Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Ứng dụng phần mềm microstation và famis thành lập bản đồ địa chính tại xã giang điền, huyện trảng bom, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 75 trang )

MỞ ĐẦU
Đất đai là sản phẩm tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà
thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời. Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt có tầm
quan trọng rất lớn đối với môi trƣờng sống của con ngƣời, là địa bàn phân bố
dân cƣ xây dựng các công trình kinh tế văn hóa, an ninh, quốc phòng...
Cùng với quá trình phát triển của kinh tế xã hội, việc sử dụng đất lâu dài,
đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp về quan hệ giữa ngƣời với ngƣời liên
quan đến đất đai. Vì vậy việc thành lập bản đồ địa chính là hết sức cần thiết,
giúp việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả hơn, tạo cơ sở cho việc đăng ký,
thống kê và hoàn thiện hồ sơ địa chính, quy hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý
cho việc giao đất, thu hồi đất về việc xét giấy chứng nhận, pháp lý để giải quyết
các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Ngày nay, với sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ thông tin đã ứng
dụng vào hầu hết các lĩnh vực đặc biệt là công tác quản lý đất đai. Có rất nhiều
phần mềm ứng dụng cho ngành quản lý đất đai nhƣ: Mapinfo, Autocard,
Microstation, Gis, Lis, Famis…Trong đó, phần mềm Microstation và Famis là
một phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành
địa chính, có nhiều ƣu điểm vì vậy đƣợc sử dụng khá phổ biến trong đo vẽ
thành lập bản đồ địa chính.
Giang Điền là một xã thuộc huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.Trong
những năm gần đây Giang Điền đã phát triển một cách nhanh chóng và sầm uất
với khu đô thị The Viva City. Các giao dịch bất động sản diễn ra sôi động nên
tình hình biến động đất đai ở đây diễn ra liên tục, cần phải cập nhật một cách
hiện thời nhất. Vì những lý do trên tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Ứng dụng
phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ địa chính tại xã Giang
Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ”.

1


CHƢƠNG 1


TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai trên đó thể hiện chính
xác vị trí ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất,
vùng đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất
đai đƣợc thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phƣờng, thị trấn và thống
nhất trong phạm vi cả nƣớc.
Bản đồ địa chính là một trong những công cụ trợ giúp đắc lực cho công
tác quản lý đất đai, bản đồ chuyên đề tỷ lệ lớn thể hiện vị trí, hình thể, diện tích,
loại đất các thửa đất của từng chủ sử dụng theo ranh giới hành chính cấp xã
(phƣơng, trị trấn) và thống nhất trong cả nƣớc. Bản đồ địa chính là tài liệu liên
quan của hồ sơ địa chính, đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của nhà nƣớc ở tất cả
các cấp xã, huyện, tỉnh trung ƣơng.
1.1.1. Cơ sở toán học của tờ BĐĐC
1.1.1.1. Quy định chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính
Việc chia mảnh bản đồ địa chính

gốc

tuân theo Thông tƣ số

25/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 của bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy
định về bản đồ địa chính. Cụ thể: điểm gốc của hệ tọa độ mặt phẳng ( điểm căt
giữa kinh tuyến trục của từng tỉnh và xích đạo) có tọa độ là X=0 Km: y=
500Km
+ Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000
Mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:10000 đƣợc xác định nhƣ sau:
Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích
thƣớc thực tế là 6 x 6 kilômét (km) tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:10000. Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ

lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tƣơng ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài
thực địa.
2


Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số
đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X,
03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung
trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
+ Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thƣớc thực tế là 3 x 3 km tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:5000. Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:5000 là 60 x 60 cm, tƣơng ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu
là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y
của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
+ Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thƣớc thực tế 1 x 1 km tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000. Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000 là 50 x 50 cm, tƣơng ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông đƣợc đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới, số hiệu của mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch
nối (-) và số thứ tự ô vuông.
+ Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh, bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thƣớc thực tế 0,5 x 0,5 km tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:1000. Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ

1:1000 là 50 x 50 cm, tƣơng ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông đƣợc đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ
trái sang phải, từ trên xuống dƣới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000

3


bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô
vuông.
+ Bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thƣớc thực tế 0,25 x 0,25 km tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:500. Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:500 là 50 x 50 cm, tƣơng ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông đƣợc đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và
số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
+ Bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có
kích thƣớc thực tế 0,10 x 0,10 km, tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:200. Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:200 là 50 x 50 cm, tƣơng ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông đƣợc đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và
số thứ tự ô vuông.
1.1.1.2. Quy định tên gọi của mảnh bản đồ địa chính
Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gồm tên của đơn vị hành chính cấp
tỉnh, huyện, xã đo vẽ bản đồ; mã hiệu mảnh bản đồ địa chính và số thứ tự của

mảnh bản đồ địa chính trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã (sau đây
gọi là số thứ tự tờ bản đồ).
Số thứ tự tờ bản đồ đƣợc đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong
phạm vi từng xã, phƣờng, thị trấn; thứ tự đánh số theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dƣới, các tờ bản đồ tỷ lệ nhỏ đánh số trƣớc, các tờ bản đồ tỷ
lệ lớn đánh số sau tiếp theo số thứ tự của tờ bản đồ nhỏ.
4


Trƣờng hợp phát sinh các tờ bản đồ mới trong quá trình sử dụng thì đƣợc
đánh số tiếp theo số thứ tự tờ bản đồ địa chính có số thứ tự lớn nhất trong đơn
vị hành chính cấp xã đó.
1.1.2. Quy định chung
- Bản đồ địa chính đƣợc lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000,
1:5000 và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến
trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, hệ quy chiếu và hệ tọa độ
quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành.
- Khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính là khung trong của
mảnh bản đồ địa chính đƣợc thiết lập mở rộng thêm khi cần thể hiện các yếu tố
nội dung bản đồ vƣợt ra ngoài phạm vi thể hiện của khung trong tiêu chuẩn.
Phạm vi mở rộng khung trong của mảnh bản đồ địa chính mỗi chiều là 10 xen ti
mét (cm) hoặc 20 cm so với khung trong tiêu chuẩn.
- Lƣới tọa độ vuông góc trên bản đồ địa chính đƣợc thiết lập với khoảng
cách 10 cm trên mảnh bản đồ địa chính tạo thành các giao điểm, đƣợc thể hiện
bằng các dấu chữ thập (+).
- Các thông số của file chuẩn bản đồ
+ Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ
Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ để lập bản đồ địa chính thực hiện
theo quy định tại Thông tƣ số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001
của Tổng cục Địa chính hƣớng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia

VN-2000.
+ Thông số đơn vị đo (Working Units) gồm:


Đơn vị làm việc chính (Master Units): mét (m);



Đơn vị làm việc phụ (Sub Units): mi li mét (mm);



Độ phân giải (Resolution): 1000;



Tọa độ điểm trung tâm làm việc (Storage Center Point/Global

Origin): X: 500000 m, Y: 1000000 m.
5


1.1.3. Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích
- Khung và trình bày khung bản đồ địa chính thực hiện theo mẫu quy
định tại điểm 1 và 2 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tƣ này. Khung
trong tiêu chuẩn, khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính và lƣới tọa
độ ô vuông đƣợc xác định theo giá trị lý thuyết, không có sai số.
- Bản đồ địa chính đƣợc biên tập theo đơn vị hành chính cấp xã. Phạm vi
thể hiện của một mảnh bản đồ địa chính đƣợc giới hạn trong khung trong tiêu
chuẩn.

+ Các đối tƣợng trên bản đồ địa chính đƣợc biểu thị bằng các yếu tố hình
học dạng điểm, dạng đƣờng (đoạn thẳng, đƣờng gấp khúc), dạng vùng, ký hiệu
và ghi chú.
+ Các đối tƣợng dạng đƣờng trên bản đồ phải đƣợc thể hiện bằng các
dạng polyline, linestring, chain hoặc complexchain... tùy theo phần mềm biên
tập bản đồ; thể hiện liên tục, không đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ
giao nhau giữa các đƣờng thể hiện các đối tƣợng cùng kiểu.
+ Các đối tƣợng cần tính diện tích phải đƣợc xác lập dƣới dạng vùng.
Các đối tƣợng dạng vùng (trừ thửa đất) không khép kín trong phạm vi thể hiện
của một mảnh bản đồ địa chính hoặc phạm vi khu đo hoặc phạm vi địa giới
hành chính thì đƣợc khép vùng giả theo khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản
đồ địa chính hoặc phạm vi khu đo hoặc phạm vi địa giới hành chính.
- Các thửa đất không thể hiện đƣợc trọn trong phạm vi khung trong tiêu
chuẩn của một mảnh bản đồ địa chính hoặc trƣờng hợp phải mở rộng khung để
thể hiện hết các yếu tố nội dung bản đồ vƣợt ra ngoài phạm vi khung trong tiêu
chuẩn để hạn chế số mảnh bản đồ địa chính tăng thêm ở ranh giới của khu đo
hay đƣờng địa giới hành chính thì đƣợc mở rộng khung theo quy định tại khoản
2 Điều 5 của Thông tƣ này để biên tập trọn thửa và thể hiện hết các yếu tố nội
dung bản đồ vƣợt ra ngoài phạm vi khung trong tiêu chuẩn.
+ Trƣờng hợp khi mở rộng khung trong bản đồ mà vẫn không thể hiện
đƣợc trọn thửa đất thì giữ nguyên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa
6


chính, phần ngoài khung đƣợc biên tập vào mảnh bản đồ địa chính tiếp giáp
bên cạnh; số thửa, diện tích và loại đất đƣợc thể hiện trên tờ bản đồ chiếm diện
tích phần lớn hơn của thửa đất, còn phần nhỏ hơn của thửa đất chỉ thể hiện loại
đất.
- Các yếu tố hình học, đối tƣợng bản đồ địa chính phải đƣợc xác định
đúng phân lớp thông tin bản đồ (level), đúng phân loại, đúng thông tin thuộc

tính theo quy định tại Phụ lục số 18, đúng ký hiệu theo quy định tại Phụ lục số
01 kèm theo Thông tƣ này.
- Nhãn thửa, đánh số thứ tự thửa đất và thể hiện các thông tin thửa đất
trên bản đồ địa chính
+ Trên bản đồ địa chính các thông tin về số thứ tự thửa đất, diện tích thửa
đất, loại đất đƣợc thể hiện bằng ký hiệu dạng hỗn số quy định tại Phụ lục số 01
kèm theo Thông tƣ này.
- Số thứ tự thửa đất đƣợc đánh số hiệu bằng số Ả Rập theo thứ tự từ 01
đến hết trên 01 mảnh bản đồ địa chính, bắt đầu từ thửa đất cực Bắc của mảnh
bản đồ địa chính, từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới theo đƣờng zích zắc.
+ Đối với đối tƣợng chiếm đất không tạo thành thửa đất việc khép vùng
đƣợc thực hiện cho từng khu vực theo ranh giới khu đo, theo đƣờng địa giới
hành chính hoặc theo khung trong tiêu chuẩn của tờ bản đồ và đƣợc đánh số
thứ tự cùng với các thửa đất.
- Khi biên tập bản đồ địa chính đƣợc phép tận dụng các lớp (level) bản đồ
số còn bỏ trống để thể hiện yếu tố thuộc tính khác của thửa đất (tên chủ, địa
chỉ...).
- Ghi chú và ký hiệu: Các ghi chú phải đƣợc bố trí vào vị trí thích hợp
đảm bảo dễ nhận biết đối tƣợng đƣợc ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ.
Trƣờng hợp các ghi chú và các yếu tố khác trùng, đè lên nhau thì ƣu tiên thể
hiện đúng vị trí các đối tƣợng theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau: các ký hiệu dạng
điểm, nhãn thửa, các ghi chú khác.

7


- Định dạng tệp tin bản đồ địa chính dạng số: Bản đồ địa chính dạng số
có thể đƣợc xây dựng bằng nhiều phần mềm ứng dụng khác nhau nhƣng tệp tin
sản phẩm hoàn thành phải đƣợc chuyển về định dạng file *.dgn và nhập đầy đủ
các thông tin mô tả về dữ liệu (siêu dữ liệu, metadata) theo quy định kỹ thuật

về chuẩn dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng kèm theo từng
mảnh bản đồ địa chính.
- Biên tập để in bản đồ địa chính
+ Việc biên tập để in bản đồ địa chính đƣợc thực hiện trên bản sao của
các mảnh bản đồ địa chính dạng số thể hiện hiện trạng khi đo vẽ bản đồ.
+ Biên tập đƣờng địa giới hành chính khi đƣờng địa giới hành chính
trùng nhau hoặc trùng đối tƣợng khác


Trƣờng hợp đƣờng địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì thể

hiện đƣờng địa giới hành chính cấp cao nhất.


Trƣờng hợp đƣờng địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình

tuyến có dạng đƣờng một nét thì thể hiện đƣờng địa giới hành chính so le hai
bên yếu tố đó.


Trƣờng hợp đƣờng địa giới hành chính nằm giữa yếu tố hình tuyến

hai nét thì thể hiện đƣờng địa giới hành chính vào tâm của yếu tố đó khi
khoảng sáng giữa ký hiệu đƣờng địa giới hành chính với các nét của yếu tố đó
không nhỏ hơn 0,2 mm trên bản đồ; trƣờng hợp còn lại vẽ so le hai bên nhƣ
trƣờng hợp đƣờng địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng
đƣờng một nét.
- Biên tập đƣờng ranh giới chiếm đất khi đƣờng ranh giới chiếm đất của
các đối tƣợng trùng nhau
+ Trƣờng hợp ranh giới giữa 2 đối tƣợng dạng vùng khác loại thì đƣờng

ranh giới đƣợc biên tập trong lớp (level) lớn hơn.
+ Trƣờng hợp các đối tƣợng giao cắt nhau không cùng mức thì đối tƣợng
ở phía trên đƣợc thể hiện liên tục không đứt đoạn qua vùng giao cắt. Ranh giới
khép vùng của các đối tƣợng ở dƣới đƣợc thể hiện theo đƣờng tiếp giáp của
8


hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của đối tƣợng đó với hình chiếu thẳng đứng
lên mặt đất cửa đối tƣợng ở trên.
+ Khi thửa đất hoặc một phần thửa đất không thể thể hiện dƣới dạng
vùng theo tỷ lệ trên bản đồ thì thửa đất đó đƣợc trích vẽ phi tỷ lệ và thể hiện ở
vị trí thích hợp ở trong hoặc ngoài khung bản đồ. Đối với các đối tƣợng giao
thông, thủy văn hình tuyến có độ rộng trên bản đồ dƣới 0,2 mm thì thể hiện
theo đƣờng tâm và ghi chú độ rộng của đối tƣợng đó.
+ Biên tập các ghi chú, ký hiệu khi các ghi chú, ký hiệu chồng đè với các
yếu tố khác
+ Các ghi chú, ký hiệu phải đƣợc bố trí vào vị trí thích hợp đảm bảo dễ
nhận biết đối tƣợng đƣợc ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ. Thể hiện vị
trí các yếu tố theo thứ tự ƣu tiên: các ký hiệu dạng điểm, nhãn thửa, các yếu tố
khác;
+ Nhãn thửa đất thể hiện theo thông tin hiện trạng. Các thửa đất nhỏ, hẹp
không thể trình bày nhãn thửa vào bên trong thửa đất thì trình bày nhãn thửa tại
vị trí thích hợp ngoài thửa đất; nếu không thể trình bày nhãn thửa ở bên ngoài
thửa đất thì chỉ trình bày số thứ tự thửa đất ở bên trong hoặc bên ngoài thửa đất,
đồng thời lập bảng liệt kê các thửa đất nhỏ, hẹp ở dƣới khung nam của mảnh
bản đồ địa chính. Khi phải trình bày nhãn thửa hoặc số thứ tự thửa đất bên
ngoài phạm vi thửa đất thì đánh mũi tên chỉ vào thửa đất đó.
+ Bản đồ địa chính dạng giấy đƣợc in màu trên giấy in vẽ bản đồ khổ
giấy A0, có định lƣợng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế
độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lƣợng cao, phù hợp

với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.
- Tính diện tích:
+ Việc tính diện tích đƣợc thực hiện trên bản đồ dạng số cho tất cả các
thửa đất và đối tƣợng chiếm đất không tạo thành thửa đất bằng phƣơng pháp
giải tích.

9




Trƣờng hợp các đối tƣợng dạng vùng cùng kiểu (cùng kiểu đối

tƣợng giao thông hoặc cùng kiểu đối tƣợng thủy văn...) giao cắt cùng mức thì
chiếm đất chung của đối tƣợng đƣợc tính theo đƣờng ranh giới chiếm đất ngoài
cùng.


Trƣờng hợp các đối tƣợng dạng vùng không cùng kiểu (không

cùng kiểu đối tƣợng giao thông hoặc không cùng kiểu đối tƣợng thủy văn) hoặc
cùng kiểu nhƣng giao cắt không cùng mức thì diện tích phần giao nhau của
hình chiếu thẳng đứng của các đối tƣợng đó trên mặt đất đƣợc tính cho đối
tƣợng nằm trực tiếp trên mặt đất.
+ Khi có sự chênh lệch giữa tổng diện tích của tất cả các đối tƣợng chiếm
đất so với diện tích tính vùng bao trùm tất cả các đối tƣợng chiếm đất đó trong
một mảnh bản đồ địa chính thì phải kiểm tra phát hiện nguyên nhân và xử lý
các trƣờng hợp đối tƣợng chiếm đất bị tính trùng hoặc bỏ sót.
- Diện tích và các thông tin thuộc tính của thửa đất, đối tƣợng chiếm đất
không tạo thành thửa đất đƣợc thể hiện và thống kê trên phạm vi từng mảnh

bản đồ địa chính và phạm vi đơn vị hành chính cấp xã vào Sổ mục kê đất đai
theo mẫu quy định tại Phụ lục số 15 và Bảng tổng hợp số thửa, diện tích, số chủ
sử dụng, quản lý đất theo hiện trạng đo đạc lập bản đồ địa chính theo mẫu quy
định tại Phụ lục số 16 kèm theo Thông tƣ này; đồng thời đƣợc tổng hợp vào
biểu thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp xã theo quy
định về thống kê, kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (Biểu
01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ).
- Trƣờng hợp chi đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính một phần diện tích cần
thiết mà không đo vẽ khép kín đơn vị hành chính cấp xã và phần diện tích đo
vẽ chi tiết bản đồ địa chính lớn hơn 50% diện tích tự nhiên thì phải biên tập
thêm bản đồ tỷ lệ phù hợp từ các loại bản đồ khác để tính diện tích khép kín địa
giới hành chính (tính diện tích dựa vào tài liệu bản đồ khác sử dụng để khoanh
bao khu vực này).

10


1.1.4. Bản đồ địa chính số
1.1.4.1. Khái niệm bản đồ địa chính số
Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có
khả năng đọc bằng máy tính và đƣợc thể hiện dƣới dạng hình ảnh bản đồ.
Bản đồ số bao gồm các thành phần cơ bản sau: Thiết bị ghi dữ liệu, máy
tính, cơ sở dữ liệu, thiết bị thể hiện bản đồ.
Bản đồ số đƣợc tổ chức và lƣu trữ gọn nhẹ, khác với bản đồ truyền thống
ở chỗ: Bản đồ số chỉ là các file dữ liệu ghi trong bộ nhớ máy tính và có thể thể
hiện ở dạng hình ảnh giống nhƣ bản đồ truyền thống trên màn hình máy tính.
Nếu sử dụng các máy vẽ thì ta có thể in đƣợc bản đồ trên giấy giống nhƣ bản
đồ thông thƣờng.
Bản đồ số địa chính là loại bản đồ chuyên ngành đất đai đƣợc thiết kế,
biên tập, lƣu trữ và hiển thị trong máy tính nhƣ các loại bản đồ số thông

thƣờng. Bản đồ số địa chính là cơ sở dữ liệu không gian cho hệ thống thông tin
đất đai (LIS).
Nhờ các máy tính có khả năng lƣu trữ khối lƣợng thông tin lớn, khả năng
tổng hợp, cập nhật, phân tích thông tin và xử lý dữ liệu bản đồ phong phú nên
bản đồ số đƣợc ứng dụng rộng rãi và đa dạng hơn rất nhiều so với bản đồ giấy.
1.1.4.2. Phân loại dữ liệu bản đồ địa chính số
a. Dữ liệu không gian
Dữ liệu không gian là loại dữ liệu thể hiện chính xác vị trí trong không
gian thực của đối tƣợng và quan hệ giữa các đối tƣợng qua mô tả hình học, mô
tả bản đồ và mô tả topology.
Đối tƣợng không gian của bản đồ số địa chính bao gồm các điểm khống
chế tọa độ, địa giới hành chính, các thửa đất, các công trình xây dựng, hệ thống
giao thông, thủy văn, và các yếu tố khác có liên quan.
Các dữ liệu không gian thể hiện các đối tƣợng bản đồ qua 3 yếu tố hình
học cơ bản là Điểm, Đƣờng, Vùng.

11


Các đối tƣợng không gian cần đƣợc ghi nhận vị trí trong không gian bản
đồ, mối quan hệ của nó với các đối tƣợng xung quanh và một số thuộc tính liên
quan để mô tả đối tƣợng. Thông tin vị trí của các đối tƣợng bản đồ luôn kèm
theo các thông tin về quan hệ không gian ( Topology ), nó đƣợc thể hiện qua 3
kiểu quan hệ: liên thông nhau, kề nhau, nằm trong hoặc bao nhau.
b. Dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính còn đƣợc gọi là dữ liệu phi không gian, đó là các dữ
liệu thể hiện các thông tin về đặc điểm cần có của các yếu tố bản đồ. Có hai
loại dữ liệu thuộc tính:
-


Thuộc tính định lƣợng gồm: kích thƣớc, diện tích, độ nghiêng…

-

Thuộc tính định tính gồm : Phân lớp, kiểu, màu sắc, tên, tính chất…

Thông thƣờng các dữ liệu thuộc tính đƣợc thể hiện bằng các mã quy định
và đƣợc lƣu trữ trong các bảng hai chiều. Tùy theo đặc điểm chuyên đề và
thuộc tính của nó mà các đối tƣợng đƣợc xếp vào các lớp khác nhau.
1.2. Căn cứ pháp lý
(1). Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013.
(2). Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP ngày 15/5/2014 của chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
(3). Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, quy định bổ sung về
việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự thủ tục
bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại
về đất đai.
(4). Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/07/2004 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính
Việt Nam.
(5). Quyết định số 10/2008/ QĐ-BTNMT ngày 18/12/2008 của bộ
trƣởng Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ
thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
12


(6). Thông tƣ số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 cảu Tổng cục Địa
chính về việc ban hành hƣớng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia
VN-2000.

(7). Thông tƣ số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của bộ tài
nguyên và môi trƣờng quy định về hồ sơ địa chính;
(8). Thông tƣ số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 thán 6 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng về hƣớng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu
công trình, sản phẩm địa chính.
(9). Thông tƣ số 25/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng quy định về bản đồ địa chính.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình thành lập bản đồ địa chính trên thế giới
Công nghệ thành lập và ứng dụng bản đồ số địa chính trên thế giới Lịch
sử ra đời và phát triển của bản đồ số và hệ thống thông tin địa lý gắn liền với sự
phát triển của máy tính điện tử. Từ năm 1950 Trung tâm địa hình Mỹ đã bắt
đầu nghiên cứu vấn đề thành lập bản đồ có sự trợ giúp của máy tính và từ đó
công nghệ bản đồ số và hệ thống thông tin địa lý không ngừng phát triển.
Công nghệ thành lập bản đồ số địa chính trên thế giới ở mỗi quốc gia có
những sự khác biệt riêng phụ thuộc vào khả năng kinh tế, trang thiết bị kỹ thuật
và sự phát triển của khoa học công 3 nghệ. Quy trình chung của các nƣớc xây
dựng xong hệ thống bản đồ số địa chính từ rất sớm nhƣ Canada, Australia ... là
thực hiện đăng ký xét duyệt trƣớc, tiếp đến đánh dấu mốc rồi mới tiến hành xác
định ranh giới thửa, lƣu, cập nhật thông tin thửa đất phục vụ quản lý đất đai và
khai thác thông tin.
1.3.2. Tình hình thành lập bản đồ địa chính ở Việt Nam
Trƣớc năm 1992, bản đồ địa chính đƣợc làm theo công nghệ truyền
thống, đo đến đâu vẽ đến đó, trực tiếp ngoài thực địa. Công nghệ này có quá
nhiều nhƣợc điểm nhƣ: tốn nhân công kỹ thuật, ảnh hƣởng lớn của điều kiện
thời tiết, độ chính xác thấp, sản phẩm bản đồ trên giấy khó lƣu trữ, nhân bản...
13


Ƣu điểm của công nghệ này là các thông tin tức thời tại thực địa đƣợc chuyển

vẽ và ghi chú ngay lên bản vẽ đồng thời kiểm chứng ngay đƣợc sự chính xác về
hình thửa, các mối quan hệ hình học của các đối tƣợng nhƣ thẳng hàng, vuông
góc ...
Thực hiện Nghị quyết 415-NQ/QH-K4 của Thƣờng vụ Quốc Hội ngày 29
tháng 01 năm 1974, Hội đồng Chính phủ đã có Nghị định 106-CP ngày 03
tháng 5 năm 1974 về việc chuyển Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tƣớng
thành Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nƣớc trực thuộc Hội đồng Bộ trƣởng. Đây là
một bƣớc ngoặt quan trọng về mặt tổ chức, nâng cao hơn vị trí, vai trò và vị thế
của Cục Đo đạc và Bản đồ trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đo đạc và
thành lập bản đồ địa chính.
Ngày 22 tháng 2 năm 1994, Chính phủ có Nghị định số 12/CP về việc
thành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Cục Đo đạc và
Bản đồ Nhà nƣớc và Tổng cục quản lý Ruộng đất, Vụ Đo đạc Bản đồ là cơ
quan giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Địa chính thực hiện chức năng quản lý
nhà nƣớc về đo đạc – bản đồ, kể cả đo vẽ bản đồ địa chính.
Trong thời kỳ này, công tác quản lý nhà nƣớc về đo đạc và bản đồ đƣợc
bổ sung thêm việc xây dựng hệ thống văn bản qui định về đo đạc thành lập bản
đồ địa chính để chỉ đạo thống nhất công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính
trong cả nƣớc.
Nghị định số 12/2002/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ đã đƣợc
Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2002, đánh dấu một giai đoạn mới
trong quản lý nhà nƣớc về đo đạc và bản đồ.
Ngày 12 tháng 7 năm 2000, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 83/2000/QĐ-TTg về áp dụng Hệ Quy chiếu và Hệ Hệ Toạ độ Quốc gia
VN-2000 và công bố sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Từ năm 1995 Tổng cục Địa chính đã triển khai đo đạc thành lập bộ bản
đồ biên giới Việt - Lào ở tỷ lệ 1/50.000 gồm 63 mảnh; đo đạc xác định toạ độ
của 116 trong tổng số 214 mốc biên giới theo sự thỏa thuận phân công giữa hai
nƣớc.


14


Năm 2000, đã hoàn thành bộ bản đồ địa hình biên giới Việt - Trung ở tỷ
lệ 1/50.000 gồm 34 mảnh; phục vụ đàm phán và ký kết Hiệp định về biên giới
trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Xây dựng 3 trạm GPS cố định tại Lai
Châu, Hà Giang và Cao Bằng phục vụ công tác phân giới cắm mốc biên giới
Việt Nam - Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 2001 triển khai công tác phân giới
cắm mốc biên giới trên đất liền với khoảng 1.200 mốc.
Đáp ứng mọi nhu cầu về đo đạc và bản đồ phục vụ đàm phán biên giới
Việt Nam - Cam Pu Chia.
Ngày 5 tháng 8 năm 2002, Quốc hội Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc Thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.
Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 91/2002/NĐ-CP quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài nguyên đất, tài
nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, môi trƣờng, khí tƣợng thuỷ văn, đo đạc
và bản đồ trên phạm vi cả nƣớc. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng có Cục Đo đạc và Bản đồ.
Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đƣợc tái lập
vào đầu năm 2003, có chức năng giúp Bộ trƣởng quản lý nhà nƣớc lĩnh vực đo
đạc và bản đồ.
Đây là thời kỳ phát triển mới của công nghệ số trong đo đạc và bản đồ.
Để đáp ứng yêu cầu của các địa phƣơng, Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng đang
triển khai các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa hình để xây dựng hệ thống
thông tin địa lý phục vụ yêu cầu quản lý và đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác
của các địa phƣơng.
Sự kiện quan trọng đánh dấu thành tích và bƣớc phát triển mới của công
tác trắc địa và bản đồ cơ bản trong năm 2004 là Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng
đã kết thúc và chính thức công bố hoàn thành mạng lƣới địa chính cơ sở và hệ

thống bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000 phủ trùm toàn quốc, đồng thời giới thiệu sử
dụng hệ thống trạm định vị DGPS quốc gia vào tháng 12 năm 2004, đúng vào
thời điểm kỷ niệm ngày truyền thống ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam và kỷ
niệm 45 năm thành lập Cục Đo đạc và Bản đồ.
15


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Thực hiện biên tập thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm
Microstation và phần mềm Famis tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai. Nhằm góp phần giúp cho việc quản lý đất đai một cách chặt chẽ,
phục vụ phát triển kinh tế.
2.1.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Biên tập mảnh bản đồ địa chính tờ số 5, tỉ lệ 1/1000 bằng phần mềm
Microstation và Famis trên địa bàn xã Giang Điền, Huyện Trảng Bom, Tỉnh
Đồng Nai.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Các yếu tố nội dung trên bản đồ địa chính theo quy định thành lập bản đồ
địa chính,thông tƣ 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
ngày 19/5/ 2014.
Phạm vi nghiên cứu
- Đƣợc thực hiện trên địa bàn xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2007 tới 5/2016.
- Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ địa

chính
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tê xã hội ảnh hƣởng đến việc thành
lập bản đồ địa chính.
- Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất tại xã Giang Điền, Huyện Trảng
Bom, Tỉnh Đồng Nai.
16


- Đánh giá thực trạng thành lập bản đồ địa chính tại xã Giang Điền,
Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai.
- Biên tập mảnh bản đồ địa chính tờ số 5, tỉ lệ 1/1000 bằng phần mềm
Microstation và Famis trên địa bàn xã Giang Điền, Huyện Trảng Bom, Tỉnh
Đồng Nai.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập bản đồ địa
chính tại xã Giang Điền, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất giải pháp góp phần thành lập và sử dụng bản đồ địa chính
đƣợc tốt hơn.
2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập số liệu: đề tài tiến hành thu thập các số liệu, tài
liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Giang Điền năm
2015. Các số liệu thống kê đất đai của xã Giang Điền năm 2015. Kết quả đo
đạc về bản đồ địa chính. Số liệu bản đồ địa chính dạng giấy của xã năm 2007.
- Phƣơng pháp phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu: Từ các số liệu tài liệu
thu thập đƣợc đề tài tiến hành phân tích và tổng hợp các số liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội năm 2015. Các số liệu thống kê sử dụng đất của xã
Giang Điền năm 2015. Phân tích các số liệu đo đạc, các file dạng số về việc
thành lập bản đồ địa chính của xã Giang Điền năm 2007. Từ đó đƣa ra kết quả
và đánh giá nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát ngoại nghiệp: Trong quá trình biên tập

thành lập bản đồ địa chính tại xã Giang Điền nhằm đảm bảo độ chính xác của
các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc; đề tài tiến hành kiểm tra tình hình biến động
sử dụng đất tại địa bàn xã Giang Điền, khảo sát thực địa về các ranh giới, mốc
thực địa và các thông tin thuộc tính về loại đất chủ sử dụng tại địa phƣơng.
- Phƣơng pháp ứng dụng công nghệ thông tin: Trong quá trình thành lập
bản đồ địa chính đề tài đã ứng dụng phần mềm MicroStation SE và Famis trong
việc xử lý, biên tập, thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Giang Điền.

17


2.5. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm
Microstation và Famis
Thu thập tổng hợp số liệu

Xử lý tính toán và nối
điểm trị đo

Tiến hành sữa lỗi và
tạo vùng (topology)

Tạo bản đồ địa chính

Gán thông tin địa chính và
vẽ nhãn thửa

Tạo khung bản đồ địa chính

Biên tập và hoàn thiện bản đồ địa chính chính
Sơ đồ 2.1: Quy trình ứng dụng thành lập bản đồ địa chính tại xã Giang Điền


18


Qua sơ đồ trên ta có thể thấy quy trình thành lập bản đồ địa chính gồm có
7 bƣớc:
Bƣớc 1: Thu thập tổng hợp số liệu: Ở bƣớc này ta tiến hành thu thập và
xử lý số liệu ngoai nghiệp. Làm sơ sở cho quá trình biên tập nội nghiệp bản đồ
địa chính
Bƣớc 2: Xử lý tính toán và nối điểm trị đo: Đây là quá trình quan trọng
nhất trong viêc biên tập thành lập bản đồ địa chính. Ở đây ta tiến hành nối các
điểm trị đo, các thửa đất, các đƣờng giao thông, các đƣờng thủy hệ theo bản
phác họa sổ trị đo.
Bƣớc 3: Tiến hành sửa lỗi và tạo vùng: Trong quá trình nối điểm trị đo sẽ
không tránh khỏi sai sót khiến các lớp các thửa đất sẽ không đƣợc khép kín. Ta
tiến hành sữa lỗi tự động (MRF Clean) và sữa lỗi bằng tay (Flag) để các thửa
đất đã đƣợc khép kín và tạo tâm nhãn thửa.
Bƣớc 4: Tạo bản đồ địa chính: Đây là quá trình phân mảnh bản đồ địa
chính theo đúng vị trí và quy phạm của bản đồ địa chính.
Bƣớc 5: Gán thông tin địa chính và vẽ bảng nhãn thửa: Quy trình này ta
tiến hành gán các cơ sở dữ liệu thuộc tính nhƣ: Tên chủ sử dụng, thông tin các
thửa đất, mục đích sử dụng đất…
Bƣớc 6: Tạo khung bản đồ địa chính: Ta thực hiện quá trình khai báo các
thông tin cho tờ bản đồ nhƣ tỉ lệ bản đồ, vị trí của tờ bản đồ và số hiệu mảnh.
Bƣớc 7: Biên tập và hoàn thiện bản đồ: Đây là bƣớc cuối cùng trong
công tác thành lập bản đồ địa chính nhằm hoàn thiện và kết thúc quá trình
thành lập bản đồ địa chính.

19



2.6. Các tƣ liệu và thiết bị nghiên cứu
Các tƣ liệu
- Bản đồ địa hình, bản đồ địa chính dạng giấy và giấy tờ pháp lý liên
quan...
- Sổ bộ, hồ sơ địa chính...
Các thiết bị sử dụng
- Máy vi tính, máy in.
Các phần mềm sử dụng
- Microstation SE, Famis, Microsoft Office, Microsoft Excel.

20


CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Giang Điền
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tổng diện tích tự nhiên của xã Giang Điền là 892,58 ha, chiếm 2,74%
diện tích tự nhiên toàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
- Xã Giang Điền nằm ở phía Nam huyện Trảng Bom, cách trung tâm
Huyện 5 km
+ Phía Đông giáp: xã Quảng Tiến
+ Phía Tây giáp: TP Biên Hòa
+ Phía Nam giáp: xã An Viễn
+ Phía Bắc giáp: xã Quảng Tiến
Xã Giang Điền có thuận lợi cơ bản là nằm tiếp giáp với gần trung tâm thị
trấn Trảng Bom và có đƣờng quốc lộ 1A với đƣờng quốc lộ 51 đi thẳng tới
thành phố HCM, TP Biên Hòa. Nên có nhiều cơ hội giao lƣu với thị trƣờng bên

ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
3.1.1.2. Địa hình
Thuộc khu vực Đông Nam Bộ, có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, với độ
dốc trung bình <1%.Địa hình tƣơng đối bằng phẳng.độ cao bề mặt hầu hết là
0,9m à 1,4m so với mực nƣớc biển, độ chênh lệch địa hình không quá 1m. Xã
Giang Điền có địa hình thấp từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, địa hình
bằng phẳng. Nhìn chung độ chênh cao không lớn thuân lợi cho quá trình đo
đạc, đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy
sản.

21


3.1.1.3. Khí hậu
Xã Giang Điền chịu ảnh hƣởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông
lạnh, không có biến đổi lớn về khí hậu, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.
Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến
tháng 10 chiếm khoảng 90% lƣợng mƣa hàng năm, mùa khô kéo dài từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau với khoảng 10% lƣợng mƣa trong năm. Lƣợng mƣa
bình quân năm 1.800-2.000 mm/năm; lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các
tháng trong năm. Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình hàng năm khoảng 2526o C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 78-82%.
3.1.1.4. Thủy văn
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 13,02 ha, chiếm 3,05% đất phi nông
nghiệp; hệ thống thủy văn chính trên địa bàn xã là sông Buông với nhiều khe
suối có nƣớc quanh năm và nhiều ao hồ lớn nhỏ, nên nguồn nƣớc mặt khá
phong phú. Tuy nhiên khả năng cung cấp nƣớc mặt còn nhiều hạn chế do địa
hình cao.
Thuỷ lợi là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và sản lƣợng cây
trồng. Vì vậy, việc nâng cấp tu sửa các công trình đã có, đầu tƣ xây dựng các

công trình mới và công tác quản lý thuỷ lợi phải thƣờng xuyên là việc làm rất
cần thiết.
3.1.1.5. Đất đai
Tài nguyên đất: Xã Giang Điền nằm trong vùng địa hình đồi thấp, thoải;
cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Nhóm đất xám (Acrisols): gồm đất xám điển hình, đất xám vàng, đất xám
có kết von, đất xám cơ giới nhẹ và đất xám gley. Thích hợp với nhiều loại cây
trồng kể cả cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu,
cây lƣơng thực tuy nhiên phải đầu tƣ cao và có chế độ tƣới tiêu tốt mới cho
hiệu quả.

22


Nhóm đất đỏ (Ferrasols): gồm đất vàng đỏ (Xanthic Ferrasols) và đất đỏ
thẩm (Radic ferrasols). Đất đƣợc hình thành từ đá bazan, thành phần cơ giới
nặng, cấu tạo viên, tơi xốp, giàu đạm, lân. Loại đất này thích hợp cho cây lâu
năm nhƣ cao su, cà phê, cây ăn trái…
Tính đến ngày 31/12/2015, tổng diện tích tự nhiên của xã là 892,58 ha,
chiếm 2,74% diện tích tự nhiên toàn huyện.Trong đó, đất nông nghiệp là chủ
yếu, chiếm 52,12% đất phi nông nghiệp chiếm 47,88 % và đất chƣa sử dụng đã
đƣợc đƣa vào khai thác.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm
Tổng diện tích đất tự nhiện toàn xã là: 892.58 ha, tổng dân số xã Giang
Điền tính đến cuối năm 2015 là 7588 ngƣời, trong đó dân số trong độ tuổi lao
động là 5463 ngƣời chiếm tỷ lệ 72% trên tổng dân số.
Giang Điền là xã của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng
quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam gồm các thành phố
lớn Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dƣơng và Đồng Nai, có

Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20 và tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua. Rất thuận lợi
trong việc phát triển kinh tế
3.1.2.2 . Cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn xã có 49,64 ha diện tích giao thông là các tuyến đƣờng
huyện Bình Minh-Giang Điền và các tuyến đƣờng khác trên địa bàn xã.
Nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía
Nam gồm các thành phố lớn Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình
Dƣơng và Đồng Nai, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20 và tuyến đƣờng sắt Bắc Nam
chạy qua.Mặt đƣờng nhựa có công trình thoát nƣớc vĩnh cửu. Hiện nay, một số
tuyến đƣờng trọng điểm đang đƣợc nhân dân tiếp tục đầu tƣ nâng cấp, đảm bảo
cho việc đi lại và sinh hoạt tốt hơn,rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế

23


3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế xã Giang Điền
- Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm.
Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng
15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Quy mô GDP theo giá
thực tế năm 2010 dự kiến đạt 224,984 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 10,713triệu USD),
gấp 2,5 lần năm 2005. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 là 29,65 triệu đồng
(1.411USD), tăng gấp 2,1 lần năm 2005.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hƣớng, tỷ trọng các ngành
công nghiệp - xây dựng tăng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2010; dịch vụ từ
28% lên 34% và giảm ngành nông - lâm - thủy sản từ 14,9% xuống còn 8,7%.
Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động
khu vực nông nghiệp từ 45,5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010, lao động
phi nông nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010.
3.2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất tại xã Giang Điền, Huyện
Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

3.2.1. Tình hình quản lý đất đai tại xã Giang Điền
Công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã đã tƣơng đối chặt chẽ theo các
quy định Pháp luật về đất đai. Các nội dung, nhiệm vụ chính nhƣ lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, lập sổ bộ, hồ sơ địa
chính… Đã thực hiện đầy đủ, đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công tác quản lý nhà
nƣớc về đất đai.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định trong quá trình quản lý nhƣ:
- Vẫn còn tình trạng xây cất nhà trái phép trên đất nông nghiệp.
- Một số trƣờng hợp mua bán chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất nhƣng
không làm thủ tục chuyển nhƣợng.
- Tình trạng các đơn vị đƣợc giao đất, đƣợc thuê đất, đƣợc chuyển mục
đích sử dụng nhƣng chƣa thực hiện vẫn diễn ra gây lãng phí quỹ đất.
- Tình trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc giao đất
không thu tiền chƣa chuyển sang thuê đất diễn ra khá phổ biến.
24


Nhìn chung, việc sử dụng đất trên địa bàn khá triệt để, cơ cấu sử dụng đất
phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã.
Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất đem lại hiệu quả kinh tế cho
ngƣời sử dụng đất.Đất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất, phát triển phù hợp với
địa hình, góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, mở rộng mức độ che phủ,
chống xói mòn.Đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác chiếm tỷ lệ
nhỏ, tuy nhiên mang lại nguồn lợi kinh tế, ổn định cuộc sống cho ngƣời dân.
Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn đất nông nghiệp nhƣng lại
mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
3.2.2. Tình hình sử dụng đất tại xã Giang Điền
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015
Tính đến ngày 31/12/2015, tổng diện tích tự nhiên của xã là 892,58 ha,
chiếm 2,74% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Bảng 3.1: Thống kê diện tích đất đai năm 2015
Mục đích sử dụng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên

892,58

100,00

I. Đất nông nghiệp

465,23

52,12

1. Đất sản xuất nông nghiệp

259,06

55,68

2. Đất lâm nghiệp

157,78

33,91


3. Đất nuôi trồng thuỷ sản

44,44

9,55

4. Đất nông nghiệp khác

3,96

0,85

(Nguồn : Báo cáo kết quả thống kê đất đai Xã Giang Điền năm 2015)

25


×