Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực Châu Á - Thái Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.18 KB, 71 trang )

CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC Ở MỘT SỐ NƯỚC THUỘC KHU VỰC
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
(Tổng luận phân tích)

I. TÓM TẮT TỔNG LUẬN
Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực chiếm 63% dân số thế giới (hơn
3 tỷ người) với những đặc điểm phức tạp về mặt lịch sử, chính trị, xã hội và
văn hóa... đã từng chịu đựng hậu quả của nhiều cuộc chiến tranh quốc tế và
khu vực, đã chịu ảnh hưởng của nhiều truyền thống văn hóa Âu - Mỹ, vẫn
giữ được truyền thống và bản sắc dân tộc trên mỗi chặng đường phát triển
của mình. Đặc điểm nổi bật của khu vực này là sự phát triển không đồng đều
về mặt kinh tế, có nước thuộc hàng tư bản phát triển hàng đầu thế giới
(Nhật), có nước thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới
(Nepan). Tuy nhiên, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước, trong đó
có các nước mới giành được độc lập, đã nhanh chóng phục hồi kinh tế, thực
hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, ứng dụng những
thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, tạo ra những bước phát triển
quan trọng, đặc biệt là trong 2 thập kỷ 70 và 80. Nhật Bản đã trở thành một
cường quốc kinh tế thế giới. Các nước Nam Triều Tiên, Hồng Kông,
Singapo, Đài Loan trở thành những “con rồng châu Á”, các nước thuộc khối
Asean cũng đang sẵng sàng nối gót các nước công nghiệp mới nói trên.
Châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực năng động nhất thế giới.

1


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm


Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

Sự phát triển kỳ diệu trên đây gắn liền với sự phát triển của hệ thống
giáo dục các nước, trong đó GDĐH đóng vai trò năng động nhất. Tổng luận
khoa học này có nhiệm vụ nghiên cứu khái quát những đặc điểm chung nhất
của quá trình hình thành và phát triển nền giáo dục đại học của các nước
trong khu vực, mối quan hệ ảnh hưởng giữa kinh tế - xã hội, khoa học kỹ
thuật với giáo dục đại học, vai trò của GD ĐH trong sự phát triển đi lên của
các quốc gia, những thành tựu và kinh nghiệm.
Tổng luận dành phần quan trọng cho việc xem xét cụ thể nền GD ĐH
của một số nước tiêu biểu trong khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Thái Lan.
Tổng luận đã đi vào từng thời kỳ phát triển của GD ĐH gắn liền với
sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước. Thông thường tại mỗi bước
ngoặt của kinh tế - xã hội nền giáo dục lại được cải cách để đáp ứng những
đòi hỏi mới của giai đoạn phát triển.
Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt về Lịch sử chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, sự phát triển của GD ĐH của mỗi nước cũng có những nét
đặc thù riêng; tuy nhiên, phần lớn các quốc gia trong khu vực cũng có nhiều
điểm chung giống nhau cũng là những nước đang phát triển, cùng phát triển
kinh tế thị trường mở cửa, cùng chịu tác động của cách mạng khoa học và
công nghệ cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Âu, Mỹ. Do vậy, quá trình phát
triển GD ĐH cũng có những xu thế chung giống nhau. Đó là sự mở rộng liên
tục về quy mô, sự đa dạng hóa về loại hình trong một cơ cấu hệ thống nhiều
bậc, gắn liền nhà trường với xã hội, với thực tiễn sản xuất và đời sống, gắn
đào tạo với việc làm, với thị trường lao động thường xuyên biến đổi. Mục
tiêu và nội dung GD ĐH hướng chủ yếu vào việc thỏa mãn nhu cầu nhân lực
cho công nghiệp, cho phát triển kho học và công nghệ, cho việc nâng cao
2



CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

tiềm lực cạnh tranh quốc tế. GD ĐH còn được hướng vào những mục tiêu
chung về tiến bộ xã hội – dân chủ, công bằng, bình đẳng về cơ hội học tập,
góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách phục vụ cộng đồng và phát triển
quốc gia.
Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, GD ĐH của khu vực châu Á
- TBD tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng, mở rộng hợp tác trong
khu vực và thế giới, nhằm giải quyết những khó khăn tồn đọng, vươn lên
đón đầu những thử thách mới của thế kỷ 21.
Phần cuối của Tổng luận đã phân tích và so sánh những kinh nghiệm
của các nước trong khu vực, đối chiếu với tình hình phát triển GD ĐH Việt
Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm xúc tiến công cuộc đổi mới GD ĐH ở
nước ta.

3


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

II. PHẦN MỞ ĐẦU

Bối cảnh thế giới và vai trò của khu vực châu Á - Thái Bình Dương
trong hiện tại và tương lai.
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự
giao lưu của trí tuệ và tư tưởng, sự ra đời của nhiều công ty siêu quốc gia, sự
hình thành những liên minh kinh tế trên các khu vực của thế giới... đã tạo ra

những tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chưa từng có, đã đưa đến sự quốc tế
hóa nền kinh tế thế giới, đã gây nên những đảo lộn chính trị - xã hội sâu sắc
mang tính toàn cầu và đang đi đến thiết lập một trật tự thế giới mới.
Trong bối cảnh đó, châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên như một
khu vực năng động nhất.
Về kinh tế, hơn 55% sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản ngày
nay thuộc về các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tổng sản lượng
quốc gia của 5 nước tư bản phát triển: Mỹ, Nhật, Canada, Ôxtraylia và New
Dilan, vượt gấp 1,7 lần tổng sản lượng quốc gia của khối thị trường chung
EEC. Các nước đang phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng
tiềm lực kinh tế theo nhịp độ vượt hẳn những chỉ tiêu tương ứng của tất cả
các nước đang phát triển tính chung. Nhịp độ tăng tổng sản phẩm quốc gia
hàng năm vào khoảng 6 đến 10%. Trong nền kinh tế khu vực đã hình thành
1 nhóm nước công nghiệp mới (NIC) có trình độ phát triển kinh tế và khoa
học kỹ thuật gần đuổi kịp các nước tư bản phát triển. Các thành viên của
ASEAN là những nước đang phát triển cỡ lớn trong khu vực đang đuổi theo
nhóm nước này.

4


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

Việc khu vực này chiếm lĩnh những vị trí tiên tiến nhất trong lĩnh vực
phát triển khoa học kỹ thuật là một nhân tố cực kỳ quan trọng. Ngày nay,
chính khu vực này đang tiến hành các cuộc nghiên cứu và chế tạo kỹ thuật
hiện đại nhất trong lĩnh vực sản xuất máy vi xử lý, rôbot công nghiệp, cũng
như trong lĩnh vực công nghệ học khai thác đại dương và chinh phục vũ trụ.
Các nước tư bản chính là Nhật - Mỹ đang hoạt động và có những lợi

ích chính trị, kinh tế lớn trong khu vực này. Khu vực này còn có các nước
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia là những quốc gia XHCN đang
trên đường đổi mới. Hàng loạt nước lớn đang phát triển (Indonsia, Malaixia,
Thái Lan, các nước vùng Nam Á mà trước hết là Ấn Độ) cũng rất quan tâm
và gắn bó với khu vực này. Việc tập trung và đan kết những lợi ích Quốc gia
quan trọng của các nước khác nhau làm cho khu vực này trở thành 1 trong
những trung tâm đầu mối kinh tế và chính trị rất nhạy cảm của thế giới1.
Như trên đã nói, nhân tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy sự phát triển
năng động và nhanh chóng của nhiều quốc gia trong khu vực chính là khả
năng chiếm lĩnh nhiều vị trí tiên tiến nhất trong phát triển khoa học công
nghệ, đó chính là chiến lược đầu tư vào con người, là phát triển giáo dục và
đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực, nâng cao dân trí và đào luyện nhân
tài. Mỹ đã coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. “Các trường đại
học Mỹ là nơi quyết định sự thắng lợi của công cuộc cạnh tranh kinh tế” 2.
Nhật Bản đã coi giáo dục, khoa học và chính sách mở cửa là 3 mũi nhọn
chiến lược quyết định sự phát triển nhảy vọt của quốc gia này trong mấy
thập kỷ qua. Nam Triều Tiên, Malaisia, Thái Lan... cũng đã làm như vậy.
Việt Nam là một thành viên trong khu vực, một nước có nền kinh tế
phát triển thấp đang cần đổi mới để vươn lên thoát khỏi nghèo nàn và lạc
1
2

Vladimer Lukin. Ai đe dọa Châu Á? XNB APN Matscova 1987
Sức lực nhường chỗ cho trí tuệ, Sputnhic số 5/1988

5


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội


hậu. Đại hội lần thứ VII của Đảng CSVN đã đưa ra những định hướng mới,
quan trọng cho quá trình đổi mới đất nước. Trong đó, giáo dục và đào tạo
cũng được coi là một trong những quốc sách hàng đầu. Vì vậy, việc nghiên
cứu, học tập những kinh nghiệm của các nước trong khu vực về vấn đề này
là một nhiệm vụ bức thiết góp phần hoạch định những chính sách, những
bước đi, những cách làm giáo dục phù hợp với điều kiện, khả năng và nhu
cầu phát triển đất nước, nhằm nhanh chóng đưa nền giáo dục của ta phát
triển hòa đồng với những xu thế chung của khu vực và thế giới, phục vụ hữu
hiệu nhất cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

6


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

III. PHẦN NỘI DUNG

1. Những đặc điểm về kinh tế - xã hội của khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương
1.1. Về dân số và lao động
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có số dân đông nhất so với các
khu vực trên thế giới và có tỷ lệ dân số tăng khá nhanh: từ 1,6 tỷ người giữa
những năm 60 lên 2,5 tỷ người giữa những năm 80 và dự kiến sẽ lên tới 3,3
tỷ người vào năm 2000: Năm 1960 Trung Quốc chiếm 41,8% dân số trong
vùng, năm 1980 tụt xuống 40,7% và triển vọng giảm xuống 37,9% vào năm
2000. Nhưng dân số các nước Nam Á lại tăng từ 34,6% năm 1960 lên 36,6%
năm 1980 và khả năng lên tới 39% năm 2000. Nhìn chung thì tỷ lệ dân số ở
các nước công nghiệp mới (NIC) và Nhật Bản tương đối thấp, còn ở các

nước có thu nhập thấp thuộc các vùng Đông Nam Á tỷ lệ đó còn khá cao.
Trong khi đó đất đai canh tác lại rất hạn hẹp. Nhìn chung tỷ lệ tăng dân số đã
hạ xuống, song mức tăng dân số vẫn là mối đe dọa cho việc cân đối tài
nguyên ở những nước này. Đồng thời những người mới bước vào đội ngũ
lao động cá thể tăng với một nhịp độ cao hơn tỷ lệ tạo ra công ăn việc làm và
gây ra những vấn đề về thu hút lao động và thất nghiệp. Quá trình đô thị hóa
nhanh chóng một mặt thu hút lao động vào khu vực đô thị, mặt khác làm
tăng tầng lớp trung gian và thay đổi lối sống hướng vào tiêu dùng quy mô
lớn. Nên không có những điều chỉnh về cơ cấu và tăng năng suất lao động ở
các khu vực khác nhau, thì sự tăng dân số và sức lao động trong hai thập kỷ
tới dự kiến sẽ làm tăng thêm sự bần cùng hóa ở các nước này3.
3

Kinh tế Châu Á-TBD đến năm 2000-Tổng luận KHKT và kinh tế số 1-1990, TTTT KH và CN quốc gia.

7


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

1.2. Về kinh tế:
Nói chung, châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực có các nền kinh
tế phát triển năng động nhất thế giới, mặc dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại.
Theo Liên hợp quốc thì kinh tế toàn khu vực năm 1990 tăng 5,2% so với 6%
năm 1987 và 8,7% năm 1988. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế thế giới
tăng trưởng chậm, khủng hoảng vùng Vịnh và nông nghiệp Châu Á - Thái
Bình Dương giảm sút mạnh4.
Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế ở khu vực này là sự phát triển không
đồng đều giữa các nền kinh tế trong khu vực. Có những nước thu nhập bình

quân theo đầu người rất cao như Nhật Bản: 15.760 đô la Mỹ, Australia:
11.100, Hồng Kông: 8.070, nhưng cũng có những nước có thu nhập vào loại
thấp nhất thế giới như Nepal: 160, Lào: 170... Sự không đồng đều này còn
thể hiện ở một số mặt:
- Trình độ sản xuất và tổ chức sản xuất chênh lệch rất lớn giữa các
nước. Trong khi đó tỷ lệ đóng góp vào nền kinh tế quốc dân của các ngành
Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp ở Nhật Bản (số iệu 1987) là 57-41-2, ở
Nam Triều Tiên là 46-43-11, thì ở các nước đang phát triển vai trò nông
nghiệp còn chiếm tỷ trọng quan trọng trong nền kinh tế, ví dụ Nepal: 29-457, Ấn Độ: 40-30-30.
- Nhiều quan hệ kinh tế trong khu vực thể hiện quan hệ phụ thuộc bất
bình đẳng. Một số nước đang phát triển bị phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ
và tài chính của các nước phát triển và công nghiệp mới. Đôi khi do những
tác động chính trị, các nước này đã áp dụng những biện pháp hạn chế buôn
bán hoặc độc quyền trong các quan hệ kinh tế với các nước đang phát triển.

4

Kinh tế thế giới 1990- Tạp chí quan hệ quốc tế số 2/1991

8


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

Trong khi số vốn dư thừa của Nhật Bản là 100 tỷ đôla, Đài Loan 75
tỷ, thì số nợ của các nước nghèo ở châu Á thuộc loại lớn nhất thế giới5.
Tuy nhiên, nhìn về tương lai, triển vọng hợp tác kinh tế trong khu vực
sẽ có những phát triển mới, nhằm phát huy được các tiềm năng trong khu
vực vào việc xây dựng và phát triển kinh tế. Đã có những tổ chức liên kết từ

trước đây như OPEC của nhóm nước Arập, ASEAN của một số nước Đông
Nam Á, đã có những cố gắng để hình thành các liên minh kinh tế khu vực
như: Hội đồng kinh tế lòng chảo Thái Bình Dương (Pacific Basin Economic
Council – PBEC) năm 1967, hay hội nghị hợp tác kinh tế Thái Bình Dương
(Pacific Economic Cooperation Conference – PECC) năm 1980 (mặc dù các
liên minh này thực tế chưa thành công do nhiều nguyên nhân (địa lý, trình
độ phát triển khác nhau, ảnh hưởng của các điều kiện văn hóa, chính trị...) 6.
Tháng 11 năm 1989, Hội nghị hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương –
Asia Economic Cooperation – APEC – đã xem xét vai trò kinh tế của khu
vực và đề ra các nguyên tắc hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực.
Hiện đã có 12 nước tham gia tổ chức này.
Trong tương lai châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành một trung tâm
kinh tế, tài chính, thương mại của thế giới với những tiền đề mà sự hợp tác
khu vực có thể khai thác và phát huy được, đó là:
- Nguồn nhân lực dồi dào, trong đó có đội ngũ lao động kỹ thuật lành
nghề.
- Có những ưu điểm nổi bật về địa lý và tài nguyên thiên nhiên phong
phú.

5
6

Tạp chí quan hệ quốc tế số 7/1990
Tạp chí quan hệ quốc tế số 7/1990

9


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội


- Một số nước tương đối ổn định về chính trị, tạo thuận lợi cho phát
triển kinh tế, tương đối có đầu tư của nước ngoài.
- Có nhiều nước (NICS, NIES) và một số nước đang phát triển đã biết
chọn cho mình những chiến lược và sách lược phát triển kinh tế phù hợp.
Dựa vào những tiền đề đó APEC đã đưa ra những nội dung hợp tác cụ
thể sau:
- Hợp tác phát triển nguồn nhân lực
- Trao đổi thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ cả về chính sách
và các bước phát triển
- Trao đổi số liệu đầu tư trực tiếp của nước ngoài
- Phối hợp các chương trình phát triển
- Hợp tác thông tin giao thông
- Hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng và môi trường.
1.3. Về chính trị:
- Trước đây hầu hết các nước trong khu vực đều là thuộc địa phong
kiến, lạc hậu, sau chiến tranh thế giới thứ 2 mới giành được độc lập và cũng
từ đó hình thành 2 hệ thống nhà nước có thể chế chính trị khác nhau: TBCN
và XHCN.
- Trong nhiều năm, châu Á - Thái Bình Dương là trung tâm của những
sự kiện chính trị có ý nghĩa thế giới: cuộc đấu tranh của phong trào giải
phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Dương...; đấu tranh chống xâm
lược của Triều Tiên, Việt Nam..., sự lớn mạnh không ngừng của Nhật Bản
từ nước thua trận trở thành cường quốc kinh tế, sự ra đời của các nước công

10


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội


nghiệp mới, và sự cải tổ, đổi mới và phát triển trong những năm gần đây của
các nước XHCN.
- Điểm quan trọng nữa là xu hướng đối thoại, hòa bình và hợp tác
trong khu vực ngày càng rõ nét (Hội nghị APEC là một ví dụ điển hình cho
xu hướng trên).
1.4. Về văn hóa xã hội:
- Là khu vực đông dân nhất thế giới và cũng là nơi được coi là có
những nền văn hóa lâu đời nhất, đặc sắc và riêng biệt (Tiêu biểu là Trung
Quốc, Ấn Độ) là cái nôi của văn hóa nhân loại.
- Tại Châu Á - Thái Bình Dương định cư hàng ngàn dân tộc với ngôn
ngữ và bản sắc dân tộc đa dạng, phong phú, là nơi sớm có ngôn ngữ chữ
viết, là nơi hình thành các tôn giáo lớn nhất (Phật giáo, hồi giáo...).
- Châu Á - Thái Bình Dương đã phát sinh các kỹ thuật và công nghệ
tiêu biểu như in ấn, trồng lúa, thủy lợi... là nơi cá ngành khoa học quan trọng
như thiên văn, y học, toán học... sớm phát triển và được ứng dụng góp phần
làm nền văn minh nhân loại, là nơi xuất hiện sớm nhất các cơ chế và hệ
thống quản lý xã hội, các hệ thống giáo dục, thi cử...
- Châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ phát triển dân số cao (2,1% hàng
năm so với 1,7% của thế giới) chủ yếu tập trung ở các nước nghèo (Trung
Quốc, các nước Nam Á và Đông Nam Á). Đây sẽ là nguồn nhân lực dồi dào
nhưng trước hết đó là gánh nặng thực sự cho việc cung cấp lương thực và
gánh nặng cho giáo dục.

11


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội


1.5. Về giáo dục:
- Giáo dục cũng mang những nét đặc thù của khu vực. Trừ một số
nước như Úc, Ấn Độ, Việt Nam, hệ thống giáo dục phổ thông của các nước
trong khu vực thường chia thành 3 cấp theo công thức sau: Phỏ thông cơ sở
6-7 năm + phổ thông trung học bậc I 3 năm + phổ thông trung học bậc II 3
năm. Công thức 6+ 3+ 3 cũng là phổ biến của nhiều nước trên thế giới.
- Giáo dục đại học ngày càng được coi trọng đặc biệt trong các nước
phát triển và công nghiệp mới. Tại các nước đang phát triển quy mô và chất
lượng giáo dục có được nâng lên tại 1 số nước như Thái Lan, Malaisia. Tuy
nhiên, giáo dục đại học ở đây còn theo khuôn mẫu cá nước Âu, Mỹ7.
- Giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp, xét về mặt đầu tư của Nhà nước,
quy mô tuyển sinh, cơ cấu hệ thống thì ngay ở các nước có kinh tế phát triển
như Nam Triều Tiên, Úc, cũng chưa được quan tâm đầy đủ. Tỷ lệ số người
học nghề so với số người đi học phổ thông của các nước đang phát triển
trong khu vực là 1/9, trong khi đó tỷ lệ này tại các nước phát triển (1983) là
¼.
2. Vai trò của giáo dục đại học tỏng sự phát triển kinh tế xã hội
trong khu vực
Như trên đã nói, trong mấy thập kỷ vừa qua những biến đổi kinh tế, xã
hội đã làm cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực năng
động nhất của thế giới. Những biến đổi mạnh mẽ đó gắn liền với sự phát
triển tiềm năng con người. Một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đồng bộ có
trình độ đào tạo cao, với lực lượng nhân công có trình độ kỹ năng tốt là yếu
tố quyết định sức mạnh cạnh tranh và sức bật của mỗi quốc gia. Bài học
7

Amrik Singh – GD Sharma, Higher Education in India the social context, Dehli, 1988.

12



CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

thành công về công cuộc công nghiệp hóa của các nước NIC ở châu Á là do
sớm có những ưu tiên trong việc phát triển và nâng cao tiềm năng con người.
Giáo dục đại học có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài việc phục vụ
nhu cầu nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ GD ĐH góp phần thúc
đẩy các cải cách xã hội, thực hiện dân chủ hóa, công bằng xã hội, bình đẳng
nam nữ, mở rộng giao lưu quốc tế (vì trí thức và những thành tựu khoa học
dễ đi vào các nước).
Hội nghị UNESCO khu vực họp tại Australia tháng 10-1990 đã nhận
định: GD ĐH ở châu Á - Thái Bình Dương đã phục vụ rộng rãi cho xã hội
đến mức đáng ngạc nhiên. GD ĐH không chỉ tạo ra tầng lớp thượng lưu trí
thức, tạo ra nhân tài mà còn đưa trí thức vào đại chúng, giải đáp nhiều vấn
đề đặt ra của xã hội, phục vụ những nhu cầu thiết thực của cộng đồng. Quá
trình công nghiệp hóa đất nước đã ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội,
làm thay đổi cả những chuẩn mực đạo đức và thang giá trị xã hội. Nhà
trường đại học, tiêu biểu cho nền văn minh của các dân tộc phải đưa ra được
những tiêu chuẩn đạo đức mới và thang giá trị xã hội mới làm định hướng
cho mục tiêu đào tạo và giáo dục các thế hệ mới phù hợp với sự phát triển
của xã hội hiện đại. Có thể nói, xã hội đã tác động rất mạnh mẽ đến GD ĐH.
Chính từ yêu cầu của tiến bộ kinh tế - xã hội đã gây sức ép lến GD ĐH, đòi
hỏi GD ĐH phải thay đổi, đặc biệt là áp lực về nghiên cứu khoa học, phục
vụ công nghiệp hóa đất nước. Nhà trường đại học buộc phải mở rộng quy
mô, mở rộng nhiều mối quan hệ với xã hội, với GD ĐH của thế giới. Hệ
thống đại học buộc phải mềm hóa chống mọi sự cứng nhắc, chống bảo thủ,
đổi mới về cơ cấu, đa dạng hóa loại hình đào tạo và loại hình trường, đổi
mới công tác quản lý và kế hoạch hóa. Nhà nước phải tăng cường đầu tư
ngân sách, đồng thời với việc tối ưu hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục,

13


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

nhiều tổ hợp công nghiệp phải tham gia đầu tư trực tiếp cho giáo dục đại
học.
Tóm lại, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong
khu vực, GD ĐH đóng vai trò vừa là mục tiêu vừa là động lực, làm cho nhà
trường và xã hội gắn bó với nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển.
3. Thực trạng và xu thế phát triển GD ĐH ở một số nước trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương
3.1. Trung Quốc:
Trung Quốc là nước lớn nhất trong khu vực với dân số trên 1 tỷ
người. Ngay từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa, chính phủ Trung
Quốc đã chú ý phát triển giáo dục và đã nhanh chóng đạt được những thành
tựu quan trọng, đáp ứng các yêu cầu phát triển của công nghiệp, nông
nghiệp, khoa học và văn hóa. Nhưng từ năm 1966 và kéo dài 10 năm sau,
nền giáo dục của Trung Quốc, đặc biệt là giáo dục đại học, đã bước vào một
thời kỳ đen tối, người ta gọ là “10 năm bất hạnh” của “giáo dục Trung
Quốc” do hậu quả của cuộc cách mạng văn hóa và đường lôi siêu tả
“khuynh” của thời kỳ này. Dấu ấn sâu sắc để lại cho giáo dục Trung Quốc
sau thời kỳ này là:
- Số lượng người mù chữ và nửa mù chữ rất lớn và không ngừng xuất
hiện thêm.
- Giáo dục tiểu học chưa được phổ cập ở mọi nơi
- Giáo dục mầm non phát triển kém
- Đào tạo nghề không được chú ý
- Đào tạo đại học thiếu cả về số lượng và chất lượng.


14


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

Trong 6 năm liền các trường đại học và Trung học chuyên nghiệp
không tuyển sinh. Giáo dục đã rơi vào tình trạng bất động hoặc nửa bất động
và chệch khỏ hướng phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và văn hóa ở Trung
Quốc8.
Sau thời kỳ trên, đất nước Trung Quốc lại bước sang một giai đoạn
phát triển mới, theo đường lối bốn hiện đại hóa: hiện đại hóa công nghiệp,
nông nghiệp, quốc phòng, khoa học và kỹ thuật. Trong đó, hiện đại hóa khoa
học và kỹ thuật là then chốt và giáo dục là cơ sở. Từ năm 1981, Quốc vụ
Viện Trung Quốc đã ra chỉ thị về việc tìm kiếm những giải pháp cải cách thể
chế giáo dục.
Ngành giáo dục đã tổ chức các hội nghị, tọa đàm, đẩy mạnh công tác
chính trị, tư tưởng, điều tra nghiên cứu để điều chỉnh, cải cách thể chế giáo
dục. Một số giải pháp bước đầu là:
- Tăng cường ban lãnh đạo các trường đại học, giao cho 6 trường và
Viện giáo dục bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trung gian của các trường đại học.
- Cải tiến công tác chiêu sinh đại học, thi tuyển nghiên cứu sinh, tổ
chức viết giáo trình cơ sở các bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học kỹ
thuật.
- Tổ chức hội nghị các sở trưởng, cục trưởng giáo dục của 9 tỉnh
thành, tổ chức hội nghị thư viện đại học.
- Soạn thảo bản quy hoạch phát triển khoa học kỹ thuật kế hoạch 5
năm lần thứ 6 của các trường đại học trực thuộc, xây dựng điều lệ về học vị.


8

Wang cheng xu và Heping – Tham luận tại hội nghị UNESCO khu vực châu Á – TBD, Băngkok 1983

15


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

- Xác định sơ bộ các trường và ngành học trọng điểm, chủ trương xây
dựng trường đại học thành 2 trung tâm, trung tâm đào tạo và trung tâm
nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng đội ngũ “thầy giáo”, tiêu chuẩn hóa thầy giáo đại học...9
Với những giải pháp trên, đến năm 1983 Trung Quốc đã có 675
trường đại học với khoảng 1.144.000 sinh viên và 246.900 cán bộ giảng dạy.
Trong số đó có 32 trường đại học tổng hợp, 203 trường đại học kỹ thuật, 66
trường đại học nông lâm, 178 trường đại học sư phạm, 30 trường đại học
kinh tế và tài chính, 7 trường đại học chính trị và luật, 11 trường đại học thể
dục thể thao, 26 trường đại học công nghệ và 9 trường đại học thuộc loại
khác10. Như vậy, 2/3 số trường đại học trên nhằm phục vụ trực tiếp nhu cầu
phát triển công nghiệp, chuẩn bị giáo viên và phục vụ sự nghiệp y tế.
Xây dựng các trường đại học trọng điểm được coi là một biện pháp
quan trọng để phát triển GD ĐH. Trường trọng điểm được coi là 2 trung
tâm, vừa là trung tâm đào tạo vừa là trung tâm nghiên cứu khoa học và là
xương sống của hệ thống đại học. Trung Quốc lúc đó đã có 96 trường như
vậy, trong đó có 29 trường trực thuộc Bộ Giáo dục, 67 trường thuộc các bộ
khác. Các trường này được ưu tiên trong tuyển sinh, phân phối cán bộ giảng
dạy, trang thiết bị, phương tiện dạy học nghe nhìn, trao đổi quốc tế và
nghiên cứu ở nước ngoài, để trở thành những trường dẫn đầu và đào tạo

những nhà khoa học dần dần.
Để tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, nhiều viện nghiên cứu
khoa học xã hội và khoa học tự nhiên ra đời, công tác nghiên cứu khoa học

9

Phan Văn Các – tiến trình cải cách thể chế giáo dục ở Trung Quốc, tổng luận, TT Thông tin KHGD 1990.
Wang cheng xu và Heping – Tham luận tại hội nghị UNESCO khu vực châu Á – TBD, Băngkok 1983

10

16


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

giáo dục cũng được chú ý. Nhiều việc nghiên cứu giáo dục được thành lập ở
các trường đại học.
Nhà nước chủ trương điều chỉnh lại chính sách đại học, xây dựng lại
cơ cấu, củng cố và cải tiến một cách toàn diện.
Tuy nhiên, những chuyển biến trên đây vẫn chưa đáp ứng được tốc độ
phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật và văn hóa đang diễn ra sôi
động trong xã hội Trung Quốc. Do số trường và số sinh viên phát triển ngày
càng nhanh, trong đó rất nhiều trường đại học và cao đẳng trực thuộc nhiều
bộ ngành và địa phương khác nhau, tháng 6 năm 1984 Ủy ban thường vụ
Quốc hội Trung Quốc đã quyết định thành lập “Ủy ban giáo dục nhà nước”
và do Lý Bằng làm chủ nhiệm. Ủy ban có trách nhiệm soạn thảo và đưa ra
những nguyên tắc chỉ đạo toàn ngành giáo dục, lập kế hoạch phát triển giáo
dục, phối hợp công tác giáo dục đào tạo của nhiều bộ, ngành và cơ quan

khác nhau, tổ chức và hướng dẫn thực hiện cải cách giáo dục theo một
phương án toàn diện.
Ngày 15/5/1985, Trung Quốc tổ chức hội nghị giáo dục toàn quốc và
đến ngày 27/5/1985 công bố quyết định của Ban Chấp hành TƯ ĐCSTQ về
cải cách thể chế giáo dục. Quyết định chỉ rõ: muốn giải quyết vấn đề con
người phải làm cho sự nghiệp giáo dục có bước phát triển lớn. Phải nâng cao
nhận thức của toàn dân về công tác giáo dục. Giáo dục phải phục vụ công
cuộc xây dựng CNXH và xây dựng CNXH phải dựa vào GD. Tại một phiên
họp toàn thể của Bộ Chính trị, Đặng Tiểu Bình đã phát biểu: “Phải nắm lấy
giáo dục với nỗ lực tối đa và phải nắm bắt đầu từ trường tiểu học. Đó là
nước cờ chiến lược”. Ông nhấn mạnh “những người lãnh đạo nào coi nhẹ
giáo dục là người lãnh đạo thiều tầm nhìn xa và chưa chín, sẽ không thể lãnh
đạo đươc công cuộc hiện đại hóa”. Hồ Khải Lập, Bí thư ban Bí thư trung
17


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

ương tại Hội nghị giáo dục toàn quốc cũng phát biểu “phải phấn đấu để xây
dựng trong toàn xã hội một cách phong phú, tốt đẹp là tôn trọng giao dục
(tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài11).
Những biện pháp về tổ chức này cùng với tới những quyết sách khác
trong quá trình cải cách đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong toàn
ngành giáo dục, riêng ở lĩnh vực đại học.
- Công tác chính trị tư tưởng, được tăng cường với 2 Bộ giáo trình
mới ra đời “Phương pháp luận giáo dục chính trị tư tưởng “và Nguyên lý
xây dựng Đảng” do trường đại học Nam khai chủ biên.
- Cải cách giáo dục khoa học, kỹ thuật khoa học ở các trường đại học
tổng hợp với khuynh hướng xâm nhập lẫn nhau giữa KTTN và KHXH.

- Thực hiện chế độ học phần, môn học bắt buộc cho mỗi chuyên
ngành chiếm 7% thời gian học, môn tùy ý tự chọn chiếm 60% và môn chỉ
định tự chọn chiếm 20%.
- Sửa đổi giáo trình, nội dung và kế hoạch giảng dạy, tăng thêm thực
hành, giảm lý thuyết. Thử nghiệm những phương pháp giảng dạy tiên tiến
trong các trường đại học, mở rộng công tác nghiên cứu chuyên sâu, hiện đại
hóa các phương tiện, thiết bị cho dạy học, tạo điều kiện cho sinh viên có
nhiều thời gian nghiên cứu độc lập, tăng khả năng sáng tạo, áp dụng chế độ
học bổng, cho phép sinh viên được học, thi và nhận 2 bằng tốt nghiệp đồng
thời.
- Cải cách chế độ tuyển sinh: tuyển chọn riêng trên cơ sở thi chung,
tuyển theo sự giới thiệu đảm bảo của các trường trung học.

11

Phan Văn Các – tiến trình cải cách thể chế giáo dục ở Trung Quốc, tổng luận, TT Thông tin KHGD 1990.

18


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

- Xóa bỏ việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh nhà nước và việc quy định
cứng nhắc cơ cấu ngành nghề đào tạo cho các trường.
Việc tuyển sinh vẫn tuân theo sự hướng dẫn của kế hoạch nhà nước,
nhà trường vẫn có thể đào tạo theo hợp đồng với các cơ quan, xí nghiệp, có
thể thu nhận ngoài kế hoạch những sinh viên có khả năng tự trả chi phí đào
tạo.
- Thử nghiệm cho GD ĐH tổ chức thi theo chế độ tự học

- Phát triển thư viện đại học
- Cải tiến công tác phân phối sinh viên tốt nghiệp theo hướng hạn chế
phía nhà nước, tăng cường quyền cho trường, ngành địa phương.
- Tăng cường đầu tư cho giáo dục từ 6,55 tỷ nhân dân tệ năm 1978 lên
22,3 tỷ năm 1987, trong đó đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng từ 646 triệu
năm 1987 lên 5,6 tỷ năm 198612.
Theo báo cáo của Ủy ban Giáo dục nhà nước, công cuộc cải cách giáo
dục trong 10 năm qua đã đạt được những thành tựu như sau13:
- Cả nước có 1240 huyện (60% số huyện) đã đạt phổ cập tiểu học
- Tính đến năm 1987, cả nước có 807.400 trường tiểu học với
128.360.000 học sinh, 92.800 trường trung học với 44.481.000 học sinh,
3031 trường trung học chuyên nghiệp với 1.874.000 học sinh, 1063 trường
đại học với số tuyển sinh hàng năm 17.000, có 35.000 nghiên cứu sinh chính
quy và 106.000 sinh viên và NCS tại chức.
Từ năm 1979 đến 1987 có 2.160.000 SV tốt nghiệp đại học và 81.943
nghiên cứu sinh tốt nghiệp ra phục vụ. Có 1399 trường lớp đại học dành cho
12
13

Phan Văn Các – tiến trình cải cách thể chế giáo dục ở Trung Quốc, tổng luận, TT Thông tin KHGD 1990.
Phan Văn Các – tiến trình cải cách thể chế giáo dục ở Trung Quốc, tổng luận, TT Thông tin KHGD 1990.

19


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

người lớn. Trong đó 600 trường có lớp hàm thụ ban đêm với 1.858.000 học
viên. Riêng trong năm 1985 đã gửi 4.888 lưu học sinh ra học ở nước ngoài.

Bản báo cáo cũng nêu lên một số kinh nghiệm:
- Trung ương tăng cường quản lý vĩ mô (quy hoạch tổng thể, toàn
diện, định hình cơ sở pháp chế, dự báo nhu cầu nhân lực, nhân tài; phân cấp
quản lý cho địa phương, mở rộng quyền tự chủ cho các trường đại học
(Được ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học, quyền thẩm định tư cách
của giáo sư và phó giáo sư...).
- Tăng cường giáo dục cơ sở, phát triển giáo dục THKT nghề nghiệp,
tăng giờ lỹ thuật nghề ở THPT; điều chỉnh cơ cấu các khoa ở trường đại học,
duy trì chế độ nghiên cứu sinh, phong hàm, học vị.
- Phát động toàn xã hội chi viện cho giáo dục, đa dạng hóa các loại
hình đào tạo.
- Mở rộng liên hệ ngang với các ngành và cơ sở sản xuất, cải tiến
tuyển sinh theo 3 hình thức theo kế hoạch, theo ủy thác đào tạo của đơn vị
sử dụng, theo chế độ tự phí, thực hiện chế độ học bổng mới và chế độ cho
học sinh vay tiền học.
- Cải tiến công tác chính trị tư tưởng theo hướng sinh động, thuyết
phục không cứng nhắc, tự giáo dục.
- Nâng cao vị trí xã hội và đãi ngộ cho giáo viên.
- Tăng cường mở cửa ra bên ngoài, thúc đẩy giao lưu quốc tế.
Những thành tựu trên đây là đóp góp rất quan trọng của ngành giáo
dục và việc thực hiện mục tiêu chung của Trung Quốc là phấn đấu nâng tổng

20


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp lên 4 lần và cuối thế kỷ này và tiến
đến ranh giới của các nước phát triển vào khoảng cuối năm 204014.

3.2. Ấn Độ:
Ấn Độ là một nước lớn ở châu Á với dân số là khoảng 550 triệu
người. Giáo dục đại học ở Ấn Độ có một lịch sử lâu đời, các trường đại hcoj
như Nalanda (ở Bihar) được toàn thế giới biết đến. Những người hành
hương Trung Quốc đến thăm Ấn Độ vào giữa những năm 400 trước Công
nguyên và 800 sau Công nguyên đã ca ngợi tác phẩm tuyệt vời của các
trường đại học này trong chuyến đi của họ. Sự tồn tại các trường đại học nổi
tiếng ở nước Ấn Độ cổ đại càng được chứng tỏ bằng sự phát triển quan trọng
trong các lĩnh vực trí thức như văn chương, phê bình văn học. Các trường
đại học đã tan rã trong thời trung cổ nhưng sự nghiệp giáo dục đại học vẫn
được các học giả tiếp tục. Sau khi người Anh đến Ấn Độ vào thế kỷ 19, GD
ĐH làm theo khuôn mẫu phương Tây, dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng
dạy và đưa vào chương trình những môn học mới. Ba trường đại học đầu
tiên theo mô hình hiện đại này, được thành lập ở 3 thành phố lớn là Calcutta,
Bombay và Madras năm 1857. Theo luật đại học 1904, Ấn Độ đã tiến hành
thí điểm điều chỉnh hệ thống quản lý GD ĐH. Năm 1947, khi Ấn Độ được
độc lập, đã có 16 trường đại học.
3.2.1. Quá trình phát triển:
Từ sau khi đất nước được độc lập, Ấn Độ đã ra sức phát triển giáo
dục, đặc biệt là GD ĐH. Sự phát triển đó có những đặc điểm sau:
a) Trước hết là sự mở rộng quy mô: Số trường đại học tăng từ 16
trường năm 1947 – 1948 lên tới 108 trường năm 1979 – 1980. Số sinh viên
tăng từ 0,23 triệu tới 2,65 triệu. Ngoài ra, cần 11 học viên tương đương đại
14

Wang cheng xu và Heping – Tham luận tại hội nghị UNESCO khu vực châu Á – TBD, Băngkok 1983

21



CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

học và 9 học viên có tầm quan trọng quốc gia. Ngân sách theo kế hoạch và
ngoài kế hoạch dành cho GD ĐH năm 1980-1981 là 3750 triệu Rupi, chiếm
13% tổng ngân sách cho giáo dục15.
Một tài liệu mới đây còn cho biết, hiện nay hệ thống đại học Ấn Độ đã
có tới khoảng 150 trường đại học tổng hợp và nhiều trường đại học kỹ thuật
khác16.
b) Sự đa dạng về loại hình:
Ấn Độ là một nhà nước liên bang, trong đó các bang là những đơn vị
lập hiến thành phần. Về mặt giáo dục cả chính phủ trung ương và chính phủ
các bang đều có những quyền hạn nhất định. Thông thường việc thành lập cá
trường đại học thuộc quyền quyết định của bang. Song vẫn có một số ít
trường do chính phủ trung ương quyết định thành lập.
Hiện tại, ở Ấn Độ có các loại trường như sau:
- Khoảng 85% trường đại học và phân viện tại các bang bao gồm các
ngành khoa học, nghệ thuật, thương nghiệp, y tế và công nghiệp.
- Các trường đại học nông nghiệp được thành lập ở các bang từ sau
năm 1965 vừa làm nhiệm vụ giảng dạy kiến thức nông nghiệp vừa làm
nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp.
- Các trường đại học trung ương được thành lập phù hợp với những
thời điểm lịch sử đặc biệt. Các trường đại học Banaras, Valigazin và Delhi
thành lập trước ngày độc lập. Trường đại học Viova – Bharati thành lập theo
mục tiêu giáo dục của nhà thơ Habindra Nach Tagore và trường đại học
Pawaharlal Nehru thành lập nhằm thực hiện những mục tiêu dân chủ xã hội
và hiểu biết quốc tế để kỷ niệm Pawaharlal Nehru. Trường đại học Hiel cung
15
16


M.R. Kolhatkar – tham luận tại Hội nghị UNESCO khu vực châu Á-TBD 1983
M.R. Kolhatkar – tham luận tại Hội nghị UNESCO khu vực châu Á-TBD 1983

22


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

cấp cán bộ cho ba bang ở vùng Đông Bắc và trường đại học Hydarabad ở
miền Nam Ấn Độ. Ngoài ra, còn có trường Đại học Liên bang Fienjas ở
Chandigarh.
- Một số trường chuyên ngành như xây dựng nông thôn, công tác xã
hội và giáo dục tổng hợp, ví dụ trường Jamia Millia Islamas ở Delhi, học
viện nghiên cứu khoa học Ấn Độ ở Banlagore...
- Một số trường quốc gia thành lập theo một đạo luật của Nghị viện.
Ví dụ học viện khoa học y tế toàn Ấn Độ ở Delhi, học viện nghiên cứu y học
và đào tạo sau đại học ở chandigarh và các học viện kỹ thuật Ấn Độ.
- Các học viện quản lý cũng là những trường có phạm vi toàn quốc, do
chính phủ trung ương quản lý theo một mô hình đã định.
Ngoài ra, còn có các cơ quan có tính chất đầu ngành như Ủy ban bảo
trợ đại học, học viện kế hoạch và quản lý giáo dục, các Hội đồng quốc gia về
nghiên cứu khoa học: Hội đồng nghiên cứu KHXH Ấn Độ, Viện Đào tạo
nghiên cứu sinh Ấn Độ.
Từ năm 1985 Ấn Độ chủ trương xây dựng đại học tự trị. Một số
trường được nhà nước giúp đỡ và khuyến khích đi vào hoạt động theo quy
chế tự trị. Ngành đại học đang nghiên cứu thiết lập những mối quan hệ giữa
đại học tổng hợp và đại học kỹ thuật để thay thế cho hệ thống phối thuộc
trước đây. Các chương trình của đại học thông qua ủy ban bảo trợ đại học
trong thời gian 5 năm đầu.

c) Một số vấn đề cần giải quyết
- Sự phát triển ồ ạt nhiều trường đại học mới cùng với sự phân chia
ngành nghề không phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu của kế hoạch phát
triển.
23


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

Trong khoảng từ 1969 đến 1974 số các trường khoa học, nghệ thuật
và thương nghiệp đã tăng lên tới 765 trường. Trong khoảng từ 1975 đến
1980 số các trường khác tăng tới 329 trường. Việc tăng ồ ạt ngày làm cho
các trường đại học không đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất, về đội
ngũ thầy giáo, về chất lượng giảng dạy. Năm 1982, Ủy ban bảo trợ đại học
đã ban hành một quy chế, nêu lên các tiêu chuẩn của một nhà trường ĐH và
chỉ những trường ĐH được Ủy ban công nhận thì mới được bảo trợ về mặt
tài chính. Biện pháp này đã ngăn chặn sự phát triển các trường ĐH được tiêu
chuẩn.
- Sự phát triển không đồng đều: Mặc dù GD ĐH đã phát triển đến
vượt bậc về mặt số lượng, song lại chỉ tập trung ở một số vùng đã có sự tiến
bộ truyền thống. Nhiều vùng thuộc các bộ tộc ít người, các cộng đồng dân
tộc chậm phát triển về mặt kinh tế - xã hội thì vẫn ở tình trạng lạc hậu về
mặt giáo dục. Chính phủ trung ương và các bang đã đề ra những chính sách
khuyến khích GD ĐH trong các bộ tộc, ưu tiên về chỗ học và học bổng cho
các khu vực này. Ngoài ra tỷ lệ nữ trong sinh viên đại học vẫn còn rất thấp.
- Ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu xã hội: Một số ngành
nghề do đào tạo quá nhiều gây ra tình trạng thất nghiệp. Năm 1980 số người
đã được đào tạo bị thất nghiệp lên tới 3,47 triệu người.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác thuộc nội bộ của hệ thống giáo dục

liên quan đến cơ cấu quản lý, hành chính và tài vụ.
Từ tình hình trên đây, kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1980-1965) của Ấn
Độ đã đề ra các mục tiêu cho GD ĐH như sau:
- Đề cao giá trị của nền dân chủ, sự vinh quang của lao động phục vụ
quốc gia.

24


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

- Cải tiến thành phần học tập trong các khóa đào tạo, gắn nhà trường
với thực tế đời sống, thông qua các hoạt động phục vụ xã hội.
- Củng cố các khả năng hiện có của nhà trường ĐH, đầu tư bổ sung để
nâng cao chất lượng, phối hợp giải quyết vấn đề việc làm với các mục tiêu
phát triển.
- Khuyến khích phát triển trong một số lĩnh vực chọn lọc có tầm quan
trọng quốc gia, ví dụ khoa học cơ bản và nhân văn, đào tạo chuyên gia khoa
học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực ở các khu vực yếu, chú ý các vùng
dân cư chậm phát triển và phụ nữ, thông qua các chính sách học bổng, ưu
tiên tuyển chọn, cung cấp hàng tiêu dùng cần thiết cho sinh viên với giá quy
định.
- Làm cho nhà trường Đh nhạy cảm hơn với vấn đề của xã hội, thông
qua việc tham gia có tổ chức vào các chương trình chống nghèo nàn, chống
mù chữ, bảo vệ môi trường...
3.2.2. Những phương hướng và nhiệm vụ mới của GD ĐH17
a) Củng cố các trường đại học: đặc biệt là các trường yếu, các trường
ở các bộ tộc ít người (với các trường này vẫn có sự châm chước) nâng cao
tiêu chuẩn của các trường đại học, loại bỏ những trường dưới tiêu chuẩn, sự

mở rộng đại học chỉ nhằm ưu tiên những khoa mới, những trường đào tạo
trình độ trên đại học.
b) Hạn chế số lượng sinh viện tuyển vào ở các hệ tập trung đối với
những trường đã đạt tới quy mô tới hạn. Tăng số lượng sinh viên hàm thụ,
buổi tối, mở rộng, cho phép sinh viên học tư.

17

M.R. Kolhatkar – tham luận tại Hội nghị UNESCO khu vực châu Á-TBD 1983

25


×