ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH NGHĨA TRANG NHÂN DÂN
ĐÁP ỨNG NHU CẦU CHỌN HƯỚNG TRONG CHÔN CẤT
Người chủ trì: Thạc sỹ Đỗ Lai Luật
Chức vụ : Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai
Tham gia thực hiện: Thạc sỹ Vũ Danh Định
Chức vụ : Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Quốc Oai
Năm 2016
MỤC LỤC
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................3
PHẦN 2. NỘI DUNG...............................................................................................................................................4
2.1. Các hình thức chôn cất chủ yếu trên thế giới.................................................................................................4
2.1.1. Mai táng (埋 喪):.....................................................................................................................................4
2.1.2. Hỏa táng (火喪):......................................................................................................................................5
2.1.3. Lâm táng (林 喪):.....................................................................................................................................5
2.1.4. Thủy táng (水 喪):...................................................................................................................................7
2.1.5. Huyền táng (玄 喪):.................................................................................................................................7
2.2. Các hình thức chôn cất ở Quốc Oai...............................................................................................................8
2.3. Thực trạng, giải pháp quy hoạch..................................................................................................................10
2.3.1. Thực trang:............................................................................................................................................10
2.3.2. Công tác quy hoạch...............................................................................................................................13
2.3.3. Giải pháp...............................................................................................................................................14
2.3.3.1. Cách chọn hướng phổ biến.............................................................................................................14
2.3.3.2. Quy hoạch nghĩa trang đáp ứng nhu cầu chọn hướng....................................................................16
PHẦN 3. KẾT LUẬN.............................................................................................................................................17
2
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình làm công tác giải phóng mặt bằng, khảo sát thực địa, đưa
tiễn người thân về nơi an nghỉ cuối cùng hay quan sát trong thực tế, thấy rằng đa
số các nghĩa trang nhân dân không được quy hoạch, không có hàng có lối…và
nếu có hàng lối thì cũng mỗi cái mỗi hướng, quy mô cũng rất khác nhau. Trong
khi đó, tại các nghĩa trang liệt sỹ, trăm cái như một: cùng kiểu dáng, kích thước,
hướng mộ…
Hiện nay, các địa phương đang xây dựng nông thôn mới, công tác quy
hoạch, xây dựng nghĩa trang đang được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên,
Để góp phần khác phục những tồn tại trên, trong chương trình nghiên cứu
khoa học năm 2016, chúng tôi đề xuất một sáng kiến: Giải pháp quy hoạch
nghĩa trang nhân dân đáp ứng nhu cầu chọn hướng trong chôn cất.
Sáng kiến hy vọng giúp cho các làng thôn quy hoạch, quản lý việc chôn
cất vừa đáp ứng nhu cầu chọn hướng vừa theo đúng với quy ước làng, mà vẫn
đảm bảo mỹ quan, đúng quy hoạch.
3
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Các hình thức chôn cất chủ yếu trên thế giới
Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối
cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ Sinh và
Tử, và hai từ ấy cũng có lẽ là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh.
Không chỉ có loài người nhưng tất cả loài vật, vạn vật từ hòn đá, cây cỏ,
dòng sông, biển cả, núi đồi, trái đất, hệ mặt trời, thế giới,vũ trụ đến các tư tưởng,
hệ thống triết học, quốc gia, nền văn minh ... đều có sinh ra, bắt đầu, hình thành,
rồi phát triển, trưởng thành rồi già cỗi, lỗi thời, lạc hậu, bị đào thải rồi bệnh tật,
và một ngày nào đó sẽ chết đi.
Dù là người ở phương nào: Đông hay Tây, Nam hay Bắc, khi người thân
của họ qua đời, họ luôn có những nghi thức lễ táng khác nhau dù đơn giản, sơ
sài hay trịnh trọng, trang nghiêm...
Theo nhà sư Thích Quảng Phước, tựu trung có năm hình thức lễ táng
chính đã được ghi nhận từ khi có con người đến nay, năm hình thức đó là: Mai
táng, hỏa táng, lâm táng, thuỷ táng và huyền táng.
2.1.1. Mai táng (埋 喪):
Hình thức lễ táng này được dùng nhiều nhất từ xưa đến nay. Mai táng còn
gọi là thổ táng, địa táng. Nghĩa là sau khi người chết được tẩm liệm vào quan
tài, hay quấn trong mền, chiếu... để chôn xuống lòng đất.
Mai là chôn, thổ và địa đều có nghĩa là đất, táng là an táng (安 喪) (đây là
từ Hán Việt, tiếng Việt hình như chưa tìm thấy từ nào thích hợp để dịch từ táng
(喪) này)... Mai táng, địa táng và thổ táng đều có nghĩa là hình thức lễ táng sau
khi người chết được chôn vào lòng đất. Từ ngàn xưa đến nay, hình thức lễ táng
này được loài người áp dụng nhiều nhất. Theo dự đoán của các nhà môi trường,
khoa học, địa lý... trong tương lai, hình thức lễ táng này sẽ nhường chỗ cho hình
thức hỏa táng, bởi vì dân số loài người đang tăng nhanh, nhưng đất đai thì không
tăng tí nào, bởi vậy diện tích đất nên dành cho người sống hơn là cho xác chết.
Hơn nữa việc mai táng không tốt cho môi trường bằng việc hỏa táng.
4
2.1.2. Hỏa táng (火喪):
Hoả là lửa, hỏa táng là hình thức an táng người chết bằng cách dùng lửa
để thiêu xác người chết. Trong Phật giáo thường dùng chữ trà tỳ để thay cho từ
hỏa táng, do vậy lễ hỏa táng của đức Phật và các Hòa thượng... thường được gọi
là lễ Trà tỳ. Hình thức lễ táng này đang được phát triển và phổ biến nhất hiện
nay. Sau khi chết, xác người chết được mang đến nơi hỏa táng để thiêu xác
người chết ấy thành tro bụi. Ngày xưa thì xác người chết được đốt bằng củi. Sau
khi cháy hết, người thân thâu nhặt tro cốt của người chết rồi rải trên núi rừng,
hay thả xuống sông, biển... Ngày nay thì xác người chết thường được đem đến
những dịch vụ hỏa táng, để đốt bằng củi, bằng ga, bằng điện... sau đó sẽ thu lấy
tro cốt để vào trong một cái hủ, lọ... rồi đem thờ tại các chùa, nhà thờ, hay trong
nhà, hay rải xuống sông biển, hay trên núi rừng... để gieo duyên với vạn loại
chúng sanh, hay mang ý nghĩa “xác thân tứ đại trả về với tứ đại.”
2.1.3. Lâm táng (林 喪):
Lâm là rừng, xác người sau khi chết được quấn vào mền chiếu, hay áo
quần, vải vóc... rồi đem lên bỏ trên rừng cho thú vật hay chim quạ, kênh kênh
( Kền kền)... ăn. Hình thức này phổ biến ở Ấn Độ trong thời đức Phật. Các Tỳkheo tu theo phương pháp Bất tịnh quán thường đi đến những bãi tha ma, những
nơi lâm táng này để quán các giai đoạn trương sình, rữa nát... của tử thi, để đoạn
trừ tham dục, thể ngộ được sự lý vô thường, bất tịnh của kiếp sống nhân sinh.
Các hình thức điểu táng và thiên táng cũng thuộc vào dạng lâm táng này.
Nghi thức điểu táng và thiên táng thường được người dân Tây Tạng sử dụng.
Đất nước Tây Tạng thường được mệnh danh là Nóc nhà của thế giới. Quốc gia
này quanh năm tuyết phủ, là vùng đất tọa lạc ở vị trí cao nhất trên thế giới so với
các quốc gia khác. Việc mai táng, hỏa táng... thường khó khăn hơn, cộng với
truyền thống tâm linh siêu việt qua tinh thần Mật tông của Phật giáo, nên người
dân ở đây có hình thức điểu táng hay thiên táng thật khác lạ: “Theo phương thức
này, tử thi được tắm gội sạch sẽ bằng nước thơm có pha các loại hương liệu.
Sau đó tử thi bị bẻ gập lại làm đôi, đầu được kẹp giữa hai đầu gối, để tiện đưa
lên Thiên Táng Đài, trước lúc rạng đông. Sau phần tế lễ, tử thi được phanh ra
5
từng mảnh nhỏ, đem trộn với bột mì và vo thành viên, rồi ném cho bầy chim ưng
ăn. Đặc biệt trong thời gian xảy ra thiên táng, tuyệt nhiên thân nhân người chết
không hề phát ra một tiếng khóc thương. Trái lại nếu chim ưng không tới ăn thịt
người chết hay bỏ sót xương thịt kẻ quá cố, chừng đó những người sống mới lộ
vẻ đau khổ bi lụy, vì cho rằng linh hồn người qua đời sẽ không được siêu thoát.
Trong Phật giáo, chỉ có người Tây Tạng theo Kim Cương Thừa, mới chọn lối
mai táng độc nhất vô nhị này.”
6
2.1.4. Thủy táng (水 喪):
Thủy là nước, thủy táng là hình thức an táng sau khi người chết, xác của
họ được làm lễ đơn giản rồi thả xuống sông, biển... cho các loài cá và thủy tộc
ăn. Vì vậy thủy táng đôi khi còn gọi là ngư táng. Hình thức thủy táng thường
được tín đồ đạo Hindu (Ấn giáo) thực hành, đôi khi còn được kết hợp với hỏa
táng trước khi vứt xác, hay tro cốt của người chết xuống dòng sông Hằng, dòng
sông được xem là linh thiêng nhất của người Ấn Độ. Đây là một trong những lý
do chính làm dòng sông Hằng, dòng sông nổi tiếng thế giới bị ô nhiễm nặng.
Hầu hết những Phật tử đến chiêm bái Thánh tích Phật giáo trên đất Phật đều có
viếng thăm dòng sông Hằng, để tìm hiểu dòng sông linh thiêng thường được
nhắc đến trong kinh điển Phật giáo, và để chứng kiến những cảnh hỏa thiêu, hay
vứt xác người xuống dòng sông Hằng: “Dưới đáy sông là cả khối xương người,
trung bình mỗi ngày, chỉ riêng khúc sông này đã có hàng chục xác người ném
xuống, có xác đã thiêu thành tro, có xác chỉ cháy vài phần còn cả xương sọ,
xương sườn, xương chân… và thậm chí có xác chưa thiêu… đến mùa nước lớn,
tất cả sẽ được cuốn vào đại dương.”
2.1.5. Huyền táng (玄 喪):
Huyền là treo, huyền táng là hình thức an táng người chết của những bộ
tộc xa xưa, xác người chết được tẩm liệm và bỏ vào quan tài rồi treo lên, đặt lên
những vách núi đá cao hay cây cổ thụ to... Theo Báo Việt giải thích rằng: “Thật
ra huyền táng là lối chôn cất đặc biệt của người Bặc, là một dân tộc thiểu số
sống trong vùng Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên (Trung Hoa), đã có truyền thống từ
thời thượng cổ. Theo Chiến Quốc Sách, thì Bặc Nhân là một dân tộc độc nhất
vô nhị, biết thực hành phong cách ‘quan nhi bất ế, trí như, trí chư cao nhất’,
nghĩa là có quan tài mà không cần phải chôn dưới đất, mà đặt lơ lửng trên vách
núi cao. Theo sự nghiên cứu của các nhà biên khảo, muốn thực hiện huyền táng,
đầu tiên phải chọn vị trí thích hợp trên các vách núi cao. Bước kế là phải có
người thiện nghệ leo núi giỏi, dùng dây mây làm thang, tới thánh địa đào huyệt
và chôn vào đó những thiết mộc vị, giống như ta làm kim tĩnh bằng gạch khi địa
táng. Sau đó thân nhân dùng dây, để chuyển quan tài từ dưới đất lên vách núi
7
cao và đặt vào huyệt và các thiết mộc vĩ vừa mới làm. Về cách thiết trí, người
Bặc thường chôn chung những người trong gia đình, gia tộc vào một vách núi.
Những người có vai vế lớn, quan trọng thì treo trên vị trí cao nhất. Về cách tẩn
liệm, cũng có sự dị biệt. Qua mười cổ quan tài được đưa từ vách núi cao xuống,
có cổ được chạm trổ rất tinh vi, trái lại có cổ đơn sơ giản tiện....”
Ngoài năm loại lễ táng trên, gần đây các nhà khoa học có phát hiện thêm
trong Phật giáo còn có một loại lễ táng nữa gọi là tượng táng. Theo cách này
nhục thân của các thiền sư được an táng một cách đặc biệt trong tư thế tọa thiền,
đồng thời có thể giữ nhục thân tồn tại lâu dài mà không cần qua phương pháp
ướp xác. Điều này được các nhà khoa học phát hiện ra qua các nhục thân của
các Thiền sư ở chùa Phật Tích, thuộc xã Phật Tích, huyện Tuyên Sơn, Bắc Ninh.
Ngoài hình thức tượng táng, chúng ta còn được nghe rất nhiều về những
xác ướp. Nói đến việc ướp xác, người ta thường nghĩ ngay đến Ai Cập. Đỉnh cao
của nghệ thuật ướp xác trong thời Cổ đại, cũng như những cách mai táng của
người Ai Cập luôn ẩn tàng những huyền bí và hấp dẫn các nhà khoa học, nhà
khảo cổ tìm đến nghiên cứu... Dù là nghệ thuật ướp xác của người Ai Cập trong
thời Cổ đại, cho đến cách ướp xác trong thời hiện đại, muốn giữ được xác chết
tồn tại lâu dài thì phải mổ bụng của xác chết để lấy hết ruột, gan, phèo phổi và
đục xương, hộp xọ để lấy tuỷ, não... bỏ đi trước khi tiến hành phương pháp ướp
xác. Tuy có thể gọi là văn minh, hay hiện đại... nhưng cũng không kém phần
nhẫn tâm như các phương pháp điểu táng, lâm táng...
Hiện nay hai hình thức đầu, mai táng và hỏa táng là phổ biến nhất trên thế
giới. Các loại lễ táng khác như thủy táng, điểu táng... vẫn còn được áp dụng tại
các nước như Ấn Độ, Tây Tạng... nhưng hình thức huyền táng thì hầu như
không thấy nữa.
2.2. Các hình thức chôn cất ở Quốc Oai.
Ngày nay, ở Quốc Oai, hai phương pháp mai táng và hỏa táng là phổ biến.
Tuy nhiên, mặc dù đã được Thành phố hỗ trợ (theo Quyết định số 05/2013/QĐUBND ngày 25/01/2013, mức hỗ trợ là ba triệu đồng/trường hợp và chi phí vận
8
chuyển một triệu đồng/trường hợp) nhưng tỷ lệ hỏa táng còn thấp như bảng
thống kê dưới đây:
Bảng 1: Tổng hợp các hình thức chôn cất
Hình thức chôn cất
STT
Năm
Tổng số
người chết
1
2011
855
847
8
2
2012
820
802
18
3
2013
771
692
79
4
2014
780
655
125
5
2015
780
653
127
Mai táng
Hỏa táng
Ghi chú
Bảng 2: Tỷ số giới tính, sinh thô, chết thô và tăng tự nhiên
STT
Năm
Tỷ số giới
tính
(%)
Tỷ suất sinh
thô (‰)
Tỷ suất
chết thô
(‰)
Tỷ suất
tăng tự
nhiên
(‰)
1
2009
95,16
19,90
4,70
15,20
2
2010
94,38
19,87
4,98
14,90
3
2011
94,47
18,58
5,14
13,44
4
2012
94,76
23,28
4,84
18,44
5
2013
95,06
20,31
4,46
15,84
6
2014
95,17
20,01
4,44
15,57
Trong mai táng, người Mường chỉ chôn một lần (không cải táng). Còn
người Kinh thì có hai lần: Hung táng (chôn cất ngay sau khi chết) và cát táng
(bốc mộ) sau khoảng 3 năm từ ngày chôn cất (nếu không có bụi).
9
2.3. Thực trạng, giải pháp quy hoạch.
2.3.1. Thực trang:
Nghĩa trang không chỉ đơn thuần là chốn an táng mà còn là nơi bày tỏ tình
cảm, đạo lý của người sống với người đã khuất. Tuy nhiên, bên cạnh nghĩa trang
liệt sĩ được quy hoạch, xây dựng một cách bài bản, thì lâu nay nghĩa trang nhân
dân hầu như chưa được quan tâm đúng mức
Những nghĩa trang Hà Nội tự phát, những khu mộ dòng tộc, đặc biệt là
những ngôi mộ chơi vơi bên hiên nhà, trước cửa, sau vườn hay giữa đồng xuất
hiện ngày càng nhiều. Khi cả nước cùng vào cuộc với phong trào Xây dựng
nông thôn mới thì chôn cất người chết ở đâu, như thế nào… đang được nhìn lại.
Đặc biệt, với một huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh như Quốc Oai thì sự bất hợp
lý trong quản lý và sử dụng nghĩa trang thực sự là vấn đề lớn, cần sự quan tâm,
vào cuộc của không chỉ chính quyền các cấp mà cả sự đồng tình của người dân.
Trong Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, tiêu chí 17 quy định xã
nông thôn mới phải có nghĩa trang nhân dân xây dựng theo quy hoạch, được cấp
có thẩm quyền phê duyệt; có quy chế về quản lý nghĩa trang; Khu nghĩa trang
phải có khu hung táng, cát táng, tâm linh, có nơi trồng cây xanh, có lối đi thuận
lợi cho việc thăm viếng; mộ phải đặt theo hàng, xây dựng đúng diện tích và
chiều cao quy định. Cùng với quy hoạch, vấn đề quan trọng là làm thế nào để
người dân ý thức về sự cần thiết trong việc chôn cất tập trung, vận động người
10
dân thực hiện hỏa táng ở những nơi có điều kiện thay cho địa táng và thực hiện
chôn cất tại nghĩa trang thay cho chôn cất tại vườn. Thực tế, sau 4 năm triển
khai xây dựng nông thôn mới, các xã trên địa bàn huyện Quốc Oai đều chưa
thực hiện được điều này.
Hiện nay trên địa bàn huyện Quốc Oai hầu hết các nghĩa trang lập nên tự
phát từ rất lâu và số nghĩa trang ở từng địa phương phụ thuộc vào quy mô dân số
hoặc số thôn. Trung bình mỗi thôn, làng có ít nhất một nghĩa trang ở những
vùng đất ruộng, đất đồi go hay trải dọc bên tuyến đường (như nghĩa trang tổ dân
phố Ngô Sài nằm sát Trục đường bắc nam đô thị Quốc Oai), xen vào các khu
dân cư. Do không có quy hoạch nên phần lớn nghĩa trang không có tường rào
bảo vệ, không nhà quản trang, hệ thống thoát nước tạm bợ và đường đi thường
rất khó khăn. Đặc biệt, rất nhiều nghĩa trang không có ranh giới phân định rõ
ràng với khu dân cư hoặc nguồn nước sinh hoạt của người dân, khu hung táng
lẫn lộn với khu cát táng ở các nghĩa trang hiện trạng.
11
Không chỉ về vị trí mà việc mai táng, xây cất bia cũng không theo bất cứ
một quy định nào về quản lý kiến trúc, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, mạnh ai
người ấy làm. Các ngôi mộ được đặt đủ các hướng theo ý chủ quan của người
sống, cái thò ra, cái thụt vào, cái cao, cái thấp, lô nhô, mất mỹ quan. Những năm
gần đây, khi đời sống kinh tế ngày càng khấm khá, nhiều gia đình có điều kiện
còn xây cất phần mộ kiên cố, to lớn, khang trang với đủ các loại kiến trúc, hình
thù: mái cong, mái vòm, mái lượn, hoa văn, hoạ tiết, màu sắc sặc sỡ… đủ loại
vật liệu, bê tông, gạch, đá… trị giá vài chục đến hàng trăm triệu đồng, khác biệt
với những ngôi mộ bình thường, thậm chí cũ và xuống cấp khác. Nhìn vào nghĩa
địa cũng thấy sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt. Nhiều xã cũng đã đưa ra quy định
chung trong việc quản lý và sử dụng nghĩa trang, trong đó quy định cả về quy
cách xây dựng mộ nhưng dường như vẫn chưa có kết quả khả quan. Bởi thế,
hình ảnh cả hàng trăm ngôi mộ nằm lộn xộn, không theo quy hoạch hàng lối,
không đồng nhất về kích cỡ, về hướng, thậm chí, nơi an nghỉ của người đã khuất
còn “được” bao quanh bởi những ruộng rau muống xanh mướt hay “ẩn mình”
trong những lùm cỏ, cây dại cao ngang đầu người… Bên cạnh đó, việc quản lý,
sử dụng đất nghĩa trang ở nhiều thôn, xã còn nhiều bất cập. Mặc dù đầu năm
2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/NĐ-CP quy định về các hoạt
động xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang nhân dân, trừ nghĩa trang liệt sỹ,
nghĩa trang Quốc gia, nhưng các địa phương đều chưa thực hiện được triệt để,
tạo nhiều kẽ hở cho những kẻ cò mồi, binh doanh thương mại bất chính. Thực
trạng này như một làn sóng ngầm xảy ra ở nhiều thôn, xã, gây bức xúc trong
nhân dân. Hơn nữa, do quá trình đô thị hóa nhanh, nhiều nghĩa trang cũng bị di
dời phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng trong khi nghĩa trang mới chưa
được hình thành hoặc chưa mở rộng, chưa san lấp được mặt bằng… khiến cho
tình trạng các ngôi mộ bị nhồi nhét trong quỹ đất ít ỏi diễn ra phổ biến.
12
2.3.2. Công tác quy hoạch.
Theo quy hoạch nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện Quốc Oai đã
được UBND huyện Quốc Oai phê duyệt năm 2012, Tổng diện tích đất quy
hoạch có chức năng là đất nghĩa trang là 127,69 ha. Diện tích trung binh các xã
khoảng 6ha/xã. Cụ thể diện tích đất nghĩa trang các xã được thể hiện qua bảng
sau:
STT
Tên xã
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Cấn Hữu
Cộng Hòa
Đại Thành
Đồng Quang
Đông Xuân
Đông Yên
Hòa Thạch
Liệp Tuyết
Nghĩa hương
Ngọc Liệp
Ngọc Mỹ
Phượng Cách
Sài Sơn
Tân Hòa
Tân Phú
Thạch Thán
Tuyết Nghĩa
Phú Cát
Phú Mãn
Yên Sơn
Tổng
Hiện trạng
(ha)
4,9
5,32
5
12,51
10,35
7,95
6,92
1,18
4,84
8,06
5,67
4,47
9,46
6,62
3,75
2,74
3,83
4,19
4
6,17
117,93
Quy hoạch
(ha)
7,9
5,32
5
12,51
10,35
7,95
6,92
1,26
4,84
8,06
9,74
4,47
11,42
6,62
3,75
2,74
3,83
4,19
4,65
6,17
127,69
Ngoài ra, theo quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai đên năm 2030
đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 6660/QĐ-UBND
ngày 3/12/2015. Trên địa bàn huyện có một nghĩa trang cấp huyện nằm tại vị trí
đất bãi Thị trấn Quốc Oai với quy mô khoảng 12,5ha.
13
2.3.3. Giải pháp.
Có tình trạng mộ được chôn cất mỗi cái mỗi hướng là do nhu cầu chọn
hướng. Có 8 hướng là Đông – Tây – Nam – Bắc – Đông Nam – Đông Bắc – Tây
Nam và Tây Bắc.
2.3.3.1. Cách chọn hướng phổ biến.
Trừ các trường hợp chọn huyệt đất, thế đất, còn trong khu đất cụ thể
(trong nghĩa trang) thì đa số căn cứ vào năm sinh âm lịch để chọn hướng.
Phong thủy chia con người thành 2 nhóm: Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh.
Mỗi người chỉ thuộc 1 trong 2 nhóm này, tùy theo quái số.
Các số thuộc Đông tứ mệnh: 1, 3, 4, 9
Các số thuộc Tây tứ mệnh: 2, 5, 6, 7 và 8.
Cách tính quái số
Bước 1: Xác định năm sinh âm lịch. Bước này cần thực hiện chính xác,
nếu không các tính toán sẽ bị sai lệch hoàn toàn. Ví dụ người sinh ngày
05/01/1986 có năm sinh âm lịch là 1985 (Ất Sửu), chứ không phải 1986 (Bính
Dần).
Bước 2: Cộng 2 số cuối của năm sinh, giản ước tới số có một chữ số.
Bước 3:
• Nam: Lấy 10 trừ đi số vừa tìm được.
• Nữ: Lấy 5 cộng với số vừa tìm được.
Kết quả chính là quái số cần tìm.
Chú ý: Với những người sinh sau năm 2000, bước 3 thực hiện như sau:
• Nam: Lấy 9 trừ đi số vừa tìm được.
• Nữ: Lấy 6 cộng với số vừa tìm được.
14
Người sinh trước năm 2000
Năm sinh âm lịch
Cộng 2 số cuối của năm sinh
Giản ước tổng tìm được thành số có 1 chữ số
Nam: Lấy 10 trừ đi số vừa tìm được
Nữ: Lấy 5 cộng với số vừa tìm được
Giản ước số tìm được thành số có 1 chữ số
Kết quả thu được chính là quái số
Nam
1981
8+1=9
Nữ
1978
7+8=15
9
1+5=6
10-9=1
5+6=11
1
Người sinh từ năm 2000 trở đi
Nam
Năm sinh
2003
Cộng 2 số cuối của năm sinh
0+3=3
Giản ước tổng tìm được thành số có 1 chữ số
Nam: Lấy 9 trừ đi số vừa tìm được
Nữ: Lấy 6 cộng với số vừa tìm được
Quái số
1+1=2
Nữ
2019
1+9=10
1+0=1
9-3=6
6
6+1=7
7
Khi sống, người đông tứ mệnh hợp với các hướng: Đông, Đông Nam,
Bắc, Nam; Người tây tứ mệnh hợp với các hướng: Đông Bắc, Tây, Tây Nam,
Tây Bắc. Và người ta thường căn cứ theo cách này để chọn hướng nhà, hướng
bàn làm việc.
Theo cố Giáo sư – Viện sỹ Nguyễn Trường Tiến - nguyên Phó Tổng giám
đốc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Nguyên Giám đốc Công ty phát triển kỹ
thuật xây dựng, Nguyên Trưởng phòng Địa kỹ thuật - Viện khoa học công nghệ
xây dựng, Chủ tịch Hội cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam
(VSSMGE) thì khi sống người ta hợp hướng nào thì khi chết, chôn cất quay đầu
về hướng đó.
15
2.3.3.2. Quy hoạch nghĩa trang đáp ứng nhu cầu chọn hướng.
Từ nhu cầu chọn hướng trên đây, chúng tôi đưa ra sáng kiến, đó là quy
hoạch các hàng lối ( sắp đặt mộ) trong nghĩa trang để bất kỳ gia chủ chọn hướng
nào cũng có mà vẫn tuân thủ quy hoạch, có hàng, có lối.
Giải pháp quy hoạch trên đây đáp ứng được nhu cầu chọn hướng trong
chôn cất nhưng có hạn chế sau:
- Khó thực hiện với những nghĩa trang đã sử dụng phần lớn diện tích;
- Không đáp ứng được nhu cầu chôn cất (sang cát) nhiều ngôi của một
chi, tộc, cành…về cùng một chỗ.
16
PHẦN 3. KẾT LUẬN
Như tên của sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi không có ý định và cũng
không đủ kiến thức để bàn về vấn đề phong thủy mà chỉ là sáng kiến, giải pháp
trong quy hoạch nghĩa trang để đáp ứng nhu cầu chọn hướng trong chôn cất.
Về việc chọn hướng, chọn huyệt đất, chúng tôi xin được dẫn câu nói của
nhà phong thủy Nguyễn Nguyên Bảy: Hãy nhìn vào những ông vua khổ sở đi
tìm nơi chôn mình ở long huyệt, hàm rồng… rồi vẫn mất nước, con cháu cũng
chẳng ăn lộc mãi được. Tại sao ư, vì mỗi một con người đều phải chịu trách
nhiệm về cáí đức của mình, không thể ăn nhờ đức của tổ tiên. Tiền nhân anh
sống tốt, thành đạt mà anh sống vô đạo, ngu dốt thì anh phải diệt vong.
Trong vấn đề hỏa táng, đây là hình thức văn minh nhất lại đang được
Thành phố khuyến khích. Theo Thích Quảng Phước, phương pháp hỏa táng thì
có lợi ích hơn cho con người và môi trường, đồng thời cũng thích hợp với truyền
thống Phật giáo.
Đứng về mặt truyền thống của Phật giáo, thì khi đức Phật nhập Niết-bàn,
Ngài cũng chọn phương pháp hỏa táng (gọi là lễ Trà tỳ). Các đại đệ tử của ngài,
từ ngài Xá-lợi-phất đến Mục-kiền-liên... cũng dùng phương pháp hoả táng. Xác
thân con người do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành, khi chết tứ đại trả về
với tứ đại, phần tinh thần (còn gọi là thần thức, linh hồn...) không thuộc thể xác.
Những người khi sống thường luyến tiếc thân thể, khi chết thần thức cũng dễ
chấp chặt, bám víu vào xác thân của mình, do vậy hình thức hỏa táng cũng tốt
hơn là mai táng hay thủy táng... đó cũng là một trợ duyên giúp thần thức của họ
không chấp chặt, bám víu vào thể xác, mau được thọ sanh hơn. Do vậy, chỉ trừ
những nơi chưa có cơ sở hỏa táng thì ta dùng hình thức mai táng, nếu có thì nên
dùng cách hỏa táng, vì thủ tục hoả táng cũng đơn giản và ít tốn kém hơn, nhất là
những nơi thành phố đông người, việc mua đất xây mồ mả... khá là nhiêu khê.
Về phương diện môi trường sinh thái, hay y học... hỏa táng cũng là một
cách bảo vệ môi trường, hạn chế tật bệnh... Nhất là ngày nay, khi diện tích đất
17
đang ngày càng thu hẹp, con người thì ngày càng nhiều, số lượng người chết vì
bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y... tỉ lệ khá cao, hỏa táng chắc chắn sẽ diệt hết
những mầm bệnh, còn mai táng nếu chôn cất sơ sài bệnh tật rất dễ lây lan, hoặc
trực tiếp, hoặc gián tiếp qua không khí, nguồn nước...Trong hỏa táng cũng
không nên dùng những quan tài đắt tiền bởi những quan tài đắt tiền chắc chắn sẽ
làm bằng những loại gỗ quí, loại gỗ này ít nhiều đều liên quan đến việc chặt cây,
phá rừng. Một quan tài đắt tiền như vậy chỉ chứa xác người thân mình trong vài
hôm rồi đem đi đốt... đó cũng là một nguyên nhân góp phần làm cho môi trường
bị tàn phá, gây biến đổi khí hậu... Chúng ta nên vâng theo lời Phật dạy tổ chức
tang lễ một cách đơn giản, nhưng trang nghiêm, không rườm rà tốn kém, lại để
dành những khoản tiền ấy vào việc làm từ thiện, cúng dường, hồi hướng công
đức cho người thân đã quá vãng của mình.
Quốc Oai, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả
Ths. Đỗ Lai Luật
(Văn phòng UBND huyện - Chủ trì)
Ths. Vũ Danh Định
(Phòng Quản lý đô thị-tham gia TH)
18
19