Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu -Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.27 KB, 68 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV
LỜI MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài
Ngày nay cả nhân loại đang bước vào kỷ ngun của thơng tin và tri
thức, trong đó thơng tin đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống
của con người. Thông tin tạo nên nguồn lực chi phối mọi sự phát triển của xã
hội, tiêu biểu là lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hoạt động thông tin – thư viện
ngày nay càng trở thành nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng
đào tạo của các trường đại học, trong đó có Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội (ĐHBK HN).
Trường ĐHBK HN là một trong những trường đại học lớn, có đội ngũ
cán bộ hùng hậu, với bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng, phát triển và
trưởng thành. Nhà trường đã có những đóng góp đáng kể trong cơng cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước hiện nay. Trường là một trong những trung tâm lớn đào tạo cán
bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước, có mối quan hệ hợp tác song phương, đa
dạng với nhiều trường đại học, nhiều nước trong khu vực và thế giới. Là một
trường khoa học công nghệ đa ngành, người dùng tin ở trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội rất phong phú, đa dạng. Hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên
cứu và triển khai ứng dụng khoa học đòi hỏi phải sử dụng lượng thơng tin lớn
và biến đổi khơng ngừng. Vì vậy, Thư viện Tạ Quang Bửu (TV TQB) –
Trường ĐHBK HN cần phải cung cấp nguồn tài liệu đầy đủ, cập nhật, nhanh
chóng và phù hợp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên trong trường.
Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu của người
dùng tin là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, công tác phát triển vốn tài
liệu tại thư viện cần phải được chú trọng quan tâm. Nhưng làm thế nào để tổ
chức khai thác, phát triển nguồn lực thơng tin hiện có cũng như sử dụng được
nguồn lực thơng tin từ bên ngồi để đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin


của người dùng tin trong trường một cách hiệu quả nhất. Đây là những đòi

SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

1


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

hỏi, thách thức đối với Thư viện ĐHBK HN nói chung và các cán bộ thơng
tin - thư viện nói riêng.
Với những lý do như trên, trong q trình thực tập tơi đã đi sâu vào
nghiên cứu công tác phát triển vốn tài liệu của thư viện và chọn đề tài:
“Tìm hiểu cơng tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu
-Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình.
2 - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích:
- Khảo sát cơng tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu Đại học Bách Khoa Hà Nội , đánh giá ưu - nhược điểm trong cơng tác này.
- Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện
cơng tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện.
• Nhiệm vụ:
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của thư viện Tạ Quang Bửu.
- Nêu rõ vai trị cũng như tầm quan trọng của Cơng tác phát triển vốn tài
liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu.
- Mô tả thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang
Bửu.
- Phân tích và đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác phát triển
vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu.

- Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát
triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu.
3 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết tốt các nhiệm vụ đã đặt
ra trong đề tài khóa luận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định và
giới hạn như sau:

• Đối tượng nghiên cứu: Vốn tài liệu và công tác phát triển vốn tài liệu
tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội.

SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

2


Khóa luận tốt nghiệp



K53 – TT-TV

Phạm vi nghiên cứu: Cơng tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ
Quang Bửu trong giai đoạn hiện nay.

4 - Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài
- Nghiên cứu về Thư viện Tạ Quang Bửu đã có một số đề tài và tập
trung vào một số vấn đề như: Công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Tạ Quang
Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Thư viện Tạ Quang Bửu…
- Về công tác phát triển vốn tài liệu thì đã có một số đề tài đề cập đến.
Tuy nhiên, xét về mức độ thời gian, hiện tại công tác phát triển vốn tài liệu

của Thư viện đã có nhiều thay đổi. Chính vì vậy, tơi lựa chọn đề tài “Tìm
hiểu cơng tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình.
5 - Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh việc vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở
các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. Tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau:
- Khảo sát thực tế, quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
-

Phương pháp thống kê số liệu

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

6 - Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài



Đóng góp về mặt lý luận: Khẳng định vai trị cũng như tầm quan

trọng của cơng tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu.



Đóng góp về thực tiễn: Phản ánh thực trạng công tác phát triển


vốn tài liệu của thư viện Tạ Quang Bửu. Từ đó thấy được những mặt đạt được
và những mặt cịn hạn chế trong công tác phát triển vốn tài liệu để từ đó đưa

SV: Đỗ Thị Hồn ( 02/03/1990 )

3


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư
viện.
7 - Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái qt về Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa
Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện
Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa
Hà Nội.

SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

4



Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV
CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU
- ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trường đại học đa ngành về
kỹ thuật, nơi đào tạo ra những đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ và quản
lý trình độ cao cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là trung tâm nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ công cuộc xây dựng và đổi mới
đất nước. Trường được thành lập theo Nghị định 147/NĐ của Chính phủ do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên ký ngày 15 tháng 10 năm 1956.
Sau nửa thế kỉ bền bỉ phấn đấu, Trường DDaHBK HN luôn là một
trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam.
Với bề dày lịch sử về cơng tác giáo dục, cùng nhiều đóng góp cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều
danh hiệu và phần thưởng quý giá cho các cá nhân và tập thể, được thể hiện
qua những trang vàng truyền thống của trường.
Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập từ năm
1956. Trong những năm đầu mới thành lập, với số vốn tài liệu ban đầu là
5000 cuốn sách, cơ sở vật chất nghèo nàn và 2 cán bộ phụ trách khơng có
nghiệp vụ thư viện, Thư viện là một bộ phận trực thuộc Phòng Giáo vụ.
Thư viện đã từng đi sơ tán ở: Lạng Sơn, Hà Bắc, Hải Hưng, Hà Tây
cùng khối lượng lớn sách đem theo để phục vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ
thuật cho đất nước. Cũng trong giai đoạn này, từ Trường ĐHBK HN đã hình
thành những trường đại học mới như: Đại học Xây dựng, Đại học Mỏ - Địa
chất, Đại học Công nghiệp nhẹ và Phân hiệu II về Quân sự (nay là Học viện

Kỹ thuật Quân sự). Thư viện Trường cũng chia sẻ nhiều tài liệu và đã cử cán
bộ sang làm việc công tác tại Thư viện ở trường Đại học Mỏ - Địa chất và
trường Đại học Xây dựng.
SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

5


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

Từ năm 1973, Thư viện tách ra thành đơn vị độc lập. Ban Thư viện đã
liên tục được đầu tư và phát triển không ngừng. Khi miền Nam được giải
phóng, một số cán bộ Thư viện đã vào công tác tại miền Trung và miền Nam
để xây dựng Thư viện trong đó.
Tháng 11/2003, “Thư viện” và “Trung tâm thông tin và mạng” đã sáp
nhập thành đơn vị mới là “Thư viện và Mạng thông tin” với hai nhiệm vụ
chính: vận hành và khai thác Thư viện điện tử mới và quản lý điều hành
Mạng thông tin của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Từ năm học 2006 - 2007, Thư viện điện tử Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội mở cửa phục vụ bạn đọc với hệ thống các phòng đọc tự chọn, cùng
2000 chỗ ngồi và tăng cường khả năng truy cập vào các học liệu điện tử trực
tuyến.
Đầu tháng 9/2008, theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu để phù hợp với
tình hình mới, Bộ phận Thư viện tách ra và trở thành đơn vị Thư viện Tạ
Quang Bửu độc lập, bước vào một giai đoạn phát triển mới cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của trường ĐHBK HN.
Địa chỉ: Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: (84-4) 38692243
Website

:

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện
1.2.1. Chức năng
Thư viện Tạ Quang Bửu (TV TQB) có chức năng thông tin và thư viện,
phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ (KH&CN) và quản lý của Nhà trường thông qua việc
sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong Thư viện và từ các thư viện khác
(tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắp trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng
Internet…)

SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

6


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

1.2.2. Nhiệm vụ


Xây dựng vốn tài liệu đủ lớn về số lượng, chất lượng và phong

phú về loại hình. Chủ động trong việc đa dạng hóa, phát triển các nguồn tin
và kênh thu thập các tài liệu, các thơng tin một cách có hiệu quả, phù hợp với

chương trình và định hướng mà Nhà trường đang nghiên cứu và giảng dạy.


Nghiên cứu và ứng dụng các thành tự khoa học công nghệ, các

tiêu chuẩn quốc tế về xử lý thông tin vào công tác xử lý tài liệu, tạo tiền đề
cho việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thơng tin.


Tích cực phát triển và mở rộng các sản phẩm và dịch vụ thông

tin, lấy việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của cán bộ, giảng viên và sinh viên
trong toàn Trường làm mục tiêu và động lực để phát triển.


Từng bước nâng cấp hiện đại hóa Thư viện, đẩy mạnh việc ứng

dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động của Thư viện. Tự động hóa các khâu
cơng việc trong hoạt động của Thư viện.


Mở rộng quan hệ với các thư viện trong và ngoài nước, các tổ

chức liên quan đến lĩnh vực thư viện nhằm tăng cường sự trao đổi và hợp tác.
Tiến tới thư viện phải trở thành đầu mối khai thác, cung cấp, chia sẻ thông tin
với các thư viện khác trong khu vực và trên thế giới.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Thư viện hiện tại được bố trí theo chức năng và
nhiệm vụ của từng bộ phận.


 Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc phụ trách chung Thư viện và mạng
thơng tin; 02 Phó giám đốc: 01 Phó giám đốc phục trách về Mạng thơng tin
và 01 Phó giám đốc phụ trách về Thư viện.

 Phịng Xử lý thơng tin:
Phịng Xử lý thơng tin gồm 07 cán bộ, trong đó phịng gồm 2 bộ phận
sau: Bộ phận phát triển nguồn tin và Bộ phận biên mục.
Phịng chịu trách nhiệm:

SV: Đỗ Thị Hồn ( 02/03/1990 )

7


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

+ Xây dựng nguồn lực thông tin mạnh cả vế số lượng và chất lượng
đảm bảo phục vụ tốt các chương trình đào tạo, giảng dạy, học tập và nghiên
cứu khoa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội, từng bước liên thông chia sẻ
với hệ thống các thư viện trong khu vực.
+ Xử lý toàn bộ tài liệu theo các tiêu chuẩn quốc tế về thông tin – thư
viện như: MARC21, AACR2 và LCC. Từ đó xây dựng hệ thống tra cứu hiện
đại nhằm tăng khả năng tiếp cận và khai thác nguồn lực thơng tin hiệu quả và
nhanh chóng.
 Phịng Dịch vụ thơng tin tư liệu:
Phịng Dịch vụ thơng tin tư liệu gồm 23 cán bộ, gồm 4 bộ phận sau: Bộ
phận phòng đọc, Bộ phận mượn trả, Bộ phận quản lý kho, Bộ phận dịch vụ
tham khảo.

Phịng Dịch vụ thơng tin tư liệu chịu trách nhiệm: Mở rộng và phát
triển các loại hình dịch vụ thư viện, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp và hỗ trợ
thông tin từ xa; tạo điều kiện tốt nhất để người dùng tin của Thư viện cũng
như các thư viện và cơ quan thông tin khác trong cả nước có thể tiếp cận và
khai thác nguồn lực thơng tin của Thư viện một cách có hiệu quả nhất.
 Phịng Cơng nghệ Thư viện Điện tử:
Phịng Công nghệ thư viện điện tử gồm 11 cán bộ, gồm 4 bộ phận sau:
Bộ phận nghiên cứu phát triển, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận phục vụ đa phương
tiện, Bộ phận xây dựng dự án, hành chính tổng hợp.
Phịng Cơng nghệ Thư viện Điện tử chịu trách nhiệm chính:
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, ứng dụng các
công nghệ thư viện điện tử, thư viện số, đảm bảo khả năng truy cập, chia sẻ,
trao đổi dữ liệu, trong và giữa các thư viện, cơ quan thông tin cũng như với
người dùng tin.
+ Xây dựng các hệ thống thông tin số đạt chuẩn, chất lượng cao đáp
ứng được nhu cầu khai thác các nguồn thông tin số của người dùng tin và các
cơ quan thơng tin – thư viện .
SV: Đỗ Thị Hồn ( 02/03/1990 )

8


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện Tạ Quang Bửu
1.4. Đội ngũ cán bộ
Thư viện Tạ Quang Bửu hiện nay có 44 cán bộ, trong đó:
+ 09 Thạc sỹ về Thơng tin thư viện và Công nghệ thông tin (chiếm 20,4%)

+ 06 Kỹ sư Công nghệ thông tin và các ngành kỹ thuật (chiếm 13,6%)
+ 24 Cử nhân Thông tin Thư viện ( chiếm 54,5%)
+ 02 Cử nhân ngoại ngữ (chiếm 4,5%)
+ 03 Cử nhân Kinh tế và Tài chính kế tốn (chiếm 6,8%)

SV: Đỗ Thị Hồn ( 02/03/1990 )

9


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

1.5. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của Thư viện khá tốt, được đầu tư nhiều trang thiết bị
hiện đại. Từ năm 2002, dự án xây dựng Thư viện điện tử được thực hiện với
số vốn đầu tư 200 tỷ VND. Tháng 10/2006, Thư viện điện tử đã đi vào hoạt
động với diện tích mặt bằng là 37.000m2 sàn bao gồm 10 tầng. Tuy nhiên,
hiện nay Thư viện mới chỉ sử dụng từ tầng 1 đến tầng 5 và tầng 9 là phịng
Cơng nghệ mạng với 17.500 m2 gồm: 8 phòng đọc tự chọn xếp theo chuyên
ngành, 2 phòng đọc đa phương tiện, 2 phịng mượn, 4 phịng tự học, 4 phịng
học nhóm, có khoảng 2500 chỗ ngồi và hệ thống kho tàng rộng rãi. Thư viện
có khả năng đáp ứng 4000 chỗ, phục vụ 10.000 bạn đọc/ngày, 10.000 tra cứu/
ngày. Hiện nay, mỗi ngày Thư viện phục vụ khoảng 4.000 lượt bạn đọc đến
đọc và mượn tài liệu về nhà.
Bên trong toà nhà được trang bị các hệ thống điều hoà trung tâm, hệ
thống điện, hệ thống thang máy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống phòng
cháy chữa cháy, hệ thống cấp thốt nước, hệ thống quạt thơng gió, hút ẩm...
đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

Thư viện đã trang bị 150 máy vi tính với 30 máy tính nối mạng LAN,
150 máy tính được nối mạng Internet. Thư viện sử dụng hệ thống mạng Bknet
với công nghệ hãng Nortl. Máy chủ phần mềm thư viện và máy chủ cơ sở dữ
liệu của thư viện do hãng Sun Micro system cung cấp hệ quản trị cơ sở dữ
liệu: Oracle, máy chủ khác, sử dụng phần mềm HP.
SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

10


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

Thư viện cịn có 10 máy in, 5 máy photocoppy, 3 máy scanner, 2 cổng
từ và một cổng RFID và một hệ thống gồm 10 phòng đọc và kho mở với mỗi
phòng được trang bị:
+ 70 đến 150 Ghế ngồi cho bạn đọc.
+ 320 đến 550 khoang giá đựng tài liệu.
+ Mỗi phịng đọc có từ 1 đến 2 máy tính để bạn đọc tra cứu tài liệu.
+ Mỗi cán bộ thư viện có một máy tính để làm chun mơn, nghiệp vụ và
hướng dẫn cho bạn đọc sử dụng thư viện.
1.6.

Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin.
1.6.1. Đặc điểm người dùng tin
Căn cứ vào số lượng NDT thực tế sử dụng thư viện và tính chất cơng

việc, có thể chia đối tượng NDT tại Thư viện Tạ Quang Bửu trường ĐHBK
HN thành ba nhóm chính sau:

- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên.
- Nhóm học viên, sinh viên và nghiên cứu sinh.
- Nhóm bạn đọc ngồi trường.
Nhóm người dùng tin
Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên
Nhóm bạn học viên, sinh viên và nghiên cứu sinh
Nhóm bạn đọc ngoài trường
Tổng số

Số lượng
3.000
40.000
500
43.500

Tỉ lệ(%)
6.9%
92%
1.1%
100

Bảng 1. Số lượng người dùng tin của Thư viện Tạ Quang Bửu

1.6.2. Nhu cầu tin của người dùng tin


Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lí và giảng viên:

Nhóm NDT này có khoảng 3.000 người chiếm 6.9% tổng số bạn đọc
của Thư viện. Họ vừa là đối tượng sử dụng, lại vừa là những người sáng tạo

SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

11


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

ra những nguồn thơng tin khoa học có giá trị cao cho Thư viện. Họ là những
người quản lý, cần những thông tin chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học kĩ
thuật. Những thông tin cung cấp cho họ cần chính xác, kịp thời, mang tính
chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực, đặc biệt về khoa học cơng nghệ để phục
vụ tốt cho q trình lãnh đạo quản lý cũng như ra quyết định của mình. Hình
thức phục vụ là các tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc…
Ngồi ra, họ cịn là những giảng viên – những người chuyển giao tri thức
khoa học đến cho sinh viên, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của
trường, vừa là chủ thể thông tin vừa là NDT thường xuyên của thư viện. Vì
tham gia giảng dạy nên họ thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, công
nghệ mới chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy, nghiên
cứu. Nhóm người dùng tin này ln dành thời gian trong việc tìm tài liệu
tham khảo tại Thư viện. Thơng tin cho nhóm này là những thơng tin chun
sâu có tính thời sự về KHCN thuộc các lĩnh vực đào tạo của trường. Hình
thức phục vụ thơng tin cho nhóm này là các danh mục tài liệu chuyên ngành
mới hoặc sắp xuất bản, các thông tin thư mục chuyên đề, thông tin chọn lọc
về khoa học và công nghệ, tài liệu chuyên ngành là sách cũng như tạp chí
KHKT nước ngồi, các CSDL và các tài liệu điện tử...


Nhóm sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh:


Nhóm NDT này có khoảng 40.000 người chiếm 92%. Đây là nhóm
NDT có số lượng đơng đảo nhất, chiếm phần lớn số NDT của Thư viện.
Những năm gần đây trường Đại học Bách Khoa đã chuyển đổi hình thức đào
tạo của mình theo cơ chế đào tạo theo tín chỉ. Với hình thức đào tạo này, u
cầu tự học và tham khảo tài liệu của sinh viên là rất cao. Sinh viên khơng cịn
học một cách thụ động như trước mà đã có sự tìm tịi, học hỏi, bổ sung thêm
kiến thức ở bên ngoài. Do vậy, NCT của nhóm này rất phong phú và đa dạng.
Tài liệu họ cần bao gồm cả: tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại. Ngoài ra,
họ cũng cần được cung cấp nhanh chóng và kịp thời các thơng tin mới, cập

SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

12


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

nhật, bao gồm cả tài liệu trong và nước ngoài của những nước tiên tiến trên
thế giới, có nền KHKT phát triển như Anh, Mỹ, Nga,…


Nhóm bạn đọc ngồi trường:

Nhóm NDT này có khoảng 500 bạn đọc chiếm 1,1%. Bao gồm: Cán bộ
hưu trí, Cựu sinh viên của trường Đại học Bách Khoa. Bạn đọc ngồi trường
có nhu cầu sử dụng Thư viện như: Các bạn sinh viên học các khối trường về
khoa học kĩ thuật như Đại học Xây dựng, Đại học Kinh tế quốc dân…Đây là

nhóm NDT khá đặc biệt của Thư viện, số lượng ít. Nhưng họ đều là những
người quan tâm và muốn tìm hiều về các lĩnh vực khoa học kĩ thuật.
Có thể nói mỗi nhóm NDT lại có những đặc điểm khác nhau. Việc
phân chia NDT thành các nhóm nhỏ, thuận tiện cho việc quản lý bạn đọc cũng
như việc bổ sung tài liệu cho Thư viện sát thực hơn với nhu cầu thơng tin của
từng nhóm người. Thư viện cũng có kế hoạch bổ sung tài liệu phù hợp với
từng nhóm NDT, sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của bạn đọc. Đồng
thời, nâng cao hiệu quả phục vụ của Thư viện.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI
THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU – ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

13


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

2.1. Loại hình tài liệu tại Thư viện
Nguồn lực thông tin trong hoạt động thư viện chính là cơ sở cho việc đáp
ứng nhu cầu thơng tin của NDT. Thơng tin là động lực góp phần thúc đẩy các
hoạt động kinh tế và sản xuất, đóng vai trị hàng đầu trong giáo dục và đào
tạo, NCKH và là cơ sở để các cấp lãnh đạo, quản lý đưa ra quyết định. Nhờ có
nguồn lực thơng tin mà các thư viện, các cơ quan thông tin thực hiện tốt chức
năng và nhiệm vụ của mình. Nguồn lực thơng tin càng phong phú và đa dạng,
càng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng. Căn cứ theo loại
hình vật mang tin thì nguồn lực thông tin của thư viện Trường ĐHBK HN

được chia thành 2 nhóm chính như sau: tài liệu truyền thống và tài liệu hiện
đại (tài liệu điện tử).
2.1.1. Tài liệu truyền thống
Thư viện Trường ĐHBK HN đã phát triển được nguồn lực các tài liệu
truyền thống tương đối lớn về số lượng khoảng hơn 600.000 bản ghi tài liệu
và phong phú về loại hình, phù hợp với chương trình và lĩnh vực đào tạo của
Trường. Bao gồm giáo trình, sách tham khảo, sách tra cứu, báo, tạp chí, luận
văn, luận án,…

 Tài liệu truyền thống tại Thư viện Tạ Quang Bửu có thể chia theo loại
hình theo bảng sau:
STT

Loại hình

SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

Tên tài liệu
14

Số bản

Tỷ lệ


Khóa luận tốt nghiệp
1

Sách giáo trình


2

Sách tham khảo

3
4

K53 – TT-TV
4.100

257.000

42%

128.570

155.460

25 %

Sách tra cứu

6.850

7.000

1%

Tài liệu nội sinh (luận án, luận


5.200

5.200

1%

1.853

192.500

31%

146.573

617.160

100%

văn, chuyên đề, đề tài NCKH...)
5

Báo, Tạp chí
Tổng số:

Bảng 2. Thống kê tài liệu truyền thống theo loại hình tại Thư viện
Sách là loại hình tài liệu chiếm số lượng lớn nhất trong kho tài liệu của
Thư viện bao gồm: sách giáo trình, sách tham khảo, sách tra cứu.
 Sách giáo trình: Với đặc điểm là thư viện trường đại học, nên giáo
trình là dạng tài liệu được quan tâm đặc biệt, chiếm tỷ lệ lớn trong Thư viện.
Nó mang đặc thù riêng của thư viện các trường đại học. Sách giáo trình cung

cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về các mơn học theo
chương trình đào tạo của trường, giúp họ có được nền tảng vững chắc trước
khi đi vào nghiên cứu chuyên sâu. Đây là nguồn tài liệu có giá trị, được bạn
đọc đặc biệt là sinh viên khai thác và sử dụng với cường độ lớn.
Qua bảng thống kê trên đã cho thấy giáo trình chiếm một tỷ lệ rất lớn
trong tổng số tài liệu có trong thư viện (42%). Hiện nay, sách giáo trình có
khoảng 257.000 cuốn sách giáo trình với 4.100 tên. Sách giáo trình tại thư
viện chủ yếu do các Giáo sư, Tiến sỹ, các cán bộ giảng dạy tại các khoa trong
trường biên soạn, thuộc nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau của trường
như: Điện tử viễn thông, Điện, Công nghệ thơng tin, Vật lý, Hóa học, Cơng
nghệ thực phẩm, Dệt may… Có nhiều giáo trình của trường ĐHBK HN trở
thành giáo trình học tập của nhiều trường kĩ thuật trong cả nước như: Toán
cao cấp, Cơ học, Chi tiết máy, Kĩ thuật điện tử… Ngồi ra cịn có rất nhiều
loại giáo trình nhận lưu chiểu của các trường đại học trong cả nước. Đây

SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

15


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

chính là nguồn thơng tin sẵn có của nhà trường, giúp NDT có điều kiện tham
khảo các tài liệu về ngành của mình đang được giảng dạy tại các trường khác.
Số lượng giáo trình của các khoa có trong Thư viện khơng đồng đều,
phụ thuộc vào lịch sử phát triển cũng như quy mô đào tạo của từng ngành.
Bên cạnh đó, trong kho mượn hiện nay vẫn cịn nhiều tài liệu giáo trình cũ,
những tài liệu in bản Rônêô do các giáo viên trong trường viết từ rất lâu

nhưng do nhiều nguyên nhân nên không có điều kiện viết lại hoặc khơng thể
tái bản lại. Thực tế này khiến sinh viên phải sử dụng tài liệu cũ, mờ và kiến
thức trong các tài liệu này khơng cịn phù hợp với chương trình đào tạo hiện
nay.
Hiện nay, TV TQB là một trong số ít các thư viện trường đại học còn
tồn tại kho mượn sách giáo trình. Lượng sinh viên lên mượn sách tại bộ phận
này rất đơng. Thời gian đầu học kỳ, trung bình mỗi ngày bộ phận này cho
mượn khoảng 500 cuốn sách.


Sách tham khảo: Hiện nay, Thư viện có khoảng 155.460 cuốn sách

tham khảo với khoảng 128.570 tên sách chiếm 25% tổng số tài liệu có trong
Thư viện,bao gồm: Sách tham khảo tiếng Việt và Sách tham khảo ngoại văn.
Sách tham khảo tiếng Việt có khoảng 10.000 cuốn, gồm các sách chuyên
ngành Tin học, Ngoại ngữ, Văn học nghệ thuât (VHNT), Khoa học xã hội
(KHXH) ...Sách tham khảo tiếng Việt ít hơn nhiều so với sách tham khảo
ngoại văn. Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu kho sách tham khảo của thư
viện, nhưng hiện nay, thành phần sách tham khảo tiếng Việt đang được
thường xuyên cập nhật, bổ sung hơn so với sách tham khảo kĩ thuật ngoại
văn. Sách tham khảo ngoại văn khoảng gần 145.000 cuốn, chiếm chủ yếu
trong số sách tham khảo của Thư viện. Trong đó sách tiếng Nga chiếm 50%
còn lại là các sách tiếng Anh, Nga, Nhật…Các tài liệu hầu hết được xuất bản
trước năm 1990 và chủ yếu là tài liệu tiếng Nga vì vào những năm đó nhu cầu
sử dụng sách tiếng Nga của cán bộ và sinh viên rất phổ biến. Nhưng từ những

SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

16



Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

năm 1990 trở lại đây, tài liệu tiếng Nga được bổ sung ít dần vì chỉ có một
phần nhỏ các cán bộ và giảng viên được đào tạo ở bên Nga về sử dụng.
Chúng ta biết rằng nền khoa học công nghệ ở Việt Nam phát triển chậm
so với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền khoa học công nghệ thế giới.
Các nhà khoa học cho rằng các tài liệu khoa học công nghệ của Việt Nam lạc
hậu hơn khoảng 50 năm so với các tài liệu khoa học trên thế giới. Nhất là
trong thời điểm các tài liệu khoa học kĩ thuật đang phát triển với tốc độ chóng
mặt như hiện nay thì việc cập nhật thường xuyên những thông tin tư liệu về
khoa học công nghệ mới là rất cần thiết. Là một thư viện chuyên ngành khoa
học công nghệ, Thư viện không chỉ quan tâm bổ sung các sách khoa học kĩ
thuật trong nước mà còn hợp tác, trao đổi với các tổ chức, thư viện các trường
đại học lớn trên thế giới nhằm tranh thủ sự giúp đỡ đáng kể cho việc tăng
cường nguồn lực khoa học kĩ thuật. Trong những năm gần đây, TV TQB đã
tận dụng và khai thác triệt để nguồn kinh phí được cấp để bổ sung tài liệu
ngoại văn mà chủ yếu là tài liệu bằng tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu của bạn
đọc đồng thời đáp ứng kịp thời công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước. Một số ngành mũi nhọn được Thư viện chú trọng bổ sung sách tham
khảo nước ngồi, đặc biệt là tiếng Anh: Tin học, Cơng nghệ thông tin, Điện tử
viễn thông, Công nghệ môi trường,... đáp ứng nhu cầu tham khảo sách nước
ngoài của NDT trong trường.
 Sách tra cứu: Tài liệu tra cứu trong Thư viện hiện nay có khoảng 7.000
cuốn sách tra cứu với 6.850 tên chiếm 1% tổng số tài liệu có trong Thư viện,
bao gồm : Bách khoa toàn thư, Cẩm nang, Sổ tay tra cứu và Từ điển các ngôn
ngữ khác nhau. Một số bộ Bách khoa tồn thư q hiếm mà Thư viện có như:
Encyclopedia of Sciences and Technology, Macmillan Encyclopedia of

Sciences, Larousse (8 tập), Ulliman Encyclopedia of Industrial Chemistry (24
tập)….Thư viện lưu trữ một số lượng lớn từ điển phục vụ cho việc học ngoại
ngữ, các từ điển thuật ngữ mang nội dung tổng hợp hoặc chuyên ngành: Từ
điển tiếng Anh, Nga, Trung, Pháp, Nhật, Từ điển Tin học, Từ điển Vơ tuyến
SV: Đỗ Thị Hồn ( 02/03/1990 )

17


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

điện, Từ điển Máy tính… và các loại sổ tay như: Sổ tay hóa cơng, Sổ tay công
nghệ chế tạo máy, Sổ tay Kỹ sư cơ khí, Sổ tay tóm tắt về vật lí…; Lịch biểu,
niên biểu, niên giám, Almanach.
Với đặc trưng là một trường đào tạo cán bộ kĩ thuật, khoa học công
nghệ, Thư viện còn lưu trữ các tài liệu kĩ thuật đặc biệt phục vụ cho công tác
nghiên cứu như: Cataloge công nghiệp, các tập bản vẽ cơ khí, các chuyên san,
kỉ yếu các hội nghị khoa học công nghệ trong và ngoài nước.
 Luận án, Luận văn:
Luận án, luận văn được coi là nguồn tài liệu “xám” của Thư viện hiện
nay. Đó là những cơng trình nghiên cứu của các sinh viên năm cuối, sinh viên
sau đại học được bảo vệ tại trường hoặc của các cán bộ các cơ quan ngoài bảo
vệ tại Trường ĐHBK HN.
Trường ĐHBK HN là một trong những cơ sở đào tạo sau đại học có từ
lâu. Tính đến nay, Nhà trường đã đào tạo được hơn 10.000 thạc sĩ. Từ năm
2000 đến nay quy mô đào tạo của Trường ngày càng mở rộng, tăng nhanh cả
về số lượng và chất lượng. Hiện nay trung bình mỗi năm Nhà trường tuyển
sinh khoảng hơn 1.000 học viên cao học.

Luận văn, luận án là những tài liệu rất hữu ích cho NDT tham khảo để
thực hiện cơng trình nghiên cứu khoa học hoặc để định hướng, triển khai khóa
luận tốt nghiệp. Khơng thể thực hiện một đề tài nghiên cứu hay một đề tài tốt
nghiệp mà không tham khảo một cơng trình nào của người đi trước. Những
luận văn, luận án đang được lưu trữ và phục vụ tại trường đều có nội dung
liên quan đến các chuyên ngành đào tạo của nhà trường nên mức độ phù hợp
nội dung là rất lớn. NDT khó có thể tìm thấy và khai thác những luận văn,
luận án thuộc các chuyên ngành này tại một nơi nào khác ngoài trường.
Nguồn thơng tin trong loại tài liệu này có giá trị cao, được cập nhật thường
xuyên những thông tin mới. Vốn tài liệu này được lưu chiểu hàng năm và chỉ
được lưu hành nội bộ trong trường. Là nguồn thông tin q giá đối với NDT,

SV: Đỗ Thị Hồn ( 02/03/1990 )

18


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

đặc biệt với sinh viên, luận án, luận văn là loại hình tài liệu khơng thể thiếu
được trong vốn tài liệu của bất kì trường đại học nào.
Hiện tại số luận án, luận văn Thư viện đang lưu giữ là: 5.200 đầu luận
án, luận văn, chuyên đề, đề tài NCKH…chiếm 1.1% tổng số tài liệu có trong
Thư viện. Từ năm 1991 đến nay, nhà trường đào tạo đối tượng cao học và
hàng năm Trung tâm bồi dưỡng sau đại học lại nộp lưu chiểu số luận văn cao
học vào Thư viện. Số tài liệu này được bạn đọc rất quan tâm, đặc biệt là các
học viên cao học và các sinh viên làm đồ án tốt nghiệp. Các bản luận án và
luận văn này có số vòng quay rất lớn và được sao chụp nhiều.

 Báo – Tạp chí:
Nguồn báo, tạp chí của Thư viện hiện nay có 192.500 bản với 1.853 tên
chiếm 31% tổng số tài liệu có trong Thư viện. Trong đó:
Báo: Hiện nay Thư viện có khoảng gần 80 đầu báo, bao gồm Báo tiếng
Việt và Báo ngoại văn. Cung cấp cho bạn đọc những thơng tin mang tính chất
cập nhật, thời sự về nhiều lĩnh vực khác nhau: Văn hóa, xã hội, giáo dục,
chính trị ….
Tạp chí : Bao gồm cả tạp chí tiếng Việt và tạp chí ngoại. Trong đó,
khoảng 500 loại tạp chí Anh, Pháp, Đức; gần 800 loại tạp chí Nga, hơn 200
loại tạp chí Đơng Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari, Bungari) và tạp chí tiếng
Việt là gần 300 loại. Các tạp chí của Thư viện tập trung vào các tạp chí
chuyên ngành, tạp chí khoa học.
Trước những năm 1990 Thư viện thường xuyên bổ sung hàng trăm loại
tạp chí ngoại mới, nhưng từ năm 1990 trở lại đây do kinh phí bổ sung có hạn,
cho đến nay chỉ cịn khoảng 30 đầu tạp chí được bổ sung. Hiện nay, ngồi số
lượng đầu tạp chí được bổ sung, tạp chí biếu là nguồn bổ sung quí giá cho
Thư viện. Ví dụ: Viện năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA (International
Automic Energy Agency) thường xuyên gửi tạp chí cho Thư viện Bách Khoa
hoặc một số tạp chí của Nhật như Isotope, Radisotope… Với số lượng tạp chí
ngoại văn được bổ sung hàng năm như hiện nay thì khơng thể đáp ứng nhu
SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

19


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

cầu ngày càng cao của người dùng tin về tạp chí ngoại. Chính vì vậy, Thư

viện cần có chiến lược bổ sung thêm các tạp chí ngoại, đặc biệt là tạp chí
tiếng Anh.
Đối với tạp chí tiếng Việt, tuy số lượng ít nhưng được cập nhật thường
xuyên nên đáp ứng được nhu cầu về tạp chí tiếng Việt của NDT. Trung bình
mỗi năm Thư viện nhập khoảng gần 200 tên tạp chí tiếng Việt.
 Tài liệu truyền thống tại Thư viện chia theo chuyên ngành như sau:

Hình 3: Thống kê tài liệu truyền thống theo chuyên ngành tại Thư viện
Trường ĐHBK HN là trường đại học đào tạo về KHKT lớn trong cả
nước. Do đó, các loại hình tài liệu về lĩnh vực KHCN được Thư viện quan
tâm bổ sung nhiều nhất (81%). Ngoài ra, các tài liệu về KHXH và VHNT
cũng chiếm (19%). Đây là nguồn tài liệu tham khảo giúp bạn đọc giải trí, mở
mang kiến thức sau những giờ học căng thẳng. Là những người ham hiểu biết,
sinh viên khối kĩ thuật ln thích tìm hiểu các vấn đề xã hội và họ sử dụng
các tài liệu chính trị xã hội, văn hố nghệ thuật, khoa học thường thức với
mục đích nâng cao hiểu biết, tích luỹ kiến thức xã hội. Một số cuốn sách như:
Âm dương đối lịch, Kinh dịch, Almanach những nền văn minh thế giới…
được bạn đọc sinh viên tìm hiểu rất nhiều.
SV: Đỗ Thị Hồn ( 02/03/1990 )

20


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

 Xét về khía cạnh nội dung tài liệu, tài liệu truyền thống tại Thư viện
Tạ Quang Bửu bao gồm các lĩnh vực sau:
Nội dung

Tốn

Hóa
Điện
Cơng nghệ thơng tin
Điện tử viễn thơng
Cơ khí
Kinh tế
Ngoại ngữ
Luyện kim
Thực phẩm
Dệt may
Các ngành khác
Tổng số

Số lượng bản tài liệu
51.642
48.164
45.207
66.417
41.015
44.991
61.948
16.696
12.952
34.375
30.193
34.151
129.409
617.160


Tỉ lệ (%)
8,4%
7,8%
7,3%
10,8%
6,6%
7,3%
10%
2,7%
2,1%
5,6%
4,9%
5,5%
21,0%
100%

Bảng 3: Thống kê tài liệu truyền thống phân chia theo nội dung tài liệu
Bảng thống kê trên phản ánh số loại và số cuốn tài liệu theo các ngành
được đào tạo trong trường. Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy số lượng tài
liệu của mỗi khoa có sự khác nhau, điều đó phụ thuộc vào lịch sử hình thành
của từng khoa, các khoa như: Khoa Điện, Cơ khí có khá nhiều cả về chủng
loại và số lượng (Khoa Điện có 66.417 bản tài liệu chiếm 10.8%; Khoa Cơ
khí có 61.948 bản tài liệu chiếm 10%). Vì đây là những khoa có từ những
năm thành lập trường và hiện nay các khoa này có số lượng tuyển sinh đơng
hơn các khoa khác. Hiện nay, một số khoa có rất nhiều giáo trình mới đáp ứng
được nhu cầu về tài liệu của sinh viên: Khoa Điện, Cơ khí, Điện tử viễn
thơng. Trong khi đó một số khoa mới được thành lập trong những năm gần
đây nên số lượng giáo trình rất ít như khoa Sư phạm kỹ thuật, khoa Ngoại
Ngữ ... Khoa Cơng nghệ thơng tin có tốc độ phát triển khá nhanh trên nền của

khoa Tin học cũ. Giáo trình của khoa này hồn tồn mới do các thầy cô mới
viết trong những năm gần đây như: Ngôn ngữ lập trình Pascal, Cấu trúc dữ
SV: Đỗ Thị Hồn ( 02/03/1990 )

21


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

liệu và giải thuật,… Cịn một số khoa có rất nhiều sách nhưng phần lớn là
sách đã rất cũ như: Khoa Thực phẩm, Dệt may,… Chính vì vậy, đối với các
Khoa này thư viện cần có kế hoạch bổ sung thêm giáo trình để phục vụ học
tập.
 Tài liệu truyền thống chia theo ngôn ngữ tại Thư viện:
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nga
Tiếng Pháp
Tiếng Đức
Tiếng Trung
Các tiếng khác
Tổng số

Số lượng bản tài liệu
331.068
87.540
98.465

44.355
31.512
12.215
10.095
617.160

Tỉ lệ (%)
54,%
14,2%
16,0%
7,1%
5,1%
2,0%
1,6%
100%

Bảng 4: Thống kê tài liệu truyền thống theo ngôn ngữ tại Thư viện
Từ thống kê trên, có thể thấy tài liệu tiếng Việt vẫn chiếm một khối
lượng lớn trong toàn bộ nguồn lực thông tin của Thư viện. Hiện nay, tài liệu
bằng ngơn ngữ tiếng Việt có 331.068 bản tài liệu,chiếm 54% tổng số tài liệu
của Thư viện. Do vậy, tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Việt vẫn là loại tài liệu
được ưu tiên bổ sung để phục vụ tốt hơn nhu cầu của đa số NDT tại Thư viện.
Nhu cầu về tài liệu tiếng Việt cao bởi lẽ sử dụng tiếng mẹ đẻ bao giờ cũng
thuận tiện hơn cả và khơng phải NDT nào cũng có khả năng đọc tài liệu nước
ngoài. Mặt khác, tài liệu tiếng Việt chiếm tỉ lệ lớn trong vốn tài liệu của Thư
viện, lại được cập nhật thường xuyên hơn các tài liệu viết bằng ngôn ngữ
khác, nên tần suất NDT các tài liệu tiếng Việt cao hơn.
Tuy nhiên, theo các phương tiện thông tin đại chúng, các cơng trình
nghiên cứu về vấn đề học tập, nhu cầu sử dụng tài liệu viết bằng ngôn ngữ
không phải là tiếng Việt của NDT đã tăng đáng kể trong thời gian qua. Xu

hướng này xuất hiện từ sau khi nước ta có chính sách mở cửa giao lưu với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Trong q trình hội nhập đó, ngơn ngữ
đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Đặc biệt là các ngơn ngữ như tiếng Anh,
tiếng Pháp. Ngoài ra, Trường ĐHBK HN là một trong những trường đại học
SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

22


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

đi đầu trong lĩnh vực KHKT,các thông tin, các phát minh và nghiên cứu mới
về KHKT chủ yếu là ở nước ngoài, bằng tiếng nước ngồi. Vì vậy, tài liệu
KHKT ngoại văn đóng một vai trị quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu
thơng tin ngày càng cao của NDT. Để nâng cao hiệu quả phục vụ và đáp ứng
tối đa nhu cầu tin của NDT, Thư viện cần đa dạng hóa ngơn ngữ tài liệu bổ
sung , trong đó chú trọng nhiều đến các tài liệu tiếng Anh….Với những ngoại
ngữ này, NDT có thể phát huy khả năng tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn tin
khác nhau thông qua sách báo, mạng thông tin.
Tài liệu tiếng Anh được Thư viện ưu tiên bổ sung. Các tài liệu tiếng
Anh có giá trị tham khảo rất lớn, nhất là đối với cán bộ, giảng viên, học viên
cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên 2 năm cuối của Trường. Hiện nay, tài
liệu bằng tiếng Anh tại thư viện chiếm 14.2% tổng số tài liệu trong Thư viện.
Sau tiếng Việt là tiếng Nga. Hiện nay, Thư viện còn lưu trữ một số
lượng lớn tài liệu tiếng Nga (khoảng 98.465 cuốn). Nguyên nhân là do trước
đây, TV TQB được Liên Xô viện trợ và xây dựng, ... nên Thư viện đã bổ sung
một lượng rất lớn sách bằng tiếng Nga. Nhưng đến nay nguồn tài liệu này đã
cũ và từ năm 1991 trở lại đây, sách Nga hầu như được bổ sung rất ít do nhu

cầu sử dụng sách tiếng Nga của NDT ít dần. Nhu cầu này chỉ còn tập trung ở
một số cán bộ giảng dạy được đào tạo từ Liên Xô cũ trở về. Mặc dù, hiện nay
tiếng Nga khơng cịn phổ biến với mọi đối tượng như trước nhưng đối với
Thư viện, đây vẫn là loại tài liệu có giá trị NCKH và cần được duy trì bởi hầu
hết các tài liệu khoa học kĩ thuật được xuất bản bằng tiếng Nga và những tài
liệu này đều có giá trị thơng tin khoa học cơ bản. Vì vậy, vốn tài liệu khoa
học kĩ thuật bằng tiếng Nga tuy đã cũ nhưng Thư viện vẫn giữ gìn và phát
triển nhằm phục vụ cho một số đối tượng cán bộ nghiên cứu và giảng dạy
trong trường.
Đối với các tài liệu được viết bằng các thứ tiếng khác chưa có số lượng
nhiều hoặc khơng được bổ sung về Thư viện.
 Theo thời gian xuất bản, tài liệu truyền thống tại Thư viện bao gồm:
SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

23


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV

Thời gian

Số lượng bản tài

Tỉ lệ (%)

liệu
92.575
191.318

333.267
617.160

15%
31%
54%
100%

Trước năm 1980
Từ 1980 – 2000
Từ năm 2000 – nay
Tổng số

Bảng 5: Thống kê tài liệu truyền thống theo năm xuất bản tại Thư viện
Ngày nay, KHKT phát triển rất nhanh vì vậy, thơng tin địi hỏi phải cập
nhật một cách liên tục. NDT ln địi hỏi được sử dụng các tài liệu mới, đặc
biệt là các sách tham khảo và tạp chí. Đó chính là lý do các tài liệu có năm
xuất bản từ năm 2000 đến nay chiếm tỉ lệ cao nhất ở Thư viện với 54% bao
gồm 333.267 cuốn. Tài liệu từ 1980 - 2000 có số lượng ít hơn 191.318 cuốn
(chiếm 31%). Tuy nhiên, các tài liệu trước năm 1980 vẫn chiếm tỷ lệ tương
đối cao là 15%. Nguồn tài liệu này đa phần là tài liệu bằng tiếng Nga và một
số ít sách giáo trình bằng tiếng Việt chưa có tái bản.
2.1.2. Tài liệu hiện đại
Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và từng bước hiện đại hoá Thư
viện, bên cạnh việc bổ sung các tài liệu truyền thống, Thư viện đã chú trọng
phát triển các loại hình tài liệu khác: CSDL điện tử online, ebook..... Số lượng
các nguồn tài liệu hiện đại tính đến nay có:
TT
1


Loại hình
CSDL

Mơ tả

Số lượng

- CSDL thư mục do Thư Hơn 50.000 biểu ghi
viện xây dựng
- CSDL toàn văn do Thư Hơn 500 biểu ghi
viện xây dựng
- CSDL đặt mua:
+ CSDL ScienceDirect

Bao gồm 118 đầu tạp chí về

(Computer Science

khoa học máy tính.

Collection)
SV: Đỗ Thị Hồn ( 02/03/1990 )

24


Khóa luận tốt nghiệp

K53 – TT-TV


+ CSDL EbscoHost

Bao gồm trên 17.000 tạp chí
tồn văn trong 10 CSDL về
khoa học, cơng nghệ, Xã hội
nhân văn, Giáo dục, Kinh tế...

+ CSDL Proquest

Bao gồm 4300 tạp chí
KH&CN tồn văn, 18.000
luận án, luận văn về các ngành
khoa học.

- Sách điện tử
2.

Đĩa

CD, - Tạp chí điện tử

đĩa mềm

5.200 đĩa

- Luận văn
- Luận án

3


Băng
Casette

Băng học ngoại ngữ

130 băng

Bảng 6 : Thống kê nguồn tài liệu điện tử tại Thư viện
Tài liệu điện tử là tài liệu mà phần thơng tin trên đó có cấu trúc, được
tổ chức bao gói hay được lưu trữ trên các vật mang tin mà người dùng có thể
truy cập thơng qua máy tính hoặc mạng máy tính. Ưu điểm của loại tài liệu
này là lưu trữ được nhiều thông tin trên một đơn vị diện tích, khơng cần nhiều
kho tàng, truy cập nhanh. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có
sự hỗ trợ của CNTT và điện tử viễn thơng, loại hình tài liệu này đang phát
triển mạnh. Các thư viện đang có xu hướng phát triển nguồn lực thông tin
dạng này, tuy nhiên giá cả và rào cản ngôn ngữ khiến loại tài liệu này không
phải thư viện nào cũng có được.
So với loại hình tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử của Thư viện mới
chỉ bắt đầu được quan tâm đầu tư từ năm 2005 - nay. Do vậy, về số lượng còn
rất hạn chế. Thư viện cần đặc biệt quan tâm và phát triển loại tài liệu này. Tài
SV: Đỗ Thị Hoàn ( 02/03/1990 )

25


×