Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Biện pháp tăng cường công tác quản lý các doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn TP Hải Phòng tại Cục Hải quan KCX&KCN Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 73 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là : Nguyễn Văn Tuyền, học viên lớp QLKT 2013-2015 nhóm 3
chuyên ngành Quản lý Kinh tế, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Tôi xin
cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào tại Việt Nam.
Tôi xin cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đa
được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đa được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ng ày

tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tuyền

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đa hoàn thành luận
văn thạc sỹ Quản lý kinh tế với đề tài “ Biện pháp tăng cường công tác quản
lý các doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn Thành phố Hải Phòng tại Chi cục
Hải quan TP Hải Phòng ”. Tôi xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc tới các
thầy cô giáo của trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, những người đa tận tình dạy
bảo giúp đỡ và định hướng cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới đến thầy giáo TS. Mai Khắc Thành, người
đa định hướng, tận tình chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lanh đạo Chi cục Hải quan KCX&KCN Hải
Phòng đa cung cấp những số liệu cần thiết giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên
cứu và hoàn thiện đề tài.
Hải Phòng, ngày



tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tuyền

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.......................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ............................................vii
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................2

2.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................3

3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.....................3

6. Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 4
CHƯƠNG 1..........................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN. 5

1.1. Bản chất doanh nghiệp chế xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp chế xuất........................................................................5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của Doanh nghiệp chế xuất (DNCX).....................................5
1.1.2 Khái niệm Khu chế xuất:.........................................................................................................7
1.1.3. Vai trò của các DNCX đối với việc phát triển kinh tế...........................................................10

1.2. Công tác quản lý doanh nghiệp chế xuất của cơ quan Hải quan. .12
1.3. Nguyên tắc tăng cường công tác quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu của cơ quan Hải quan đối với các DNCX.....................................14
CHƯƠNG 2........................................................................................................18
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT
TRÊN ĐỊA BÀN TP HẢI PHÒNG TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KCX&KCN
HẢI PHÒNG......................................................................................................18

2.1. Tổng quan về Chi cục Hải quan KCX&KCN Hải Phòng..............18
2.1.1. Quá trình hình thành & phát triển của Chi cục Hải quan KCX & KCN Hải Phòng.................18
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan KCX&KCN Hải Phòng.......................................19
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức.......................................................................................................20

iii


2.2. Thực trạng công tác quản lý doanh nghiệp chế xuất tại Chi cục
Hải quan KCX & KCN Hải Phòng.........................................................23
2.2.1. Thực trạng các doanh nghiệp chế xuất tại Hải Phòng.........................................................23
2.2.2. Tình hình hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp chế xuất qua Chi cục HQ
KCX&KKCN Hải Phòng từ năm 2010 – 2014..................................................................................28
2.2.3. Nội dung quản lý doanh nghiệp KCX&KCN Hải Phòng.........................................................32
2.2.4 Một số hành vi vi phạm phổ biến trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các DNCX tại
Hải Phòng.....................................................................................................................................36


2.3. Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp KCX&KCN của Chi cục
Hải quan KCN&KCX Hải Phòng...........................................................38
Nguyên nhân khách quan.............................................................................................................41

CHƯƠNG 3........................................................................................................42
BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TP HẢI PHÒNG TẠI CHI CỤC
HẢI QUAN KCX&KCN HẢI PHÒNG..........................................................42

3.1. Mục tiêu và kế hoạch hoạt động của Chi cục Hải quan KCX &
KCN Hải Phòng trong những năm tới...................................................42
Các căn cứ xây dựng mục tiêu của chi cục Hải quan KCX&KCN Hải Phòng....................................42

3.2. Định hướng công tác quản lý DNCX của Chi cục Hải quan KCX
& KCN Hải Phòng................................................................................... 43
3.3. Các biện pháp tăng cường công tác quản lý các DNCX tại Chi cục
Hải quan KCX & KCN Hải Phòng.........................................................44
3.3.1 Hiện đại hoá trang thiết bị, tiếp tục nâng cấp ứng dụng CNTT, tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất - kỹ thuật hệ thống CNTT......................................................................................................45
3.3.2 Biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ....................................................................47
3.3.3 Biện pháp về nguồn nhân lực..............................................................................................52
3.3.4 Biện pháp về hoàn thiện công tác quản lý...........................................................................55
3.3.5 Một số biện pháp khác........................................................................................................56

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.....................................................................60
1. Kết luận..........................................................................................................60
2. Kiến nghị........................................................................................................60

iv



2.1. Kiến nghị Bộ Tài chính hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy
trình nghiệp vụ liên quan........................................................................60
2.2. Kiến nghị Tổng cục Hải quan..........................................................61
2.3. Kiến nghị đối với Cục Hải quan TP Hải Phòng..............................62
2.4. Kiến nghị khác nhằm phát huy tính tuân thủ pháp luật của DNCX
................................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................64

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIÊT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu

KCN
KCX
XNK
XK
v


NK
DNCX
SXXK
KTSTQ
TCHQ

CNTT
CBCC
TNHH
NSNN
NVL
GTGT
FDI
VNACCS
WTO
ASEAN
IMF
CEPT

Nhập khẩu
Doanh nghiệp chế xuất
Sản xuất xuất khẩu
Kiểm tra sau thông quan
Tổng cục Hải quan
Công nghệ thông tin
Cán bộ công chức
Trách nhiệm hữu hạn
Ngân sách nhà nước
Nguyên vật liệu
Giá trị gia tăng
Foreign Direct Investment (Vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài)
Vietnam Automated Cargo Clearance
System (Hệ thống thông quan hàng hóa
tự động)
World Trade Organization (Tổ chức

Thương mại Thế giới )
Association of Southeast Asian
Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á)
International Monetary Fund (Quỹ tiền
tệ quốc tế )
Common Effective Preferential Tariff
(thuế quan ưu đai có hiệu lực chung)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Số lượng DNCX trên địa bàn Hải Phòng từ năm 2010
đến năm 2014

25

Bảng 2.2

Doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư cao nhất, thấp
nhất, bình quân trong giai đoạn 5 năm (2010 - 2014)

28


vi


Bảng 2.3

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Tình hình kim ngạch nhập khẩu của DNCX từ năm
2010 – 2014 tại Chi cục Hải quan KCX&KCN Hải
Phòng
Tình hình kim ngạch xuất khẩu của DNCX từ năm
2010 – 2014 tại Chi cục Hải quan KCX&KCN Hải
Phòng
Tình hình vi phạm hành chính trong giai đoạn 2010 2014
Tình hình vi phạm trong thủ tục xuất nhập khẩu của
nhóm 05 DNCX có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất

29

31
32
33

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hình

Tên hình vẽ

Mô hình tổng quan bộ máy tổ chức của Chi cục Hải
Hình 2.1
quan KCX&KCN Hải Phòng
Chi tiết tổ chức đội Nghiệp vụ Chi Cục Hải quan
Hình 2.2
KCX&KCN Hải Phòng
Chi tiết iết tổ chức đội Tổng hợp Chi cục Hải quan
Hình 2.3
KCX&KCN Hải Phòng
Số lượng DNCX trên địa bàn Hải Phòng từ năm 2010
Biểu đồ 2.1
- 2014
vii

Trang
20
21
22
26


Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3

Thể hiện kim ngạch nhập khẩu của DNCX từ năm
2010 – 2014
Thể hiện kim ngạch xuất khẩu của DNCX từ năm
2010 – 2014

viii


29
31


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gọi tắt là FDI là hoạt động kinh tế đối
ngoại rất quan trọng tại Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang cam kết cải thiện
mạnh mẽ về môi trường đầu tư, coi yếu tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài là lĩnh
vực then chốt trong nền kinh tế. Hiện cả nước có khtoảng 16300 dự án FDI với
tổng vốn đầu tư là 238 tỷ USD. Các nhà đầu đến từ 100 nước và vùng lanh thổ,
có hơn 100 tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam.
Với thực trạng trên Việt Nam đang được cọi là điểm đến hấp dẫn cho đầu
tư. Chính phủ cũng đưa ra những cam kết cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư.
Dự kiến từ nay đến năm 2020 Chính phủ sẽ tập trung vào những việc sau:
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và khuôn khổ pháp luật;
- Xây dựng hệ thống kết cầu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng
giao thông;
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, cùng với sự phục hồi của kinh tế
thế giới, các dòng vốn FDI đang dần phục hồi và sẽ gia tăng tại các nền kinh tế
năng động. Với triển vọng tích cực của kinh tế toàn cầu và khu vực, Việt Nam
chào đón các nhà đầu tư nước ngoài đa và tiếp tục lựa chọn Việt Nam làm thị
trường và môi trường đầu tư tiềm năng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Riêng đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng
tính đến thời điểm tháng 12/2014 đa có 409 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn
đầu tư 9.928,4 triệu USD tiếp tục đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI - vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài với các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào các lĩnh
vực phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất phụ tùng ôtô, công nghệ cao như

Robot,...chủ yếu là các doanh nghiệp FDI hoạt động theo hình thức doanh
nghiệp chế xuất (DNCX) chỉ để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.
Để khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ đa có chính sách ưu đai đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có liên quan của các doanh nghiệp có vốn đầu
1


tư nước ngoài nói chung và các DNCX nói riêng. Theo đó, lĩnh vực đầu tư chủ
yếu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam dần dịch chuyển sang loại hình
DNCX gia tăng về số lượng và kim ngạch XNK thương mại đa chiều từ nhiều
vùng lanh thổ và quốc gia khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp và địa bàn Hải
phòng để đầu tư.
Để quản lý tốt hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các DNCX phù hợp
với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh đa được phân tích và đánh giá trong
suốt quá trình thực hiện Luật Hải quan số 29/2001/QH10 và Luật số
42/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ; đồng thời kế
thừa và đáp ứng được các yêu cầu quản lý theo Luật Hải quan số 54/2014/QH13
ngày 23/06/2014 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015). Trên cơ sở tình hình
thực tế và kinh nghiệm quản lý của cá nhân tôi tại Chi cục Hải quan
KCX&KCN Hải Phòng trong thời gian qua vẫn chưa đạt yêu cầu và còn phát
sinh nhiều sai sót trong quá trình tuân thủ pháp luật.
Từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: “Biện
pháp tăng cường công tác quản lý các doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn TP
Hải Phòng tại Cục Hải quan KCX&KCN Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý các doanh nghiệp chế xuất trên
địa bàn TP Hải Phòng từ năm 2010 đến năm 2014 tại Chi cục Hải quan Khu chế
xuất và khu công nghiệp Hải Phòng. Từ đó đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn
nhằm tăng cường công tác quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu đối với các DNCX

tại Chi cục Hải quan Khu chế xuất & Khu công nghiệp Hải Phòng theo quy
định của Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 (hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2015).
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề quản lý các DNCX
trong lĩnh vực Hải quan.
2


- Đánh giá thực trạng quản lý các DNCX trên địa bàn TP Hải Phòng trong
lĩnh vực Hải quan tại Chi cục Hải quan KCX&KCN Hải Phòng. Từ đó chỉ ra
những nguyên nhân; hạn chế trong công tác quản lý doanh nghiệp chế xuất tại
chi cục Hải quan KCX&KCN Hải Phòng.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các DNCX
trên địa bàn TP Hải Phòng tại chi cục Hải quan khu chế xuất và khu công nghiệp
Hải Phòng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với các DNCX trên
địa bàn TP Hải Phòng tại Chi cục Hải quan Khu chế xuất & Khu công nghiệp
Hải Phòng thuộc Cục Hải quan TP Hải Phòng. Trong đó tập trung chủ yếu công
tác quản lý các hoạt động liên quan đến việc theo dõi, quản lý và thanh khoản
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, của các
DNCX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Công tác quản lý các DNCX trên địa bàn TP Hải Phòng tại Chi cục Hải
quan Khu chế xuất & Khu công nghiệp Hải Phòng.
- Thời gian từ năm 2010 đến năm 2014
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả mà các giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý các doanh nghiệp chế xuất trong lĩnh vực Hải quan.
3


Luận văn đa đi sâu đánh giá đúng thực tế để từ đó đề xuất các biện pháp
thực tế nhằm tăng cường quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với các
DNCX tại Chi cục Hải quan KCX & KCN Hải Phòng trong thời gian tới.
6. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý doanh nghiệp
chế xuất trong lĩnh vực Hải quan.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý doanh nghiệp chế xuất trên địa
bàn tp hải phòng tại chi cục hải quan kcx&kcn Hải Phòng
Chương 3: Biện pháp tăng cường công tác quản lý các doanh nghiệp chế
xuất trên địa bàn TP Hải Phòng tại chi cục hải quan kcx&kcn hải phòng.

4


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
CHẾ XUẤT TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
1.1. Bản chất doanh nghiệp chế xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp chế xuất
Trên thế giới, ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là ở các quốc gia đang
phát triển thì các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
là mô hình phát triển kinh tế quan trọng và chủ đạo. Việc thành lập các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đa và đang là giải pháp
hữu ích then chốt và quan trọng để các quốc gia thu hút vốn đầu tư trong và
ngoài nước, phát triển nền công nghiệp và phát triển kinh tế xa hội.
Theo đó, Nhà nước và chính phủ Việt Nam đa tái khẳng định quan điểm
chung về khái niệm Khu chế xuất và khu Công nghiệp tại Luật Đầu tư số
67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của Doanh nghiệp chế xuất (DNCX).
- Khái niệm về DNCX:
Xuất phát từ quan điểm và mục tiêu phát triển trong Chiến lược phát
triển kinh tế của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là “Phấn đấu đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính
trị - xa hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lanh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp
tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn
sau” [1, tr.101-102]; ”Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận
lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế; thu hút các nhà đầu tư lớn, có công
nghệ cao, công nghệ nguồn; mở rộng thị trường xuất khẩu” [1, tr.143-144].
Do vậy để thực hiện quan điểm và mục tiêu này, Chính phủ đa có nhiều
giải pháp cụ thể để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tăng trưởng công
nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5


Trong đó phương thức nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của
DNCX phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Theo đó Chính phủ Việt Nam đa có

những quy định cụ thể :
- Quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/03/2008 của Chính phủ: Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành
lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản
phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
- Quy định cụ thể tại Khoản 1 và 2 Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP
ngày 14/03/2008 của Chính phủ:
Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu
phi thuế quan theo quy định của pháp luật. Quy định là doanh nghiệp chế xuất
được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lanh thổ
bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện
cho sự kiểm soát của Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.
- Đặc điểm của DNCX
DNCX ở ViệtNam nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói
riêng hiện nay chủ yếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức:
+ Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư một phần hoặc toàn bộ từ nước ngoài để
sản xuất hàng hóa chỉ để xuất khẩu.
+ Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư một phần hoặc toàn bộ từ nước ngoài để
gia công cho thương nhân nước ngoài.
Phương thức 1 : Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa
xuất khẩu: Đây là một phương thức kinh doanh XNK trong đó các DNCX nhập
khẩu nguyên liệu để sản xuất chế biến ra sản phẩm xuất khẩu. Đây là hình thức
mua đứt bán đoạn, DNCX nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm được
sản xuất từ nguyên liệu đó.
Phương thức 2 : Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương
nhân nước ngoài : Là một phương thức kinh doanh mà trong đó bên đặt gia
6



công cung cấp nguyên liệu hoặc bán thành phẩm có khi cả máy móc thiết bị và
chuyên gia cho bên nhận gia công để sản xuất, chế biến ra một sản phẩm theo
yêu cầu của bên đặt hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận giao công sẽ
giao cho người đặt gia công để nhận một khoản thù lao gọi là phí gia công.
- Phân biệt nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập
gia công xuất khẩu đối với DNCX:
Giữa nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập gia công
xuất khẩu đối với DNCX giống nhau ở bản chất và quy trình hoạt động:
+ Về bản chất cả hai đều là xuất khẩu lao động tại chỗ;
+ Về quy trình hoạt động đều trải qua các công đoạn: nhập khẩu
nguyên vật liệu để sản xuất chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Nhưng giữa nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập
gia công xuất khẩu đối với DNCX khác nhau ở chỗ về tính độc lập tự chủ của
chủ thể kinh doanh:
+ Phương thức nhập để sản xuất hàng xuất khẩu giữa người mua và
người bán hoàn toàn độc lập, nhà nhập khẩu có quyền nhập khẩu những nguyên
liệu của những doanh nghiệp ở các nước khác nhau trên thế giới và xuất khẩu
bán sản phẩm của mình cho một hoặc nhiều doanh nghiệp khác ở những nước
khác nhau.
+ Còn trong phương thức gia công bên nhận gia công phụ thuộc vào
bên đặt gia công về mẫu ma, chủng loại hàng hóa, số lượng, thị trường xuất
khẩu….
1.1.2 Khái niệm Khu chế xuất:
- Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất,
chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuấtnhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đai về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay
các ưu đai về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt
giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác
7



định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu
sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của
khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành [10, tr.3-4].
Đặc điểm pháp lý của Khu chế xuất:
- Quy định cụ thể tại Khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11
ngày 29/11/2005: Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất
khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có
ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
- Quy định cụ thể tại Khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13
ngày 26/11/2014 (hiệu lực từ ngày 01/07/2015): Khu chế xuất là khu công
nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu;
- Quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/03/2008 của Chính phủ: Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động
xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự
và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này;
- Khu chế xuất được coi là Khu phi thuế quan theo quy định tại Khoản 2
Điều 1 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ:
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho
bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu
thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa
giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu ;
Khái niệm Khu công nghiệp:
- Khái niệm chung: Khu công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực
dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm
bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xa hội môi trường. Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ
8



thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ
thường được gọi là cụm công nghiệp;
Đặc điểm pháp lý của Khu Công nghiệp:
- Quy định cụ thể tại Khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11
ngày 29/11/2005: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo quy định của Chính phủ.
- Quy định cụ thể tại Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13
ngày 26/11/2014 (hiệu lực từ ngày 01/07/2015): Khu công nghiệp là khu vực có
ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/03/2008 của Chính phủ: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị
định này;
Việt Nam có nhiều chính sách thu hút các DNCX như:
+ Khoản 3 Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11
ngày 14/06/2005 - Đối tượng không chịu thuế : Hàng hóa trong các trường hợp
sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu : hàng hóa từ
khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài
vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ
khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác ;
+ Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của
Chính phủ: Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa
nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi
thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
+ Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của

Chính phủ quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:
9


Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các
khu vực khác trên lanh thổ Việt Nam, trừ khu phi thuế quan, là quan hệ xuất
nhập khẩu;
+ Khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006
của Chính phủ quy định về Quyền mua, bán hàng hoá giữa doanh nghiệp chế
xuất với thị trường nội địa: 1. Doanh nghiệp chế xuất được mua hàng hoá từ thị
trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất
khẩu, trừ hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu. 2. Doanh nghiệp chế xuất được
bán vào thị trường nội địa hàng hóa sau: a) Sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất
sản xuất và không thuộc diện cấm nhập khẩu; b) Sản phẩm do doanh nghiệp chế
xuất sản xuất mà thị trường nội địa có nhu cầu; c) Phế liệu, phế phẩm thu được
trong quá trình sản xuất không thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc thuộc diện được
phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại và pháp luật có liên
quan.
+ Khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006
của Chính phủ quy định: Quan hệ mua, bán hàng hoá giữa doanh nghiệp chế
xuất với thị trường nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại.
+ Điểm b Mục 6 Phần II Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007
của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) quy định mua, bán hàng hóa giữa
doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa: Quan hệ mua, bán hàng hóa giữa
doanh nghiệp chễ xuất và thị trường nội địa là quan hệ xuất nhập khẩu. Doanh
nghiệp chễ xuất được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải
quan.
1.1.3. Vai trò của các DNCX đối với việc phát triển kinh tế
Hoạt động Chế xuất tại Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ cả
quy mô và tốc độ đa đem lại những lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xa hội. Trong

điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò của hoạt động Chế xuất thể hiện ở
các khía cạnh sau đây:

10


- Khai thác được lợi thế về nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc
làm, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống xã hội.
Hoạt động Chế xuất phát triển cần thiết phải tuyển dụng nhân công vào
làm việc trong các công ty, nhà máy ... do đó đa góp phần giải quyết nhiều công
ăn việc làm, tạo cho người lao động có thu nhập ổn định, với mức thu nhập bằng
hoặc cao hơn so với các công ty tư nhân nội địa. Vì vậy đa dần từng bước góp
phần nâng cao đời sống xa hội.
- Tranh thủ được vốn, khoa học công nghệ của nước ngoài, đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược hướng về xuất
khẩu.
Chính sách ưu đai thuế đa khuyến khích DNCX đẩy mạnh đầu tư vào
xây dựng nhà máy, dây chuyền sản xuất hiện đại. Hàng hóa xuất khẩu, hơn nữa
là từ nguyên vật liệu nhập khẩu, đa mang tính chất công nghệ cao, phù hợp với
thị trường thế giới, do đó yêu cầu DNCX phải đầu tư máy móc thiết bị với công
nghệ thích hợp bằng hình thức nhập khẩu, mua nội địa …và do vậy đa tranh thủ,
học hỏi và vận hành công nghệ của nước ngoài, góp phần đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược hướng về xuất khẩu, tranh
thủ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Thông qua DNCX có thể kết hợp xuất khẩu được nguồn tài nguyên,
vật tư nguyên liệu sẵn có trong nước, tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành sản xuất
trong nước..
Nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thường là
nguyên liệu, thiết bị chính có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, nhưng chưa phải là toàn
bộ đầu vào cho sản xuất, phần còn lại thị trường trong nước có thể cung cấp, đây

là cơ hội khai thác, phát huy nguồn tài nguyên, nguyên liệu có sẵn trong nước,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận, bán hàng hóa
cho DNCX dễ dàng hơn so với việc tìm thị trường tại nước ngoài.
- Góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước, giảm bớt sự mất cân đối
cán cân thanh toán quốc tế.
11


Qua hoạt động thương mại giữa DNCX và DN trong nước đối với mua
bán nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng
làm tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toán
quốc tế
1.2. Công tác quản lý doanh nghiệp chế xuất của cơ quan Hải quan
Như chúng ta đa biết ở đâu có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ở đó có
hoạt động của hải quan. Hải quan là cơ quan thực hiện chức năng quản lý về hải
quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với DNCX là việc cơ quan
tổ chức quản lý đối với nguyên vật liệu từ khi nhập khẩu cho đến khi sản
phẩm sản xuất thực xuất khẩu nhằm giám sát quản lý thực hiện chính sách ưu
đai thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu sản phẩm để xuất khẩu. Trong phần này
luận văn trình bày nội dung quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với
DNCX từ khi Luật Hải quan được ban hành ở Việt Nam đến giai đoạn hiện
nay. Việc quản lý hải quan đối với hàng hóa XNK của DNCX đảm bảo các yếu
tố sau:
- Tạo môi trường thương mại và đầu tư lành mạnh, bình đẳng nhằm thúc
đẩy hoạt động sản xuất trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.
Thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm
thiểu sự can thiệp không cần thiết vào các hoạt động thương mại hợp pháp, cơ
quan hải quan đa tác động đến việc giảm chi phí cho các doanh nghiệp, qua đó
thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu

hút vốn đầu tư nước ngoài về lâu dài sẽ tạo ra nguồn thu cho ngân sách thông
qua các khoản thuế nội địa và các nguồn thu phát sinh (thuế Bảo vệ môi
trường, vận tải, dịch vụ).
- Góp phần bảo vệ trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Trong môi trường thế giới có nhiều biến động với sự phát triển của chủ
nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, âm mưu diễn biến hòa bình, hoạt
động rửa tiền, buôn bán vũ khí và các chất ma túy … thì một trong những
12


nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan hải quan là đảm bảo an toàn xa hội và an ninh
quốc gia, kiểm soát một cách có hiệu quả việc vận chuyển trái phép qua biên
giới các loại hàng hoá nguy hiểm và không an toàn đối với xa hội : các chất
gây nghiện, heroin, cổ vật, văn hóa phẩm đồi trụy …
- Bảo đảm thu thập số liệu thống kê thương mại chính xác và kịp thời.
Việc thu thập thống kê thương mại chính xác và kịp thời sẽ góp phần
tích cực cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ hoạch định chính sách và giải pháp
phát triển kinh tế, xa hội của đất nước qua từng thời kỳ.
Công tác quản lý về Hải quan nói chung trong đó có công tác quản lý các
doanh nghiệp chế xuất trong giai đoạn trước năm 2015 được quy định theo
Luật Hải quan số 29/2001/QH10, Luật số 42/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Hải quan và hiện nay là Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày
23/06/2014 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015). Và được quy định chi tiết
theo các văn bản cụ thể : Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 có hiệu
lực từ ngày 04/06/2009, hết hiệu lực ngày 20/01/2011; Thông tư 194/2010/TTBTC ngày 06/12/2010 có hiệu lực từ ngày 20/01/201, hết hiệu lực từ ngày
01/01/2013 ; Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 có hiệu lực từ
ngày 01/11/2013, hết hiệu lực từ ngày 01/04/2015 của Bộ Tài chính về việc quy
định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể quy định tại
điều 45 và 49 của thông tư.

- Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam theo quy định tại Điều 12 Luật
Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014:
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa,
phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và
quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản

13


lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Địa bàn hoạt động của Hải quan Việt Nam theo quy định tại Điều 7
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014:
+ Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng
không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu
sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đai hải quan; các địa điểm làm
thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người
khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu trong lanh thổ hải quan;
+ Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan quản lý Nhà nước về Hải quan và các cơ quan phối hợp:
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan được quy định cụ
thể tại Khoản 2 Điều 14 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
+ Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất
quản lý nhà nước về hải quan;

+ Các Bộ và các cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của

kn quan;
+ Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật hải quan tại địa phương;
1.3. Nguyên tắc tăng cường công tác quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu của cơ quan Hải quan đối với các DNCX.
Theo quy định hiện hành nội dung quản lý đối với DNCX bao gồm các
vấn đề chính sau:

14


- Chủ thể quản lý: Tổng Cục Hải quan mà trực tiếp quản lý là các đơn
vị Hải quan địa phương gồm Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục hải quan
trực thuộc
- Đối tượng quản lý: Tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của
DNCX.
- Công cụ quản lý: Sử dụng các công cụ thuế thông qua hàng hóa
XNK của DNCX.
+ Do hàng hóa của DNCX bao gồm máy móc, nguyên vật liệu nhập
khẩu, xuất khẩu của các DNCX theo quy định của Pháp luật Việt Nam đều là
đối tượng không phải chịu thuế XNK.
+ Đối với loại hình nhập sản xuất Chế xuất của DNCX, cơ quan quản
lý cần quản lý những thông tin sau: Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trực tiếp cấu
thành sản phẩm; Sản phẩm, nguyên vật liệu mẫu; Sản phẩm xuất khẩu sau khi
sản xuất; thông tin nhập xuất tồn kho doanh nghiệp.
+ Đối với loại hình nhập Gia công cho thương nhân nước ngoài sử

dụng công cụ thuế thông qua hợp đồng GC. Hợp đồng GC phải được lập theo
đúng quy định của Pháp luật và thể hiện đầy đủ những thông tin cơ bản sau:
thông tin các bên; thông tin về sản phẩm gia công; giá trị hợp đồng; Biện pháp
phần thừa sau khi kết thúc hợp đồng;
- Các nguyên tắc chung thực tế nhằm tăng cường công tác quản lý
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan đối với các DNCX
+ Nhà nước ưu tiên đầu tư thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công
nghệ tiên tiến để bảo đảm hiệu quả quản lý hải quan; khuyến khích tổ chức, cá
nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm
áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Tổ chức, cá nhân hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch
điện tử và thủ tục hải quan điện tử;
+ Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử, giá trị pháp lý của
chứng từ điện tử trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của
15


pháp luật về giao dịch điện tử; Luật Hải quan số 29/2001/QH10 và Luật số
42/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan; đồng thời kế
thừa và đáp ứng được các yêu cầu quản lý theo Luật Hải quan số 54/2014/QH13
ngày 23/06/2014 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015). (Theo chỉ đạo của Bộ
tài chính năm 2010 Tổng cục Hải qua đổi mới áp dụng hải quan điện tử ; tháng
04/2014 triển khai áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS).
+ Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra,
giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động
phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; (Tổng
cục Hải quan đa áp dụng hệ thống quản lý rủi ro RISKMAN)
+ Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu
thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân
thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực

hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp;
+ Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự
động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan;
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp
luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý
rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
+ Thông qua công tác kiểm tra sau thông quan đối với hồ sơ hải quan, sổ
kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến
hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện
sau khi hàng hóa đa được thông quan để đánh giá tính chính xác, trung thực nội
dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đa khai, nộp, xuất trình với cơ
quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác
của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải
quan;

16


+ Hoàn thiện công tác cán bộ, công chức hải quan là người có đủ điều
kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan
hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp
luật về cán bộ, công chức;
+ Bám sát vào tình hình thực tế, đi sâu, đi sát vào hoạt động xuất nhập
khẩu của doanh nghiệp để tham mưu cho Tổng cục, Bộ tài chính ban hành các
chính sách quy định phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan thông
qua đối thoại trực tiếp, gián tiếp trao đổi thông tin có liên quan đến hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu của các DNCX thông qua các đại lý hải quan...


17


×