Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Phát triển sản phẩm du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN - Nghiên cứu so sánh Việt Nam và một số nước Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 167 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỨC TÂN

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ ASEAN: NGHIÊN CỨU SO SÁNH
GIỮA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƢỚC ĐÔNG NAM Á

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn
2. PGS. TS. Đỗ Thị Thanh Vinh

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thế giới .............................................................8
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc ......................................................14
1.3. Khái quát kết quả các nghiên cứu trƣớc và những vấn đề luận án cần tập trung
nghiên cứu .................................................................................................................23
CHƢƠNG 2: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN..............................................................................................................26


2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan ....................................................................26
2.2. Phát triển sản phẩm du lịch ................................................................................37
2.3. Hội nhập kinh tế ASEAN và tác động của hội nhập kinh tế ASEAN đến du lịch
tại Việt Nam ..............................................................................................................46
CHƢƠNG 3: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH Ở MỘT SỐ NƢỚC ĐÔNG
NAM Á VÀ VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU SO SÁNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP KINH TẾ ASEAN .........................................................................................52
3.1. Khái quát về hội nhập du lịch ASEAN ..............................................................52
3.2. Phân tích, so sánh thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của một số nƣớc Đông
Nam Á và Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực ASEAN .................58
3.3. Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam với cácnƣớc trong
khu vực ......................................................................................................................93
3.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch của các nƣớc Đông
Nam Á .....................................................................................................................109
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ ASEAN .....111
4.1. Những cam kết hội nhập du lịch của Việt Nam ...............................................111
4.2. Thời cơ và thách thức đối với phát triển du lịch và sản phẩm du lịch Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN ...............................................................116
4.3. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế ASEAN ................................................................................................................120
4.4. Một số kiến nghị...............................................................................................132
KẾT LUẬN .............................................................................................................137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................141
PHỤ LỤC ................................................................................................................149


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Lƣợng khách quốc tế đến ASEAN ............................................... . 59
Bảng 3.2. Lƣợng khách du lịch quốc tế đến từng nƣớc thành viên ASEAN .. 60

Bảng 3.3. Thị trƣờng gửi khách chính của ASEAN ...................................... .61
Bảng 3.4. Thu nhập từ du lịch quốc tế đến của ASEAN .............................. ..62
Bảng 3.5. Số lƣợng cơ sở lƣu trú đạt chuẩn ở Bali từ năm 2011 – 2014 ....... 75
Bảng 3.6. Số lƣợng cơ sở lƣu trú ở Bang Sabah (Kota Kinabalu)
tính đến tháng 9/2014 ..................................................................................... 76
Bảng 3.7. Số lƣợng hƣớng dẫn viên theo từng thứ tiếng tại Bali ................... 79
Bảng 4.1. Kết quả đánh giá về giải pháp phát triển sản phẩm du lịch .......... 129
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá về giải pháp PTSP du lịch đ c thù.. ................. 130

DANH MỤC CÁC HÌNH V , BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số phòng khách sạn ở Bali, Pattaya, Khánh Hòa
giai đoạn 2009-2013 ........................................................................................ 76


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một trong những ngành kinh tế lâu đời ở Đông Nam Á, đã đƣợc
khởi động từ giữa thế kỷ XIX và phát triển nhanh vào nửa sau thế kỷ XX. Từ những
năm 80 của thế kỷ 20, du lịch khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dƣơng
đã đƣợc mệnh danh là ngành công nghiệp không khói với mức tăng trƣởng nhanh
nhất thế giới, trung bình 9,2%/năm. Đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, khách du
lịch tăng ở mức 7% mỗi năm (Tổ chức Du lịch Thế giới, 1990).
Theo Ủy ban Du lịch Thế giới (2005a), du lịch và lữ hành đóng góp 4,2 tỉ đô
la vào GDP của khu vực này và tạo việc làm cho 6,96 triệu ngƣời trong năm 2005
và dự kiến sẽ tăng lên đến 88,3 tỉ đô la và 8,5 triệu việc làm (bằng 2,8 % tổng số lao
động) vào năm 2015. Nhu cầu du lịch tăng trung bình hàng năm khoảng 6,2% trong
điều kiện thực tế từ năm 2006 đến năm 2015 (Ủy Ban Du lịch Thế giới, 2005a). Ở
những năm 90 của thế kỷ 20, Du lịch là nguồn thu ngoại hối đứng thứ nhất ở Thái
Lan, mang lại nguồn thu lớn thứ hai ở Philippines và đã trở thành nguồn thu ngoại
hối lớn thứ ba ở Singapore. Bên cạnh tăng trƣởng đƣợc thúc đẩy bởi khách du lịch

quốc tế, nhu cầu khách nội địa cũng phát triển. M c dù, tăng trƣởng mạnh nhƣng
chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 đã làm giảm bớt số lƣợng du khách, đến cuối năm
1991 mới có sự hồi phục (Hitchcock, King và Parnwell, 1993:1).
Lý do nào khiến ngành Du lịch ở nhiều nƣớc Đông Nam Á phát triển mạnh
mẽ và ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát tiển kinh tế quốc gia? Câu trả lời
có thể là: Du lịch là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Khi thu nhập
của ngƣời dân đƣợc cải thiện, thì nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng đƣợc đa
dạng, các giá trị văn hóa tinh thần ngày càng khác biệt và hƣớng đến nhu cầu khám
phá không gian sống mới…Trong quá trình đó, ngoài môi trƣờng an toàn và ổn định
của điểm đến, sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng nhất thu hút sự quan tâm của
du khách đến thăm và không chỉ đến thăm một lần. Đó là điều mà nhiều nƣớc Đông
Nam Á nhận thức rất rõ và chiến lƣợc tạo dựng sản phẩm du lịch theo hƣớng độc
đáo, riêng biệt, giá cả cạnh tranh và chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng lên. Họ phát
1


triển sản phẩm du lịch hết sức phong phú, có sức cạnh tranh, đƣợc quảng bá chuyên
nghiệp trong một quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch bền vững.
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, du lịch Việt Nam đã chuyển đổi ngoạn
mục, thay đổi về chất từ một ngành chuyên cung cấp dịch vụ ăn, ở thuần túy sang
kinh doanh chuỗi lữ hành với khả năng cạnh tranh khá cao. Việt Nam trở thành một
điểm đến hấp dẫn đối với du khách nƣớc ngoài và rất nhiều địa phƣơng trở thành
điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nƣớc bởi những giá trị
tài nguyên du lịch đ c sắc và phong phú. Trong điều kiện chính trị ổn định, đƣợc
Nhà nƣớc quan tâm phát triển, những nỗ lực của toàn ngành Du lịch Việt Nam trong
khoảng 10 năm qua đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nƣớc, đóng góp tích cực
vào tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ mang lại nhiều cơ hội việc làm cho lao động trong
nƣớc. Ngành Du lịch Việt Nam đƣợc ghi nhận nhiều bƣớc tiến vƣợt bậc, nhanh
chóng thu hẹp khoảng cách với ngành Du lịch các nƣớc trong khu vực, góp phần
tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nƣớc.

Tuy nhiên, khi so sánh với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, du
lịch Việt Nam thực sự chƣa khai thác hết tiềm năng và lợi thế sẵn có, sản phẩm du
lịch còn nghèo nàn và chƣa mang tính chuyên nghiệp, hoạt động du lịch thu hút du
khách vào vẫn còn nhiều khiếm khuyết, kinh doanh du lịch chƣa chuyên nghiệp,
nhiều bất cập liên quan đến cải cách pháp lý trong ngành chƣa đƣợc xử lý, nguồn
vốn đầu tƣ, nhân lực có tay nghề cao, công tác quảng bá hình hình ảnh và đ c biệt là
phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam thực sự chƣa thật sự bài bản để đạt đến sức
cạnh tranh cao về cả lý thuyết lẫn thực tế.
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 10 năm
(2005-2015), các chuyên gia cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có
nhiều điểm mạnh: Đa dạng về sản phẩm tại điểm đến (du lịch biển, du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch đô thị...); giàu giá trị truyền thống văn
hóa với hệ thống di sản, di tích, lễ hội đ c sắc; có thế mạnh nổi trội đối với sự phát
triển các sản phẩm du lịch biển đảo; giàu giá trị lịch sử văn hóa, gắn liền với các địa
danh nổi tiếng và kỳ tích lịch sử qua các thời kỳ; chất lƣợng dịch vụ, cơ sở lƣu trú
du lịch ngày càng đƣợc nâng cao; giá cả hợp lý; thị trƣờng du lịch nội địa ổn định,
2


tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển du lịch bền vững; có thế mạnh trong việc
liên kết phát triển các sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng... Trong bối cảnh áp
lực phát triển, duy trì năng lực cạnh tranh và đảm bảo tăng trƣởng bền vững, du lịch
Việt Nam cần lựa chọn phƣơng hƣớng phát triển phù hợp với xu thế và tƣơng xứng
với tiềm năng du lịch phong phú của đất nƣớc, từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch có
khả năng cạnh tranh cao hơn nữa không chỉ phạm vi khu vực mà còn trên phạm vi
quốc tế. Đây là một nhiệm vụ n ng nề, khó khăn của ngành.
Trong điều kiện nhƣ vậy, để hoàn thành nhiệm vụ trên, việc nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển sản phẩm du lịch từ những quốc gia có bề dày thành công về phát
triển du lịch là nhu cầu rất lớn; việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch trong
điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ở các nƣớc Đông Nam Á, từ đó so

sánh giữa Việt Nam và một số nƣớc Đông Nam Á là việc làm hết sức cấp thiết.
Cho đến nay, “Phát triển sản phẩm du lịch trong điều kiện hội nhập kinh
tế ASEAN: Nghiên cứu so sánh Việt Nam và một số nước Đông Nam Á” là đề tài
còn trống vắng nghiên cứu.
Đó là những lý do nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề này thực hiện luận án
tiến sĩ. Tác giả của công trình này kỳ vọng góp phần nhỏ của mình vào nghiên cứu
lý luận và thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam trong giai đoạn hội
nhập kinh tế hiện nay cũng nhƣ tƣơng lai.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án phân tích so sánh các chính sách và phƣơng thức phát triển sản
phẩm du lịch giữa Việt Nam và một số nƣớc khu vực Đông Nam Á trong điều kiện
hội nhập kinh tế ASEAN. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có
thể tham khảo và nêu lên một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, Luận án xác định nhiệm vụ nghiên cứu
nhƣ sau:

3


- Hệ thống hóa lý thuyết và khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch và phát
triển sản phẩm du lịch.
- Nghiên cứu phân tích, so sánh thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của
một số nƣớc Đông Nam Á và Việt Nam.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch, từ đó đề
xuất những định hƣớng, giải pháp phát triển sản phẩm du lịch cho Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của Việt
Nam và một số nƣớc khu vực Đông Nam Á trong điều kiện hội nhập kinh tế
ASEAN, trong đó tập trung nghiên cứu một số sản phẩm du lịch chủ đạo nhƣ sản
phẩm du lịch biển đảo, sản phẩm du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch sinh thái.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển sản phẩm
du lịch của một số nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và so sánh quá trình phát triển
sản phẩm du lịch của Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển sản
phẩm du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch của các
nƣớc trong khu vực ASEAN, trong đó tập trung vào các nƣớc Thái Lan, Indonesia,
Malaysia và Việt Nam.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu, thu thập số liệu sơ cấp giai đoạn 20092015 và sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn đoạn 2000-2015, nhằm phân tích, đánh
giá quá trình phát triển sản phẩm du lịch của một số nƣớc ASEAN. Các đề xuất,
giải pháp của luận án có ý nghĩa trong giai đoạn 2016 -2020, tầm nhìn đến 2030.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội
bao gồm phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phƣơng pháp
thống kê, phƣơng pháp nghiên cứu so sánh, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp.

4


- Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: đ t việc phát triển
sản phẩm du lịch cho Việt Nam trong mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực hoạt
động khác.
- Phƣơng pháp tổng hợp: Tổng hợp tất cả những hoạt động liên quan đến du
lịch để xây dựng một chức tranh tổng thể về phát triển sản phẩm du lịch cho Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN.

- Phƣơng pháp phân tích hệ thống: Phân tích một cách có hệ thống các hoạt
động du lịch cụ thể để biết đƣợc thực trạng sản phẩm du lịch nhằm đề xuất những
giải pháp hữu hiệu.
- Phƣơng pháp thống kê: Luận án sử dụng các số liệu thống kê phù hợp trong
quá trình phân tích và tổng hợp thực tiễn về chính sách phát triển sản phẩm du lịch
và rút ra các bài học kinh nghiệm từ các nƣớc trong khu vực.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Luận án sử dụng phƣơng pháp này để thu thập
các ý kiến, đề xuất chính sách đối với du lịch, sản phẩm du lịch phù hợp với tình
hình thực tế của Việt Nam. Luận án cũng đã dựa vào các chính sách, chiến lƣợc,
quy hoạch phát triển du lịch của Chính phủ để phân tích và đƣa ra các chính sách
phát triển sản phẩm du lịch cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án hy vọng có những đóng góp sau:
Một là, hệ thống hoá có phát triển ở mức độ nhất định đƣợc những vấn đề lý
luận cơ bản về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch; giới thiệu một số
mô hình sản phẩm du lịch tiêu biểu hiện đang đƣợc một số nƣớc trong khu vực sử
dụng; đƣa ra các tiêu chí về phát triển sản phẩm du lịch và các nhân tố ảnh hƣởng
đến sự phát triển của sản phẩm du lịch.
Hai là, khái quát đƣợc quá trình Hội nhập kinh tế ASEAN và tác động của
hội nhập kinh tế ASEAN đến du lịch tại Việt Nam; khái quát đƣợc quá trình hội
nhập du lịch của các nƣớc trong khu vực ASEAN; phân tích, so sánh, đánh giá thực
trạng phát triển sản phẩm du lịch của một số nƣớc Đông Nam Á và Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong
việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam;
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống, chiến lƣợc phát
triển sản phẩm du lịch mới nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao giá trị sản phẩm du
5


lịch Việt Nam trong hiện tại và tƣơng lai; đƣa ra đƣợc những khuyến nghị đối với

các cơ quan chức năng liên quan cần làm gì để hỗ trợ, xúc tiến, thực hiện xây dựng
chính sách và giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch để khai thác tiềm năng du
lịch của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Từ những kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần làm cơ sở thực tiễn và
lý luận để thực hiện các chính sách phát triển sản phẩm du lịch của các nƣớc
ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong điều kiện hội nhập khu vực. Từ
những phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của một số nƣớc trong khu
vực ASEAN, luận án đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc
hoạch định và thực hiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam thời
gian tới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần các phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa, phụ bìa, danh
mục chữ viết tắt, danh mục bảng, tài liệu tham khảo, phụ lục và các công trình đã
công bố của nghiên cứu sinh, luận án đƣợc kết cấu nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chƣơng này khái quát đƣợc các
công trình, đề án nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về tình hình phát
triển du lịch và sản phẩm du lịch ở cấp vĩ mô và cấp vi mô ở các quốc gia; các loại
hình du lịch, các mô hình phát triển sản phẩm du lịch cho từng vùng, từng khu vực,
từng địa phƣơng, từng quốc gia. Các công trình nghiên cứu đã góp phần tạo ra một
khung cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính định hƣớng cho nghiên cứu của luận án.
Chƣơng 2. Phát triển sản phẩm du lịch: Cơ sở lý luận và Thực tiễn Chƣơng
này làm rõ cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch, đ c trƣng của sản phẩm du lịch; đƣa
ra một số mô hình sản phẩm tiêu biểu nhƣ: 4S, mô hình 3H, mô hình 6S. Nêu lên
đƣợc nội dung, nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch và các tiêu chí phát triển sản
phẩm du lịch.Chƣơng này cũng đã phân tích kinh nghiệm, chiến lƣợc phát triển du
lịch và phát triển sản phẩm du lịch của một số nƣớc trong khu vực Đông Á.
Chƣơng 3. Phát triển sản phẩm du lịch ở một số nƣớc Đông Nam Á và Việt
Nam: Nghiên cứu so sánh trong điều kiện hội nhập ASEAN. Chƣơng này nêu đƣợc
tiến trình hội nhập kinh tế và du lịch của các nƣớc Đông Nam Á. Phân tích, so sánh,

đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của một số
6


nƣớc Đông Nam Á trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN; từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm quan trọng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách phát
triển sản phẩm du lịch cho các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
Chƣơng 4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn
đƣợc phân tích và các bài học kinh nghiệm, chƣơng này đã dẫn dắt các chính sách,
chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch, phát triển sản phẩm của Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030; nêu lên những thời cơ và thách thức đối với phát
triển du lịch và sản phẩm du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực
ASEAN. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống, chiến
lƣợc phát triển sản phẩm du lịch mới nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao giá trị sản
phẩm du lịch Việt Nam trong hiện tại và tƣơng lai; đƣa ra đƣợc những khuyến nghị
đối với các cơ quan chức năng liên quan cần làm gì để hỗ trợ, xúc tiến, thực hiện
xây dựng chính sách và giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch để khai thác
tiềm năng du lịch của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN.

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thế giới
Trƣớc đây, các nghiên cứu tính cạnh tranh của một điểm du lịch, nơi đƣợc
nhận biết bởi khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch, đƣợc nghiên cứu dƣới
góc độ vi mô và thể hiện bằng phân tích so sánh giá cả. Gần đây, ngành Du lịch của

nhiều nƣớc đã ý thức đƣợc rằng, bên cạnh yếu tố giá cả còn có nhiều yếu tố khác
xác định khả năng cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Hiện đã có một số công
trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này trên những khía cạnh khác nhau, cụ thể là:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch trong bối cảnh toàn cầu hoá
1) William, F. T. (1997). Global tourism: The next decade. London:
Butterorth-Heinemann: Nghiên cứu giới thiệu về khái niệm và phân loại du lịch;
xác định những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của du lịch; định hƣớng và kế hoạch
phát triển du lịch; vai trò du lịch đối với hòa bình thế giới. Bên cạnh đó, tác giả đã
làm rõ du lịch là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và
hiểu biết lẫn nhau. Khi mọi ngƣời đi du lịch khắp nơi trên thế giới và hiểu biết về
nhau, về phong tục tập quán của nhau cũng nhƣ đánh giá cao về cá nhân con ngƣời
của mỗi quốc gia, từ đó các quốc gia sẽ xây dựng đƣợc sự hiểu biết quốc tế, điều
này có thể cải thiện rõ rệt nền hòa bình thế giới.
2) Salah Wahab, Chris Cooper (2001), Tourism in the Age of Globalisation,
Routledge, London: Tác phẩm gồm 14 bài viết của các nhà khoa học và một bài
tổng kết của hai tác giả tiến hành tổng hợp Salah Wahab và Chris Cooper. Có thể
nói đây là một trong những tác phẩm đầu tiên đề cập đến vấn đề du lịch trong xu
hƣớng toàn cầu hóa của thế giới, đƣợc biên soạn một cách khá đầy đủ và công phu.
Qua cuốn sách có thể tiếp cận với nhiều quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác
nhau về du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhƣ nhu cầu du lịch, marketing du
lịch, năng lực cạnh tranh du lịch hay phƣơng thức tiếp cận du lịch bền vững.
Tuy nhiên, các tác giả của cuốn sách mới chỉ đơn thuần tập hợp và phân chia
các bài nghiên cứu theo các chủ đề có liên quan mà chƣa có sự tổng hợp, phân tích
8


và so sánh giữa những quan điểm này. Các tác giả cũng đã đ t ra hai vấn đề có thể
đƣợc coi là hƣớng nghiên cứu cho những tác phẩm tiếp theo đó là: 1) Khả năng cân
bằng giữa tầm nhìn quốc tế trong du lịch với nhu cầu của địa phƣơng; 2) Đáp ứng
các nhu cầu về nguyên vật liệu cho một cộng đồng quốc tế mà không làm gia tăng

sự bất bình đẳng và phá hoại môi trƣờng.
3) Joachim Willms (2007), “The Future Trends in Tourism – Global
Perspectives”. Tác giả đã đã đƣa ra những xu hƣớng du lịch mới trong bối cảnh hội
nhập. Carmela (2014), “Best Practices in Integrating Sustainability in Tourism
Management and Operations”. Tác giả nêu ra những Kinh nghiệm điều hành phát
triển du lịch bền vững. Charles R. Goeldner và J.R. Brent Ritchie (2006) với đề tài
“Tourism: Principles, Practices, Philosophies” Tác phẩm nêu ra những nguyên tắc,
thực tiễn và triết lý về du lịch. Các nghiên cứu cho rằng, sự hợp tác hiệu quả giữa
các bên nhƣ chính phủ, hội đồng du lịch, doanh nghiệp và cộng đồng địa phƣơng là
rất quan trọng trong quản lý và phát triển du lịch bền vững.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về điểm đến và n ng l c cạnh tranh điểm
đến du lịch
1) Eric Laws (1995), Tourist destination management, Napier University,
Edinburgh: Tác phẩm đã nghiên cứu và đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về
hoạt động quản lý điểm đến du lịch. Từ việc nghiên cứu điểm đến du lịch, lựa chọn
điểm đến du lịch, tác giả đã xây dựng kế hoạch marketing và các chính sách để phát
triển điểm đến du lịch. Thành công lớn nhất của tác giả đối với công trình nghiên
cứu này là việc sử dụng có hiệu quả phƣơng pháp nghiên cứu tình huống. Trong tác
phẩm này tác giả đã đƣa ra và phân tích 13 tình huống cụ thể liên quan đến các
điểm đến du lịch và giành cả một chƣơng để phân tích về điểm đến du lịch Dubai.
Những tình huống này không chỉ giúp làm sáng tỏ nội dung lý thuyết đƣợc đề cập
mà còn là một tài liệu quý giá phục vụ cho việc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo hay
giúp các nhà quản lý ở các cấp có đƣợc những bài học kinh nghiệm cho hoạt động
của mình. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai cụ thể các kế hoạch, các nội dung trong
quy trình quản lý điểm đến du lịch cho phù hợp với mức độ phát triển của từng địa
phƣơng là hƣớng nghiên cứu mới đƣợc mở ra từ công trình này.
9


2) J. R. Brent Ritchie, Geoffrey I. Crouch (2003), The competitive

destination: A sustainable tourism perspective, CABI: Các tác giả đã tập trung
nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng, quyết định năng lực cạnh tranh và sự phát triển
bền vững của các điểm đến du lịch. Các yếu tố này, vai trò của chúng và các mối
quan hệ đƣợc thể hiện thông qua phân tích mô hình các tác động tổng thể đến các
điểm đến du lịch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố này ảnh hƣởng đến
cung - cầu du lịch, quá trình quản lý, tổ chức và hoạt động của điểm đến, qua đó
ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của điểm đến. Những nhân tố này thậm
chí không chỉ ảnh hƣởng đến du lịch mà đến cả các khía cạnh khác của kinh tế xã
hội của địa phƣơng có điểm đến du lịch.
Hạn chế chính của đề tài là phƣơng pháp tiếp cận định lƣợng, trên cơ sở phân
tích trƣờng hợp các điểm đến (case study). M t khác, các yếu tố mà đề tài đề cập
mang tính tổng hợp cao và bao trùm tổng thể. Đây chính là ƣu điểm nhƣng cũng là
nhƣợc điểm của đề tài, do rất khó có thể đánh giá đúng hay đo lƣờng chính xác
đƣợc các yếu tố này. Vì vậy, các nghiên cứu tƣơng lai cần cụ thể hóa cách đo lƣờng
đánh giá từng yếu tố của mô hình tổng quan. Phân tích tổng thể bằng phƣơng pháp
định lƣợng cũng là một định hƣớng nghiên cứu hay nhƣng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro
và có độ phức tạp cao.
3) Metin Kozak, Mike Rimmington (2000), Tourist satisfaction with
Mallorca Spain, as an off-season holiday destination, Journal of Travel Research,
Vol 38, pp. 260-269: Bài viết đã chỉ ra rằng Mallorca là một địa điểm khá hấp dẫn
với du khách không chỉ trong mùa cao điểm mà còn trong các mùa khác. Từ các số
liệu thu đƣợc cho thấy: bên cạnh các yếu tố làm gia tăng mức độ hài lòng của du
khách thì vẫn còn một số nhân tố làm khách hàng không hài lòng, đ c biệt là sự đổi
mới của các sản phẩm du lịch. Do đó, các nhà quản lý cần có những biện pháp để
khắc phục tình trạng hiện có để làm tăng sự hài lòng của du khách với điểm đến, với
những sản phẩm du lịch mới và góp phần đƣa họ quay trở lại, cũng nhƣ trở thành
một công cụ quảng bá cho du lịch điểm đến. Tuy nhiên, do nghiên cứu đƣợc thực
hiện với du khách Anh nên có những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ. Câu trả lời
của du khách bị ảnh hƣởng bởi quan điểm chủ quan của ngƣời nghiên cứu, làm ảnh
10



hƣởng đến kết quả của nghiên cứu. Các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng đối tƣợng
nghiên cứu, bao hàm cả các yếu tố cá nhân về văn hóa và đ c tính của du khách.
4) Larry Dwyer, Chulwon Kim (2003), Destination Competitiveness: A
Model and Determinants, Current Isues in Tourism, Vol 5, pp.369-414: Đây là một
trong những nghiên cứu thuộc nghiên cứu của nhóm tác giả về năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch và chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến thông qua những
khảo sát thực tế tại thị trƣờng du lịch Úc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong nghiên cứu
này các tác giả mới tập trung vào mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến
du lịch, còn chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến chƣa đƣợc phân tích với
nhiều điểm đến cụ thể. Đây cũng chính là hƣớng nghiên cứu gợi mở ra từ công trình
nghiên cứu này cho những nghiên cứu tiếp theo.
5) Geoffrey I. Crouch (2007), Modelling destination competitiveness: A
Survey and Analysis of the Impact of Competitiveness Attributes, Sustainable
Tourism CRC: Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn chi tiết về tầm quan
trọng của năng lực cạnh tranh điểm đến, đến sức cạnh tranh của điểm đến với các
điểm đến khác. Mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh điểm đến cung cấp một
khung có ích giúp cho các điểm đến du lịch quản lý năng lực cạnh tranh của họ. Tuy
nhiên, nghiên cứu còn hạn chế là chƣa đề cập đến sự tham gia của các bên liên quan
đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. Do đó các nghiên cứu sau này nên
tập trung vào vấn đề này cũng nhƣ triển khai các nghiên cứu định lƣợng để khẳng
định lại vai trò của các yếu tố đề tài đã tìm ra.
6) Trong cuốn sách "Du lịch, Công nghệ và Chiến lược cạnh tranh" xuất bản
năm 1993, học giả Aulia Poon đã chỉ ra bốn chiến lƣợc mà các điểm đến du lịch cần
phải có để đẩy mạnh phát triển ngành du lịch mới và bền vững. Aulia Poon cho rằng
những thay đổi trong trào lƣu đi du lịch và loại hình du lịch trong ngành du lịch
hiện nay so với du lịch đại trà trƣớc kia là rất lớn, do sự xuất hiện của khoa học
công nghệ, hành vi khách hàng và khoa học quản lý trên phạm vi quốc tế. Du khách
hiện nay đi du lịch với mong muốn trải nghiệm qua kỳ nghỉ, chính vì thế ở mỗi

điểm đến sự trải nghiệm trong kỳ nghỉ của khách không chỉ đơn thuần là đêm ngủ
và thức ăn, danh lam thắng cảnh mà còn là thủ tục hải quan, thái độ của nhân viên
11


công quyền, hàng rong trên hè phố, sự đeo bám của đội ngũ bán hàng rong và ăn
xin. Và rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng hay các hãng cung cấp dịch vụ kỳ nghỉ
thành công là nhờ mang lại cho du khách sự trải nghiệm khó quên trong các sản
phẩm du lịch của họ.
7) Theo học giả Crouch và Ritchie trong công trình "Điểm đến cạnh tranh"
xuất bản năm 2003 đã cho rằng tính cạnh tranh của điểm đến du lịch là “khả năng
của điểm đến này trong việc tăng chi tiêu cho du lịch, tăng khả năng thu hút khách
du lịch trong khi cung cấp cho họ sự hài lòng, những ấn tƣợng khó quên, và làm
những việc này một cách có lợi nhuận, đồng thời tăng cƣờng sự thịnh vƣợng cho
dân cƣ tại điểm đến này và bảo tồn giá trị tự nhiên của điểm đến với mục đích tạo
lợi nhuận trong tƣơng lai”. Họ nhấn mạnh rằng, tính cạnh tranh của du lịch cần
đƣợc xem xét trong dài hạn. Ba trụ cột của sự bền vững là sự bền vững về kinh tế,
sự bền vững về văn hoá - xã hội, và sự bền vững về sinh thái. Nhìn từ mô hình của
Crouch và Ritchie cho thấy tầm quan trọng của các chính sách, quy hoạch phát triển
và quản lý điểm đến đóng vai trò quan trọng vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh
của một điểm đến du lịch. Một điểm đến nổi tiếng không phải ngẫu nhiên mà có, nó
đòi hòi phải có môi trƣờng quy hoạch tốt nhằm kích thích và tạo điều kiện thuận lợi
cho các hình thức phát triển du lịch phù hợp, bao gồm hệ thống chính sách, các cam
kết của chính phủ, luật, hƣớng dẫn và chỉ dẫn, các mục tiêu chiến lƣợc và chiến
lƣợc phát triển thúc đẩy tạo nên một bối cảnh mà trong đó ngƣời ta đƣa ra các quyết
định cá nhân và tập thể ảnh hƣởng tới sự phát triển du lịch. Các chiến lƣợc và quy
hoạch du lịch cần mô tả tiến trình triển khai và các kế hoạch phát triển dài hạn để
phát triển và tiếp thị du lịch và mang lại cơ cấu và tiêu điểm chung cho các hoạt
động quản lý điểm đến.
8) Ngoài ra, chuyên gia hàng đầu thế giới về Marketing và phân tích cạnh

tranh là Micheal E. Porter có mô hình phân tích cạnh tranh của một quốc gia, điểm
đến bằng mô hình "Viên kim cương". Michael E. Porter cho rằng khả năng cạnh
tranh của một quốc gia hay điểm đến du lịch phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào hay
vị thế của một điểm đến (nhƣ nguồn tài nguyên du lịch, nguồn vốn, nguồn nhân lực,
giá cả và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp) liên quan tới các yếu tố sản xuất cần
12


thiết để cạnh tranh trong ngành du lịch; điều kiện về cầu hay bản chất của cầu với
các sản phẩm và dịch vụ du lịch (quy mô thị trƣờng, cơ cấu thị trƣờng, vị thế trên
các thị trƣờng tăng trƣởng nhanh); các ngành hay nhóm các hoạt động bổ trợ liên
quan (sự tiếp cận điểm đến nhƣ các nhà cung ứng du lịch, các công ty vận chuyển,
ngành công nghiệp giải trí, lƣu niệm, thực phẩm, thời trang, mua sắm...); cơ cấu thị
trƣờng, mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng (kế hoạch tiếp thị, chiến lƣợc, cơ cấu thị
trƣờng, quy mô doanh nghiệp, sự hợp tác giữa doanh nghiệp, quản trị chất lƣợng
dịch vụ, xây dựng hình ảnh…) là các yếu tố ảnh hƣởng và phụ thuộc lẫn nhau. Các
lợi thế trong một nhóm nhân tố này có thể tạo ra hay hoàn thiện các lợi thế trong
một nhóm nhân tố khác.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch
1) Michael Hitchcock, Victor T. King and Michael Parnwell (2009), Toursm
In Southeast Asia, Challenges and New Directions, Nordic Institure of Asian
Studies: Tác phẩm gồm 16 bài viết của các tác giả Michael Hitchcock, Victor T.
King and Michael Parnwell. Các tác giả đã khái quát đƣợc tình hình các hoạt động
và sự phát triển của ngành du lịch ở Đông Nam Á. Cuốn sách đã đề cập đến nhiều
nội dung liên quan đến các lĩnh vực khác nhau, mang tính so sánh trong định hƣớng
và tổ chức sử dụng các kỹ năng và chuyên môn của các sử gia, các nhà kinh tế, các
nhà khoa học chính trị, các nhà địa lý, các nhà nhân chủng học và các nhà xã hội
học, cũng nhƣ là các tài liệu thực nghiệm trong khu vực. Nó tập trung vào một số
chủ đề mới nổi ở thời điểm đó. Các đề tài chủ yếu nghiên cứu sự thay đổi các khái
niệm về văn hóa và sắc tộc đƣợc cho là một trong những quan tâm chính của du lịch

ở Đông Nam Á, du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số và cách mà các ngƣời dân địa
phƣơng đƣợc miêu tả (theo phƣơng diện lịch sử và các phƣơng tiện truyền thông
hiện nay, và trong các tài liệu quảng cáo và du lịch); hậu quả của du lịch và bản chất
của các tác động đến nền kinh tế Đông Nam Á, xã hội và văn hóa, đ c biệt là các
vấn đề là du lịch có ảnh hƣởng phát triển tích cực hay tiêu cực; tính bền vững ho c
các hoạt động du lịch, và các hiện tƣợng của du lịch trao đổi, du lịch di sản, du lịch
sinh thái, du lịch đào tạo, và du lịch với sở thích đ c biệt; chính sách và quy mô
thực tế của sự phát triển du lịch. Cuối cùng, cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng
13


của việc giải quyết các biến động chính mà nó ảnh hƣởng tới kinh tế - xã hội, tác
động về văn hóa, chính trị của du lịch, bao gồm những thay đổi theo thời gian, đòi
hỏi chúng ta phải nắm bắt đƣợc động lực phát triển du lịch và cố gắng giải quyết
những hạn chế của hiện trạng, thời gian giới hạn nghiên cứu; đ c điểm của dân tộc
thiểu số, tầng lớp xã hội, cộng đồng, ho c khu vực có liên quan đến hoạt động du
lịch, các loại hình du lịch theo cách hoạt động và cách thức tổ chức, quy mô của
hoạt động du lịch, thời gian, tập trung hay phân tán; nguồn gốc, đ c điểm, bối cảnh
kinh tế xã hội và động cơ của khách du lịch; cách mà những điểm đến và dân cƣ
đƣợc miêu tả; bản chất của sự tƣơng tác giữa “chủ” và “khách” m c dù chúng ta
nhận ra bản chất vấn đề của các phạm trù này; mối tƣơng quan giữa du lịch và các
quá trình khác của sự thay đổi, tác động của sự gia tăng “du lịch hóa” của một số
cộng đồng nhất định và việc xây dựng lại truyền thống có chủ ý nhằm đáp lại nhu
cầu và mục tiêu của thị trƣờng du lịch.
2) Oppermann, M, & Chon, K. S. (1997). Tourism in developing countries.
International Thomson Business Press: Nghiên cứu này tập trung phân tích những
vấn đề nhƣ: sự phát triển du lịch ở các nƣớc đã và đang phát triển, trong đó tác giả
nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu du lịch tại các đất nƣớc đang phát triển theo
nhiều giai đoạn: giai đoạn 1930-1960, giai đoạn 1970-1985 và giai đoạn 1985-1993.
Đồng thời, nghiên cứu này này còn đánh giá mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch,

các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phƣơng pháp đo lƣờng phát triển du
lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch nhƣ khu nghỉ mát ven đồi hay ven
biển, các khu du lịch vùng ngoại ô.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về sản phẩm du lịch,
chiến lƣợc phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và một số địa
phƣơng nói riêng trên những khía cạnh khác nhau, cụ thể là:
1.2.1. Các công nghiên cứu về điểm đến du lịch
1) Bùi Xuân Nhàn (2004), Cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp đẩy
mạnh xúc tiến điểm đến du lịch của ngành du lịch Việt Nam tới năm 2010, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học "Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam", Đại
14


học Thƣơng mại, tr9-17: Tham luận đã làm rõ đƣợc các vấn đề về điểm đến du lịch
và xúc tiến điểm đến du lịch; phác họa đƣợc bức tranh khá đầy đủ về các hoạt động
xúc tiến của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2003.
Nghiên cứu với 11 giải pháp đƣợc đề xuất đã góp phần nâng cao nhận thức của các
cấp, các ngành và nhân dân về phát triển du lịch, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm
đến du lịch Việt Nam thời gian tới năm 2010.
Nghiên cứu đã làm rõ đƣợc các vấn đề về cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải
pháp đẩy mạnh xúc tiến điểm đến du lịch của ngành du lịch Việt Nam tới năm 2010.
Nghiên cứu chƣa đề cập đến năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch, vì vậy, đây
là vấn đề mở ra cho những nghiên cứu tiếp theo Tham luận này.
2) Trịnh Xuân Dũng (2004), Điểm đến du lịch - Lý luận và thực tiễn tại Việt
Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch
Việt Nam", Đại học Thƣơng mại, tr26-28: Tác giả đã thông qua việc tham khảo các
ý kiến của du khách và khái quát các câu trả lời bằng 3 chữ B (buồn, bụi, bẩn). Hai
nhóm nguyên nhân chính đƣợc xác định, đó là nguyên nhân: khách quan và chủ
quan do thực tiễn điểm đến đƣợc phản ảnh. Giải pháp cho các nguyên nhân trên

đƣợc tác giả khẳng định quan trọng nhất, đó là nâng cao nhận thức của xã hội cũng
nhƣ cộng đồng địa phƣơng về lợi ích của điểm đến du lịch trong sự phát triển du
lịch nói riêng cũng nhƣ trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tham luận
ngắn gọn nhƣng cũng phán ánh đƣợc tƣơng đối cụ thể, chính xác tình hình thực tế
của các điểm đến du lịch Việt Nam. Tham luận chƣa khái quát đƣợc các phƣơng
diện điểm đến du lịch mà tác giả xem xét trong bài thực chất đó chính là các nhân tố
của năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Vì vậy, Tham luận gợi mở ra một hƣớng
nghiên cứu tiếp theo về năng lực cạnh tranh điểm đến từ những vấn đề thực tế này.
3) Nguyễn Đình Hòa (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du
lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 214,
tr34-37: Bài viết đã phân tích đƣợc thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của du
lịch Việt Nam, xếp hạng của Việt Nam theo các tiêu chí của WEF. Bài viết cũng đề
xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của Việt
Nam và định hƣớng phát triển cho du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
15


Năng lực cạnh tranh là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối với ngành du lịch Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết, tác giả
chƣa đánh giá đƣợc một cách toàn diện năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch
Việt Nam thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, các phân tích còn chung chung,
chƣa cụ thể. Vì vậy, đây cũng là hƣớng để các nghiên cứu tiếp theo phát triển và
hoàn thiện hơn.
4) Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt
Nam, Luận án kinh tế chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận án đã khái quát có
chọn lọc một số cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh điểm đến; bổ sung khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến, phân tích, so sánh
sự khác biệt chủ yếu của hai mô hình lý thuyết điển hình về năng lực cạnh tranh
điểm đến là mô hình của Crouch và Ritchie và mô hình kết hợp năng lực cạnh tranh
điểm đến của Dwyer và Kim, từ đó đƣa ra quyết định lựa chọn mô hình kết hợp của

Dwyer và Kim cho việc nghiên cứu của luận án. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm
nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của Thái Lan, Malaysia và Thụy Sỹ, rút ra
bảy bài học kinh nghiệm quan trọng có thể tham khảo đề xuất chính sách và giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam. Luận án lần đầu
tiên áp dụng mô hình kết hợp của Dwyer và Kim, các chỉ số đánh giá năng lực cạnh
tranh điểm đến của Việt Nam trong so sánh với một số điểm đến cạnh tranh khác
trong khu vực. Luận án đã đề xuất bốn quan điểm và bảy nhóm khuyến nghị về
chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt
Nam trong thập kỷ tới.
Những kết quả đạt đƣợc của luận án cũng gợi mở vấn đề nghiên cứu về năng
lực cạnh tranh quốc tế của điểm đến du lịch cho những nghiên cứu tiếp theo.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch
1) Lê Trọng Bình (2008), Một số giải pháp phát huy giá trị di sản thiên
nhiên thế giới Hạ Long trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Viện Nghiên
cứu phát triển du lịch: Tác giả đã đƣa ra một cái nhìn khá tổng thể vị trí của di sản
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam,
tình hình phát triển du lịch của Vịnh Hạ Long: thành quả đạt đƣợc và những hạn chế
16


còn tồn tại. Từ thực tế đó, tác giả đề xuất bốn nhóm giải pháp lớn nhằm phát huy
giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ
Long. Bài viết đã phân tích nhiều về sản phẩm du lịch của Hạ Long, những thành
công đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại của phát triển sản phẩm du lịch,
nhƣng các yếu tố khác nhƣ văn hóa, tổ chức, marketing, quản lý nhân lực, tài chính
và vốn, quản lý du khách,… chƣa đƣợc tác giả đề cập trong bài viết. Vì vậy, đây
cũng là hƣớng mở ra để hoàn thiện hơn nghiên cứu về phát huy giá trị di sản thiên
nhiên thế giới Hạ Long trong thời gian tới.
2) Nguyễn Thu Hạnh (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du
lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Viện

Nghiên cứu phát triển Du lịch chủ trì: Nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ
sở lý luận về du lịch biển và phát triển khu du lịch biển quốc gia. Nêu khái niệm
mới về sản phẩm du lịch của khu du lịch biển quốc gia, khẳng định đó là tập hợp tất
cả các cảm xúc đơn lẻ đem lại cho du khách ấn tƣợng đ c trƣng nhất về một khu du
lịch biển. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm phát triển của một số khu du lịch biển
nƣớc ngoài, đề tài đã đƣa ra đƣợc 10 bài học kinh nghiệm sau: 1) Tổ chức phát triển
và quản lý khu du lịch phải nằm trong chiến lƣợc phát triển du lịch bền vững của
đất nƣớc; 2) Xác định một cách rõ ràng về thị trƣờng, đối tƣợng và nhu cầu du lịch
của hệ thống các khu du lịch; 3) Lựa chọn vị trí phù hợp để thu hút khách du lịch; 4)
Tổ chức hình thành khu du lịch phải gắn với mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng
sông, đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng không và gắn với các thị trƣờng lớn về du lịch;
5) Hệ thống các khu du lịch có chung thị trƣờng lƣu trú, từ đó đề nghị phải ứng
dụng những công nghệ, thành tựu khoa học trong việc tổ chức, quản lý khách sạn
trong khu du lịch; 6) Các khu du lịch có quy luật vòng đời của sự hấp dẫn, muốn
kéo dài vòng đời hấp dẫn của khu du lịch phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp
khác nhau, phải có kế hoạch khai thác đúng mức, liên tục ứng dụng KH - CN, liên
tục hoàn thiện, đổi mới sản phẩm du lịch, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thị
trƣờng...; 7) Hình thành và phát triển các khu du lịch không mùa để khai thác quanh
năm; 8) Phải tổ chức nghiên cứu thị trƣờng riêng cho hệ thống các khu du lịch; 9)
Phải biết gắn kết hợp giữa khu du lịch với các điểm, khu tham quan, khu vui chơi
17


giải trí công cộng; và 10) Hình thành và phát triển các khu du lịch đều có tính
hai m t, nên cần phải quan tâm giải quyết yếu tố tiêu cực ảnh hƣởng đến môi
trƣờng xã hội. Từ những bài học kinh nghiệm đó, nhóm tác giả đã tập trung phân
tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
trong phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng Bắc Trung Bộ; đề xuất
các định hƣớng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng
Bắc Trung Bộ đến năm 2020.

3) Tổng cục Du lịch Việt Nam (2001) với đề án “Chủ trương và giải pháp
đẩy mạnh phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên”: Đề án đã phác họa bức
tranh về đ c điểm chung của các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên; chỉ rõ vai trò và vị
trí của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; nêu ra các cơ sở để đề xuất chủ trƣơng và
giải pháp nhƣ: tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên;
thực trạng phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; những cơ hội và thách thức
của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên. Từ đó, đề án đã đƣa ra những giải pháp phát
triển mạnh du lịch Miền Trung - Tây Nguyên: 1) Tạo điều kiện thuận lợi cho khách
du lịch tiếp cận các điểm du lịch trong khu vực Miền Trung - Tây Nguyên; 2) Về
đầu tƣ phát triển du lịch: cần huy động các nguồn lực phát triển du lịch Miền Trung
- Tây Nguyên; 3) Về tài chính: cần tạo nguồn vốn phát triển du lịch nhƣ cho phép
phát hành trái phiếu, kêu gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, sử dụng quỹ đất, “đổi đất lấy
hạ tầng”, tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu của địa phƣơng; 4) Về xúc tiến, quảng
bá du lịch và đa dạng hóa sản phẩm: tăng cƣờng công tác quảng bá và xúc tiến du
lịch trong nƣớc và quốc tế; đa dạng hóa sản phẩm du lịch là công việc xuyên suốt
trong quá trình thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch của Miền Trung - Tây
Nguyên; 5) Phát triển nguồn nhân lực du lịch; 6) Sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp;
7) Tăng cƣờng hoạt động của các Hiệp hội Du lịch: thành lập đƣợc Hội du lịch của
các doanh nghiệp và nhà quản lý trong vùng Miền Trung - Tây Nguyên nhằm ngày
càng xây dựng và quảng bá, xúc tiến thƣơng hiệu du lịch “Con đƣờng di sản”,
“Thành phố Xanh”…
4) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012) với báo cáo: “Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
18


2030”: Báo cáo đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch vùng
Bắc Trung Bộ; xác định cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch của vùng.
Qua đó quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030. Trên cơ sở đƣa ra quan điểm, mục tiêu và dự báo các chỉ tiêu phát

triển du lịch, đã đƣa ra một số định hƣớng phát triển về các m t nhƣ: sản phẩm du
lịch, thị trƣờng khách du lịch, xây dựng hình ảnh, phát triển thƣơng hiệu và xúc tiến
quảng bá, tổ chức không gian phát triển du lịch, đầu tƣ phát triển du lịch, bảo vệ tài
nguyên môi trƣờng du lịch vùng. Từ đó bao cáo đề xuất các giải pháp và tổ chức
thực hiện quy hoạch, trong đó, bao gồm các giải pháp: nhóm giải pháp đầu tƣ và
huy động vốn đầu tƣ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến, quảng bá; tổ
chức, quản lý; ứng dụng KH - CN; liên kết vùng và hợp tác quốc tế; bảo vệ tài
nguyên môi trƣờng du lịch vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
5) Phạm Trung Lƣơng (2002) với đề tài “Cơ sở khoa học và giải pháp phát
triển du lịch bền vững ở Việt Nam”. Tác giả đã xác định những vấn đề cơ bản liên
quan đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam nhƣ: tài nguyên và môi trƣờng du
lịch; VH-XH; thực trạng phát triển du lịch Việt Nam; những vấn đề đ t ra đối với
phát triển du lịch bền vững; kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững của một số
quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng; kinh nghiệm xây dựng chính sách và
ban hành chính sách liên quan đến phát triển du lịch bền vững.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch với HNQT
1) Đoàn Mạnh Cƣơng, Nguyễn Văn Lƣu (2011), Nâng cao năng lực cạnh
tranh du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
quốc tế “Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”, Nhà xuất bản Thống kê, tr59-74: Tham
luận đã đề xuất đƣợc một số khuyến nghị có tính khoa học và thực tiễn nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Nghiên cứu phản ánh đƣợc bức tranh khá tổng thể về thực trạng năng lực cạnh tranh
du lịch Việt Nam thông qua bảng số liệu về lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam, các
nƣớc ASEAN và Trung Quốc; năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam so với các
nƣớc trong khu vực năm 2008-2009; và đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch
Việt Nam theo mô hình SWOT. Năng lực cạnh tranh là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn
19


đối với ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu

tiếp tục mở ra những nghiên cứu tiếp theo về nâng cao năng lực cạnh tranh của từng
điểm đến du lịch của Việt Nam.
2) Các công trình của Nguyễn Văn Lƣu (2013) với đề tài “Du lịch Việt Nam
hội nhập trong

SE N”; Trần Xuân Ánh (2011) với đề tài“Thị trường du lịch

Quảng Ninh trong HNKTQT”; Nguyễn Duy Mậu (2011) với đề tài “Phát triển du
lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội HNKTQT”; Nguyễn Trùng
Khánh (2011) với đề tài “Phát triển dịch v lữ hành du lịch trong điều kiện
HNKTQT: kinh nghiệm của một số nước Đông

và gợi ý chính sách cho Việt

Nam”. Các đề tài đều cho rằng, HNKTQT thực chất là sự chủ động tham gia vào
quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá. Trong quá trình toàn cầu hoá, một m t phải giữ
gìn bản sắc trong hoạt động du lịch để có cái riêng của mình, m t khác ngành du
lịch ở bất kỳ nƣớc nào cũng đều phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du
lịch và tinh hoa văn hoá thế giới trong hoạt động du lịch, từ xây dựng đến vận hành
các cơ sở kinh doanh du lịch đều có sự đan xen, quốc tế hoá và toàn cầu hoá cái
đẹp, cái hay của các nền văn minh thế giới. Các nghiên cứu đã cho thấy cái nhìn
toàn diện về ngành Du lịch, vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân và
trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên toàn cầu, tầm quan trọng của cơ chế chính
sách trong phát triển du lịch trong hội nhập, bảo tồn các giá trị văn hoá trong phát
triển du lịch, phát triển du lịch bền vững rút ra từ những bài học kinh nghiệm thực
tiễn của nƣớc ngoài.
1.2.4. Các công trình về phát triển sản phẩm du lịch
1) Đoàn Mạnh Cƣơng (2012), Định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm điểm
đến du lịch Hạ Long - Quảng Ninh trong xu hướng hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội
thảo Khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên thế giới

Vịnh Hạ Long”, tr162-169: Tác giả đã đề xuất đƣợc một số khuyến nghị có tính
khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng thƣơng hiệu, phát triển sản phẩm, nâng cao
chất lƣợng và có những chiến lƣợc kinh doanh hợp lý khai thác giá trị của Vịnh Hạ
Long. Đồng thời, bảo tồn môi trƣờng vừa phát huy hình ảnh Kỳ quan thiên nhiên
mới của Thế giới. Ngoài ra, tác giả cũng đƣa ra một chiến lƣợc định vị phù hợp cho
20


du lịch Hạ Long sẽ tạo ra giá trị và sự khác biệt đƣợc khắc sâu trong suy nghĩ của
du khách. Định vị thƣơng hiệu du lịch Hạ Long là tạo ra chỗ đứng của giá trị
thƣơng hiệu so với các tuyến, điểm du lịch khác. Đồng thời, việc định vị giúp định
hƣớng các hoạt động tiếp thị, truyền thông và chiến lƣợc thƣơng hiệu cho điểm đến
du lịch Hạ Long không chỉ dừng lại ở địa phƣơng mà mang tầm quốc gia, khu vực
và quốc tế. Khi đã xác định đƣợc phƣơng pháp tiếp cận thị trƣờng, bƣớc kế tiếp là
tìm cách thu hút du khách đến với giá trị của thƣơng hiệu du lịch Hạ Long.
2) Trƣơng Sĩ Quý (2002), “Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng
hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng”, Luận án tiến sĩ, Đại
học Kinh tế quốc dân: Luận án hƣớng vào nghiên cứu hệ thống hóa và phát triển
một số vấn đề lý luận cơ bản về đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch. Trên cơ
sở phân tích những yêu cầu và căn cứ để xác định phƣơng hƣớng, giải pháp và các
mục tiêu cụ thể đ t ra với việc phát triển ngành du lịch của Quảng Nam Đà Nẵng
trong thời gian tới, luận án đã đƣa ra các nhóm giải pháp, kiến nghị quan trọng về
nội dung của việc đa dạng hóa loại hình du lịch, cũng nhƣ nội dung của đa dạng hóa
các dịch vụ, chƣơng trình du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng trong thời gian tới.
3) Đỗ Cẩm Thơ (2008), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có
tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Tác giả
đã tập trung nghiên cứu về hệ thống chọn lọc những vấn đề lý luận về cạnh tranh
sản phẩm du lịch: Tiếp cận trên quan điểm quản lý Nhà nƣớc và kinh tế vĩ mô; Phân
tích và đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam: Rà soát và đánh
giá thực trạng sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại theo hai tiêu chí, cấu thành sản

phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch.
Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị
trƣờng du lịch khu vực và quốc tế: Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch
của các nƣớc cạnh tranh trong khu vực nhƣ Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung
Quốc, Inđônexia. Nghiên cứu điều tra tính cạnh tranh từ góc độ tiêu dùng. Tìm ra
định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam.
Phân tích đ c thù và thế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam: đánh giá một
cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam, so sánh, xác định sản phẩm du
21


lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh, tập trung 3 nhóm: Sản phẩm du lịch
biển đảo; Sản phẩm du lịch văn hoá; Sản phẩm du lịch sinh thái; Phân tích kết quả
nghiên cứu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế; Phân tích khả năng cạnh tranh của
sản phẩm từ phía cung - cầu của thị trƣờng du lịch Việt Nam.
Tìm hiểu một số đ c điểm và nhu cầu thị trƣờng khách quốc tế đối với sản
phẩm du lịch Việt Nam; Đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần tăng cƣờng tính cạnh
tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại; Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch
có tính cạnh tranh cho giai đoạn đến 2015.
Đề tài cũng đã đề xuất đƣợc quy trình và các nguyên tắc xây dựng sản phẩm
du lịch cạnh tranh cũng nhƣ đề xuất cụ thể định hƣớng xây dựng sản phẩm du lịch
cạnh tranh cho giai đoạn 2015 cụ thể nhƣ:
Đề tài đã làm rõ về m t lý luận, tiến đến nghiên cứu đánh giá sản phẩm du lịch
Việt Nam và so sánh với các nƣớc. Đề tài nghiên cứu các đ c điểm và nhu cầu của thị
trƣờng cũng nhƣ các đánh giá thị trƣờng về so sánh cạnh tranh sản phẩm đề từ đó có
thể đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh; Đề tài đã tổng kết
các lý luận cơ bản và quan trọng nhất trên thế giới và trong nƣớc về các lý thuyết cạnh
tranh để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu sản phẩm du lịch cạnh tranh.
Đề tài cũng đã đề xuất khái niệm sản phẩm du lịch tổng thể quốc gia đƣợc sử
dụng trong tài liệu và áp dụng mô hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản

phẩm du lịch bao gồm: Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên; Tính đa dạng của
dịch vụ; Chất lƣợng sản phẩm; Tổ chức xây dựng sản phẩm; Đầu tƣ xúc tiến sản
phẩm; Giá sản phẩm; Khả năng tiếp cận sản phẩm; Thƣơng hiệu; Chu kỳ sống của
sản phẩm; Yếu tố đ c biệt của sản phẩm. Các tiêu chí này cũng đƣợc sử dụng để
đánh giá sản phẩm du lịch Việt Nam dƣới 3 loại sản phẩm chính là: sản phẩm du
lịch văn hóa, sản phẩm du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch biển. M t khác các tiêu
chí này cũng là các tiêu chí để so sánh với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
trong khu vực và quốc tế.
4) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Chiến lược phát triển sản phẩm
du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Chiến lƣợc đƣa ra các
định hƣớng: Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lƣợng, đ c sắc, đa dạng và
22


×