CHỦ ĐỀ
TƯ TƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN VÀ
THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY XÂM NHẬP
Mục đích yêu cầu:
- Trang bị cho người học một cách có hệ thống tư tưởng kinh tế của
cha ông ta thời kỳ phong kiến và thời kỳ chủ nghĩa tư bản phương tây xâm
nhập.
- Bồi dưỡng quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn cho người
học, giúp người học hiểu rõ và vận dụng vào nhận thức tư tưởng kinh tế Việt
Nam hiện đại.
Bố cục nội dung: gồm ba phần.
I. Tiền đề lịch sử và những đặc điểm của tư tưởng kinh tế Việt Nam
từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XX.
II. Những tư tưởng kinh tế Việt Nam thời ký phong kiến( 9381858).
III.Tư tưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ tư bản phương Tây xâm nhập.
Thời gian phân bố cho từng nội dung:
Phần I :
20 phút
Phần II : 1 tiết 20 phút
Phần III : 1 tiết
Phương pháp giảng dạy: thuyết trình
Hệ thống tài liệu sử dụng:
1
I. TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG KINH TẾ
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XX
1.1. Những tiền đề lịch sử hình thành tư tưởng kinh tế Việt nam
thời kỳ phong kiến và thời kỳ chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập.
- Lịch sử Việt nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm để giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Đồng thời là quá trình chinh phục
thiên nhiên, mở mang bờ cõi tạo dựng cơ đồ cho các thế hệ mai sau.
Thời kỳ phong kiến ở Việt nam được tính từ 179 tr. CN - 1858.Trong
đó được chia làm hai giai đoạn: Thời kỳ phong kiến hoá( 179 tr. CN đến
938) hay còn gọi là thời kỳ Bắc thuộc; thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ
( 938 đến 1858).
Trong thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiến hành nhiều cuộc khởi
nghĩa nhằm giành lại độc lập cho dân tộc. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa:
Hai Bà Trưng( 40- 43 SCN); Bà Triệu (248); Lý Bí ( năm 542 xưng vương
là Lý Nam Đế và đổi tên nước là Vạn Xuân); Triệu Quang Phục (549);
Phùng Hưng (791); Ngô Quyền ( 938).
Sau khi giành được độc lập cho dân tộc năm 938, dân tộc ta còn phải
đương đầu với nhiều cuộc xâm lược lớn của các triều đại phong kiến
phương Bắc như: Tống ( thế kỷ XI); Nguyên Mông( thế kỷ XIII); Minh ( thế
kỷ XV); Thanh (thế kỷ XVIII) để bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc.
Đến năm 1858, do sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, nước ta rơi vào
ách thống trị của thực dân Pháp cho tới năm 1945.
Ngoài những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lịch sử dân tộc
cũng ghi nhận 2 cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn là: Lê- Mạc( 15331592); Trịnh - Nguyễn (1727- 1772) và hàng chục cuộc khởi nghĩa của nông
dân chống lại triều đình phong kiến lúc suy tàn. Các cuộc chiến tranh liên
miên đó đã tàn phá nặng nề nền kinh tế đất nước.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước, các triều đại phong kiến Việt nam
thay nhau cai trị đất nước bằng các chính sách rất hà khắc và thông suốt từ
2
trên xuống dưới. Mỗi triều đại do một dòng họ nắm quyền, vì vậy, lợi ích
của tộc họ bao giờ cũng đặt trên lợi ích quốc gia dân tộc. Một vấn đề có tính
phổ biến là trong mỗi triều đại, các đời vua mở đầu đều có công cải cách,
xây dựng và phát triển kinh tế và ít nhiều cũng quan tâm tới đời sống của
thần dân trăm họ. Nhưng các đời vua kế tiếp theo lại tự phá bỏ những gì
mà cha ông để lại, đưa đất nước đi theo một hướng khác và cuối cùng là suy
tàn và '' nhường'' quyền cai trị đất nước cho một dòng họ khác và một triều
đại mới ra đời.
Như vậy, cùng với những cuộc chiến tranh liên miên, lịch sử Việt
nam còn là sự nối tiếp nhau giữa xây dựng - phá bỏ - xây dựng - rồi lại phá
bỏ…điều này đã chi phối không nhỏ tới tư tưởng kinh tế Việt nam. Đặc biệt
là những vấn đề liên quan tới củng cố Nhà nước phong kiến tập quyền và
công cuộc phòng thủ đất nước.
- Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý - kinh tế cũng đã đem lại cho Việt
nam trước kia nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Nền văn minh
lúa nước xuất hiện và phát triển khá sớm; công cuộc khai khẩn đất đai, mở
mang bờ cõi gắn với việc xây dựng các công trình trị thuỷ ở vùng châu thổ
sông Hồng, vùng Thanh- Nghệ và cả hệ thống kênh rạch vùng châu thổ sông
Cửu long sau này…đã góp phần tạo dựng một giang sơn Việt nam trù phú
thanh bình. Bên cạnh đó sự khắc nghiệt của thời tiết, sự tàn phá của thiên
nhiên cũng đã hun đúc nên truyền thống cố kết cộng đồng làng xã, dòng họ
tương đối bền chặt và tác động khá mạnh mẽ đến phân công lao động xã hội,
hình thành những ngành nghề thủ công truyền thống; thúc đẩy sản xuất hàng
hoá ra đời và phát triển.
1.2.Đặc điểm tư tưởng kinh tế Việt nam thời kỳ phong kiến và
thời kỳ chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập
- Tư tưởng kinh tế Việt nam chưa mang tính hệ thống và khái quát
cao. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan chi phối nên nói chung tư
tưởng kinh tế Việt nam chưa đạt tới trình độ là một hệ thống các khái niệm,
3
phạm trù của một học thuyết kinh tế. Nó chỉ được phản ánh qua các đạo
luật của nhà nước, sắc phong ,chiếu chỉ của các bậc vua chúa, hay sách của
những người đương thời ghi chép lại. Đồng thời nó còn được thể hiện thông
qua các sản phẩm văn hoá dân gian như: ca dao, thành ngữ, phong tục tập
quán, và cả những kinh nghiệm trong lao động sản xuất được truyền từ đời
này sang đời khác.
- Tư tưởng kinh tế Việt nam phản ánh, bảo vệ nền sản xuất nhỏ và
lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến.
Tư tưởng kinh tế Việt nam thường gắn liền với giai cấp thống trị,
vừa mang nặng dấu ấn của một nền sản xuất nhỏ lạc hậu, tự cấp tự túc, biệt
lập cát cứ; lại vừa muốn níu kéo bảo vệ cho chính nền sản xuất đó. Vì vậy,
tư tưởng kinh tế Việt nam thời kỳ phong kiến không thấy có những thay đổi
mang tính đột biến, cách mạng mà chỉ thiên về tư duy hình tượng, mô tả sự
việc nhiều hơn là tổng kết, khái quát thành chân lý để dự báo cho những phát
triển của tương lai.
- Tư tưởng kinh tế việt nam mang nặng yếu tố duy tâm chủ quan.
Do chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng triết học phương Đông như:
Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, đây là những tư tưởng triết học theo trường
phái duy tâm chủ quan, nên tư tưởng kinh tế Việt nam cũng mang nặng yếu
tố duy tâm chủ quan.
II. NHỮNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN( 9381858)
Mặc dù không có những tác phẩm riêng, nhưng thông qua các đạo
luật, yêu sách của nhân dân, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, đã có
nhiều tư tưởng kinh tế, trong đó nổi bật là những tư tưởng kinh tế xung
quanh các vấn đề: nông nghiệp; tài chính; tiền tệ;…
2.1. Tư tưởng về tài chính.
Trong tư tưởng kinh tế Việt nam thời kỳ phong kiến, tài chính là vấn
đề có tầm quan trọng hàng đầu, vì nó gắn liền với lợi ích của giai cấp thống
trị và bảo hộ cho sự thống trị của các triều đại phong kiến.
4
Những tư tưởng về vấn đề tài chính được thể hiện trong một số tác
phẩm như: Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Vân đài loại ngữ và Phủ biên tạp lục
(Lê Quí Đôn), Đại Việt sử ký toàn thư( Ngô Sỹ Liên), Hoàng lê nhất thống
chí( Ngô Gia Văn Phái), Lịch triều hiến chương loại chí( Phan Huy Chú)…
Những tư tưởng về tài chính ở thời kỳ này được tập trung vào ba vấn
đề chính: một là, chính sách thuế khoá, tô tức; hai là, quản lý tài chính; ba
là, biện pháp thực hiện. Trong đó, quản lý tài chính được xem là vấn đề quan
trọng và thuộc quyền lực của đấng bề trên tức do vua quan nắm giữ. Vấn đề
này Phan Huy Chú viết: '' Việc lớn của một nước không có gì thiết yếu bằng
của cải…từ xưa các đế vương trị thiên hạ ai mà không quản lý của cải để tụ
họp dân…cái nguồn sinh ra của cải là ở trời đất mà cách quản lý lại ở bề
trên, nếu không sắp xếp có phương pháp thì sao cho của cải lưu thông và đủ
dùng được…'' ( Lịch triều hiến chương loại chí- Nxb sử học, 1961, tr. 47).
Liên quan tới vấn đề thuế khoá và tô tức, tư tưởng kinh tế Việt nam
thời kỳ này tập trung phản ánh sự cần thiết phải thu thuế và đối tượng phải
nộp thuế.Trong đó đối tượng phải nộp thuế là tất cả mọi người dân thuộc các
lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Phan Huy Chú viết: ''Có ruộng thì phải
có tô (thuế ruộng), có đinh thì phải có dung (thuế thân), có hộ thì phải có
diệu (thuế hộ)…những người đi lại buôn bán phải có thuế đò, thuế chợ. Đó
là chính sách lý tài, là phương pháp quốc dụng, người trị thiên hạ cần phải
hiểu cả…'' (sách đã dẫn, tr.47). Về sử dụng ngân sách Phan Huy Chú cho
rằng chi phải theo nguyên tắc nhất định đặc biệt phải căn cứ vào thu để chi
(chống bội chi ngân sách). Ông viết: '' Lượng tính số thu vào để tính số chi
ra…việc chi phải có chừng đó là cái đạo phép tắc lấy của dân, cái thước chi
dùng tiêt độ. Các đời vua đặt ra chế độ tiêu dùng không vượt ra khỏi điều ấy
được…'' (Sđd ,tr.47).
Liên quan tới vấn đề tài chính còn có những quan niệm rất cụ thể và
tiến bộ mà ngày nay vẫn còn giá trị như: Phải thu đủ và thu đúng đối tượng.
Chẳng hạn, muốn thu thuế đinh phải lập hộ tịch, đối với thuế ruộng phải đo
5
đạc đất đai, phải định lệ thu và mức thu cho từng khu vực khác nhau, phải có
chính sách ruộng đất (thời Lê, quân điền, Hồ Quí Ly, hạn điền)…Nói chung
tư tưởng kinh tế Việt nam về vấn đề tài chính, thuế khoá…đều đứng về phía
lợi ích của giai cấp phong kiến, biện hộ cho sự thống trị của triều đình.
2.2. Tư tưởng kinh tế liên quan tới vấn đề tiền tệ và lưu thông
hàng hoá
Như trên đã đề cập, nền kinh tế Việt nam thời kỳ phong kiến là nền
kinh tế tự cấp tự túc. Do điều kiện tự nhiên, khí hậu, phong tục tập quán, ở
những vùng miền khác nhau nên hoạt động thương nghiệp và sử dụng tiền
làm phương tiện trao đổi cũng xuất hiện khá sớm.
- Về tiền tệ:
Ngay từ đầu thế kỷ thứ X (thời nhà Đinh), do nhu cầu sản xuất và
trao đổi hàng hoá, do đòi hỏi đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, nên đã
xuất hiện tiền kim loại đúc bằng đồng thau (hợp kim của đồng và kẽm),
trong khi đó vàng chỉ được dùng làm đồ trang sức, trang trí và cống nạp cho
triều đình. Không thấy sử sách ghi chép bản vị vàng.
Để thuận lợi cho trao đổi và khắc phục tình trạng cát cứ, các triều đại
phong kiến còn thống nhất tên gọi và đơn vị đo lường của tiền tệ. Thời Đinh
có tiền ''Thái bình thông bảo'', Thời Lê có tiền '' Thiên phúc trấn bảo'', đến
thời nhà Hồ bắt đầu xuất hiện tiền giấy với tên gọi là ''Thông bảo hội sao''.
Do đặc điểm là một nước nông nghiệp - lúa nước nên gạo rất được
coi trọng, gạo không chỉ được coi là của cải của quốc gia mà còn được lấy
làm bản vị của tiền. Vì vậy chế độ tiền tệ của Việt nam lúc bấy giờ được gọi
là chế độ mễ bản vị, đây là một đặc thù ở Việt nam không giống như ở các
nước phương Tây và một số nước khác. Trong Đại nam thực lục, Lê Quí
Đôn có viết: ''Kể ra công dụng của tiền thì có nhiều, không thể thiếu được
nhưng cốt phải lấy thóc lúa làm gốc''. Tuy nhiên cuối thời Hậu Lê cũng đã
có sử dụng bạc làm phương tiện thanh toán nhưng không nhiều và chủ yếu là
do các thương nhân Hà Lan chở hàng từ Mê Hy Cô về thực hiện.
6
Để đảm bảo độ bền chắc của tiền tệ và chống lại nạn làm tiền giả,
nên kỹ thuật đúc tiền cũng được các nhà tư tưởng kinh tế Việt nam đương
thời rất quan tâm. Lê Quí Đôn viết: Vì thiếc và kẽm dễ bị nấu chảy nên đúc
trộm tiền là việc làn đơn giản triều đình biết đâu mà cấm được, vì vậy ông
khuyến cáo cần phải đúc tiền đồng. Để chống lại tệ nạn làm tiền giả nhà
nước phong kiến Việt nam đã sử dụng những hình phạt rất nặng như xử tử
và tịch thu toàn bộ tài sản sung công.
Về chức năng của tiền, Phan Huy Chú đã bàn đến chức năng làm
phương tiện lưu thông. Ông viết: tiền chỉ dùng để đổi chác đem chỗ này ra
chỗ kia làm phương tiện quyền uy trong một thời. Trong sự trao đổi lấy tiền
làm phương tiện lưu thông thì trăm thứ sản vật được lưu thông tự khắc
không phải lo thiếu nữa.
Một hiện tượng lịch sử khá đặc biệt thời kỳ phong kiến Việt nam là
nhà Hồ đã cho phát hành tiền giấy. tiền giấy ra đời trong khi tiền kim loại
vẫn giữ được chức năng phương tiện lưu thông trao đổi trên thị trường.
Năm 1396, Hồ Quí Ly cho ban hành tiền giấy gồm 7 loại: 10 đồng,
30 đồng, 1tiền, 2 tiền, 3tiền, 5 tiền, 1 quan.
Việc phát hành tiền giấy là do ý đồ chủ quan của nhà Hồ, nên không
được dân chúng đồng tình ủng hộ. Sau này Phan Huy Chú có viết: '' tiền
giấy chẳng qua chỉ là một mảnh giấy vuông phí tổn làm ra nó chỉ đáng giá
dăm ba đồng mà đem đổi lấy vật đáng giá năm, sáu trăm đồng của người ta
cố nhiên là không phải cái đạo đúng mức. Vả lại người có tiền giấy cất giữ
cũng dễ rách nát mà kẻ giả mạo sinh ra khôn cùng, thực không phải là cách
bình ổn vật giá mà lưu thông của cải của dân vậy. Quí Ly không xét tới cái
gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế để cho hàng hoá thường vẫn
lưu thông tức thì sinh ra ứ đọng khiến dân nghe đã sợ, thêm mối xôn xao.
Thế có phải là chế độ bình trị đâu''( Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb sử
học, 1961, tr. 61).
- Về lưu thông hàng hoá:
7
Thời kỳ phong kiến Việt nam, về cơ bản, hoạt động kinh tế là tự cấp,
tự túc. Tuy vậy, do đặc điểm sản xuất của từng vùng, do nhu cầu sinh hoạt
trong nhân dân, nên giao lưu trao đổi hàng hoá cũng có những chuyển biến
đáng chú ý.
Có thể nói sản xuất và trao đổi hàng hoá đã xuất hiện ở nước ta khá
sớm. Từ thời Lý -Trần(1009 - 1400 ), Thăng long đã trở thành trung tâm
giao lưu hàng hoá của cả nước, ở đây có các phường thủ công và buôn bán,
có chợ Đông, chợ Tây, chợ Nam, chợ địa phương được mở nhiều nơi trong
nước. Vào thời nhà Lê Sơ, Nhà nước đã cho mở nhiều chợ mới ở các địa
phương. Luật nhà nước qui định, ở đâu có dân thì ở đấy có chợ, là nơi trao
đổi trong nhân dân.
Về ngoại thương cũng có sự phát triển, các triều đại phong kiến Việt
nam cũng đã có quan tâm đến việc xây dựng các thương cảng nhằm mở rộng
giao lưu hàng hoá với nước ngoài. Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội An (Quảng
Nam), Hội thống (Nghệ An), Hội Triều (Thanh Hoá) là những cửa khẩu
quốc tế lớn của nước ta thời bấy giờ. Ở đó có các thuyền buôn từ Trung
Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thường xuyên ra vào Việt
nam để trao đổi hàng hoá. An Nam tức sự viết: ''Thuyền bè nước ngoài đến
tụ hội ở đây(Hội Thống, Vân Đồn), mở chợ ngay trên thuyền, Cảnh buôn
bán thật là thịnh vượng''.
Hệ thống giao thông thuỷ bộ ở Việt nam thời kỳ phong kiến cũng
được quan tâm phát triển. Điều đó đã tạo sự thông thương giữa các vùng
trong nước, thúc đẩy lưu thông hàng hoá và thị trường phát triển.
2.3. Tư tưởng kinh tế liên quan tới vấn đề ruộng đất và sản xuất
nông nghiệp.
Kinh tế nước ta thời kỳ phong kiến là kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, tư
tưởng trọng nông đã hình thành từ rất sớm và luôn giữ địa vị thống trị qua
nhiều triều đại phong kiến Việt nam. Nhìn chung các triều đại phong kiến
đều thực hiện chính sách '' dĩ nông vi bản'', từ đó đi tới chính sách'' trọng
8
nông, ức công thương'', đề cao vai trò của nông nghiệp mà xem nhẹ vai trò
của công nghiệp và thương nghiệp trong nền kinh tế. Dưới triều Lý- Trần,
nhiều biện phát tích cực để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp đã được
ban hành. Nhà vua trực tiếp tổ chức các lễ nghi liên quan tới sản xuất nông
nghiệp như: cúng thần nông, cúng cầu mưa, cúng mừng lúa mới, đầu năm
vua đi cày ruộng tịch điền (tên một loại ruộng quốc khố) để khai phá cho
một năm sản xuất. Thời Lý vua còn cho công chúa ra làng Nghi Tàm trồng
dâu nuôi tằm, học nghề canh cửi. Đó là những việc làm chứng tỏ sự quan
tâm của nhà vua tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng phản ánh rất rõ tư
tưởng trọng nông của cha ông ta.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, trong thực tế lịch sử , với mỗi
triều đại phong kiến trong giai đoạn đầu hình thành và củng cố tư tưởng
trọng nông thường biểu hiện thành những biện pháp tích cực đối với sản
xuất nông nghiệp. Nhưng sang giai đoạn cuối khi giai cấp thống trị đi vào
con đường hưởng lạc, thì chính sách ''dĩ nông vi bản'' và tư tưởng trọng nông
chỉ còn là hình thức không đem lại tác dụng gì cho sản xuất nông nghiệp.
Tư tưởng trọng nông còn được thể hiện ở việc các triều đại phong
kiến luôn rất chú trọng đến xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp. Thời Lý cho đắp đê Cơ xá, thời Trần cho đắp đê Quai
vạc…Nhìn chung, tới thời Trần, hệ thống đê dọc sông Hồng và các sông lớn
ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc trung bộ đã được hình thành về cơ bản. Thời Trần
nhà vua thường tự mình đứng ra trông coi việc sửa đắp đê và cử các chức
quan Hà đê chánh sứ, Hà đê phó sứ chuyên trông coi hệ thống đê điều. khi
có lũ lụt thì binh lính, học sinh Quốc tử giám đều được huy động vào việc hộ
đê.
Đối với sản xuất nông nghiệp thời phong kiến, trâu bò là nguồn sức
kéo quan trọng trong canh tác. Do vậy nhà nước ban hành nhiều luật lệ để
bảo vệ trâu bò. Thời Lý, ai trộm giết trâu hình phạt cao nhất qui định vào
năm 1123 là bị tội hình.
9
Trong nông nghiệp, ruộng đất là đối tượng và là tư liệu sản xuất chủ
yếu, cho nên vấn đề ruộng đất trở thành trung tâm của các mối quan hệ kinh
tế, chính trị xã hội thời kỳ phong kiến. Tình hình ruộng đất thời kỳ phong
kiến luôn trong trạng thái biến động, nhưng nhìn chung ruộng đất tồn tại
dưới hai hình thức chủ yếu là ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất
thuộc sở hữu tư nhân.
Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành và phát triển
cực thịnh của nhà nước phong kiến Việt nam nên ruộng đất thuộc sở hữu nhà
nước chiếm đại bộ phận ruộng đất trong nước. Câu nói: ''đất của vua, chùa
của làng'' đi vào tiềm thức của người nông dân khá sớm. Chính trên cơ sở
ấy, Nhà nước mới duy trì được quyền lực kinh tế ,chính trị của mình. Ruộng
đất thuộc sở hữu nhà nước gồm các loại: ruộng công làng xã, ruộng quốc
khố, ruộng phong cấp.
Ruộng công làng xã, là ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước,
nhưng được giao cho các làng xã quản lý, và làng xã đứng ra phân chia
ruộng đất cho nông dân cày cấy. Do vậy, với người nông dân khi cấy ruộng
công làng xã, họ phải chịu các nghĩa vụ với nhà nước như nộp tô, đi lao
dịch, binh dịch. Nhìn chung ruộng công làng xã là nguồn thu nhập chủ yếu
của nhà nước phong kiến. Nhà nước đã phân loại hạng ruộng để định mức
thu tô trong nhân dân.
Ruộng quốc khố là ruộng thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước trực
tiếp quản lý. Nguồn gốc ruộng quốc khố là tịch thu từ các trang trại đồn điền
của chính quyền thực dân và địa chủ quan lại là người Hán; do khai hoang
mà có.
Ruộng phong cấp, là ruộng đất vua ban thưởng cho các quan lại, quí
tộc hay người có công với nước,với triều đình. Ruộng phong cấp là một đặc
quyền đặc lợi của giai cấp thống trị. Nó đặc biệt phát triển vào thời Lí - Trần
và nội dung phong cấp cung có những thay đổi qua các triều đại. Nhìn vào
ruộng đất phong cấp qua một số triều đại phong kiến, quyền sở hữu vẫn
10
thuộc về nhà nước. Người được hưởng ruộng phong cấp chỉ được chỉ có
quyền sử dụng để thu tô chứ không có quyền chiếm hữu.
Bên cạnh ruông đất thuộc sở hữu nhà nước, còn có ruộng đất thuộc
sở hữu tư nhân. Ruộng đất này là của địa chủ hay những người nông dân tự
canh; trong đó chủ yếu là ruộng đất của địa chủ. Trong lịch sử Việt nam
ruộng tư xuất hiện khá sớm, từ thời Lý và không ngừng tăng lên qua các
triều đại.
Qua tình hình ruộng đất Việt nam thời kỳ phong kiến từ thế kỷ X đến
XV, ruộng đất công và tư luôn trong tình trạng biến động, khuynh hướng
ruộng tư ngày càng phát triển.
Tư tưởng trọng nông chỉ có tác dụng tích cực và chỉ phù hợp với
nền kinh tế nước ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Còn từ thế kỷ XVI trở đi, tư
tưởng này trở thành lực cản cho sự phát triển kinh tế xã hội. Bởi vì nó là chỗ
dựa chủ yếu cho kinh tế tự cấp tự túc và đặc biệt là hạn chế sự phát triển của
công nghiệp và thương nghiệp. Có ý kiến cho rằng, tư tưởng trọng nông ức
thương trở thành phản động khi mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã xuất
hiện ở Việt nam.
2.4. Tư tưởng kết hợp kinh tế với quốc phòng
Dựng nước đi đôi với giữ nước là vấn đề có tính qui luật trong lịch
sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Các triều đại phong kiến rất coi trọng
việc gắn kết phát triển kinh tế với công cuộc phòng thủ đất nước và đã có
nhiều việc làm để thực hiện tư tưởng đó.
Dưới thời Đinh, Lê Hoàn(941- 1005), được giao chỉ huy thập đạo
quân đã đưa quân lên biên ải phía Bắc để khai hoang lập ấp vừa để bảo vệ
bờ cõi giang sơn vừa khai thác lâm thổ sản để phát triển kinh tế.
Thời lý trần có chính sách ''ngụ binh ư nông'', ''động vi binh, tĩnh vi
dân'', ''khoan thư sức dân''…Nhờ vậy khi chiến tranh xảy ra việc huy động
lực lượng cho quân đội rất nhanh, thời bình khi đất nước bình yên thì đưa họ
trở lại quê hương để làm ăn sinh sống, vừa giảm chi phí tài chính vừa thúc
11
đẩy kihn tế phát triển. Sử sách có ghi thời Trần, dân nước ta là 7 triệu người,
nhưng để đối phó với sự xâm lăng của Nguyên - Mông, Trần Hưng Đạo có
trong tay 50 vạn quân và 1 triệu dân binh.
Thời Nguyễn Huệ - Quang Trung, lần thứ ba tiến quân ra Bắc để tiêu
diệt quân Thanh(1789) đến vùng Thanh - Nghệ, ông cho dừng chân để tuyển
thêm binh mã, bổ xung thêm lương thảo sau đó thần tốc tiến ra Thăng Long.
Cách làm này là bài học về sử dụng lực lượng và hậu cần tại chỗ, vẫn còn
nguyên giá trị để ngày nay chúng ta kế thừa và phát triển trong sự nghiệp
xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Thời vua Minh Mạng, Nguyễn Công
Trứ trực tiếp đưa quân và dân đi khai khẩn các vùng đất mới (trong đó có
Kim Sơn- Ninh Bình, Tiền Hải - Thái Bình).
Nói chung các triều đại phong kiến Việt nam đều quan tâm tới việc
huy động, dự trữ, sử dụng các nguồn lực kinh tế cho nhiệm vụ chống giặc
ngoại xâm.
III. TƯ TƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY
XÂM NHẬP
3.1. Những tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
a. Sơ lược tiểu sử Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ(1830- 1871) quê ở xã Bùi Chu, nay là xã
Hưng Trung, Hưng Nguyên, Nghệ An. Năm 27 tuổi(1855) đỗ đầu kỳ thi
khảo thí nhưng không được thi hương vì ông theo đạo thiên chúa giáo. năm
30 tuổi được cha sứ đạo Tân Ấp (Quảng Bình) mời vào dạy chữ Hán cho
những người mới theo đạo thiên chúa. Dịp này ông đã gặp giám mục
Gauther(có tên Việt là Ngô Gia Hậu), được học tiếng Pháp, tiếng La Tinh và
những kiến thức văn học, khoa học…
Năm 1859, ông theo Gauther sang Pháp qua Rô ma và được Giáo
Hoàng tiếp tại Va- Ti- Căng. Trong 3 năm sống ở Pháp ông đã theo học các
ngành khoa học kỹ thuật, xã hội, hàng hải, kiến trúc, quân sự…Cũng dịp này
12
ông đã gặp và quen với nhà cải cách lớn của Nhật Bản là Itôhirôbuki, ông
này sau này là thủ tướng nhật Bản dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng.
Đầu năm 1861 ông trở về Sài Gòn với mong muốn đem những hiểu
biết của mình để giúp canh tân đất nước nhằm tránh hoạ xâm lăng, đến tháng
2 năm 1861 khi đồn Kỳ Hoà(Gia Định) thất thủ ông thấy cần phải tạm hoà
hoãn theo đề nghị của Pháp để dưỡng quân và chuẩn bị lực lượng chống lại
Pháp. Thời kỳ này ông nhận làm phiên dịch cho quân đội Pháp.
Năm 1862, ông thôi không làm phiên dịch cho quân đội Pháp mà về
giúp xây dựng tu viện dòng thánh Pao Lô ở Sài Gòn( nay ở số 4, Tôn Đức
Thắng TPHCM). Cũng trong thời gian này ông dồn tâm trí vào việc soạn
thảo kế hoạch giúp canh tân đất nước.
Từ tháng 3 năm 1863 đến tháng 11 năm 1867 ông đã liên tiếp gửi 58
bản điều trần đến vua Tự Đức đề cập đến hàng loạt những vấn đề cấp bách
của nước nhà liên quan tới kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục,quân sự…
Từ 1868- 1871 ông sống ở quê. Sử sách có ghi ba năm cuối đời ông
làm được hai việc là giúp dân đào kênh từ sôngLam ra Cửa Lò và lai tạo
được giống cam quí mang tên quê ông: cam Xã Đoài.( Nguyễn Trường Tộ
với sự nghiệp canh tân đất nước- Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, H, 1992,
tr.464-370)
b. Những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ
Tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ được ghi ở 58
bản điều trần mà ông gửi triều đình nhà Nguyễn, sau này ông tập hợp thành
4 tác phẩm lớn là: '' Thiên hạ phân hợp đại thế luận'', ''Dữ tài thế cấp luận'',
''Giáo môn luận'' và ''Tế cấp bát điều''. Những tư tưởng canh tân mà ông trình
bày trong đó bao trùm nhiều lĩnh vực như: cải cách học thuật( thay chữ Hán
Nôm bằng chữ la tinh phiên âm); cải cách xã hội( thay đổi một số phong tục
tập quán); cải cách kinh tế tài chính; cải cách quân sự.
13
Về quân sự , ngày 9/2/1871 ông gửi bản điều trần'' Bổ túc kế hoạch
đánh úp Gia Định''; ngày 19/6/1871 ông gửi bản điều trần'' về việc chỉnh đốn
quân đội và quốc phòng''.
Về lĩnh vực kinh tế ông có ''Tờ trình về việc ký hợp đồng với hội
nươvs ngoài'' gửi ngày 12/5/1867; và bản '' Kế hoạch vay tiền dùng vào việc
binh'' gửi ngày 10/4/1871…
Về ngoại giao ông có'' Bàn về quan hệ với nước ngoài'' gửi ngày
5/4/1871; ''Việc dịch các văn kiện ngoại giao'' gửi ngày 29/4/1871…
Tất cả những quan điểm tư tưởng của ông là một hệ thống tương đối
toàn diện và đều gắn với thực tế kinh tế - xã hội Việt nam lúc bấy giờ. Vì
vậy ông được đánh giá rất cao, được xếp vào danh sách các nhà bác học, nhà
tư tưởng xuất chúng của Việt nam cuối thế kỷ XIX và được đánh giá ngang
với Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bản.
c. Một số nội dung trong tư tưởng cách tân về kinh tế của
Nguyễn Trường Tộ
+ Những vấn đề liên quan tới tài chính
Trong lĩnh vực này ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, nhiều chương
trình ông đưa ra có tính hệ thống và tính hiện thực trong đó bao gồm cả
những biện pháp rất cụ thể.
Trước hết phải thấy rằng ông đã có quan điẻm rất duy vật về vai trò
của sản xuất. ông cho rằng: sản xuất là nền tảng, là chỗ dựa cho xã hội và
chính trị, đồng thời nhà nước có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh
tế. ông còn viết:'' động tác của nhân loại không gì lớn hơn là mở nguồn của
cải để tự nuôi sống'' và cái mà pháp luật dựa vào là'' sự khai thác những sản
vật để tự nuôi sống''
Ông rất phê phán chính sách của triều đình đối với dân. Ông cho
rằng:'' Nhà nước đối với dân là đấng cha mẹ thế mà không gây dựng cho
con cái giầu có, không nuôi nấng được cho nảy nở, mà chỉ biết đòi lương
14
thúc thuế lại còn bắt cung phụng các khoản thì gọi là cha mẹ lam sao
được…từ xưa đến nay chưa có dân nghèo mà nước thịnh được''.
Nhận xét về tình hình tài chính lúc đó, ông viết:'' Trời thì sanh tai
biến, đất thì hạn hán tai ương, tiền của sức lực của dân đã cạn kiệt, việc cung
ứng cho quân đội đã mệt mỏi''…Trong tình hình như vậy, Nguyễn Trường
Tộ đề nghị triều đình 8 việc cần làm gấp( Tế cấp bát điều):
- Xin hợp tỉnh huyện để giảm bớt quan lại khoá sinh
- Xin gây tài chính bằng cách đóng thuế xa xỉ
- Điều chỉnh thuế ruộng đất…
Để giải quyết khó khăn về tài chính ông kiến nghị:'' Tôi thấy ở các
nước phương Tây nhà nước vay tiền của các nhà buôn để giải quyết các việc
cần gấp sau đó sẽ từ từ hoàn lại. Nước càng lớn nợ càng nhiều thế nhưng
chưa thấy ai bảo là yếu hèn hay sai kế sách''( sđd, tr.161)
Ông còn cho rằng: Nguồn thu chủ yếu của ngân sách là thuế, quốc
trái, vì vậy phải cải cách hệ thống thuế, trong đó cần định lại các mức thuế
cho đúng, đánh thuế luỹ tiến đối với thu nhập và thuế nặng với hàng xa xỉ
phẩm.
+ Những vấn đề liên quan tới nông nghiệp và nông thôn
Vào thời kỳ ông sống, nông nghiệp kém phát triển, để thúc đẩy nông
nghiệp phát triển ông kiến nghị: Phải tạo ra đội ngũ nông quan chuyên chăm
lo việc phát triển nông nghiệp; cần phải mở khoa nông chính dạy thiên văn,
địa lý nông nghiệp, thực vật học cho đội ngũ nông quan theo phương châm
vừa học vừa làm; đồng thời phải dạy cho người dân biết làm nông nghiệp
như ở phương Tây; mở triển lãm nông nghiệp hàng năm để khuyến khích
những người có thành tích trong sản xuất; phải phát triển lâm nghiệp đặc
biệt là trồng rừng để hạn chế lũ lụt; phải đào kênh đắp đê; phải định rõ chế
độ về ruộng đât. Ông viết:'' Điều này rất quan trọng với đại sự quốc gia,
đừng thấy cao xa khó khăn mà bỏ. Nước sở dĩ giầu mạnh không chỉ cậy đất
rộng người đông, mà còn phải biết sử dụng đất, dân như thế nào? nếu biết
15
mở mang hết cương giới, khai thác hết địa lợi thì tiền dư dật muốn làm gì
cũng được''.
Liên quan tới vấn đề nông thôn, ông đề nghị: Cần phải sửa đổi các
phong tục tập quán lạc hậu xây dựng các phong tục tập quán văn minh ở
nông thôn; phải lập ra các trại tế bần để giúp người nghèo; cần phải bài trừ
các tệ nạn xã hội và các hủ tục mê tín ở nông thôn…
+ Những vấn đề liên quan tới công nghiệp
Do tư tưởng trọng nông chi phối, nên vấn đề phát triển nông nghiệp
ở nước ta ít được chú ý. Cho đến giữa thế kỷ XIX(Thời tự Đức) nước ta
cũng chỉ có những làng nghề thủ công là chính, sản xuất hàng hoá chưa phát
triển.
Đánh giá về khả năng phát triển của công nghiệp, ông viết: Nước
non ta chưa có đủ 5 loại kim, 8 loại đá cùng các sản vật khác. Rừng của ta
giầu về gỗ, sông biển của ta giầu về cá muối. Đất đai của ta có thể cho nhiều
loại gai tơ. Bởi vậy, phải hết sức khai thác có qui mô và theo cách hiện đại
cácnguồn lợi quốc gia như:Hải lợi, lâm lợi, khoáng lợi, thổ lợi…Cần lập
nhiều trường kỹ nghệ ở trong nước; cần phải cho người đi học kỹ nghệ ở
phương Tây, chú ý nhất đến ngành khai mở và luyện kim; phải làm địa đồ
khoáng chất cả nước. Ta thiếu vốn, thiếu người thì cần hợp tác với công ty
tư bản ngoại quốc. Hợp tác như vậy có 4 điều lợi: Nhà nước thu được nhiều
thuế; Dân có việc làm ăn, ít tình trạng du đãng; ta học được nghề của họ; ta
học được tinh cần mẫm của họ.Với 4 điều lợi như vậy '' trong vòng 10 năm
tài nghệ của dân ta không kém gì họ; Nhà nước không mất một xu mà dân
ta ai cũng được học thành nghề cả''.
+Những vấn đề liên quan tới thương nghiệp
Trước hết về ngoại thương, ông đặt việc nhân nghĩa trong nho giáo
xuống hàng thứ yếu, đặt quyền lợi vật chất của quốc gia lên trên và ông cho
rằng: thiên hạ không ai không lấy tài lực, sức lực để đua tranh. người ta đã
giành lợi của mình, lẽ nào ta lại không biết lấy lợi cho ta…cái lợi mua qua
16
bán lại thường nhiều gấp vài ba lần. Trên cơ sở đó ông khuyến cáo: Triều
đình phải nắm việc vận tải và tổ chức buôn bán với nước ngoài, phải khuyến
khích thương nhân Việt nam làm việc ấy. Phải đánh thuế hàng ngoại gấp đôi
hàng nội…Ông phản đối chính sách bbế quan toả cảng và cho rằng: Mở cửa
bể không phải là mở cửa ngõ đón kẻ cướp vào nhà. Tại sao các nước phương
Đông đã mở cửa mà chỉ riêng mình ta đóng kín?
Về nội thương ông đề nghị: Triều đình nên mở thành thị qui mô lớn
làm trung tâm buôn bán, từ đó nhà nước thu được nhiều thuế, cả thuế đất lẫn
thuế môn bài; nên đắp thêm đường xá, vét sông ngòi để thuận tiện cho vận
chuyển hàng hoá. Ông còn đề nghị đào một con kênh thuyền bè đi lại được
từ Hải dương vào Huế. Hai bên bờ sông có đường để có thể dùng ngựa kéo
thuyền…Muốn lưu thông hàng hoá được thuận tiện và an toàn, ông kiến
nghị nên đóng thuyền có sức chở lớn và phải thường xuyên tiễu phỉ để bảo
vệ hàng hoá trên đường vận chuyển.
Tóm lại, trong hoàn cảnh phương thức sản xuất phong kiến không
còn phù hợp và cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất thì những tư
tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ là hợp qui luật, nhưng rất đáng tiếc là
những đề nghị của ông không được triều đình nhà Nguyễn chú ý tới.
3.2. Những tư tưởng của Nguyễn Lộ Trạch và các sỹ phu yêu
nước khác
Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1895) sinh ở Cam Lộ - Quảng Trị, ông là
người cổ vũ nhiệt thành cho những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường
Tộ.
Ông cho rằng, để giữ nước và chống lại sự xâm lược của ngoại bang,
thì triều dình nhà Nguyễn phải rời đô từ Huế ra Thanh Hoá, vì đó là nơi địa
hiểm, binh lực và tài lực dồi dào.
Về kinh tế ông cho rằng phải canh tân đất nước, tình hình gấp lắm
rồi không làm không được. Ông đưa ra hai ví dụ:
17
- Việt Vương Cầu Tiễn ngày xưa chủ trương 10 năm sinh tụ, 10 năm
giáo hoá để dựng cơ đồ.
- Pi e Đại Đế (Nga) tự mình sang tây âu học nghề đóng tàu để khi trở
về sẽ biến nước Nga thành cường quốc hải quân
Từ đó ông cho rằng: Người ta làm được, ta cũng làm được, cần có ý
chí tự cường trong cơn nguy khốn, '' chậm còn hơn mãi mãi không làm gì''…
Ông đưa ra tư tưởng phải học phong trào duy tân của vua Nhật là
Minh Trị Thiên Hoàng. Ông đã so sánh: Nhật nhờ duy tân, nhờ Âu hoá mà
giữ được độc lập và trở thành nước cường thịnh.
Ông kêu gọi học tập kỹ nghệ phương Tây để chế ngự họ, ông cho
rằng: Xem như tàu hoả, súng máy…lúc đầu ở Anh, Pháp, Nga, Phổ nay là
Nhật, Trung Quốc đã bắt chước họ theo vài mươi năm nay mà ta không học
được gì cả.
Để canh tân đất nước ông còn kiến nghị triều đình có chủ trương
chọn thanh niên có tư chất thông minh gửi đi học kỹ thuật ở nước ngoài; ông
cũng khuyến cáo triều đình cần có những biện pháp ngoại giao để tạo lực
cho đất nước.
Liên quan tới vấn đề quân sự theo ông nên cho quân đội sản xuất
lương thực, tụ binh làm đồn điền để đủ lương ăn. Vấn đề nuôi quân là vấn đề
hàng đầu. Quân lính đói thì không có tâm lực để tạo nên chiến thắng.
Sau Nguyễn Lộ Trạch, các sỹ phu yêu nước khác như: Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng…cũng đều có
tư tưởng canh tân và đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ
nghĩa. Song đến thời điểm này các tư tưởng đó không còn phù hợp nữa, bởi
vì khi đó, thời đại cách mạng vô sản đã bắt đầu và đang mở ra con đường
phát triển mới cho nhân loại.
18
19