Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO ý thức đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HỌC SINH, SINH VIÊN trường cao đẳng LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM đà nẵng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.83 KB, 65 trang )

Ý thức đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho HS,SV Trường Cao Đẳng LT - TP Đà Nẵng
trong giai đoạn hiện nay
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó chi phối mạnh mẽ mọi mặt của đời sống con
người, trong các quan hệ xã hội, đạo đức là gốc của mọi sự tốt đẹp, đặt nền tảng cho mọi công việc
như Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có
nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân ” [44, tr. 252 - 253].
Trong hoàn cảnh tồn cầu hố nền kinh tế, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
WTO, điều này đã tạo ra một sức sống mới cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng, ngược lại
có nguy cơ cắt đứt mối dây liên hệ với các giá trị truyền thống của dân tộc. Văn kiện Đại Hội Đảng
lần thứ VIII khẳng định: Đi vào cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước, tiếp thu những tinh hoa nhân loại song phải luôn coi trong những giá trị truyền
thống và bản sắc dân tộc, quyết khơng tự đánh mất mình trở thành bóng mờ hoặc sao chép người
khác.... Trong thời gian vừa qua tình trạng suy thối đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói
riêng ở nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều nghành nghề. Đặc biệt ở
thế hệ trẻ nói chung và HS,SV nói riêng đã trở thành một hồi chng cảnh báo buộc chúng ta những
người làm cơng tác lí luận và cơng tác giáo dục khơng thể làm ngơ.
Vì vậy, Đảng ta đã mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh ” Theo Chỉ thị số 06 -TC/TW ngày 17/11/2006 của Bộ Chính Trị. Tại hội nghị tổng kết năm
học 2006-2007 do Bộ GD - ĐT tổ chức ngày 22-7-2007 tại Vũng Tàu từ Cuộc vận động “hai không”
năm học 2007-2008 của ngành sẽ được tiếp tục thành cuộc vận động “bốn không”: Nói khơng với
tiêu cực trong thi cử ; nói khơng với bệnh thành tích trong giáo dục; nói khơng với giáo viên khơng
đạt chuẩn và nói khơng với học sinh ngồi “nhầm” lớp... với những bước đột phá về nhận thức của
Đảng, Bộ giáo dục sẽ giúp cho công tác giáo dục và giáo dục đạo đức sẽ có những bước chuyển biến
nhất định.
Ngày nay, với sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội đã tác động khơng nhỏ tới đời sống
đạo đức nói chung và đạo đức của HS,SV nói riêng. Sự tác động hai mặt của kinh tế thị trường đang
làm cho đạo đức xã hội biến đổi theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy, mỗi HS,SV (Học
sinh, sinh viên) Việt Nam trong điều kiện hiện nay, để tiếp nối được truyền thống đạo đức cao đẹp
của cha ông, các lớp đàn anh đi trước, xứng đáng với lòng mong đợi của toàn xã hội; đáp ứng được


yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển thì phải khơng ngừng trau dồi, hoàn thiện bản
thân cả đức lẫn tài để đáp ứng được những đòi hỏi và kỳ vọng của xã hội. Đây cũng chính là những
yêu cầu cơ bản của giáo dục và rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay.
Trường Cao Đẳng LT - TP Đà Nẵng với Mục tiêu đào tạo cử nhân, công nhân công nghệ thực
phẩm, công nghệ sinh học, kế toán viên, cán bộ quản trị kinh doanh, tin học ứng dụng có phẩm chất
chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức cơ bản, cơ sở, có kĩ năng thực
hành về cơng nghiệp thực phẩm; có khả năng thực hành về nghiệp vụ kế tốn; các q trình kinh
doanh và quản trị ở các loại hình doanh nghiệp đủ khả năng giải quyết những vấn đề thông thường
về chuyên môn và tổ chức công tác sản xuất thực phẩm ở đơn vị; đồng thời có khả năng học tập,
nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường;
trong điều kiện hội nhập quốc tế. HS,SV sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất, kinh
doanh các mặt hàng thực phẩm thuộc các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức; quản lí chất lượng, kiểm
nghiệm tại các đơn vị sản xuất. [72, tr. 5-6 ].
Song song với mục tiêu đào tạo đó thì cơng tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS,SV của
trường là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần làm tốt cơng tác tư tưởng trong trường học
và các cơ sở đào tạo. Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chống lại “Âm mưu diễn biến hồ
bình " của các thế lực thù địch và hạn chế những vi phạm đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống con người.
Như vậy, công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS,SV gắn liền với cuộc đấu tranh trên
mặt trận tư tưởng và là một nhiệm vụ chính trị của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc.
Cùng với sự nghiệp giáo dục của cả nước nói chung, Trường Cao Đẳng LT TP Đà Nẵng


trong những năm qua đã đào tạo được rất nhiều cán bộ, kĩ sư, công nhân giỏi về chuyên môn và
nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trước sự tác động
mạnh mẽ của công cuộc đổi mới và nhất là cơ chế thị trường nó đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới
những biểu hiện tiêu cực trong tư tưởng và lối sống của HS,SV. Đặc biệt, với những ngành nghề
mang tính chất “nhạy cảm” nếu HS,SV khơng được giáo dục đạo đức nghề nghiệp thì sau khi ra
trường có nhiều điểm đáng lo ngại khi các em bước vào nghề. Việc nhìn nhận đánh giá đúng tình

hình thực tế đã giúp chúng ta sớm đưa ra những biện pháp khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích
cực trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS,SV để sau khi ra trường các em sẽ trở thành những
cán bộ, kĩ sư, công nhân “vừa hồng, vừa chuyên”
Trong lịch sử triết học, vấn đề đạo đức, ý thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức, giáo dục đạo
đức là những đề tài được đưa ra bàn luận rất gay gắt. Mỗi trường phái có quan điểm riêng trên lập
trường thế giới quan của họ. Quan niệm về đạo đức, ý thức đạo đức và chuẩn mực đạo đức, giáo dục
đạo đức của mỗi trường phái tuy khác nhau, chưa được đề cập một cách toàn diện và giải quyết một
cách triệt để, nhưng nhìn chung đã có những đóng góp nhất định cho nhân loại.
Trong những thập kỷ gần đây có rất nhiều cơng trình khoa học của nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước bàn về vấn đề này. Ở nước ngồi, các cơng trình viết về vấn đề này cũng chiếm
một vị trí đáng kể. Đó là các tác phẩm:
“P.R .Apecian. đạo đức và chức năng xã hội cơ bản của nó ”, Nxb khoa học, Mockva 1988.
“Xem N.N. Crutov, O.N. Crutova. Con người giữa những con người ”, Nxb Kiến thức,
Mockva, 1989.
A.I. Cơchêtốp, Những vấn đề lí luận đạo đức, Nxb giáo dục, Hà Nội, 1995.
Vladimir Soloviev, Karol Vojtila, Albert Schweitzer, Triết học đạo đức, Nxb Văn hóa thơng
tin, Hà Nội, 2004.
Ở nước ta do yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước nên đã có nhiều cơng trình viết về đạo
đức, giáo dục đạo đức, đạo đức nghề nghiệp ...Nhìn chung, họ tiếp cận nghiên cứu theo nhiều hướng
khác nhau. Trong đó phải kể đến các cơng trình:
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin (1972): “Bàn về đạo đức. UB khoa học xã hội Việt Nam ”,
Viện triết học, Hà Nội. Đồng tác giả (1993), “Các dạng đạo đức xã hội ”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội. GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS. TS. Nguyễn Văn Phúc (2003): “Những vấn đề về đạo
đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. PGS.
TS. Vũ Văn Viên: “Vấn đề giáo dục đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường”; Trần Hậu Kiêm,
Đoàn Đức Hiếu (2002), “Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Luận án Tiến sĩ triết học của Đỗ tuyết Bảo (2001): “Giáo dục đạo đức
cho học sinh các trường phổ thông cơ sơ ở Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay”.
Lê Ngọc Anh (2002) “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hố gia đình truyền thống trong
nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay". TS. Lê Hữu Ái (chủ biên) (2007): “Tư tưởng đạo đức Hồ

Chí Minh và vấn đề giáo dục thanh niên hiện nay” , Nxb Đà Nẵng v.v.
Trên các tạp chí Triết học, xã hội học, tạp chí Cộng sản, tạp chí con người, tạp chí giáo dục,
tạp chí lí luận và một số tạp chí khác cũng có rất nhiều bài viết về vấn đề này: Đặc biệt, trong tạp chí
Giáo dục số 104 (2004) có bài viết của TS, Lê Thanh Thập: “Giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên". Trong bài viết này tác giả đã nêu lên một số thực trạng của ý thức đạo đức nghề
nghiệp từ đó đề cập đến việc giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp cho Sinh viên và chỉ ra quá trình
hình thành ý thức đạo đức nghề nghiệp Sinh viên; Trong tạp chí Triết học số 125 (2001), có bài viết
của TS triết học Nguyễn Văn Phúc: “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay” tác giả chủ yếu đi sâu phân tích tác động của cơ chế thị trường đến các
hoạt động nghề nghiệp từ đó xây dựng đạo đức kinh doanh; Hay trong cuốn sách “PR kiến thức cơ
bản và đạo đức nghề nghiệp ” TS. Đinh Thúy Hằng (chủ biên) (2007), Nxb Lao động Xã hội, Hà
Nội. Tác giả đi sâu phân tích các đặc điểm của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Từ
đó nêu lên sự cần thiết của hoạt động chuyên nghiệp PR, và hơn hết là đặt ra các vấn đề về đạo đức
nghề nghiệp PR.

CHƯƠNG 1:


QUAN NIỆM VỀ Ý THỨC ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Để xây dựng, rèn luyện ý thức đạo đức nghề nghiệp của HS,SV đòi hỏi chúng ta trước hết
phải hiểu thế nào là đạo đức, ý thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức và giáo dục nghề nghiệp, đạo đức
nghề nghiệp? Trên cơ sở đó chúng ta mới có thể đi sâu tìm hiểu thực trạng, phương hướng và đề ra
những giải pháp thực tiễn để xây dựng và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho HS,SV trong giai đoạn
hiện nay.
1.1 Khái niệm đạo đức và ý thức đạo đức
1.1.1. Khái niệm đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức học đã xuất hiện
hơn 26 thế kỷ trước đây trong các trường phái triết học Trung Quốc, Ản Độ, Hy Lạp cổ đại. Danh từ
đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) có nghĩa là lề thói, và moralis nghĩa là có liên
quan đến lề thói, đạo nghĩa. Còn “luân lĩ” thường xem như đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ

Hy Lạp là Êthicos nghĩa là lề thói, tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức
là nói đến những lề thói, tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự
giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm moral là đạo đức , cịn
Ethicos là đạo đức học.
Trong q trình hình thành và phát triển của đạo đức thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều
định nghĩa về đạo đức, dưới đây là một trong hai định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận
đó là:
Theo Tầm nguyên từ điển viết: Đạo là nhiều tài nghệ, đức là tu hạnh tột cùng, hiểu theo nghĩa
hẹp người có đạo đức là người có tài nghệ và nết hạnh tốt. Cịn trong từ điển triết học giản yếu lại
định nghĩa: đạo đức hay ln lí là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm
những nguyên lý (đạo lí), quy tắc chuẩn mực, điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với
người khác và
cộng đồng.
Trong từ điển triết học định nghĩa: “ đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một
chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội ” [75, tr. 301].
Từ những định nghĩa trên thì tựu trung lại đạo đức được hiểu theo hai nghĩa như sau: Hiểu theo
nghĩa hẹp: đạo đức là luân lí, những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con
người với con người. Nhưng trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng
và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực, ứng xử của con người, với công việc và với
bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi trường sống. Như việc phá hoại môi trường đang dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng đe doạ sự tồn vong của nhân loại thì nội dung của đạo đức khơng chỉ là
lịng u tổ quốc, u đồng bào, u con người, lịng nhân ái nói chung mà nội dung của đạo đức còn
bao gồm những vấn đề như: giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là lịng
u nước, nhân ái, tự lực, tự cường, cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư, hiếu học, thuỷ chung, tình
nghĩa, tơn trọng người già.; bảo vệ môi trường sinh thái; vấn đề dân số và kế hoạch hố gia đình;
chống bạo lực và tệ nạn xã hội; đấu tranh cho một thế giới hồ bình, ổn định và bình đẳng, dân chủ
và phát triển bền vững.
Theo nghĩa rộng: định nghĩa đạo đức liên quan chặt chẽ đến phạm trù chính trị, pháp luật, lối
sống thì đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách nó phản ánh bộ mặt của nhân cách, của một cá

nhân đã được xã hội hoá. đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng ở
hành động góp phần giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn. Khi thừa nhận đạo đức là một
hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp, giai cấp trong xã
hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại.
Còn trong thời đại ngày nay thì đạo đức được xem xét ở ba phương diện chủ yếu sau:
Thứ nhất, đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm toàn bộ những quan
điểm, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh đánh giá cách ứng xử trong quan hệ con người với
con người, con người với xã hội nhằm bảo đảm quan
hệ lợi ích của cá nhân và cộng đồng.
Thứ hai, đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người mà những chuẩn mực
(khuôn phép) và quy tắc ấy lại là những yêu cầu của xã hội hoặc của một giai cấp nhất định nhằm
điều chỉnh mỗi hành vi của cá nhân trong quan hệ với nhau và với xã hội. Những chuẩn mực và quy
tắc, hành vi nhất định được công luận xã hội, hay của một giai cấp, dân tộc thừa nhận, hướng dẫn
các cá nhân hoạt động trong khuôn khổ được phép và tránh những hành vi không được phép.


Thứ ba, đạo đức là một hệ thống giá trị: đó là các giá trị vật chất tinh thần, giá trị sản xuất và
tiêu dùng, các giá trị chính trị - xã hội, nhận thức, đạo đức, thẫm mỹ, tôn giáo.
1.1.2. Chuân mực đạo đức

Từ những nghiên cứu trên cho thấy đạo đức còn liên quan chặt chẽ đến các giá trị chuẩn mực
của cá nhân, làm cơ sở cho các hành vi và những lựa chọn đạo đức của mộ t cá nhân trong tình huống
cụ thể. Theo Học viện vì sự tiến bộ của đạo đức Josenphson cho rằng: “Những giá trị đạo đức được
đánh giá là cần thiết đối với cuộc sống là tính trung thực, tính chính trực, sự giữ lời hứa, lịng trung
thành, tính thẳng thắn, sự quan tâm đến người khác, tôn trọng đến người khác, một cơng dân có
trách nhiệm, mưu cầu sự xuất sắc và có trách nhiệm giải trình” (Học viện Josephson 2003)
đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội là tổng số các nguyên tắc, các quy tắc định
hướng hành vi con người trong giao tiếp xã hội. Những nguyên tắc và quy tắc ấy là sự biểu hiện
những quan hệ hiện thực xác định của con người với nhau, những cộng đồng người khác nhau như
(gia đình, giai cấp và dân tộc...).

Về bản chất, đạo đức thực chất là những hành vi của con người trong đời sống hiện thực
được nhận thức, những đánh giá qua lăng kính đó khơng giống nhau qua các thời đại, các trình độ
kinh tế - xã hội và bản sắc văn hoá khác nhau. Như vậy, đạo đức là chuẩn mực trong ứng xử xã hội.
Nó được nhận thức từ rất sớm, trãi qua các thời kỳ khác nhau trong lịch sử, với những bước ngoặt
của sự thay thế các hình thái ý thức xã hội và được luận giải theo những chuẩn mực khác nhau, theo
cách nhìn của từng nhóm, từng cộng đồng người trong xã hội (giai cấp, dân tộc, tôn giáo.).
Đương nhiên trong xã hội có giai cấp, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm
quyền bao giờ nó cũng chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội và được pháp luật bảo vệ.
đạo đức là một phạm trù của nhận thức và ứng xử (dưới hình thức của các hoạt động hay hành
vi) có tính xã hội. Thói quen hay tập tính của một người ln được xem xét, được xét đốn bằng suy
nghĩ, đánh giá của số đơng, của cộng đồng. Vì vậy, khi nghiên cứu đạo đức khơng nên dừng ở cách
giải thích là thói quen hay tập tính thuần t mà là thói quen, tập tính của một cá nhân thông qua
cách đánh giá của cộng đồng ( là đúng hay là sai, là nên làm hay khơng nên làm, có được sự đồ ng
tình, được nhiều người làm theo hay bị phê phán, phản đối,.). Bên cạnh đó đạo đức cịn là hệ thống
giá trị mà chuẩn mực đạo đức có khả năng điều khiển hành vi mang tính động cơ, có khi mang tính
“mệnh lệnh" đối với bản thân con người ( như khi ta gặp tình huống của sự thơi thúc lương tâm).
Với đặc trưng đó, đạo đức được nhận thức như là sự định hướng trong hệ thống các quan hệ xã hội.
Với tư cách là một hiện tượng tinh thần của xã hội, các chuẩn mực đạo đức là một thành tố
của nền văn minh, ở đó có chứa đựng những vấn đề về lý tưởng xã hội, về các giá trị tinh thần khác,
về tự do ý chí, về tơn trọng quyền và phẩm giá con người, về công bằng và bình đảng, về chống tội
ác và bạo lực. Thì đạo đức được hình thành trong các quan hệ xã hội và suy cho cùng là do hoạt
động xã hội mà trong đó lao động xã hội của con người giữ vai trị là nền tảng. Vì vậy, đạo đức là
một “tiểu” hệ thống hợp thành hệ thống giá trị nói chung, mọi cá nhân trong xã hội đều nằm trong
mối quan hệ đa chiều với các cá nhân khác và với cả cộng đồng. Hành vi của họ bị chi phối bởi các
yếu tố bên ngoài và được thúc đẩy bởi yếu tố nội tâm là lương tâm, là trách nhiệm, dục vọng của cá
nhân và cùng với đó là cộng đồng xã hội thông qua các chuẩn mực xã hội, tập quán đạo đức, các quy
phạm pháp luật và niềm tin. Những chuẩn mực ấy gắn với các chủ thể khác nhau cùng tồn tại trong
xã hội.
Trong quá trình phát triển của lịch sử lồi người, của đời sống con người, chuẩn mực đạo đức
như một hệ thống phát triển biện chứng, biến đổi cùng với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội.

Theo thời gian có những chuẩn mực nó mất ý nghĩa, biến dạng, nhưng cũng có những chuẩn mực
tiếp tục phát triển, đổi mới và nó được coi là bộ luật của xã hội, chi phối và quyết định hành vi đạo
đức của con người. Các chuẩn mực đạo đức giúp con người hiểu được rằng, trong cuộc sống có
những việc có thể làm được, có những việc khơng nên làm giúp con người nên hành động như thế
nào, điều đó con người lại phải tự kiềm chế. Nghĩa là nó làm cho con người khi hành động phải tuân
theo những yêu cầu, những ràng buộc hoặc những điều ngăn cấm của xã hội. Tuy nhiên việc tuân
theo những chuẩn mực đạo đức khác với việc tuân thủ pháp luật. Trong đạo đức việc hành động theo
các chuẩn mực là do sự tự nguyện, hay nói cách khác, “Các chuẩn mực đạo đức phản ánh tính tất
yếu đạo đức mà khơng có các sắc luật đặc biệt để hợp pháp hoá sự hoạt động của nó” [40, tr.46].
Ngược lại, pháp luật được ấn định dưới dạng các sắc luật do nhà nước ban hành. Mặt khác, chủ thể
của sự sáng tạo các chuẩn mực trong luật pháp bao giờ cũng được xác định dưới dạng người sáng tạo


ra luật pháp; còn chủ thể của việc sáng tạo ra các chuẩn mực đạo đức là toàn thể xã hội. Và nếu như
trong đạo đức, tự ý thức của con người hoặc dư luận xã hội bảo đảm cho việc tn thủ các chuẩn
mực thì trong luật pháp, ngồi điều đó ra, việc tuân thủ các chuẩn mực được bảo đảm bởi một hệ
thống cưỡng chế của nhà nước.
Như vậy, chuẩn mực đạo đức còn gọi là (giá trị đạo đức) là những phẩm chất đạo đức có tính
chất chuẩn mực, được nhiều người thừa nhận, được dư luận xác định như một đòi hỏi khách quan, là
thước đo giá trị cần có ở mỗi người. Những chuẩn mực đạo đức ấy được coi như là mục tiêu giáo
dục, rèn luyện ở mỗi người, ở nhiều bậc học, cấp học, lứa tuổi, ngành nghề. Đồng thời, chuẩn mực
đạo đức đó lại có giá trị định hướng, chi phối, chế ước quá trình nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành
vi của mỗi người.
Trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức cần thiết, phải có cơ sở xác định hệ thống giá trị đạo
đức của mỗi nhóm người, cộng đồng, dân tộc, mỗi nước, trong thời kỳ lịch sử có những nội dung và
định hướng khác nhau. Việc xác định những giá trị đạo đức không phải là ý muốn chủ quan của mỗi
cá nhân. Những giá trị đạo đức của một thời kỳ lịch sử phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan
của sự phát triển xã hội và phải góp phần phát triển nhân cách, phát triển con người, góp phần vào
việc thiết lập quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên, với môi trường sống nhằm
làm cho xã hội phát triển. Xuất phát từ những u cầu đó thì hệ thống những chuẩn mực đạo đức của

con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phải xuất phát từ những nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Kế thừa và phát triển những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc vì đạo đức
truyền thống là sức mạnh nội sinh của mỗi người. Song điều quan trọng là phải biết kế thừa những
truyền thống tốt đẹp và phải thổi vào đó những nội dung mới, phù hợp với thời đại thì truyền thống
mới có ý nghĩa sức mạnh tinh thần.
Thứ hai: Trong thời đại hội nhập, để cùng phát triển và tồn tại không thể không tiếp thu
những giá trị đạo đức nhân văn chung của nhân loại mà chúng ta cần phải tiếp thu những chuẩn mực
đạo đức nhân văn và kinh nghiệm của thời đại một cách có chọn lọc. Trong khi thực hiện đổi mới đất
nước, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường có sự quản
lý và điều tiết của Nhà nước. Điều đó liên quan đến những giá trị kinh tế, văn hố của thời đạ i. Vì
vậy, tiếp thu những giá trị đạo đức chung của thời đại là điều kiện để con người Việt Nam có khả
năng hội nhập một cách năng động, sáng tạo trong sự phát triển chung của xã hội.
Thứ ba: Coi trọng và kết hợp chuẩn mực đạo đức với tri thức pháp luật, giáo dục đạo đức với
giáo dục pháp luật là việc làm cần thiết. Vì chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền nên việc
trang bị kiến thức pháp luật, hình thành thái độ, hành vi tự giác tuân thủ pháp luật là địi hỏi bức xúc
đối với mỗi cơng dân hiện nay. Thực hiện quá trình CNH, HĐH phải giáo dục tinh thần công dân.
Song cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, phải thấy được “đạo đức là cái
gốc”, nhất là những giá trị nhân bản, có tác dụng điều chỉnh hành vi pháp luật của mỗi cá nhân. Hành
vi đạo đức được điều chỉnh bằng lương tâm và dư luận xã hội, bằng truyền thống. Còn hành vi pháp
luật được điều tiết bằng cơ chế quản lý và giám sát của cơ quan chức năng.
1.1.3. Ý thức đạo đức
Khi nghiên cứu đạo đức chúng ta đều biết rằng, mỗi hành động đạo đức đều xuất phát từ
những cơ sở nhất định của một ý thức đạo đức. Trên cơ sở của ý thức đạo đức, chủ thể hành động
đưa ra những nhận định và phán quyết của mình cho một sự kiện cần phải có sự đánh giá về mặt đạo
đức. Do vậy, việc hiểu những cơ sở ý thức đó là gì và bản chất của nó như thế nào? Đó là điều có ý
nghĩa quan trọng trong việc định hướng xây dựng, đồng thời giúp chúng ta có được những lí giải về
rất nhiều vấn đề đạo đức phức tạp trong thực tiễn, nhất là trong bối cảnh phức tạp của một giai đoạn
đang có sự chuyển đổi những giá trị đạo đức ở nước ta khi bước vào cơ chế thị trường, tồn cầu hố
kinh tế tri thức và hội nhập thế giới.
Trong lịch sử tư tưởng đạo đức đã có nhiều quan điểm khác nhau về cơ sở ý thức của đạo

đức. Trong số những quan điểm khác nhau đó, nổi lên hai khuynh hướng đối lập nhau giữa một bên
đề cao tình cảm, xúc cảm và một bên là lý trí trong ý thức đạo đức. Theo quan điểm thứ nhất, G.
Rutxô cho rằng khởi nguyên của ý thức là tình thương. Đối với ơng, tình thương là loại tình cảm
nguyên thuỷ của “ con người tự nhiên ”, và chính sự mở rộng tình thương nguyên thuỷ này sẽ tạo
nên cơ sở đạo đức của xã hội. Coi tình thương là hiện tượng thứ nhất của đạo đức, là đầu nguồn của
những nghĩa vụ pháp lý nghiêm ngặt và nghĩa vụ đạo đức, là ngọn nguồn của chính nghĩa lẫn lịng
nhân, ơng đã cho rằng nhờ có tình cảm ngun thuỷ này mà con người mở rộng lòng độ lượng,
khoan dung, nhân ái với những kẻ yếu, những người phạm tội và cả loài người nói chung.
đạo đức là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức về hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực,
hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức, nó đều có những ranh giới của hành vi và những quan


hệ đạo đức đang tồn tại. Mặt khác, nó cịn bao trùm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức con
người. Trong quan hệ giữa người và người về mặt đạo đức đều có những ranh giới của hành vi và
giá trị đạo đức. Đó là ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa chủ nghĩa cá nhân ích kỷ và tinh thần
tập thể. về mặt giá trị của hành vi đạo đức cũng có ranh giới: lao động là hành vi thiện, ăn bám bóc
lột là vơ nhân đạo. Ngay cả trong một hành vi thiện mức độ giá trị của nó khơng phải lúc nào cũng
ngang nhau, mà có những thang bậc nhất định (cao cả, tốt, được). Ý thức đạo đức là sự thể hiện thái
độ nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành
vi và những qui tắc đạo đức xã hội đặt ra, nó giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn
thành một cách tự giác, tự nguyện những nghĩa vụ đạo đức. Trong ý thức đạo đức còn bao hàm cảm
xúc, tình cảm đạo đức của con người.
Ý thức đạo đức (về mặt cấu trúc) gồm tri thức đạo đức, thực tiễn đạo đức ( là hoạt động của
con người do ảnh hưởng của niềm tin, ý thức đạo đức là q trình hiện thực hố ý thức đạo đức trong
cuộc sống) thực tiễn đạo đức và quan hệ đạo đức là một yếu tố tạo nên cấu trúc đạo đức. Mỗi yếu tố
không tồn tại độc lập, mà liên hệ tác động nhau, tạo nên sự vận động, phát triển và chuyển hóa bên
trong của hệ thống đạo đức.
“Tri thức chỉ có thể trở thành một bộ phận của văn hố nếu như nó định thường và được định
hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người. Vai trò định hướng ấy thuộc về đạo đức,
mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân

loại: chân, thiện, mỹ ” [86, tr. 2]. Thiện là đạo đức, hay nói đúng hơn, bản chất đạo đức là cái thiện.
Chỉ nói cái thiện khơng thơi thì con người nhận thức vẫn cịn nơng cạn, nó phải được phát triển
thành thơng điệp, hay thậm chí thành một quy chế, để cho con người nhận thức ra nó dưới dạng thức
cụ thể và có tính thực hành. Khơng có cái thiện thì khơng thể có đạo đức và khơng có cái thiện thì
người ta gọi là đạo đức giả.
Con người chỉ có thể là con người xã hội, trong đó các cá nhân, ở những mức độ khác nhau,
đều được xã hội hoá. Họ sống, làm việc, hành động theo những qui tắc ứng xử đã hình thành trong
xã hội. Như thế, chúng ta có thể nói rằng, mỗi cá nhân đã tiếp nhận một hệ thống các qui tắc và các
thước đo văn hoá của xã hội và thể hiện chúng trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Những thước đo này về bản chất là những tiêu chuẩn lý tưởng mang tính chất qui ước mà mỗi cá
nhân cần phải tuân theo. đạo đức có cấu trúc của nó và các thành tố của đạo đức là: ý thức đạo đức,
hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.
Như vậy, ý thức phản ánh lĩnh vực nào của xã hội? Với tư cách là một hình thái ý thức, đạo
đức khơng là kết quả riêng biệt của bất kỳ một tác động nào, mà tính phức tạp và thống nhất của hiện
tượng cũng như biện chứng của sự phát triển của nó ln đặt ra và gắn liền với chính các tác động đa
tầng và đa hướng đó. Nhưng vấn đề đặt ra là: vậy phải chăng trong sự hình thành và phát triển của
đạo đức, các yếu tố đã tác động vào xã hội khác nhau đều mang vai trò và ý nghĩa như nhau? Về
thực chất chúng bao gồm những yếu tố nào? về vấn đề này theo sự nhận định của các tác giả Xơ viết
trong cơng trình “đạo đức học macxit ” là tương đối hợp lý đó là: Sự hình thành và phát triển của
đạo đức ở đây được xác định gắn liền với các yếu tố là hướng vận động của các lợi ích hiệ n có trong
xã hội; là hệ thống các giá trị đạo đức đang tác động; là sự thay đổi các tình huống của sự lựa chọn
đạo đức (chẳng hạn sự thay đổi các chuẩn mực trong cách mạng khoa học kỹ thuật); là sự tác động
của các phương tiện điều chỉnh xã hội khác (quy định của pháp luật, các thiết chế hành chính...); là
điều kiện giao tiếp, dư luận xã hội, kinh nghiệm đạo đức cá nhân; là trạng thái tâm lý xã hội; là sự
tác động của các yếu tố trong lĩnh vực văn hóa tinh thần: khoa học, nghệ thuật, tơn giáo... Và xét đến
cùng đó là sự tự quy định của các điều kiện kinh tế, xã hội. Trong hệ thống các yếu tố kể trên thì sự
tác động của các lợi ích được coi là một trong những yếu tố có vai trị trực tiếp và gần gũi nhất trong
việc tạo ra các định hướng đạo đức ở con người.
Tóm lại: Ý thức đạo đức như ở trên chúng ta đã xem xét, con người khơng thể sống bên ngồi
các mối quan hệ xã hội. Cốt lõi của những mối quan hệ đó là tương quan của những quyền lợi cá

nhân và những quyền lợi cộng đồng. Để tồn tại, con người phải dựa vào nhau trên cơ sở những lợi
ích cá nhân phải phù hợp với những lợi ích của cộng đồng. Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phù
hợp của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống chính là ý thức
đạo đức.
1.2. Quan điểm về đạo đức trong lịch sử triết học
Trong lịch sử triết học, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức luôn được các nhà triết học quan
tâm sâu sắc kể cả triết học Phương Đông và triết học Phương Tây. Nhưng mỗi quan điểm triết học về
đạo đức dù ở phương Đơng hay Phương Tây mặc dù có khác nhau nhưng tựu trung lại đó là sự
hướng con người đến với cái thiện, cái nhân văn cao cả. Tất cả đều hướng tới mộ t xã hội tốt đẹp cho


con người.
1.2.1. Quan điểm triết học Phương đông về đạo đức
Ở Phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách
hiểu về “Đạo” và “Đức” của họ. “Đạo” là một trong những phạm
trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại, “Đạo ” có nghĩa là con đường, đường đi. Theo
Thuyết văn giải tự, về sau có thêm nghĩa là con đường có chí hướng nhất định, hướng dẫn hành vi
con người theo một phương hướng nào đó.
Như vây, “Đạo ” cịn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội, “Đức” trong
nghĩa thông dụng của người Trung Quốc cổ đại chỉ đức hạnh tốt, phần tốt đẹp, thẳng thắn của con
người. “Đức” thường được hiểu là biểu hiện của “Đạo ” và khi nói “đạo đức ” liền nhau thường để
chỉ những yêu cầu, những nguyên tắc. Khái niệm đạo đức được vận dụng trong triết học để chỉ con
đường của tự nhiên.
Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được
người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức
là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy, có thể nói đạo đức của người
Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người
phải tuân theo.
Theo Lão tử , “Đạo ” là bản nguyên, là con đường sinh thành, biến hố của vạn vật, cũng cịn
có nghĩa là đạo lý. Mở rộng phạm trù “đạo trong quan hệ chính trị - xã hội ”, Lão Tử đã đề ra

thuyết “vơ vi ”, có nghĩa là “con người cần phải hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, khơng
hành động có tính chất giả tạo, gị ép trái với bản tính tự nhiên của mình” [78, tr.52]. Để làm được
điều đó con người phải sống từ ái, khoan dung, khiêm nhường, không phô trương, thái quá, phải thâu
suốt mọi lẽ của tự nhiên.
Trong triết học Trung Quốc cổ đại, phạm trù “đạo ” luôn được xem xét trong mối quan hệ
với phạm trù “Đức”, đức là biểu hiện của đạo, đức đó chính là “biểu hiện khát vọng được trời ban
cho điều tốt lành” hay Cíđiều tốt lành mà các thế hệ trước để lại cho con cháu”. Theo Khổng Tử làm
người thì phải “khắc kỷ tu thân1”, có nghĩa là để đạt được đức con người phải tu dưỡng, phải hoàn
thiện về mặt đạo đức, làm những việc chính đáng mà khơng gượng ép, đây cũng chính là hạnh kiểm
của nhân cách con người.
Trong hệ thống triết học Trung Quốc nói chung, đều lấy đạo đức - luân lý làm nội dung chủ
yếu cho các luận thuyết, xem nó là yếu tố chi phối tồn bộ đời sống tinh thần của xã hội, thậm chí
ln lý cịn nằm trong cả vạn vật. vì vậy, những nguyên tắc đạo đức được xem như là “khuôn vàng,
thước ngọc” [74, tr. 66] để đánh giá con người và vạn vật. Trong cuộc sống con người phải “tồn kỳ
tâm, dưỡng kỳ tính”, có nghĩa là phải rèn luyện đạo đức, nhân cách. Khi có được phẩm chất đạo đức
cao đẹp thì lúc đó con người khơng chỉ biết mình mà cịn biết được cả thiên hạ, sẵn sàng chấp nhận
gian khổ, hy sinh để đạt được luân lý - đạo đức và khi đó sẽ được xã hội đánh giá cao. Mặc dù, ở
một khía cạnh nào đó quan niệm trên có ý nghĩa tích cực trong việc điều chỉnh hoạt động đạo đức
của con người, xây dựng mẫu hình nhân cách lý tưởng cho thời đại, nhưng xét về góc độ triết học
các quan niệm về đạo đức, đạo lý của triết học Trung Quốc cổ đại với hạn chế là: đều mang tính chất
duy tâm và quá đề cao đạo đức - luân lý, coi đây là phương thức chủ yếu để xây dựng xã hội.
Nhưng, trong xã hội đương thời hay ngay cả thời đại hiện nay thật khó khi chỉ dùng đạo đức, ln lí
để điều chỉnh, xây dựng trật tự xã hội mà không cần đến những quy định của pháp luật.
Trong triết học Kitôgiáo, dựa vào Kinh thánh đã khẳng định đạo đức có nguồn gốc từ thượng
đế. Trong vũ trụ bao la này, con người là thực thể duy nhất có khả năng điều chỉnh hành vi củ a mình
thơng qua sự cảm nhận về ý nghĩa của hành vi. Đó khơng phải là kết quả hợp thành từ thực tiễn sinh
tồn của con người mà là sự mặc định sẵn bởi Thiên chúa. Con người là hình ảnh của chúa nhưng là
một hình ảnh khơng hồn chỉnh, vì con người đã tự đánh mất cái chân, thiện, mỹ vĩnh cửu, những
tặng vật của Thiên chúa chỉ có ban cho con người và trong q trình sáng tạo ra mn lồi, do khơng
vâng lời Chúa nên đã phạm “tội tổ tơng''”. Chính vì thế, đạo đức ở trần gian và đạo đức của loài

người tuy cùng cái tâm nhưng có khác biệt với đạo đức của Đức chúa. Theo quan niệm của Kitôgiáo,
cuộc sống của con người trên hành tinh này chỉ là cái bắt đầu cho sự quy hồi vĩnh cửu. Bởi vậy, con
người phải tồn tâm, một lịng hướng về Thiên chúa. Một trong những nhân tố hợp thành lực đẩy
cho sự quy hồ đó là con người phải biết gột sạch mình khỏi những cám dỗ của bụi trần, để đạo đức
bén rễ về Nước chúa và trở thành đức tin. Quan điểm về đạo đức của Kitôgiáo mang đậm màu sắc
duy tâm, họ không nhận ra được đạo đức phải tự rèn luyện, tự tu dưỡng mới có chứ khơng phải do
yếu tố thần linh nào sáng tạo ra cả. Một quan điểm duy tâm ngớ ngẩn và xa rời hiện thực của
Kitơgiáo đó là: khi con người mất đi thì lúc đó mới có đạo đức.


Nếu như Kitôgiáo sống là cứu chuộc tội tổ tông thì với vai trị, chức năng và những giá trị
nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ
phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách
con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng. Phật giáo lấy con người là trung tâm, thấy được nỗi
khổ của chúng sinh và mong muốn chúng sinh thốt khỏi vịng trầm luân biển khổ. Bằng chủ trương
cứu nhân độ thế, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, đạo Phật hướng con người tu tập nhân tâm, vượt qua
mọi cám dỗ để hoàn thiện dần nhân cách. Những chuẩn mực trong giá trị đạo đức của Phật giáo
mang tính triết lý nhân văn sâu sắc ngoài việc hoàn chỉnh đạo đức, nó cịn ăn sâu vào suy nghĩ, hành
vi, lối sống của mỗi người dân, góp phần vào việc giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống.
Phật giáo khẳng định: “Nghiệp” là cái đeo đẳng và là chuẩn mực để định đoạt các kiếp của
sinh linh người. Sống là trả nợ và tháo nghiệp, chúng sinh được hợp thành từ ngũ uẩn và biến đổi
trong từng Shatna, nên cái thống ngự ở thế giới này là vô thường. Đời mỗi nguời chỉ là: “Thân như
điện ảnh hữu hồn vơ - có nghĩa là người như một ánh chớp có đó, khơng đó”. với quan niệm nền
tảng đó Phật giáo nguyên thuỷ đã tuyên truyền tư tưởng đạo đức hướng nội song hành với chủ
trương xuất thế. Mặc dù, chứa đựng những luận điểm hợp lý trong quan niệm về đạo đức như
khuyến khích con người làm điều thiện, xa lánh điều ác, điều chỉnh hành vi của cá nhân bằng những
giới luật của tôn giáo. Nhưng, Phật giáo cũng như Kitôgiáo không thể cắt nghĩa một cách đúng đắn
về nguồn gốc và bản chất của hình thái ý thức đạo đức khi dùng lăng kính của tơn giáo để thay thế
cho thế giới quan khoa học, và vẫn xa rời thực tiễn của cuộc sống con người.
1.2.2. Quan điểm triết học Phương Tây về đạo đức

Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học Phương Tây kể cả trường phái duy vật và duy tâm, đều
bàn về đạo đức, khác với ở Phương Đông họ coi đạo đức là nội dung chủ yếu trong các học thuyết
chính trị - xã hội, và là khuôn mẫu để cả xã hội tuân theo thì ở
Phương Tây, đạo đức được bàn đến như là một bộ phận của hệ thống triết học, có mối quan hệ mật
thiết với triết học.
Khi bàn về đạo đức, Democrit (460-370 TCN) nhà triết học cổ đại Hy lạp đã cho rằng: đạo đức
đã trở thành nhân tố quyết định đời sống của con người, chính vì thế mà khi đứng trên lập trường
duy vật thì ơng lại tìm thấy đúng đối tượng nghiên cứu của đạo đức học là cuộc sống của con người,
ông viết: “Cuộc sống, hành vi, số phận của mỗi con người cụ thể là đối tượng nghiên cứu của đạo
đức học và để nhận biết một người trung thực và nhận biết một người không trung thực, không
những căn cứ vào việc làm của họ mà còn phải căn cứ vào ý muốn của họ ” [36, tr.65] .
Với luận điểm nổi tiếng “con người hãy nhận thức chính mình ”, Socrate đã bàn nhiều vấn đề
liên quan đến con người trong đó có đạo đức. Ơng cho rằng, đạo đức khơng phải tự nó có mà phải do
mỗi con người tự ý thức, mà muốn có điều này thì phải có tri thức. Vì vậy, tri thức là cái cốt lõi của
đạo đức, tri thức chính là cái thiện. Cịn Aristote thì cho rằng, đạo đức là cái vốn có của con người,
sống trong xã hội con người phải tuân theo những quy tắc, để hướng tới cái cao cả, cái thiện:
“Chúng ta không bất tử, song chúng ta không nên phục tùng những điều xấu xa mà hãy vươn tới sự
bất tử sống phù hợp với những gì tốt nhất ở nơi ta, ta đang có” [36, tr. 68]. Theo Aristote, phẩm
hạnh là cái quan trọng nhất của đạo đức, phẩm hạnh có được một mặt là do kết quả của giáo dục khi
con người có tri thức, mặt khác, kinh nghiệm cịn là “con đẻ ” của thói quen, tập quán. Như vậy,
Aristote đã nhìn thấy ảnh hưởng của hồn cảnh đối với sự hình thành đạo đức, nhân cách của con
người, và nhân cách đó khơng chỉ thuần tuý phụ thuộc vào sự tác động của hoàn cảnh mà còn phụ
thuộc vào khả năng con người tiếp nhận nó như thế nào. Tuy nhiên, đứng trên lập trường giai cấp
chủ nô, ông lại biện hộ cho trật tự xã hội có đẳng cấp, và cũng từ đó chúng ta nhận thấy rằng, trong
xã hội có giai cấp đối kháng đạo đức không thể là yếu tố chung, chuẩn mực chung cho mọi giai cấp
mà những chuẩn mực đó nó chỉ phù hợp với một giai cấp nào đó mà thôi.
Đến thời Trung cổ, các nhà triết học bàn đến đạo đức chủ yếu bằng đức tin và coi đức tin là
nền tảng của mọi hành động, theo đó Chúa đã thiết định tất cả, mọi sự vùng vẫy, níu kéo của con
người chỉ là hiện tội tổ tơng, con người cần phải tin vào
Chúa, Chúa là đấng tối cao, khơng có đạo đức nào ngồi sự tn theo ý Chúa. Vì vậy, con người

phải sống khổ hạnh, chấp nhận xã hội hiện tại để có thể về với Chúa, lên Thiên đường sau khi chết.
Thật là thiếu xót khi cho rằng con người chỉ cần tin theo Chúa là con người có đạo đức.
Quan niệm về đạo đức trong các thời kỳ triết học trước Mác không thể không đề cập đến hệ
thống triết học cổ điển đức. Bởi vì, khi bàn về đạo đức những triết gia tiêu biểu như : Lessing,
I.Kant, Hegel, Feurbach, v.v.. .đó là những đại biểu triết học bàn về đạo đức một cách cơ bản và có
hệ thống.
Với I.Kant (1724-1804), người đặt nền móng cho triết học cổ điển Đức. Ơng đã tự đặt nhiệm


vụ cho mình là khám phá ra những động lực ẩn chứa đằng sau những hành vi đạo đức của con người
và ông cho rằng đạo đức của con người là do con người tự tạo nên chứ không phải tự nhiên mà có.
Trong những bài giảng về đạo đức học, ơng khẳng định tình cảm đạo đức là một loại tình cảm đặc
biệt được nảy sinh ra từ chủ thể. Bởi vậy, hành vi đạo đức không chịu chi phối của luật nhân quả,
khơng mang tính ngun nhân và cũng khơng phải là hành động nói chung (vì hành động chung là
do nguyên nhân quy định) mà là những hành vi chuyển tải ý đồ, động cơ và nghĩa vụ mà chủ thể do
thơi thúc của ý chí đạo đức làm nảy sinh ra. Như vậy, với logíc đó theo ơng lý tính vẫn là nguồn gốc
của đạo đức và là những năng lực bẩm sinh của chủ thể.
Tuy chưa thoát khỏi lối đi của các nhà duy tâm chủ quan, thường tìm nội lực của đạo đức từ
thần linh, tơn giáo nhưng ở Kant đã có sự khác biệt khi lí giải về mối quan hệ giữa đạo đức và niềm
tin tôn giáo với quan niệm Tôn giáo chỉ tồn tại trong khn khổ của lý tính (và đây cũng chính là
nhan đề của một tác phẩm của ông). Vì vậy ông cho rằng những ảo giác của những giáo sĩ cần được
làm sáng tỏ qua những ảo giác của nhà siêu hình học. Khi xét về bản chất của mối quan hệ giữa đạo
đức và tôn giáo, ông vẫn đánh giá cao vai trò của đạo đức, ông cho rằng tôn giáo dựa trên đạo đức,
chứ không phải đạo đức dựa trên tôn giáo.
Là một nhà triết học duy lý ơng cho rằng, chỉ có lý tính mới có thể kìm nén và hạn chế các
nhu cầu cảm tính, bởi những nhu cầu này sẽ đưa con người tới sự hưởng thụ cá nhân, thực hiện
những hành vi phi đạo đức, ích kỷ. Ơng cũng cho rằng, nguyên tắc đạo đức là phải tuân theo mệnh
lệnh tuyệt đối và chính mệnh lệnh này sẽ hướng con người vào hoạt động cộng đồng, tôn trọng bản
thân, tôn trọng người khác, sống đúng với trách nhiệm công dân trong xã hội. Phạm trù trung tâm
của đạo đức học của Kant là phạm trù “Tự do ”, tự do đó chính là sự bất diệt của linh hồn, là những

chuẩn mực lý tưởng mà con người phải luôn hướng tới, tự do cũng chính là niềm tin để con người
thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức.
Trong hệ thống triết học của Kant, các quy tắc đạo đức có quyền uy tối thượng, là mệnh lệnh
tuyệt đối mà con người phải tuân theo. Bởi theo ông, nhiệm vụ của triết học khơng gì khác hơn là
phải giải quyết các vấn đề mà con người băn khoăn, trăn trở trong suốt quá trình tồn tại của mình.
Tuy nhiên, so với các nhà triết học duy tâm chủ quan thời bấy giờ, quan điểm đạo đức của Kant có
những nhân tố hợp lý nhưng khi lý giải bản chất của vấn đề ơng vẫn chưa thốt được khỏi ngưỡng
thời đại mà ơng đang sống, mặc dù ơng có đề cao vai trị của chủ thể đạo đức thì đạo đức cũng mới
chỉ là điểm hội tụ của kinh nghiệm mà thơi.
Tuy thấm đượm tính nhân văn sâu sắc, lên án chế độ phong kiến, hướng con người tới mộ t xã
hội tốt đẹp hơn, mong muốn cuộc sống tự do cho con người, v.v ... nhưng những quan niệm của
Kant đã thể hiện lập trường duy tâm rõ rệt, thể hiện tính phi lịch sử, phi giai cấp, thiếu cơ sở thực
tiễn trong các quan niệm về đạo đức.
Hegel (1770-1831) nhà triết học Đức và là đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm khách quan trước
Mác. Mặc dù có thế giới quan duy tâm, nhưng ông vẫn được lịch sử tư tưởng thế giới thừa nhận là
một nhà biện chứng lỗi lạc. Hệ thống triết học của ông được coi là một hệ thống quan trọng để hình
thành triết học Mác.
Nếu như Platon cho rằng đạo đức của con người là sự mơ phỏng ý niệm thiện thì khi bàn về
đạo đức Hegel cho rằng, đạo đức có nguồn gốc từ pháp luật, một ý niệm phát sinh từ ý niệm tuyệt
đối. Giống như ý niệm tuyệt đối, ý niệm pháp lý vận động từ trừu tượng đến cụ thể. Q trình vận
động của ý niệm pháp luật có ba nấc thang đó là : điểm xuất phát, với tên gọi là pháp luật trừu tượng,
là cơ sở khách quan của quan hệ giữa người với người. Sự vận động và phát triển củ a ý niệm pháp
luật trừu tượng sẽ dẫn đến nấc thang thứ hai đó là pháp luật chủ quan, giữ vai trò điều chỉnh hành vi
của cá nhân, ông gọi là luân lý. đạo đức là nấc thang phát triển thứ ba của ý niệm pháp luật, theo
ông đạo đức là sự thống nhất giữa pháp luật khách quan và pháp luật chủ quan. Như vậy, với Hegel
hình thái ý thức đạo đức, một trong những tấm gương phản chiếu tồn tại xã hội đã bị xố đi cái cơ sở
tồn tại chân thực của nó, chỉ còn là một trắc diện biểu hiện của ý niệm tuyệt đối. Bên cạnh đó ơng
cịn cho rằng, con người chỉ thực hiện các hành vi đạo đức khi có sự thơi thúc bên trong, từ niềm tin
của chính mình, mà khơng ai có thể ra lệnh hay cưỡng bức. Hay nói cách khác, trong quan hệ đạo
đức Hegel đề cao vai trò chủ thể của con người.

Phạm trù trung tâm trong đạo đức học của Hegel là “Lương tri ”, theo ơng, con người có
lương tri thì mới hành động phù hợp với các quy tắc khách quan và các nguyên tắc đạo đức. Các
nguyên tắc này chỉ thực sự được coi là nguyên tắc đạo đức khi tồn tại trong cộng đồng xã hội và
được xã hội thừa nhận. Trong sách Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, tác giả đánh giá: “Trong
quan niệm về đạo đức mặc dù cách luận giải có tính chất duy tâm chủ nghĩa, nhưng Hegel cũng đ ã
nêu lên được một số quan niệm hợp lí về quy tắc đạo đức, về ý nghĩa của đời sống con người" [36,


tr. 405].
Feurbach (1804-1872), nhà triết học duy vật kiệt xuất người Đức. Khi đánh giá về con người
ơng đã có cái nhìn mới như: xem con người là trung tâm của hệ thống triết học của mình và thừa
nhận quan hệ đạo đức chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa người với người. Tuy nhiên, ông lại không
thấy được tính quy định của các mối quan hệ kinh tế - xã hội đối với đạo đức mà theo ông, nguyên
tắc và nền tảng của đạo đức là tình yêu thương chân thành giữa con người với con người. Với quan
niệm trên thì nó lại mang tính phi thực tế, bất khả thể không thể xảy ra trong xã hội đề cao tuyệt
đỉnh quyền tư hữu, thân phận con người. Do vậy, xét đến cùng đạo đức trong quan niệm của ông
cũng vẫn chỉ là năng lực bẩm sinh. Engel đã nhận xét:
Tình u ln ln và bất cứ ở đâu, đối với Feurbach cũng là ơng thần có lắm phép lạ... và
điều đó có ở cả trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp với những quyền lợi hồn tồn đối lập
nhau. Do đó mà những di tích cuối cùng của tính chất cách mạng đã biến khỏi triết học của ơng và
chỉ cịn lại bài hát cổ: Hãy yêu nhau đi, hãy hôn nhau đi không không phân biệt trai gái và địa vị.
Thật say sưa hồ thuận khắp nơi [27, tr. 365 ].
Tóm lại, những quan điểm về đạo đức trong lịch sử triết học, tuy được rất nhiều các nhà triết
học bàn đến nhưng những quan niệm đó vẫn mang đậm tính chất duy tâm, họ cho rằng đạo đức là
cái nằm ngoài và là cái có trước con người và nó tách ra khỏi đời sống thực tiễ n, xã hội của con
người và khơng mang tính khoa học. Để khắc phục những hạn chế của các nhà triết học trong lịch sử
về vấn đề đạo đức thì đây là nhiệm vụ của triết học Mác - Lênin.
1.2.3. Quan điểm triết học Mác - Lênin về đạo đức
Từ những quan điểm triết học trước Mác về đạo đức đã cho chúng ta thấy rằng dù là quan điểm
triết học duy tâm hay duy vật về đạo đức đều rơi vào quan niệm duy tâm khi xem xét vấn đề xã hội

và đạo đức. Họ khơng thấy được tính quy định của nhân tố kinh tế đối với sự vận động củ a xã hội
nói chung và đạo đức nói riêng. Do vậy, với tính cách là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của con
người
và xã hội, đạo đức được nhìn nhận một cách tách rời bởi cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra và
quy định nó. Các nhà triết học cho rằng, đạo đức trước Mác đã tìm nguồn gốc, bản chất của đạo đức
hoặc ở ngay chính bản tính của con người, hoặc ở một bản thể siêu nhiên bên ngoài con người, bên
ngoài xã hội. Nét chung của các lý thuyết này là không coi đạo đức phản ánh cơ sở xã hội và hiện
thực khách quan.
Các nhà triết học, thần học coi con người và xã hội chẳng qua chỉ là những hình thái biểu
hiện cụ thể khác nhau của một đấng siêu nhiên nào đó. Những chuẩn mực đạo đức, do vậy là những
chuẩn mực do thần thánh tạo ra để răn dạy con người. Mọi biểu hiện đạo đức của con người do vậy
đều là sự thể hiện cái thiện tối cao từ đấng siêu nhiên và tiêu chuẩn tối cao để thẩm định cái thiện,
cái ác chính là sự phán xét của đấng siêu nhiên đó.
Những nhà duy tâm khách quan tiêu biểu như Platon, sau là Hêghen tuy không mượn tới thần
linh, nhưng lại nhờ tới “ý niệm” hoặc “ý niệm tuyệt đối”, về các lý giải nguồn gốc và bản chất đạo
đức suy cho cùng cũng tương tự như vậy. Những nhà duy tâm chủ quan nhìn nhận đạo đức như là
những năng lực “tiên thiên " của lý trí con người. Ý chí đạo đức hay là “thiện ý” theo cách gọi của
Kant, là một năng lực có tính nhất thành bất biến, có trước kinh nghiệm, nghĩa là có trước và độc lập
với những hoạt động mang tính xã hội của con người.
Những nhà duy vật trước Mác, mà tiêu biểu là L.Feurbach đã nhìn thấy đạo đức trong quan hệ
con người (người với người). Nhưng với ông, con người chỉ là một thực thể trừu tượng, bất biến
nghĩa là con người ở bên ngoài lịch sử, đứng trên giai cấp, dân tộc và thời đại. Phải chăng, những
người theo quan điểm Đác-Uyn xã hội đã tầm thường hóa chủ nghĩa duy vật bằng cách cho rằng
những phẩm chất đạo đức của con người là đồng nhất với những bản năng bầy đàn của động vật.
Đối với họ, đạo đức về thực chất cũng chỉ là những năng lực được đem lại từ bên ngoài con người,
từ xã hội.
Khác với tất cả các quan niệm trên, Mác và Ăngghen đã quan niệm đạo đức nảy sinh do nhu
cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Mác, Ăngghen cho rằng con người khi
sống phải có “quan hệ song trùng” vì một mặt, con người quan hệ với tự nhiên, tác động vào tự
nhiên để thỏa mãn cuộc sống của mình. Tự nhiên khơng thỏa mãn con người, điều đó buộc con

người phải tác động vào tự nhiên để thỏa mãn mình. Mặt khác, khi tác động vào tự nhiên, con người
không thể đơn độc, con người phải quan hệ với con người để tác động vào tự nhiên. Sự tác động lẫn
nhau giữa người và người là hệ quả của hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần mà cơ bản là hoạt
động thực tiễn và hoạt động nhận thức.
Khi bàn về vai trị của lao động đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội loài
người Mác và Ăngghen cho rằng: “lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài


người ”, rằng “người ta phải ăn, ở, mặc, đi lại trước khi làm chính trị, khoa học, nghệ thuật...” [29,
tr. 641]. Xuất phát từ con người thực tiễn, chứ không phải con người thuần túy ý thức hay con người
sinh học, hai ông đi đến quan niệm về phương thức sản xuất quyết định đối với toàn bộ các hoạt
động của con người, xã hội loài người. Trong "Lời tựa” của tác phẩm “Góp phần phê phán chính trị
- kinh tế học'’”, Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt
xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Khơng phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của
họ; trái lại chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [28, tr.15]. Luận điểm này chính
là chìa khóa để khám phá tất cả các hiện tượng xã hội trong đó có đạo đức.
Như vậy, đạo đức không phải là sự biểu hiện của một sức mạnh nào đó ở bên ngồi xã hội,
bên ngồi các quan hệ con người; cũng không phải là sự biểu hiện của những năng lực “ tiên thiên ”,
nhất thành bất biến của con người mà với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức là sản phẩm
của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội và cơ sở kinh tế. “Xét cho cùng, mọi học thuyết về
đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [29, tr.
137].
Những phong tục đạo đức của người nguyên thủy được thể hiện trong đời sống của xã hội
văn minh, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và các hoạt động nhận thức của xã hội đó. Mà, sự
phát triển từ phong tục đạo đức của người nguyên thủy đến ý thức đạo đức của xã hội văn minh là
kết quả của sự phát triển từ thấp đến cao của hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con
người.
Xã hội Cộng sản nguyên thủy là bước đầu tiên con người thoát khỏi trạng thái động vật. Hoạt
động thực tiễn của xã hội hết sức thấp kém, chưa tạo nên sản phẩm thặng dư, và do đó, tư hữu và chế
độ tư hữu chưa có tiền đề khách quan để xuất hiện. Trong xã hội chưa có hiện tượng áp bức xã hội,

nhưng con người vẫn bị nô dịch bởi những lực lượng tự phát của tự nhiên. Tuy nhiên, xã hội nguyên
thủy đã đem lại nội dung “ngây thơ”, “thuần phác1" nhưng “tốt đẹp thơ mộng''” cho đạo đức người
nguyên thuỷ. đạo đức này chưa biết nói đến thói xấu, cái ác trong xã hội văn minh vì đây là “ý thức
bầy đàn đơn thuần ” của “bản năng được ý thức’”. Ý thức đạo đức chưa tách ra thành hình thái độc
lập mà đạo đức của con người nguyên thuỷ là hình thái sinh thành trừu tượng của đạo đức và khơng
có tính duy lý.
Những hình thái kinh tế - xã hội có đối kháng giai cấp tạo nên những cơ sở kinh tế, xã hội và
tinh thần cho sự phát triển ý thức đạo đức. Những hệ thống đạo đức của các giai cấp khác nhau và
đối nghịch nhau đều lấy “những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm
cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và
trao đổi” [29, tr.136 ]. Những hệ thống đạo đức đó phản ánh và điều chỉnh những quan hệ xã hội đa
dạng, phong phú và phức tạp, trong khi ý thức nói chung và đạo đức nói riêng của người ngun
thủy chỉ phản ánh hồn cảnh gần nhất có thể cảm giác được. đạo đức đã tự khẳng định mình là một
hình thái ý thức xã hội, là lĩnh vực sản xuất tinh thần của xã hội. Đây là một bước tiến, làm đạo đức
phát triển so với xã hội nguyên thủy. Tuy nhiên, bước phát triển này cũng làm nảy sinh những cái ác,
tham lam, ích kỷ, lừa dối... mà loài người phải đấu tranh hàng ngàn năm nay để chống lại nó.
về mặt hình thức, đạo đức của xã hội văn minh đã phát triển vượt bậc. Do nhận thức của loài
người vượt bỏ tư duy cụ thể, chuyển sang xây dựng lý luận. Nội dung đạo đức được thể hiện dưới
hình thức kinh nghiệm, khái niệm, lý tưởng, chuẩn mực và đánh giá đạo đức, do đó đạo đức ngày
càng phát triển về cấu trúc. Và đến lượt mình, sự hồn thiện cấu trúc làm cho phản ánh và điều chỉnh
đạo đức trở nên sâu sắc, tự giác. Nội dung của đạo đức được thể hiện dưới những hình thức cụ thể.
Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp, nội dung và hình thức của đạo đức phát triển nhưng chưa
thật nhân đạo, chưa hoàn thiện. Sự hoàn thiện của nội dung đạo đức (thật sự nhân đạo) chỉ có thể đạt
được khi con người chiến thắng được tình trạng đối kháng giai cấp và tạo ra những điều kiện để có
thể “qn được tình trạng đối kháng giai cấp ”. Điều kiện đó chỉ có thể bắt đầu có được bằng đạo
đức cộng sản trong xã hội cộng sản mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa. Sự hoàn thiện đạo
đức được bắt đầu từ đạo đức của giai cấp cơng nhân “có nhiều nhân tố hứa hẹn ” để dẫn tới một
kiểu đạo đức “thật sự có tính nhân đạo”. Như vậy, xã hội cộng sản nguyên thủy với trình độ bắt đầu
làm nảy sinh đạo đức do hoạt động thực tiễn và nhận thức đã phát triển đạo đức. Xã hội cộng sản
chủ nghĩa trong tương lai mà hiện thực hôm nay đang bắt đầu xây dựng sẽ hoàn thiện đạo đức cả về

nội dung lẫn hình thức.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức sinh ra trước hết là từ nhu cầu
phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong đấu tranh xã hội, trong phân phối sản
phẩm để con người tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất, các quan hệ xã hội, hệ
thống các quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức, hành vi đạo đức cũng theo đó mà ngày càng phát triển,


ngày càng nâng cao, phong phú, đa dạng và phức tạp.
đạo đức là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sản phẩm của hoạt
động thực tiễn và nhận thức của con người. Những quan hệ người - người, cá nhân - xã hội càng có ý
thức tự giác, ý nghĩa và hiệu quả của chúng càng có tính chất xã hội rộng lớn thì hoạt động của con
người càng có đạo đức. Đạo đức, “đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con
người còn tồn tại ” [26, tr. 43].
Với ý nghĩa đạo đức là sản phẩm của xã hội nên nó là lĩnh vực quan hệ thật sự của con người.
Trong khi phát triển với tính cách là thực thể xã hội, con người lựa chọn và chịu trách nhiệm với sự
lựa chọn, với hậu quả của những sự lựa chọn đối với hành vi ứng xử giữa người với người. Tự do
lựa chọn và sự lựa chọn có trách nhiệm nảy sinh trong quan hệ giữa người - người, trong quan hệ cá
nhân và xã hội. Mỗi người chấp nhận kiểm tra những yêu cầu của xã hội để nhận được sự đánh giá,
sự ủng hộ của xã hội. Cịn xã hội thì với những chuẩn mực của nó, yêu cầu các cá nhân điều chỉnh
các hành vi phù hợp với lợi ích của xã hội.
đạo đức là một bộ phận phản ánh tồn tại xã hội và mang bản chất xã hội nên đạo đức do hoạt
động thực tiễn và tồn tại xã hội quyết định. Nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể của phản
ánh đạo đức, làm cho đạo đức, tồn tại như một lĩnh vực độc lập về sản xuất tinh thần củ a xã hội. Sự
hình thành, phát triển, hoàn thành bản chất xã hội của đạo đức được qui định bởi trình độ phát triển
và hồn thiện của thực tiễn và nhận thức xã hội của con người. Nói cách khác, nội dung khách quan
của các quan niệm, quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức chính là biểu hiện của trạng
thái, một trình độ phát triển nhất định của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở
kinh tế.
Việc khẳng định tính qui định của cơ sở kinh tế đối với đạo đức cho phép nhìn nhận sự biến
đổi của đạo đức theo sự biến đổi của cơ sở kinh tế. Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế với kiến

trúc thượng tầng mà trong đó đạo đức là một yếu tố của nó, Mác viết: “ Cơ sở kinh tế thay đổi thì
tồn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [28, tr. 15].
Tiếp tục và cụ thể hố tư tưởng của Mác về tính qui định của cơ sở kinh tế đối với ý thức xã
hội nói chung và đạo đức nói riêng, Ăngghen đã luận chứng cho bản chất xã hội của đạo đức bằng
cách cử chỉ ra tính thời đại, tính dân tộc và tính giai cấp của đạo đức. Trong tác phẩm “Chống
Đuyrinh”, Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ của các thời đại đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực
đạo đức với tính cách là biểu hiện về mặt đạo đức của các thời đại kinh tế . Phê phán quan điểm của
Đuyrinh về những chân lý đạo đức vĩnh cửu, Ăngghen đã khẳng định rằng, thực chất và xét đến
cùng, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các quan điểm đạo đức chẳng qua là sản phẩm của các chế độ
kinh tế, các thời đại kinh tế mà thơi. Lấy ví dụ về nguyên tắc không được “ăn cắp ”, Ăngghen cho
rằng đó khơng phải là một ngun tắc, một chân lý vĩnh cửu gắn liền với bản chất trừu tượng của
con người. Nguyên tắc này có cơ sở kinh tế của nó và nó sẽ mất ý nghĩa khi cơ sở kinh tế của nó
khơng cịn nữa. Ơng cho rằng từ khi sở hữu tư nhân về động sản phát triển thì tất cả các xã hội có
chế độ sở hữu tư nhân ấy, tất phải có một lời răn chung về đạo đức: không được trộm cắp. Vậy, là
chỉ từ khi có sở hữu tư nhân, người ta mới yêu cầu bảo vệ nó. Trước khi có sở hữu tư nhân, khơng
thể có ngun tắc đạo đức khơng được trộm cắp. Cũng như vậy, “ trong một xã hội mà mọi động cơ
trộm cắp bị loại trừ” nghĩa là trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, lời răn đạo đức đó sẽ khơng có ý
nghĩa nữa.
Tính qui định của thời đại đối với đạo đức cho ta quan niệm khoa học về loại hình đạo đức.
Mặc dù đạo đức có qui luật vận động nội tại, có sự kế thừa, có sự lệch pha nào đó đối với cơ sở sản
sinh ra nó nhưng về căn bản, tương ứng với một chế độ kinh tế, mỗi phương thức sản xuất và do đó
mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một hình thái đạo đức nhất định. đạo đức nguyên thủy, đạo đức
chiếm hữu nô lệ, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản và sau đó, đạo đức Cộng sản chủ nghĩa là
những thời đại tiến triển dần dần của đạo đức nhân loại.
Cùng với tính thời đại, tính dân tộc là một trong những biểu hiện bản chất xã hội của đạo
đức. Có thể nhìn nhận tính dân tộc như là sự biểu hiện đặc thù tính thời đại của đạo đức trong các
dân tộc khác nhau. Không phải các học thuyết đạo đức trước Mác không thấy sự khác biệt trong đời
sống đạo đức của các dân tộc. Có điều, việc giải thích sự khác biệt ấy hoặc là dựa trên cơ sở tôn giáo
hoặc là dựa trên các quan niệm duy tâm triết học nên chưa được lý giải một cách đúng đắn.
Khi xem đạo đức như là một hình thái ý thức xã hội, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác đã

dặt cơ sở khoa học cho việc luận chứng tính dân tộc của đạo đức. Là một hình thái ý thức xã hội, ý
thức đạo đức vừa bị qui định bởi tồn tại xã hội, vừa chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội
khác (chính trị, triết học, nghệ thuật, tôn giáo ...). Tổng thể những nhân tố ấy trong mỗi dân tộc là sự
khác biệt nhau, làm thành cái mà ngày nay chúng ta gọi là bản sắc dân tộc. Bản sắc ấy được phản


ảnh vào đạo đức nên tính độc đáo của các quan niệm, các chuẩn mực, cách ứng xử đạo đức, nghĩa là
tạo nên tính độc đáo trong đời sống đạo đức của mỗi dân tộc. Nhìn nhận tính độc đáo và sự khác biệt
ấy về mặt dân tộc trong cặp khái niệm cơ bản của đạo đức, cặp khái niệm thiện
- ác, Ph. Ăngghen chỉ ra sự biến đổi cúa chúng qua các thời đại và dân tộc đó là từ dân tộc này sang
dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đ ã biến đổi nhiều
đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau.
Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, mỗi giai cấp có vai trị, địa vị khác nhau trong
hệ thống kinh tế, xã hội và do đó mà họ có các lợi ích khác và đối nghịch nhau. đạo đức với tư cách
là hình thái ý thức xã hội đã phản ảnh và khẳng định lợi ích của mỗi giai cấp, ý thức đạo đức giúp
mỗi giai cấp hiểu được lợi ích của nó, hiểu được những cách thức, biện pháp bảo vệ và khẳng định
lợi ích giai cấp. Mặt khác, mỗi giai cấp đều sử dụng đạo đức của mình như là cơng cụ bảo vệ lợi ích
của mình. Như vậy, tính giai cấp của đạo đức là sự phản ánh và sự thể hiện lợi ích của các giai cấp,
là biểu hiện đặc trưng của bản chất xã hội của đạo đức trong xã hội có giai cấp (vì xã hội là quan hệ
người - người, quan hệ người - người không trừu tượng mà gắn với những quan hệ kinh tế - xã hội).
Mỗi giai cấp có những lợi ích riêng và cũng có những quan niệm về đạo đức, hệ thống đạo
đức riêng. Những hệ thống đạo đức này có sự tác động khác nhau, triệt tiêu nhau (nên đối kháng), do
đó mà tác động hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, hệ thống
đạo đức được áp đặt cho toàn xã hội bao giờ cũng là hệ thống đạo đức của giai cấp thống trị (mặc dù
trong cuộc sống hàng ngày, mỗi giai cấp vẫn ứng xử theo những lợi ích trực tiếp của mình). Do
chiếm được địa vị thống trị trong đời sống xã hội, giai cấp thống trị đã làm cho đạo đức của mình trở
thành yếu
tố thống trị trong đời sống xã hội.
Giai cấp thống trị nắm khâu tun truyền điều khiển tồn bộ q trình sản xuất tinh thần,
trong đó có sản xuất các giá trị đạo đức phù hợp với lợi ích giai cấp của nó, và buộc mọi thành viên

trong xã hội phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức này. Từ đó, nó trở thành cái phổ biến trong xã
hội và được cũng cố thành thói quen, phong tục, tâm lí. Vì vậy, nó có sức sống dai dẳng trong tâm lí
xã hội và cá nhân.
Còn giai cấp bị trị, do bị tước đoạt mất những điều kiện và tư liệu sản xuất, tinh thần các giai
cấp bị thống trị không thể phát triển đạo đức của mình ngang tầm với đạo đức của giai cấp thống trị.
Hệ thống này luôn bị chèn ép và do đó kém phát triển. đạo đức của giai cấp bị trị không đủ điều kiện
để ảnh hưởng đến tồn bộ các thành viên của giai cấp mình, nó tồn tại như cái khơng chính thống,
khơng phổ biến bằng đạo đức của giai cấp thống trị. Vì các giai cấp thống trị khơng có điều kiện để
sản xuất, tuyên truyền và sử dụng đạo đức của mình trên phạm vi tồn xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mạng tính giai cấp nhưng bên cạnh đó đạo đức cịn mang tính
nhân loại. Tính nhân loại của đạo đức tồn tại ở hình thức thấp là biểu hiện của những quy tắc đơn
giản, thông thường nhưng lại cần thiết để bảo đảm trật tự bình thường cho cuộc sống hàng ngày của
con người. Biểu hiện cao hơn trong tính nhân loại của đạo đức là ở những giá trị đạo đức tiến bộ nhất
trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, những giá trị đạo đức này thường thường là những giá trị
đạt được ở giai cấp tiến bộ nhất trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại. Đi đến tột đỉnh
các giá trị đạo đức của giai cấp tiến bộ của từng thời kỳ lịch sử, nhân loại sẽ bắt gặp đạo đức củ a
mình tương ứng với các thời kỳ lịch sử đó.
Tóm lại: đạo đức ra đời nhằm mục đích gì? Nó có vai trị như thế nào trong đời sống của con
người? Con người muốn vươn lên cái “chân - thiện - mỹ” bên cạnh đó con người lại là sản phẩm của
lịch sử, đồng thời là chủ thể của lịch sử. Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hồn cảnh cũng
tạo ra con người đến mức ấy. Chính vì vậy, con người sinh ra bắt gặp hệ thống đạo đức của xã hội.
Hệ thống ấy tác động đến con người và con người tác động lại hệ thống. Hệ thống đạo đức do con
người tạo ra, nhưng sau khi ra đời hệ thống đạo đức tồn tại như là cái khách quan hoá
tác động, chi phối con người.
Trong xã hội có giai cấp hình thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức mà các cá nhân chịu sự
tác động bởi môi trường đạo đức tác động đến đạo đức cá nhân bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn
đạo đức, nhận thức đạo đức để chuyển hoá đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn
đạo đức là hiện thực hoá nội dung giáo dục bằng hành vi đạo đức mà các hành vi đạo đức lặp đi lặp
lại trong đời sống xã hội và cá nhân làm cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố, phát triển thành
thói quen, truyền thống, tập quán đạo đức.

Mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ đa chiều và phức tạp nên để thực hiện đạo
đức trong xã hội là khơng hề đơn giản, địi hỏi phải giáo dục đạo đức. Vậy, giáo dục đạo đức như thế
nào để đạt được hiệu quả? Như chúng ta đã biết, hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiện


kinh tế - xã hội, cách thức tổ chức, giáo dục mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dụ c trong
quá trình giáo dục. Vì vậy, giáo dục đạo đức phải gắn với tiến bộ đạo đức mà nhân đạo hóa các quan
hệ xã hội và mức độ phổ biến nhân đạo hóa các quan hệ xã hội; sự hoàn thiện của cấu trúc đạo đức
và mức độ phổ biến của nó...sẽ giúp chủ thể lựa chọn, đánh giá đúng các hiện tượ ng xã hội, đánh giá
đúng tư cách của người khác hay của cộng đồng cũng như tự đánh giá đúng thông qua mục đích, u
cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương thức, hình thức và các bước đi của quá trình giáo dục sẽ giúp mỗi
cá nhân và cả cộng đồng tạo ra các hành vi và thực tiễn đạo đức đúng đắn.
Như vậy, giáo dục của đạo đức cần được hiểu một mặt “giáo dục lẫn nhau trong cộng
đồng”, giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và cộng đồng; mặt khác, là sự “ tự giáo dục” ở các
cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cộng đồng.
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhận thức thông qua sự
phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh của đạo đức với hiện thực có đặc điểm riêng khác với các hình
thái ý thức khác. đạo đức là phương thức đặc biệt của sự chiếm lĩnh thế giới con người. Nếu xét dưới
góc độ bản thể luận, đạo đức là hệ thống tinh thần, được quy định bởi tồn tạ i xã hội. Nhưng xét dưới
góc độ xã hội học thì hệ thống tinh thần (nhận thức đạo đức) không tách rời thực tiễn, hành động của
con người. Do vậy, đạo đức là hiện tượng xã hội vừa mang tính tinh thần vừa mang tính hành động
hiện thực. Hành động đạo đức tiếp liền sau nhận thức giá trị đạo đức và đa số trường hợp có sự hịa
quyện ý thức đạo đức với hành động đạo đức (Khác những khoa học và ứng dụng nghiên cứu thành
tựu khoa học có khoảng cách về không gian và thời gian). Nhận thức của đạo đức là q trình vừa
hướng ngoại (hướng ra ngồi) và hướng nội (tự nhận thức có nghĩa là hướng vào chính mình, chính
chủ thể).
Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức của xã hội làm đối tượng.
Đó là hệ thống giá trị thiện và ác, trách nhiệm và nghĩa vụ, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống., những
“cách thức và phương tiện” tạo ra các giá trị đạo đức. Nhờ sự nhận thức này mà chủ thể nhận thức
đã chuyển hóa đạo đức của xã hội như là cái chung, thành ý thức đạo đức của cá nhân như là cái

riêng.
Nhận thức hướng nội (tự nhận thức), lấy bản thân mình (chủ thể đạo đức) làm đối tượng nhận
thức. Đây là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi, đạo đức của
mình với những chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng. Từ cách nhận thức này mà chủ thể hình
thành phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống: sáng tạo hay chủ động, hy sinh hay hưởng
thụ, vị tha hay vị kỷ, hướng thiện hay sa vào cái ác, v.v...
Trong tự nhận thức, vai trò của dư luận xã hội và lương tâm là to lớn. Dư luận xã hội là sự
bình phẩm, đánh giá từ phía xã hội đối với chủ thể, cịn lương tâm là sự phê bình. Cả hai đều giúp
chủ thể tái tạo lại giá trị đạo đức của mình đó là giá trị mà xã hội mong muốn.
Từ nhận thức giúp chủ thể ý thức được trách nhiệm của mình và sẵn sàng để hồn thành trách
nhiệm đó và trong cuộc sống có vơ số những trách nhiệm như vậy. Nó ln đặt ra trong quan hệ
phong phú giữa chủ thể đạo đức với xã hội, gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng đội, tập thể, dân tộc,
giai cấp và Tổ quốc.
Nhận thức đạo đức (đạo đức phản ánh hiện thực) ở hai trình độ: trình độ thơng thường và
trình độ lý luận:
Nhận thức đạo đức ở trình độ thơng thường là ý thức thông thường, những giá trị riêng lẻ. Nó
đáp ứng nhu cầu đạo đức thơng thường đủ để chủ thể xử lý kịp thời trong cuộc sống và sự phát triển
bình thường của xã hội. Mọi cá nhân đều có thể và cần
phải phản ánh đạo đức ở trình độ này.
Nhận thức đạo đức ở trình độ lý luận là những nhận thức có tính ngun tắc được chỉ đạo bởi
những giá trị đạo đức có tính tổng qt. Trình độ này đáp ứng những địi hỏi của sự phát triển đạo
đức và tiến bộ xã hội và đây là yếu tố không thể thiếu được trong hệ tư tưởng và hành vi của các giai
cấp cầm quyền.
Nhận thức đạo đức đưa lại tri thức đạo đức, ý thức đạo đức mà các cá nhân, nhờ tri thức đạo
đức, ý thức đạo đức xã hội đã nhận thức (trở thành đạo đức cá nhân). Cá nhân hiểu và tin ở các
chuẩn mực, lý tưởng giá trị đạo đức xã hội trở thành cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiện
đạo đức (hiện thực hóa đạo đức).
đạo đức có vai trị rất lớn trong đời sống xã hội, đời sống của con người nên đạo đức là vấn
đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát
triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những

con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó
bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng.


Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tố kinh tế là cái chủ
yếu quyết định. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ yếu” này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư
duy và hành động đến những lầm lạc đáng tiếc. Sự tiến bộ, phát triển củ a xã hội không thể thiếu vai
trò của đạo đức và một khi xã hội lồi người có giai cấp, có áp bức, có bất công, chiến đấu cho cái
thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chất men, thành động lực kích
thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, “xốc lên” thì đạo đức lại trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động
lực để phát triển xã hội.
Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thơng qua các chức năng cơ bản đó là: Chức năng
điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức như đã trình bày ở phần trên.
Tóm lại: quan điểm triết học Mác- Lênin về đạo đức, đó là một hệ thống quan điểm hoàn
chỉnh về đạo đức, nó được xây dựng trên cơ sở của phép biện chứng duy vật và là sự kế thừa vượt
qua di sản tư tưởng đạo đức của nhân loại, làm cho nhu cầu đạo đức của con người trở nên lành
mạnh, tình cảm đạo đức trở nên trong sáng, tri thức đạo đức phản ánh chân thực đời sống đạo đức, lí
tưởng đạo đức trở nên cao đẹp và hiện thực.
1.3. Giáo dục đạo đức và đạo đức nghề nghiệp

Từ lâu vấn đề đạo đức, giáo dục đạo đức là vấn đề khơng phải của riêng ai, và đó là vấn đề của
tất cả mọi người nói chung và của những người làm cơng tác giáo dục nói riêng. Song song với vấn
đề giáo dục đạo đức thì giáo dục đạo đức nghề nghiệp là vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn. Bởi vì con
người trong quá trình sinh tồn của mình khơng thể tách khỏi hoạt động nghề nghiệp để mưu sinh và
đóng góp vào sự phát triển xã hội.
1.3.1. Giáo dục đạo đức
Ngày nay, việc tiến vào nền văn minh tri thức sẽ đặt ra những thách thức mới, câu hỏi mới về
người đại diện của nền văn minh mới đó là ai, phải chăng là con người có giáo dục? Một thuật ngữ
của Peter F. Drucker, tác giả của những cơng trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới về kinh tế và xã hội
mà chúng ta có thể tham khảo. Theo P. Drucker: Sự thay đổi vĩ đại nhất sẽ là sự thay đổi về tri thức,

về hình thức và nội dung, về ý nghĩa của tri thức, về những trách nhiệm của tri thức và về những đặc
điểm của con người có giáo dục. Con người đó là một “nguyên mẫu xã hội ”, theo cách nói của các
nhà xã hội học, “Con người có giáo dục sẽ quyết định khả năng hoạt động của xã hội. Con người
này cũng là hiện thân của các giá trị, niềm tin và trách nhiệm của xã hội” [71, tr.240-250].
Dồn sức cho giáo dục - đào tạo, liệu có phải là quá sớm khi đặt vấn đề nói trên khi chúng ta
đang đối diện với tầng tầng lớp lớp những khó khăn về kinh tế và xã hội trước thách thức của tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế? Chẳng những khơng sớm mà cịn là q muộn khi chúng ta đang phải
bức xúc về chất lượng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta. Nếu không nhanh chóng bứt
lên khỏi thực trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống giáo dục và đào tạo hiện tồn thì khó mà nói đến
sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.
Chúng ta đang ngày ngày phải trả giá cho sự khơng tương thích giữa nguồn nhân lực chưa
được đào tạo có bài bản, có chất lượng với những địi hỏi ngày càng cao của cơng việc phải đảm
đương và sẽ đảm đương. Chúng ta đang thiếu và quá thiếu những con người thành thạo về chun
mơn và nghiệp vụ ở trình độ cao. Đây khơng là chuyện ngày một ngày hai, mà là hậu quả của cả một
thời đoạn của những sai lầm, hạn hẹp của cách phê phán một chiều cái gọi là “chuyên môn thuần túy
” và đề cao một cách cực đoan quan điểm “chính trị là thống sối”, mà qn rằng khi bàn về chính
sách kinh tế mới, Lênin đã từng địi đổi hàng tá những anh chính trị sng chỉ biết làm hỏng việc để
lấy những “chuyên gia tư sản” thành thạo nghiệp vụ. Khi đi vào thời đại của những bước tiến như vũ
bão của khoa học và công nghệ thì vấn đề giáo dục và đào tạo lại càng trở nên bức xúc, chỉ khi xã
hội cảm nhận được sâu sắc sự bức xúc ấy thì vấn đề “con người có giáo dục ” mà trước hết là giáo
dục đạo đức, hiện thân của giá trị, niềm tin và trách nhiệm của xã hội mới có thể hình thành và phát
triển. Có lẽ đó chính là vấn đề của mọi vấn đề cho giai đoạn lịch sử mới.
Ở thời đại nào, dưới chế độ nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn cũ ng là trung tâm
chú ý của mọi thành viên trong xã hội. Trước đây nhiều người vẫn cho rằng khi kinh tế phát triển,
con người giàu có thì đạo đức, quan hệ giữa người và người sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng có lẽ thật thiếu
sót khi cho rằng như vậy, bởi một khi con người chưa tự ý thức bản thân mình, chưa có trách nhiệm
với bản thân mình, gia đình, cộng đồng và xã hội thì vấn đề giáo dục đạo đức vẫn là quan trọng và
rất cần thiết ở bất kỳ thời đại nào.
Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong giáo dục nhân cách con người phát triển



tồn diện. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhắc nhở mọi người phải có đức, có tài mới đóng
góp được nhiều lợi ích cho xã hội. Mỗi giai đoạn lịch sử phát triển xã hội có mục tiêu, nội dung,
chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục cụ thể nhằm xây dựng nhân cách toàn diện cho thế
hệ trẻ, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi phát triển của xã hội.
Ngày nay, xã hội đã giàu lên rất nhiều, nhưng đâu đâu cũng báo hiệu về sự suy thối đạo đức
thể hiện dưới những hình thức khác nhau, đang làm vẩn đục cuộc sống yên lành của xã hội loài
người. Ở nước ta, từ ngày chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân tăng lên, nhiều
người đã trở thành giàu có, nhân cách con người đã có những biến đổi, nhưng bên cạnh mặt tích cực,
đã xuất hiện những biểu hiện tiêu cực. Vì vậy, nghiên cứu giáo dục đạo đức đang đựơc đặt ra trong
những điều kiện mới. Để có được những nghiên cứu cụ thể chúng ta phải nêu được thực trạng, đặc
điểm, yêu cầu và phương pháp giải quyết vấn đề giáo dục đạo đức nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quan trọng này.
1.3.2. Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp

Khi bàn về đạo đức nghề nghiệp có nhiều quan niệm khác nhau, theo quan niệm của quốc tế về
đạo đức nghề nghiệp không giống với quan niệm của Việt Nam. Từ trước tới nay ở Việt Nam, nói
đến đạo đức nghề nghiệp, chúng ta thường liên tưởng tới việc một người có dối trá, lừa gạt, vi phạm
pháp luật, v.v... hay khơng? Trong khi đó theo quan niệm của quốc tế, nói đến đạo đức nghề nghiệp
là nói đến các tiêu chuẩn nghề nghiệp như trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, v.v...
hoặc các quan hệ về kinh tế tài chính như góp vốn, đầu tư, vay nợ, v.v... Tuân thủ nguyên tắc đạo
đức nghề nghiệp là đảm bảo được sự độc lập, khách quan và không lệ thuộc vào các quan hệ kinh tế
tài chính trong q trình hành nghề. Nhưng tổng hợp những quan niệm đạo đức nghề nghiệp lại có
hai khuynh hướng sau:
Với tư cách là phương thức kiếm sống, hoạt động nghề nghiệp là hoạt động cơ bản của con
người. Trong hoạt động nghề nghiệp, những lợi ích trực tiếp và thiết yếu nhất của con người được
thực hiện. Nhưng khi thực hiện lợi ích của mình, con người khơng thể khơng có quan hệ về mặt lợi
ích đối với người khác, với xã hội. Vì thế, hoạt động nghề nghiệp cũng là hoạt động mà ở đó, những
quan hệ đạo đức cơ bản giữa con người và con người, giữa con người và xã hội được thể hiện. Do
tính đặc thù của hoạt động nghề nghiệp mà xã hội có những yêu cầu, những đòi hỏi cụ thể về nghề

nghiệp cũng như về đạo đức đối với từng dạng hoạt động nghề nghiệp nhất định. Vì thế, từ lâu đạo
đức nghề nghiệp, dưới những hình thức và mức độ nhất định, đã hình thành như một lĩnh vực đặc
thù của đạo đức xã hội.
Có thể nhận thấy những biểu hiện đầu tiên của đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của các
phường hội thủ công hay trong việc hành nghề của các thầy thuốc. Trong các phường hội thủ công
(ở Phương Tây cũng như Phương Đông), những yêu cầu về chữ tín, về chất lượng sản phẩm ln
được đề cao. Ban đầu, những yêu cầu đó bị quy định bởi chính u cầu và q trình của sản xuất và
trao đổi hàng hoá, nhưng cùng với thời gian, việc tuân thủ chúng đ ã trở thành danh dự và nghĩa vụ
đạo đức của các thành viên trong phường hội nghề nghiệp. Tương tự như vậy, y tế cũng là một trong
những lĩnh vực mà từ lâu đã xuất phát những yêu cầu của đạo đức nghề nghiệp. Do có liên quan trực
tiếp đến sinh mệnh của bệnh nhân, lĩnh vực này đòi hỏi một trách nhiệm cao, một sự tận tâm, một
tình thương “lương y như từ mẫu”. Chính vì thế, ngay từ thời cổ đại Hipôrát, người được coi là ông
tổ của ngành y, đã đề xuất những yêu cầu y đức mà về sau, những yêu cầu đó đã trở thành nội dung
lời tuyên thề nghề nghiệp mang tên ơng đó là lời thề Hipơcrát: Tơi sẽ chỉ dẫn mọi chi tiết có lợi cho
người bệnh tu ỳ theo khả năng và sự phán đốn của tơi, tơi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công. Tôi sẽ
không trao chất độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ u cầu và khơng tự mình gợi ý cho họ. Tôi suốt đời
hành nghề cho sự vô tư và thân thiết. Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh,
tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý, nhất là tránh cám dỗ phụ nữ thiếu niên, tự do hay nô lệ. Dù tôi có
nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội trong và cả ngồi lúc hành nghề của tơi, tơi sẽ xin im lặng trước
những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ [84,
tr.121].
Ở nước ta danh y Lê Hữu Trác cũng địi hỏi người thầy thuốc chân chính phải là người nêu
cao tám đức tính: Nhân, Minh, Trí, Đức, Thành, Lượng, Khiêm, Cần; và tránh xa tám điều tội lỗi:
Lười, Tham, Keo, Lừa dối, Bất nhân, Hẹp hòi, Thất đức, Dốt. Với một ý nghĩa nhất định, có thể coi:
Tu, Tề, Trị, Bình, nêu gương như là một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà Nho giáo đòi hỏi ở
những nhà quản lý xã hội.


Như vậy, có thể thấy, những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là sự thể hiện
đặc thù những yêu cầu đạo đức chung của xã hội trong những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụ

thể. Chúng bị quy định bởi chính đặc thù của từng hoạt động nghề nghiệp nhất định. Tuy nhiên, tính
đặc thù này khơng có nghĩa là mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người có những chuẩn mực
hồn tồn riêng biệt. Thực ra, tính đặc thù của đạo đức nghề nghiệp là ở chỗ, mức độ và quy mô
những yêu cầu, những đòi hỏi
của xã hội đối với con người trong những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau là khác nhau.
Do đó, với mỗi loại hình hoạt động nghề nghiệp có một số chuẩn mực đạo đức thể hiện một cách nỗi
bật, làm thành tính đặc thù đạo đức của nghề nghiệp đó. Như đã nêu trên, tình thương, lương tâm,
trách nhiệm...là yêu cầu đồng thời là chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc ; giữ chữ tín, trung
thực là yêu cầu đạo đức của người kinh doanh chân chính; tận tụy với cơng vụ, thanh liêm gương
mẫu là yêu cầu đạo đức của người quản lý xã hội, độc lập; khách quan và chính trực; bảo mật; năng
lực chun mơn và tính thận trọng; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn là yêu cầu
của người làm kế toán và kiểm toán viên.Những yêu cầu, chuẩn mực đó một mặt, là sự phản ánh cụ
thể những đòi hỏi của xã hội; mặt khác, lại là động lực tinh thần để con người có được hiệu quả tích
cực trong hoạt động nghề nghiệp.
Trong xã hội truyền thống, do kém phát triển về kinh tế, sự phân cơng lao động chưa sâu, nên
chỉ có một số ít hoạt động tách ra khỏi nông nghiệp để trở thành hoạt động nghề nghiệp đặc thù với
số lượng người không nhiều. Đồng thời, định hướng đạo đức truyền thống “trọng nghĩa khinh lợi ”,
như một điều chỉnh, góp phần làm giảm thiểu những mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã
hội. Vì thế, đạo đức nghề nghiệp tuy hình thành từ lâu đời, nhưng trên bình diện quản lý xã hội, nó
khơng trở thành vấn đề mang tính phổ biến và cấp bách như trong điều kiện xã hội hiện đại.
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phân công lao động trở nên cực kỳ sâu sắc,
nhiều hoạt động trước đây không mang tính nghề nghiệp nay trở thành phương thức kiếm sống của
con người, nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Những đặc thù của hoạt động nghề nghiệp gây ra những
khó khăn cho con người khi phải ứng xử trước những tình huống đạo đức. Các chuẩn mực chung của
đạo đức xã hội khơng cịn đủ để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp. Đặc
biệt, tác động của kinh tế thị trường đang làm cho những đặc trưng và yêu cầu đạo đức nghề nghiệp
thể hiện rõ hơn. Do đó, việc xây dựng và giáo dục đạo đức nghề nghiệp trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết.
Khác với mọi loại hình kinh tế trước thị trường, kinh tế thị trường hoạt động dưới sự tác động
cuả các quy luật: giá trị, cung cầu, cạnh tranh. Những quy luật này đảm bảo cho nguyên tắc tối đa

hoá lợi ích cá nhân được thực hiện. Khi thực hiện nguyên tắc tối đa hố lợi ích cá nhân, các chủ thể
tham gia vào quan hệ thị trường có thể làm tổn hại đến lợi ích của người khác, củ a xã hội. Chính vì
thế mà đạo đức kinh doanh đang trở thành điểm nóng của việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp hiện
nay.
Xây dựng đạo đức kinh doanh chính là chế định và giáo dục những nguyên tắc, những chuẩn
mực đạo đức điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhằm giải quyết một cách hợp lý nhất quan hệ giữa
lợi ích cá nhân (chủ thể kinh doanh) và lợi ích xã hội (lợi ích của các chủ thể khác, lợi ích xã hội nói
chung). Tuy nhiên, hiện vẫn cịn những cách nhìn nhận khác biệt nhau xung quanh việc giải quyết
một cách hợp lý quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong hoạt động kinh doanh.
Khơng ít người vẫn cho rằng, hành vi kinh tế (mà trong điều kiện kinh tế thị trường là hành
vi kinh doanh) và hành vi đạo đức là hai loại hành vi hồn tồn khác biệt nhau, thậm chí đối lập
nhau. Sự khác biệt hay sự đối lập chủ yếu giữa hai loại hành vi này là ở chỗ, hành vi kinh tế giả định
lợi ích cá nhân, cịn hành vi đạo đức lại hướng vào lợi ích của người khác. Vì thế, khơng thể địi hỏi
sự điều chỉnh đạo đức trong kinh doanh. Do tính đặc thù của mình, kinh doanh chỉ có thể thực hiện
và phát triển được thơng qua cạnh tranh kinh tế. Việc giải quyết một cách hợp lý, quan hệ lợi ích
giữa cá nhân và xã hội chỉ có nghĩa là chủ thể kinh doanh, trong khi thực hiện lợi ích củ a mình,
khơng làm tổn hại đến lợi ích được đảm bảo bằng pháp luật của người khác. Như vậy theo cách nhìn
này, vấn đề đặt ra không phải là xây dựng đạo đức kinh doanh với tư cách một loại hình đạo đức
nghề nghiệp, mà là xây dựng, hoàn thiện và phát huy hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đặc biệt là
luật kinh tế, luật kinh doanh.
Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ
đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và những nguyên tắc
chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm
đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh.
Nghề dạy học, các thầy giáo, cô giáo không chỉ dạy cái chữ để chống lại sự dốt


nát, mà mục tiêu cao cả của nghề dạy học là dạy cách làm người. Làm người phải đạo, làm người có
đủ phẩm chất, Chân, Thiện, Mỹ. Do mục tiêu cao cả ấy "nhất tự vi sư, bán tự vi sư”,''Tôn sư trọng
đạo” đã trở thành truyền thống của mọi dân tộc.

Nghề chữa bệnh, các thầy thuốc cầu cho con người thoát khỏi cảnh ốm đau, bệnh tật, chống
lại thần chết, kéo dài tuổi thọ, góp phần cho mọi người, mọi nhà được khoẻ mạnh, hạnh phúc. Với
mục tiêu cao cả ấy, người làm nghề chữa bệnh không bao giờ coi trọng đồng tiền hơn việc cứu
người. Chính vì thế, cả xã hội tôn vinh “Thầy thuốc như mẹ hiền1”.
Nghề sản xuất, kinh doanh, người làm nghề đương nhiên phải tính tốn sao cho có lợi nhuận.
Những khoản lợi nhuận ấy phải do bàn tay khéo léo và khối óc thơng minh tạo ra, nó khơng thể có
sự gian dối. Đó là đạo đức của người làm nghề chân chính.
Người làm nghề luật sư cũng giống như mọi người làm nghề khác ở chỗ: có học, được đào tạo
thành người có đủ phẩm chất. Chân, Thiện, Mỹ, cũng địi hỏi có khối óc thơng minh và tấm lịng
ngay thẳng, nhân hậu. Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lĩnh vực
pháp luật của Nhà nước. Các ngành nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực pháp luật có liên
quan mà thôi.v.v...
đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là một bộ phận hữu cơ trong đạo đức của người làm báo đó
là phải trung thực khơng ba hoa, khơng nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu... Khi cầm bút viết phải
đề ra mục tiêu: viết cho ai? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thơng dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc.
Ai cũng biết rằng, người ta bất cứ làm nghề gì cũng đều phải có lương tâm, trách nhiệm đối
với việc làm của mình. Nhưng, do quy luật sinh tồn và phát triển không đồng đều nên mỗi ngành
nghề khác nhau đều có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm
nghề có sự khác nhau, khơng ai có thể đánh đồng được mà đạo đức nghề nghiệp được tuân theo
trong hoạt động nghề nghiệp, có chuẩn mực và quy phạm đạo đức đặc trưng của bản thân nghề
nghiệp. đạo đức nghề nghiệp xuất hiện theo sự phân công mà từng bước hình thành, theo sự phát
triển của phân cơng mà khơng ngừng phát triển. Trong xã hội có bao nhiêu nghề nghiệp, thì có bấy
nhiêu đạo đức nghề nghiệp.
Trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào, đạo đức nghề nghiệp đều là đạo đức xã hội hoặc giai cấp đương
thời, biểu hiện đặc thù và quán triệt cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp. Do đạo đức nghề nghiệp
có liên hệ với hoạt động nghề nghiệp của người ta, so với đạo đức chung của xã hội hoặc đạo đức
giai cấp, nó có cách thức và có tác dụng đặc thù.
Trong xã hội hiện đại, đạo đức nghề nghiệp là một loại đạo đức có vai trị xã hội hóa cao độ.
Nó khơng chỉ là một chi nhánh đặc sắc trong hệ thống đạo đức xã hội, mà còn là một cấp độ đạo đức
tương đối có tính đại biểu. Nó có đặc trưng thời đại của đạo đức, làm đạo đức chủ thể củ a xã hội

hiện đại, nó lại có tính chung và tính thị phạm của xã hội, là một loại đạo đức thực tiễn hóa mà bất
cứ làm nghề nào cũng phải có.
1.3.3. Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Trên con đường Cách Mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh yếu tố
tinh thần của nhân dân trong việc khắc phục mn vàn khó khăn thử thách để đánh thắng những kẻ
thù lớn nhất và xây dựng một đất nước thật sự độc lập, tự do, hạnh phúc. Chính vì vậy mà trong q
trình phát huy và vận dụng sức mạnh tinh thần to lớn của nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh rất quan tâm tới các vấn đề về đạo đức, đặc biệt là những ý thức tư tưởng và quan điểm triết lý
đã tồn tại lâu ngày và sâu sắc trong nhân dân về đạo đức. Khi bàn về đạo đức, Hồ Chí Minh đã đề
cập ở rất nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau của đạo đức. Trong đó vấn đề đạo đức cách mạng
được Người đặc biệt quan tâm và làm rõ. Nhưng, vì phạm vi của đề tài nên tác giả luận văn chỉ đề
cập đến một số khía cạnh có liên quan đến quan niệm đạo đức nghề nghiệp của Hồ Chí Minh mà
thơi.
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong nhiều tác phẩm của
Người. Trước năm 1930, tác phẩm “Đường kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc là một trong những
văn kiện lý luận quan trọng đầu tiên dùng để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào cách
mạng Việt Nam. “Đường kách mệnh ” giữ vai trò quyết định trong việc chuẩn bị về tư tưởng chính
trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp cơng nhân Việt Nam và làm cơ sở hoạch
định đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 80 năm qua.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 và tiến hành cuộc “kháng chiến, kiến quốc” thì giáo dục cán bộ, đảng


viên, xây dựng và củng cố Đảng ta thành một Đảng Mác - Lênin chân chính, điều này đ ã trở thành
vấn đề cốt tử. Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào tháng 10/1947
với bút danh XYZ thực sự đã trở thành văn kiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đáp ứng yêu
cầu cốt tử nêu trên. Người cho rằng người đảng viên, người cán bộ muốn trở nên người cách mạ ng
chân chính, khơng có gì là khó cả. Điều đó hồn tồn do lịng mình mà ra. Lịng mình chỉ biết vì
Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì sẽ tiến đến chỗ chí cơng vơ tư. Mình đã chí cơng vơ tư thì khuyết

điểm ngày càng ít mà những tính tốt ngày càng thêm.
Hồ Chí Minh là người tiếp thu khá nhiều những giá trị và sử dụng khá nhuần nhuyễn những
quan niệm về đạo đức Nho giáo. Điều đó khơng đồng nghĩa với việc dùng ngun mẫu của người
xưa mà khơng có phần sáng tạo. Nếu như Nho giáo xác định tiêu chuẩn đạo đức của người qn tử
là nhân, nghĩa, trí, tín thì Hồ Chí Minh đã khái quát đạo đức của người cán bộ là "những tính tốt"
gồm: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Nội hàm của 5 tính tốt ấy được người giải thích với một tinh
thần mới, rất khoa học, hiện đại, nhưng cũng rất dân tộc:
Nhân là thật thà thương u, hết lịng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết
chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ
trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ, vì thế mà khơng ham giàu sang, không e cực khổ,
không sợ uy quyền. Những người đã khơng ham, khơng sợ thì việc gì là phải, họ đều làm được.
Nghĩa là ngay thẳng, khơng có tư tâm, khơng làm việc bậy, khơng có gì phải dấu Đảng.
Ngồi lợi ích của Đảng, khơng có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao việ c, thì bất kỳ to nhỏ
đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói, khơng sợ người ta phê bình
mình, mà phê bình người khác cũng ln ln đúng đắn.
Trí nghĩa là, vì khơng có việc tư túi nó làm mù quáng cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt.
Dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xem việc. Vì vậy mà biết làm việc có
lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cân nhắc người tốt, đề phịng người gian.
Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải làm có gan làm, thấy khuyết điểm có gan sửa
chữa, có gan chống lại và những sự vinh hoa phú quý khơng chính đáng. Nếu cần có gan hi sinh cả
tính mạng cho Đảng cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người
tâng bốc mình. Vì vậy, mà quang minh chính đại khơng bao giờ hủ hố, chỉ có một thứ ham là ham
học, ham làm, ham tiến bộ.
Kết hợp nhuần nhuyễn và tài tình những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với quan
niệm đạo đức tiến bộ nhất của thời đại - quan niệm về đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Người
đã xây dựng lên khái niệm đạo đức cách mạng. Đó là “đạo đức mới, đạo đức vĩ đại ”, nó khơng
phải là danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của lồi người. Người nhấn
mạnh vai trị căn bản của đạo đức:
Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn, cây phải gốc, khơng

có gốc cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng
lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to
tát mà tự mình khơng có đạo đức, khơng căn bản, tự mình đã hủ hố, xấu xa thì cịn nói việc gì? [44,
tr. 252-253 ].
Vấn đề đạo đức trong "Sửa đổi lối làm việc" được đề cập với dung lượng khơng lớn nhưng nó
là sự tiếp thu có chọn lọc những giá trị đạo đức tinh hoa của nhân loại trên cơ sở đạo đức truyền
thống của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là "cuộc hành trình đạo đức
từ Đơng sang Tây, từ nhân loại trở về dân tộc” [30, tr. 154 ] . Tìm hiểu khái niệm đạo đức cách
mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng sáng tạo của Người vào hoạt động nghề nghiệp,
chúng ta thấy những chuẩn mực cơ bản về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên nói chung, của
những nhà hành nghề nói riêng là một sự hồ quyện trong một chỉnh thể thống nhất. Cụ thể hoá các
chuẩn mực “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư" trong tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí
Minh trong hoạt động nghề nghiệp chúng ta thấy:
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, nghĩa là cần thì việc gì, dù khó khăn mấy cũng làm được.
Như Hồ Chí minh lấy một ví dụ về kết quả của “Cần” đó là: Trong 20 triệu đồng bào ta, cho 10 triệu
là thanh niên và thành nhân có sức làm việc. Nếu mỗi người, mỗi ngày chỉ làm thêm một tiếng đồng
hồ, thì mỗi tháng sẽ thêm lên 300 triệu giờ, mỗi năm lên 3.600 triệu giờ. Chỉ những giờ ấy đã bằng
động viên 400 triệu người làm trong một ngày 9 giờ. Cứ tính một giờ làm là đáng giá một đồng bạc,
thì mỗi năm nước ta thêm được 3.600 triệu đồng. Đưa số tiền đó vào kháng chiến, thì kháng chiến ắt
mau thắng lợi, thêm vào kiến quốc, thì kiến quốc ắt mau thành cơng. Đó là kết quả của chữ “Cần”
[44, tr. 364-365].


Theo Người hoạt động nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, đa dạng và phong phú,
phức tạp địi hỏi tầm trí tuệ cao, hiểu biết rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú và nhiều năng lực
nghề nghiệp. Người hành nghề phải biết phát hiện, tập hợp mọi tiềm năng, mọi nguồn lực trí tuệ,
phải có tầm hiểu biết rộng lớn, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, phải có ý chí tự
cường, tự lực, kém thì phải cố mà học. Chúng ta phải làm thế nào đế vượt khó khăn, làm trịn nhiệm
vụ. Người cách mạng gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn, chứ khơng chịu thua khó khăn,
phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vơ sản; phả i

nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình. Cần phải ln ln cố gắng, mà cố
gắng thì nhất định thành cơng. Như vây, làm nghề gì thì cũng phải siêng năng, chăm chỉ, cùng với trí
tuệ vững chắc thì sẽ nhanh tới mục đích mà mình mong muốn.
Kiệm đó là tiết kiệm, khơng xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa bãi... Nhưng Hồ Chí Minh
lại đề cập, “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng khơng nên
tiêu. Khi có việc đáng làm, vì lợi ích của đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu cơng, tốn bao
nhiêu của cũng vui lòng. Như thế mới là tiết kiệm” [44, tr. 636-637].
Liêm là trong sạch khơng tham lam, có “Kiệm ” thì mới “Liêm " được, vì xa xỉ mà sinh tham
lam, tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng....Đối với người làm nghề (bất cứ nghề gì) nhân lúc
khó khăn mà bắt chẹt nhân dân thì đều làm trái với chữ “Liêm". Dân chủ trong xã hội ta ngày càng
đựơc mở rộng. Trong quá trình làm việc phải giữ được lập trường chính trị và tính khách quan trong
công việc, nếu không giữ được “liêm ”, mất đi sự trong sạch, trở nên tham lam, ích kỷ, vun vén lợi
ích cá nhân, lợi dụng nghề nghiệp của mình để trục lợi, kiếm tiền bất chính, vi phạm pháp luật, bất
chấp đạo đức nghề nghiệp.
Chính là khơng tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn. Đối với người, bất kỳ làm nghề gì điều
quan trọng là phải có cái tâm trong sáng. Như Bác khuyên các nhà báo , trong đấu tranh cách mạng,
trong công cuộc “sáng tạo và cải tạo thế giới”, nhà báo phải có “cái đầu lạnh”, “trái tim nóng” và
“ngịi bút sạch". Tìm trong di sản báo chí Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rất rõ điều này. Trong một lần
nói chuyện về cơng tác báo chí cách mạng, Người nói: Báo chí muốn có sức thuyết phục người xem,
thì nó phải mang tính chân thực cao. Theo Người, cán bộ làm báo “Viết phải thiết thực, nói có sách
mách có chứng, tức là nói việc ấy ở đâu, thế nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả ra
sao ”. "Chống tham ơ thì phải nói rõ ai tham ơ, ai lãng phí, cơ quan nào tham ơ, lãng phí cách nào?
ngày tháng nào ”.
Chí cơng vơ tư theo Người đó là khơng nghĩ đến mình trước, hưởng thụ đi sau; là lo trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, mình vì mọi người, phải đặt lợi ích của
cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trước hết.
Muốn thực hành “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa
cá nhân. Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là một trong ba kẻ địch cần phải chống, mà kẻ địch này
nó lại ẩn lấp trong mỗi mình chúng ta. Nó là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành
người ta đi xuống dốc. Nó là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: tham ơ, hủ hóa, lãng

phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh
quần chúng, độc đoán, độc quyền, quan liêu mệnh lệnh...; chủ nghĩa cá nhân trái với đạo đức cách
mạng; nếu nó cịn lại trong mình, dù là ít thơi, thì nó sẽ chờ dịp, hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi
để phát triển để che lấp đạo đức cách mạng
Tóm lại, Điểm nổi bật trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh khơng phải là hệ thống lý thuyết,
các khái niệm về đạo đức như là một hình thái ý thức xã hội mà ở chỗ các quy tắc đạo đức được diễn
giải một cách dễ hiểu. Hơn thế nữa, bản thân Người là một tấm gương đạo đức sáng ngời được mọi
người noi theo. Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp của Hồ Chí Minh đó là đạo đức cách mạng, đạo
đức mới. Làm nghề gì và trong thời đại nào thì con người cũng cần phải nêu cao đạo đức cách mạng
đó là trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, có
tinh thần quốc tế trong sáng, v.v...
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Vấn đề đạo đức xưa nay vẫn được xem là một mục tiêu có vị trí quan trọng của cả lồi người,
của mọi xã hội, mọi thời kỳ phát triển. Trong lịch sử triết học, dù triết học Phương Đông hay triết
học Phương tây, thì vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức vẫn là vấn đề được các nhà triết học quan
tâm và xem đó là điều kiện chủ yếu cho sự phát triển của con người.
Bản thân vấn đề đạo đức vốn là một phạm trù có tính lịch sử, gắn với mỗi thời đại, mỗi giai
cấp, mỗi quan niệm về học thuyết, về khuynh hướng tư tưởng, về tơn giáo, thậm chí mỗi nghề
nghiệp. Điều này được Ph.Ăngghen cho rằng: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có
từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” và “trong thực tế,


mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình, và đều vi phạm đạo đức
ấy, mỗi khi thấy có thể vi phạm mà không bị trừng phạt” [29, tr. 425].
Từ vấn đề đạo đức nói chung, khi đề cập đến giáo dục đạo đức và đạo đức nghề nghiệp trong
thời đại ngày nay. Với sự tác động của kinh tế thị trường và do đặc trưng nghề nghiệp quy định nên
trong hoạt động nghề nghiệp, con người luôn gặp những vấn đề mà việc giải quyết chúng sẽ khơng
có hiệu quả nếu chỉ áp dụng máy móc những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung củ a xã hội.
Chẳng hạn người làm báo khơng thể vì u cầu trung thực trong đưa tin mà để lộ bí mật làm phương
hại đến lợi ích quốc gia. Trong những tình huống nhất định, người làm kinh tế, vì lợi ích kinh tế, có

thể và cần thiết phải giữ kín những bí quyết cơng nghệ, những thơng tin kinh tế, mặc dù điều đó có
vẻ như là ích kỷ nếu xem xét từ những nguyên tắc đạo đức thông thường. Bởi vậy, những chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp với tư cách là sự cụ thể hóa các yêu cầu đạo đức xã hội sẽ tạo ra một hành lang
an toàn giúp con người ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động vừa
hợp đạo lí, vừa thực hiện được lợi ích cá nhân, vừa tăng cường được lợi ích của xã hội.
Để làm được việc đó, con người phải có đạo đức, có trách nhiệm, tâm huyết với cơng việc
mình đảm nhiệm. Cần phải rèn luyện và xây dựng đạo đức cho bản thân một cách nghiêm túc. Có
như vậy, thì vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường nói riêng và giáo dục đạo đức
nghề nghiệp trong xã hội nói chung mới đạt được hiệu quả thiết thực nhất.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỤ THỂ
TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH,
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM ĐÀ
NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Vấn đề giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện: Đức - Trí - thể - Mĩ đã được đặt ra từ
lâu, song hiện tại lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X đ ã
nêu rõ: Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương
pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lí để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của
nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới... ưu tiên hàng đầu cho
việc nâng cao chất lượng dạy và học. Coi trọng bồi dưỡng cho Học sinh, sinh viên khát vọ ng mãnh
liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân
tộc, trau dồi cho Học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt nam hiện đại
[34, tr. 206-207 ].
Định hướng của Đảng về giáo dục, đào tạo trong tình hình mới đã cho thấy việc giáo dục lẽ
sống, lí tưởng sống cho HS,SV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược giáo dục. Mỗi môn học,
mỗi khoa học đóng góp một phần quan trọng nhất định vào việc đào tạo con người, những chủ nhân
tương lai của đất nước. Đối với HS,SV ở các trường Đại học, cao đẳng và THCN & dạy nghề giáo
dục đạo đức nghề nghiệp lại càng cần được quan tâm hơn nữa và đó là việc làm cần thiết để nâng

cao chất lượng cuộc sống của con người.
2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với HS,SV Trường Cao đẳng LT – TP
Trong tình hình hiện nay, cơng tác giáo dục, đào tạo, cùng với việc dạy chữ thì việc dạy
người, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống cho HS,SV trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng.
Bởi lẽ HS,SV là những chủ nhân của đất nước trong tương lai, là những người đại diện cho nền giáo
dục của xã hội, bộ mặt văn hóa của xã hội.
Trong tương lai, đất nước Việt Nam phát triển ra sao, có vị thế như thế nào trên trường quốc
tế, nền văn hóa truyền thống của chúng ta sẽ được kế thừa, phát huy, nâng lên tầm cao mới cho phù
hợp với xã hội hiện đại như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ HS,SV ngày hôm nay. Đó là vinh
dự và trách nhiệm nặng nề của các trường đại học và cao đẳng, các tổ chức đảng, nhà nước, đồn thể
chính trị, xã hội và của chính bản thân HS,SV. Khơng nằm ngồi ý nghĩa trên thì đây cũng chính là
một trong những nhiệm vụ đào tạo của trường cao Đẳng LT - TP Đà Nằng .
Đạo đức là phẩm chất quan trọng của nhân cách con người, là nền tảng để xây dựng thế giới
tâm hồn của mỗi con người. Vì thế, ở mỗi thời đại và ở mỗi quốc gia nào cũng vậy, việc giáo dục
đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng cho thế hệ trẻ là trung tâm chú ý của
các nhà lãnh đạo, các cơ sở giáo dục và của toàn xã hội. HS,SV là người học ở bậc THCN và cao
đẳng, đại học về một chuyên ngành có tính chất định hướng nghề nghiệp. Bên cạnh việc xứng vớ i
trình độ nghề nghiệp được đào tạo, HS,SV phải nắm được yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp mà họ
theo học để tăng cường tu dưỡng, rèn luyện.
Sự xuống cấp của một số hành vi đạo đức về sinh hoạt của HS,SV hiện nay dễ bộc lộ ra
ngồi, nhưng về đạo đức nghề nghiệp địi hỏi phải tìm hiểu một cách sâu sắc mới nắm bắt được. Vấn
đề này, NQTW2 khóa VIII có đoạn viết: Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận HS,SV mờ nhạt
về lí tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hồi bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và
đất nước.
Lí tưởng, lối sống, hồi bão, lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước là
nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của HS,SV hiện nay.
2.1.1. Vài nét tổng quan về Trường Cao đẳng LT-TP Đà Nẵng
Trường Cao Đẳng LT - TP là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, có
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực ở bậc Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật
thuộc các ngành: Công nghệ thực phẩm; Công nghệ sinh học; Tin học ứng dụng; Hạch toán kế toán;

Tin học kế toán và Quản trị kinh doanh.
Cùng với sự đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng, các chủ trương chính sách đổi


mới giáo dục đã được ban hành; nhà trường đã từng bước thích nghi bằng việc cải thiện mục tiêu, nội
dung đào tạo, đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở rộng đối tượng phục vụ. Như vậy đào tạo cho ngành
khơng cịn là nhiệm vụ duy nhất mà thêm vào đó là đào tạo cho nhu cầu xã hội. Song việc định
hướng đào tạo nhân viên kỹ thuật cho ngành vẫn được xác định là trọng tâm và lâu dài của trường.
Từ năm 1989 trường đã tổ chức đào tạo ngành chế biến bảo quản thực phẩm, từ đó đào tạo cho lĩnh
vực chế biến được mở rộng, vừa đào tạo kỹ thuật viên trung cấp, vừa đào tạo công nhân kỹ thuật. Số
lượng tuyển sinh của thời kỳ này đã tăng liên tục cụ thể từ năm 1987-2000 đã đào tạo hơn 11.500
học sinh cho các hệ.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo Trường đã áp dụng đồng thời nhiều hình thức biện pháp khác
nhau như:
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ cho các cán bộ theo các
chuyên đề. Trên thực tế xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đã phát huy tác dụng mạnh mẽ
trong quá trình đổi mới mục tiêu nội dung, phương pháp và đa dạng hóa loại hình đào tạo.
Trang bị nhiều máy móc hiện đại để phục vụ cho quản lý, giảng dạy và học tập. Xây dựng
các chế độ nội bộ khuyến khích động viên thầy giáo và học sinh thi đua dạy tốt, học tốt. Với những
kết quả đạt được trong hoạt động đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, củng cố đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhà trường đã được Nhà nước tặng thưởng Bằng khen, Huân chương lao động hạng ba (năm
1996), hạng Nhì (năm 2001).
Phát huy những thành tích và truyền thống quyết tâm vượt khó, năng động sáng tạo, đi đầu
của 25 năm xây dựng và phát triển, trong 5 năm gần đây, trường Cao đẳng LT - TP đã có những
chuyển biến đáng khích lệ:
Qui mô phát triển đào tạo được thể hiện trước tiên ở việc nâng cao số lượng và chất lượng
cán bộ. Hiện nay tồn trường có gần 200 cơng chức, viên chức, trong đó có 120 cán bộ giảng dạy
đảm nhận việc dạy chuyên môn ở 4 khoa với 7 chuyên ngành đào tạo khác nhau. Số lượng HS,SV
tuyển vào trường tăng đều qua các năm. Khóa đầu tiên vào trường năm 1976 chỉ có 125 học sinh,
nay con số tuyển sinh chính quy hằng năm của trường lên đến 1300 HS,SV. Trong đó cao đẳng lên

700 học sinh, trung cấp chuyên nghiệp 400, công nhân kỹ thuật 200. Chất lượng sinh viên đầu vào
không ngừng gia tăng thể hiện uy tín đào tạo của trường trong xã hội. Song song với việc phát triển
quy mô tuyển sinh, ngành nghề đào tạo của trường cũng ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội đặc thù ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên. Trong những năm gần đây, cử
nhân trường Cao đẳng LT - TP đã được tiếp nhận làm việc nhanh chóng đúng và gần đúng ngành
đào tạo.
Được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp & PTNT trong những năm qua trường từng bước
được đầu tư mở rộng; cải tạo nâng cấp. Cơ sở vật chất của trường đã được xây dựng khang trang đáp
ứng tốt cho nhu cầu giảng dạy, học tập, thí nghiệm. Ký túc xá có chỗ ở cho trên 1000 HS,SV. Trên
2500m2 phịng học, phịng thí nghiệm, xưởng thực hành đã được cải tạo, trang bị nhiều máy móc
mới, hiện đại. Thư viện với diện tích 150m 2 được trang bị trên 11.000 bản sách. Hiện mới xây dựng
thêm nhiều phòng học và ký túc xá mới để tạo điều kiện thuận lợi học tập, nghiên cứu cho HS,SV
của nhà trường.
Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển hợp tác quốc tế. Cán bộ giảng dạy, HS,SV của
Trường đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực sản xuất của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên ngay từ
những ngày nhà trường đi vào hoạt động. Ngày nay, cán bộ của trường đã nhanh chóng hịa nhập
vào các trào lưu nghiên cứu của thế giới trong các lĩnh vực khoa học công nghệ khác nhau. Trong 7
năm gần đây cán bộ của trường đã thực hiện đề tài cấp Bộ, cấp Thành phố, đề tài cấp cơ sở thuộc
hầu hết các lĩnh vực khoa học - công nghệ và trong số đó có những đề tài đã đưa vào ứng dụng trong
sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, với số lượng gần 3000 HS,SV chính quy ở các bậc cao đẳng, TCCN và công nhân
kĩ thuật. Phần lớn HS,SV của Trường là con em nông thôn ở khu vực Miền trung và Tây ngun, chỉ
có số ít HS,SV có hộ khẩu Đà Nẵng. Chính vì thế mà cơng tác quản lý các hoạt động học tập cũng
như các hoạt động khác của HS,SV là một việc làm hết sức khó khăn, phức tạp. Địi hỏi phải có sự
nổ lực, hợp tác giữa các cơ quan, đoàn thể của Trường và chính quyền địa phương thì mới có thể đạt
được kết quả tốt. Trong đó phải kể đến vai trị của Đồn thanh niên, Hội sinh viên và phịng Quản lí
HS,SV. Bên cạnh đó là Ban giám hiệu, các phòng, khoa và sự nổ lực của các giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn là sự cần thiết dẫn đến sự thành công trong công tác đào tạo của Trường và rèn
luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức của HS,SV hiện nay.



2.1.2. Thực trạng giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho HS,SV
Trường Cao đẳng LT - TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho HS,SV là một trong những
vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với cơng tác giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Bởi vì, sự phát triển của
giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết bởi nó trực tiếp đào tạo nên đội ngũ những người lao động có
tay nghề, có trình độ chun mơn kỹ thuật và các phẩm chất khác... đủ sức làm chủ phương tiện kĩ
thuật và cơng nghệ hiện đại, có thể bắt nhịp được với những thay đổi nhanh chóng, những đ ịi hỏi
ngày càng cao của cơ chế thị trường và của chính quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tại Đại
hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Đảng ta khơng những tiếp tục khẳng đị nh ý nghĩa quốc sách hàng
đầu của giáo dục và đào tạo, mà còn đòi hỏi phải “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” lĩnh vực
“sản xuất” đặc biệt quan trọng này.
Vì thời gian và phạm vi của đề tài, tác giả luận văn chỉ khảo sát 500 phiếu điều tra cho
HS,SV hệ chính quy tất cả các khoa thuộc Trường Cao Đẳng LT - TP từ năm học thứ nhất đến năm
học thứ 2 đối với bậc Trung cấp và từ năm học thứ nhất đếnnăm học thứ 3 đối với hệ Cao đẳng.
Qua khảo sát tác giả luận văn nhận thấy, nhận thức về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp của
HS,SV Trường cao đẳng LT - TP hiện nay có những xu thế tích cực và những ưu, nhược điểm sau:
2.1.2.1. Về nhận thức đạo đức của HS,SV Trường cao đẳng LT - TP
Qua khảo sát phiếu điều tra có đa số HS,SV Trường cao đẳng Lương thực- Thực phẩm đều
tin tưởng vào sự nhiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả điều tra cho thấy; khi được hỏi:
Bạn có tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo khơng?. Có 456/500
phiếu trả lời là có, chiếm 91,2%, có 36/500 phiếu trả lời là: nghi ngờ, 8/500 phiếu trả lời là không tin
tưởng chiếm 1,6%. Khi được hỏi: Là sinh viên Bạn có muốn trở thành Đảng viên Đảng Cộng Sản
Việt Nam không?. Có 451/500 phiếu trả lời là có, chiếm 90,2%, có 29/500 phiếu trả lời là : khó trả
lời chiếm 5,8% , 20/500 phiếu trả lời là không chiếm 4%. Tác giả luận văn cho rằng với những kết
quả trên thì đây là một dấu hiệu đáng phấn khởi, bởi vì trong hoàn cảnh hiện nay dưới sự tác động
của cơ chế thị trường đang tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời số ng xã hội mà mặt trái
của cơ chế ấy rất dễ nhận biết như tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, tệ sùng bái đồng tiền, các nghị ch lý
trong lối sống đô thị hiện thời, v.v... nó làm ảnh hưởng lệch lạc tới nhận thức của con người.

Các giá trị đạo đức truyền thống vẫn được HS,SV Trường cao đẳng Lương thực- Thực phẩm
coi trọng, trong xu thế hội nhập và giao lưu, tồn cầu hóa về kinh tế, văn hóa trên thế giới bản thân
nó đã đặt ra những cơ hội và thách thức. Chẳng hạn, 4 đức tính trong những phẩm chất đạo đức cách
mạng của Hồ Chí Minh Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư khi được hỏi: Theo bạn đức tính:
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư có cần thiết trong thời kỳ CNH, HĐH khơng?. Có 464/500
phiếu trả lời là có chiếm 92,8%, 11/500 phiếu trả lời là khơng chiếm 2,2%, 25/500 phiếu trả lời khó
trả lời chiếm 5%. Khi được hỏi, Ý kiến của bạn về các phong trào xã hội: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Lá
lành đùm lá rách”, “Xố đói giảm nghèo”. Có 480/500 phiếu trả lời ủng hộ chiếm 96%, 1/500 phiếu
trả lời khơng ủng hộ chiếm 0,2%, 19/500 phiếu trả lời khó trả lời chiếm 3,8%. Khi được hỏi: Quan
niệm truyền thống cho rằng “Tôn sư trọng đạo” theo bạn ngày nay có cịn coi trọng? (câu hỏi số 35
phiếu điều tra) Có 397/500 phiếu trả lời rất coi trọng chiếm 79,4%, 88/500 phiếu trả lời xem nhẹ
chiếm 17,6%, 15/500 phiếu trả lời không coi trọng chiếm 3%.
Đa số HS,SV Trường Cao Đẳng LT- TP đều có tinh thần vượt khó, năng động, tự lập, vươn
lên khẳng định chính mình. Có lẽ do môi trường tự nhiên ở khu vực miền Trung và Tây Ngun
khơng thật thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, ngoại trừ một vài địa phương, còn đa phần đất đai, khô
cằn. Con người sống khắc khổ, cần cù, tiết kiệm. Sinh ra trên mãnh đất với truyền thống như vậy,
HS,SV Trường Cao Đẳng LT - TP thường có ý chí, chăm chỉ, cần cù, dám chấp nhận thử thách, coi
trọng ý chí. Qua khảo sát tác giả luận văn thấy: Khi được hỏi, Trong các đức tính sau, nếu cần lựa
chọn bạn sẽ chọn đức tính nào? Có 60/500 chọn đức tính dũng cảm chiếm 12%, có 229/500 phiếu
chọn đức tính trí tuệ chiếm 48,5%, có 157/500 chọn đức tính nhạy bén chiếm 31,4%, một đức tính
khác có 54/500 phiếu chiếm 10,8%. Bên cạnh đó do đặc điểm của Trường phần lớn là HS,SV của
khoa Cơng nghệ nên thích đọc các loại sách khoa học như khi được hỏi về Loại sách nào bạn quan
tâm? Thí có 220/500 phiếu trả lời là sách văn hóa nghệ thuật chiếm 44%, có 47/500 phiếu trả lời là
sách chính trị, pháp luật chiếm 9,4%, có 168/500 phiếu trả lời sách khoa học chiếm 33,6%, có
65/500 phiếu trả lời là sách lịch sử chiếm 13%. Khi được hỏi Bạn thích nhất tính cách nào nhất? ý


chí phấn đấu mạnh có 428 phiếu chiếm 88,6%, ý chí 63/500 phiếu chiếm 12,6%, an phận có 8/500
phiếu chiếm 0,6% và rụt rè 1/500 phiếu chiếm 0,2%.
Đa số HS,SV Trường Cao Đẳng Lương thực- Thực phẩm đều có thái độ bất bình trước

những tệ nạn xã hội, những tiêu cực trong học đường, điều đó chứng tỏ các giá trị Chân - Thiện - Mĩ
vẫn được coi trọng: Khi được hỏi, Thái độ của bạn như thế nào trước hiện tượng tiêu cực học đường
(quay cóp, gian lận trong thi cử, vơ kỷ luật...)? Có 276/500 phiếu trả lời cần lên án mạnh mẽ chiếm
55,2%, có 34/500 phiếu trả lời khơng quan tâm chiếm 6,8%, có 190/500 phiếu trả lời khó trả lời
chiếm 38%. Thái độ của bạn về các tệ nạn như mại dâm, ma tuý, cờ bạc, rượu bia...trong học
đường? Có 485/500 phiếu trả lời cần tuyên chiến chiếm 97%, có 9/500 phiếu trả lời khơng quan tâm
chiếm 1,8%, có 6/500 phiếu trả lời khó trả lời chiếm 1,2%.
Có nhiều ý kiến cho rằng HS,SV hiện nay nói chung, ít quan tâm đến sinh hoạt tập thể, chỉ
quan tâm đến việc học chuyên môn, trau rồi nghiệp vụ để sau khi tốt nghiệp có thể tìm việc làm. Kết
quả điều tra HS,SV Trường Cao Đẳng LT - TP phẩm thì lại ngược lại, sinh viên vẫn rất quan tâm
đến vấn đề sinh hoạt tập thể và tìm thấy các lợi ích trong những hoạt động đó. Chẳng hạn, khi được
hỏi: Những hoạt động tập thể mà bạn thích nhất là gì? Có 208/500 phiếu trả lời picnic chiếm 41,6%,
có 128/500 phiếu trả lời câu lạc bộ chiếm 25,6%, có 72/500 phiếu trả lời tọa đàm nhóm chiếm
14,4%, có 92/500 phiếu trả lời hội thảo khoa học chiếm 18,4%. Là một HS,SV theo bạn: có 8/500
phiếu trả lời chỉ cần học tập tốt là đủ chiếm 1,6%, Có 5/500 phiếu trả lời tích cực tham gia các đồn
thể xã hội chiếm 1%, có 487/500 phiếu trả lời kết hợp hài hoà cả a và b chiếm 97,4%. Đoàn thanh
niên có thể nói là người bạn lớn, đồng hành cùng HS,SV xây dựng đời sống văn hóa tinh thần và rèn
luyện thể chất nên khi khi được hỏi thái độ của bạn về các hoạt động của đoàn thanh niên, Hội sinh
viên Trường có 191/500 phiếu trả lời là nhiệt tình ủng hộ chiếm 38,2%, có 260/500 phiếu trả lời là
ủng hộ chiếm 52%, có 28/500 phiếu trả lời khơng quan tâm chiếm 5,6%, có 21/500 phiếu trả lời khó
trả lời chiếm 4,2%.
Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng đạo đức của HS,SV bên cạnh những tích cực thì vẫn cịn
tồn tại những hạn chế nhất định. Hạn chế có thể là xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc đó là
những hạn chế do kinh nghiệm sống, do lứa tuổi, do tâm lí của tuổi trẻ, v.v.
Thứ nhất: Có thể nói rằng HS,SV là tầng lớp ưu tú nhất trong thanh niên, họ là tầng lớp
nhanh nhạy, ham hiểu biết, có ý chí. Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận cịn có nhiều hạn chế, ấu trĩ
trong nhận thức. Tác giả luận văn cho rằng một trong những ngun nhân đó là ở những năm học
phổ thơng, do áp lực về nghành nghề, do buộc lựa chọn thi vào đại học, cao đẳng.nên thườ ng có tình
trạng HS,SV chỉ quan tâm đến kiến thức liên quan đến môn thi tuyển. Như khi được hỏi: Theo bạn
thuật ngữ “đạo đức” và “đạo đức học” có khác nhau khơng? Có 412/500 phiếu trả lời là có chiếm

82,4%, Có 68/500 phiếu trả lời là khơng chiếm 13,6%, Có 20/500 phiếu trả lời là không biết chiếm
4%. Khi được hỏi: “Từđạo đức” bạn nghe lần đầu tiên ở đâu? Có 357/500 phiếu trả lời là từ người
thân trong gia đình chiếm 71,4%, Có 92/500 phiếu trả lời là trong lớp học chiếm 18,4%, Có 13/500
phiếu trả lời là trên phương tiện thơng tin đại chúng chiếm 2,6%, có 38/500 phiếu trả lời là không rõ
chiếm 7,6%.
Thứ hai: Trong tư tưởng HS,SV Trường Cao Đẳng LT -TP đang có xu hướng muốn đứng
vào hàng ngũ của Đảng, các hoạt động của đoàn thể. Chúng ta cần có biện pháp khuyến khích động
viên để các em tích cực rèn luyện, học tập. Khi được hỏi về vấn đề này phần lớn các em tin vào công
cuộc đổi mới của Đảng khởi xướng và lãnh đạo song vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa muốn
đứng vào hàng ngũ của Đảng, chưa nhiệt tình hoặc thờ ơ với các hoạt động của Đoàn thanh niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên: Kết quả điều tra cho thấy, có 456/500 phiếu trả lời là có
chiếm 91,2%, và chỉ có 8/500 phiếu trả lời là khơng chiếm 1,6%, nhưng lại có 36/500 phiếu trả lời là
nghi ngờ chiếm 7,2%. Khi được hỏi có muốn trở thành Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam khơng?
Có tới 451/500 phiếu trả lời là có và chiếm 90,2%, có 20/500 phiếu trả lời là khơng chiếm 4%, có
29/500 phiếu trả lời là khó trả lời chiếm 5,8%.
Như vậy, qua khảo sát về nhận thức đạo đức của HS,SV của Trường thì chúng ta thấy rất
đáng mừng. Phần lớn nhận thức của HS,SV về vấn đề đạo đức, lý tưởng đạo đức được biểu hiện đến
thái độ nhận thức, lối sống ý chí, trong sáng, nhiệt tình, ham học hỏi.
2.1.2.2. Tình hình giáo dục và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của HS,SV Trường cao
Đẳng Lương thực -Thực phẩm hiện nay
Để đánh giá ý thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên, trước hết phải xem xét động cơ học
tập, ý thức về lập thân, lập nghiệp của họ có rõ ràng, chuẩn xác khơng? Bởi vì, lí tưởng nghề nghiệp,
ý thức trách nhiệm nghề nghiệp được hình thành từ khi bắt đầu có sự định hướng lựa chọn nghề
nghiệp. Động cơ học tập thể hiện rõ nét nhất phẩm chất đạo đức của sinh viên trong quá trình học


×