẻ như nới lỏng hơn đối với việc lưu hành xe

ba bánh.
Tiếp đó, ông Richard O’Brien nêu vấn đề về việc sắp tới sẽ chấm dứt Hợp đồng, như vậy sẽ cần tìm
một chủ toạ mới cho nhóm công tác và đề nghị mọi người cân nhắc đề cử cho vị trí này.
Các hoạt động khác
- Ma trận về chương trình được các tổ chức tham gia tiếp tục cập nhật trong suốt cả năm. Bà Yến ở
NGORC sẽ thực hiện việc cập nhật này.
- Kỷ niệm các ngày quốc tế và quốc gia của người khuyết tật
Hàng năm, nhóm giúp tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc gia của những người khuyết tật vào ngày 18 tháng
4 và Ngày Quốc tế của những người khuyết tật vào ngày 3 tháng 12. Ngày Quốc tế của những người
khuyết tật được tài trợ cùng ngày của những người sống chung với AIDS (ngày 1 tháng 12 là Ngày
HIV/ADS) và ngày của những người tình nguyện viên quốc tế (ngày 5 tháng 12 là Ngày Tình nguyện
viên quốc tế).
Định hướng hoạt động năm 2008
Hiện tại, vấn đề cấp thiết nhất là phải có một chủ toạ mới. Tuy nhiên, rất có khả năng một tổ chức
khuyết tật quốc gia sẽ được thành lập dưới sự chỉ đạo của DPI (Tổ chức người khuyết tật thế giới).
Điều này sẽ cơ bản thay đổi tình hình của người khuyết tật cũng như nhóm công tác về người khuyết
tật, và nhóm sẽ theo đó mà hành động.
18


NHÓM CÔNG TÁC VỀ QUẢN LÝ THIÊN TAI (DMWG)
www.ngocentre.org.vn/wg
Tổng quan
Nhóm công tác quản lý Thiên tai ra đời từ ngay sau những cơn bão xảy ra năm 1999 do các tổ chức phi
chính phủ NGOs nhận ra răng cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa họ trong hoạt động cứu trợ. Nhóm
tiếp tục làm việc trên cơ sở phi chính thức, hoạt động như một diễn đàn để thảo luận, chia sẻ thông tin,
đặc biệt là tập trung vào lũ lụt ở vùng Đồng bằng sông Mêkông trong năm 2000 – 2001..
Do số lượng các tổ chức hoạt động tại thực địa ngày càng tăng và mục đích thay đổi từ cứu trợ thiên tai
sang quản lý thiên tai trong dài hạn nên nhiều cuộc họp thường xuyên đã trở nên rất hữu ích. Năm 2001
nhóm bắt đầu tổ chức họp hàng tháng. Năm 2002 nhóm được chính thức hóa hoạt động dưới Liên Hiệp

Hữu nghị Việt Nam – Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hợp tác chặt chẽ với Đối
tác Giảm nhẹ thiên tai NDMP.
Nhóm hoạt động như một diễn đàn quốc gia nhằm hỗ trợ tăng cường tính hiệu quả của các cơ quan
ban ngành trong công tác quản lý thiên tai tại Việt Nam (Giảm thiểu thiên tai, giảm nhẹ/chuẩn bị khi
thiên tai xảy ra, cứu trợ và khôi phục) thông qua việc tăng cường chia sẻ thông tin và điều phối hoạt
động cứu trợ giữa các tổ chức liên quan.
Các mục tiêu chính
Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức làm việc trong lĩnh vực quản lý thiên tai
thông qua việc chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và các sáng kiến chung.

Hỗ trợ xây dựng năng lực cho các tổ chức có liên quan và những nhà thực hiện
chương trình quản lý thiên tai.
 Đề xướng đối thoại chính sách trong việc tăng cường các chính sách có liên quan
đến thiên tai và việc thực hiện những chính sách này cho những nhà hoạch định và
thực hiện chính sách.
Khẳng định những đóng góp của cộng đồng quốc tế trong cứu trợ thiên tai một cách kịp thời và phù
hợp.


Cập nhật những hoạt động chính trong năm 2007
Những chủ đề chính năm 2007







Sửa đổi các điều khoản tham chiếu của nhóm cho phù hợp với bối cảch hiện tại
Thực hiện thành công 2 đợt đánh giá nhanh về nhu cầu khẩn cấp sau cơn bão số 2 và số 5.

Khuyến khích các thành viên của nhóm tham gia tích cực hơn và có cam kết hơn nữa với các
hoạt động của nhóm.
Xây dựng các mẫu đánh giá nhu cầu nhanh cho các lĩnh vực khác nhau
Tăng cường hợp tác với các cơ quan chính phủ trong việc giúp đỡ các nạn nhân trong hoặc sau
khi thiên tai xảy ra.
Duy trì tổ chức các cuộc họp định kỳ hàng tháng để chia sẻ và cập nhật các thông tin liên quan
đến tình hình thiên tai và các chương trình cứu trợ cũng như các hoạt động khác của nhóm từ
19


các tổ chức có liên quan.
Các cuộc họp theo chủ đề được nhóm DMWG tổ chức vào năm 2007
Lập kế hoạch cho nhóm năm 2007 – 2008, tháng 3 năm 2007:
Thảo luận về việc lập danh sách các thành viên tham gia, về lợi ích và trách nhiệm của các thành viên.
Nhưng đa số ý kiến không tán thành và mọi người tham gia đều cho rằng nhóm công tác về thiên tai
nên là một diễn đàn mở cho tất cả mọi người những người có quan tâm đến lĩnh vực này. Nhóm mong
muốn các thành viên tham gia tích cực hơn nữa và có cam kết hơn nữa với các hoạt động của nhóm.
Tại cuộc họp các thanh viên cũng đưa ra thảo luận vấn đề của nhóm là nhóm nên có một điều phối viên
để điều phối các hoạt động của nhóm hay không? Và đi đến thống nhất là nhóm không cần thiết có một
điều phối viên chuyên biệt. Ngoài ra các tổ chức còn cập nhật kế hoạch hoạt động của họ trong năm
2007 và cả nhóm chỉ ra các hoạt động chung cần có sự tham gia và đóng góp của tất cả các thành viên.
Rà soát lại kế hoạch hành động năm 2007 của nhóm, cuộc họp tháng 4 năm 2007
Kế hoạch hành động của nhóm và khung thời gian đã được thiết lập và gửi qua email của nhóm để các
thành viên có thể theo dõi và thực hiện.
Tại cuộc họp vấn đề hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính phủ liên quan để hỗ trợ một cách tốt nhất
trong khi thiên tai xảy ra cũng như thời điểm sau khi thiên tai xảy ra. Có rất nhiều khó khăn và thuận
lợi khác nhau trong việc hợp tác này. Trung tâm dữ liệu các tổ chức PCP được giao trách nhiệm liên hệ
với Ban điều phối Viện trợ nhân dân (PACCOM) để hỗ trợ vấn đề này.
Cập nhật các họat động của các tổ chức vào tháng 5 năm 2007:
Các điểm chính được thảo luận trong cuộc họp là: các hoạt động chung của nhóm vào tháng 5 và tháng

6, thông báo danh sách các thành viên trong nhóm đánh giá và các mẫu đánh giá nhu cầu khẩn cấp đã
được sửa đổi, việc thành lập nhóm công tác cứu trợ vùng và chia sẻ thông tin cập nhật về tiến trình
chuẩn bị cho cuộc họp với các cơ quan chính phủ có liên quan.
Cập nhật các hoạt động tháng 6 năm 2007:
Nội dung chính trong cuộc họp là: Ban Đối tác giảm nhẹ thiên tai trình bày cấu trúc và cách làm việc
của Ban Đối tác và mong muốn được hợp tác chặt chẽ với các thành viên của nhóm hơn nữa trong việc
hỗ trợ và điều phối các hoạt động hỗ trợ thiên tai., Ngân hàng Thế giới thông báo về khóa đào tạo đánh
giá các nhu cầu thiên tai do Ngân hàng thế giới tổ chức, Tổ chức Oxfam chia sẻ kinh nghiệm trong việc
đào tạo đánh giá chương trình sinh kế, Tổ chức UNICEF trình bày "Tăng cường chất lượng dữ liệu
trong việc sẵn sàng cứu trợ khẩn cấp” và cập nhật các hoạt động chung trong tháng 7.
Trình bày về vấn đề y tế công cộng và sẵn sàng cứu trợ khẩn cấp, tháng 7 2007:
Tổ chức y tế thế giới đã trình bày về vấn đề y tế công cộng và sự sẵn sàng cho cứu trợ khẩn cấp. Đây là
những chia sẻ mà đại diện của Tổ chức y tế thế giới đã thu thập được sau khi tham dự hội thảo vùng tại
Thái Lan. Tổ chức Care International và Đối tác giảm nhẹ thiên tai được nhóm bầu làm thành viên của
nhóm chủ chốt. Hiện tại nhóm chủ chốt có 8 tổ chức là thành viên. Oxfam đã và đang thực hiện vai trò
điều phối nhóm và đồng ý tiếp tục điều phối nhóm đến tháng 12 năm 2007.
Cập nhật các hoạt động cứu trợ khẩn cấp cho cơn bão số 2 và việc điều phối các hoạt động này,
tháng 9 năm 2007:
Các chủ đề chính được đưa ra là: các kinh nghiệm và bài học thu được sau khi thực hiện đợt đánh giá
các nhu cầu khẩn cấp sau cơn bão sổ 2, khóa đào tạo cho các thành viên của nhóm đánh giá chung,
20


ngoài ra kế hoạch của nhóm trong việc cứu trợ khẩn cấp và xây dựng matrix cập nhật các hoạt động
cứu trợ cũng được thảo luận và thống nhất trong cuộc họp.
Tóm tắt tình hình thiệt hại sau cơn bão Lekima (cơn bão số 5), ngày 5 háng 10 năm 2007:
Một cuộc họp khẩn cấp được tổ chức tại Oxfam. Tình hình thiệt hại sau cơn bão được cập nhật bởi Ban
Đối tác giảm nhẹ thiên tai và các thành viên trong nhóm đã thảo luận, và do sự thiệt hại nặng nề của
cơn lũ sau bão nhóm đã quyết định tiến hành đánh giá ở 3 tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa and Nghệ An,
những nơi bị thiệt hại nặng nề nhất.

Nhóm được chia làm 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ tiến hành đánh giá ở một tỉnh.
- PACCOM sẽ điều phối chuyến đi (hỗ trợ các công việc chuẩn bị và liên hệ đối tác tại các tỉnh để
chuẩn bị nội dung làm việc)
- Các tổ chức tham gia sẽ cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật trong việc chuẩn bị các danh mục nội dung thông
tin chính cần phải thu thập.
Cuộc họp ngày 26 tháng 11 liên quan đến lũ lụt xảy ra tại các tỉnh miền Trung:
Tại cuộc họp Liên minh cứu trợ trẻ em trình bày kết quả đánh giá thiệt hại và nhu cầu tại tỉnh Quảng
Nam và Đà Nẵng sau đó là các thông tin cập nhật về các hoạt động cứu trợ của các tổ chức phi chính
phủ cũng như các cơ quan khối liên hợp quốc. Căn cứ vào đó nhóm cũng đã thảo luận xem nhóm có
nên tiến hành đánh giá như 2 cơn bão trước không?
Và cuối cùng căn cứ vào các nguồn thông tin sẵn có nhóm đã quyết định không tiến hành đánh giá
trong thời gian này.
Các hoạt động khác
- Đồng tổ chức sự kiện đưa thông tin về các báo cáo đánh giá nhanh tình hình thiệt hại của các tỉnh do
ảnh hưởng của cơn bão số 2 và số 5, nhằm mục đích cung cấp thông tin về nhu cầu khẩn cấp từ phía
các tỉnh bị thiệt hại tới các nhà tài trợ để có hướng đáp ứng kịp thời và phù hợp.
- Xây dựng năng lực cho các thành viên trong nhóm đánh giá như tổ chức các hội thảo tập huấn, hội
thảo chia sẻ kinh nghiệm thực tế...
Định hướng hoạt động năm 2008
 Tăng cường cơ chế điều phối, hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và cơ
quan chính phủ.
 Nâng cao chất lượng cứu trợ nhân đạo theo các chuẩn mực tối thiểu nhất
 Tiếp tục các hoạt động xây dựng năng lực cho các thành viên trong nhóm đánh giá (năng lực về
đánh giá nhanh, đánh giá sinh kế, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường)
 Tìm kiếm cơ hội cho việc thống nhất các cứu trợ thiên tai với sự thay đổi khí hậu sao cho phù
hợp.
 Tiêu chuẩn hóa những tài liệu về đào tạo, tài liệu online về giảm thiểu rủi ro thiên tai.
 Tăng cường các hoạt động về vận động chính sách với các cơ quan chính phủ có liên quan và
lập kế hoạch thực hiện việc thi hành các chiến lược quốc gia về quản lý thiên tai.


21


NHÓM LÀM VIỆC VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMWG)
/>Tổng quát
Nhóm Làm việc về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam bao gồm các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức
phát triển khác, cùng các nhà chuyên môn, những người có chung mối quan tâm về dân tộc thiểu số để
cùng trao đổi ý kiến và “những bài học thu được” trong việc cải thiện chính sách và thực tiễn trong các
hoạt động phát triển vì lợi ích của các dân tộc thiểu số.
Những mục tiêu chính
 Chia sẻ và phổ biến thông tin: EMWG tạo ra một diễn đàn để thảo luận về những vấn đề phát
triển liên quan tới các dân tộc thiểu số ở Việt nam. EMWG phổ biến rộng rãi trong phạm vi cho
phép những thông tin về các luật, chính sách, công trình nghiên cứu và tài liệu về dự án và
chương trình liên quan tới các dân tộc thiểu số.
 Nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển do các tổ chức thành viên tiến hành: Những
đối tượng tham gia EMWG cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và những bài học thu được từ thực
tiễn nhằm nâng cao hiệu quả (cả về chất và lượng) của những hoạt động phát triển của họ.
 Tiếp cận các nguồn lực: Khi điều kiện cho phép, những đối tượng tham gia EMWG thông báo
với nhau để tiếp cận các nguồn lực, chẳng hạn như các nguồn nhân lực (ví dụ như tìm các giảng
viên hoặc chuyên gia tư vấn phù hợp); các nguồn tài lực (trao đổi thông tin về những nguồn tài
trợ tiềm tàng cho các hoạt động phát triển dành cho các dân tộc thiểu số); và các nguồn khác
(thủ tục tham gia các hoạt động đào tạo, hội thảo, hội nghị).
 Đối thoại về chính sách: Chia sẻ kinh nghiệm và thông tin liên quan đến các dân tộc thiểu số
để có những chính sách và thực tiến tốt hơn trong lĩnh vực phát triển ở những tổ chức thành
viên và các tổ chức đối tác của họ, điều này sẽ tạo ra một cơ hội để đối thoại với các cơ quan và
tổ chức chính phủ có liên quan.
EMWG được điều hành bởi một nhóm “nòng cốt” tự nguyện, trong năm 2007 bao gồm 6 tổ chức phi
chính phủ. Các tổ chức đó là Caritas Thụy Sĩ, Oxfam Anh, Oxfam Hồng Kông, Tổ chức Cứu trợ Nhi
đồng Anh, tổ chức Trẻ em và Phát triển Pháp, và tổ chức Helvetas. Tổ chức CARE Vietnam tham gia
vào Nhóm nòng cốt với vai trò liên kết giữa nhóm và Nhóm làm việc về Nông nghiệp bền vững và

quản lý nguồn lực tự nhiên (SANRM). Từ đầu năm 2007 Oxfam GB là trưởng nhóm EMWG.
Nhóm không có các tiểu nhóm nhưng các nhóm chuyên biệt được thành lập: nhóm chuyên biệt về
chương trình 135, nhóm đánh giá về tiếp cận phát triển, nhóm về Dân tộc thiểu số với truyền thông, và
nhóm về xây dựng năng lực cho người dân tộc thiểu số.
Các hoạt động chính của EMWG trong năm 2007
Các chủ đề chính của năm 2007


Tham gia và đóng góp vào tiến trình tư vấn của chiến dịch truyền thông và thành phần nông
nghiệp của chương trình P135-II. Nhóm dân tộc thiểu số đã thu thập và tổng hợp các tài liệu
về cơ cấu đầu tư chủ sở hữu và những tài liệu này được gửi tới cho dự án của UNDP về
chương trình P135 giai đoạn II, nhóm còn đưa ra các ý kiến đóng góp cho cuộc khảo sát và
22









kế hoạch hành động truyền thông chương trình 135.
Tổ chức chuyến đi thực tế về Cộng đồng Quản lý Rừng tới một trong những dự án của
Helvetas tại Dak Nông.
Chia sẻ kinh nghiệm và bài học từ những nghiên cứu, dự án hỗ trợ về vấn đề DTTS như:
DTTS và trợ cấp hộ gia đình cho người dân tộc; quản lý rừng dựa trên cộng đồng
Phát triển kế hoạch dài hạn để phối hợp với phương tiện truyền thông làm việc về vấn đề
dân tộc thiểu số
Chia sẻ và học tập những nguyên tắc và phương pháp tiếp cận để làm việc với DTTS

Tăng cường năng lực và mạng lưới hoạt động với những tổ chức khác
Duy trì cập nhật cơ sở dữ liệu; chia sẻ thông tin và trao đổi ý kiến về các chương trình hỗ
trợ giảm nghèo trong cộng đồng DTTS.

Những cuộc họp chủ đề của Nhóm trong năm 2007
Nhóm làm việc về DTTS đã tổ chức một số cuộc họp theo chủ đề trong năm 2007, bao gồm:
Phản hồi về chiến dịch cộng đồng của chương trình 135_II – Sự tham gia của các TCPCPNN vào
P135 – II, tháng 1 năm 2007
Việc sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng các DTTS và phương pháp áp dụng của Save Children UK
trong Giáo dục song ngữ tháng 2, 2007
Kinh nghiệm của các TCPCPNN về Quản lý tham gia cơ sở (PIM) để hỗ trợ chương trình P135 II
về liĩn vực PIM, tháng 2 năm 2007
Kinh nghiệm và bài học của các TCPCPNN được giới thiệu bởi: Save Children UK, Plan International,
World Vision, Church World Service, IOM, CISDOMA, SNV, Oxfam Hong Kong, Care International
and Oxfam GB. Toàn bộ tài liệu liên quan đến vấn đề này được lựa chọn và gửi đến các chuyên gia của
UNDP, những người mà có trách nhiệm soạn thảo bản góp ý tài trợ đã được gửi đến MARD.
Kế hoạch hành động của nhóm EMWG năm 2007. Thảo luận và lấy nhiều hơn ý kiến đóng góp/đề
nghị và sự tham gia vào hoạt động của nhóm làm việc, tháng 3, 2007
Bối cảnh, mục đích, mục tiêu và tiến trình của Nhóm làm việc cho sự phát triển và kế hoạch hành động
của Nhóm làm việc cho năm 2007 đã được đề cập và nhất trí trong cuộc họp.
Cuộc họp Nhóm về Quản lý rừng dựa trên cộng đồng (CFM), tháng 4 năm 2007
Helvetas trình bày một cái nhìn tổng quát về tiến trình CFM trong việc điều phối đất rừng bao gồm bản
kê tài nguyên rừng, và chia mỗi cộng đồng trên từng khu vực rừng thành nhiều khu khác nhau
Phản hồi từ hội nghị về DTTS ở Việt Nam của trường Đại học quốc gia Australia (ANU) và những
vấn đề quan tâm của các nhà nghiên cứu về chủ đề DTTS, tháng 4 năm 2007
Cập nhật những nghiên cứu kinh tế, chính trị năm 2006 của trường nghiên cứu về Nghiên cứu Châu Á
và Thái Bình Dương tại ANU đã được trình bày tại hội nghị. Vietnam Update (Vietnam Update là một
trong những chuỗi các hội nghị mà tập trung vào điều kiện hiện tại của Việt Nam) đã đề cập đến chủ đề
về DTTS tại Việt Nam.
23



Những câu hỏi được đưa ra bao gồm: Làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ, trao đổi và tiếp cận kiến
thức về DTTS của các tổ chức hành động khác nhau? Các chương trình và khóa đào tạo về dân tộc học
và phát triển, cùng với những nghiên cứu có tính áp dụng đang là yêu cầu lớn. Cũng đã có cuộc thảo
luận về vai trò của người dân tộc, về kiến thức bản địa và về sự thích ứng cho phát triển.
Chuyến đi thực tế của Nhóm - Tỉnh Đak Nông Province, tháng 7, 2007
Chuyến đi thực tế về Quản lý rừng dựa trên cộng đồng kéo dài ba ngày được đồng tổ chức bởi
Helvetas Vietnam và EMWG, tới một trong những vi trí có dự án của Helvetas tại tỉnh Đak Nông
Dân tộc thiểu số và phúc lợi hộ gia đình tại Việt Nam, trình bày bởi Bob Baulch, Hung T. Pham, và
Barry Reilly – Viện nghiên cứu phát triển và Khoa kinh tế trường đại học Sussex, UK, tháng 9,
2007
Cuộc họp đã giúp các thành viên của Nhóm học tập nghiên cứu mới nhất về dân tộc thiểu số và phúc
lợi hộ gia đình tại Việt Nam từ những người bạn của Viện Nghiên cứu phát triển (IDS)
Cuộc họp tháng 11 – chia sẻ thông tin về Dự án “Bước đầu tổng kết các phương pháp phát triển và
tìm kiếm cơ chế nhằm nâng cao tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quá trình ra quyết
định ”
hỗ trợ bởi OHK, dự án được chia làm 2 giai đoạn: 1/Phân tích các văn bản thứ cấp 2/đánh giá thực tiễn
trong đó có sự tập trung vào khám phá các kinh nghiệm/thực tiễn về một số chính sách và dự án của
chính phủ có liên quan đến giảm nghèo và phát triển cộng đồng.
Báo cáo này là kết quả thu được từ phần một và được viết dựa trên sự phân tích và tổng hợp các tài liệu
thứ cấp liên quan đến các dự án, chương trình, và chính sách đã được thi hành trên lĩnh vực dân tộc
thiểu số. Mục đích của dự án là chỉ ra sự thiếu sót có ảnh hưởng tới việc ứng dụng tri thức bản địa vào
phát triển bền vững, tăng cường năng lực, tiếng nói và tính tự chủ của cộng đồng dân tộc thiểu số.
Đồng thời, báo cáo này cũng cung cấp những nội dung cho đội nghiên cứu tiến hành tại các địa phương
trong thời gian tới.
Định hướng hoạt động năm 2008
Trong năm 2008, Nhóm làm việc về DTTS sẽ tiếp tục ủng hộ các công việc chiến lược của từng thành
viên cá nhân của Nhóm, và sẽ tổ chức các cuộc họp, chia sẻ thông tin về những vấn đề có liên quan đến
giải quyết nghèo đói trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Thông tin liên hệ
Email:
Website:

24


NHÓM CÔNG TÁC VỀ CHĂM SÓC MẮT
/>Tổng quan
Nhóm Công tác về Chăm sóc Mắt được thành lập phù hợp với Chương trình Thị giác 2020 nhằm tăng
cường hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ để đạt được các mục tiêu thanh toán các nguyên nhân gây mù có
thể phòng tránh và điều trị được tại Việt Nam. Ý tưởng thành lập Nhóm Công tác này được hình thành
sau một số cuộc họp giữa các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc mắt tại
Việt Nam.
Nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế đã có những đóng góp quan trọng vào lĩnh vực chăm sóc mắt và
phòng chống mù loà tại Việt nam. Một số tổ chức đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Bất kỳ
tổ chức quốc tế nào hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc mắt đều có thể tham gia vào Nhóm công tác
này. Thành viên thành lập của Nhóm công tác này bao gồm các tổ chức: ORBIS, FHF (Fred Hollows
Foundation), HKI (Helen Keller International), CBM, ITI (International Trachoma Initiative), Mekong
Eye Doctors. Mới đây tổ chức The Atlantic Philantropies cũng tham gia vào Nhóm công tác này.
Cụm từ chăm sóc mắt liên quan tới tất cả các lĩnh vực như Chăm sóc thị lực, tăng cường sức khoẻ nhãn
khoa, phòng tránh các bệnh về mắt, điều trị và phục hồi bao gồm cả việc giáo dục cho những người bị
thị lực thấp.
Mục tiêu chính
vân động và hỗ trợ việc xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động chiến lược Phòng chống mù loà
theo sáng kiến Chương trình Thị giác 20202 ở Việt Nam;
thúc đẩy việc chăm sóc mắt toàn diện bao gồm việc phòng chống, giáo dục, phục hồi và điều trị mắt tại
Việt Nam;
đóng vai trò là một diễn đàn thông tin mở rộng về các chương trình, hoạt động dự án, bài học kinh
nghiệm, thành công về các hoạt động chăm sóc mắt toàn diện ở Việt Nam;

thảo luận về những hỗ trợ tiềm năng của các tổ chức thành viên đối với các cơ quan liên quan ở Việt
Nam trong việc xây dựng Kế hoach Hành động Quốc gia về chăm sóc mắt toàn diện;
thảo luận về cơ hội hợp tác giữa các tổ chức và các cơ quan đối tác của Việt Nam trong lĩnh vực chăm
sóc mắt toàn diện.
Các hoạt động chính trong năm 2007
Các chủ đề chính trong năm 2007
• Tăng cường việc trao đổi và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các tổ chức thành viên trong
việc xây dựng và triển khai các dự án/chương trình về phòng chống mù loà ở Việt Nam;
• Phối hợp và hỗ trợ Bệnh viện Mắt Trung ương thực hiện một nghiên cứu về tình hình mù loà ở
16 tỉnh, thành thuộc 8 vùng địa lý ở Việt Nam;
• Vận động việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống mù loà ở Việt Nam.
Các cuộc họp do Nhóm Công tác Chăm sóc mắt tổ chức năm 2007
25


×