ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nghiên cứu bộ môn Từ pháp học
Đề tài:
KHẢO SÁT PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI:
TỪ “CÁI” VÀ TỪ “CON”
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
VIỆT NAM
( Ca 2 – sáng thứ 2)
TP Hồ Chí Minh – 4/2016
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nghiên cứu bộ môn Từ pháp học
Đề tài:
KHẢO SÁT PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI:
TỪ “CÁI” VÀ TỪ “CON”
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM
Tác phẩm: Truyện Kiều – Nguyễn Du
Chí Phèo – Nam Cao
Nhóm thực hiện
( Ca 2 – sáng thứ 2)
1. Nguyễn Thanh Kiều
K40.601.055
2. Nguyễn Thị Thanh Nguyên
K40.601.093
3. Huỳnh Thảo Nguyên
K40.601.094
4. Nguyễn Hồng Thanh Thương
K40.601.128
2
MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề…………………………………………..……………4
1.1 Lí do chọn đề tài……………………………………………….4
1.2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………..5
1.3 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………5
1.4 Nguồn ngữ liệu…………………………………………………5
2. Tiến trình khảo sát………………………………………….….6
2.1 Cơ sở lý thuyết………………………………………………....6
2.1.1 Tiêu chí phân định từ loại…………………………....6
2.1.2 Một số đơn vị kiến thức liên quan……………...…...8
2.2 Kết quả khảo sát………………………………………….…...14
2.2.1 Khảo sát Truyện Kiều – Nguyễn Du ……………….14
2.2.2 Khảo sát truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao ....…..16
2.3 Phân loại ngữ liệu ……………………………………….......23
2.2.1 Khảo sát Truyện Kiều – Nguyễn Du …………..….23
2.2.2 Khảo sát truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao .…...26
3. Nhận xét ………………………………………………….…….34
3.1 Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên “cái” ....……………..……....34
3.2 Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên “con”………………….….….37
3.3 Kết luận………………………………………………….….....40
4.Tài liệu tham khảo……………………………………………..41
3
1. Đặt vấn đề
1.1 Lí do chọn đề tài
Từ loại là những lớp từ cơ bản của một ngôn ngữ, được phân định dựa vào
những đặc trưng chung về ngữ nghĩa, ngữ pháp. Với lượng từ vựng vô cùng lớn và
vô cùng đa dạng về ngữ nghĩa, ngữ pháp của Tiếng Việt, việc phân định từ loại là
một việc thiết yếu trong quá trình nhận thức các quy tắc, quy luật hoạt động ngữ
pháp của nó, đồng thời tạo tiền đề hỗ trợ việc sáng tác - phân tích các tác phẩm văn
chương cũng như nghệ thuật sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày. Các từ vựng tiếng
Việt đều đã được các nhà Ngữ pháp học phân định từ loại dựa trên các tiêu chí rõ
ràng, tuy nhiên không phải ai khi sử dụng, tiếp xúc với tiếng Việt cũng có thể nhìn
thấy rõ các đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của chúng. Vậy nên việc khảo sát một –
một nhóm từ vựng biểu hiện đặc trưng từ loại của mình như thế nào trong các ngữ
liệu cụ thể là việc vô cùng thiết thực và quan trọng.
Hai từ “cái” và “con” là hai từ vô cùng quen thuộc và được sử dụng phổ biến
trong tiếng Việt ở cả ngôn ngữ viết lẫn ngôn ngữ nói, nhưng không phải ai cũng
nắm rõ đặc điểm từ loại của chúng. Việc làm rõ đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp và
phân định từ loại hai từ vựng “cái” và “con” sẽ giúp ích cho việc nhận thức, vận
dụng các quy tắc ngữ pháp tiếng Việt vào cả sáng tác – nghiên cứu văn chương và
sử dụng chính xác, hiệu quả hai từ vựng này trong lời nói. Nhóm lựa chọn khảo sát
đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của hai từ vựng “cái” và “con” trong hai tác phẩm
văn học nổi tiếng: Truyện Kiều của Nguyễn Du và Chí Phèo của Nam Cao. Cả hai
tác phẩm đều sẽ được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn bậc Trung học phổ
thông, vì vậy trước hết bài khảo sát – tìm hiểu này sẽ giúp ích cho quá trình giảng
dạy tác phẩm sau này. Mặt khác, một bên là Truyện Kiều của Nguyễn Du – tuyệt
tác truyện thơ Nôm sử dụng điêu luyện và sáng tạo ngôn ngữ dân tộc, một bên là
Chí Phèo của Nam Cao – một tác phẩm văn xuôi hiện đại tiêu biểu và giá trị của
văn chương Việt Nam; cả hai tác phẩm đều là lựa chọn lí tưởng cho việc khảo sát
những sắc thái ngữ nghĩa, ngữ pháp của hai từ vựng “cái” và “con”. Nhóm tin tưởng
rằng đề tài mình lựa chọn sẽ là một đề tài thiết thực và hấp dẫn.
4
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Các từ vựng “cái” và “con” xuất hiện trong tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du và Chí Phèo của Nam Cao.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dẫn chứng từ ngữ liệu, liệt kê và thống kê số liệu dẫn chứng.
- Phân loại và phân tích dẫn chứng.
1.4 Nguồn ngữ liệu
- Truyện Thuý Kiều – Nguyễn Du – Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo –
NXB Thế Giới – 2015
- Chí Phèo – Nam Cao – NXB Văn học - 2003
5
2. Tiến trình khảo sát
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tiêu chí phân định từ loại
Từ với bản chất ký hiệu là sự kết hợp giữa hai mặt: cái biểu đạt và cái được
biểu đạt. Để phân định từ loại vốn từ của một ngôn ngữ cần dựa vào sự tổng hợp
của hai mặt này.
Tiêu chí về ngữ nghĩa
Mỗi từ loại biểu thị một ý nghĩa riêng. Đây là ý nghĩa khái quát bao trùm cả
một lớp từ.
a. Đối với những từ có ý nghĩa từ vựng (thực từ), ý nghĩa từ loại là ý nghĩa từ
vựng ngữ pháp, một loại ý nghĩa ngữ pháp được tạo nên từ sự thống nhất các
yếu tố từ vựng.
Ví dụ:
- Bàn, sách, hoa, cây, núi, sông ... : ý nghĩa sự vật (thực thể)
- Ăn, uống, cười, nói, đi, chạy ... : ý nghĩa hoạt động
- Yêu, ghét, giận, lo, sợ ...
: ý nghĩa trạng thái
- Dài, rộng, vuông, tròn, thẳng ... : ý nghĩa tính chất
b. Đối với những từ không có ý nghĩa từ vựng (hư từ), ý nghĩa từ loại là ý nghĩa
thuần túy ngữ pháp (ý nghĩa ngữ pháp khong được tạo ra trực tiếp từ ý nghĩa
từ vựng) hay ý nghĩa quan hệ.
- Loại ý nghĩa quan hệ được tạo nên từ mối quan hệ giữa các đơn vị cấu trúc
cú pháp (ý nghĩa chức năng).
Ví dụ:
(1) Cậu bé ấy thông minh nhưng lười.
(mà)
=> nhưng (mà): biểu thị ý nghĩa quan hệ tương phản giữa hai tính chất
của sự vật.
(2) Đây là sách (của) thư viện.
=> của: biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu giữa hai thực thể hoặc sự vật.
6
- Loại ý nghĩa quan hệ được tạo nên từ mối quan hệ giữa nội dung được phản
ánh trong câu với người nói (ý nghĩa tình thái).
Ví dụ:
(1) Anh ấy vừa đi khỏi
=> vừa: biểu thị hoạt động đã hoàn tất, đã diễn ra và kết thúc trước
thời điểm nói không lâu
Trời lại mưa.
=> lại: biểu thị hoạt động được lặp lại, diễn ra một lần nữa như đã
diễn ra những lần trước đó. Từ này kết hợp trong cấu trúc dộng ngữ
còn biểu thị thái độ không hài lòng, sự than phiền về sự tình (hay
sự thể) đang diễn ra.
(2) Nhà tôi cách trường đến năm cây số
tới
những
có
chỉ
=> đến, tới, những, có, chỉ: biểu thị thái độ đánh giá của người
nói đối diện với hiện thực được phản ánh trong câu (5km là nhiều
hay ít
Tiêu chí về ngữ pháp
a. Khả năng kết hợp trong ngữ.
Ngữ là tổ hợp có quan hệ chính phụ, trong đó thường có một thành tố chính,
một hay nhiều thành tố phụ thuộc. Các từ tùy đặc điểm ngữ nghĩa có thể tham gia
vào một vị trí nào đó trong ngữ. Ở mỗi vị trí, một số từ có thể thay thế cho nhau và
ở các vị trí còn lại, các từ khác làm thành hoàn cảnh cho kết hợp đó.
Tất cả các từ có thể thay thế cho nhau cùng một ví trí và có cùng hoàn cảnh
kết hợp thì thuộc về một từ loại.
Ví dụ:
7
Phụ trước
Hai
Ba
Những
Các
Chính
Người
Sinh viên
Tỉnh
Việc
Phụ sau
Này
ấy
đó
đó
b. Chức năng cú pháp trong câu
Mỗi từ thường đảm nhiệm những chức năng cú pháp trong câu, trong đó có
chức năng thường xuyên và phổ biến. Có thể căn cứ vào chức năng cú pháp thường
xuyên của từ để phân định từ loại.
Chẳng hạn như: chức năng cú pháp chủ yếu của danh từ là làm chủ ngữ và
bổ ngữ chỉ đối thể trong câu, chức năng chủ yếu của động từ là trực tiếp làm vị ngữ
trong câu và làm định ngữ trong danh từ (cụm danh từ)
2.2.2 Một số đơn vị kiến thức liên quan
Danh từ
Đặc điểm ngữ nghĩa
Danh từ biểu thị ý nghĩa thực thể, bao gồm các khái niệm về sự vật và đơn vị
sự vật.
Phần lớn danh từ tiếng Việt biểu thị sự vật cụ thể. Đó là những sự vật tồn tại
khách quan, độc lập, có ranh giới rõ ràng mà giác quan con người có thể nhận biết
như đồ vật (ví dụ: sách, vở, bàn, ghế ...), động thực vật (ví dụ: mèo, gà, hoa, cây
...), người (ví dụ: học sinh, giáo viên, thầy, thợ ...), hiện tượng tự nhiên (gió, bão,
núi, sông, biển ...)
Ngoài các sự vật cụ thể, dah từ tiếng Việt còn biểu thị các khái niệm sự vật
trừu tượng, tuy cũng tồn tại độc lập trong thực tế khách quan nhưng khó nhận thấy,
thường nằm ở bậc khái quát cao trong nhận thức của con người (Ví dụ: đạo đức,
tinh thần, tình cảm, tư tưởng, văn hóa, khoa học, phương pháp, chính sách, chiến
lược, sách lược ...)
Danh từ tiếng Việt cò có những từ chỉ đơn vị sự vật, là kết quả hoạt động phân
cắt hiện thực (thực thể) của người Việt như con, cái, bức, tấm, chiếc, quyển, lít, cân
(kí) ...
8
Đặc biệt trong tiếng Việt, có hiện tượng danh từ có quan hệ về ngữ nghĩa và
có cùng vỏ ngữ âm với động từ, tính từ như suy nghĩ, nhận thức, hành động, đóng
góp, chủ trương, thắng lợi, thành công, quyết định, khó khăn ...
Ví dụ:
(1) Nhà nước chủ trương là tạo mọi điều kiện để phát triển
kinh tế.
(2) Đó là một chủ trương mới của nhà nước.
(1’) Cuộc sống của chị ấy rất khó khăn.
(2’) Những khó khăn của đất nước ta còn nhiều.
Trong những trường hợp này (như ví dụ (2), (2’)), ý nghĩa hoạt động trạng thái,
tính chất đã được sự vật hóa, thực thể hóa; nói cách khác là đã được người bản ngữ
nhận thức và phản ánh vào tư duy như những sự vật.
Như vậy, Danh từ là lớp từ biểu thị khái niệm sự vật và cả những cái mà con
người nhận thức và phản ánh vào ngô ngữ như những sự vật.
Đặc điểm ngữ pháp
Danh từ có khả năng đứng ở vị trí trung tâm, kết hợp với các yếu tố phụ để cấu
tạo nên danh ngữ (cụm danh từ). Có thể tóm tắt danh ngữ ở dạng đầy đủ trong sơ
đồ cấu trúc sau đây:
3’
2’
1’
0
D1
Từ chỉ Từ chỉ Từ “cái” Danh từ
tổng thể lượng
chỉ xuất chỉ đơn
vị
Tất cả
Toàn bộ
Tất cả
Tất cả
Những
Hai trăm
Những
Những
Cái
Cái
Cái
Cái
Ngôi
Bức
Con
1
D2
Danh từ
chỉ
chủng
loại, sự
vật
Nhà
Tranh
Người
Quan
điểm
2
Từ chỉ Từ chỉ
đặc
định
trưng
Mới xây
Bị mất
cắp
Kỳ lạ
Hẹp hòi
ấy
đó
ấy
này
Sơ đồ trên chủ yếu dựa vào sơ đồ của tác giả Nguyễn Tài Cẩn (Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại - 1975).
9
Nếu chỉ dựa vào các thành tố ngôn liệu (loại trừ thành tố tình thái), có thể có
sơ đồ cấu trúc của danh ngữ như sau:
2’
1’
0
D1
D2
Từ chỉ tổng Từ
chỉ Danh từ chỉ Danh từ chỉ
thể
lượng
đơn vị
chủng loại
sự vật
Tất cả
Những
Ngôi
Nhà
Toàn bộ
Hai trăm
Bức
Tranh
Tất cả
Những
Con
Người
Tất cả
Những
Quan điểm
1
2
Từ chỉ đặc Từ chỉ định
trưng
Mới xây
Bị mất cắp
Kỳ lạ
Hẹp hòi
ấy
đó
ấy
này
Danh từ đơn vị
Về ngữ nghĩa
DT đơn vị là những danh từ chỉ những hình thức tồn tại phân lập của thực thể
dùng để tách các chủng loại sự vật ra thành từng đơn vị (Có thể là đơn vị cá thể
hoặc tập hợp).
Ví dụ:
1. Hai lít nước
ly
chai
thùng
2. Mét vải
Khúc
Cây
3. Tờ báo
Chồng
Kí
4. Con mèo
Chú
Đàn
Bầy
10
Về ngữ pháp.
a. Dễ dàng kết hợp với từ chỉ lượng, nhất là số từ.
Danh từ có thể trực tiếp kết hợp với từ chỉ số lượng chính xác (số từ) nói cách
khác đây là những danh từ đếm được.
Ngoài ra danh từ đơn vị còn bao hàm nghiã số lượng, có khả năng tham gia
vào thể hiện ý nghiã số lượng. Lớp từ này có thể thể hiện ý nghiã số (số đơn) ngay
khi vắng mặt từ chỉ số lượng.
b. Danh từ đơn vị bắt bụôc được chỉ rõ về tính xác định hay không xác định.
- Tính chính xác của đơn vị sự vật được thể hiện ở sự có mặt của các từ chỉ
định sau đó.
- Tính không xác định của đơn vị sự vật thể hiện ở sự có mặt của các từ như:
một, vài. mấy, dăm,...ở sau danh từ hay từ phiếm chỉ nào đấy, gì, gì, đấy,.. ở sau
danh từ.
Ví dụ: Hôm qua có cô nước ngoài gì đó đến tìm chị.
c. Danh từ đơn vị không độc lập làm thành phần câu mà thường có định ngữ đi
kèm theo
Định ngữ có thể là từ chỉ lượng, từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc trưng dùng để miêu
tả, xác định hay từ chỉ định
Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ:
+ Câu có hai vế tương phản
+ Khi làm bổ ngữ cho một vài động từ như đếm, tính, thành...
Danh từ đơn vị gồm danh từ chỉ đơn vị quy ước và danh từ chỉ đơn vị chỉ đơn
vị tự nhiên.
Từ "cái", "con" thuộc nhóm danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
Khái niệm
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: dùng để chỉ các đơn vị (cá thể hay tập hợp) của
các chủng loại sự vật như động vật, bất động vật (đồ vật, hiện tượng tự nhiên..) do
phần lớn các danh từ này không có ý nghiã đơn vị, không đếm được.
11
Anh
Pháp
Việt
Three books
trois liveres
ba sách (-)
Two cats
deux chats
hai mèo (-)
Người bản ngữ xây dựng hệ thống các đơn vị tự nhiên để cá thể hóa các chủng
loại sự vật chủ yếu dựa vào những đặc đỉêm tự nhiên của sự vật (như đặc đỉêm
chủng loại, đặc đỉêm về hình dạng tự nhiên của sự vật).
Từ "con" thuộc nhóm từ chỉ đơn vị động vật.
Từ “con” dùng để chỉ các đơn vị động vật
con ( - gà, - chó, - heo, -người,…)
Bên cạnh đó từ này có thể dùng chỉ đơn vị các sự vật không phải là động vật
nhưng có đặc đỉêm hoạt động hay có hình thể giống động vật.
con (- tàu, - thuyền,- đò, - mắt, - ngươi, - tim, - tem, - dấu, ...)
con ( - sông, - kênh, - rạch, - mương, - nước, - sóng, - trăng, ...)
con ( - đường, - đê, - dốc, - đèo, - hẻm, ...)
con ( - dao, - số, - bài, - cờ, - thoi, - tạo, ...)
con ( - quay, - rối, - lăn, - lắc, - lật đật,...)
Để lý giải hiện tượng ngôn ngữ này, cần khảo sát những cách sử dụng của
người Việt về các tổ hợp này để thấy được đặc điểm tri nhận của người Việt, ví dụ
như: con tạo xoay vần, con sông hung hãn tràn bờ, con sông uốn khúc, sóng vỗ vào
mạn thuyền, suối chảy róc rách, con kênh dẫn nước vào ruộng, con nước lên xuống,
tàu chạy trên sông, tàu chuyển bánh, thuyền trôi lênh đênh, con số nhảy múa, con
cờ đi, con đê chạy quanh làng, con mắt mở to, con tim xao xuyến, bồi hồi, ...; lưng
đèo, sườn núi, chân núi, lưỡi dao ...
Từ "cái" thuộc nhóm từ chỉ đơn vị bất động (đồ vật, hiện tượng tự
nhiên..).
Từ “cái” chỉ xuất
Là hư từ, không phải danh từ
Đặc điểm ngữ nghĩa: Nhấn mạnh, tăng tính xác định của sự vật mà người nói
muốn làm nổi bật đặc điểm, tính chất nào đó.
Đặc điểm ngữ pháp:
12
- Đứng trước danh từ chỉ đơn vị hoặc danh từ chỉ sự vật có ý nghĩa đơn vị
- Thường có định ngữ chỉ định: “cái” chỉ xuất + Danh từ chính + Định ngữ
Ngoài các đại từ chuyên dùng, người Việt còn dùng một số danh từ chỉ
quan hệ thân thuộc như đại từ. Tuy nhiên các từ này vẫn còn đặc điểm
ngữ pháp như danh từ.
Chuyển loại
Chuyển loại là hiện tượng một từ vốn thuộc một từ loại hoặc một tiểu loại trong
một số cấu trúc ngữ pháp nhất định được dùng với đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp
của một từ loại hoặc tiểu loại khác.
Trong tiếng Việt hiện tượng chuyển từ loại khá phong phú và đa dạng: Chuyển
từ thực từ sang hư từ - Chuyển trong nội bộ thực từ - Chuyển tiểu loại
13
2.2 Kết quả khảo sát
2.2.1 Khảo sát Truyện Kiều – Nguyễn Du
- 5 từ “cái” / 3254 câu thơ (chưa phân loại)
Có thể liệt kê chi tiết như sau:
Câu
1758
2160
3101
3146
3164
Diễn thơ
Con ong, cái kiến kêu gì được oan
Cái thân liệu những từ nhà liệu đi
Còn chi là cái hồng nhan
Có làm chi nữa, cái mình bỏ đi!
Hay gì vầy cái hoa tàn mà chơi
- 47 từ “con” / 3254 câu thơ (chưa phân loại)
Có thể liệt kê chi tiết như sau:
Câu
13
39
138
234
270
508
604
615
655
657
771
799
839
882
888
889
895
951
971
1012
1027
Diễn thơ
Một trai con thứ rốt lòng
Ngày xuân con én đưa thoi
Sau chân theo một vài thằng con con
Phận con thôi có mai gì ra sau!
Con oanh học nói trên cành mỉa mai
Thì con người ấy ai cầu làm chi!
Làm con trước phải đền ơn sinh thành
Thương lòng con trẻ thơ ngây
Thương tình con trẻ, cha già
Nuôi con những ước về sau
Lời con dặn lại một hai
Trên yên sẵn có con dao
Mập mờ đánh lận con đen
Thân con chẳng kẻo mắc tay bượm già
Ngắm ra cho kỹ như hình con buôn
Thôi con, còn nói chi con
Xót con lòng nặng chề chề
Dạy rằng: Con lạy mẹ đây
Con kia đã bán cho ta
Tìm nơi xứng đáng là con cái nhà
Mụ rằng: Con hãy thong dong
14
1116
1158
1172
1209
1326
1395
1412
1414
1463
1622
1633
1666
1678
1729
1758
1769
1776
1814
1976
2117
2201
2248
2635
2784
2792
3019
Mà xem con tạo xoay vần đến đâu!
Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh?
Nọ nghe mới có con nào ở đây
Này con thuộc lấy làm lòng
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi
Rằng: Con biết tội đã nhiều
Mà con người thế là người đong đưa
Mượn màu son phấn đánh lừa con đen
Dâu con trong đạo gia đình
Chìu con, mới dạy mặc dầu ra tay
Sắn bìm chút phận con con
Nghĩ con vắng vẻ, thương người nết na
Con người thế ấy, thác oan thế này
Con này chẳng phải thiện nhân
Con ong, cái kiến kêu gì được oan
Mẹ con trò chuyện lân la
Phận con hầu, giữ con hầu dám sai
Làm ra con ở, chúa nhà đôi nơi
Con tằm đến thác, cũng còn vương tơ
Thiếp như con én lạc đàn
Khen cho con mắt tinh đời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm
Trông trời con nước mênh mông
Mượn con em nó Thuý Vân thay lời
Chàng Kim về đó, con thì ở đâu?
Từ con lưu lạc quê nhà
15
2.2.2 Khảo sát truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao
- Có tổng cộng 114 từ “cái” trên toàn văn bản (chưa phân loại)
Có thể liệt kê cụ thể như sau:
1. Cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi của ngày xưa, hắn thấy quá
táo bạo
2. Hắn làm cái ông gì ở làng này?
3. Thử hỏi hắn có mặt trong cái làng hơn hai nghìn xuất đinh này làm được thế?
4. Hắn bỗng hắn lại hơi ngần ngại: biết đâu cái lão cáo già này nó chả lại lừa
hắn và nhà rồi lôi thôi?
5. Này nó hãy lôi ngay mấy cái mâm cái nồi hay đồ vàng, đồ bạc ra khoác vào
cổ hắn, rồi cho vợ ra kêu làng lên rồi cột cổ hắn vào, chần cho một trận om
xương, rồi vu cho là ăn cướp thì sao?
6. Cái thằng Bá Kiến này, già đời đục khoét, còn đớp cái nước gì mà phải chịu
lép như trấu thế?
7. Và rồi hắn mới biết những cái hắn sợ là hão cả.
8. Chí Phèo không là anh hùng nhưng nó là cái thằng liều lĩnh.
9. Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán
nhà đi cho sớm.
10.Cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám kẻ trọc đầu?
11.Cụ phải cái thằng Năm Thọ mà, mãi đến bây giờ chưa quên.
12.Vẫn tưởng một người vai vế như Năm Thọ mà thất cơ lỡ vận đến nỗi tội tù
làm gì còn dám vác cái mặt mo về làng?
13.Nó đứng chặn lấy cửa và bảo: nếu kêu lên một tiếng thì đâm chết liền, thì ra
nó vượt ngục và về đây nhờ ông lý một cái thẻ mang tên một người lương
thiện và một trăm đồng bạc để trốn đi.
14.Cái nghề đời hiền quá cũng hoá ngu, ở đâu chứ ở đất này đã ngu, đã nhịn thì
chúng nó ấn cho đến không còn ngốc đầu lên được.
15.Bởi vì chị vợ ở nhà còn trẻ, mới hai con, cái mắt sắc như dao lại hồng hồng
đôi má, bỗng nhiên lại sinh ra vắng chồng, của ngon trờ trờ ngay trước mắt
ai mà chịu được?
16.Thậm chí đến cái thằng hương điền, đầu hai thứ tóc, già đời làm đầy tớ cho
các ông lý trưởng, cũng mon men vào gạ gẫm.
17.Thế là mấy đồng bạc lương di đời; mấy đứa con của chị ngày mai chỉ được
mấy cái kẹo đạn mút, hay hậu hĩnh ra thì được mấy cặp bánh giầy giò ăn.
16
18.Hắn có thể giết người được lắm, mà không phải chỉ có giết vợ và con thôi,
khi hăn đã có gan đâm chết vợ con hắn thì hắn có kiêng gì đến cái cổ của
người khác nữa.
19.Mười thằng đã đi ra thì chín thằng trở về với cái vẻ hung đồ, cái tính ương
ngạnh học từ phương xa.
20.Cụ lại nhận ra rằng ở cái đất nhà quê, bọn dân hiền lành chỉ è cổ làm nuôi
bọn lý hào, nhưng chính bọn lý hào, nhiều khi lại phải ngậm miệng cung cấp
cho những thằng cùng hơn cả dân cùng liều lĩnh, lúc nào cũng có thể cầm
dao đâm người hay đâm mình.
21.Than thở chẳng ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén kia sợ hãi
bị đè nén suốt đời chỉ vì khi bị đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết
làm gì khác.
22.Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo.
23.Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng,
hai mắt gườm gườm trông gướm chết!
24.Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng.
25.Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng
cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế.
26.Rồi say khước, hắn xách một cái vỏ chai đến nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra
mà chửi.
27.Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say, tay nó lại nhăm nhăm cầm
cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả.
28.Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chắc rồi mặc thây cha nó, nó có chửi thì
tai liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe.
29.Đấy, có tiếng người sang sảng quát: “Mày muốn lôi thôi gì… cái thằng không
cha không mẹ này !
30.Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng
31.Cụ cất tiếng rất sang sảng hỏi: “Cái gì mà đông thế này?”
32.Nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười
33.Cái anh này nói mới hay!
34.Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau.
35.Cụ biết rằng mình đã thắng, đưa nháy mắt con một cái
36.Thế là hắn rút dao diêm đánh cái xoè, châm lên mái lều của mụ.
37.Hắn uống rượu với cái gì cũng ngon.
38.Cái mặt hắn không trẻ cũng không già: nó không còn phải là mặt người: nó
là mặt của một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi
17
39.Cái mặt hắn vàng vàng mà lại muốn xạm màu gió; nó vằn dọc vằn ngang,
không thứ tự, biết bao nhiêu là vết sẹo.
40.Vì thế cho nên hắn chửi hay là chẳng vì cái gì hắn cũng chửi, cứ rượu xong
là hắn chửi.
41.Chí Phèo bỗng nảy ra một ý: tạt vào đây và đập cái bàn chầu của lão tự nửa
mùa này ra.
42.Cái đàn của lão lừng phừng, nghe còn chối tai hơn là lợn kêu.
43.Nhưng lúc nào thì lão tự lại đang uống rượu; lão uống rượu ngay ở sân, vừa
uống vừa vuốt râu, vừa rung rung cái đầu.
44.Lão tự duỗi cái cổ gà vặt lông ra, trố mắt lên, nhưng không nói gì.
45.Hắn tu có một hơi, rồi khà một cái, chép cái miệng như còn thèm
46.Rồi hăn nắm lấy mấy cái râu lờ phờ của lão tự, nâng soi lên trăng mà cười.
47.Chỉ có cái mả, cái mả đất
48.Ai chết cũng thành cái mả, say sưa chết cũng thành cái mả, lo gì?
49.Chí Phèo vần ngửa lão ra, vuốt cái râu lờ phờ của lão mấy cái, rồi để mặc lão
thế, hắn lảo đảo ra về.
50.Có lúc hắn phải đứng lại giữa đường mà gãi, ghệch chân lên mà gãi, hắn bứt
rứt quá, ngứa ngáy quá, và chợt nghĩ đến cái bờ sông gần nhà
51.Bởi vì cái vườn của hắn ở gần một con sông con, nước lặng và torng, khắp
bãi trồng toàn dâu, gió đưa đẩy những thân mềm oặt ẹo, cuộn theo nhau thành
làn
52.Những đêm trăng như đêm nay, cái vườn phẳng ngổn ngang những bóng
chuối đen đen như những cái áo nhuộm vắt tung trên bãi.
53.Nhưng hắn không vào cái túp lều úp xúp mà ra thẳng bờ sông.
54.Hai tay trần của mụ buông xuôi, cái mồm mụ há hốc lên trăng mà ngủ hay là
chết
55.Đôi chân thì duỗi thẳng ra trước mặt, cái váy đen xộc xệch
56.Bên kia, có lẽ vì mụ giẫy cái yếm xẹo xọ để trật ra cái sườn nây nây
57.Tất cả những cái ấy phơi ra trăng, rười rượi những trăng làm trắng những cái
đó có lẽ ban ngày không trắng: trăng làm đẹp lên
58.Chí Phèo tự nhiên thấy ứ đầy miệng bao nhiêu là nước dãi, mà cổ thì lại khô,
hắn nuốt ừng ực, hắng thấy cái gì rộn rạo ran khắp người
59.Cái mặt của thị thực sự là một sự mỉa mai của hoá công
60.Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành
bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái
mũi: có lẽ vì cố quá nên chúng nứt nở như rạn ra.
18
61.Đã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa
được một vài phần cho sự xấu.
62.Ở cái làng Vũ Đại này người ta kết bạn từ khi lên tám, và có khi có con từ
lúc mười lăm; không ai đợi đến năm hai mươi đẻ đứa con thứ nhất.
63.Hai cô cháu ở trong một cái nhà tre cánh vườn của Chí Phèo bởi một con đê
64.Người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu, cái nghèo cái ngẩn ngơ của
mình, mà thị lại chỉ có ba cái ấy
65.Thoạt tiên hắn hãy xách cái lọ để xa xa, rồi hắn lẳng lặng ngồi xuống bên
sườn thị...
66.Nhưng cái đó là cái đập yêu, bởi vì đập xong, cái tay ấy lại giúi lưng hắn
xuống.
67.Cái óc nặng nề ấy phai lâu mới nhớ ra và lâu mới hiểu.
68.Nhưng cái đầu không động đậy, chỉ có cái mí mắt là nhích thôi.
69.Muỗi nhắc cho thị cái áo quên ngoài vườn.
70.Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ.
71.Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời.
72.Là vì lúc còn đêm, thị trằn trọc một lát, thị bỗng nhiên nghĩ rằng: cái thằng
liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm
cong queo một mình
73.Cái thằng trời đánh không chết ấy, nó còn sợ ai mà hòng kêu.
74.Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo.
75.Xưa nay nào hắn thấy ai tự nhiên cho cái gì.
76.Và một cái gì nữa giống như là ăn năn
77.Hắn nhớ đến “bà ba”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt hắn
bóp lên trên, trên nữa
78.Người ta không thích cái gì người ta khinh.
79.Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch
mặt mà đâm chém người
80.Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, nay trận ốm thay đổi hắn
về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa
81.Thị không đáp nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra
82.Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị
83.Bà nghĩ đến cái đời dài dằng dặc của bà, không có chồng.
84.Nhưng rồi đổ cái uất ức ngay lên cháu bà
85.Thị cần đổ cái tức ấy lên một người.
86.Cái mũi đỏ của thị dị xuống rồi lại bạnh ra.
87.Thị ngoay ngoáy cái mông đít đi ra về.
19
88.Hắn tự phải đến cái nhà con đĩ Nở kia
89.Đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó.
90.Cái gì đã làm hắn quên rẻ vào nhà Thị Nở?
91.Chúng đùa nhạt như nước ốc, chỉ được cái thô tục, mà gặp ai đâu cũng cười!
92.Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.
93.Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và
vắng người lại qua
-Có tổng cộng 50 từ “con” trên toàn văn bản (chưa phân loại)
Liệt kê cụ thể như sau:
1. Bẩm cụ… Con đến cửa nhà cụ để kêu cụ một việc ạ!
2. Bẩm cụ từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù, bẩm có thế, con
có nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá!
3. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù…
4. Con đến xin cụ cho con đi ở tù mà nếu không được thì… thì… thưa cụ…
5. Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết ba thằng, rồi cụ bắt con giải
huyện.
6. Người đàn bà goá mù này bán cho hắn một bác phó cối không con, và khi
bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ.
7. Ông lý đây là ông lí Cường, con giai cụ bá nổi tiếng là hách dịch, coi người
như rơm như rác
8. Cụ bà biết rằng mình đã thắng, đưa nháy mắt con một cái
9. Vợ lão chết đến bảy tám năm nay rồi, con gái lão chữa hoang bỏ lão đi, lão
chỉ có một mình…
10.Ở cái làng Vũ Đại này người ta kết bạn từ khi lên tám, và có khi có con từ
lúc mười lăm; không ai đợi đến năm hai mươi đẻ đứa con thứ nhất.
11.Đội Tảo không cần kín đáo, nói toang toang ngoài chợ trước mặt bao nhiêu
người: “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn.”
12.Bởi vì chị vợ ở nhà còn trẻ, mới hai con, cái mắt sắc như dao lại hồng hồng
đôi má, bỗng nhiên lại sinh ra vắng chồng, của ngon trờ trờ ngay trước mắt
ai mà chịu được?
13.Thế là mấy đồng bạc lương di đời; mấy đứa con của chị ngày mai chỉ được
mấy cái kẹo đạn mút, hay hậu hĩnh ra thì được mấy cặp bánh giầy giò ăn.
14.Hắn đến nhưng lại dẫn theo cả vợ và hai con .
15.Và cũng phải tuỳ mặt nữa: những thằng có máu mặt, vợ đẹp, con đàn chính
là những thằng sợ quan và dễ bóp
20
16.Hắn có thể giết người được lắm, mà không phải chỉ có giết vợ và con thôi
17.Lão chỉ có một mình, không còn vợ con nào mè nheo cả, lão muốn uống đến
bao giờ thì uống
18.Không táo bạo mà dám gây sự với cha con lý Kiến, bốn đời làm tổng lý.
19.Bố con bá Kiến nó đâm chết tôi !
20.Sau còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ bá.
21.Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi
22.. Nếu ông không thương, mà bắt giải thì vợ con tôi chết đói.
23.khi hăn đã có gan đâm chết vợ con hắn thì hắn có kiêng gì đến cái cổ cửa
người khác nữa.
24.Cụ tiên chỉ làng Vũ Đại nhận ra rằng: đè nén con em đến nỗi nó không chịu
được phải bỏ làng đi là dại.
25.Bằng ấy cánh du lại với nhau để bóc lột con em, nhưng ngấm ngầm chia rẽ,
nhè từng chỗ hở để mà trị nhau.
26.Con người vô tâm, không hay nghĩ xa xôi mà.
27.Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu !
28.Mấy con chó xông vào quanh hắn, sủa rất hăng.
29.Tiếng “vợ chồng” thấy ngường ngượng mà thính thích. Đó vẫn là điều mong
muốn âm thầm của con người khốn nạn ấy chăng?
30.Con người ấy có quyền nói thế, bởi con người ấy năm mươi tuổi rồi, năm
mươi tuổi còn ai lấy chồng.
31.Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng.
32.Ai bảo sao thì ư hử làm vậy, mới quát một tiếng thì đã đái ra cả quần, thuế
bổ một đồng thì đóng quá hai, đến nỗi có con vợ hay hay mắt, bị người ta
ghẹo cũng chỉ im im rồi về nhà hành vợ chứ chẳng dám ho he gì…
33.Bà xỉa xói vào mặt cái con cháu gái ba mươi tuổi mà chưa trót đời.
34.Vợ binh Chức đã nghiễm nhiên thành một con nhà thổ không phai trả tiền để
bọn lý dịch lớn nhỏ trong làng chuyên đổi.
35.Hắn uống được có vừa ba hôm, hôm thứ tư thì hắn trợn mắt lên, bảo con mẹ
hàng rượu rằng
36.Con trai gì hai mươi tuổi mà đã như ông già.
37.Vả lại bị một con đàn bà gọi đến mà bóp chân!
38.Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng.
39.Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ,
nhưng rất sắc
40.Không đợi ông lý nói một câu, hắn rút một con dao trọc tiết lợn ra, nhăm
nhăm cầm ở tay
21
41.Hai cô cháu ở trong một cái nhà tre cách vườn của Chí Phèo bởi một con đê
42.Cái mặt hắn không trẻ cũng không già: nó không còn phải là mặt người: nso
là mặt của một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi?
43.Hắn nhớ đến “bà ba”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt hắn
bóp lên trên, trên nữa
44.Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, để tác
quái cho bao nhiêu dân làng.
45.Người ta tránh thị như tránh con vật rất tởm. Ngoài ba mươi tuổi thị vẫn chưa
có chồng.
22
2.3 Phân loại ngữ liệu
2.3.1 Khảo sát Truyện Kiều – Nguyễn Du
Không có từ “cái” chỉ xuất, chỉ có 5 từ “cái” với tư cách là danh từ chỉ
đơn vị tự nhiên thuộc nhóm chỉ đơn vị tự nhiên.
1. Con ong, cái kiến kêu gì được oan – câu 1758
2. Cái thân liệu những từ nhà liệu đi – câu 2160
3. Còn chi là cái hồng nhan – câu 3101
4. Có làm chi nữa, cái mình bỏ đi! – câu 3146
5. Hay gì vầy cái hoa tàn mà chơi – câu 3164
Các từ “con” trong Truyện Kiều có thể chia thành nhiều loại và tiểu loại
từ
Biểu đồ khái quát
Đại từ
Tính từ
Danh từ chỉ quan hệ thân tộc
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
Cụ thể như sau:
A. Đại từ xưng hô số ít, dùng ở nhiều ngôi linh hoạt ( ngôi thứ 1 và ngôi thứ 2)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Phận con thôi có mai gì ra sau! – câu 234
Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già – câu 882
Thôi con, còn nói chi con – câu 889
Dạy rằng: Con lạy mẹ đây – câu 951
Mụ rằng: Con hãy thong dong – câu 1027
Này con thuộc lấy làm lòng – câu 1209
Rằng: Con biết tội đã nhiều – câu 1395
23
8. Chàng Kim về đó, con thì ở đâu? – câu 2792
9. Từ con lưu lạc quê nhà – câu 3019
B. Danh từ chỉ quan hệ thân tộc
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Một trai con thứ rốt lòng – câu 13
Làm con trước phải đền ơn sinh thành – câu 604
Nuôi con những ước về sau – câu 657
Lời con dặn lại một hai – câu 771
Xót con lòng nặng chề chề - câu 895
Chiều con, mới dạy mặc dầu ra tay – câu 1622
Nghĩ con vắng vẻ, thương người nết na – câu 1666
Cũng với tư cách là danh từ chỉ quan hệ thân tộc, từ con kết hợp với các danh từ
khác tạo thành danh từ tổng hợp:
1.
2.
3.
4.
5.
Thương lòng con trẻ thơ ngây – câu 615
Thương tình con trẻ, cha già – câu 655
Tìm nơi xứng đáng là con cái nhà – câu 1012
Dâu con trong đạo gia đình – câu 1463
Mẹ con trò chuyện lân la – câu 1769
C. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
Chỉ đơn vị động vật:
1. Ngày xuân con én đưa thoi – câu 39
2. Con oanh học nói trên cành mỉa mai – câu 270
3. Thì con người ấy ai cầu làm chi! – câu 508
4. Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh? – câu 1158
5. Chàng như con bướm lượn vành mà chơi – câu 1326
6. Mà con người thế là người đong đưa – câu 1412
7. Con người thế ấy, thác oan thế này – câu 1678
8. Con ong, cái kiến kêu gì được oan – câu 1758
9. Con tằm đến thác, cũng còn vương tơ – câu 1976
10.Thiếp như con én lạc đàn – câu 2117
11.Mượn con em nó Thuý Vân thay lời – câu 2784
12.Ngắm ra cho kỹ như hình con buôn – câu 888
13.Phận con hầu, giữ con hầu dám sai – câu 1776
14.Làm ra con ở, chúa nhà đôi nơi – câu 1814
15.Mập mờ đánh lận con đen – câu 839
24
16.Mượn màu son phấn đánh lừa con đen – câu 1414
17.Con kia đã bán cho ta – câu 971
18.Nọ nghe mới có con nào ở đây – câu 1172
19.Con này chẳng phải thiện nhân – câu 1729
Chỉ đơn vị các sự vật có đặc điểm hoạt động hoặc hình thể giống động vật
1. Trên yên sẵn có con dao – câu 799
2. Mà xem con tạo xoay vần đến đâu! – câu 1116
3. Khen cho con mắt tinh đời – câu 2201
4. Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm – câu 2248
5. Trông trời con nước mênh mông – câu 2635
D. Tính từ chỉ kích thước của sự vật
1. Sau chân theo một vài thằng con con – câu 138
2. Sắn bìm chút phận con con – câu 1633
25