Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

tế bào gốc trưởng thành và ứng dụng trong y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 24 trang )

 I.  Khái  niệm  về  tế  bào  gốc  trưởng  thành  (Adult  stem 
cells/Somatic stem cells) – còn gọi là TBG thân
- Là các tế bào chưa biệt
hóa được tìm thấy với một số
lượng ít trong các mô của người
trưởng thành (máu ngoại vi, mô
não, mô da, mô cơ…).
- Tuy nhiên, cũng có thể tìm thấy
ở trẻ em, thai nhi và có thể tách
chiết từ máu cuống rốn.
-Trong cơ thể, vai trò chủ yếu của
các tế bào gốc trưởng thành
là duy trì và sửa chữa tổ chức mà
ở đó chúng được tìm ra.



 Khái  niệm  về  tế  bào  gốc  trưởng  thành  (Adult  stem 
cells/Somatic stem cells) – còn gọi là TBG thân

- Các tế bào gốc trưởng
thành là tế bào gốc có tính đa
năng, chúng có thể phát triển
thành nhóm các tế bào có
quan hệ mật thiết với nhau
trong cùng một tổ chức.
- Ví dụ: tế bào gốc tạo máu
có khả năng hình thành nên
tất cả các loại tế bào máu
khác nhau bao gồm hồng
cầu, bạch cầu, tiểu cầu,


lympho….


Khái  niệm  về  tế  bào  gốc  trưởng  thành  (Adult  stem 
cells/Somatic stem cells) – còn gọi là TBG thân
- Tuy nhiên, các
bằng chứng khoa
học gần đây cho thấy
một số loại tế bào
gốc trưởng thành
còn có thể có tính
vạn năng hoặc ít
nhất có khả năng
biệt hóa thành nhiều
loại tế bào khác nhau
(tức là có tính mềm
dẻo – plasticity).


 Đặc  điểm  của  tế  bào  gốc  trưởng  thành  (Adult  stem 
cells/Somatic stem cells) – còn gọi là TBG thân
1. Các tế bào gốc trong các mô luôn có một vị trí đặc biệt,
nếu sảy ra sự di cư của tế bào trong các mô thì chúng là
những tế bào bắt đầu cho sự di cư này.
2. Sự tự làm mới: Tế bào gốc trong bất kỳ mô nào cũng là
một quần thể có khả năng tự làm mới. Mỗi tế bào gốc phân
chia thành 1 tế bào gốc và 1 tế bào TAC (transit
amplifying), do đó số lượng tế bào gốc không thay đổi.



 Đặc  điểm  của  tế  bào  gốc  trưởng  thành  (Adult  stem 
cells/Somatic stem cells) – còn gọi là TBG thân
3. Số lượng ít: Tế bào gốc
chiếm một số lượng nhỏ so
với tổng tế bào của mô hay
cơ thể, trong tủy xương, số
lượng tế bào gốc tạo máu so
với tổng số tế bào máu là:
1/10000.
4. Chưa chuyên hóa: Trong
hầu hết các mô, các tế bào
gốc không có sự chuyên hóa
chức năng như con cháu
chúng tạo ra.


 Đặc  điểm  của  tế  bào  gốc  trưởng  thành  (Adult  stem 
cells/Somatic stem cells) – còn gọi là TBG thân
5. Ít phân chia: Các tế bào
gốc có chu kỳ phân chia
chậm , chúng hạn chế sự
phân chia so với tế bào TCA
vì sự tổng hợp AND trong
mỗi lần phân chia có khả
năng xảy ra lỗi.
6. Duy trùy tính toàn vẹn của
bộ gen: ngoài thuộc tính
không phân chia thường
xuyên các tế bài này còn có
khả năng duy tùy toàn vẹn

bộ gen .


 II.  Đặc  điểm  của  tế  bào  gốc  trưởng  thành  (Adult  stem 
cells/Somatic stem cells) – còn gọi là TBG thân
7. Tính mềm
dẻo: Từ một tế
nào gốc của mô
trưởng
thành
chúng có thể
phát sinh thành
loại tế bào
chuyên
hóa
chức năng của
những mô khác.


Khả năng biệt hóa của tế bào gốc trưởng thành
Tế bào gốc trưởng thành có tính đơn năng, đa năng hoặc
vạn năng.
- Đơn năng: các tế bào gốc trưởng thành trong nhiều tổ
chức đã biệt hóa có tính đơn năng và có thể biệt hóa thành
chỉ một dòng tế bào. Ví dụ: tế bào định hướng dòng lympho
biệt hóa thành lympho mới; tế bào định hướng dòng hồng
cầu biệt hóa thành hồng cầu mới.
- Đa năng: tế bào gốc trưởng thành có khả năng biệt hóa
thành nhiều loại tế bào của cơ thể từ một tế bào ban đầu.
Các tế bào được tạo thành nằm trong một hệ tế bào có liên

quan mật thiết. Ví dụ chỉ tạo nên các tế bào máu (bao gồm
hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu lympho…), hoặc chỉ tạo nên
các tế bào của hệ thống thần kinh.



Khả năng biệt hóa của tế bào gốc trưởng thành
- Vạn năng: các tế bào gốc trưởng thành trong một số điều
kiện nào đó có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào của
cơ thể có nguồn gốc từ ba lá mầm phôi: lá trong, lá giữa và
lá ngoài. Hoặc ít nhất là có khả năng biệt hóa thành nhiều
loại tế bào khác nhau nhờ có tính “mềm dẻo”, có nghĩa là
một tế bào gốc từ một mô trưởng thành có thể phát sinh
thành một loại tế bào của một mô khác. Các nghiên cứu đã
thừa nhận rằng, tế bào gốc thu từ tủy xương có nguồn gốc
từ trung phôi bì có thể biệt hóa thành các mô khác cũng có
nguồn gốc từ trung phôi bì như cơ xương, cơ tim hoặc gan.
Tế bào gốc tủy xương cũng có thể biệt hóa thành mô thần
kinh có nguồn gốc ngoại phôi bì. Hoặc tế bào gốc thần kinh
từ mô não trưởng thành có thể biệt hóa thành tế bào máu.


Tế
bào
gốc tủy
xương có
thể biệt
hóa thành
nhiều loại
tế

bào
khác nhau


Ứng dụng tế bào gốc trưởng thành trong y học
Trên lâm sàng y học, tế bào gốc trưởng thành đã được sử
dụng trong điều trị các bệnh tự miễn, tai biến mạch máu
não, suy giảm miễn dịch, thiếu máu, nhiễm Estein-barr
virus, tổn thương giác mạc, các bệnh máu và bệnh gan, tạo
xương không hoàn chỉnh, tổn thương tủy sống, liền vết
thương da, điều trị ung thư (kết hợp với hóa chất và tia xạ),
u não, u nguyên bào võng mạc, ung thư buồng trứng, các
khối u đặc, ung thư tinh hoàn, đa u tủy, leucemie, ung thư
vú, u nguyên bào thần kinh, u lympho Non-Hodgkin,
carcinoma tế bào thận, tái tạo cơ tim sau cơn đau tim, đái
tháo đường type I, tổn thương xương và sụn, bệnh
Parkinson…


Điều trị Parkinson.

Liệu pháp tế bào gốc là
phương pháp hiệu quả trong việc
điều trị bệnh parkinson hiện nay,
chỉ cần cấy ghép tế bào gốc vào
cơ thể qua động mạch, nó có thể
tự sửa chữa và bổ sung tế bào
liềm đen, khôi phục mức trung
bình chất dopamine, cải thiện
tình trạng run, cứng, vận động

chậm chạp và các triệu chứng
khác.
Phương pháp điều trị này ít mạo hiểm, hiệu quả nhanh
chóng, ít đau, hiệu quả điều trị lâu dài…, hiện nay, rất nhiều
bệnh nhân đã cho thấy hiệu quả rõ rệt


Điều trị Parkinson.

Các tế bào gốc thần kinh có nguồn gốc từ tổ chức thần kinh
hoặc từ các tế bào có thể biệt hóa thành tổ chức thần kinh, có
khả năng tự làm mới và sản sinh ra các tế bào con thông qua
sự phân chia không đối xứng, tế bào gốc thần kinh được sinh
ra trong ống nghiệm được cấy vào những khu vực thần kinh bị
khuyết thiếu, có thể biệt hóa thành các tế bào tổn thương
tương ứng dưới sự ảnh hưởng của vi môi trường cục bộ, xây
dựng lại mạch thần kinh, sản sinh ra yếu tố dinh dưỡng thần
kinh hoặc yếu tố bảo vệ thần kinh, qua đó ức chế thoái hóa
thần kinh hoặc thúc đẩy thần kinh tái sinh


Điều trị Parkinson.

Ưu thế của việc điều trị parkinson bằng tế bào gốc:
1. Hiệu quả điều trị tốt: lợi dụng các tế bào gốc thần kinh có
khả năng tự làm mới, không ngừng tăng sinh ở các bộ phận bị
tổn thương, xây dựng mạng lưới thần kinh mới, sản sinh các
yếu tố dinh dưỡng thần kinh hoặc nhân tố bảo vệ thần kinh, ức
chế thoái hóa thần kinh hoặc thúc đẩy thần kinh tái sinh
2. Phương pháp điều trị an toàn, đáng tin cậy: việc cấy ghép

tế bào gốc thần kinh không có bất cứ độc tính hay tác dụng
phụ nào, ngược lại, tính an toàn rất cao.
3. Không có phản ứng thải ghép: phẫu thuật cấy ghép tế bào
gốc thần kinh có tác dụng trực tiếp với hệ thống thần kinh ở
não bộ, có tác dụng tránh khỏi tình trạng tắc mạch máu não, và
bản thân tế bào gốc có sức miễn dịch thấp nên sau khi cấy
ghép sẽ không có nguy cơ bị hệ thống miễn dịch đào thải


Tái sinh nướu răng.

GS.Kurihara Yingjian thuộc Đại học Hiroshima (Nhật
Bản) đã nghiên cứu thành công công nghệ tái sinh nướu
bằng cách lợi dụng tế bào gốc được lấy từ tủy xương của
chính người mắc bệnh nha chu.
Các nhà khoa học đã lấy tủy xương của 11 người mắc bệnh
nha chu ở độ tuổi từ 30-65, đồng thời tiến hành nuôi tế bào
gốc trung mô (mesenchymal stem cell). Sau đó tiến hành kết
hợp với chất collagen dùng trong y tế và cấy vào chỗ đau của
người bệnh.
Kết quả cho thấy, nướu của sáu bệnh nhân đã khôi phục
được từ 4mm đến 8mm, đồng thời khe hở giữa răng và nướu
của bệnh nhân cũng được thu nhỏ lại.


Phục hồi cơ tim tổn thương trong nhồi máu cơ tim.

Tế bào đệm tủy xương có thể biệt hóa thành: tế bào cơ tim và
tế bào cơ xương.
1. Tế bào gốc được tuyển lựa từ

tủy xương chậu của bệnh nhân.
2. Các tế bào gốc trưởng thành
được tiêm vào tim bệnh nhân nơi
bị hư hại.
3. Các tế bào tự nó bám chặt và
sản xuất protein (chất đạm) cung
cấp tín hiệu cho việc phát triển
mạch máu mới và cơ tim.
Rejuvenated heart tissue: Trẻ hóa
mô tim (làm cho các mô của tim
trẻ lại).


Điều trị bệnh nhờ tế bào gốc huyết cầu.
Tế bào gốc huyết cầu (Hematopoietic Stem Cells = HSCs)
có trong tủy xương, tiền thân của tất cả các tế bào máu, hiện
là loại tế bào gốc được ứng dụng phổ biến trong điều trị
bệnh. Các bác sĩ tiến hành chuyển Tế bào gốc huyết cầu
(HSCs) bằng kỹ thuật cấy ghép tủy xương từ trên 40 năm
nay. Kỹ thuật tiên tiến nhằm thu thập hay “thu hoạch” Tế
bào gốc huyết cầu hiện được ứng dụng, nhằm điều trị bệnh
bạch cầu, bệnh u bạch huyết và một số bệnh rối loạn máu di
truyền.


Điều trị bỏng
Bệnh viện Mắt TW đã thực hiện phương pháp “ghép tự thân
tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy” đối với bệnh nhân bị bỏng
mắt do vôi. Với những bệnh nhân này, lớp biểu mô giác
mạc bị tổn thương do bỏng mắt đã được ghép tấm biểu mô

giác mạc nuôi cấy từ tế bào gốc của biểu mô giác mạc của
chính họ, ở mắt lành không bị tổn thương. Bệnh nhân bị
bỏng vôi thường đến khám với tình trạng viêm, kích thích
nặng nề sau bỏng, thời gian điều trị chống viêm và hỗ trợ
biểu mô hóa bề mặt nhãn cầu từ 3 - 6 tháng. Sau phẫu thuật
điều trị từ 6 - 8 tháng, mắt các bệnh nhân ổn định và dần cải
thiện thị lực.


Vai trò tế bào CD34+ trong điều trị xơ gan
Có nhiều công trình nghiên cứu tế bào gốc trong điều trị
xơ gan như:
Năm 2008 trong một nghiên cứu trên 9 bệnh nhân xơ gan
do rượu được điều trị bằng tế bào gốc CD34+ đường động
mạch gan, Pai và cộng sự đã khẳng định có sự gia tăng
bình thường như mô gan, không phát hiện tổn thương ở
gan và sự lưu thông tuần hoàn bình thường ở các nhánh
tĩnh mạch cửa và động mạch gan sau điều trị.
Năm 2011 Li Nan và cộng sự báo cáo kết quả lâm sàng
nghiên cứu ghép tế bào gốc tự thân CD34+ trong điều trị
các bệnh nhân suy gan do viêm gan. Nhìn chung kết quả
lâm sàng được cải thiện ở hầu hết các bệnh nhân, hết vàng
da và mức độ cổ chướng giảm.


Điều trị bệnh lý xương khớp.

Tế bào gốc mô mỡ sẽ được lấy bằng cách hút trực tiếp từ
mỡ bụng của bệnh nhân và xử lý qua nhiều công đoạn. Sau đó,
thành phẩm tế bào gốc thu được sẽ trộn lẫn với huyết tương

giàu tiểu cầu lấy từ máu của bệnh nhân, rồi tiêm vào khớp gối
của bệnh nhân để phát huy khả năng điều trị.
Tế bào gốc này sẽ làm việc như một hệ thống sửa chữa, tái
tạo thông qua việc phân chia thành các tế bào chuyên biệt có
chức năng tương ứng thay thế cho các tế bào hư, bệnh, giảm
chức năng hay mất chức năng


Ứng dụng tế bào gốc trưởng thành trong y học
Ngoài ra, tế bào gốc trưởng thành còn được ứng dụng rộng
rãi trong điều trị thẩm mỹ, nó đã được chứng nhận về mặt
an toàn y học như: trẻ hóa da, chống chảy xệ da, chống
nhăn da, ngăn ngừa quá trình lão hóa các mô, cơ quan,có
liên quan đến nét đẹp, nét tươi trẻ (sắc thái bề mặt)…


Thank You!



×