Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN đề KINH tế CHÍNH TRỊ SAU ĐẠI HỌC LÍ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG dư VÀ sự vận DỤNG VÀO xây DỰNG nền KINH tế TRONG THỜI KỲ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA XÃ hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.88 KB, 12 trang )

Chuyên đề
LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ SỰ VẬN DỤNG
VÀO XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
* * *
Phần I:
Lý luận giá trị thặng dư trong Học thuyết kinh tế Mác và cuộc đấu
tranh trên lĩnh vực lý luận tư tưởng xung quanh phạm trù bóc lột gía trị
thặng dư
Hoàn cảnh ra đời của kinh tế học mác-xít nói chung, học thuyết giá trị
thặng dư nói chung.
Nói tới chủ nghĩa Mác nói chung, học thuyết kinh tế Mác nói riêng,
trước hết phải nói đến học thuyết giá trị thặng dư. Bởi vì, giá trị thặng dư là
phạm trù trung tâm, lý luận gia strị thặng dư là viên đá tảng trong học thuyết
kinh tế Mác và học thuyết kinh tế của C.Mác là nội dung chủ yếu của chủ
nghĩa Mác.
Những năm 40 của thế kỷ 19, CNTB xác định địa vị thống trị - làm cho
cơ cấu giai cấp xã hội thay đổi cơ bản. Trong xã hội tư bản lúc đó có hai giai
cấp cơ bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Hai giai cấp này có địa vị và
lợi ích kinh tế đối lập nhau. Vì vậy, họ luôn đấu tranh với nhau để giành hoặc
giữ những lợi ích của giai cấp mình.(đấu tranh công nhân dệt Lyon, Phong
trào hiến chương ơ Anh 30 - 40/TK19).
Để cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản từ đấu
tranh tự phát - chuyển thành tự giác, từ đấu tranh kinh tế - đấu tranh chính trị,
từ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm - xoá bỏ áp bức bất công, cần có lý
luận cách mạng và khoa học dẫn đường. Chủ nghĩa Mác ra đời như một tất
yếu.
CN Mác ra đời trên cơ sở kế thừa có phê phán Triết học cổ điển Đức,
Kinh tế chính trị cổ điển Anh, CNXH không tưởng Pháp.



CN Mác gồm 3 bộ phận: Triết học, Kinh tế học chính trị, CNXH khoa học.
Ktinh tế học macxit ra đời trên cơ sở luận chứng về măt kinh tế tính chất
quá độ lịch sử của CNTB và thắng lợi tất yếu của cách mạng XHCN.
Học thuyết kinh tế Mác do C. Mác (1818 - 1883) và Ph.Ăngghen (1820 1895) sáng lập và được V.I.Lênin (1870 - 1924) bảo vệ và phát triển vào cuối
TK19, đầu TK20 khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc
quyền - thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản
1.1. Phạm trù giá trị thặng dư và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý
luận tư tưởng liên quan đến lý luận giá trị thặng dư
- Trên cơ sở hoàn bị lý luận giá trị lao động, C. Mác xây dựng lý luận giá
trị thặng dư. Trong học thuyết kinh tế của C.Mác, phạm trù giá trị thặng dư là
phạm trù trung tâm, lý luận giá trị thặng dư là viên đá tảng. Bộ Tư bản được
C.Mác được trình bày trong 4 quyển với hai nội dung cơ bản là Học thuyết
giá trị và Học thuyết giá trị thặng dư.
Trên cơ sở hoàn bị Học thuyết giá trị - lao động, C.Mác phát kiến ra Học
thuyết giá trị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư theo nghĩa rộng và đầy đủ
nhất gồm: sự ra đời và phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; điều
kiện và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư; các hình thái biểu hiện của giá
trị thặng dư; lý luận giá trị thặng dư trong lịch sử các học thuyết kinh tế. Bộ tư
bản là công trình khoa học kinh tế đồ sộ; nội dung, phương pháp nghiên cứu
và kết cấu chung - cũng như từng vấn đề được đề cập trong tác phẩm, đều có
tính khoa học và tính cách mạng rất cao. Vì vậy, khi nghiên cứu Bộ tư bản
cần phải vận dụng lý thuyết hệ thống (nghiên cứu các nội dung theo một kết
cấu lôgic) để luận giải và nhận thức những vấn đề cơ bản của tác phẩm
1. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư (học thuyết giá trị thặng dư
theo nghĩa hẹp) trình bày từ phần 2 đến phần 5, gồm 13 chương.
Mở đầu phần lý luận giá trị thặng dư: Phần thứ hai, quyển 1: Sự chuyển
hóa của tiền thành tư bản, C.Mác nêu công thức chung của tư bản và chỉ ra
mâu thuẫn trong công thức chung đó; trình bày điều kiện của sản xuất tư bản
chủ nghĩa(sự chuyển hoá tiền thành tư bản, sức lao động trở thành hàng hoá);



từ mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản: T - H - T ’ , C.Mác phân tích
điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa- người lao động được tự do về thân
thể, người lao động không có tư liệu sản xuất buộc phải bán sức lao động cho
người khác. Theo C.Mác, hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính là giá trị và
giá trị sử dụng. Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, là yếu tố duy
nhất tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Luận giải quá trình sản xuất ra giá
trị thặng dư cho nhà tư bản, C.Mác đã chứng minh rằng, trong quá trình sử
dụng hàng hóa sức lao động (quá trình người công nhân làm việc trong các xí
nghiệp tư bản) giá trị hàng hóa sức lao động không mất đi mà nó còn tạo ra
một lượng giá trị mới lớn hơn, phần lớn hơn đó bị nhà tư bản chiếm đoạt - giá
trị thặng dư.
Phân tích vai trò của các bộ phận tư bản khác nhau trong quá trình
tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, C.Mác đã phân chia tư bản thành tư
bản bất biến, tư bản khả biến. Tư bản bất biến là bộ phận tư bản dùng để
mua các tư liệu sản xuất(nhà xưởng, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu...).
Gọi là tư bản bất biến vì giá trị của nó không thay đổi mà chỉ chuyển dần
vào sản phẩm mới thông qua lao động cụ thể của người công nhân. Tư
bản khả biến là bộ phận tư bản dùng để mua hàng hóa sức lao động. Sau
mỗi quá trình sản xuất hàng hóa cho nhà tư bản, bằng lao động trừu tượng
người công nhân tạo ra một lượng gía trị mới không những đủ bù đắp lại
giá trị hàng hóa sức lao động - ngang bằng tiền lương nhà tư bản trả cho
công nhân, mà còn một phần dôi ra nhà tư bản chiếm đoạt - giá trị thặng
dư hay giá trị thặng ra.
Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến nhằm chỉ
ra vai trò của những bộ phận tư bản khác nhau trong quá trình tạo ra giá trị
thặng dư cho nhà tư bản. Đây cũng là một trong những đóng góp to lớn của
C.Mác cho Khoa kinh tế chính trị - điều mà tất cả các nhà kinh tế trước đó
chưa ai làm được.
Phân tích quy mô, trình độ và phương thức bóc lột của tư bản đối với lao

động làm thuê, C.Mác đã sử dụng các phạm trù: tỉ suất và khối lượng giá trị


thặng dư; giá trị thăng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng
dư siêu ngạch. Trong phân tích giá trị thặng dư tương đối, C.Mác có bổ sung
về mặt lịch sử - ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công
nghiệp, đó là giai đoạn hiệp tác giản đơn; giai đoạn hiệp tác có phân
công(công trường thủ công); giai đoạn máy móc đại công nghiệp.
Vị trí và ý nghĩa của lý luận giá trị thặng dư trong học thuyết kinh tế của
C.Mác.
Phạm trù giá trị thặng dư là phạm trù trung tâm; lý luận giá trị thặng dư
là viên đá tảng trong học thuyết kinh tế Mác- như V.I.Lênin đã đánh giá. Lý
luận giá trị thặng dư của C.Mác đã vạch trần bí mật của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa, bác bỏ những luận điểm tư sản: “người có công, kẻ có của”, “Tự
do - bình đẳng - bác ái”.
Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh bản chất của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa đó là sản xuất giá trị thặng dư. Nhà tư bản bóc lột lao động làm thuê là
bóc lột giá trị thặng dư. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản
(quy luật kinh tế tuyệt đối) của chủ nghĩa tư bản.
Nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư còn có thể rút ra được những vấn
đề có ý nghĩa về mặt kinh tế. Đó là việc phân chia vốn đầu tư cho sản xuất
kinh doanh; vấn đề thị trường sức lao động; xác định định mức lao động;
phân chia giá trị gia tăng trong sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường...
2. Lý luận tiền công trình bày trong phần 6, quyển 1, gồm 4 chương.
Khi nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, C.Mác đã khẳng
định chính lao động của người công nhân làm thuê đã làm tăng giá trị cho tư
bản. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sức lao động là hàng hóa. Cũng
như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có giá trị và giá trị sử
dụng. Lý luận tiền công trong Học thuyết kinh tế của C.Mác đã chỉ ra sự
chuyển hóa của giá trị sức lao động hay giá cả sức lao động , thành tiền công.

Nội dung lý luận tiền công trong học thuyết kinh tế Mác:
Sử dụng phương pháp phản chứng, C.Mác khẳng định tiền công dưới
chủ nghĩa tư bản là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là


giá cả hàng hoá sức lao động; dưới chủ nghĩa tư bản, tiền công nhà tư bản trả
cho công nhân dưới hai hình thức: tiền công tinh theo thời gian và tiền công
tính theo sản phẩm. Trong lý luận tiền công, C.Mác còn đề cập và luận giải
tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. Trong điều kiện cạnh tranh tư bản
chủ nghĩa, tiền công thực tế của người công nhân có xu hướng giảm xuống
Lý luận tiền công trong học thuyết kinh tế Mác chỉ rõ mối quan hệ giữa
tư bản với lao động làm thuê. Nó là phần giá trị mới do công nhân tạo ra mà
nhà tư bản lấy trả lại cho người công nhân. Nhìn bên ngoài nó dường như là
hợp lý, là công bằng, ứng tư bản kinh doanh thì có lợi nhuận, có lao động thì
có tiền công... đó là “người có công, kẻ có của”. Lí luận tiền công dưới chủ
nghĩa tư bản là sự bổ sung, hoàn thiện lí luận giá trị thặng dư trong học thuyết
kinh tế của C.Mác. Ngoài ý nghĩa chính trị xã hội, lí luận tiền công còn có ý
nghĩa về mặt kinh tế nếu gạt bỏ tính chất tư bản chủ nghĩa thì tiền công phản
ánh các mối quan hệ xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Tiền công phải dảm bảo tái sản xuất sức lao động; tiền công phải là động lực
để người lao động làm việc với năng suất chất lượng và hiệu quả cao nhất
3. Lý luận tích luỹ và tích luỹ nguyên thuỷ tư bản được trình bày trong
phần 7 và 8 với 12 chương.
Sử dụng phương pháp trừu tượng hoá, C.Mác phân tích tích luỹ tư bản
về mặt định tính. Khi nghiên cứu tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng
tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã rút ra những kết luận quan trọng đó là nguồn gốc
của tư bản khả biến(biểu hiện dưới hình thái tiền lương mà nhà tư bản trả cho
người công nhân làm thuê; công nhân ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhà
tư bản; thực chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư và nguồn
gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư; tư bản tích lũy ngày càng

chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ tư bản ứng trước. Động lực khách quan của
tích luỹ là tăng thêm lượng tư bản ứng trước, thực hiện tái sản xuất mở
rộng(cả chiều rộng và chiều sâu) điều đó cũng có nghĩa là tăng cường quy mô
và trình độ bóc lột lao động làm thuê.


Về mặt định lượng, C.Mác đã đề cập và phân tích những nhân tố ảnh
hưởng tới quy mô tích luỹ tư bản. Đó là trình độ bóc lột giá trị thặng dư;
năng suất lao động; đại lượng tư bản ứng trước; chênh lệch giữa tư bản sử
dụng và tư bản tiêu dùng do tiến bộ của kỹ thuật.
Nghiên cứu tích lũy tư bản, C.Mác đã phát hiện quy luật chung của tích
luỹ tư bản, đó là: quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư
bản; là quá trình cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên. Đặc biệt tích luỹ tư bản
chính là quá trình tích luỹ sự giàu có về nhà tư bản và giai cấp tư sản; tích luỹ
sự nghèo khổ, bần cùng về lao động làm thuê và giai cấp vô sản. Trong lý
luận tích lũy tư bản, C.Mác đã chứng minh sự bần cùng hóa của giai cấp vô
sản được biểu hiện dưới 2 hình thức: bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa
tuyệt đối.
Khi nghiên cứu quá trình tích lũy tư bản, C.Mác đã đi sâu phân tích “Cái
gọi là tích lũy ban đầu” Phần thứ bẩy- Chương 24(tr.995 – 1060 tập 23). Tích
lũy ban đầu hay tích lũy nguyên thủy để đẩy nhanh sự ra đời của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác cho rằng: trước chủ nghĩa tư bản đã có một
sự tích lũy “ban đầu”- một tích lũy không phải là kết quả của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà là điểm xuất phát của chúng(Sđd tr.995)
Lý luận tích luỹ tư bản có vị trí quan trọng trong Học thuyết kinh tế
Mác. Bởi vì, tích lũy để tái sản xuất mở rộng là quy luật tất yếu của mọi nền
sản xuất, nhưng trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tích lũy tái sản xuất mở
rộng đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô, trình độ bóc lột lao động làm
thuê. Lý luận tích lũy giúp người đọc nhận rõ hơn quy luật phát triển của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy

luật tích lũy tư bản cũng bị chi phối bởi quy luật kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư.
Dưới góc độ kinh tế, để thực hiện tích lũy tái sản xuất mở rộng, phải
giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy với tiêu dùng, vấn đề tích tụ và
tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật để nâng cao năng suất lao động, vấn đề khâu hao tài sản cố định đề


đổi mới công nghệ... Đây là những vấn đề có tính quy luật chung cho các
nền kinh tế thị trường.
Phần II. Vận dụng lý luận giá trị thặng dư trong học thuyết kinh tế
Mác vào xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước
2.1. Những vấn đề có ý nghĩa về phương pháp luận khi vận dụng lý
luận giá trị thặng dư vào xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ quá
độ
Có 3 nội dung:
Thứ nhất, Trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật về lịch sử khi đánh giá
về CNTB: Khách quan - toàn diện - lịch sử - phát triển.
Bản chất của nền SXTBCN: là nền sản xuất hàng hoá lớn hiện đại
CNTB ra đời thay thế phương thức SX phong kiến cát cứ lạc hậu, là
bước tiến lớn của nhân loại (chúng ta đau khổ về CNTB nhưng càng đau khổ
hơn khi không có nó; trong gần hai 200 năm tồn tại CNTB đã tạo ra được một
khối lượng của cải bằng tất cả những gì nhân loại đã tạo ra trước đó …
V.I.Lênin: đánh giá về vai trò lịch sử của CNTB có thể khái quát: Sx mang
tính chất xã hội và XH hoá sản xuất).
Vì là sản xuất hàng hoá lớn hiện đại nên những vấn đề liên quan đến
HH, thị trường, các quy luật của kinh tế HH, kinh tế thị trường phải nhận
thức(từ SX HH giản đơn đến SX hàng hoá lớn; từ kinh tế thị trường sơ khai
đến nền kinh tế thị trường hiện đại; từ những nền kinh tế thị trường quốc gia,
khu vực đến nền kinh tế thị trường có tính toàn cầu…

Từ những đánh giá nền kinh tế TBCN, thái độ, cách nhìn nhận về các
nhà tư bản và giai cấp tư sản như thế nào?
Khẳng định: Dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX nên quan hệ
xã hội trong quá trình SX ra hàng hoá; Tư bản bóc lột lao động làm thuê; Giai
cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản; Bóc lột TBCN là bóc lột giá trị thặng dư một kiểu bóc lột rất tinh vi tàn bạo; Bóc lột tư bản chủ nghĩa là khách quan
hay chủ quan? Nó là khách quan! Vì sao?


Đã là nhà tư bản phải bóc lột nếu không sẽ bị đẩy xuống hàng ngũ những
người làm thuê(cơ sở kinh tế xã hội đẻ ra bóc lột). Trong lời bạt viết cho lần
xuất bản lần đầu quyển 1 bằng tiếng Đức, C.Mác: “Xin nói thêm vài lời...”
Thứ hai, trong quá trình vận dụng lý luận giá trị thặng dư ... đứng trên
quan điểm giá trị lao động để giải quyết các quá trình kinh tế.
Vấn đề này có liên quan các lý thuyết kinh tế tư sản hiện đại: chủ nghĩa
trọng cung - trọng cầu; bàn tay vô hình, bàn tay hữu hình; nền kinh tế hỗn hợp...
Có điều, khi thế giới rơi vào khủng hoảng (2008 - nay) các chính khách
phương Tây và các học giả tư sản mới nhớ lại và tìm đến Tư bản luận của
C.Mác để xem Ông đã nói những gì và nói như thế nào vế tái SX, tính chu kì
của nền kinh tế, về khủng hoảng, thất nghiệp, về những hậu quả KT - XH mà
phương thức SXTBCN đã tạo ra và loài người phải gánh chịu...
“Lao động tạo ra giá trị” luận đề này hoàn toàn đúng trên cả phương diện
khoa học và thực tiễn.
Thứ ba, phải bám sát đối tượng nghiên cứu của kinh tế học macxít và lý
luận giá trị thặng dư.
Những quy luật kinh tế chi phối sự vận động của nền kinh tế TBCN
trước hết là những quy luật của kinh tế HH, kinh tế thị trường (thanh toán trả
tiền ngay không tình không nghĩa) xét về mặt kinh tế; xét về mặt xã hội?
Cơ chế vận hành của những quy luật kinh tế gắn với thực tiễn kinh tế xã hội, quy luật khách quan, các quy luật kinh tế, các quy luật xã hội nên
nó chỉ phát sinh và phát huy tác dụng thông qua hoạt động của con người.
Con người là chủ thể của mọi quá trình kinh tế đồng thời cũng là sản phẩm

của các quá trình đó. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và vận dụng lý
luận giá trị thặng dư vào xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN cần chống máy móc, giáo điều, tuyệt đối hóa nền KT TBCN,
ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản; đồng thời cũng chống tư tưởng cực
đoan muốn phủ định sách chơn thành tựu của CNTB, tuyệt đối hóa những
khó khăn, mâu thuẫn của CNTB.
2.2. Những nội dung vận dụng


2.2.1. Những vấn đề có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sx lớn:
Khi nghiên cứu ba giai đoạn... ,C.Mác khái quát đó là quá trình: Xã hội
hóa SX, là quá trình tăng năng suất lao động xã hội, là quá trình hoàn thiện
quan hệ sản xuất tương ứng.
Từ những vấn đề có tính quy luật đó, cụ thể hóa những nội dung lý luận
giá trị thặng dư có thề vận dụng.
2.2.2 Những nội dung vận dụng
Thứ nhất, vốn để CNH, HĐH và xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh
tế. Dươí góc đọ kinh tế, để thực hiện tích luỹ tái sản xuất, phải giải quyết tốt
mối quan hệ giữa tích lũy với tiêu dùng, vấn đề tích tụ và tập trung vốn cho
sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng
suất lao động, vấn đề khâu hao tài sản cố định đề đổi mới công nghệ... Đây là
những vấn đề có tính quy luật chung cho các nền kinh tế thị trường.
Trong SX TBCN, tiền với tư cách là tiền và tiền với tư cách là tư bản
chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường: tiền với chức năng lưu thông, tiền với
vai trò là vốn sinh lời ta cần quan tâm giải quyết:
+ Huy động vốn (qua kênh tín dụng và tích lũy vốn của doanh
nghiệp và hộ gia đình); tích tụ và tập trung; phân chia tích lũy và tiêu
dùng phần giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp, hộ gia đình vào các
nhiệm vụ kinh tế?
+ Phân bổ các nguồn vốn từng bước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý,

hiện đại và hiệu quả.
+ Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn cho phát triển kinh tế, hiện đại hoá cơ
sở vật chất của nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực - phát huy yếu tố con người trong
nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh:
+ Thị trường sức lao động: tái sản xuất sức lao động theo chiều rộng,
theo chiều sâu; đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.
+ Vấn đề tiền lương: tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế; lạm phát;
đời sống vật chất và đời sống tinh thần ca người lao động.


+ Phân công lao động xã hội, phân công lao động theo hướng chuyên
môn hóa trong từng doanh nghiệp.
+ Xác định định mức lao động; phân phối thu nhập (dưới CNTB: người
làm nhiều hưởng ít, kẻ không làm hưởng nhiều; trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, áp dụng nhiều hình thức phân phối; tiền lương, tiền công, tái sản xuất
sức lao động theo nguyên tắc phân phối công bằng.
Thứ ba, ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh
doanh và đời sống. Vai trò của khoa học kỹ thuật: làm tăng năng suất lao
động; tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (giảm sự hao mòn hữu hình và
vô hình...)
Thứ tư, gắn SX với lưu thông, phát triển các loại thị trường
+ Vì theo quan điểm kinh tế chính trị học macxit, lưu thông không tạo ra
giá trị và giá trị thặng dư. Nhưng không có lưu thông thì không thực hiện
được giá trị hàng hoá và như vậy nhà tư bản không có giá trị thặng dư. Vì
vậy, trong nền kinh tế thị trường, lưu thông gồm cả quá trình tái sản xuất. Do
đó, trong nền kinh tế thị trường cần quan tâm:
+ Xây dựng và ngày càng phát triển mạnh mẽ các loại thị trường: thị
trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, thị trường sức lao động, thị trường
khoa học và công nghệ...

+ Cần nhận thức và vận dụng đúng các quy luật của kinh tế thị trường
(quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu..) vào sản xuất, lưu thông.
Phát triển thị trường trong nước gắn kết với thị trường thế giới.
Thứ năm, những cân đối lớn và vai trò của nhà nước trong điều tiết nền
kinh tế thị trường.
+ Tái sản xuất và tính chu kì của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cho chúng
ta những nhận thức về tính tự phát của kinh tế thị trường.
+ Những quyết sách của nhà nước và các quyết định của doanh nghiêp
trong thời kỳ khủng hoảng, hậu khủng hoảng?
+ Tái cơ cầu nền kinh tế thời hậu khủng hoảng.
+ Nhà nước với tư cách là một chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường.


+ Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý vĩ mô?
Học thuyết giá trị thặng dư theo nghĩa hẹp là quá trình sản xuất ra giá trị
thặng dư và quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị
thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư theo nghĩa rộng là toàn bộ học thuyết
kinh tế của C.Mác, là toàn bộ nội dung 4 quyển trong bộ Tư bản của Ông.
Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác vạch rõ bản chất của nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư; bóc lột của nhà tư bản đối với
lao động làm thuê, bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản là bóc
lột giá trị thặng dư - một kiểu bóc lột tinh vi nhất trong các xã hội có phân
chia giai cấp đối kháng. Phạm trù giá trị thặng dư là phạm trù kinh tế khách
quan phản ánh mối quan hệ kinh tế xã hội giữa 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư
sản: tư sản - vô sản. Cơ sở kinh tế của sự bóc lột đó là chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa. Muốn xóa bỏ bóc lột tư bản chủ nghĩa trước hết phải
xóa bỏ cơ sở kinh tế -xã hội đã sinh ra nó; phải tiến hành cuộc cách mạng xã
hội xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập quan hệ sản xuất mới
dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Học thuyết giá trị thặng dư có sự thống nhất cao giữa tính đảng với tính

khoa học. Nó là vũ khí lý luận tư tưởng sắc bén của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bất công
để xây dựng một chế độ xã hội mới văn minh và hạnh phúc.
Từ khi ra đời cho đến nay, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác luôn là
đối tượng công kích, xuyên tạc của giai cấp tư sản và các phần tử cơ hội xét lại
phả động. Ngược lại, những người mácxít cũng thường xuyên đấu tranh không
khoan nhượng để bảo vệ và phát triển những nguyên lý kinh tế chính trị Mác Lênin nói chung, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác nói riêng trong điều kiện
lịch sử mới.
Thời đại ngày nay - xét về mặt kinh tế, là thời đại của cách mạng khoa
học công nghệ và toàn cầu hóa về kinh tế; là thời đại loài người bắt đầu
chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Mặc dù các thế lực thù
địch với chủ nghĩa Mác - Lênin bám vào những biến đổi to lớn trên bản đồ


địa chính trị - kinh tế để chống phá phong trào cách mạng, công kích chủ
nghĩa Mác - Lênin, song những nguyên lý cách mạng và chân lý khoa học của
chủ nghĩa Mác nói chung, học thuyết giá trị thặng dư nói riêng vẫn nguyên
giá trị.
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới đất nước đã và đang đem lại nhiều thành
tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Tư duy lý luận kinh tế của
Đảng ta đã có những bước phát triển mới phù hợp với thời đại và thực tiễn
kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời cũng thể hiện sự trung thành và vận
dụng sáng tạo học thuyết kinh tế của C.Mác vào điều kiện lịch sử mới, đưa
đất nước vững bước trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn: chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
* * *




×