1
SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN GIÁ TRỊ
TRONG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO
XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
* Vị trí của lý luận giá trị trong lịch sử các học thuyết kinh tế.
Nghiên cứu lý luận giá trị trong lịch sử các học thuyết kinh tế, một mặt cho
chúng ta thấy sự phát triển liên tục của lý luận giá trị trong dòng chảy của lịch sử,
mặt khác càng làm cho chúng ta thấy thiên tài và công lao vĩ đại của C. Mác trong
vấn đề này.
Học thuyết giá trị là cơ sở của học thuyết giá trị tặng dư trong kinh tế chính
trị Mác Xít. Để hoàn thiện học thuyết giá trị của mình, C.Mác đã có sự kế thừa,
phê phán các quan điểm trước đó về lý luận giá trị. Sự phát triển lý luận giá trị
trong lịch sử các học thuyết kinh tế có thể được chia ra làm ba thời kỳ: giai đoạn
tan ra của chế độ phong kiến, tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản (tiêu biểu
là tư tưởng của trường phái Trọng thương, Trọng nông); giai đoạn chủ nghĩa tư bản
cạnh tranh tự do (tiêu biểu là các đại biểu của trường phái kinh tế chính trị tư sản
cổ điển và đặc biệt là tư tưởng của C.Mác, Ph. Ăngghen) và giai đoạn chủ nghĩa tư
bản độc quyền (Lênin bảo vệ và phát triển học thuyết giá trị của C.Mác).
1. Lý luận giá trị trong giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến, giai
đoạn tích luỹ nguyên thuỷ của CNTB
a. Lý luận giá trị của chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương hay trường phái coi trọng thương mại là hệ thống tư
tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XV,
phát triển tới giữa thế kỷ XVII. Đây là thời kỳ phương thức sản xuất phong
kiến tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời, gắn liền với nó
là quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản, tước đoạt nền sản xuất nhỏ và tích
luỹ tiền tệ...tạo điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Trong thời kỳ này, sản xuất chưa phát triển nên để có tích luỹ tiền tệ phải
thông qua hoạt động thương mại, đặc biệt là thương mại không ngang giá. Do
đó, đã nảy sinh và phát triển một khuynh hướng và chính sách kinh tế coi trọng
2
thương mại, hay còn gọi là chủ nghĩa trọng thương. Để có thể tích luỹ tiền, chủ
nghĩa trọng thương chủ trươnggiữa vào vai trò của nhà nước phong kiến, vì lúc
này giai cấp tư sản chưa nắm được chính quyền.
Chủ nghĩa trọng thương xuất hiện ở phần lớn các nước Tây Âu, như ở ý, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp... Song chín muồi hơn cả về mặt lý
luận là chủ nghĩa trọng thương Anh và Pháp, đặc biệt là ở Anh. Bởi vì, nước Anh
là nước có đôi du thuyền lớn nhất thế giới lúc bây giời, là lợi thế của nước Anh
Buôn bán trao đổi hàng hoá với các nước trên thế giới thông qua con đường biển;
mặt khác, chủ nghĩa tư bản cũng phát triển sớm ở nước Anh.
* Chủ nghĩa trọng thương Anh phát triển qua hai giai đoạn rõ rết:
- Giai đoạn thứ nhất, từ thế kỷ XV- XVI: ở giai đoạn này kinh tế Anh chưa phát
triển, ngoại thương còn phụ thuộc vào thương nhân nước ngoài, vì vậy họ đưa ra khẩu
hiệu: Phải bảo vệ của cải tiền tệ, họ đề xuất nhà nước phải có chính sách để không cho
tiền nước Anh chạy ra nước ngoài.
Tư tưởng trung tâm của chủ nghĩa trọng thương ở giai đoạn này là bảng “Cân
đối tiền tệ” hay còn gọi là học thuyết tiền tệ. Theo họ, “Cân đối tiền tệ” là ngăn
chặn không cho tiền ra nước ngoài, khuyến khích mang tiền từ nước ngoài về.
Đại biểu tiêu biểu là Uyliam Stơrapho. Trong tác phẩm: “Trình bày tóm tắt
một vài lời kêu ca của đồng bào chúng ta” (1581), ông đã trình bày sự tranh luận
giữa các tầng lớp người trong xã hội Anh lúc bấy giờ (Từ các hiệp sỹ, thợ thủ
công, Fermier đến các tu sĩ...). Tất cả các tầng lớp đó đều kêu ca về nạn đắt đỏ và
buộc tội cho người khác.
Uyliam Stơrapho cho rằng, nguyên nhân của nạn đắt đỏ đó là do nước Anh quá
lệ thuộc vào nước ngoài, rằng bán nguyên liệu với giá rẻ và mua hàng hoá với giá đắt,
và nguyên nhân chủ yếu là ở chỗ chính phủ nước Anh phát hành tiền đúc không đủ
giá. Điều đó đã làm cho đồng tiền kém đi, tiền chạy ra nước ngoài đã làm cho hàng
hoá đắt đỏ, quần chúng nhân dân nghèo đi, vì vậy phải giữ tiền lại ở nước Anh.
Ông chỉ ra các biện pháp để giữ tiền lại ở nước Anh là nhà nước phải thông
qua các biện pháp:
- Cấm nhập khẩu hàng hoá xa xỉ và một số hàng hoá khác
3
- Thực hiện chế định thương mại và mở rộng chế biến len… Chính phủ phải
đình chỉ việc phát hành tiền đúc không đủ giá;
- Cấm trả cho thương nhân nước ngoài lượng tiền nhiều hơn nhà nước quy định.
- Cấm xuất khẩu tiền tệ và buộc thương nhân nước ngoài phải chi tiêu toàn bộ
số tiền thu được trên nước Anh.
Như vậy, Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này chưa biết đến giá trị của hàng
hoá, họ mới chỉ nhìn thấy hình thái cao nhất của giá trị là tiền với chức năng
phương tiện cất trữ, chưa hiểu được bản chất của tiền và quy luật lưu thông tiền tệ.
Do đó tư tưởng của những người trọng thương giai đoạn này là ngăn chặn không
cho tiền ra nước ngoài, khuyến khích mang tiền từ nước ngoài về càng nhiều càng
tốt, và chủ yếu là dùng biện pháp hành chính của nhà nước để trực tiếp can thiệp
vào lưu thông tiền tệ.
- Giai đoạn thứ hai, từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII.
Tư tưởng trung tâm của chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này là “học
thuyết trọng thương” trên nguyên tắc: bán nhiều, mua ít, như vậy tiền tự nó sẽ
chạy vào trong nước. Học thuyết trọng thương đã đặt vấn đề không phải là giữ
khối lượng tiền tệ có sẵn trong nước mà là làm tăng lượng tiền tệ trong nước...
Đại biểu của chủ nghĩa trọng thương Anh giai đoạn này là Thomas Mun, (15711641). Ông đã phê phán gay gắt học thuyết tiền tệ, đồng thời phát triển lý luận về
bảng “Cân đối thương mại”. Ông cho rằng, “Cân đối tiền tệ” không phải là chính,
mà “Cân đối thương mại” mới là chính, do đó xuất khẩu phải nhiều hơn nhập khẩu.
Ông coi ngoại thương là công cụ bình thường và tốt nhất để làm cho đất nước trở
nên giàu có và tích luỹ tiền tệ; rằng không có phương pháp nào khác để kiếm tiền, trừ
thương mại, thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của một quốc gia.
Ông cho rằng, nếu xuất khẩu vượt quá giá trị nhập khẩu thì quỹ tiền tệ của nước Anh
sẽ tăng lên, do đó hàng năm cần bán hàng hoá cho người ngoại quốc với số tiền lớn
hơn số tiền chúng ta dùng mua hàng của họ.
Theo ông, muốn làm được điều đó thì phải:
-Mở rộng cơ sở nguyên liệu của công nghiệp.
- Nâng cao chất lượng hàng hoá nước Anh
4
- Xuất khẩu tiền nhằm mục đích buôn bán, tức là thực hiện thương mại trung
gian mang tiền ra nước ngoài để mua rẻ ở nước này, bán đắt ở nước khác...
Ông cho rằng, việc giữ tiền lại trong nước Anh không làm tăng thêm lượng cầu
ở nước ngoài đối với hàng hoá nước Anh; việc thừa thãi tiền trong nước thậm chí có
hại và làm cho hàng hoá tăng giá. Từ đó, ông đưa ra hai công thức khái quát về hoạt
động thương mại nhằm thu tiền về nước Anh:
H1 – T – H2 , trong đó H1> H2
T1 - H - T2 , trong đó T2> T1
Ông còn cho rằng, tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào bảng “Cân đối thương mại”
Tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này vẫn mang đặc trưng
cơ bản của chủ nghĩa trọng thương, như đánh giá cao vai trò của tiền tệ, đề cao
hoạt động thương mại, và họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua
bán, trao đổi sinh ra... Tuy nhiên, họ có những tiến bộ hơn so với chủ nghĩa
trọng thương giai đoạn đầu. Họ đã phê phán gay gắt những nguyên tắc của học
thuyết tiền tệ và xây dựng học thuyết trọng thương với bảng “Cân đối thương
mại”: Xuất siêu. Đồng thời đưa ra các giải pháp để thực hiện xuất siêu là: giảm
chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, bán hàng hoá với giá thấp, phát
triển công nghiệp, cho tự do buôn bán, xuất khẩu tiền tệ với mục đích thương
nghiệp... Tư tưởng của họ đã quan tâm đến mối quan hệ giữa lưu thông tiền tệ
và lưu thông hàng hoá, ở một góc độ nhất định họ đã nhìn thấy vai trò của công
nghiệp đối với thương nghiệp. Họ vẫn coi nhà nước là một công cụ đắc lực để
làm tăng của cải, song các biện pháp hành chính của nhà nước được thay thế
dần bằng các biện pháp kinh tế...
Tóm lại:
Lý luận giá trị của chủ nghĩa trọng thương chưa rõ ràng, kém về mặt lý
luận. Cụ thể:
- Chỉ biết của cải xã hội dưới hình thức duy nhất là tiền, chưa biết đến hàng hoá,
nên không đi sâu phân tích hàng hoá để tìm ra cơ sở bên trong của sự trao đổi là gì
(chưa biết đến giá trị)
- Họ chỉ nhìn thấy hình thức cao nhất của giá trị là tiền tệ. Cho rằng một quốc gia
5
càng nhiều tiền thì càng giàu có.
- Để tích luỹ tiền phải đẩy mạnh hoạt động thương mại; lưu thông là ngành
duy nhất làm tăng tiền tệ.
- Không biết đến các quy luật kinh tế khách quan, dựa vào nhà nước để
thực hiện tích luỹ tiền.
Tuy nhiên, công lao lớn nhất của chủ nghĩa trọng thương là đã nêu ra vấn
đề tích luỹ tiền tệ để các đại biểu sau này tiếp tục nghiên cứu, phát triển.
b. Lý luận giá trị của chủ nghĩa trọng nông
Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII chế độ chuyên chế phong kiến Pháp đã phát
triển đến đỉnh cao nhất, giới quý tộc và tăng lữ thống trị xã hội nắm hầu hết ruộng đất.
Nông dân Pháp đã được hưởng quyền tự do về thân thể, nhưng cuộc sống rất cực khổ.
Chính sách trọng thương của Colbert (Bộ trưởng bộ tài chính) đã làm cho nền nông
nghiệp bị suy sụp nghiêm trọng nạn đói kém lan tràn, thuế khoá nặng nề. Nông dân
phải nộp cho Nhà nước phong kiến, thuế cho nhà thờ, thường chiếm 1/3 đến 1/4 nông
phẩm sản xuất ra. Trong khi đó Nhà nước phong kiến Pháp tiếp tục chính sách bảo vệ
đặc quyền đặc lợi của quý tộc và nhà thờ, kinh tế tư bản chủ nghĩa vì thế phát triển khá
chậm chạp và vẫn phải mang cái vỏ ngoài phong kiến.
Khác với ở Anh, ở Pháp trung tâm các mâu thuẫn kinh tế nằm trong lĩnh vực
nông nghiệp. Bởi vậy cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương ở Pháp biến
thành cuộc đấu tranh bảo vệ sự phát triển của nông nghiệp và chính điều này dẫn
đến việc lý tưởng hoá nghề nông, tìm kiếm nguồn gốc của cải quốc dân trong nông
nghiệp là điều không thể tránh khỏi.
Cùng với những tư tưởng triết học của trường phái khai sáng như Vônte,
Răng RắcRútXô, Điđơrôn, sự ra đời của chủ nghĩa trọng nông còn là cơ sở lý luận
cho cuộc cách mạng tư sản Pháp.
Đại biểu xuất sắc nhất của trường phái trọng nông là Fransais Quesnay
(1694-1774. C. Mác đánh giá rất cao những cống hiến của F. Quesnay cho kinh tế
chính trị học, coi ông cùng với W. Petty là cha đẻ của kinh tế chính trị tư sản cổ
điển vì ông đã có hai công lao lớn là: đặt ra một cách khoa học vấn đề nghiên cứu
sản phẩm thuần tuý (giá trị thặng dư), tuy ông chưa giải quyết triệt để được vấn đề
6
này; Ông cũng là người đầu tiên phân tích một cách khoa học vấn đề tái sản xuất
trên quy mô toàn xã hội.
Học thuyết về sản phẩm thuần tuý (một bộ phận của giá trị) của chủ nghĩa
trọng nông, là học thuyết chiếm vị trí trung tâm trong lý thuyết trọng nông, đối lập
với quan điểm trọng thương và chống trọng thương rõ rệt nhất.
F. Quesnay cho rằng tiền là của cải không sinh lợi, thương nghiệp không
sinh của cải:
“Thương nghiệp chỉ trao đổi những sản phẩm đã có sẵn và có giá trị bán
tương ứng giữa vật này với vật kia, thương nghiệp không sinh ra của cải gì”. Do
vậy, muốn tìm kiếm nguồn gốc của cải cần phải chuyển đối tượng nghiên cứu từ
lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Theo F. Quesnay sản phẩm thuần tuý
(giá trị thặng dư) chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất, song chỉ có lao động
nông nghiệp mới là lao động sản xuất, vì vậy chỉ có nông nghiệp mới là ngành sản
xuất, còn các ngành khác đều là ngành không sản xuất. Quan niệm này vừa là bước
tiến, vừa là bước lùi của phái trọng nông so với phái trọng thương.
F. Quesnay quan niệm “Sản phẩm thuần tuý là sản phẩm của đất đai dôi ra
còn lại sau khi đã trừ đi những chi phí lao động và những chi phí cần thiết khác
cho việc thực hiện canh tác ruộng đất”.
Như vậy, sản phẩm thuần tuý = tổng sản phẩm – chi phí sản xuất.
F. Quesnay khẳng định có hai nguyên tắc hình thành giá trị tương ứng trong
công nghiệp và nông nghiệp. Theo đó, trong công nghiệp giá trị hàng hóa = tổng
chi phí sản xuất (gồm chi phí về nguyên liệu, tiền lương công nhân, tiền lương của
nhà tư bản, chi phí bổ sung của tư bản thương nghiệp). Còn trong nông nghiệp, giá
trị hàng hóa = tổng chi phí + sản phẩm thuần tuý. F. Quesnay giải thích sở dĩ có hai
nguyên tắc hình thành giá trị như trên là do công nghiệp chỉ là quá trình kết họp
giản đơn các chất cũ, không có sự tăng lên về chất nên không tạo ra sản phẩm
thuần tuý. Ngược lại trong nông nghiệp, nhờ có tác động của tự nhiên nên có sự
phát triển về chất, tạo ra chất mới, tạo ra sản phẩm thuần tuý. Ví dụ gieo một hạt
lúa đến mùa có thể thu hoạch 10 hạt lúa.
So với trường phái trọng thương, trường phái trọng nông có bước tiến hơn
7
về lý luận giá trị, song nhìn chung còn kém tính lý luận. Cụ thể:
+ Chủ nghĩa trọng nông đứng trên lập trường duy vật để giải thích các hiện
tượng kinh tế, họ chỉ ra hai loại quy luật đó là quy luật luân lý tác động trong xã
hội và quy luật vật lý tác động trong tự nhiên và khẳng định những quy luật đó là
khách quan. Họ đã tiến xa hơn chủ nghĩa trọng thương, bởi chủ nghĩa trọng thương
không công nhận có quy luật xã hội. Tuy nhiên, mặc dù đứng trên lập trường duy
vật, song là duy vật siêu hình. Do vậy, phái trọng nông đã đồng nhất quy luật tự
nhiên với quy luật xã hội, cho rằng tác động của quy luật là bất biến, đưa ra kết
luận siêu hình chế độ phong kiến là sai lầm của lịch sử còn chủ nghĩa tư bản là hợp
quy luật và tồn tại vĩnh viễn.
+ Trường phái trọng nông đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lưu thông sang
sản xuất. Đây chính là bước tiến quan trọng về phương pháp luận so với trọng
thương. Phái trọng nông đã thấy được mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông, cho
rằng sản xuất quyết định lưu thông. Tuy nhiên, họ còn có hạn chế chỉ coi nông
nghiệp mới là ngành sản xuất, mới tạo ra sản phẩm thuần tuý.
+ Trọng nông là trường phái áp dụng khá thành công phương pháp trừu
tượng hóa khoa học trong nghiên cứu kinh tế chính trị. C. Mác đánh giá đây là
đống góp đáng kể của trường phái trọng nông cho kinh tế chính trị, mà thể hiện rõ
nhất là sự trừu tượng hóa khi phân tích “Biểu kinh tế”.
+ Chủ nghĩa trọng nông đã nhìn thấy một bộ phận cấu thành của giá trị là
sản phẩm thuần tuý (m) trong nông nghiệp. Tuy nhiên, điểm tiến bộ của họ so với
trọng thương là họ đã nhìn thấy sản phẩm thuần tuý là do sản xuất nông nghiệp tạo
ra chứ không phải lưu thông. C.Mác cho rằng F. Quesnay đã đúng khi coi sản
phẩm thuần tuý là do sản xuất tạo ra, song không tiến lên được nữa mà phải viện
dẫn đến yếu tố tự nhiên nhưng trong điều kiện lúc đó có được kết luận như vậy là
đã tiến xa hơn phái trọng thương rất nhiều. Tuy có nhièu tiến bộ, song chủ nghĩa
Trọng Nông cũng còn rất nhiều hạn chế khi nghien cứu lý luận giá trị:
+ Việc xác định chỉ có nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm thuần tuý là một
hạn chế của trường phái trọng nông và cũng chính điều đó khẳng định họ là trường
phái trọng nông.
8
+ Chưa biết đến hàng hoá; chưa hiểu được thực thể của giá trị và sự hình
thành giá trị hàng hóa, nên họ chỉ nhìn nhận giá trị thặng dư (sản phẩm thuần tuý)
về mặt hình thái tự nhiên của sản phẩm, coi đó là những giá trị sử dụng mà người
sản xuất sản phẩm dôi ra ngoài số giá trị sử dụng mà anh ta đã tiêu dùng đi trong
thời gian sản xuất. Số thặng dư ấy như là tặng vật của tự nhiên, của ruộng đất.
+ Một hạn chế nữa của trường phái trọng nông là chỉ coi sản phẩm thuần tuý
(giá trị thặng dư) là phần phải nộp cho chủ ruộng với tư cách địa tô. Quan niệm
này chưa đánh giá được đầy đủ bản chất bóc lột, giá trị thặng dư không phải chỉ
tồn tại dưới hình thái địa tô. Họ coi những người Fecmiêr (nhà tư bản nông nghiệp)
cũng được trả lương như công nhân nông nghiệp.
2. Lý luận giá trị của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
(Uyliam Pét ty, A.Đ.Smit, Đa vít Ri các đô) trong giai đoạn CNTB cạnh tranh tự do
a. Lý luận giá trị của Uyliam Pét ty
Uyliam Pét ty (1623 – 1687) là một trong những người sáng lập ra học thuyết
kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh. Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ
công, người có học rộng, biết nhiều và có tài trên nhiều lĩnh vực hoạt động khoa
học và thực tiễn. Ông sống trong giai đoạn quá độ chuyển từ giai đoạn tích luỹ
nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn công trường thủ công tư bản chủ
nghĩa, sự phát triển mạnh mẽ của công trường thủ công đã làm cho thương nghiệp
mất dần vị trí lịch sử. Thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản cũng kết thúc và thay
vào đó là tích luỹ tư bản, nhiều vấn đề kinh tế của sản xuất đặt ra vượt quá khả
năng giải thích của chủ nghĩa trọng thương. Điều đó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh
tế mới dẫn đường. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ra đời mà
Uyliam Pét ty là một trong những đại biểu kiệt xuất nhất.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương nhưng Uyliam Pét ty đã
có những cống hiến nhất định trong lịch sử tư tưởng kinh tế, những vấn đề lý luận
mà ông trình bày trong các tác phẩm đã có nhiều vấn đề vượt ra khỏi khuôn khổ
của chủ nghĩa trọng thương. Vì vậy, Mác đã đánh giá cao công lao của ông và cho
rằng U.Pét ty là người mở đầu lịch sử trường phái cổ điển Anh, người sáng lập ra
khoa học kinh tế chính trị tư sản với tư cách là một khoa học. Ông là người đầu
9
tiên đặt nền móng cho nghiên cứu lý luận giá trị mở ra một trang mới trong lịch sử
tư tưởng kinh tế.
Nội dung lý thuyết về giá trị lao động của Uyliam Pét ty
Chủ nghĩa trọng thương đã nâng việc trao đổi không ngang giá thành một quy
tắc và cho rằng tiền đẻ ra tiền, nên họ đã không đặt ra nghiên cứu về giá trị. U.Pét
ty đã đoạn tuyệt dần với khuynh hướng đó và khắc phục tính chất hạn chế của chủ
nghĩa trọng thương. Ông đã nghiên cứu phạm trù giá trị và đưa ra những dự đoán
thiên tài.
Trong tác phẩm “bàn về thuế khoá và lệ phí” (1662) ông đã đưa ra ba phạm
trù về giá cả hàng hoá. Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo, giá cả chính trị.
- Theo ông: giá cả tự nhiên là do lao động của người sản xuất tạo ra, đó
chính là giá trị của hàng hoá theo cách hiểu sau này của Mác. Lượng của giá cả tự
nhiên (hay lượng giá trị) tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc. Ông
viết: “Nếu người ta có thể khai thác 1 ounce bạc và đưa nó từ mỏ ở Peru về Luân
Đôn với một thời gian chi phí ngang với thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 barrel
lúa mì ở Anh, thì 1ounce bạc là giá cả tự nhiên của 1barrel lúa mì. Nếu do tìm ra
được những mỏ mới giàu quặng hơn, nên cùng một thời gian lao động đó, bây giờ
khai thác được 2ounce bạc thì 2 ounce bạc là giá cả tự nhiên của 1barrel lúa mì.
Như vậy, ông đã xác định giá cả tự nhiên (giá trị) của hàng hoá bằng cách so sánh
lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá với lượng lao động hao phí để tạo
ra bạc hay vàng. Giá cả tự nhiên (giá trị) của hàng hoá là sự phản ánh giá cả tự
nhiên (giá trị) của tiền tệ (bạc vàng). Năng suất lao động của người sản xuất hàng
hoá ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá. Chính từ luận điểm này mà ông đã
vượt lên phái trọng thương chủ nghĩa và xứng đáng được thừa nhận là người đầu
tiên đặt nền móng cho học thuyết giá trị lao động.
- Khi đưa ra phạm trù giá cả nhân tạo, Uyliam Pét ty coi giá cả nhân tạo là
giá trị thị trường của hàng hoá, nó thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan
hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Ông viết: "Tỷ lệ giữa lúc mì và bạc là giá cả
nhân tạo chứ không phải là giá cả tự nhiên"
10
- Giá cả chính trị: Là người đương thời của cách mạng tư sản và chiến tranh
vệ quốc, được chứng kiến những biến động thường xuyên của tình hình chính trị
xã hội và sự tác động của nó đến quá trình sản xuất và sự phát triển của kinh tế xã
hội, Uyliam Pét ty đã phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả chính trị của hàng hoá.
Theo ông: Giá cả chính trị là một loại giá đặc biệt của giá cả tự nhiên. Nó
cũng là chi phí lao động để sản xuất ra hàng hoá, nhưng trong điều kiện chính trị
không thuận lợi như: Chiến tranh hay sự mất ổn định về chính trị, kinh tế xã hội
tác động xấu đến quá trình sản xuất. Do đó, chi phí lao động trong giá cả chính trị
thường cao hơn so với chi phí lao động trong giá cả tự nhiên bình thường. Luận
điểm về giá cả chính trị và việc phân biệt giá cả tự nhiên, tức chi phí lao động
trong điều kiện bình thường với giá cả chính trị là lao động chi phí trong điều kiện
chính trị không thuận lợi Uyliam Pét ty là vấn đề có ý nghĩa to lớn, ngày nay luận
điểm đó vẫn còn nguyên giá trị. Uyliam Pét ty cũng đặt vấn đề lao động giản đơn
và lao động phức tạp khi cho rằng: "Sự khác nhau của các loại lao động ở đây
không có quan hệ gì cả, chỉ tuỳ thuộc vào thời gian lao động. Ông đã so sánh các
loại lao động trong một thời gian dài và lấy năng suất lao động trung bình trong
nhiều năm để loại trừ tình trạng ngẫu nhiên.
Từ những thành tựu trên có thể khẳng định trong lịch sử kinh tế chính trị,
Uyliam Pét ty đặt nền móng cho giá trị lao động. Song đây mới chỉ là mầm mống
của lý luận giá trị, lý thuyết giá trị lao động của ông còn chịu ảnh hưởng nhiều của
tư tưởng trọng thương chủ nghĩa. Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là
nguồn gốc giá trị, còn giá trị của các loại hàng hoá khác chỉ được xác định nhờ quá
trình trao đổi với bạc.
Uyliam Pét ty đưa ra luận điểm nổi tiếng: "Lao động là cha và là nhân tố tích
cực của của cải, còn đất đai là mẹ của nó". Luận điểm đó là đúng nếu xem của cải
là những giá trị sử dụng nhưng do chưa phân biệt được giá trị và giá trị sử dụng,
nên cũng chính từ luận điểm này ông đã sai lầm khi xác định " Lao động và đất đai
là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi vật phẩm", tức là lao động và đất đai đều là nguồn
gốc của giá trị.
11
Ông đã tìm thước đo thống nhất của giá trị - thước đo chung đối với tự nhiên
và lao động khi đưa ra luận điểm "Thước đo thông thường của giá trị là thức ăn
trung bình hàng ngày của một người lính, chứ không phải lao động hàng ngày của
người đó". Ông đã xác định giá trị của một chiếc nhà tranh ở Airơlan làm bằng "Số
lượng những khẩu phần hàng ngày mà những người xây dựng nhà đã tiêu dùng khi
dựng lên chiếc nhà đó". Điều đó chứng tỏ ông chưa phân biệt được giá trị sử dụng
và giá trị trao đổi, chưa biết đến tính chất xã hội của giá trị, chưa phân biệt được
lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Pét ty đã nhìn thấy hình thái cao nhất của giá trị là tiền tệ
Tuy chưa giải thích được sự ra đời và bản chất của tiền tệ, song trên cơ sở lý
luận giá trị của người lao động, Uyliam Pét ty đã có đóng góp lớn trong việc phát
triển lý thuyết tiền tệ. Ông đã nghiên cứu chế độ song bản vị và làm rõ vai trò tiền
tệ là vàng và bạc. Ông cho rằng, quan hệ tỷ lệ giữa chúng là do số lượng lao động
hao phí để sản xuất ra vàng và bạc quyết định và chỉ ra mâu thuẫn giữa việc lấy
vàng và bạc làm thước đo giá trị với chức năng thước đo giá trị. Ông đưa luận
điểm, giá cả tự nhiên của tiền tệ có giá trị đầy đủ quyết định. Từ đó phê phán phát
hành tiền không đúng giá, vì nó làm cho giá trị tiền tệ giảm xuống, do đó chính
phủ không có lợi gì.
Uyliam Pét ty là người đầu tiên nghiên cứu số lượng tiền tệ cần thiết trong
lưu thông trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa trong lưu
thông và tốc độc chu chuyển của tiền tệ. ông cho rằng thời gian thanh toán càng
dài thì số lượng tiền cần thiết trong lưu thông càng lớn. Điều đó chứng tỏ ông đã
đoạn tuyệt và vượt ra khỏi khuôn khổ của chủ nghĩa trọng thương. Trong tác phẩm
"Lời nói với những người khôn" ông đã cho rằng sự thừa thãi tiền có thể có hại
giống như một loại " mỡ của một cơ thể chính trị", ông phê phán chủ nghĩa trọng
thương, muốn tích trữ tiền vô hạn độ, coi tiền tệ là tiêu chuẩn của sự giàu có. Theo
ông, tiền tệ chỉ là công cụ của lưu thông hàng hóa, vì thế không phải tăng số lượng
tiền tệ quá mức cần thiết. Xuất phát từ quan điểm đó, ông đã mưu toan quy định số
lượng tiền cần thiết cho nước Anh. Theo đó nước Anh chỉ cần 1/ 10 số tiền chi phí
trong một năm là hoàn toàn đủ cho nước Anh. Vấn đề này đã được ông nghiên
12
cứu, giải quyết một cách chắc chắn trong tác phẩm "Những ý kiến về tiền tệ". Tuy
những tính toán còn có nhiều điều tùy tiện. Nhưng vấn đề quan trọng là Uyliam Pét
ty đã đưa ra được quy luật lưu thông tiền tệ. Những luận điểm mà ông đưa ra hoàn
toàn trái ngược với chính sách kinh tế của chủ nghĩa trọng thương. ông đã bác bỏ
tất cả mọi sự thao túng lưu thông tiền tệ. Chính sau này Mác đã nhận xét tác phẩm
"Những ý kiến về tiền tệ" không còn dấu vết của chủ nghĩa trọng thương.
* Thành tựu và hạnh chế của Uyliam Pét ty về lý luận giá trị
Thành tựu:Tiến bộ hơn trọng thương, trọng nông ở chổ: Ông là người đầu tiên
đặt nền móng cho nghiên cứu về lý luận giá trị
- Nhìn thấy thực thể của giá trị là lao động (tuy nhiên chỉ có lao động khai tác bạc).
- Đã phân tích được yếu tố năng suất lao động ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hoá; đã đặt vấn đề nghiên cứu lao động giản đơn và lao động phức tạp nhưng chưa đi sâu
nghiên làm rõ.
- Thấy được các hình thức của giá cả hàng hoá (hình thức biểu hiện của giá trị trong
lưu thông: giá cả tự nhiên, giá cả nhâ tạo, giá cả chính trị).
- Nhìn thấy hình thức cao nhất của giá trị là tiền tệ: cho tiền không phải là của cải
duy nhất của quốc gia, đánh giá triền như mỡ của cơ thể chính trị; là người đặt nền móng
cho nghiên cứu số lượng tiền cần thiết trong lưu thông (quy luật lưu thông tiền tệ)
Hạn chế: - Pécty mới đặt nền móng cho nghiên cứu lý luận giá trị, lý luận giá trị của ông
mới ở giai đoạn sơ khai còn rất nhiều hạn chế như (chỉ có lao động khai tác bạc mới tạo ra giá
trị; chưa hiểu đúng chất và lượng giá trị, cấu thành giá trị; các hình thái của giá trị…).
- Chưa đi sâu nghiên cứu hàng hoá, không biết hai thuộc tính của hàng hoá; tính hai
mặt của lao động sản xuất hàng hoá.
- Chưa hiểu đúng bản chất, chức năng của tiền (hình thức biểu hiện cao nhất của giá trị)
B. Lý luận giá trị của A.Đ.Smit (1723 – 1790)
A.Đ.Smíth sống trong giai đoạn công trường thủ công tư bản chủ nghĩa. nước
Anh lúc này đã trở thành “công xưởng” của thế giới, các nhà tư bản giàu lên nhanh
chóng. Thương nghiệp xuất khẩu đã phụ thuộc vào công nghiệp, công nghiệp được
đưa lên hàng đầu. Các chính sách của chủ nghĩa trọng thương không còn thích hợp
với sự phát triển mới của công nghiệp.
13
Sự phát triển của nền công nghiệp Anh đã phá vỡ những hạn chế của chế độ
phong kiến, khuynh hướng chống phong kiến trở nên mạnh mẽ hơn và triệt để hơn.
Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã tin tưởng vào tính chất ưu việt của chủ nghĩa
tư bản so với chế độ phong kiến. Họ cho rằng chủ nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn. Đại
biểu tư tưởng của giai cấp tư sản trong giai đoạn này là Ađam Smith, ông là nhà tư
tưởng tiên tiến muốn thủ tiêu tàn tích phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển, kêu gọi tích luỹ và phát triển lực lượng sản xuất theo chủ nghĩa tư bản.
K.Marx coi A.Smith là nhà kinh tế học tổng hợp của công trường thủ công.
Thế giới quan của A.Smíth - chủ yếu là duy vật. Ông tiến xa hơn những người
đi trước là đã phân tích tính khách quan của các quy luật kinh tế, coi quy luật kinh
tế là vô địch. Nhưng chủ nghĩa duy vật ở ông mang tính tự phát máy móc. Ông
chưa hiểu về phép biện chứng.
K.Marx đã phân tích một cách sâu sắc phương pháp luận của ASmith đó là
phương pháp hai mặt; một mặt, A.Smíth đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện
tượng và quá trình kinh tế, vạch rõ mối liên hệ bên trong của chế độ tư bản, tìm
hiểu những quy luật vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa; mặt khác, ông
vẫn thường dùng phương pháp mô tả, liệt kê, thuật lại bằng khái niệm có tính chất
công thức những biểu hiện bề ngoài của đời sống kinh tế và do đó cũng thường dẫn
ông đến những kết luận phi lý tầm thường. Hai phương pháp này của A.Smíth luôn
sống bên nhau quyện chặt vào nhau và thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Vì vậy
mà lý luận của ông thường có mâu thuẫn, thiếu nhất quán.
Nội dung lý luận giá trị của S.Mít
- A.Smíth có công lớn khi ông phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao
đổi. Ông khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi và đã kịch liệt
phê phán lý luận về lợi ích của Caliton và Tuyếtgô, ông khẳng định ích lợi không
có liên hệ gì tới giá trị trao đổi, A.Smíth nói rằng - không khí chẳng có chút gì giá
trị, mặc dù nó rất có ích.
- A.Smíth đã nêu hai định nghĩa về giá trị hàng hoá; định nghĩa thứ nhất giá trị là
do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá quyết định. Đây là khái niệm đúng đắn về
14
giá trị. A.Smíth còn nêu định nghĩa thứ hai về giá trị của hàng hoá là do lao động quyết
định, mà lao động đó có thể mua bán, đổi lấy hàng hoá.
Ở định nghĩa thứ nhất, A.Smíth tỏ ra là người đứng vững trên cơ sở lý thuyết
về giá trị lao động nhưng định nghĩa thứ hai lại bộc lộ sự lẫn lộn giữa lao động
sống và lao động quá khứ.
- Khi bàn về các bộ phận cấu thành giá trị của hàng hoá, A.Smíth cho rằng
trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiền lương, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc
đầu tiên của mọi thu nhập, cũng như của mọi giá trị trao đổi. A.Smíth coi tiền
lương, lợi nhuận và địa tô là nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, đó là quan điểm
đúng đắn. Nhưng ông lại sai lầm khi coi các khoản thu nhập là nguồn gốc đầu tiên
của mọi giá trị trao đổi. Ông đã lẫn lộn vấn đề hình thành giá trị và vấn đề phân
phối giá trị, ông xem thường tư bản bất biến (c), coi giá trị chỉ có (v + m). A.Smíth
đã biến các bộ phận thu nhập từ giá trị thành nguồn gốc của giá trị, tức là giá trị
của hàng hoá do tiền lương, lợi nhuận địa tô quyết định. A.Smíth giải thích luẩn
quẩn rằng giá trị là do giá trị quyết định. A.Smíth đã sai lầm cho rằng, trong xã hội
trước chủ nghĩa tư bản, giá trị do lao động quyết định còn trong chủ nghĩa tư bản, giá
trị do thu nhập quyết định.
- A.Smíth đã chú ý tới việc xác định lượng giá trị của hàng hoá, ông cho rằng lao
động là tiêu chuẩn để đo lường giá trị. Ông đề cập tới lao động giản đơn và lao động
phức tạp có ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị của hàng hoá.
- A.Smíth đã phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả thị trường. Theo A.Smíth
giá cả tự nhiên là giá cả ngang với mức cần thiết để trả cho địa tô, tiền công và lợi
nhuận của tư bản theo các tỷ suất tự nhiên (mang tính khách quan). Giá cả thị
trường là giá bán thực tế của hàng hoá, chịu ảnh hưởng của biến động cung cầu,
của yếu tố độc quyền và chính sách của chính phủ, giá cả tự nhiên là trung tâm, giá
cả thị trường phải hướng về giá cả tự nhiên. Giá cả tự nhiên cũng thay đổi cùng với
tỷ suất tự nhiên của mỗi bộ phận cấu thành nó. Khi giải thích về giá cả tự nhiên,
A.Smíth chưa thấy được trong điều kiện tư bản tự do cạnh tranh, giá cả tự nhiên
được quy định bởi giá cả sản xuất. Ông chưa chỉ ra được giá cả sản xuất gồm chi
phí sản xuất của tư bản cộng với lợi nhuận bình quân.
15
Lý luận giá trị của A.Smíth có những thành tựu và hạn chế cơ bản sau:
Về đã: thành tựu: Công lao lớn nhất của A.Smíthlà đã đưa lý luận giá trị thành một hệ
thống. Ông
- Phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, từ đó cho giá trị quyết định giá trị trao đổi.
- Cho mọi lao động tạo nên giá trị là đúng.
- Dưa ra định nghĩa về giá tri (định nghĩa 1 là đúng).
- Phân biệt giá trị với giá cả.
Hạn chế:
- Xác định các bộ phận cấu thành của giá trị là tiền lương, lợi nhuận, địa tô là sai.
- Chưa đi sâu nghiên cứu các bộ phận cấu thành của giá trị vì không biết tính hai
mặt của lao động sản xuất hàng hoá.
- Chưa biết lượng của giá trị (tính ở mức hao phí lao động trung bình)
C. lý luận giá trị của Đavít Ricác đô (1772 - 1823)
Đa vít Ri các đô sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp được bắt đầu ở
Anh cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ chuyển từ công trường thủ
công sang công xưởng cơ khí, hệ thống công xưởng của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã bám rễ vững chắc ở nước Anh, giai cấp tiểu tư sản điêu đứng, giai cấp
nông dân Anh bị phân hóa sâu sắc, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản thực sự
trở thành hai giai cấp cơ bản của xã hội. Điều đó chứng tỏ, cuộc cách mạng công
nghiệp không chỉ là cuộc cách mạng kỹ thuật mà còn gắn liền với những biến đổi
sâu sắc về kinh tế xã hội, đánh dấu sự thắng thế của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa ở Anh. Chủ nghĩa tư bản thực sự đứng vững trên hai chân của nó với hai
giai cấp đối lập là tư bản và vô sản.
Song song với quá trình hình thành giai cấp máy móc do cuộc đại cách mạng,
công nghiệp tạo ra đã tạo tiền đề ràng buộc giai cấp vô sản vào giai cấp tư sản, tạo
thuận lợi cho bóc lột giá trị thăng dư. Đời sống giai cấp công nhân ngày càng cùng
cực, thất nghiệp tràn lan.
Thế giới quan của ông có tính duy vật, quá trình phát triển kinh tế bao giờ
16
cũng được ông coi như một quá trình khách quan và có tính qui luật. Tuy nhiên
chủ nghĩa duy vật của Đa vít Ri các đô là chủ nghĩa duy vật máy móc.
Về phương pháp luận Đa vít Ri các đô đã sử dụng các phương pháp của khoa
học tự nhiên, phương pháp suy diễn để phân tích, mổ xẻ nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa, nhưng chủ yếu là phương pháp trừu tượng hóa. Ông đã sử dụng rộng rãi
phương pháp này để nghiên cứu bản chất các hiện tượng kinh tế của xã hội tư bản.
Vì vậy học thuyết kinh tế của ông thể hiện tính nhất quán đối với một trật tự lô gíc
chặt chẽ và cân đối và là đỉnh điểm của khoa học kinh tế tư sản cổ điển.
Tuy nhiên, ông không vượt ra khỏi hạn chế của cách nhìn tư sản, cho chủ
nghĩa tư bản là tồn tại vĩnh viễn, là tự nhiên, chủ nghĩa tư bản không có khủng
hoảng. Nhưng thực tế chỉ hai năm sau khi ông mất thì chủ nghĩa tư bản bắt đầu
khủng hoảng (1825).
Phương pháp của ông còn mang tính siêu hình, cho tư bản là có sẵn, bất biến.
Nếu Ađam Smíth chừng nào còn có quan điểm lịch sử thì Đa vít Ri các đô lại phi
lịch sử nghiêm trọng đến mức gọi công cụ của người đi săn nguyên thuỷ cũng là tư
bản. Mặc dù thành thạo trong phương pháp trừu tượng hoá nhưng Đa vít Ri các đô
vẫn xa vào chủ nghĩa kinh nghiệm, ông vừa triệt để vừa không triệt để, càng triệt
để ông càng rơi vào mâu thuẫn.
Học thuyết giá trị lao động
Vấn đề này đã được Đa vít Ri các đô trình bày chủ yếu trong cuốn “Những
nguyên lý của khoa kinh tế chính trị và thuế khóa”. Ông mở đầu sự nghiên cứu giá
trị bằng sự phê phán những luận điểm sai lầm của Ađam Smít trong việc định
nghĩa giá trị, đặc biệt ông đã bác bỏ hoàn toàn định nghĩa thứ hai của Ađam Smít
cho rằng: “Giá trị hàng hóa bằng lao động mua được”.
Đa vít Ri các đô đã đưa ra định nghĩa: “giá trị hàng hóa, hay số lượng của
một hàng hóa nào khác mà hàng hóa đó trao đổi, là số lượng lao động tương đối
cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định, chứ không phải do khoản thưởng
lớn hay nhỏ cho lao động đó quyết định”.
Phê phán Ađam Smít, đồng thời Đa vít Ri các đô cũng kế thừa phát triển
những tư tưởng khoa học của Ađam Smít.
17
- Ông đã phân biệt một cách rõ ràng hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử
dụng và giá trị trao đổi và cho rằng: “Tính hữu ích không phải là thước đo giá trị
trao đổi, mà chỉ là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi”. Nếu một vật không có
ích cho ai cả thì nó sẽ không có giá trị trao đổi. Theo ông, giá trị trao đổi chịu ảnh
hưởng của hai nhân tố: số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra chúng và tính
chất hiếm có của nó.
Những hàng hóa hiếm có, theo Đa vít Ri các đô là những hàng hóa mà “giá trị
trao đổi của chúng không thể giảm xuống do lượng cung tăng lên”, những hàng
hóa này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé trong tổng số hàng hóa của xã hội. Nên
ông cho rằng, khi nghiên cứu giá trị trao đổi và những quy luật điều tiết giá trị
tương đối của các hàng hóa, người ta có thể chỉ lấy những hàng hóa mà số lượng
có thể được tăng lên bằng lao động của con người, và trong lĩnh vực sản xuất ra
chúng cạnh tranh không hạn chế.
Đa vít Ri các đô kiên trì quan điểm lao động là nguồn gốc duy nhất của giá
trị. (ông đã tranh luận với Bas Ty Xay, Xay cho rằng giá trị sử dụng quyết định giá
trị trao đổi. Ri Các Đô lập luậ vậy thì vàng có giá trị trao đổi lớn gấp 1000 lần sắt
phải chăng giá trị sử dụng của vàng lớn gấp 1000 lần giá trị sử dụng của sắt. Xay
đúi lý viện dẫ ra giá trị mất tiền mua và không mất tiền mua). Đây là công lao to
lớn của ông và ông luôn luôn đứng trên quan điểm này để xây dựng toàn bộ hệ
thống lý luận của mình. Ông khẳng định rằng: hao phí lao động để sản xuất ra các
hàng hóa nhưng không phải chỉ có lao động trực tiếp chi phí vào việc sản xuất ra
các hàng hóa đó mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công
cụ, dụng cụ và nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy.
- Như vậy, ông đã thừa nhận trong cơ cấu giá trị hàng hóa không thể loại trừ
lao động quá khứ (c) mà giá trị hàng hóa bao gồm cả lao động quá khứ và lao động
sống (c + v + m), tiền công và lợi nhuận là những yếu tố cấu thành giá trị hàng
hóa, do lao động trực tiếp chi phí vào việc sản xuất các hàng hóa đó tạo ra. Do đó,
việc nâng cao tiền công chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà tư bản, chứ không
ảnh hưởng gì đến giá trị của các hàng hóa. Ông cho rằng, sự khác nhau trong mức
độ lâu bền của tư bản cố định và sự khác nhau trong tỷ lệ giữa hai hình thái của tư
18
bản là một nguyên nhân khác gây ra những thay đổi trong giá trị tương đối của các
hàng hóa.
Đa vít Ri các đô đã có những lập luận sâu sắc về bản chất của giá trị khi phân
biệt giá trị với của cải. Ông cho rằng giá trị khác xa với của cải, vì giá trị “Không
phụ thuộc vào tình hình có nhiều của cải, mà phụ thuộc vào tình hình sản xuất khó
khăn hay dễ dàng”. Lao động của một triệu người trong các công xưởng bao giờ
cũng sản xuất ra một giá trị giống nhau”, còn đối với của cải thì không phải như
vậy. Sự tăng của cải và sự tăng giá trị không phải là một, thước đo giá trị chưa
“phải là thước đo của cải, vì của cải không phụ thuộc vào giá trị”.
Khác với Ađam Smít tìm một thước đo không thay đổi của giá trị, Đa vít Ri
các đô trong cuốn “Những nguyên lý của Khoa kinh tế chính trị” cho rằng cả vàng
lẫn bất cứ một hàng hóa nào khác “Không bao giờ có thể là một thước đo giá trị
hoàn thiện cho tất cả mọi vật”, sự thay đổi trong giá cả hàng hóa là hậu quả của
những thay đổi trong giá trị của chúng, tức là sự thay đổi về lượng lao động đã hao
phí để sản xuất ra hàng hóa, nhưng đó là lao động cần thiết chứ không phải sự thay
đổi hao phí lao động cá biệt. Theo ông nguyên nhân của sự thay đổi giá trị tương
đối của vàng là do tính chất dễ dàng tương đối của việc khai thác vàng và sự giảm
bớt số lao động cần thiết cho việc đó. Ngay cả sự thay đổi giá trị tương đối của lúa
mì cũng tùy theo số lượng lao động cần thiết để thu hoạch, gặt hái... giảm xuống.
Điều đó chứng tỏ Đa vít Ri các đô đã nhận thức được lượng giá trị hàng hóa không
phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt mà là hao phí lao động đồng
nhất của loài người được quy định bởi năng suất lao động xã hội. Ông đã chứng
minh một cách kiệt xuất rằng giá cả hàng hóa giảm xuống khi năng suất lao động
tăng lên và xét cho đến cùng thì tỷ lệ trao đổi của chúng gắn liền với việc phải bỏ ra
bao nhiêu lao động để sản xuất ra vật này hay vật kia. Đa vít Ri các đô đã giải thích
lượng lao động xã hội cần thiết quyết định lượng giá trị hàng hóa. Đây là một bước
tiến của ông, song ông lại cho rằng, lượng lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản
xuất xấu nhất quyết định. Ông đã phân biệt giá cả với giá trị và đưa ra định nghĩa giá
cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, còn giá trị được đo bằng số lượng lao động
đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa. Giá cả hàng hóa có thể lên, xuống không cùng
19
chiều với giá trị. Cung và cầu chỉ ảnh hưởng có tính nhất thời đến giá cả hàng hóa.
Theo ông, “Xét đến cùng, giá cả hàng hóa là do chi phí sản xuất điều tiết”. Việc
giảm chi phí sản xuất sẽ làm cho giá cả hạ xuống ngang với giá cả tự nhiên.
- Ông giải thích giá cả tự nhiên “không phải là giá cả thông thường, mà là
giá cả cần thiết để thường xuyên thỏa mãn được lượng cầu” với một lợi nhuận
thông thường. Chính quan niệm về giá cả tự nhiên nêu trên, chứng tỏ Đa vít Ri các
đô đã tiếp cận đến giá cả sản xuất - một hình thái chuyển hóa của giá trị trong điều
kiện tự do cạnh tranh, nhưng ông không phân biệt được giá trị và giá cả sản xuất và
lẫn lộn hai khái niệm đó. Ông đã không nhận thức được sự phân phối lại giá trị
thặng dư trong quá trình thực hiện nó và việc quy luật giá trị chuyển hóa thành quy
luật giá cả sản xuất.
- Đa vít Ri các đô cũng đã đề cập đến lao động phức tạp và lao động giản
đơn, nhưng ông đã không lý giải được việc quy lao động phức tạp thành lao động
giản đơn trong quá trình trao đổi hàng hóa.
Học thuyết giá trị của Đa vít Ri các đô là một cống hiến to lớn cho khoa Kinh
tế chính trị cổ điển. Nếu như A.Smíth có công đưa lý luận giá trị thành một hệ thống
thì Đa vít Ri các đô đã có công đưa lý luận giá trị thành một khoa học trên cơ sở
nhất quán quan điểm giá trị hàng hoá do lao động tạo nên. Song không phải ông
không có những hạn chế khiếm khuyết. Mặc dù đã biết được lao động tạo ra giá trị
là một thứ lao động không kể đến hình thức cụ thể của nó, nhưng ông lại không
biết được tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, nên đã không chứng
minh được sự chuyển dịch giá trị tư bản bất biến vào sản phẩm mới diễn ra như thế
nào. Do chưa phân biệt được giá trị và giá cả sản xuất nên Đa vít Ri các đô còn có
sự lẫn lộn giữa quy luật giá trị với quy luật giá cả sản xuất. Ông chưa thấy được
mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá, coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn.
Trong cấu thành của giá trị ông đã gạt bỏ c2 ra khỏi giá trị là không đúng. Những
hạn chế trong lý luận giá trị của ông đã được Mác khắc phục và hoàn thiện.
- Đa vít Ri các đô có nhiều luận điểm đúng đắn về tiền tệ và lưu thông tiền tệ.
Trong tất cả các tác phẩm của mình, ông đều nhấn mạnh vàng và bạc đều là hàng
hoá, có giá trị riêng của chúng, giá trị của vàng và bạc là do những chi phí lao động
20
để khai thác, vận chuyển chúng quyết định. Ông đã chỉ rõ bản chất hàng hoá của
tiền tệ và sự phụ thuộc của tiền vào quy luật giá trị.
Cuối thế kỷ XV ở Anh diễn ra việc đổi tiền giấy bạc ngân hàng lấy vàng, số lượng tiền giấy tăng, các giấy bạc ngân hàng bắt đầu mất giá, lạm phát tăng, giá cả
hàng hoá tăng vọt. Đa vít Ri các đô đã đấu tranh kiên quyết đòi duy trì chế độ bản
vị vàng, chống lạm phát và phê phán chính sách của ngân hàng Anh. Ông nhấn
mạnh rằng: không có tiêu chuẩn bằng vàng thì giá trị của tiền tệ sẽ chịu những sự
biến động hết sức lớn.
Phát triển những luận điểm của W.Pét ty và của Ađam Smít về tính quy luật
của số tiền tệ trong lưu thông, Đa vít Ri các đô đã đối chiếu giá trị của khối lượng
hàng hoá với giá trị của tiền tệ. Ông cho rằng tác động qua lại giữa giá trị của khối
lượng hàng hoá và số lượng tiền tệ diễn ra trong những khuôn khổ nhất định. Số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị của kim loại dùng để
đúc tiền; tổng số các khoản thanh toán, tốc độ chu chuyển của tiền.
Đa vít Ri các đô đã kiến nghị việc dùng tiền giấy trong lưu thông và chỉ rõ cơ sở
ra đời của tiền giấy là việc xã hội không chấp nhận lưu thông đồng tiền kim loại đã
mòn không đủ trọng lượng. Ông đề nghị sử dụng tiền giấy thay cho vàng trong lưu
thông nhưng tiền giấy phải đổi được vàng và vàng vẫn là cơ sở của lưu thông tiền tệ,
tiêu chuẩn của tiền đúc phải cố định. Theo ông tiền giấy không có giá trị nội tại, nó
chỉ là ký hiệu của giá trị. Tổng ký hiệu giá trị phải tương ứng với tổng giá trị khối lượng vàng mà tiền giấy thay thế. Do đó, tiền giấy sẽ mất giá trị khi số lượng của chúng
phát hành để lưu thông trên thị trường vượt quá số lượng vàng được tiền giấy thay
thế. Vì vậy, phải luôn luôn điều tiết số lượng tiền giấy cho phù hợp với giá trị của kim
loại làm tiêu chuẩn tiền tệ. Ông khẳng định tiền giấy không điều tiết được giá trị
của vàng với tư cách là hàng hoá, mà vàng điều tiết tiền giấy. Nếu giá trị của vàng
không hạ xuống thì không thể đưa thêm tiền giấy vào lưu thông.
Đa vít Ri các đô cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa giá cả hàng hoá và giá trị
của tiền (vàng). Theo ông " khi nào vàng rẻ thì hàng hoá đắt, còn khi nào vàng đắt
thì hàng hoá rẻ, giá của chúng hạ xuống".
Mặc dù có nhiều luận điểm đúng đắn về tiền tệ, song lý luận tiền tệ của Đa vít
21
Ri các đô vẫn còn những hạn chế. Ông chưa phân biệt được tiền giấy với tiền tín
dụng (giấy bạc ngân hàng), và coi tiền tín dụng ngang với tiền giấy. Do chưa phân
biệt rõ ràng giữa lưu thông tiền giấy và tiền kim loại sự khác nhau có tính nguyên
tắc giữa tiền giấy và tiền kim loại, nên ông đã có kết luận chung rằng: giá trị của
tiền là do số lượng của chúng điều tiết, còn giá cả của hàng hoá tăng lên theo tỷ lệ
tăng của số lượng tiền.
Học thuyết số lượng tiền tệ của Đa vít Ri các đô chưa triệt để. Mác đã phê
phán sự nhượng bộ của ông đối với học thuyết số lượng tiền tệ và tính chất phản
lịch sử trong việc phân tích tiền tệ. Đa vít Ri các đô không hiểu được bản chất chức
năng của tiền và sự phát triển của các hình thái giá trị coi tiền chỉ là phương tiện kỹ
thuật thuần tuý cho lưu thông hàng hoá.
Đáng giá công lao và hạn chế của Đa vít Ri về lý luận giá trị
Về công lao:
- Phân biệt rõ ràng giá trị và giá trị trao đổi.
- Cho cơ sở của giá trị trao đổi là hao phí lao động (giá trị)
- Đã nhìn thấy các bộ phận cấu thành giá trị (C1 +v +m).
- Bước đầu đã nhìn thấy lao động giản đơn và lao dộng phức tạp ảnh hưởng
đến giá trị của hàng hoá.
- Ông chính là người đã đưa lý luận giá trị lao động thành một hệ thống thống
nhất khoa học, trên cơ sở nhất quán giá trị của hàng hoá là do lao động tạo nên.
Hạn chế:
- Không nhìn thấy mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng.
- Không biết đến tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, nên không
biết cơ chế chuyển các bộ phận lao động vào giá trị mới thế nào.
- Cho lượng giá trị do điều kiện tốt nhất quyết định là sai.
- Chưa biết đến nguồn gốc, bản chất của tiền (một hình thức cao nhất của giá
trị)
III. Lý luận giá trị của C.Mác. PH.Ăngghen.
Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào những năm 70 của thế kỷ
XVIII và hoàn thành vào năm 1825, khi công xưởng đã xác lập được địa vị thống
22
trị của mình. Nó đã làm phá sản hàng loạt các nhà sản xuất nhỏ, đại bộ phận thợ
thủ công, nông dân, người buôn bán nhỏ trở thành người thất nghiệp. Công nhân
trong các xí nghiệp bị bóc lột nặng nề, tiền lương thì thấp. Cộng hưởng với điều đó
cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 tăng thêm nạn thất nghiệp, đời sống của nhân
dân lao động khổ cực hơn.
Cuộc cách mạng phản phong ở Pháp năm 1789- 1794 đã có ảnh hưởng rộng rãi
ở châu Âu. Tư tưởng tự do, bình đẳng ngày càng có điều kiện phát triển. Giai cấp
công nhân xuất hiện với tư cách là lực lượng cách mạng đã đẩy mâu thuẫn của chủ
nghĩa tư bản đến mức gay gắt phải giải quyết bằng những cuộc đấu tranh giai cấp.
Chủ nghĩa Mác phát sinh là sự tiếp tục trực tiếp của Triết học cổ điển Đức, Kinh
tế chính trị cổ điển Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng tây Âu. Đồng thời, chủ
nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận là: Triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội
khoa học. Triết học Mác là sự kế tục triết học duy vật của Phơ Bách và triết học biện
chứng của Hê Ghen. C. Mác đã vận dụng phép biện chứng vào phân tích sự phát triển
của xã hội loài người, trên cơ sở đó xây dựng nên chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Học thuyết kinh tế Mác là sự kế thừa có phê phán kinh tế chính trị cổ điển
Anh, mà trọng tâm là lý luận giá trị – lao động chính trị để C. Mác xây dựng lý
luận giá trị thặng dư, giải thích một cách khoa học bản chất bóc lột của chủ nghĩa
tư bản. Lý luận chủ nghĩa xã hội của các nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa không tưởng
phương tây đã lên án, phê phán chủ nghĩa tư bản, vạch ra một cách tài tình hình
mẫu về chủ nghĩa xã hội: bình đẳng, không có bóc lột, nhưng lại không thấy được
vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nên kế hoạch xã hội chủ nghĩa của
họ chỉ là ước mơ không tưởng.
Kế thừa và phát triển các tinh hoa trí tuệ của nhân loại, kết hợp với thực tế
lịch sử thế giới đang diễn ra lúc đó, C. Mác đã có hai phát kiến vĩ đại là: chủ nghĩa
duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư. Nhờ đó đã đưa chủ nghĩa xã hội
không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học.
Học thuyết giá trị của của C.Mác.
C. Mác đã hoàn thiện lý luận giá trị, làm cơ sở để nghiên cứu lý luận giá trị
thặng dư. Cụ thể:
23
- Phân biệt rõ ràng giá trị và giá trị sử dụng, trong đó giá trị quyết định giá trị
trao đổi, là cơ sở duy nhất của giá trị trao đổi.
- Giá trị hàng hoá được nghiên cứu ở các cấp độ ngày càng sâu: giá trị là do
lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá; là do lao động trừ
tượng giản đơn xã hội càn thiết tạo nên.
- Phân biệt rõ chất và lượng của giá trị:
+ về chất: là do lao động kết tinh trong hàng hoá. Gồm lao động quá khư c (c1
và c2) và lao động sống (v+m) tạo nên
+ Về lượng: là số lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá. Song phải
tính ở điều kiện trung bình của xã hội chứ không phải ở điều kiện cá biệt.
- Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá: Năng suất lao
động; cường độ lao động; lao động giản đơn và lao động phức tạp.
- Phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: lao động cụ thể
và lao động trừu tượng; giải tích cơ chế chuyển các bộ phận lao động và giá trị
hàng hoá. Đây cũng là cơ sở để nghiên cứu giá trị thặng dư.
- Nghiên cứu các hình thái của giá trị từ đó tìm ra nguồn gốc, bản chất, chức
năng của tiền; Chỉ ra quy luật lưu thông tiền tệ khi nó là phương tiện lưu thông và
là phương tiện thanh toán.
- Chỉ ra quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá là quy luật giá trị;
biểu hiện của quy luật giá trị trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản
là quy luật giá cả sản xuất: GCSX= C + V + P.
Tóm lại, Trên cơ sở kế thừa có phê phán các quan điểm trước đó, và phát
hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuát hàng hoá, C.Mác đã hoàn thiện lý luận
giá trị trong lịch sử các học thuyết kinh tế.
IV. Lý luận giá trị sau C.Mác, Ph.Ăngghen
1. Lý luận giá trị của các trường phái ngoài Mác xít.
a, Lý luận giá trị - lao động của trường phái kinh tế chính trị tiểu tư sản.
Cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra
mạnh mẽ, dẫn đến sự thay đổi đáng kể về kinh tế - xã hội ở các nớc tư bản Tây Âu.
Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trở thành các giai cấp cơ bản của xã hội tư bản.
24
Sn xut bng mỏy múc ra i, lm cho s ph thuc ca cụng nhõn vo nh t
bn t hỡnh thc tr thnh thc t. Cnh tranh vụ chớnh ph, phõn hoỏ giai cp, s
bn cựng hoỏ v tht nghip ca giai cp vụ sn ngy cng tng. cỏc nc i lờn
CNTB t nn sn xut nh l ph bin, khi bc vo cỏch mng cụng nghip thỡ
nhng mõu thun kinh t - xó hi cng gay gt hn. c bit, l s phỏ sn hng
lot ca nhng ngi sn xut nh. T ú, xut hin s phờ phỏn ch ngha t bn
theo quan im tiu t sn. Hc thuyt kinh t tiu t sn xut hin, cỏc i biu
ca trng phỏi ny l Simonde Sismondi, Pierr Joseph Proudon.
Mc dự cú rt nhiu quan im sai lm v t tng kinh t núi chung, song
i vi hc thuyt giỏ tr núi riờng, trng phỏi ny ó cú cụng phỏt trin t tng
ca Ricaro, nht l v thc o giỏ tr hng hoỏ v mõu thun gia giỏ tr v giỏ
tr s dng. Sismondi ng trờn lp trng giỏ tr - lao ng, ly lao ng lm
thc o giỏ tr ca hng hoỏ, thy c mõu thun gia giỏ tr s dng v giỏ tr
ca hng hoỏ. ễng ó tin thờm mt bc so vi Ricaro khi cho rng thc o giỏ
tr hng hoỏ l do thi gian lao ng xó hi cn thit quy nh.
Tuy nhiờn, Ricardo coi giỏ tr tng i ca hng hoỏ c o bng lng lao
ng chi phớ sn xut ra hng hoỏ, cũn Sismondi cho giỏ tr tng i ca hng
hoỏ c qui nh bi cnh tranh, lng cu, t l gia thu nhp v lng cung v
hng hoỏ. ễng ng nht gia giỏ tr vi giỏ c. ễng cũn a ra khỏi nim giỏ tr
tuyt i hay chõn chớnh, iu m Ricaro khụng cp. Nhng Sismondi gii
thớch khỏi nim ú theo kiu t nhiờn ch ngha v i tỡm giỏ tr ú trong mt n
v kinh t c lp, theo kiu Rụbinxn.
b. Lý lun giỏ tr ca kinh tế chính trị tầm thờng.
Đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành, phơng thức sản
xuất t bản chủ nghĩa đợc xác lập ở hầu hết các nớc Tây Âu. Từ năm 1830 giai cấp t
sản thực hiện đợc sự thống trị về chính trị ở Anh và Pháp. Đồng thời, giai cấp vô
sản cũng ngày càng lớn mạnh, chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác,
mang tính chất giai cấp quyết liệt, đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa t bản. Sự xuất
hiện và phát triển của trào lu chủ nghĩa xã hội không tởng tiêu biểu là Saint
Simond, M.Farier và R.Owen phê phán kịch liệt chủ nghĩa t bản đã có ảnh hởng
sâu rộng trong phong trào của giai cấp công nhân. Để bảo vệ chủ nghĩa t bản,
25
giai cấp t sản cần một lý luận chống lại chủ nghĩa xã hội không tởng. Trong bối
cảnh lịch sử đó, kinh tế chính trị tầm thờng ra đời đã biểu hiện sự phản ứng của
giai cấp t sản đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và những t tởng của chủ nghĩa xã hội không tởng. C.Mác viết: "Đồng thời, giờ tận số của
khoa kinh tế chính trị t sản khoa học cũng đã điểm. Bây giờ, vấn đề không còn là
tìm hiểu xem định lý này hay định lý kia là đúng hay không đúng nữa, mà tìm
xem có lợi hay có hại cho t bản, tiện hay bất tiện, phù hợp hay không phù hợp
với yêucầu của cảnh sát. Sự nghiên cứu không vụ lợi nhờng chỗ cho những cuộc
bút chiến của những kẻ viết văn thuê, những sự tìm tòi khoa học vô t nhờng chỗ
cho lơng tâm độc ác và ý đồ xấu xa của bọn chuyên nghề ca tụng" 1. Trong bi
cnh ú, trng phỏi kinh t chớnh tr t sn tm thng ó da vo nh ngha
th 2 ca A.Smith xõy dng hc thuyt ca mỡnh nhm mc ớch ph nhn
tớnh cỏch mng khoa hc ca hc thuyt gớ tr ca C.Mỏc v bo v li ớch ca
giai cp t sn.
* Hc thuyt v tớnh hu dng.
Hc thuyt v tớnh hu dng ca Jean Baptiste Say i lp vi lý lun giỏ
tr ca .Ricardo. Theo ụng, sn xut to ra tớnh hu dng (giỏ tr s dng), cũn
tớnh hu dng li truyn giỏ tr cho cỏc vt. Giỏ tr l thc ú tớnh hu dng.
Nh vy, Jean Baptiste Say ó khụng phõn bit c giỏ tr s dng v giỏ tr,
coi giỏ tr s dng v giỏ tr l mt, do ú che y tớnh cht xó hi ca giỏ tr.
Trong hc thuyt ca mỡnh, .Ricardo ó phõn bit rừ giỏ tr v giỏ tr s
dng, giỏ tr khỏc vi ca ci. giỏ tr khụng tu thuc vo vic cú nhiu hay ớt
ca ci, m tu thuc vo iu kin sn xut khú khn hay thun li; nng xut
lao ng tng lờn thỡ s nh hng mt cỏch khỏc nhau n ca ci v giỏ tr
v.v. Ngc li, Jean Baptiste Say cho rng, giỏ tr ca vt cng cao thỡ tớnh hu
dng cng ln, ca ci cng nhiu thỡ giỏ tr cng ln v giỏ tr ch c xỏc
nh trờn th trng. Thc o giỏ tr ca vt l s lng cỏc vt m ngi
khỏc ng ý a ra "i ly" vt núi trờn. Thc cht Jean Baptiste Say
quan nim giỏ tr c quyt nh bi quan h cung cu. Nh vy ụng ó mõu
thun vi chớnh mỡnh. Theo C.Mỏc, cung cu ch iu tit s chờnh lch gia
giỏ tr c th trng ca hng hoỏ vi giỏ tr ca chỳng.
1
C.Mác, Ph.Ăng ghen, toàn tập, tập 23 - Nxb CTQG, Hà Nội 1993 trang 29.